You are on page 1of 28

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN


ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC KHI LÀM VIỆC NHÓM, NHẬN DIỆN NHÓM LÀM VIỆC
HIỆU QUẢ, TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN CHỦ ĐỀ ĐỂ CÁC BẠN TRONG LỚP CÙNG
THAM GIA, TỪ ĐÓ RÚT RA KẾT LUẬN

Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Huyền Trang


Mã môn học : 222BUS20A29
Nhóm : 03
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Định – 25A4012111
Trần Đăng Dũng – 25A4011771
Bùi Thị Hà – 25A4012122
Trần Minh Hà – 25A4012130
Nguyễn Thị Hậu – 25A4012390
Đinh Thị Thảo Hiền – 25A4012395
Đỗ Thanh Hiền – 25A4012394
Phạm Thu Huyền – 25A4010124
Trần Văn Khang – 25A4010141

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2023


THỨ TỰ THUYẾT TRÌNH

STT Họ và tên MSV Thuyết trình Nhận xét


1 Nguyễn Thị Hậu 25A4012390 Chương 1: 1.1
2 Đỗ Thanh Hiền 25A4012394 Chương 1: 1.2.1; 1.2.2
3 Trần Văn Khang 25A4010141 Chương 1: 1.2.3; 1.2.4
4 Bùi Thị Hà 25A4012122 Chương 2: 2.1; 2.2
5 Trần Minh Hà 25A4012130 Chương 2: 2.3
6 Trần Đăng Dũng 25A4011771 Chương 2: 2.4
7 Phạm Thu Huyền 25A4010124 Chương 2: 2.5
8 Trần Đăng Dũng 25A4011771 Chương 3: 3.1
9 Đinh Thị Thảo Hiền 25A4012395 Chương 3: 3.2
10 Phan Thị Định 25A4012111 Chương 3: 3.3
11 Nguyễn Thị Hậu 25A4012390 Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Chắc hẳn rằng trong chúng ta ai cũng còn nhớ câu chuyện người ca với bó đũa được học ở cấp 1.
Mặc dù lúc đấy với hình hài của một đứa trẻ, suy nghĩ còn chưa sâu sắc nhưng chúng ta vẫn ý
thức được đoàn kết tạo nên sức mạnh của tập thể như câu “ Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt” trong năm
điều Bác Hồ dạy mà ta thường đọc. Trong triết lý quản lý của người Nhật hay các nước tiên tiến
khác, người ta luôn chú trọng vào phuownh thức làm việc nhóm (teamword) ở tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Nước ta trước đây vẫn chưa có ý thức và tinh thần hợp
tác cao trong tập thể. Xuất phát từ sự chênh lệch trình độ tri thức, ỷ lại hay ghen tị, thiếu trách
nhiệm,… Điều này thể hiện rõ trong môi trường sản xuất theo lối cũ.
Trong thời đại hiện nay, khoa học và kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc nhóm
là vô cùng cần thiết. Không ai có thể toàn diện mọi mặt để hoàn thành tốt mọi việc, chính vì vậy
làm việc nhóm giúp tập trung những điểm mạnh của từng người để bổ sung cho nhau, lấp đi
khoảng trống khuyết điểm của mỗi người để hoàn thành công việc tốt nhất. Kỹ năng làm việc
nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm, nhằm mục đích hiệu quả công việc,
phát triển tiềm năng cảu tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm
việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng
nhưu cuộc sống. Vậy làm sao để xây dựng nên các nguyên tắc làm việc nhóm hay làm việc nhóm
như thế nào để hiệu quả? Những tồn dại khó khăn, nguyên nhân gây nên thiếu hiệu quả trong
làm việc nhóm và giải pháp để khắc phục nó nhưu thế nào?... Những câu hỏi này sẽ được nhóm
em trả lời trong các nội dung dưới đây.
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC NHÓM.............5
1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................................5
1.1.1. Nhóm và làm việc nhóm...............................................................................................5
1.1.2. Phân loại nhóm.............................................................................................................5
1.2. Nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm...........................................................................5
1.2.1 Nguyên tắc định hướng.................................................................................................5
1.2.2 Nguyên tắc liên kết........................................................................................................5
1.2.3 Nguyên tắc phù hợp......................................................................................................5
1.2.4 Nguyên tắc ảnh hưởng..................................................................................................7
CHƯƠNG II. NHẬN DIỆN NHÓM LÀM VIỆC HIỆU QUẢ..................................................9
2.1 Xây dựng nhóm như thế nào là hiệu quả......................................................................9
2.1.1 Thành lập và xây dựng nhóm.......................................................................................9
2.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm.............................................................................9
2.2. Kỹ năng giao tiếp để làm việc nhóm hiệu quả...............................................................9
2.2.1. Tìm hiểu – Chấp nhận nhau......................................................................................10
2.2.2 Lắng nghe và truyền đạt thông tin.............................................................................10
2.3 Tiến hành hoạt động nhóm như thế nào để hiệu quả.................................................10
2.4. Giải quyết mâu thuẫn xung đột trong nhóm..............................................................13
2.4.1. Khái niệm xung đột....................................................................................................13
2.4.2. Phân loại xung đột......................................................................................................13
2.4.3. Các cách giải quyết xung đột.....................................................................................14
2.5 Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.............................................15
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆN NAY...........................................17
3.1. Thực trạng làm việc nhóm hiện nay............................................................................17
3.2. Nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả.............................................................18
3.2.1. Không có sự gắn kết trong nhóm..............................................................................18
3.2.2. Thiếu giao tiếp và tương tác trong công việc...........................................................18
3.2.3. Thiếu lãnh đạo, mục tiêu và định hướng..................................................................18
3.2.4. Tồn tại cá nhân ngại va chạm, lười biếng................................................................19
3.2.5. Thiếu sự tin tưởng và tôn trọng................................................................................19
3.3. Giải pháp để cải thiện hiệu quả làm việc nhóm..........................................................19
3.3.1. Giải quyết các xung đột trong nhóm.........................................................................19
3.3.2. Trách nhiệm của nhóm trưởng.................................................................................20
3.3.3. Ý thức của mỗi cá nhân.............................................................................................22
3.3.4. Giao tiếp trong nhóm.................................................................................................22
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC NHÓM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Nhóm và làm việc nhóm
Nhóm là một tập hợp từ hai người trở nên, ảnh hưởng vá tác động lên nhau, cùng chia sẻ những
đặc điểm tương đồng, cùng những mục tiêu quy tắc chuẩn, cùng có cảm nhận về cái chung.
VD1: Nhóm sinh viên tình nguyện HVNH tham gia tiếp sức mùa thi tại địa bàn thành phố Hà
Nội
VD1: Nhóm giảng viên giảng dạy môn Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình khoa Quản trị kinh
doanh
Làm việc nhóm là một nhóm người cùng chung sức làm việc, có cùng mục tiêu, có sự tương tác
qua lại cũng như phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng để đạt được mục tiêu chung đề ra.
Trong nhóm làm việc cần có nguyen tắc ràng buộc cụ thể, có thể có hoặc không người quản lí
nhóm, nhưng nhìn chung để làm việc nhóm cần có những quy định ngầm để quản lý, chi phối và
ràng buộc lẫn nhau.
1.1.2 Phân loại nhóm
Nhóm được chia làm 2 loại:
Nhóm chính thức: là nhóm được hình thành và xuất phát từ một tổ chức, trên cơ sở quyết định
của tổ chức đó
Nhóm không chính thức: là nhóm hình thành tự nhiên từ nhu cầu mỗi thành viên của nhóm, thí
dụ như nhóm bạn bè có cùng sở thích, nhóm người có cùng mối quan tâm,...
Trong một tổ chức thường tồn tại cả nhóm chính thức và không chính thức. Thời gian tồn tại của
nhóm cũng là một yếu tố quan trọng. Có nhóm tồn tại suốt thời gian tồn tại của tổ chức, có nhóm
tồn tại theo từng dự án, có nhóm thì chỉ lại hoạt động trong thời gian ngắn tính bằng phút như
nhóm thực hiện cácbaif tập, trò chơi trong buổi tạp huấn
1.2. Nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm
1.2.1 Nguyên tắc định hướng
* Nguyên tắc định hướng: nguyên tắc này đòi hỏi nhóm phải có định hướng rõ ràng, phải xây
dựng được tầm nhìn của nhóm và sự tự tin cần thiết. Việc xác định được tầm nhìn không phải là
một điều dễ dàng thực hiện. Hãy nhìn lên trên: Đòi hỏi nhóm phải xem xét mục đích làm việc
của nhóm có đúng đắn hay không, có phù hợp với các giá trị khuôn mẫu của xã hội hay không.
niềm đam mê, hứng thú trong chính bản thân những cá nhân.
Hãy nhìn vào bên trong: Một tầm nhìn đúng đắn sẽ khơi dậy.
Hãy nhìn về phía sau: Tầm nhìn của nhóm không thể bỏ qua quá khứ phát triển của nhóm, của tổ
chức. Tầm nhìn đúng đắn sẽ phải gắn kết được những giá trị, kinh nghiệm quý báu trong quả khứ
của nhóm.
Hãy nhìn về phía trước: Tầm nhìn phải thể hiện được tương lai của nhóm.

