You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA TOÁN – TIN HỌC

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA


BÀI “GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ ĐẾN ”

HỌC PHẦN: MATH142701 – Lý luận dạy học hình học

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TOÁN – TIN HỌC

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA

BÀI “GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ ĐẾN

HỌC PHẦN: : MATH142701 – Lý luận dạy học hình học

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Thành Thái

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Lê Nhật Quỳnh 46.01.101.129
2 Nguyễn Thị Hạnh Phương 46.01.101.121
3 Huỳnh Thị Tuyết Mai 46.01.101.081
4 Nguyễn Tuyết Minh 46.01.101.085

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Mức độ
Mã số sinh
Họ và tên Công việc hoàn
viên
thành
- Phân chia công việc cho nhóm
- I. Vị trí bài học
Nguyễn Lê Nhật Quỳnh 46.01.101.129 - II. Yêu cầu cần đạt 100%
- III.1. Giá trị lượng giác
- Tổng hợp Word.
- Hoạt động mở đầu
- III.2. Quan hệ giữa các giá trị
Nguyễn Thị Hạnh Phương 46.01.101.121 100%
lượng giác của hai góc bù nhau
- Nhận xét chung
- III.5. Bài tập
- IV. Các kiểu nhiệm vụ và kĩ
Huỳnh Thị Tuyết Mai 46.01.101.081 thuật giải quyết. 100%
- Lời cảm ơn

- III.3. Giá trị lượng giác của một


số góc đặc biệt.
- III.4. Sử dụng máy tính cầm tay
Nguyễn Tuyết Minh 46.01.101.085 100%
để tính giá trị lượng giác của một
góc.
- Tổng hợp Powperpoint
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Thành Thái.
Trong thời gian học học phần này, thầy đã tâm huyết đã hướng dẫn tận tình, tạo điều
kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất.
Học phần Lí luận dạy học hình học góp phần trang bị cho sinh viên Sư phạm Toán
kĩ năng, nghiệp vụ dạy học, giáo dục học sinh đối với lĩnh vực toán hình học ở trung
học phổ thông. Với tinh thần trên nhóm chúng em nhận được đề tài giữa kì từ thầy Lê
Thành Thái với chủ đề: Phân tích chương trình và sách giáo khoa (Chân trời sáng tạo)

bài: “Giá trị lượng giác của một góc từ đến ”.


Để đáp ứng yêu cầu và kì vọng của thầy, nhóm chúng em đã trình bày bài báo cáo
theo cấu trúc gồm 4 phần chính:
Phần 1: Vị trí bài học.
Phần 2: Yêu cầu cần đạt.
Phần 3: Phân tích sách giáo khoa.
Phần 4: Khó khăn khi dạy và học.
Nhóm chúng em đã cố gắng hết mình, có những buổi đóng góp ý kiến sôi nổi,
thực hiện bài báo cáo bằng tất cả sự tâm huyết.
Cuối cùng, dù đã được nhóm chúng em trình bày một cách cẩn thận nhưng khó
tránh khỏi những sai sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy và các
nhóm bạn để rút kinh nghiệm và tiến bộ hơn trên con đường giảng dạy sắp tới. Sau
cùng nhóm em xin chúc thầy thật nhiều sức khỏe để bước đi trên con đường giáo dục
và nghiên cứu toán học.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy!
Nhóm sinh viên thực hiện
Nhóm 1
MỤC LỤC
I. VỊ TRÍ BÀI HỌC........................................................................................................1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.................................................................................................1
II. PHÂN TÍCH SÁCH GIÁO KHOA...........................................................................1
1. Giá trị lượng giác....................................................................................................3
2. Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau........................................5
3. Giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt..............................................................8
4. Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc........................10
5. Bài tập...................................................................................................................13
IV. KHÓ KHĂN KHI DẠY VÀ HỌC.........................................................................22
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................23
I. VỊ TRÍ BÀI HỌC
Sách Toán 10 thuộc bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo được biên soạn theo
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cấu trúc sách Toán 10 được chia thành hai tập.
Tập một bao gồm ba phần:
 Đại số và Một số yếu tố Giải tích gồm ba chương:
Chương I: Mệnh đề và tập hợp.
Chương II: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Chương III: Hàm số bậc hai và đồ thị.
 Hình học và Đo lường gồm hai chương:
Chương IV: Hệ thức lượng trong tam giác.
Chương V: Vectơ.
 Thống kê và Xác suất gồm một chương:
Chương VI: Thống kê.

