You are on page 1of 68

PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT

TẬT TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
4. Đối tượng nghiên cứu 8
5. Phạm vi nghiên cứu 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 10


1.1. Khái niệm về người khuyết tật và lao động là người khuyết tật 10
1.1.1. Các mô hình khuyết tật 10
1.1.2. Khái niệm về người khuyết tật 12
1.1.3. Khái niệm về lao động là người khuyết tật 15
1.2. Tác động của khoa học - công nghệ đến vấn đề việc làm của người
khuyết tật 19
1.2.1. Tác động đối với lao động là người khuyết tật 19
1.2.2. Tác động đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử
dụng lao động là người khuyết tật 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ


QUYỀN CHO LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 26
2.1. Pháp luật của Việt Nam về bảo vệ quyền cho lao động là người
khuyết tật 26
2.1.1. Quy định pháp luật về quyền bình đẳng về cơ hội việc làm đối với
lao động là người khuyết tật 26
2.1.2. Quy định pháp luật khuyến khích lao động người khuyết tật tìm
kiếm việc làm 27
2.1.3. Quy định pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp việc làm cho
người khuyết tật 29
2.1.4. Quy định về dạy nghề hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm việc làm 31
2.1.5. Quy định về chăm sóc sức khỏe cho lao động là người khuyết tật 32
2.1.6. Quy định về các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người
khuyết tật 34
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền cho lao động là

1
người khuyết tật 35
2.1.1. Những điểm nổi bật trong quy định pháp luật về bảo vệ quyền cho
lao động là người khuyết tật 35
2.1.2. Bất cập của quy định pháp luật đối với lao động là người khuyết tật
37
2.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo vệ quyền cho lao động
là người khuyết tật trong 42

CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM CÁC QUỐC GIA TRONG VIỆC ÁP


DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI
KHUYẾT TẬT 50
3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc áp dụng các quy định
pháp luật về lao động là người khuyết tật 50
3.2. Khuyến nghị cho Việt Nam 55

KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến đầu năm 2023, có khoảng
1,3 tỷ người khuyết tật trên thế giới, tương đương khoảng 16% dân số thế giới.1
Tại cùng thời điểm trên, người khuyết tật ở Việt Nam chiếm khoảng 7% trên
tổng dân số cả nước. Tuy nhiên chỉ có 31,7% người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên
có việc làm so với 83,8% người không khuyết tật.2 Người khuyết tật khi tham gia
vào các quan hệ xã hội vẫn còn gặp nhiều rào cản về mặt thể chất và tinh thần,
như sự phân biệt đối xử, gặp khó khăn trong việc tiếp cận, bị xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp,...Vì vậy, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ghi
nhận người khuyết tật nằm trong nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội và cần
được bảo vệ đúng mức.
Việc bảo đảm quyền làm việc của người lao động khuyết tật là một vấn đề
đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thông qua quy định trong Bộ
luật Lao động, Luật người khuyết tật,...và trong nhiều chính sách hỗ trợ người
khuyết tật khác. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng người khuyết tật trong độ tuổi
lao động có việc làm còn chiếm tỷ lệ thấp và vẫn chưa nhận được những quyền
và lợi ích chính đáng.
Vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của lao động là người khuyết tật tuy đã
được nghiên cứu nhưng tại Việt Nam, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về
vấn đề bảo đảm quyền làm việc cho người khuyết tật, nhất là khi xã hội đang
ngày càng phát triển. Những công trình nghiên cứu liên quan chỉ mới đề cập tới
những lý thuyết chung và khía cạnh cơ bản mà chưa đi sâu vào thực tiễn, đúc kết
kinh nghiệm từ các quốc gia tiến bộ trong lĩnh vực trên, qua đó áp dụng cho pháp
luật Việt Nam. Nắm bắt được điều đó, đề tài này được thực hiện với mong muốn
làm rõ hơn những quy định pháp luật về lao động của người khuyết tật, tìm ra
những bất cập trong quy định và có những đề xuất phù hợp nhằm bảo đảm quyền
làm việc của người khuyết tật hiện nay.
1
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (2023),
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/disability-and-health
2
Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam” tổ chức
bởi Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam phối hợp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
ngày 21/03/2023