1
Hãy nhìn xung quanh: Tầm nhìn phải xác định được vị thế của nhóm trong môi trường xung
quanh, phải biết kết hợp đúng đắn và tận dụng hợp lý những nguồn lực bên ngoài cho sự phát
triển chung của tổ chức.
Trước khi bắt tay vào làm việc nhóm cũng như là hoàn thành các công việc đã được giao cùng
nhau, thì nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần đặt ra mục tiêu và đích đến cụ thể dựa
trên những giá trị và điểm mạnh của mỗi thành viên trong nhóm. Khi đã có định hướng rõ ràng
dẫn đến mọi người có thể dễ phấn đấu và làm theo xuyên suốt quá trình làm việc nhóm ấy.
Do có định hướng từ trước và một tầm nhìn rõ cụ thể cho cả nhóm, từ đó hiệu quả về mặt
năng xuất cũng như là chất lượng và được tăng lên một cách đáng kể và dễ dàng đạt được những
mục tiêu đã đề ra trước ấy
Chính vì vậy, đây là một nguyên tắc không thể thiếu trong khi làm việc nhóm.
Ví dụ : Phòng Marketing đang lên chiến lược thu hút thị phần cho dòng sản phẩm mới. Đối
tượng khách hàng đánh vào giới trẻ có mức thu nhập trung bình. Kết quả, hiệu quả chiêu thị
không cao vì phạm vi đối tượng quá rộng, trong khi nhân lực lại thiếu, mỗi thành viên không có
đối tượng trọng tâm để tiếp cận, dẫn đến sự lan man, thiếu hiệu quả.
Ngay sau đó, trưởng phòng marketing đã điều chỉnh lại bằng việc:
 Phân công nhân sự theo khu vực
 Mỗi khu vực chia thành nhiều nhóm đối tượng, ví dụ: từ 15 – 18 tuổi, từ 18-25 và 25-35
tuổi. Xác định nội dung trọng tâm nào về sản phẩm sẽ chia sẻ, truyền tải đến mỗi nhóm
đối tượng khách hàng…
1.2.2 Nguyên tắc liên kết
* Nguyên tắc liên kết :
Để có thể xây dựng được mối liên kết bền vững trong nhóm, cần phải xác định và xử lý được
mắt xích yếu nhất. Mắt xích yếu chính là những thành viên của nhóm vì một lý do nào đấy
không nên tiếp tục phát triển đồng hành cùng nhóm. Có 3 lý do chính để xác định một thành viên
nào đó không nên tiếp tục đồng hành cùng nhóm
 Một số cá nhân vì lý do riêng tư nào đó mà họ không muốn tiếp tục đồng hành cùng
nhóm. họ không thật sự phù hợp với với mục tiêu của nhóm.
 Một số cá nhân không nên tham gia vào nhóm vì mục tiêu của ở năng lực của họ. Những
người này có đặc điểm:
 Một số cá nhân không thể đồng hành cùng nhóm, vấn đề nằm
+ Không bắt kịp tốc độ của những thành viên khác.
+ Không phát triển trong lĩnh vực họ đảm nhận.
+ Không có tầm nhìn xa.
+ Không thể khắc phục được những điểm yếu cá nhân.
+ Không thể làm gì khác ngoài phân việc của họ.
+ Không tự xây dựng và thực hiện được những triển vọng trong lĩnh vực của họ.
Nếu một mắt xích yêu không được giải quyết hợp lý sẽ có thể dẫn đến những kết quả sau:
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ nhận ra thành viên yếu kém.
2
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ phải giúp đỡ những thành viên yếu kém.
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ cảm thấy khó chịu với những thành viên yếu kém.
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ bắt đầu làm việc kém hiệu quả.
+ Những thành viên giỏi sẽ nghi ngờ năng lực của người lãnh đạo.
Ví dụ: Sau 1 tháng triển khai dự án,kết quả giai đoạn đầu đã hoàn thành nhưng không có sự
vượt trội như kỳ vọng. Trưởng nhóm tổ chức cuộc họp nội bộ với nội dung tổng kết giai đoạn
nhưng kèm theo đó là tổng hợp những ý kiến đóng góp của các thành viên:
 Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai dự án
 Đóng góp ý kiến để giải quyết khó khăn mà một thành viên đang gặp phải (vì đó có thể
xảy ra tiếp tục với những thành viên khác)
 Cho phép các thành viên gửi email phản hồi những bất cập không tiện nói trước đám
đông…
Hoạt động này giúp nhân viên cảm thấy an tâm vào đồng đội và tin tưởng vào sự lãnh đạo của
trưởng nhóm, hết lòng nỗ lực vì công việc.
1.2.3 Nguyên tắc phù hợp
Mỗi thành viên đều có một vị trí thích hợp để phát huy hết khả đề năng của mình. Khi một thành
viên không được đặt đúng vị trí thì tinh thần của họ có thể sẽ bị suy sụp vì nhóm không tận dụng
hết khả năng của họ. Họ cũng có thể sẽ trở nên phẫn nộ với nhóm vì sở trường của họ không
được khai thác. Điều này sẽ làm nhóm mất đi ý chí làm việc tập thể, niềm tin của họ bị xói mòn.
Việc tổ chức, sắp xếp các vị trí cho các thành viên có ảnh hưởng lớn đến tình hình chung của cả
nhó

Vị trí Ảnh hưởng


Một người hoạt động không tốt đươc đặt vào Sự thụt lùi cửa nhóm
vị trí không tốt
Một người hoạt động không tốt được đặt vào Sự thất vọng
vị trí tốt
Một người hoạt động tốt đươc đặt vào vị trí Sự rối loạn
không tốt
Một người hoạt động tốt được đặt vào vị trí Sự tiến triển
tốt
Tất cả những người hoạt động tốt được đặt Sự phát triển vượt bậc
vào vị trí tốt

Để có thể đặt các thành viên vào đúng vị trí thích hợp của họ nhằm tận dụng tài năng của họ và
phát huy tối đa tiêm năng của nhóm, người lãnh đạo nhóm cần nắm rõ 3 điều sau:

3
 Hiểu rõ về nhóm: Người lãnh đạo cần phải hiểu rõ về mục tiêu của nhóm, văn hóa, lịch sử
hình thành và phát triển nhóm.
 Nắm rõ tình hình của nhóm: Người lãnh đạo phải nắm rõ mỗi trường xung quanh nhóm, biết
được nhóm đang ở trong tình trạng nào và cần những giải pháp gì cho sự phát triển của
nhóm.
 Hiểu rõ các thành viên trong nhóm: Người lãnh đạo nhóm phải hiểu được người mà họ muốn
chọn vào một vị trí nào đó. Để xây dựng một nhóm vững mạnh người lãnh đạo cần đánh giá
được kinh nghiệm, kỹ năng, tính khí, thái độ, niềm đam mê, sự tinh xảo, tính kỷ luật, mức độ
cảm xúc và tiềm năng của mỗi cá nhân. Qua đó để có thể giúp các cá nhân tìm ra vị trí thích
hợp nhất với họ.
Về phía cá nhân, để có thể tìm kiếm được một vị trí thích hợp với mình cá nhân nên có làm theo
những chỉ dẫn sau:
 Tự tin: Cá nhân phải tự tin vào chính bản thân mình.
 Hiểu rõ chính mình: Cá nhân nên tự tìm hiểu hoặc nhờ người khác đánh giá một cách khách
quan năng lực, sở trường cũng như sở đoản, thiếu sót của bản thân.
 Niềm tin vào lãnh đạo: Cá nhân muốn phát triển được thì nên có niềm tin vào người lãnh
đạo.
 Cả nhân phải có tầm nhìn bao quan, toàn cảnh: Cá nhân phải xác định được vị trí của mình
có ý nghĩa như thế nào với cả nhóm chứ không phải là có đem lại lợi ích gì cho bản thân
không (Nguyên tắc 2)
 Tự học hỏi dựa vào kinh nghiệm bản thân: Cá nhân có thể xác định được một con đường
đúng đắn cho mình bằng các học hỏi, rút kinh nghiệm từ những thành công cũng như thất bại
trước kia.
Cụ thể: Người lãnh đạo cần phải đặc biết chú ý đến vị trí của từng cá nhân trong bộ máy của
mình giả sử như đôi khi chỉ do một người bị sắp xếp sai chỗ, k phù hợp để làm công việc mà họ
được giao lại ảnh hưởng để cả một đội nhóm khiến cho công việc bị đình trệ, ảnh hưởng xấu đến
chất lượng công việc chung
1.2.4 Nguyên tắc ảnh hưởng