Bài “Giá trị lượng giác của một góc từ đến ” là bài 1 trong chương IV-Hệ
thức lượng trong tam giác, được phân công dạy trong 2 tiết. Ở bài này, chúng ta sẽ mở
rộng khái niệm tỉ số lượng giác của góc nhọn qua việc thiết lập các giá trị lượng giác

của các góc từ đến .

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Bài “Giá trị lượng giác của một góc từ đến ” có các yêu cầu cần đạt sau:

- Nhận biết được giá trị lượng giác của một góc từ đến

- Tính được giá trị lượng giác (đúng hoặc gần đúng) của một góc từ đến
bằng máy tính cầm tay.
- Giải thích được hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng giác của các góc phụ nhau, bù
nhau.
III. PHÂN TÍCH SÁCH GIÁO KHOA
Đối với sách giáo khoa Chân trời sáng tạo Toán 10, mỗi bài học luôn có phần mở
đầu (Hoạt động khởi động) nhằm giới thiệu vấn đề học sinh cần thảo luận hoặc các
hoạt động cụ thể mà học sinh phải thực hiện để kiến tạo kiến thức. Trong bài “Giá trị

1
lượng giác của một góc từ đến ” sách giáo khoa đã đưa ra hoạt động mở đầu
đã đưa ra hoạt động mở đầu như sau:

Có thể thấy đây là một tình huống gợi vấn đề cho học sinh khi bắt đầu tiếp cận
nội dung mới. Câu hỏi đi thẳng vào trọng tâm nội dung bài học đó là “Làm thế nào để

tính được tỉ số lượng giác của góc từ đến ?”.


Tuy nhiên, tình huống gợi vấn đề này chưa hay vì đặt câu hỏi như vậy khiến học
sinh khó có thể hình dung được. Bên cạnh đó, tình huống này chưa thể gây sự tò mò,
tạo được nhiều hứng thú cho học sinh. Vì vậy nhóm có đề xuất tình huống gợi vấn đề
như sau:

“Ta đã biết tỉ số lượng giác là các giá trị . Khi đó tỉ số lượng


giác của các góc trong một tam giác (góc nhọn) được tính như sau:

Làm thế nào để tính được các giá trị lượng giác lớn hơn (góc tù)? Và chúng
có mối liên hệ gì?

Trong bài học này, ta sẽ tìm hiểu về giá trị lượng giác của một góc từ đến

và giải thích được hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng giác của các góc phụ nhau,
bù nhau. Từ đó giúp ta có cơ sở để trả lời câu hỏi nêu trên.”
Khi đó học sinh có thể hình dung ra được nội dung tìm hiểu của bài học và sẽ tạo
được hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu tri thức mới.

2
Ở hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại, giáo
viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại các tỉ số lượng giác đặc biệt của góc nhọn, qua
đó phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh.
1. Giá trị lượng giác
- Sách giáo khoa đưa ra hoạt động khám phá 1:

Hoạt động khám phá 1 được đưa ra với mục đích giúp học sinh có cơ hội
trải nghiệm việc sử dụng nửa đường tròn đơn vị để mở rộng tỉ số lượng giác
của một góc nhọn mà học sinh đã học ở lớp 9. Ở đây sách giáo khoa cũng nhắc
lại thế nào là nửa đường tròn đơn vị để học sinh có thể nhớ lại nửa đường tròn
đơn vị là nửa đường tròn tâm có bán kính nằm phía trên trục hoành.
Nhận thấy với hoạt động này học sinh phát triển năng lực tư duy và lập
luận toán học. Tùy theo cách giáo viên tổ chức hoạt động, giáo viên có thể sử
dụng phương pháp dạy học hợp tác, chia lớp thành các nhóm và tổ chức hoạt
động học tập. Từ đó sẽ giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học,
đồng thời thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm
của cá nhân trong quá trình học tập theo nhóm.
- Sau hoạt động khám phá 1, sách đưa ra định nghĩa giá trị lượng giác cho

những góc bất kì với .