3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với sự phát triển ngày nay, kỹ năng và vai trò của con người trong lao
động, làm việc cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể với những người lao động là
người khuyết tật, những thay đổi to lớn trong xã hội ngày nay tạo điều kiện cho
người lao động khuyết tật có thêm nhiều cơ hội được tiếp cận việc làm và tham
gia vào thị trường lao động.
Tại Việt Nam, quyền làm việc của người khuyết tật là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế, đời sống
cộng đồng và xã hội của Nhà nước. Thông qua Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Lao
động và các luật khác liên quan, pháp luật nước ta đã có những quy định nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động khuyết tật trong các vấn đề
việc làm, tạo điều kiện, hỗ trợ cho họ được tiếp cận với thị trường lao động, xây
dựng và phát triển một môi trường làm việc lành mạnh, bình đẳng giữa những
người lao động khuyết tật với những người lao động khác, hay với những người
sử dụng lao động mà người lao động là người khuyết tật. Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, hạn chế trong các vấn đề pháp lý cũng như
là các thách thức về việc thực thi đảm bảo quyền được làm việc đối với người
khuyết tật trong kỷ nguyên số.
Qua đó, nhóm tác giả chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu về đề tài
này vì mục tiêu phân tích rõ những quy định của pháp luật Việt Nam cùng với
thực tế áp dụng pháp luật đối với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
người khuyết tật trong lao động, làm việc. Đồng thời, trên tinh thần “trung thực,
khách quan, thiện chí” đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng tham gia
thị trường lao động của người khuyết tật tại Việt Nam. Từ đó, thông qua quá
trình tham khảo, xem xét và đúc kết những bài học kinh nghiệm của các quốc gia
về việc áp dụng pháp luật đối với người lao động khuyết tật trong kỷ nguyên số
nhằm đề xuất, khuyến nghị định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp
luật có liên quan. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người
khuyết tật có cơ hội hòa nhập với xã hội bằng cách được làm việc, tìm kiếm việc
làm một cách bình đẳng, được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp liên quan.

4
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), “Báo cáo nghiên
cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của bộ luật lao động và
các văn bản có liên quan về lao động là người khuyết tật”: Nghiên cứu
trên đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng và những hạn chế còn tồn
tại trong các quy định của pháp luật về lao động là người khuyết tật. Dựa
trên điều kiện thực tế, bài viết đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong
Bộ Luật Lao động, khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện cơ chế thi hành
các quy định pháp luật. Từ đó tạo cơ hội tham gia thị trường lao động và
tăng cườnghỗ trợ việc làm cho lao động là người khuyết tật. Qua đó,
nhóm nghiên cứu có thể tham khảo, trích dẫn những thông tin cần thiết,
hữu ích từ bài viết nhằm dẫn chứng cho lập luận của mình.

- TS. Bùi Hữu Toàn, TS. Đỗ Mạnh Hùng (2023), “Pháp luật về quyền lao
động, việc làm của người khuyết tật và thực tiễn thi hành”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 10 (482): Bài viết đề cập những quy định của
pháp luật quốc tế về quyền lao động và việc làm của người khuyết tật. Từ
đó, liên hệ pháp luật Việt Nam về các quy định liên quan đến chính sách
ưu đãi của Nhà nước, điều kiện việc làm, chăm sóc sức khỏe, đào tạo
nghề nghiệp đối với người khuyết tật và các hành vi bị cấm khi sử dụng
lao động là người khuyết tật. Đồng thời, bài viết còn cho thấy thực tiễn thi
hành các quy định pháp luật về quyền lao động và việc làm của lao động
là người khuyết tật ở Việt Nam. Từ đó, kiến nghị hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả thực hiện quyền lao động và việc làm của người khuyết tật, nhằm
đảm bảo cho họ có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm, cũng như bảo vệ các
quyền lợi liên quan khác khi tham gia vào thị trường lao động. Bài viết sẽ
là cơ sở để nhóm nghiên cứu tham khảo, khai thác những thông tin cần
thiết, hữu ích nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu sâu vào quyền làm việc
của người khuyết tật trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc.

