You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐÔ THỊ

MÔN: KINH TẾ ĐÔ THỊ

Đề bài: Nghiên cứu về một đô thị/thành phố, đưa ra


các giải pháp để đô thị/thành phố này trở
thành:
– Đô thị hấp dẫn người dân đến sinh sống
– Đô thị hấp dẫn nhà đầu tư/doanh nghiệp
– Đô thị hấp dẫn khách du lịch

Giảng viên: Nguyễn Kim Hoàng


Sinh viên : Phạm Thị Phương Thảo
Mã sinh viên: 11225961

MỤC LỤC
I.Giới thiệu khái quát thành phố
1.1. Vị trí địa lý:
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.3. Hành chính lãnh thổ
1.4. Dân số
1.5. Tài nguyên thiên nhiên
II. Đà Nẵng thành phố đáng sống
2.1.Giải pháp đưa thành phố hấp dẫn người dân đến thành phố
2.2. Giải pháp đưa thành phố hấp dẫn nhà đầu tư
2.3.Giải pháp đưa thành phố hấp dẫn khách du lịch

I. Thành phố nghiên cứu: Đà Nẵng


1.1. Vị trí địa lý:
Đà Nẵng nằm ở 15o5520" đến 16o14’10" vĩ tuyến bắc, 107o18’30” đến
108o20’00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây
giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Với vị trí trung độ của cả nước,
Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về
phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của
Tây Nguyên và nước bạn Lào. Các trung tâm kinh doanh - thương mại của các
nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính
2000km từ thành phố Đà Nẵng
1.2 Điều kiện tự nhiên
a, Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động.
Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt
độ trung bình hàng năm khoảng 25oC , cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ
28oC-30oC, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng
có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình 85,67% -
87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.
b, Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là
đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng
núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra
biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm
diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập
trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành
phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh
Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị
nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân
sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
1.3 Hành chính lãnh thổ
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.488 ha (1.284,88 km2), trong đó
huyện đảo Hoàng Sa 30.500 ha. Thành phố có 06 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn
Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và 02 huyện: Hòa Vang và huyện đảo
Hoàng Sa (tổng diện tích trên đất liền: 97.988 ha).
1.4 Dân số
Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất
nước đạt 87,74% năm 2018 (dân số thành thị cả nước là 34,7%, TP Hồ Chí Minh là
79,25%, Hà Nội là 55%) nhưng thực chất là kết quả của quá trình xác lập địa giới
hành chính, không phải là của luồng di cư nông thôn.
Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 người,
trong đó dân số nam là 576.000 người (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000
người (chiếm 49,3%). Sau 10 năm, quy mô dân số tăng thêm hơn 250.000 người,
tốc độ tăng trưởng bình quân 2,45%;
Dân số thành phố Đà Nẵng trong 9 năm qua tăng bình quân 2,54%/năm; từ 937.217
người năm 2010 lên 1.134.310 người năm 2019. Trong đó, dân số thành thị tăng
nhanh hơn: 2,25%/năm, nông thôn tăng 1,98%/năm. Dân số từ 15 tuổi trở lên cũng
tăng tương ứng (2,15%/năm) từ 715.748 người năm 2010 lên 866.531 người. [1]
Với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân 7,89% GRDP
giai đoạn 2010 – 2019 làm cho tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Đà Nẵng
tăng bình quân từ 1,0%-1,2%/năm. Đặc biệt những năm gần đây tốc độ một số
ngành kinh tế phát triển nhanh như du lịch, công nghệ thông tin... nên tốc độ tăng
dân số, lao động cũng tăng nhanh (năm 2019 tăng 2,4%).
1.5. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn,
đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ
vàng... Trong đó, quantrọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích
hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi
thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, câyđặc sản, dược liệu, chăn nuôi
gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sởcông trình hạ
tầng kỹ thuật.Trong 1.255,53 km2 diện tích, chia theo loại đất có: đất lâm nghiệp:
514,21 km2; đất nôngnghiệp: 117,22 km2; đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích
công nghiệp, xây dựng, thủy lợi,kho bãi, quân sự...): 385,69 km2; đất ở: 30,79 km2
và đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km2

You might also like