3
- Một ví dụ được đưa ra ngay sau phần định nghĩa nhằm củng cố kiến thức vừa
học.

Tuy nhiên lời giải của ví dụ này không trình bày rõ vì sao tính được tọa
độ điểm M, điều này gây khó khăn cho những học sinh bởi học sinh sẽ không
hiểu vì sao có được kết quả như vậy. Ta có thể đề xuất lại cách giải như sau:
Lấy điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao

cho .

Gọi lần lượt là hình chiếu vuông góc

của lên các trục .

Ta có .

Xét vuông tại có:

4
.
Vì điểm nằm bên trái trục tung nên ta có tọa độ điểm là

Vậy theo định nghĩa ta có:

- Tiếp theo, sách giáo khoa đưa ra những chú ý về các giá trị lượng giác. Tuy
nhiên học sinh sẽ khó hiểu được tại sao có những chú ý đó.

- Cuối cùng, sách giáo khoa đưa ra một hoạt động thực hành 1 giúp học sinh
thực hành tìm giá trị lượng giác của một góc tù để rèn luyện kĩ năng theo yêu
cầu cần đạt. Vì trước đó sách giáo khoa đã đưa ra ví dụ giống với yêu cầu thực
hành 1 nên đối với hoạt động này giáo viên có thể cho học sinh tự thảo luận
nhóm và gọi lên bảng trình bày. Nhờ đó sẽ giúp học sinh phát triển được các
năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

→ Sách giáo khoa xây dựng kiến thức theo tiến trình công cụ – đối tượng –
công cụ của dạy học khái niệm.
Nhận xét: Ở nội dung giá trị lượng giác sách giáo khoa đã cung cấp được khái
niệm giá trị lượng giác thông qua hoạt động khám phá 1. Nội dung được thiết
kế hợp lý, phù hợp với yêu cầu cần đạt “Nhận biết được giá trị lượng giác của

một góc từ đến ”. Các hoạt động gợi mở được nhiều cách tổ chức hoạt

5
động khác nhau, thông qua việc tổ chức dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực
cho học sinh.
2. Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau
- Khi bắt đầu tìm hiểu nội dung mới, sách giáo khoa đã nhắc lại kiến thức đã
học về mối liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc phụ nhau:

Đây là tình huống hướng người học đến kiến thức về quan hệ giữa các giá
trị lượng giác của hai góc phụ nhau, tức là chọn cách tiếp cận lại kiến thức từ
nội dung đã được học từ lớp trước giúp học sinh khái quát lại nội dung đã được
học và áp dụng nội dung đó để tiếp cận tri thức mới. Tuy nhiên điểm chưa hay
của tình huống này là chưa có vấn đề đặt ra mà chỉ cho học sinh nhớ lại kiến
thức đã được học từ trước, nhưng ngược lại tình huống này có thể giúp học sinh
tìm hiểu nội dung mới từ kiến thức đã biết. Từ đó giúp học sinh có hứng thú để
tìm hiểu về nội dung tiếp theo.
Giáo viên có thể lựa chọn phương pháp thuyết trình, nhắc lại kiến thức
cho học sinh.
- Sau đó sách giáo khoa giới thiệu nội dung tìm hiểu cho học sinh và đưa ra
hoạt động khám phá 2:
- 品名:洛黛诗摩洛哥坚果修护精油;

- 国际优品(香港)化妆品有限公司出品;

- 规格:50ml;

6
- 价格:¥198.00

“Ngụ ý” của Hoạt động khám phá 2 là giúp học sinh có thể khái quát lại
được hai góc bù nhau là gì và vận dụng được kiến thức đã được học từ các lớp
trước để giải quyết bài toán.
Đây là hoạt động giúp học sinh có thể nhớ lại hai góc bù nhau đã học
được từ lớp trước. Tuy nhiên hoạt động khám phá này còn khá trừu tượng cho
học sinh để tìm ra được mối quan hệ giữa tỉ số lượng giác của hai góc bù. Điều
này có thể gây thắc mắc cho người học: 1/ “ Tìm tổng số đo của 2 góc này để
làm gì? “2/ “Nó có mối quan hệ như thế nào với giá trị lượng giác?” 3/ “Quan
hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau là gì?”. Vì vậy ta có thể đề
xuất bằng cách thêm yêu cầu như sau: “Biểu diễn giá trị lượng giác của góc