4
Những thành viên có sức ảnh hưởng sẽ giúp nhóm giành được tiến thắng. Người có sức ảnh
hưởng là những người có thể tác ông lên những cá nhân khác và được hưởng ứng. Người ảnh
tưởng có khả năng truyền nhiệt, sức mạnh cho những người xung quanh họ.
Những người ảnh hưởng có những đặc trưng như sau:
 Trực giác nhạy bén
 Cởi mở
 Say mê
 Tài năng
 Sáng tạo
 Khởi xướng, khích động
 Tinh thần trách nhiệm
 Khoan dung
 Có sức thuyết phục
Ví dụ: Những người có khả năng truyền cảm hứng và lan tỏa nguồn năng lượn tích cực cần được
đặc biết chú ý vì chính những yếu tố tưởng chừng như không có tính chuyên môn đó lại là chìa
khóa để cả nhóm đi đến thắng lợi sau cùng

5
CHƯƠNG II. NHẬN DIỆN NHÓM LÀM VIỆC HIỆU QUẢ

2.1 Xây dựng nhóm như thế nào là hiệu quả


2.1.1 Thành lập và xây dựng nhóm
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhóm là phải có mục tiêu chung cụ thể, rõ ràng. Nếu
tất cả các thành viên cùng chung một mục tiêu hợp tác thì sẽ đem đến hiệu quả làm việc cao. Khi
thành lập nhóm cần chú ý 3 bước:
 Xác định nhu cầu, động lực, mục tiêu làm việc nhóm, mỗi cá nhân cũng cần tự đánh giá
xem bản thân mình có phù hợp với mục tiêu, quy định của nhóm hay không. Nếu câu trả lời là có
thì việc tham gia sẽ giúp bản thân và nhóm cùng phát triển.
 Lựa chọn những cá nhân có tiềm năng và nhu cầu hợp tác thật sự.
 Thành lập nhóm: cần tổ chức một buổi họp để thông qua điều lệ, nội quy, mục đích và
nhiệm vụ của nhóm. Bầu ra nhóm trưởng, thư kí,...
2.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm. Tùy theo tình hình của nhóm, ta có
thể kể đến các yếu tố sau:
 Xây dựng nội quy, nguyên tắc nhóm và tất cả các thành viên phải nghiêm túc thực hiện
theo những nội quy mà nhóm đề ra.
 Vai trò, khả năng của nhóm trưởng: nhóm trưởng là người đóng vai trò quyết định xem
liệu rằng nhóm có hoạt động hiệu quả hay không. Nếu nhóm trưởng có khả năng lãnh đạo
tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tạo điều kiện để các thành viên hợp tác và phát triển bản thân
thì mọi việc sẽ được hoàn thành với hiệu quả cao.
 Sự tham gia tích cực của các thành viên: Ông cha ta vẫn thường nói: “dựng nhà cần nhiều
người, đánh giặc cần nhiều sức” và một nhóm muốn hoàn thành công việc thì cần sự chung
tay, góp sức của tất cả các thành viên. Nếu từng cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động
và công việc của nhóm, có tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành tốt theo quy định nhóm
đề ra thì hiệu quả hoạt động của nhóm càng cao.
 Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của nhóm còn phụ thuộc vào các yếu tố như nội dung hoạt
động của nhóm là gì, phương pháp thực hiện ra sao, vai trò của người chủ toạ thế nào...
2.2. Kỹ năng giao tiếp để làm việc nhóm hiệu quả.
2.2.1. Tìm hiểu – Chấp nhận nhau
6
 Tìm hiểu: Việc tìm hiểu xem nhóm mình gồm những ai, quy định, mục tiêu, cách thức
hoạt động nhóm là gì... sẽ giúp các thành viên trong nhóm nắm bắt được thông tin của tất cả các
thành viên trong nhóm, tạo sự gần gũi, thân thiện, thỏa mái trong công việc, dễ dàng liên lạc,... từ
đó giúp hoàn thiện công việc của nhóm một cách hiệu quả.
 Chấp nhận: Mỗi cá nhân đều có ưu và khuyết điểm khác nhau. Bởi vậy mà chúng ta cần
đề cao, giúp phát huy điểm mạnh của người khác trong hợp tác và làm việc, không chỉ trích mà
cần giúp nhau khắc phục các khuyết điểm để cùng nhau hoàn thiện hơn.
2.2.2 Lắng nghe và truyền đạt thông tin
 Cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của thành viên khác. Không phải cứ nói nhiều mới
thể hiện mình thông minh tài giỏi mà bạn cần phải lắng nghe ý kiến của các thành viên để biết họ
nghĩ gì, muốn gì, ý kiến của họ ra sao và tuyệt đối không được ngắt lời khi thành viên khác đang
phát biểu ý kiến. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương mà còn góp
phần tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau.
 Truyền đạt thông tin: Việc truyền đạt thông tin rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta đưa ra
quan điểm, ý tưởng của mình, góp phần xây dựng cho các công việc nhóm. Vì thế nên chúng ta
cần nói rõ ràng, có trọng tâm, tập trung vào chủ đề và có tính thuyết phục
Bên cạnh đó, cần có những kỹ năng khác như:
 Cần khéo léo, hợp tác và tôn trọng ý kiến của nhau. Có rất nhiều người có quan điểm ma
cũ bắt nạt ma mới, hay, người lớn tuổi là người bề trên, là người luôn đúng nên có thái độ
bảo thủ, khó chịu khi những người nhỏ tuổi hơn đóng góp ý kiến với phần của mình. Đây là
một điều rất cần khắc phục và chúng ta cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của thành viên
khác, biết chắt lọc, tiếp thu những cái mới, cái hay và cùng nhau hoàn thiện.
 Các thành viên, đặc biệt là nhóm trưởng cần nhận biết được thế mạnh của từng thành
viên để từ đó tận dụng, phát huy những thế mạnh đó để phân công công việc một cách hiệu
quả, biết tổ chức, phân công công việc đồng đều giữa các thành viên và đảm bảo thực hiện
đúng thời hạn.

2.3 Tiến hành hoạt động nhóm như thế nào để hiệu quả
Kỹ năng làm việc nhóm là một yếu tố không thể thiếu dù bạn ở bất cứ môi trường nào. Có những
việc bạn có thể thực hiện được một mình, nhưng cũng có vô số việc bạn không thể hoàn thành
nếu như không có sự phối hợp và hỗ trợ từ các thành viên trong một tập thể. Vậy làm thế nào để
phát huy được tinh thần làm việc nhóm một cách hiệu quả, để vừa có thể khai thác hết mọi thế
mạnh của từng cá nhân, mà không để lại hậu quả là sự bất đồng quan điểm, hay những ý kiến
mâu thuẫn kéo dài trong suốt quá trình làm việc.
Các nguyên tắc để tiến hành làm việc nhóm hiệu quả:
1. Xác định mục tiêu chung

