You are on page 1of 6

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 (2022-2023)

Câu 1: Tên trong ngôn ngữ lập trình (NNLT)Python được chia làm mấy loại:
Giải thích: Có 2 loại là tên dành riêng và tên do người lập trình đặt
A: 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Trong NNLT Python tên dành riêng là:
A. tên được NNLT quy định với ý nghĩa riêng xác định người lập trình được dùng với ý nghĩa khác.
B. Tên do người lập trình đặt với ý nghĩa riêng.
C. Tên đặt cho tên thư viện, tên hàm với ý nghĩa xác định.
D. Tên được NNLT quy định với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được dùng với ý
nghĩa khác.
Câu 3: Trong NNLT Python tên nào sau SAI với qui tắc đặt tên
A. Ly_thuyet B. toan C.bai tap D.lop11
Câu 4: Chuyển đổi biểu thức NNLT Python sqrt((x+1)**2+2*x) + 4*a*b sang biểu thức toán
học?
A. √(x +1)2 +2x+4ab C. √(x +1)2+ 2 x +4 ab
B.√ ¿ ¿ D. √(x +1)∗2+2 x+ 4 ab
Câu 5: Cho biết kết quả in trên màn hình của chương trình sau:
x=8; y=6
print(x//y,end=’ ‘)
x=x*5; y=y*x
print(y%x)
A. 1 40 B. 1 0 C. 48 1 D. 40 1
Câu 6: Trong NNLT Python kết quả của 2 biểu thức sau với A=10 và B=5 là?
a. (A>B) and (A+B<10)
b. (A+5!=B) or (A*2==20)
A. (a) False (b) False B. (a)True (b) False C. (a) False (b) True D. (a) True (b)
True
Câu 7: Cách khai báo hàm căn bậc 2 trong thư viện toán chọn phương án đúng?
A.import sqrt B. from math import sqrt C.from sqrt D. from sqrt import math
Câu 8: Hãy cho biết những biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong Python?
A. 4.07E-15 B. ‘3.1416’ C. 120 D. Hà Nội
Câu 9: Xác định giá trị của biểu thức: S = ((150 %100) // 2 - (250 % 100))
A. S = 25 B. S = - 25 C. S = - 3 D. S = 3
Câu 10: Nếu x= 4 thì biểu thức x**3+(sqrt(x)*6-x)/x cho giá trị là bao nhiêu?
A. 72 B. 64 C. 66 D. 7
Câu 11: Cho biết kết quả in trên màn hình của chương trình sau:
x=3; y=2
print(x,y)
x=x*5; y=y*x
print(x,y)

A. 15 6 B.
3 2 C. 3 2 D. 15 30
15 6 15 30
Câu 12: Chuyển đổi biểu thức x**3/5*y-(x+y)*(1-y/(sqrt(x)+1)) sang biểu thức toán học
3 3
A. x
−(x + y)(1−
y
)
B. x y
−(x + y )(1−
y
)
5y √ x +1 5 √ x+1