theo các giá trị lượng giác ”. Từ đó giúp học sinh biết được các mối
quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau một cách rõ nét hơn;
giúp học sinh hình dung và có thể hình thành kiến thức mới từ hoạt động này.
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại, giáo viên đặt câu hỏi
và học sinh trả lời để tìm lời giải cho vấn đề được nêu ra đồng thời học sinh có
cơ hội trình bày lí luận các phương pháp giải quyết bài toán của mình, làm phát
triển năng lực tư duy và lập luận toán học cũng như năng lực giao tiếp toán
học.
- Sau khi hoàn thành khám phá 2 thì sách giáo khoa đưa ra tính chất về mối
quan hệ giữa tỉ số lượng giác của hai góc bù nhau như sau:

7
Tuy nhiên, sách giáo khoa đã thừa nhận tính chất về mối quan hệ của các
giá trị lượng giác giữa hai góc bù nhau mà không có yêu cầu người học kiểm
tra và nhận diện được về tính chất lượng giác của hai góc bù nhau hay không.
Người học không có cơ hội tìm hiểu và lĩnh hội được tri thức. Từ đó học sinh

sẽ có những thắc mắc: “Tại sao với thì ta có


được tính chất này?”. Vì vậy có thể cho học sinh tìm hiểu và tiếp cận tri thức
mới thông qua việc giải bài toán liên quan hay kiểm chứng các kiến thức đã
thừa nhận.
Trong hoạt động này giáo viên có thể giảng dạy theo phương pháp thuyết
trình cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới.
- Tiếp đến sách giáo khoa đã đưa ra ví dụ sau:

Sách giáo khoa đưa ra ví dụ 2 sau phần định nghĩa nhằm củng cố kiến
thức vừa học cho học sinh và hướng dẫn học sinh cách giải để hoàn thành bài
toán. Giáo viên có thể chủ động gợi ý cách hoàn thành bài toán cho học sinh.
Từ đó học sinh có cách nhìn trực quan hơn để giải quyết bài toán.
- Tiếp theo, sách giáo khoa đưa ra hoạt động thực hành 2 giúp học sinh vận
dụng được công thức tính giá trị lượng giác của các góc tù bằng cách đưa về
giá trị lượng giác của góc nhọn có liên quan đặc biệt (quan hệ giữa các giá trị
lượng giác của hai góc bù nhau).

8
Nhận thấy rằng trong hoạt động thực hành 2 khá giống với ví dụ 2 mà
sách đã nêu ra. “Ngụ ý” của tác giả là muốn học sinh có thể vận dụng ví dụ trên
để thực hành nội dung này. Trong hoạt động này giáo viên có thể cho học sinh
tự trình bày vào vở và gọi một vài học sinh trình bày lên bảng. Tuy nhiên với
yêu cầu trong sách giáo khoa, học sinh không hiểu rõ được ý của tác giả, học
sinh có thể giải quyết bài toán bằng việc bấm máy tính ra kết quả.
- Sau hoạt động thực hành 2, sách giáo khoa đưa ra hoạt động vận dụng.

Học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức vào thực tế bài toán ngược tìm góc
. Hoạt động này có mục đích giúp học có cơ hội tư duy bằng cách mô tả giá
trị trên nửa đường tròn đơn vị. Tác giả muốn cho người học một cái nhìn khác
về các bài toán liên quan đến quan hệ của các giá trị lượng giác giữa hai góc
bù. Ở hoạt động này, giáo viên có thể dạy học theo phương pháp dạy học giải
quyết vấn đề.
→ Sách giáo khoa xây dựng kiến thức theo tiến trình công cụ - đối tượng -
công cụ của dạy học khái niệm.
Nhận xét: Sách giáo khoa nhìn chung đáp ứng được yêu cầu cần đạt là “Giải
thích được hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng giác của các góc phụ nhau, bù
nhau”; có các ví dụ minh họa cũng như luyện tập và vận dụng hợp lý. Phát
triển được các năng lực cho học sinh và tạo được hứng thú cho học sinh khi tìm
hiểu tri thức mới.
3. Giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt

9
- Mở đầu hoạt động, sách giáo khoa đưa ra bảng giá trị lượng giác của một số
góc đặc biệt.