5
- UNDP (2020), “Báo cáo đánh giá Luật Người khuyết tật so sánh với
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD) và kinh nghiệm
của một số quốc gia”: Luật Người khuyết tật đã được ban hành vào năm
2010 dựa trên các quy định của Công ước quốc tế về quyền của người
khuyết tật (CRPD). Bài viết chỉ ra rằng Luật Người Khuyết tật của Việt
Nam vẫn còn một số khác biệt và hạn chế so với CRPD, đặc biệt là trong
lĩnh vực pháp luật về lao động. Để đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho
người khuyết tật, cần phải áp dụng các công cụ pháp lý phù hợp. Ngoài ra,
việc tạo ra chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết
tật cũng là một vấn đề quan trọng. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù
đã đề cập đến thực trạng áp dụng pháp luật liên quan đến người khuyết tật
và đưa ra kinh nghiệm của các quốc gia thành viên của CRPD, nhưng vẫn
còn nhiều vấn đề và giải pháp trong lĩnh vực lao động chưa được khai
thác hiệu quả theo chiều sâu do phạm vi nghiên cứu quá rộng.

- Hà Thị Lan (2014), “Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật
lao động Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội: Bài viết cho thấy rõ một số vấn đề
lý luận chung về bảo vệ quyền của người khuyết tật, chủ yếu tập trung vào
các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật. Theo đó, bài viết đánh
giá thực trạng của quy định pháp luật trong vấn đề bảo vệ quyền của
người khuyết tật và thực tiễn thực hiện thông qua các khảo sát, nghiên
cứu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu
quả thực hiện các quy định pháp luật về lao động trong việc bảo vệ quyền
của người lao động là người khuyết tật ở Việt Nam. Những điều trên đưa
đến các hướng nghiên cứu sau đây: đảm bảo quyền lợi của người khuyết
tật; đảm bảo quyền lợi của người sử dụng lao động; hoặc kết hợp hài hòa
giữa hai quyền lợi trên. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa khai thác hiệu quả
những tác động của công nghệ số đến việc làm của người khuyết tật. Do
đó cần thiết phải có bài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong bối cảnh
kinh tế và kỷ nguyên số hiện nay.

6
- Đào Thị Kim Dung (2014), “Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết
tật ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội: Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về những vấn đề pháp
lý cơ bản đối với pháp luật dạy nghề cho người khuyết tật, góp phần tạo
nên môi trường lao động bình đẳng cho mọi đối tượng lao động trong xã
hội. Đồng thời, phân tích và đưa ra những đánh giá khách quan thực trạng
pháp luật liên quan đến dạy nghề cho người khuyết tật cũng như thực
trạng áp dụng pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam.
Từ đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp
luật về dạy nghề đối với người khuyết tật. Trên cơ sở đó, luận văn đã có
những đóng góp quan trọng đối với vấn đề dạy nghề cho người khuyết tật.
Tuy nhiên, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu về vấn đề đào tạo và dạy nghề
để hỗ trợ người khuyết tật dễ dàng tiếp cận việc làm. Trong khi đó, còn rất
nhiều bất cập xoay quanh cơ hội việc làm của người khuyết tật như rào
cản từ xã hội, quy định về chính sách của Nhà nước,... Do đó, cần có bài
nghiên cứu khai thác đến những khía cạnh còn lại của vấn đề, góp phần
đảm bảo cho người khuyết tật có thể tiếp cận cơ hội việc làm một cách
hiệu quả trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.

- ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ, “Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam
về bảo vệ quyền của người lao động khuyết tật”, Khoa Luật Trường ĐH
Nguyễn Tất Thành: Bài viết phân tích rõ những quy định trong pháp luật
lao động Việt Nam về quyền của lao động là người khuyết tật. Bên cạnh
đó, bài viết còn chỉ rõ thực trạng về những bất cập, hạn chế trong quy định
hiện hành và đề xuất điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với thực tế xã hội nhằm
bảo vệ quyền cho người khuyết tật khi tham gia vào thị trường lao động.
Từ những phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp của bài viết có thể đặt
cơ sở, định hướng cho nhóm nghiên cứu trong việc khuyến nghị hoàn
thiện các quy định pháp luật nhằm góp phần thúc đẩy cơ hội việc làm, bảo

7
vệ quyền lợi hợp pháp và chống phân biệt đối xử với lao động là người
khuyết tật, từ đó tạo nên môi trường lao động bình đẳng.

4. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu về quy định pháp luật Việt Nam về đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp người khuyết tật khi tham gia vào thị trường lao động.
Bài viết phân tích những hạn chế còn tồn đọng trong thực tiễn áp dụng pháp luật
lao động lên người khuyết tật và những chủ thể khác có liên quan. Trên cơ sở
tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia khác, nhóm nghiên cứu đề xuất ý kiến để
khắc phục những bất cập, từ đó hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về người
khuyết tật.

5. Phạm vi nghiên cứu


Khái niệm về người khuyết tật trên thế giới được nhìn nhận theo nhiều
góc độ và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu nhỏ hơn,
nhóm sẽ tập trung chủ yếu vào quan điểm theo Mô hình Xã hội và Mô hình Y tế,
nghiên cứu về khái niệm người khuyết tật và lao động là người khuyết tật, tác
động của khoa học - công nghệ đến vấn đề việc làm của nhóm đối tượng này.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu về thực trạng quy định trong hệ thống pháp luật
Việt Nam, tập trung vào Luật Người khuyết tật 2010 và Bộ luật lao động 2019.
Từ đó, nhóm sẽ phân tích và chỉ ra những bất cập cần được hoàn thiện, bổ sung
và tham khảo những quy định pháp luật liên quan tại các quốc gia khác về đảm
bảo quyền làm việc của lao động là khuyết tật.

6. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp luận: đề tài được nhóm thực hiện dựa trên cơ sở phương
pháp luận của triết học Mác Lênin về duy vật biện chứng, qua đó có cái nhìn
tổng quan về tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền làm việc của người khuyết
tật.
Phương pháp hệ: Ngoài phương pháp luận trên cơ sở của chủ nghĩa Mác
Lênin, nhóm còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu sau:

8
Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu các
tài liệu, lý luận khác nhau về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động là
người khuyết tật; tổng hợp, liên kết những thông tin đã được phân tích và tạo ra
một hệ thống lý thuyết về vấn đề trên qua đó đưa ra được các nhận định, quan
điểm liên quan tới vấn đề trên.
Phương pháp so sánh luật học: phân tích, so sánh những quy định, văn
bản quy phạm pháp luật Việt Nam với nước ngoài liên quan tới đối tượng nghiên
cứu là “quyền làm việc của người khuyết tật” để rút ra những lợi thế và hạn chế
của pháp luật Việt Nam cũng như các kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển
nhằm áp dụng vào pháp luật Việt Nam.
Phương pháp tham khảo chuyên gia: tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng góp
của giảng viên, chuyên gia có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực “lao động” và
“nhân quyền” nhằm tìm được cái giải pháp và kiến nghị cho vấn đề “bảo đảm
quyền làm việc của người khuyết tật”.
7. Đóng góp của nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này với mục đích đưa ra các phương
pháp cụ thể đảm bảo cho quyền và lợi ích của lao động là người khuyết tật ngày
nay tại Việt Nam. Cùng với đó là tham khảo kinh nghiệm của khung pháp lý từ
các quốc gia khác nhau, trong đó nổi bật là Công ước quốc tế về quyền của
người khuyết tật (CRPD) áp dụng trên thế giới để tạo dựng nền tảng cho sự bình
đẳng về việc làm cho người khuyết tật. Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý nhằm giảm thiểu vấn đề hạn chế về quyền lao động
dành cho người khuyết tật ở Việt Nam cũng như đóng góp nghiên cứu cho thế
giới.