7
Xác định mục tiêu chung là điều quan trọng cần trong việc tiến hành làm việc nhóm hiệu quả. Vì
lý do, tất cả các thành viên của nhóm là những cá thể khác biệt. Nếu nhóm không có định hướng
về mục tiêu cụ thể thì mỗi người sẽ làm theo quan điểm riêng của mình. Ngoài ra, mục tiêu
chung còn là cơ sở để nhóm định hình và xây dựng kế hoạch làm việc.
2. Luôn lắng nghe người khác nói
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Một trong các kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm đó là lắng
nghe. Để làm việc hiệu quả, các thành viên cần có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình
làm việc nhóm, các cá nhân nên tích cực giao tiếp và chia sẻ ý kiến với nhau. Lắng nghe chính là
cách để học hỏi và thấu hiểu người khác.
3. Thúc đẩy giao tiếp giữa các thành viên
Nguyên tắc làm việc nhóm hiệu quả là tăng cường giao tiếp giữa các thành viên. Giao tiếp là
phương pháp để từng cá nhân bày tỏ quan điểm và cảm xúc của bản thân. Bên cạnh việc chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm, các tổ chức nên tăng cường các buổi họp mặt, giao lưu để các thành viên
gắn kết và hiểu rõ về nhau.
4. Tôn trọng ý kiến của các thành viên
Môi trường làm việc nhóm tích cực là khi tất cả các thành viên có thể thoải mái chia sẻ ý kiến.
Đồng thời, các quan điểm đó đều được mọi người lắng nghe và tôn trọng. Điều này sẽ giúp các
cá nhân gắn kết và tin tưởng nhau hơn. Qua đó, mọi xung đột nhóm sẽ hạn chế và mâu thuẫn đều
có thể giải quyết dễ dàng.
5. Phân công công việc rõ ràng, hợp lí
Như đã đề cập ở trên, việc xác định mục tiêu chung của nhóm là vô cùng quan trọng. Hơn nữa,
nhóm cần phải có kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Các nhiệm vụ nên được sắp xếp tương
ứng với vai trò và năng lực của từng thành viên. Điều này giúp mỗi cá nhân có ý thức trách
nhiệm hoàn thành công việc.
6. Luôn đúng giờ
Đúng giờ là một trong những điều quan trọng hàng đầu khi làm việc nhóm. Khi làm việc tập thể,
bạn phải có trách nhiệm với công việc của bản thân và tiến độ làm việc của nhóm. Đừng để
người khác phải chờ đợi bạn. Hãy hoàn thành công việc đúng hạn.
7. Đoàn kết với nhau
Nhóm là tập hợp các cá thể có năng lực ở các lĩnh vực khác nhau. Thêm vào đó, vấn đề
của một tổ chức liên quan đến các lĩnh vực riêng. Do đó, các cá nhân cần tích cực hợp tác
và đoàn kết làm việc để hoàn thành mục tiêu chung.
8. Tránh sự tiêu cực
Khi đã làm việc nhóm, bạn cần tránh những mâu thuẫn, cảm xúc tiêu cực cá nhân. Tốt hơn hết,
bạn không nên nói xấu về một thành viên nào đó trong nhóm. Các thành viên cần thấu hiểu và

8
thông cảm với nhau nhiều hơn. Bạn cũng đừng nên đổ lỗi hay chỉ trích một sai lầm của ai đó
trong tổ chức.
9. Trưởng nhóm gương mẫu, vững vàng
Trưởng nhóm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một nhóm. Nhóm trưởng sẽ là người dẫn dắt
và gắn kết các thành viên. Leader gương mẫu sẽ giúp các thành viên tin tưởng và học hỏi.
10. Hãy dành lời khen, động viên cho nhau
Khi làm việc nhóm, bạn nên dành những lời khen cho mọi cố gắng và nỗ lực của các thành viên.
Điều này sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm cảm thấy công sức của mình được nhìn nhận và
trân trọng. Qua đó, họ sẽ càng nỗ lực và cố gắng hơn.
Các yếu tố tạo nên hiệu quả làm việc nhóm:
1. Yếu tố nội tại
Là yếu tố có tính chủ quan, bao gồm trình độ và sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, sự
tuân thủ những quy chế làm việc nhóm của các thành viên, khả năng điều hành của trưởng nhóm,
mục tiêu của nhóm, điểm mạnh và điểm yếu của nhóm…
2. Yếu tố ngoại tại
Bao gồm bối cảnh làm việc, môi trường và điều kiện làm việc, quy mô nhóm, sự đánh giá của tổ
chức đối với kết quả làm việc của nhóm, những thuận lợi và khó khăn từ yếu tố khách quan đối
với công việc của nhóm...
Các yếu tố làm cản trở hiệu quả làm việc nhóm:
1. Yếu tố tâm lý của các thành viên trong nhóm
Đây là mô hình thể hiện những trạng thái khác nhau của các thành viên khi bắt đầu hình thành
nhóm. Theo đó sẽ có những biểu hiện sau:
 Sự thỏa mãn - Những thành viên có sự thỏa mãn thường có biểu hiện:
+ Tự ý thức cao về bản thân
+ Cho rằng những ý kiến mình đưa ra là đúng
+ Không để ý đến những ý kiến của người khác
 Sự từ chối - Biểu hiện của những người này là:
+ Ngại đưa ra ý kiến
+ Ngại giao tiếp
+ Tự ti mặc cảm về bản thân.
 Sự do dự với những biểu hiện cụ thể:
+ Dễ bị chi phối vì ngoại cảnh
+ Hoài nghi về ý kiến của chính mình và của những người khác
+ Quá thận trọng trước những ý kiến khác
+ Thiếu dứt khoát trong sự lựa chọn và quyết định, thường phải có sự tác động mạnh.
 Sự thay đổi - Là những người có biểu hiện sau:

9
+ Quyết đoán với quan điểm đã được nhóm đồng thuận
+ Nhận ra thiếu sót trong quan điểm của mình và chấp nhận thay đổi
+ Thích tiếp cận cái mới.
Trong 4 yếu tố trên, ba trạng thái đầu nếu không nhanh chóng chuyển sang trạng thái thứ tư chắc
chắn hoạt động nhóm sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
1. Việc xác định mục tiêu nhóm thiếu rõ ràng
Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà nhóm hướng tới để thực hiện công việc. Nhóm làm việc mà
không có mục tiêu rõ ràng sẽ dẫn đến sự mơ hồ, cảm tính trong giải quyết vấn đề. Theo đó khó
có sự đồng thuận của nhóm, hiệu quả làm việc nhóm hoặc không đạt, hoặc đạt được nhưng
không cao. Mục tiêu của nhóm cần được xây dựng theo 5 tiêu chí; Rõ ràng, cụ thể; Có định
lượng;Thực tế; Có khả năng thực thi; Có hạn định về thời gian.
2. Quy chế làm việc nhóm không chặt chẽ, sự phối hợp giữa các thành viên lỏng lẻo
Điều này cũng sẽ là rào cản ảnh hưởng xấu đến kết quả làm việc của nhóm. Khi quy chế làm việc
nhóm không chặt chẽ sẽ dễ xuất hiện tình trạng lộn xộn trong quá trình làm việc. Không đảm bảo
quy chuẩn theo những nguyên tắc bắt buộc của quá trình làm việc nhóm, dễ biến buổi làm việc
nhóm trở thành hình thức, qua quýt, tầm phào. Bên cạnh đó việc phối hợp giữa các thành viên
lỏng lẻo sẽ khiến kết quả làm việc của nhóm không đạt được kết quả là quyết định và sự thống
nhất của tập thể. Trong thực tế nhiều khi kết quả cuối cùng rất có thể là do sự chi phối của một
hoặc một vài cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn trong nhóm.
2.4. Giải quyết mâu thuẫn xung đột trong nhóm
2.4.1. Khái niệm xung đột
Xung đột là sự bất đồng xảy ra giữa các cá nhân với cá nhân trong nhóm, giữa các nhóm trong
một tổ chức do khác biệt về nhu cầu, giá trị, mục đích hay cạnh tranh về quyền lợi, tài nguyên,
quyền lực hay bất đồng về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm.
2.4.2. Phân loại xung đột
Xung đột tích cực là những xung đột xuất phát từ những khác biệt trong công việc, tạo môi
trường cho các thành viên trong nhóm hướng tới việc tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn
đề một cách hiệu quả hơn chính vì vậy, ảnh hưởng tích cực đến công việc . Loại xung đột này
thường nằm trong phạm vi kiểm soát do người lãnh đạo hoàn toàn có khả năng điều tiết và chi
phối cường độ cũng như mức độ của loại xung đột này.
Xung đột tiêu cực là xung đột do các khác biệt giữa những thành viên tạo nên. Loại xung đột
này rất khó kiểm soát do biểu hiện của nó thường mang tính cá nhân và không chính thức. Chính
vì lẽ đó, xung đột này thường ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc.
2.4.3. Các cách giải quyết xung đột
Năm cách ứng phó với xung đột:
 Cứng rắn, áp đảo (kiểu cá mập):