Với việc cung cấp kiến thức về giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt
này, giáo viên có thể tổ chức dạy học tích cực bằng phương pháp dạy học khám
phá. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cùng xây dựng bảng giá trị lượng
giác của một số góc đặc biệt. Nếu chỉ cung cấp bảng giá trị lượng giác thì sẽ
khiến học sinh khi học phần này cảm thấy nhàm chán. Khi tổ chức hoạt động sẽ
giúp học sinh tích cực xây dựng bài học và rèn luyện tính toán các giá trị lượng
giác của một góc. Từ đó học sinh có thể phát triển được năng lực tư duy và lập
luận toán học.
- Sau khi cung cấp bảng giá trị lượng giác, sách đưa ra hoạt động thực hành 3.
Hoạt động giúp học sinh thực hành tính giá trị các biểu thức lượng giác bằng
cách sử dụng giá trị lượng giác của góc nhọn có liên quan đặc biệt.

Hoạt động này đưa ra ngay sau phần cung cấp bảng giá trị lượng giác
nhằm củng cố kiến thức vừa học. Người học phải biết áp dụng bảng giá trị
lượng giác ở bảng trên để thực hiện giải các bài tập. Có thể thấy bài tập được
đưa ra ở đây tương đối phù hợp và dễ dàng cho học sinh thực hành luyện tập
tính các giá trị lượng giác và cả một giá trị các biểu thức lượng giác.

10
- Tiếp đó, sách giáo khoa đưa ra hoạt động vận dụng 2, hoạt động giúp học sinh
có cơ hội vận dụng kiến thức vừa học vào bài toán ngược tìm góc khi biết
giá trị lượng giác của .

Ở phần vận dụng 2 này, sách giáo khoa đưa ra các bài toán tìm số đo góc
khi biết giá trị lượng giác của góc cũng tương đối dễ đối với học sinh, tuy
nhiên có thể sẽ gặp phải tình trạng học sinh bị phụ thuộc vào bảng giá trị lượng
giác của một số góc đặc biệt quá nhiều.
Nhận xét: Nhìn chung, ở phần kiến thức về giá trị lượng giác của một số góc
đặc biệt này sách giáo khoa đưa ra bảng giá trị lượng giác gồm 9 góc và điểm
đặc biệt ở đây sách giáo khoa đưa vào các cặp góc bù nhau và những giá trị
lượng giác của các cặp góc bù nhau đó, điều này nếu được giáo viên tổ chức
hoạt động một cách hợp lý thì sẽ khiến cho học sinh tiếp thu được bảng giá trị
một cách hiệu quả và nhận ra được rõ ràng các điểm đặc biệt trong bảng giá trị.
Từ đó giúp học sinh không quá phụ thuộc vào bảng giá trị.
4. Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc
- Sau phần cung cấp kiến thức về giá trị lượng giác của một góc, sách giáo khoa
đưa ra hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay để tìm giá trị lượng giác. Phần này
được chia thành hai phần nhỏ:

+ Phần 1 tìm giá trị lượng giác của một góc từ đến .

+ Phần 2 tìm số đo của một góc từ đến khi biết giá trị lượng giác của
góc đó.
Trước khi vào phần hướng dẫn, sách giáo khoa đưa ra cách chuyển đổi máy
tính về chế độ đơn vị đo góc là ‘‘độ’’.