9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Khái niệm về người khuyết tật và lao động là người khuyết tật
1.1.1. Các mô hình khuyết tật
Khuyết tật là một khái niệm có sự khác biệt ở các quốc gia và cho đến nay
vẫn chưa có khái niệm thống nhất về thế nào là khuyết tật áp dụng chung cho các
nước. Nhìn chung nội hàm của chúng mang ý nghĩa khá giống nhau, đó là chỉ
người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc một hay nhiều chức
năng nào đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm, tuy nhiên cách diễn đạt lại rất đa
dạng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không đưa ra khái niệm về người khuyết tật,
thay vào đó là phân loại ba mức độ suy giảm liên quan đến người khuyết tật:
Khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật. “Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc
không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý.
Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm
khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang
khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật
của họ”.3
Một số mô hình khuyết tật đã được xác định theo nhiều quan điểm khác
nhau. Các mô hình khuyết tật chính được sử dụng là Mô hình Đạo đức (Moral
Model) (1), Mô hình Y tế (Medical Model) (2), Mô hình Xã hội (Social Model)
(3),...
(1) Mô hình Đạo đức (Moral Model) thường sẽ có các biểu hiện khác
nhau và thay đổi theo văn hóa.4 Ngoài ra, nhiều người theo đạo có thể tin rằng đó
chính là do đức tin của họ ban cho họ sự khuyết tật ấy. Mô hình đạo đức rất phổ
biến trên toàn thế giới và thường được mô tả trên các phương tiện truyền thông.
Ví dụ, một số bộ phim sử dụng sự khuyết tật về thể chất để thể hiện cho cái ác
hoặc miêu tả người khuyết tật là người vượt xa mức độ bình thường của con

3
Th.S Võ Thị Hoàng Yến, “Tàn” hay “Khuyết”, Tạp chí Tuổi trẻ,
<https://tuoitre.vn/tan-hay-khuyet-142550.htm>, truy cập ngày 10/3/2024
4
Psychology Today, The Moral Model of Disability Is Alive and Well,
https://www.psychologytoday.com/intl/blog/disability-is-diversity/202105/the-moral-model-dis
ability-is-alive-and-well, truy cập ngày 10/3/2024.

10
người để đạt được những mục tiêu riêng biệt.5 Nhận thấy, việc quy khuyết tật cho
trách nhiệm đạo đức thường dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử rõ ràng đối với
cả người khuyết tật và gia đình họ, gây nên hạn chế nghiêm trọng trong việc tiếp
cận giáo dục, y tế, việc làm,...
(2) Mô hình Y tế (Medical Model) coi khuyết tật là những khiếm khuyết
của một cá nhân, cho rằng chất lượng cuộc sống của người khuyết tật chỉ có thể
cải thiện bằng cách chữa trị hoặc khắc phục những khiếm khuyết này, cụ thể là
thông qua can thiệp y tế. Mô hình này đặt trách nhiệm lên cá nhân người bị
khiếm khuyết và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, thay vì tìm cách làm cho xã
hội thích ứng với họ.6 Tuy nhiên, cách tiếp cận này thường bỏ qua các yếu tố xã
hội như phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng không đầy đủ hoặc thái độ phân
biệt đối xử. Theo nhóm tác giả, việc điều chỉnh môi trường vật chất, xã hội để cải
thiện chất lượng cuộc sống và cơ hội cho tất cả mọi người là việc làm khả thi và
mang lại hiệu quả lâu dài hơn. Đó là lý do Mô hình Xã hội nhóm tác giả đề cập
bên dưới được phần lớn cộng đồng người khuyết tật ủng hộ.
(3) Mô hình Xã hội (Social Model) tập trung vào các rào cản mà người
khuyết tật phải đối mặt thay vì tập trung vào những khiếm khuyết của họ. Trong
mô hình này, các hoạt động của người khuyết tật bị giới hạn không phải bởi tình
trạng sức khỏe của họ mà bởi môi trường và các rào cản xã hội.7 Mục tiêu của
Mô hình Xã hội là thay đổi xã hội để hỗ trợ những người bị khuyết tật, chứ
không phải thay đổi những người khuyết tật để phù hợp với xã hội. Theo Mô
hình, quyền của người khuyết tật là trở thành công dân tham gia đầy đủ trong
một xã hội bình đẳng với những người khác.8 Mô hình Xã hội về khuyết tật hiện
là cách được quốc tế công nhận để xem xét và giải quyết vấn đề “khuyết tật”,

