You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN THI HSG CẤP TỈNH SỐ 4

1. a) Một ô tô đang chuyển động trên đoạn thẳng với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm
dần đều. Biết rằng sau khi hãm phanh, quãng đường ô tô đi được trong 10 giây đầu tiên dài hơn quãng đường
trong 10 giây tiếp theo là 50 m. Tìm thời gian ô tô hãm phanh đến khi dừng lại.
b) Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h thì lên mặt phẳng nghiêng góc 300 so với
mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,05, g = 10 m/s2. Tìm quãng đường đi được
trên mặt phẳng nghiêng đến khi dừng lại.
2. Một vật có khối lượng m được kéo đi với vận tốc không đổi bởi một lực F trên mặt phẳng nghiêng góc
α với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ. Xác định góc β giữa F và mặt phẳng
nghiêng để F min. Xác định độ lớn lực F?
3. Một ngọn đèn có khối lượng 4 kg treo vào tường bởi dây BC và thanh AB. Thanh AB gắn vào tường
bằng bản lề A, góc C = 300, g = 10 m/s2
a) Tìm các lực tác dụng lên thanh AB trong 2 trường hợp: bỏ qua khối lượng của thanh và khi thanh có
khối lượng 2 kg.
b) Khi tăng góc α thì lực căng BC tăng hay giảm? Vì sao?

4. Thang nặng đồng chất chiều dài AB = 2a tựa trên máng cong có dạng bán trụ bán kính R tại điểm D
của máng. Bỏ qua mọi ma sát, khi thanh cân bằng, phương AB của thanh hợp với phương ngang góc φ như
hình vẽ.
a) Tính góc φ
b) Tìm điều kiện của a để thanh AB cân bằng với góc φ ở trên.
5. Cho mạch điện như hình 1. Nguồn điện có suất điện động E = 6,9 V, điện trở trong của nguồn r = 1Ω,
R1 = R2 =R3 = 2Ω, biến trở R. Ampe kế và vôn kế lí tưởng, bỏ qua điện trở dây nối và khóa K.
a) Khóa K1, K2 đều mở. Tìm số chỉ vôn kế?
b) Khóa K1 mở, K2 đóng, điều chỉnh chậm biến trở R, khi R = R0 thì vôn kế chỉ giá trị ổn định là 5,4 V.
Tìm R0 và hiệu điện thế giữa hai điểm A, D khi đó.
c) Khóa K1, K2 đều đóng. Với giá trị R = R0 đã tìm ở câu b, tìm số chỉ của ampe kế.
d) Thay biến trở R bằng một điện trở không tuyến tính X (gọi tắt là phần tử X) và mắc lại mạch điện như
hình 2. Biết cường độ dòng điện IX qua phần tử X phụ thuộc vào hiệu điện thế UX giữa hai đầu phần tử X theo
công thức IX = 0,25UX2 . Khi mạch ổn định, tìm công suất tỏa nhiệt trên X.
6. Một điện tích được phân bố đều trên một vòng dây mảnh, tròn có bán kính R được đặt nằm ngang trong
không khí. Lấy trục Oz thẳng đứng trùng với trục của vòng dây. Gốc O tại tâm vòng.
a) Tính điện thế V và cường độ điện trường E tại điểm M nằm trên trục Oz với OM = z. Nhận xét kết quả
tìm được khi z » R.
b) Xét một hạt mang điện tích đúng bằng điện tích q của vòng và có khối lượng m. Ta chỉ nghiên cứu
chuyển động của hạt dọc theo trục Oz.
- Từ độ cao h so với vòng dây, người ta truyền cho hạt vận tốc v0 hướng về phía vòng. Tìm điều kiện của
v0 để hạt có thể vượt qua vòng dây. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực.
q2
- Xét có ảnh hưởng của trọng lực, chọn khối lượng m thỏa mãn điều kiện 2√2mg = . Chứng tỏ
4πε0 R2
rằng trên trục Oz tồn tại vị trí cân bằng ứng với z = R. Cân bằng đó là bền hay không bền.
7. Môt con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m1 = 100g được tích điện đến điện tích q = 2µC và
một lò xo có độ cứng 40N/m được đặt trên mựt phẳng nằm ngang không ma sát. Ban đầu (t = 0) khi vật nhỏ
đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì người ta đặt con lắc vào điện trường đều có phương nằm ngang như hình
19T
vẽ, cường độ điện trường E = 106 V/m. Khi con lắc dao động điều hòa đến thời điểm t = thì ngừng tác
12
dụng điện trường (cho E = 0) đồng thời bắn một vật khối lượng m2 = m1 với vận tốc bằng vận tốc cực đại của
m1 (lúc trước khi ngừng tác dụng điện trường) vào vật m1 theo hướng cùng chiều chuyển động với m1 khi đó.
a) Tìm biên độ dao động của vật trước và sau khi bắn trong 2 trường hợp sau:
- Va chạm là va chạm mềm
- Va chạm là hoàn toàn đàn hồi
b) Thực tế có ma sát giữa vật và mặt bàn với hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là µ = 0,1, g = 10m/s2.
Tính tốc độ của vật m1 lúc gia tốc của nó đổi chiều lần thứ 3 kể từ khi vật m2 va chạm hoàn toàn đàn hồi với
vật m1. Chỉ xét tới ảnh hưởng của lực ma sát trong giai đoạn sau khi xảy ra va chạm giữa hai vật đó, các điều
kiện khác giữ nguyên.

8. Một con lắc gồm một vật nặng có khối lượng m = 100 g được treo vào đầu dưới của một lò xo thẳng
đứng đầu trên cố đinh. Lò xo có độ cứng k = 20 N/m, vật m được đặt trên một giá đỡ nằm ngang. Ban đầu giữ
giá đỡ để lò xo không bị biến dạng, rồi cho giá đỡ chuyển động thẳng xuống nhanh dần đều với gia tốc a = 2
m/s2, lấy g = 10 m/s2.
a) Hỏi sau bao lâu thì vật rời khỏi giá đỡ.
b) Cho rằng sau khi rời khỏi giá đỡ vật dao động điều hòa.
- Chọn gốc thời gian là lúc vật vừa rời khỏi giá đỡ, gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, trục tọa độ thẳng đứng,
chiều dương hướng xuống. Viết phương trình dao động của vật.
- Xác định khoảng cách giữa hai vật khi lò xo có chiều dài ngắn nhất lần thứ hai kể từ khi rời khỏi giá đỡ.
- Xác định thời điểm lò xo dãn 4 cm lần thứ 2023 kể từ khi rời giá đỡ.

You might also like