11
Việc hướng dẫn cách thay đổi đơn vị đo góc là ‘‘độ’’ giúp học sinh khi sử
dụng máy tính để tìm số đo của góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó sẽ ra
kết quả không bị lẻ và đúng với đơn vị góc đang cần tìm là đơn vị độ.
a) Tính các giá trị lượng giác của góc

Ở phần a) này, sách giáo khoa đưa ra một ví dụ tính sin một góc bất kì,
đây không phải là góc có số đo đặc biệt, từ đó hướng dẫn cách sử dụng máy
tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của góc đó một cách chi tiết và rõ ràng
các bước. Ngoài ra sách không chỉ nêu ra cách sử dụng máy tính không chỉ ở
trường hợp tính giá trị lượng giác của sin được cho ở đề bài ví dụ mà còn nêu
ra trường hợp khi muốn tính cos, tan và cot của một góc bất kì.
Sau khi đã nêu cách sử dụng máy tính để tính giá trị lượng giác của một
góc bất kì, sách đưa ra phần thứ hai về cách sử dụng máy tính tìm số đo của
một góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó.
b) Xác định số đo của góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó

12
Cũng như phần a) ở trên, sách tiếp tục cho một ví dụ tìm số đo góc khi
biết cosin của góc bằng một số và cũng nêu ra cách sử dụng máy tính để có
thể tìm ra số đo của góc .
Cuối cùng, sách giáo khoa đưa ra phần luyện tập gồm hai câu hỏi nhằm
giúp học sinh có cơ hội thực hành dùng máy tính cầm tay để tìm giá trị lượng

giác của một góc từ đến , tìm số đo của một góc từ đến khi biết
giá trị lượng giác của góc đó.

Để củng cố kiến thức đã được học, có thể thấy sách giáo khoa đã đưa ra
hai câu hỏi phù hợp để học sinh có thể luyện tập cách sử dụng máy tính để tính
giá trị lượng giác của góc và tìm số đo góc khi biết giá trị lượng giác của góc
đó. Hai bài toán tương đối khá dễ nhưng điều đó cũng là một cách tốt để học
sinh có thể luyện tập.
Nhận xét : Phần cuối cùng của bài học sách giáo khoa cũng là phần vận dụng
của bài học, sách giáo khoa đưa ra một vấn đề rất cần thiết đối với học sinh khi
học bài học này. Nhìn tổng quát, ở phần này sách giáo khoa nêu ra các cách để
sử dụng máy tính cầm tay tính giá trị lượng của góc tương đối đầy đủ, phù hợp
và dễ dàng để học sinh có thể tự học theo và áp dụng vào các bài tập, từ đó hình
thành cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề và cả năng lực khám phá nếu học
sinh được tự học ở phần này.
5. Bài tập

Các bài tập của bài “Giá trị lượng giác của một góc từ đến ” trong sách
giáo khoa gồm 7 bài và sách bài tập gồm 8 bài chia thành dạng sau:
Dạng bài tập Bài tập tương ứng
Tính giá trị biểu thức lượng giác. Bài 1, 6 (SGK), Bài 1, 6 (SBT)
Tìm số đo góc khi biết giá trị lượng
Bài 3 (SGK), Bài 3 (SBT)
giác.

13
Chứng minh đẳng thức lượng giác. Bài 2,4,5 (SGK), Bài 2,4,5 (SBT)
Sử dụng máy tính cầm tay tính giá trị
lượng giác của góc và tìm số đo góc Bài 7 (SGK), Bài 7, 8 (SBT)
khi đã biết giá trị lượng giác.

Nhận xét chung:


Bài học được chia thành 4 nội dung chính: “Giá trị lượng giác”, “Quan hệ giữa
các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau”, “Giá trị lượng giác của một số góc đặc
biệt”, “Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc” và các nội
dung này được thiết kế liên kết với nhau giúp học sinh dễ dàng tiếp cận nội dung theo
một trình tự logic. Ngoài ra, sau mỗi phần đều có các ví dụ và bài tập thực hành cũng
như là các bài toán vận dụng để người học có cơ hội vận dụng tri thức giải quyết các
bài toán liên quan. Có thể thấy ý đồ của tác giả là gợi cho người học về một mối liên
hệ giữa giá trị lượng giác của góc nhọn và giá trị lượng giác của góc tù. Tuy có một
vài nội dung sách giáo khoa chưa đưa ra được các hoạt động khám phá hợp lý nhưng
các nội dung có gợi được sự hứng thú cho học sinh khi tiếp cận bài học.
Ngoài ra các nội dung của sách giáo khoa đều đáp ứng được yêu cầu cần đạt
cũng như có cơ hội vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực
của học sinh.

