You are on page 1of 15

CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

6.1 Khái niệm và nội dung phân tích hoạt động tài chính

6.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh

6.3 Phân tích biến động nguồn vốn chủ sở hữu

6.4 Phân tích tình hình biến động vốn vay

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


2

• Phân biệt hoạt động tài chính với các hoạt động khác trong

DN; phân biệt được các nguồn vốn của DN gồm vốn chủ sở
hữu và vốn vay cũng như đặc điểm của mỗi loại;

• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng vốn

cho hoạt động của DN theo mức độ an toàn và ổn định của


nguồn huy động vốn;

• Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động

của vốn chủ sở hữu, vốn vay và nợ thuê tài chính.

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 1


6.1.1 Khái niệm Hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến việc làm thay đổi
quy mô và cơ cấu nguồn vốn của DN (vốn chủ sở hữu và vốn vay).
Hoạt động tài chính liên quan đến việc xác định nhu cầu về vốn; tạo lập, tìm
kiếm, huy động vốn và sử dụng số vốn đã huy động một cách có hiệu quả.

Vốn chủ
sở hữu
TÀI NGUỒN
SẢN VỐN
Vốn vay

6.1.1 Khái niệm Hoạt động tài chính

Vốn góp ban đầu, vốn bổ sung của CSH


Huy động vốn chủ
Vốn huy động từ phát hành cổ phiếu
sở hữu (CSH)
Vốn từ lợi nhuận sau thuế, …

HOẠT

ĐỘNG Phát hành trái phiếu

TÀI

CHÍNH Vay nợ ngắn hạn, dài hạn

Thuê tài chính

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 2


6.1.2 Nội dung và nhiệm vụ phân tích hoạt động tài chính

Phân tích mức độ đáp ứng vốn cho hoạt


động của doanh nghiệp;

Phân tích tình hình biến động của vốn


chủ sở hữu

Phân tích tình hình biến động của


vốn vay

Phân tích tình hình biến động nợ thuê


tài chính

6.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM VỐN KINH DOANH

 6.2.1 Khái niệm và nội dung phân tích tình hình bảo đảm vốn kinh

doanh

 6.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn kinh doanh theo mức độ an

toàn của nguồn tài trợ

 6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm vốn kinh doanh theo mức độ ổn

định của nguồn tài trợ

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 3


6.2.1 Khái niệm và nội dung phân tích

Mức độ đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của DN là mức độ thỏa
mãn nhu cầu về vốn của DN để tiến hành các hoạt động kinh doanh và
hoạt động đầu tư.

Vốn kinh doanh (Nguồn vốn)

Vốn chủ sở hữu Vốn vay (Nợ phải trả)


- Là số vốn của các chủ sở - Là số vốn mà DN huy động
hữu đầu tư vào kinh từ các nguồn bên ngoài
doanh (Vốn góp của CSH (ngân hàng, tổ chức tín
hoặc vốn hình thành từ lợi dụng, người bán, khách
nhuận,…) hàng, người lao động, …) và
có trách nhiệm phải trả

6.2.1 Khái niệm và nội dung phân tích

MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VỐN KINH DOANH

TS cố … Phải thu KH,


HTK
định …
TS trong
Tài sản ban đầu
thanh toán

TỔNG NGUỒN VỐN (NV) TỔNG TÀI SẢN (TS)

NV trong
Vốn đầu tư
thanh toán
Vốn Vốn Phải trả NB,
CSH vay …

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 4


6.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
an toàn của nguồn tài trợ

 Nguồn tài trợ an toàn nhất cho tài sản của doanh nghiệp là Vốn CSH

 Tài sản ban đầu là tài sản được đầu tư bằng Vốn CSH (không bao

gồm các khoản phải thu).

 Tại thời điểm bắt đầu thành lập:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản ban đầu

• Cân đối (1) thể hiện Vốn CSH của DN đủ để trang trải các loại tài
sản ban đầu phục vụ cho HĐKD

• Vốn CSH > Tài sản ban đầu Vốn CSH dư thừa, bị các cá nhân,
tổ chức khác chiếm dụng.