10
Trong cách này, một bên luôn áp đảo bên kia, đặt quyền lợi của mình hay nhóm mình trước
quyền lợi của nhóm khác. Nhóm này phải thắng trong tranh chấp. Như vậy sẽ đặt mối quan hệ
các bên vào tình trạng nguy hiểm, tạo thù địch, có kẻ thắng, người thua. Nó cũng có mặt tích cực
là có thể tạo thay đổi hay dẫn đến tiến bộ.
Ví dụ: Trong nhóm đưa biểu quyết, đa số các thành viên đều chọn phương án 1 nhưng bạn A là
người duy nhất không đồng ý và muốn mọi người chọn phương án 2. Mọi người thuyết phục A
mãi những không được nên nhóm trưởng quyết định thực hiện phương án 1 mà bỏ qua ý kiến của
A để tránh lãng phí thời gian của cả nhóm.
 Né tránh (kiểu con rùa)
Đây là cách khi gặp xung đột thì né tránh sự va chạm, sợ đối đầu với mâu thuẫn, không quan tâm
đến nhu cầu của các bên, thua cũng không sao. Cách này dễ tạo ra kết quả các bên cùng thua.
Ví dụ: Trong trường hợp gặp phải đối phương nóng tính, vội vã và cố chấp, chúng ta cần phải
giữ bình tĩnh và để họ có thời gian nguôi ngoai và tìm cách giải quyết phù hợp.
 Nhường nhịn, xoa dịu (kiểu gấu bông)
Cách này quan tâm đến giữa các mối quan hệ chứ không quan tâm đến kết quả quyền lợi. Vì vậy
loại người giải quyết xung đột kiểu này có thể hy sinh quyền lợi của mình nhưng giữ được mối
quan hệ thân thiện với mọi người khác nhóm khác là được.
Ví dụ: A và B cùng làm việc nhóm. A có ý tưởng 1 và B có ý tưởng 2. Cả hai xảy ra mâu thuẫn
do bất đồng ý kiến. Để giải quyết tình hình, B quyết định làm theo ý tưởng 1 của A.
 Thỏa hiệu (kiểu con chồn)
Mỗi bên có thể phải hy sinh một chút quyền lợi để đạt được một số quyền lợi khác. Họ cùng
nhau tìm những giải pháp trung hòa để hai bên cùng có một phần lợi ích. Có thể tạo ra kết quả
cùng thắng hoặc cùng thua thiệt.
Ví dụ: A và B cùng làm việc nhóm. Khi hẹn nhau để thảo luận bài, cả hai thống nhất chọn buổi
sáng nhưng sáng 2,4,6 A phải đi làm thêm, sáng 3,5,7 B lại phải đi làm thêm. Chính vì vậy A và
B quyết định dùng ngày nghỉ của cả hai là Chủ nhật để đi thảo luận bài.
 Hợp tác (kiểu chim cú)
Cách này coi trọng cả mục đích và mối quan hệ. Các bên hợp tác với nhau tìm ra giải pháp tốt
nhất cho cả đôi bên, chú trọng sự đồng thuận. tất cả các bên phải cùng theo đuổi tìm kiếm giải
pháp tốt cho các bên chứ không chỉ cho một bên. Cách này tạo ra được kết quả cả hai bên cùng
thắng.
Các bước giải quyết xung đột:
 Xác định nguyên nhân xung đột
Nhóm phải nhìn nhận ra xung đột, coi nó là vấn đề cần được giải quyết, nhất trí với nội dung chi
tiết của mâu thuẫn một cách khách quan, không quy kết, dán nhãn, tố cáo. Để làm được điều này,

11
yêu cầu khi nhìn nhận xung đột cần tách vấn đề ra khỏi con người, bằng cách đó cuộc tranh luận
sẽ vẫn sôi nổi mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau.
 Chia sẻ và lắng nghe
Các thành viên phải thẳng thắn trao đổi cảm nghĩ của mình, sẵn sàng thay đổi quan điểm của
chính mình, phát hiện những khác biệt giữa hai bên. Sẵn sàng hợp tác, xây dựng vì mục đích
chung.
 Nhận định lại vấn đề
Tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của người có xung đột với mình để hiểu quan điểm của họ.
 Đưa ra phương án giải quyết
Cố gắng tiến tới sự thỏa thuận khôn ngoan, có lợi nhất giữa hai bên. Nhóm trưởng cần khách
quan, công bằng, vì mục đích chung. Cách giải quyết cần phải linh hoạt, nhẹ nhàng với cả hai
bên, dựa vào thành viên tích cực để quản lý và giải quyết mâu thuẫn.
Kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các xu hướng giải quyết mâu thuẫn
xung đột trong nhóm của mỗi người. Các kiểu giải quyết mâu thuẫn có thể chia ra theo hai
nhóm:
 Tính quả quyết (dứt khoát, đối diện với vấn đề)
 Tính hợp tác (lắng nghe, chia sẻ)
Trong cuộc sống, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta sẽ chọn cách ứng phó với xung đột phù
hợp. Chúng ta không để đạt được chiến thắng đúng nghĩa trong các cuộc tranh luận nếu chỉ coi
chiến thắng là giành được kết quả mong muốn mà không quan tâm tới người khác. Mâu thuẫn
chưa được giải quyết một cách triệt để và đúng cách chắc chắn sẽ quay trở lại vào một thời điểm
nào đó với mức độ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, mâu thuẫn chưa được giải quyết sẽ ảnh
hưởng đến nhóm, khiến cho bầu không khí làm việc căng thẳng, nhóm làm việc kém hiệu quả.
2.5 Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm
Vai trò của các thành viên trong nhóm là khả năng chia sẻ của các thành viên trong nhóm nhằm
hoàn thành các yêu cầu công việc của họ. Mỗi nguời thuờng phát triển vai trò dựa trên mong
muốn riêng của họ, mong muốn của nhóm và mong muốn của tổ chức. Khi các nhân viên tiếp
thu duợc mong muốn này thì họ sẽ có cơ hội dể phát triển vai trò của mình. Hoạt dộng trong một
nhóm, các cá nhân sẽ phải hoàn thành nhiều vai trò khác nhau.Nói cách khác, chúng tôi phân loại
các loại tính cách cá nhân để xác định và nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên
trong nhóm.
1. Người phát triển
Người phát triển thường là những thành viên năng động, xu hướng hướng ngoại của đội; thông
thường họ thường có nhiều lý lẽ, khiêu khích và thiếu kiên nhẫn hay nóng nảy.
Những đặc điểm này khiến cho họ có xu hướng thường là nguyên nhân gây xích mích với các
thành viên khác của nhóm. Do tính cách của Người phát triển, họ thường muốn nhóm phát triển

12
theo hướng đưa ra thỏa thuận và quyết định, muốn xóa bỏ các rào cản và sẵn sàng chấp nhận
những thách thức mới.
2. Người thực hiện
Người thực hiện là những thành viên giúp cho công việc được hoàn thành - họ có khả năng biến
thảo luận và ý tưởng của nhóm thành các hoạt động thực tiễn.
Người thực hiện thường rất tận tâm, luôn muốn mọi việc được hoàn thành đúng. Họ rất thực tế
và tổ chức,sắp xếp mọi thứ hợp lý do đó các công việc đều được hoàn thành tốt.
Tuy nhiên, người thực hiện có thể gặp những khó khăn nhất định và không phải lúc nào cũng mở
ra những ý tưởng và cách làm việc mới. Người thực hiện có xu hướng sử dụng với các phương
pháp cũ, đã được thử nghiệm, đã được ứng dụng trước đó để làm việc hơn là chấp nhận thay đổi
và đổi mới.
3. Người hoàn thành
Người hoàn thành là một thành viên có định hướng rất rõ ràng về nhiệm vụ của nhóm và luôn
muốn hoàn thành nhiệm vụ.
Họ có xu hướng lo lắng về thời hạn và mục tiêu, cầu toàn và chú ý đến chi tiết nhưng cũng lo
lắng về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Họ sẽ có xu hướng tự làm điều
gì đó nếu chắc chắn rằng nó đúng - hơn là ủy thác cho người khác làm.
4. Điều phối viên
Điều phối viên thường là người bình tĩnh, tích cực và truyền cảm hứng cho nhóm.
Các điều phối viên đảm nhận vai trò lãnh đạo hoặc chủ trì bằng cách làm rõ các mục đích và mục
tiêu, giúp phân bổ vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ trong nhóm. Điều phối viên có kỹ năng kết
nối xuất sắc, có khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong nhóm bằng cách nghe, nói
và cả không cần nói.
5. Nguồn lực viên
Nguồn lực viên thường là những người giao tiếp mạnh, đàm phán tốt với những người bên ngoài
nhóm. Có khả năng thu thập thông tin và kêu gọi nguồn lực từ bên ngoài.
Những người này bản chất thường tò mò và hòa đồng. Họ thường đưa ra những ý tưởng và cách
thực hiện nhiệm vụ mới mẻ. Họ linh hoạt, sáng tạo và cởi mở, chấp nhận thay đổi.
Họ khá có tiếng nói trong nhóm và đôi lúc, họ không thực sự lạc quan với các kế hoạch của
nhóm.
6. Người lên kế hoạch
Người lên kế hoạch là một thành viên thông minh và độc lập trong nhóm.
Những người này thường rất sáng tạo và đề xuất những các mới,tích cực để giải quyết các vấn đề
trong đội. Đôi khi các ý tưởng của họ có thể không thực tế lắm do họ sáng tạo quá mức, thậm chí
họ có thể bỏ qua những khó khăn đã biết khi đưa ra ý tưởng.