14
15
IV. CÁC KIỂU NHIỆM VỤ VÀ KĨ THUẬT GIẢI QUYẾT.

Từ phần bài tập của bài “Giá trị lượng giác của một góc từ đến ” có kiểu
nhiệm vụ tương ứng với dạng bài tập được nêu ra ở trên.
a) Kiểu nhiệm vụ 1: Tính giá trị biểu thức lượng giác.
Được thể hiện ở bài tập 1, bài tập 6, trang 65 của sách giáo khoa.

Bài tập 1 (SGK): Cho biết . Sử dụng


mối liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau, phụ nhau để tính

giá trị của .

16
Lời giải:

Bài tập 6 (SGK): Cho góc với . Tính giá trị của biểu thức

.
Lời giải:

Ta có:

Nên
Kĩ thuật giải quyết:
- Bước 1: Xác định mối quan hệ giữa các giá trị lượng giác cho trước và các giá
trị lượng giác có trong biểu thức cần tính.
- Bước 2: Tính từng giá trị lượng giác trong biểu thức cần tính dựa trên các giá
trị lượng giác đã có.
- Bước 3: Tính giá trị biểu thức và kết luận.
Nhận xét: Kiểu nhiệm vụ này thỏa mãn các yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được giá trị lượng giác của một góc từ đến .
- Giải thích được hệ thức liên hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc phụ
nhau, bù nhau.
b) Kiểu nhiệm vụ 2: Tìm số đo góc khi biết giá trị lượng giác.
Được thể hiện ở bài tập 3, trang 65 của sách giáo khoa.

17
Bài tập 3 (SGK): Tìm góc trong mỗi trường hợp sau:

không xác định.


Lời giải:
a) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặt biệt, hàng ta có:

với
b) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặt biệt, hàng ta có:

với và
c) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặt biệt, hàng ta có:

với
d) Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đặt biệt, hàng ta có:

không xác định với hoặc


Kĩ thuật giải quyết:
Sử dụng bảng giá trị lượng giác của các góc đăt biệt để tìm số đo góc tương
ứng.

18
với “||” chỉ giá trị lượng giác không xác định.
Nhận xét: Kiểu nhiệm vụ này thỏa mãn yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được giá trị lượng giác của một góc từ đến .
c) Kiểu nhiệm vụ 3: Chứng minh đẳng thức lượng giác.
Được thể hiện ở bài tập 2, bài tập 4, bài tập 5, trang 65 của sách giáo khoa.

Bài tập 2 (SGK): Chứng minh các hệ thức sau:

Lời giải:

Bài tập 4 (SGK): Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng:

Lời giải:

Ta có (tổng 3 góc trong 1 tam giác)

Vậy

Vậy

Bài tập 5 (SGK): Chứng minh rằng với mọi góc ta đều có:

19
Lời giải:
a) Trên nửa đường tròn đơn vị lấy điểm M sao cho góc . Khi đó ta lần
lượt gọi H, K là hình chiếu vuông góc của M trên Ox, Oy.

Ta có tam giác OHM vuông tại H và .

Nên

b) Ta có:

c) Với ta có:

d) Với ta có:

Kĩ thuật giải quyết:


- Bước 1: Xác định mối quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc phụ
nhau, hai góc bù nhau:

20
- Bước 2: Biến đổi vế phải, giữ nguyên vế trái của biểu thức (hoặc ngược lại
biến đổi vế trái, giữ nguyên vế phải của biểu thức).
- Bước 3: Thu được 2 vế của biểu thức bằng nhau, kết luận.
Nhận xét: Kiểu nhiệm vụ này thỏa mãn yêu cầu cần đạt:
- Giải thích được hệ thức liên hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc phụ
nhau, bù nhau.
d) Kiểu nhiệm vụ 4: Sử dụng máy tính cầm tay tính giá trị lượng giác của góc
và tìm số đo góc khi đã biết giá trị lượng giác.
Được thể hiện ở bài tập 7, trang 65 của sách giáo khoa.
Bài tập7 (SGK): Dùng máy tính cầm tay, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a) Tính:

b) Tìm trong các trường hợp sau:

Lời giải:
a)

b)

Kĩ thuật giải quyết

21
Sau khi mở máy, ấn liên tiếp các phím để màn hình hiện lên
bảng lựa chọn.

Ấn phím để vào chế độ cài đặt đơn vị đo góc.