• Vốn CSH < Tài sản ban đầu DN phải đi vay, chiếm dụng vốn từ
bên ngoài để đầu tư tài sản ban đầu.

6.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
an toàn của nguồn tài trợ

 Trong quá trình hoạt động:

Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp = Tài sản ban đầu (2)
Trong đó:
Vốn vay hợp pháp: gồm các khoản VAY từ ngân hàng và các tổ chức, cá nhân thông
qua một thỏa ước tín dụng dưới dạng hợp đồng vay nợ, theo đó người vay sẽ phải trả
cả gốc và lãi cho người cho vay theo một lịch trình định sẵn.

• Vốn CSH + Vốn vay hợp pháp > Tài sản ban đầu: DN không sử
dụng hết số vốn đã huy động, số vốn dư thừa sẽ bị chiếm dụng.
• Vốn CSH + Vốn vay hợp pháp < Tài sản ban đầu: DN phải đi
chiếm dụng vốn phát sinh trong thanh toán.
Vốn phát sinh trong thanh toán: là số vốn DN đi chiếm dụng của các tổ chức, cá
nhân trong quan hệ thanh toán và có trách nhiệm PHẢI TRẢ như: Phải trả người bán,
Khách hàng ứng trước, Phải trả người lao động, Các khoản phải nộp nhà nước,…

10

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 5


6.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
an toàn của nguồn tài trợ

 Trong quá trình hoạt động:

Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + Vốn phát sinh trong thanh toán
= Tài sản ban đầu + Tài sản phát sinh trong thanh toán (3)
Trong đó:

Tài sản phát sinh trong thanh toán: là số nợ phải thu hay số tài sản của DN nhưng bị
các đối tác chiếm dụng, DN có trách nhiệm PHẢI THU hồi như: Phải thu khách hàng;
Ứng trước cho người bán; Tạm ứng; Thuế GTGT được khấu trừ;…

11

6.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
an toàn của nguồn tài trợ

 CÂN BẰNG TÀI CHÍNH (theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ)

VỐN CHỦ SỞ NỢ PHẢI THU NỢ PHẢI TRẢ


HỮU VÀ VỐN TÀI SẢN (Tài sản phát (Vốn phát sinh
VAY HỢP BAN ĐẦU sinh trong trong thanh
PHÁP thanh toán) toán)

 Vốn CSH và Vốn vay hợp pháp > Tài sản ban đầu: DN không sử

dụng hết số vốn hiện có nên Mức độ an toàn của nguồn tài trợ cao
nhưng lượng vốn dư thừa sẽ bị chiếm dụng bởi các đối tác.

 Vốn CSH và Vốn vay hợp pháp < Tài sản ban đầu: Nhu cầu về tài

sản của DN vượt quá số vốn hiện có nên Mức độ an toàn của nguồn
tài trợ thấp và DN đang đi chiếm dụng vốn của đối tác.

12

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 6


6.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
an toàn của nguồn tài trợ

Ví dụ 1: Sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán 2020 của công ty CP
sữa Việt Nam (Vinamilk) để phân tích tình hình bảo đảm vốn kinh doanh
theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ.

13

6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

 Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn DN được phép sử dụng

thường xuyên, ổn định và lâu dài (Vốn CSH và Nợ dài hạn).

 Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn mà DN tạm thời được phép sử dụng

trong một khoảng thời gian ngắn (Nợ ngắn hạn).

 CÂN BẰNG TÀI CHÍNH (theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ):

NGUỒN TÀI
TÀI SẢN NGUỒN TÀI
TÀI SẢN TRỢ
NGẮN TRỢ TẠM
DÀI HẠN THƯỜNG
HẠN THỜI
XUYÊN

15

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 7


6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

 Mô hình cân bằng tài chính lý tưởng:

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

TÀI SẢN NGẮN HẠN NGUỒN TÀI TRỢ


(TSNH) TẠM THỜI

TÀI SẢN DÀI HẠN NGUỒN TÀI TRỢ


(TSDH) THƯỜNG XUYÊN

 Mô hình cân bằng tài chính lý tưởng thể hiện kỳ vọng của DN, trong đó

DN sử dụng nguồn tài trợ tạm thời để trang trải tài sản ngắn hạn và sử
dụng nguồn tài trợ thường xuyên để đầu tư vào tài sản dài hạn.