3 3
C. x y
−(x + y)(1− + 1)
D. x y
−(x + y )(1−
y
)
5y √x 5 √ x+1
Câu 13: Tên nào sau đây là kiểu xâu logic?
A. str B. int C. bool D. float
Câu 14: Trong NNLT Python, cú pháp để khai báo thư viện là
A. import <danh sách hàm trong thư viện> B. import <tên thư viện>
C. IMPORT <tên thư viện> D. Import <danh sách thư viện>
Câu 15: Trong NNLT Python, cú pháp để khai báo hàm trong thư viện là
A. from <tên thư viện> import <tên hàm> B. import <tên hàm>
C. from< tên hàm> import <tên thư viện> C. from<tên hàm>
Câu 16: Trong 1 chương trình, biến A có thể nhận các giá trị: 10, 15, 20, 30, 40, và biến B có
thể nhận các giá trị: 1.0 , 1.5, 2.0, 2.5 , 3.0, chọn kiểu dữ liệu nào là đúng?
A. A,B: int B. A: int; B : float; C. A,B: float D. A: float; B: int;
Câu 17: Trong 1 chương trình, biến A có thể nhận các giá trị:”Hà nội”; “Việt Nam” và biến B có
thể nhận các giá trị: True; False chọn kiểu dữ liệu nào là đúng?
A. A,B: str B. A: bool; B : str; C. A,B: bool D. A: str; B: bool;
Câu 18: Câu lệnh from math import pi ý nghĩa là gì:
A. Khai báo thư viện B. Khai báo thư viện pi
C. Khai báo hàm pi trong thư viện math D. Khai báo thư viện math
Câu 19: Trong NNLT Python, biểu thức nào là biểu thức quan hệ?
A. y != 0 B. 5 < x <= a C. x + 15 D. not (x > 2) or (y = 6)
Câu 20: Biểu thức nào là biểu thức logic?
A. y ==0 B. x == 5 C. (x<5) or (x>=10) D. x+1>=0
Câu 21: Nhập n là số thực từ bàn phím dùng câu lệnh nào?
A. n=float(input(‘Nhập vào số n=’)) B. n=input(‘Nhập vào số n=’)
C. n=int(input(‘Nhập vào số n=’)) D. n=str(input(‘Nhập vào số n=’))
Câu 22: Đoạn chương trình sau cho kết quả S bằng bao nhiêu với N=184?
x=N//100; y=N%100//10; z=N%100%10; S=x+y+z
Giải thích:
x = 184 // 100 = 1.84 làm tròn xuống còn 1
y = 184 % 100 = 84, 84 // 10 = 8.4 làm tròn xuống còn 8
z = 184 % 100 = 84, 84 % 10 = 4
s = 1 + 8 + 4 = 13
A. 10 B. 12 C. 14 D. 13
Câu 23: Trong các lệnh nhập vào từ bàn phím 3 số thực a,b,c là lệnh nào là đúng?
A. a,b,c=float(input(‘Nhập vào số a,b,c=’))
B. a,b,c=map(float,input(‘Nhập vào số a,b,c=’).split())
C. a,b,c= int(input(‘Nhập vào số a,b,c=’))
D. a,b,c= map(int,input(‘Nhập vào số a,b,c=’).split())
Câu 24: Kết quả của biểu thức abs(sqrt(55-30)//2) là
Giải thích:
Biểu thức tương đương |√(55−30) // 2 |  |5 // 2|  |2|  2

A. 4 B. 2 C. 1 D. -2
Câu 25: Chuyển đổi biểu thức toán học √¿ ¿ sang NNLT Python?
A. sqrt((x+1)**2+2*x) + 4*a*b B. sqrt((x+1)*2+2*x) + 4*a*b
C. sqrt((x+1)+2*x) + 4*a*b D. sqrt((x+1)**2)+2*x + 4*a*b
Câu 26: Để thực hiện chương trình sau khi đã soạn xong ta dùng lệnh nào ?
A. Run (F5) B. Ctrl +F5 C. Alt +F5 D. Ctrl +run
Câu 27: Trong NNLT Python, xác định tên sai trong các tên sau:
A. _10pro B. Bai_tap_1 C. Bai_tap D. ngaysinh
Câu 28: Các khai báo sau, khai báo nào đúng cho một hằng số :
A. min : 5.14 B. min : float
C. MIN = 5.14 D. MIN = “5.14”
Câu 29: lệnh x = y có nghĩa
A. Gán giá trị x cho y B. Gán giá trị y cho biến x
C. So sánh xem y có bằng x hay không D. Ý nghĩa khác
Câu 30: Để định dạng chuỗi đầu ra của n là xâu kí tự, x là số thực ta dùng lệnh nào?
A. print(“%4d%6.2f”%(n,x)) B. print(“%4d%6.2f”,%(n,x))
C. print(“%4d,%6.2f”%(n,x)) D. print(“%4d%6.2f”(n,x))
Câu 31: Để biên dịch (Debug) chương trình sau khi đã soạn xong ta gõ ?
A. Shift +F5 B. Ctrl +F5 C. Alt +F5 D. Ctrl +Debug