Ấn phím để xác định đơn vị đo góc là độ.

Ấn phím để vào chế độ tính toán.

* Để tính , ta ấn liên tiếp các phím sau đây:

và được kết quả .

Để tính cos, tan ta cũng làm như trên, chỉ thay phím bằng phím

Trong trường hợp muốn tính , ta tính .

* Để tìm khi biết , ta ấn liên tiếp các phím sau:

và được kết quả .

22
Để tìm khi biết cos, tan ta cũng làm như trên, chỉ thay phím

bằng phím ,

Trong trường hợp muốn tìm khi biết , ta tính

rồi tính .
Nhận xét: Kiểu nhiệm vụ này thỏa mãn yêu cầu cần đạt:

- Tính được giá trị lượng giác (đúng hoặc gần đúng) của một góc từ đến
bằng máy tính cầm tay.
2. Nhận xét chung:
- Các kiểu nhiệm vụ được đưa ra thỏa mãn hầu như tất cả các yêu cầu cần đạt. Tuy
nhiên, đối với yêu cầu cần đạt “Giải thích được hệ thức liên hệ giữa các giá trị
lượng giác của các góc phụ nhau, bù nhau.” Kiểu nhiệm vụ sách giáo khoa đề cập
đến chỉ tập trung chủ yếu vào mối liên hệ giữa các bù nhau. Cho nên cần thêm bài
tập về mối liên hệ giữa các góc phụ nhau để đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần đạt.
- Song đó sách giáo khoa bài tập (Chân trời sáng tạo) cũng được thiết kế thỏa mãn
các yêu cầu cần đạt. Đối với yêu cầu cần đạt nêu trên, hệ thống bài tập của sách có
đưa ra bài tập gắn với mối liên hệ giữa các góc bù nhau hơn (bài tập 5 trang 69).
V. KHÓ KHĂN KHI DẠY VÀ HỌC
 Đối với học sinh:
- Học sinh có thể quên công thức tỉ số lượng giác của một góc nhọn đã học ở lớp
9.
- Ở nội dung giá trị lượng giác việc chuyển tiếp đột ngột từ tỉ số độ dài sang
định nghĩa giá trị lượng giác gây khó khăn cho học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
- Trong hoạt động khám phá 2, học sinh có thể quên tính chất về cung đã học từ
lớp trước.
- Việc chuyển từ hoạt động khám phá 2 sang hình thành kiến thức mới còn thiếu
sự liên kết khiến việc tiếp cận của học sinh gặp nhiều khó khăn.

23
- Đối với cách tiếp cận kiến thức ở nội dung “Giá trị lượng giác của một số góc
đặc biệt” học sinh có thể thấy nhàm chán và dễ phụ thuộc vào bảng giá trị khi
làm bài tập.
 Đối với giáo viên:
- Nếu giáo viên không có phương pháp dạy học hợp lý để giúp học sinh tiếp thu
kiến thức thì sẽ gây khó khăn cho học sinh bởi vì bài “Giá trị lượng giác của

một góc từ đến ” sẽ là nền tảng đối với chương lượng giác này.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo 2018, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán.
[2] Phạm Minh Phương, Nghiên cứu lí luận Dạy học Lượng giác trong Chương
trình Toán phổ thông hiện hành.
[3] Trần Nam Dũng (Tổng chủ biên), Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Thành
Anh, Vũ Như Thư Hương, Ngô Hoàng Long, Phạm Hoàng Quân, Phạm Thị
Thu Thủy, Sách giáo khoa Toán 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục
Việt Nam.
[4] Trần Nam Dũng (Tổng chủ biên), Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Thành
Anh, Vũ Như Thư Hương, Ngô Hoàng Long, Phạm Thị Thu Thủy, Sách giáo
viên Toán 10 Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.
[5] Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Thành Anh, Vũ Như Thư Hương, Ngô
Hoàng Long, Phạm Thị Thu Thủy, Sách bài tập Toán 10 tập 1 Chân trời sáng
tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.

24

You might also like