16

6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

 Mô hình cân bằng tài chính thực tế (1):

TÀI SẢN NGUỒN TÀI TRỢ

TÀI SẢN NGẮN HẠN


NGUỒN TÀI TRỢ
(TSNH)
TẠM THỜI

TÀI SẢN DÀI HẠN


NGUỒN TÀI TRỢ
(TSDH)
THƯỜNG XUYÊN

 Mô hình này thể hiện nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để đầu tư

cho tài sản dài hạn, DN phải sử dụng một phần nguồn tài trợ tạm thời
để đầu tư cho tài sản dài hạn => Tính ổn định thấp.

17

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 8


6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

 Mô hình cân bằng tài chính thực tế (2):

TÀI SẢN NGUỒN TÀI TRỢ

NGUỒN TÀI TRỢ


TÀI SẢN NGẮN HẠN
TẠM THỜI
(TSNH)

NGUỒN TÀI TRỢ


TÀI SẢN DÀI HẠN
THƯỜNG XUYÊN
(TSDH)

 Mô hình này thể hiện nguồn tài trợ thường xuyên đủ để đầu tư cho tài

sản dài hạn và dư thừa một phần để đầu tư cho tài sản ngắn hạn.

=> Tính ổn định cao

18

6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

Một số chỉ tiêu đánh giá tính ổn định của nguồn tài trợ:

1. Hệ số tài trợ thường xuyên: cho biết nguồn tài trợ thường xuyên
chiếm bao nhiêu phần trong tổng nguồn tài trợ của DN. Hệ số này
càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của DN càng cao và
ngược lại.
Nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số tài trợ thường xuyên =
Tổng nguồn tài trợ

2. Hệ số tài trợ tạm thời: cho biết nguồn tài trợ tạm thời chiếm bao
nhiêu phần trong tổng nguồn tài trợ của DN. Hệ số này càng nhỏ, tính
ổn định và cân bằng tài chính của DN càng cao và ngược lại.
Nguồn tài trợ tạm thời
Hệ số tài trợ tạm thời =
Tổng nguồn tài trợ

19

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 9


6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

Một số chỉ tiêu đánh giá tính ổn định của nguồn tài trợ:

3. Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn:

Hệ số giữa nguồn tài trợ Nguồn tài trợ thường xuyên


=
thường xuyên so với TSDH Tài sản dài hạn

4. Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn:

Hệ số giữa nguồn tài trợ Nguồn tài trợ ngắn hạn


=
tạm thời so với TSNH Tài sản ngắn hạn

20

6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

 Ví dụ 2: Cho số liệu trích từ bảng cân đối kế toán năm 2020 của

Vinamilk như sau, hãy phân tích mức độ bảo đảm vốn kinh doanh theo
mức độ ổn định của nguồn tài trợ tại công ty Vinamilk.

21

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 10


6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

 Ví dụ 2:

 Mô hình cân bằng tài chính của Vinamilk:

22

6.2.3 Phân tích tình hình bảo đảm Vốn kinh doanh theo mức độ
ổn định của nguồn tài trợ

 Ví dụ 2:

23

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 11


6.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN CHỦ SỞ HỮU

 6.3.1 Đánh giá khái quát tình hình biến động Vốn CSH

 So sánh tổng Vốn CSH giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số


tuyệt đối và số tương đối để đánh giá khái quát quy mô và tốc độ
biến động của Vốn CSH.

 Tính Tốc độ tăng trưởng định gốc và tốc độ tăng trưởng liên hoàn
của Vốn CSH theo thời gian để đánh giá tốc độ, xu hướng và nhịp
điệu tăng trưởng của Vốn CSH.

 Xác định tỷ trọng Vốn CSH trong tổng nguồn vốn và sự biến động về
tỷ trọng của Vốn CSH để biết được mức độ độc lập tài chính và xu
hướng biến động về mức độ độc lập tài chính cũng như chính sách
huy động vốn của DN.