13
Thông thường, những người này là những người hướng nội, có khả năng giao tiếp hạn chế, có xu
hướng một mình và thích làm việc trong không gian riêng, giữ khoảng cách với mọi người.
7. Người giám sát đánh giá
Người giám sát đánh giá thường là người rất bình tĩnh và dường như không bị kích động trong
các cuộc thảo luận nhóm. Họ có xu hướng thông minh và không thể hiện nhiều cảm xúc.
Những người này sẽ đánh giá và phân tích các đề xuất, ý tưởng và sự đóng góp của những người
khác trong nhóm một cách tích cực. Họ thường cẩn thận cân nhắc những lợi thế, bất lợi, điểm
mạnh và điểm yếu của ý tưởng và đề xuất và do đó, đây thường là những người ra quyết định tốt.
Người giám sát người đánh giá thường có xu hướng là những người có tư duy phản biện tốt.
8. Chuyên gia
Chuyên gia là những người có kiến thức chuyên môn trong một số lĩnh vực quan trọng cho sự
thành công của nhóm.Chuyên gia cung cấp kiến thức và kỹ năng trong một hoặc một vài lĩnh vực
nhất định. Dựa trên tính thực tế trong từng lĩnh vực, các chuyên gia có thể gặp khó khăn trong
việc áp dụng kiến thức chuyên môn của họ vào các mục tiêu rộng hơn,mang tính thực tế của
nhóm. Các chuyên gia thường có khuynh hướng suy nghĩ độc lập và chuyên nghiệp.
Trên đây là các vai trò có thể có của các thành viên trong một nhóm làm việc.
Và hoàn toàn không có vấn đề gì nếu như chúng ta đóng những vai trò khác nhau tại những thời
điểm khác nhau. Và mặc dù bạn có thể nhận ra tính cách của mình đâu đó trong các mô tả ở trên
đây nhưng rõ ràng bạn cũng chấp nhận rằng chúng ta đóng những vai trò khác nhau trong các
tình huống khác nhau. Vai trò của từng cá nhân trong nhóm sẽ rõ ràng hơn khi nhóm có thời gian
để gắn kết và cùng nhau trưởng thành.

14
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆN NAY

3.1. Thực trạng làm việc nhóm hiện nay


Xã hội loài người ngày càng đi lên và phát triển. Con người cần phải nỗ lực và tích cực trong
việc mở rộng khả năng của bản thân, tích lũy thêm tri thức và phát triển nhiều loại kỹ năng
khác nhau. Đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay trong thời đại 4.0 với xu hướng hội nhập và phát
triển quốc tế.
Làm việc nhóm hiện đang là một trong các kỹ năng được chú trọng. Các trường cấp hai, cấp
ba, cao đẳng và đại học hiện nay đều cố gắng tạo điều kiện, thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm
ở sinh viên - học sinh. Làm việc nhóm không chỉ giúp các bạn học hỏi, mở rộng khả năng
của bản thân mà còn phục vụ cho công việc trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng
học sinh - sinh viên làm việc nhóm chưa hiệu quả vẫn đang diễn ra vô cùng phổ biến. Cụ thể:
 Nhiều bạn sinh viên còn bỡ ngỡ với hoạt động làm việc nhóm như:
+ Nhiều sinh viên không tự chọn được nhóm cho mình
+ Không làm quen được các bạn trong nhóm
 Mỗi thành viên trong nhóm có tính cách, khả năng khác nhau
Dẫn đến gặp khó khăn trong việc thích nghi, khó khăn trong việc thống nhất ý kiến, dễ xảy ra
mâu thuẫn do bất đồng quan điểm và các thành viên trong nhóm tương tác kém, thiếu kết nối
với nhau
 Các nhóm hoạt động chưa chuyên nghiệp, không có nguyên tắc rõ ràng
Vì vậy, hoạt động làm việc nhóm thiếu kỷ luật, kết quả làm việc kém hiệu quả. Không có
hình thức xử lý thích đáng với thành viên có hiệu quả làm việc kém, mắc lỗi gây ảnh hưởng
tới cả nhóm. Dẫn đến tình trạng thiên vị, bất công trong nhóm.
 Kỹ năng làm việc nhóm của các thành viên kém: Chưa biết chọn lọc tài liệu, thiếu các kỹ
năng tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp - thuyết trình kém,...Chính vì vậy dễ dẫn đến xung
đột, mâu thuẫn và kết quả làm việc nhóm không hiệu quả
15
 Tình trạng “một người làm cả nhóm hưởng”, “cả nhóm làm một người hưởng”
Dễ dẫn đến mâu thuẫn (đặc biệt trong lúc nhận điểm, chia điểm), thậm chí gây ra xích mích,
bạo lực
 Các thành viên làm việc thụ động, không cống hiến hết mình cho công việc chung
Theo một cuộc khảo sát về vấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa Luật - Kinh tế trường
ĐHQG TPHCM:
+ Về mức độ ưa thích làm việc nhóm: 50% sinh viên thích làm việc nhóm, 38% sinh viên tỏ
ra bàng quang, không hứng thú và 2% sinh viên không thích làm việc nhóm.
+ Về mức độ thường xuyên làm việc nhóm: 63% sinh viên làm việc nhóm trong môi trường
học tập, chỉ 8-13% sinh viên làm việc nhóm trong môi trường khác
+ Về nội quy làm việc nhóm: 65% sinh viên đánh giá nội quy làm việc nhóm dưới mức trung
bình, 21% cho rằng nội quy làm việc nhóm không tốt, không hiệu quả
+ Về thái độ làm việc nhóm: 45% sinh viên cho rằng mình làm việc nhóm tốt, 44% cho rằng
mình làm việc bình thường và 11% cho rằng mình làm việc nhóm không tốt.
+ Về mức độ mâu thuẫn khi làm việc nhóm: Thỉnh thoảng (51%), thường xuyên (7%)
+ Về kết quả hậu làm việc nhóm: 45% cho rằng lượng kiến thức mình nhận được sau khi làm
việc nhóm từ trung bình trở xuống, 10% cho rằng ít và rất ít, 45% cho rằng lượng kiến thức
nhận được là nhiều.
3.2 Nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả
3.2.1 Không có sự gắn kết trong nhóm
Sự gắn kết của toàn nhóm được đánh giá dựa vào mức độ hòa hợp, tin tưởng và tôn trọng ý kiến
của nhau giữa các thành viên, đây là cách làm việc nhóm hiệu quả nhất. Nếu giữa các thành viên
thiếu liên kết, dẫn đến việc ai người nấy làm, làm theo ý kiến riêng mình. Lúc này, mục tiêu của
nhóm sẽ bị mơ hồ và không nhất trí được tập thể vì rơi vào tình trạng “9 người 10 ý “. Chính vì
vậy khi các thành viên không tìm thấy sự gắn kết với nhau dẫn đến làm việc nhóm không đạt
hiệu quả.
3.2.2 Thiếu giao tiếp và tương tác trong công việc
Giao tiếp giúp ta giải quyết được vấn đề, mở rộng kiến thức, mở mang hiểu biết, có thêm mối
quan hệ mới. Chúng ta có thể giao tiếp trực tiếp hay hiện nay, trong thời đại công nghệ có thể
giao tiếp qua Facebook, Zalo, Zoom,... Khi các thành viên trong nhóm không có đủ thông tin
cần biết về mục tiêu, công việc của nhóm cụ thể, họ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp và đưa ra ý
kiến, quyết định của mình. Hay không có môi trường thuận lợi để thảo luận và trao đổi ý kiến,
các thành viên trong nhóm có thể cảm thấy mất hứng thú và không muốn tương tác, tham gia vào
quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, yếu tố quan tâm lắng nghecũng ảnh hưởng đến giao tiếp.Nếu
các thành viên trong nhóm không quan tâm lắng nghe ý kiến, đề xuất của nhau, thì đạt được mục