Câu 32: Câu lệnh from math import sqrt ý nghĩa là gì:
A. Khai báo thư viện B. Khai báo thư viện sqrt
C. Khai báo hàm sqrt trong thư viện math D. Khai báo thư viện math
Câu 33: Trong NNLT Python, biểu thức nào là biểu thức quan hệ?
A. x+2 >= 10 B. 12 < x <= 134
C. x + 15 D. not (x > 2) or (y = 6)
Câu 34: Biểu thức nào là biểu thức logic?
A. y ==0 B. x != 5
C. (x<5) or (x>=10) D. x+1>=0
Câu 35: Nhập x là số nguyên từ bàn phím dùng câu lệnh nào?
A. x=float(input(‘Nhập vào số x=’)) B. x=input(‘Nhập vào số x=’)
C. x=int(input(‘Nhập vào số x=’)) D. x=str(input(‘Nhập vào số x=’))
Câu 36: Viết chương trình tính nghiệm phương trình bậc 2 có 2 nghiệm phân biệt,
Với 3 hệ số a, b, c nhập từ bàn phím.
(lưu ý: 2 cách chỉ khác nhau phần nhập giá trị biến, dùng cách nhập giá trị biến nào cũng được)
Giải:
Cách 1:
from math import sqrt
a,b,c = map(int,input(‘Nhap so a,b,c: ‘).split())
delta = b**2 – 4*a*c
Nghiem1 = (-b + sqrt(delta))/2*a
Nghiem2 = (-b - sqrt(delta))/2*a

Cách 2:
from math import sqrt
a = int(input(‘Nhap gia tri a: ‘))
b = int(input(‘Nhap gia tri b: ‘))
c = int(input(‘Nhap gia tri c: ‘))
delta = b**2 – 4*a*c
Nghiem1 = (-b + sqrt(delta))/2*a
Nghiem2 = (-b - sqrt(delta))/2*a

Câu 37: Tính chu vi và diện tích của tam giác với 3 cạnh a, b, c bất kỳ. Hãy viết chương
trình cho bài toán trên.
Lưu ý nhỏ:
-Bài này sử dụng công thức Heron để tính diện tích tam giác
-Phần nhập giá trị biến có thể làm như cách 2 câu 36 trên
Giải:
from math import sqrt
a,b,c = map(int,input(‘Nhap so a,b,c: ‘).split())
chu_vi = a + b + c
p = chu_vi / 2
dien_tich = sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c))

Câu 38: Có hai hộp dùng để đựng các viên bi. Hộp thứ nhất được dán nhãn bên ngoài
là A. Hộp thứ hai được dán nhãn bên ngoài là B. Thực hiện thao tác sau: Bỏ x viên
bi ra khỏi hộp A sau đó bỏ khỏi hộp B số bi bằng số bi có trong hộp A. Viết chương
trình cho bài toán trên với số bi trong hộp A, B và x là bất kỳ (với B>A, x<A )
Lưu ý nhỏ:
-Phần nhập giá trị biến có thể làm như cách 2 câu 36 trên
Giải:
#Điều kiện: B > A, x < A
from math import sqrt
HopA,HopB = map(int,input(‘Nhap so luong vien bi trong hop A va hop B lan luot: ‘).split())
x = int(input(‘Nhap gia tri x: ‘))
HopA -= x
HopB -= HopA
Câu 39: Cho các lệnh gán sau:
a=5
b=25
x=sqrt(a**3+4*b/2)
y=b%4 +a//2
1/ Hãy dùng lệnh đã học để viết chương trình hoàn chỉnh cho các lệnh gán trên.
2/ Hãy viết chương trình cho bài toán trên với a,b là bất kì.
Giải:
1/
from math import sqrt
a=5
b = 25
x = sqrt(a**3 + 4*b/2)
y = b%4 + a//2

2/
from math import sqrt
a,b = map(int,input(‘Nhap gia tri a,b: ‘).split())
x = sqrt(a**3 + 4*b/2)
y = b%4 + a//2

You might also like