24

6.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN CHỦ SỞ HỮU

 6.3.2 Phân tích nhân tố

 So sánh tổng Vốn CSH giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số


tuyệt đối và số tương đối để đánh giá khái quát quy mô và tốc độ
biến động của Vốn CSH.

 Tính Tốc độ tăng trưởng định gốc và tốc độ tăng trưởng liên hoàn
của Vốn CSH theo thời gian để đánh giá tốc độ, xu hướng và nhịp
điệu tăng trưởng của Vốn CSH.

 Xác định tỷ trọng Vốn CSH trong tổng nguồn vốn và sự biến động về
tỷ trọng của Vốn CSH để biết được mức độ độc lập tài chính và xu
hướng biến động về mức độ độc lập tài chính cũng như chính sách
huy động vốn của DN.

25

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 12


6.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN CHỦ SỞ HỮU

 6.3.2 Phân tích nhân tố


CHỈ TIÊU Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Tỷ trọng Tỷ trọng Tuyệt Tương Tỷ trọng
Số tiền Số tiền
(%) (%) đối đối (%)
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
4. Vốn khác của chủ sở hữu
5. Cổ phiếu quỹ
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
8. Quỹ đầu tư phát triển
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN
10. Quỹ khác thuộc Vốn CSH

11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

12. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản


II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

26

6.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN VAY

 Vốn vay là số vốn được huy động từ các nguồn bên ngoài (như

ngân hàng, tổ chức tín dụng, người bán, khách hàng, người lao
động,...) và DN có cam kết phải trả trong một khoảng thời thời gian
nhất định. Tùy thuộc vào thời hạn vay và thanh toán tiền vay, vốn vay
được chia ra thành vay ngắn hạn và vay dài hạn.

 Vay ngắn hạn có thời han trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh

doanh và thường được trả bằng tài sản ngắn hạn hoặc bằng nợ ngắn
hạn mới phát sinh.

 Vay dài hạn có thời hạn trên một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh và

thường được thanh toán bằng các khoản nợ dài hạn mới phát sinh
hoặc tiền vốn tăng thêm hay lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

27

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 13


6.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN VAY

 Trình tự thực hiện phân tích:

Bước 1- Đánh giá khái quát tình hình biến động vốn vay: So sánh
tổng số vốn vay giữa kỳ phân tích và kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số
tương đối để biết được khái quát tình hình biến động về quy mô và tốc độ
của vốn vay.

Bước 2- Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động vốn
vay:

28

6.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN VAY

 Trình tự thực hiện phân tích:

Bước 2- Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động
vốn vay:
Số vay Số đã thanh toán Số còn vay cuối kỳ
Chênh lệch
CHỈ TIÊU % so với % so với
Phát sinh Số tiền
Đầu kỳ Cộng Số tiền tổng số nợ Tỷ lệ tổng số
trong kỳ Số tiền
vay phải trả (%) vay

I. Vay ngắn hạn


1. Vay ngân hàng
2. Vay nội bộ
3. Vay đối tượng khác
II. Vay dài hạn
1. Vay ngân hàng
2. Vay nội bộ
3. Trái phiếu phát hành
4. Vay đối tượng khác
Cộng vay

29

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 14


6.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN VAY

 Phân tích khả năng chi trả vốn vay thông qua các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng Lợi nhuận trước thuế TNDN+ Lãi vay


chi trả lãi vay =
Lãi vay
Hệ số khả năng chi Lợi nhuận trước thuế TNDN
trả lãi vay = +1
Lãi vay
 Hệ số khả năng chi trả lãi vay = 1: Lợi nhuận trước thuế TNDN = 0, DN

không có tích lũy cũng như không có đóng góp cho ngân sách hay chia
cho chủ sở hữu.
 Hệ số khả năng chi trả lãi vay <1: DN bị lỗ, thu nhập không đủ bù đắp

chi phí, trong đó bao gồm cả chi phí lãi vay.


 Hệ số khả năng chi trả lãi vay >1: DN có lãi, thu nhập bù đắp được chi

phí, trong đó bao gồm cả chi phí lãi vay.

30

Biên soạn: Th.s Mai Thanh Thủy- ĐHTL 15

You might also like