16
tiêu thành công là rất khó khăn. Chính vì vậy thiếu giao tiếp và tương tác trong làm việc nhóm
dẫn đến nhóm làm việc kém hiệu quả.
3.2.3 Thiếu lãnh đạo, mục tiêu và định hướng
Khi không có người lãnh đạo có kỹ năng và năng lực để định hình mục tiêu và định hướng, các
thành viên sẽ không biết mục tiêu và sứ mệnh của nhóm là gì. Khi nhóm không có mục tiêu rõ
ràng và định hướng công việc, các thành viên sẽ mất phương hướng và không biết nhiệm vụ của
mình là gì. Thiếu mục tiêu định hướng có thể dẫn đến việc lãng phí thời gian và năng lượng vào
những hoạt động không mang lại giá trị, làm việc không liên quan đến mục tiêu lớn hơn của
mình dẫn đến trì hoãn, thiếu hiệu quả công việc. Hơn thế nữa, người ta có thể cảm thấy không có
gì để đạt được và đánh giá thấp bản thân, mấ tự tin, không tin vào năng lực bản thân.
3.2.4 Tồn tại cá nhân ngại va chạm, lười biếng
Một trong những khó khăn khi làm việc nhóm thường gặp là các thành viên ngại va chạm, lười
biếng, ỷ lại vào nhóm. Trước hết, họ thiếu động lực, những thành viên này cảm thấy mình không
nhận được gì khi làm việc này hay kết quả cuối cùng không quan trọng thì họ sẽ bỏ ra ít công sức
hơn trong quá trình làm việc. Họ đề cao năng suất người khác, cho rằng sẽ có một người “sáng
dạ” sẵn sàng xông pha và họ sẽ mặc định là người làm việc tốt hơn, những thành viên khác sẽ lùi
về sau và để người đó dẫn dắt tất cả mọi công việc.
3.2.5 Thiếu sự tin tưởng và tôn trọng
Khi không có sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm, mỗi người có thể tỏ ra thận trọng và
không chia sẻ ý kiến, thông tin hoặc ý tưởng của mình. Sự thiếu tin tưởng gây ra sự giảm hiệu
quả trong việc giao tiếp, hợp tác và chia sẻ kiến thức. Sự thiếu tôn trọng làm giảm sự đồng lòng
và sự hợp tác trong nhóm. Khi các thành viên không tôn trọng ý kiến và quan điểm của nhau, có
thể xảy ra xung đột và mâu thuẫn. Sự thiếu tôn trọng cũng có thể dẫn đến việc không lắng nghe
hoặc bác bỏ ý kiến của người khác, gây ra sự không hiệu quả và căng thẳng trong làm việc
nhóm.
3.3. Giải pháp để cải thiện hiệu quả làm việc nhóm
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, khi xã hội ngày càng hội nhập thì yếu tố làm việc nhóm là
vô cùng cần thiết trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào. Làm việc nhóm đã đem lại hiệu quả
năng suất công việc, tạo nên văn hóa cho doanh nghiệp qua đó cũng hình thành sức mạnh của tổ
chức. Đối với cá nhân, làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp họ cải thiện được rất nhiều các kĩ năng
mềm, kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc, giúp phát triển tư duy, nâng cao tinh thần kỉ
luật và xây dựng được các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên thực trạng làm việc nhóm hiện nay
của chúng ta còn mắc rất nhiều vấn đề mà điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả làm việc
nhóm, nhận thấy các vấn đề đó chúng tôi đã đưa ra được một số các giải pháp cho việc “làm việc
nhóm” trở nên hiệu quả hơn.
3.3.1. Giải quyết các xung đột trong nhóm

17
Xung đột trong quá trình làm việc nhóm là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng
ta cần phải biết cách giải quyết được xung đột trong nhóm và tạo môi trường mở để mọi người
có thể thẳng thắn chia sẻ. Có như vậy, vấn đề mới được giải quyết và công việc mới trở nên tốt
hơn. Các xung đột trong nhóm thường đến từ việc các thành viên thiếu tin tưởng nhau, chưa thấu
hiểu nhau và phần lớn đến từ “ cái tôi” của mỗi người.
 Điều đầu tiên để hạn chế các xung đột trong nhóm là các thành viên phải “ từ bỏ cái tôi cá
nhân”. Mỗi cá nhân ai cũng có cái tôi riêng và thường sẽ không có cá nhân nào muốn nhường
nhịn nhau. Nhưng vì mục tiêu chung chúng ta phải biết bỏ bớt “ cái tôi” lại, nhìn nhận mọi
việc một cách khách quan, khi đối mặt với bất cứ chuyện gì cũng phải đặt bản thân mình ở
trong hoàn cảnh đó và có cách cư xử sao cho phù hợp.
 Các thành viên phải luôn chủ động bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của cá nhân mình để mọi
người trong nhóm thấu hiểu nhau hơn. Bên cạnh đó cũng phải biết lắng nghe và đồng cảm
với những người khác để tạo nên một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.
 Khi xảy ra các mâu thuẫn, luôn phải biết giữ trạng thái bình tĩnh cùng nhau ngồi lại giải
quyết từng vấn đề và hòa giải trong vui vẻ. Luôn phải biết nói lời xin lỗi và đúc kết kinh
nghiệm sau mỗi lần xung đột.
3.3.2 Trách nhiệm của nhóm trưởng
Nhóm trường là trụ cột trong nhóm, là người sẽ quyết định kết quả làm việc nhóm đi tới đâu.
Nhóm trường không phải là người sẽ gánh hết mọi việc. Họ chỉ là người định hướng cho nhóm
đó, có trách nhiệm lãnh đạo các thành viên còn lại để hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất.
Chính vì vậy, người lãnh đạo phải có những tố chất, trách nhiệm nhất định để quá trình làm việc
nhóm hiệu quả nhất.
a) Trách nhiệm của nhóm trưởng
 Điều đầu tiên cần làm khi làm việc nhóm chính là đặt ra mục tiêu và hướng đi cho cả nhóm.
Người trưởng nhóm cần biết được chính xác mục đích của nhóm mình là gì. Từ đó, cùng với
các thành viên khác, trưởng nhóm sẽ quyết định mục tiêu, vấn đề mà nhóm cần giải quyết.
Khi đã phát hiện được vấn đề, bước tiếp theo cần làm là tìm ra giải pháp. Trưởng nhóm
không cần là người đưa ra giải pháp trực tiếp. Tuy nhiên, việc định hướng cho mỗi cá nhân
đóng góp ý kiến là rất quan trọng.
 Sau khi đã có mục tiêu, vấn đề và giải pháp, trưởng nhóm cần lên kế hoạch và phân chia
công việc cho các thành viên. Quá trình phân chia công việc nhóm trưởng cần đảm bảo chia
các đầu việc đồng đều, tránh tình trạng một người ôm đồm quá nhiều trong khi người khác
thì thiếu việc. Có thể dựa vào điểm mạnh của từng người để giao công việc phù hợp hoặc
chia nhóm nhỏ hơn để các thành viên hợp tác cùng nhau thực hiện.
 Người trưởng nhóm cũng cần chủ động nắm bắt tình hình công việc của mỗi cá nhân/nhóm
nhỏ. Việc theo dõi sát sao công việc giúp phát hiện sai sót nếu có và kịp thời giải quyết.

18
Trưởng nhóm đôi khi sẽ là người có nhiều kinh nghiệm và năng lực chuyên môn hơn so với
các thành viên. Vì vậy, sự đánh giá kịp thời của trưởng nhóm sẽ rất có ích trong trường hợp
ai đó đang gặp khó khăn trong triển khai công việc.
 Mỗi cá nhân trong nhóm đều có thế mạnh và điểm yếu riêng. Người trưởng nhóm cần biết
cách làm sao cho mỗi thành viên tận dụng đươc điểm mạnh của mình, đồng thời phát triển
bản thân trong những khía cạnh phù hợp.
 Điều đặc biệt là nhóm trưởng phải biết kết nối các thành viên lại với nhau. Sự thành công của
một nhóm phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần đồng đội, sự ăn ý, và cộng tác của mỗi thành
viên.
b) Những tố chất cần có của một người nhóm trưởng
Người trưởng nhóm ngoài kỹ năng chuyên môn và là người có trình độ hay hiểu biết vuợt
trội cũng cần những kỹ năng xã hội hay kỹ năng mềm. Sau đây là những kỹ năng không thể
thiếu để một người hoàn thành tốt vai trò của người trưởng nhóm.
 Kĩ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng đầu tiên và có thể nói là quan trọng nhất chính là kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp
chính là công cụ giúp mọi người hiểu nhau hơn và dễ dàng làm việc với nhau. Làm việc
trong một nhóm với nhiều nét tính cách khác nhau đòi hỏi người trưởng nhóm phải biết
cách nói chuyện và truyền đạt ý tưởng đến mọi người.
 Có tầm nhìn xa trông rộng
Một người trưởng nhóm có tầm nhìn sẽ dẫn dắt đội nhóm đi đúng hướng và tránh được
những rủi ro. Trên thực tế có rất nhiều thử thách và bất lợi có thể đến bất chợt khiến kế
hoạch đổ bể. Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu chiến lược đã được hình thành dựa trên những
nghiên cứu và đánh giá khách quan của người lãnh đạo cũng như cả nhóm, tỷ lệ thất bại
sẽ ít hơn. Một trưởng nhóm có tầm nhìn xa trông rộng cũng giúp các cá nhân không bị
xao động nếu gặp khó khăn. Vì họ sẽ biết cách hoặc nhất định sẽ tìm ra cách giải quyết.
 Có khả năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo không thể thiếu nếu muốn dẫn dắt một nhóm người. Vai trò của người
trưởng nhóm cũng giống như một thuyền trưởng. Họ có trách nhiệm dẫn dắt cả một tập
thể. Để tập thể đó hoạt động một cách có tổ chức và hiệu quả, người trường nhóm cần có
kỹ năng lãnh đạo, bao gồm nhiều nhánh nhỏ khác nhau như giải quyết vấn đề, thuyết
trình, thuyết phục,...
 Có trách nhiệm
Là một trưởng nhóm phải có trách nhiệm phân chia công việc cho từng thành viên. Điều
này không có nghĩa là phó mặc hoàn toàn công việc cho họ. Hãy nhớ rằng người trưởng
nhóm cũng đang đồng hành cùng tất cả các thành viên khác. Một khi có sai sót, việc thoái
thác trách nhiệm và đổ hết lên đầu thành viên là không nên. Một trưởng nhóm tốt cần
19
sáng suốt ngồi lại bàn bạc với mỗi cá nhân để tìm ra nguyên nhân và hướng giải
quyết.Theo dõi sát sao và luôn đưa ra những lời khuyên, hỗ trợ kịp thời, và ủng hộ ý
tưởng sáng tạo cũng là cách một người nhóm trưởng có trách nhiệm làm việc của mình.
 Có tư duy phản biện và giải quyết vấn đề
Người trưởng nhóm sẽ thường xuyên phải lắng nghe nhiều ý kiến, ý tưởng khác nhau từ
các thành viên. Lúc này kĩ năng tư duy phản biện sẽ rất cần thiết để tổng hợp, phân tích,
và đánh ra xem đâu mới là ý tưởng hữu ích nhất.
 Là một tấm gương tốt
Một trưởng nhóm giỏi trong khi làm việc nhóm hay bất cứ dự án nào không chỉ phụ
thuộc vào tài năng mà còn nằm ở sự tín nhiệm của mọi người. Trong đó, sự tín nhiệm
được hình thành khi người trưởng nhóm có tất cả các yếu tố từ chuyên môn, kỹ năng
mềm, đến cách hành xử. Có những chuẩn mực nhất định để một người trưởng nhóm trở
thành người đáng tin cậy và có tiếng nói trong nhóm. Ví dụ, nếu muốn cả nhóm hoàn
thành công việc đúng hạn, trước hết trưởng nhóm phải là người không bao giờ trễ
deadline.
 Đối xử công bằng với mỗi thành viên
Một người trưởng nhóm thiên vị sẽ không thể dẫn dắt một nhóm cùng làm việc hiệu quả.
Các thành viên trong nhóm cần được đối xử công bằng. Nếu phân chia công việc hay
quyền lợi không đồng đều, tranh cãi hay xung đột rất dễ xảy ra.
 Tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân
Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm là phẩm chất mà bất cứ
người trưởng nhóm nào cũng cần có. Nếu muốn được cả nhóm tôn trọng, trước hết bạn
cần lắng nghe họ nói.
3.3.3 Ý thức của mỗi cá nhân
Bên cạnh trách nhiệm của nhóm trưởng, mỗi thành viên cũng cần phải có ý thức của riêng mình.
Mỗi các nhân luôn phải có trách nhiệm với công việc chung của nhóm, có ý thức xây dựng, đóng
góp ý kiến trong quá trình làm việc. Phải hoàn thành công việc được giao đúng hạn cũng như bày
tỏ mong muốn được giúp đỡ nếu gặp khó khăn, giúp đỡ chia sẻ với các thành viên khác nếu
trong tầm khả năng của mình.
3.3.4 Giao tiếp trong nhóm
Khi làm bất cứ việc gì chúng ta đều cần phải có sự giao tiếp, tương tác lẫn nhau. Đặc biệt làm
việc nhóm thì hoạt động này lại càng trở nên quan trọng, để có thể làm việc nhóm hiệu quả
chúng ta cần phải có các yếu tố sau:
 Thể hiện những suy nghĩ, ý kiến của bản thân
Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi thể hiện những ý tưởng, suy nghĩ của bản thân cho
người khác. Hay đôi khi cảm thấy bế tắc tìm phương hướng triển khai kế hoạch trong cuộc họp
20
nhóm. Nhưng hãy đưa ra những suy nghĩ, ý kiến đó. Nó có thể giúp đỡ phần nào vấn đề mà
nhóm đang mắc phải hay dù cho mọi người người không lựa chọn ý kiến đề xuất của bạn. Nhưng
ít nhất là bạn không phải là người vô hình, không có chút trọng lượng nào trong nhóm. Và cũng
thể hiện rằng bạn thực sự muốn đóng góp cho sự phát triển của nhóm, hoàn thành xong mọi mục
tiêu và công việc thuận lợi nhất. Đây cũng làm một hoạt động cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu
quả trong đội nhóm. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc không chỉ của một thành viên trong
nhóm mà cả nhóm đều cùng đạt được.
 Sử dụng những công cụ trao đổi thông tin thành thạo
Những phương tiện công nghệ giao tiếp hiện đại thời 4.0 có thể kết nối được với mọi thành viên
trong nhóm. Mỗi khi có một ý tưởng mới chợt nảy ra trong đầu có thể chia sẻ điều đó ngay lập
tức thông qua các ứng dụng hiện đại, tiên tiến được trang bị sẵn trong điện thoại như Email,
Message, Skype,... Khi chúng ta vận dụng tối đa những công cụ hỗ trợ mà các nhà phát minh cho
chúng ta sử dụng. Sẽ giúp được phần lớn công việc và bổ sung những điều thiếu sót của từng
thành viên và hỗ trợ nhau cùng hoàn thiện.
 Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
Đây là một kỹ năng không thể thiếu trong quá trình giao tiếp nhóm hiệu quả. Dù làm việc trong
một đội nhóm hay làm việc riêng biệt thì cần phải lắng nghe và thấu hiểu người khác. Không chỉ
có lắng nghe không mà còn phải biết được họ đang muốn đề cập đến vấn đề gì và nắm bắt được
điều đó. Bên cạnh đó, không phải lúc nào nói nhiều cũng thể hiện mình là người thông minh, có
kiến thức chuyên sâu. Mà cần phải lắng nghe những ý kiến đưa ra từ các thành viên khác. Xem
suy nghĩ của họ ra sao, họ muốn gì và ý kiến của họ là gì? Điều này không chỉ tạo nên mối gắn
kết giữa những thành viên trong nhóm mà còn thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Đây chính là chìa
khóa vàng nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả đạt được kết quả như mong đợi.

21
KẾT LUẬN

Với xu hướng hội nhập như ngày nay, việc rèn luyện các kỹ năng là vô cùng cần thiết để có thể
đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Phải kể đến trong đó là kỹ năng “làm việc nhóm”, một kỹ
năng góp mặt trong bất cứ công việc hay lĩnh vực nào. Làm việc nhóm hiệu quả đem lại rất nhiều
lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân tham gia hoạt động làm việc nhóm. Tuy nhiên
trên thực tế làm việc nhóm hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề đã làm giảm chất lượng làm việc
nhóm. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu “Các vấn đề gặp phải khi làm việc
nhóm là gì? Hay thế nào là nhóm hiệu quả?” Bài tiểu luận này đã xây dựng cho ta một cái nhìn
cụ thể về các nguyên tắc hoạt động nhóm và nhóm làm việc hiệu quả. Thông qua đó, ta có thể
biết cách xử lí các tình huống xảy ra khi hoạt động nhóm và phương pháp để có thể hoạt động
nhóm hiệu quả. Bên cạnh đó, ta cũng học được các kĩ năng, phẩm chất cần có của một người
lãnh đạo.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Lợi ích và phương pháp triển khai
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ
5 Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Bạn Không Thể Không Biết
Kỹ năng làm việc nhóm là gì và có những lợi ích nào

23

You might also like