5
American Psychological Association, Conceptualizing disability: Three models of disability,
https://www.apa.org/ed/precollege/psychology-teacher-network/introductory-psychology/disabil
ity-models, truy cập ngày 10/3/2024.
6
Office of Developmental Primary Care, University of California San Francisco, Medical and
Social Models of Disability,
https://odpc.ucsf.edu/clinical/patient-centered-care/medical-and-social-models-of-disability,
truy cập ngày 10/3/2024.
7
Disability charity Scope UK, Social model of disability,
https://www.scope.org.uk/about-us/social-model-of-disability/, truy cập ngày 10/3/2024.
8
People with Disability Australia, Social model of disability,
https://pwd.org.au/resources/models-of-disability/, truy cập ngày 10/3/2024.

11
như theo Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (Convention
on the Rights of Persons with Disabilities - CRPD) thì chính những rào cản từ xã
hội là nguyên nhân tạo ra sự khó khăn trong cuộc sống của người khuyết tật so
với người bình thường.
Xét thấy, Mô hình Đạo đức và Y tế dành cho người khuyết tật bắt nguồn
từ những ý tưởng cũ. Họ tập trung vào việc chẩn đoán với ý niệm rằng người
khuyết tật cần được “chữa khỏi” và đổ lỗi cho tình trạng bị khuyết tật lên chính
bản thân người khuyết tật. Còn Mô hình Xã hội về khuyết tật là những cách nhìn
tiến bộ hơn. Chúng là những công cụ hữu ích để ủng hộ sự thay đổi tích cực và
bình đẳng cho người khuyết tật, làm cơ sở đúng đắn cho sự tương tác của xã hội
đối với những người khuyết tật.9 Nhìn chung, những mô hình này là các cách tìm
hiểu và tiếp cận đến gần hơn những vấn đề xoay quanh người khuyết tật. Tuy
những mô hình này đều không hoàn hảo nhưng chúng sẽ tác động đến cuộc sống
của người khuyết tật vào một thời điểm nào đó.

1.1.2. Khái niệm về người khuyết tật


Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia nói chung và pháp luật Việt
Nam nói riêng, xác định khái niệm người khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo vệ quyền lợi và đảm bảo cơ hội việc làm cho họ. Cụ thể, việc xác định
khái niệm giúp (i) xác định đúng đối tượng lao động là người khuyết tật khi tham
gia vào thị trường lao động; (ii) xác định các quyền lợi như chế độ bảo hiểm xã
hội, hỗ trợ tạo việc làm, các chương trình đào tạo nghề và các chính sách hỗ trợ
khác; (iii) tạo ra sự nhận thức về việc hỗ trợ người khuyết tật trong việc tìm kiếm
việc làm, xây dựng các chính sách và quy định về lao động khuyết tật, thúc đẩy
việc tạo ra cơ hội việc làm cho họ; (iv) xóa bỏ kỳ thị đối với người khuyết tật.
Nhìn chung, điều này góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi cho người
khuyết tật, tạo ra môi trường công bằng và đảm bảo cho người khuyết tật được
tham gia vào xã hội một cách bình đẳng.

9
Youth Disability Advocacy Service, Four models of disability,
https://www.yacvic.org.au/ydas/resources-and-training/together-2/values-and-ideas/two-models
-of-disability/, truy cập ngày 19/03/2024.

12
Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (CRPD) định
nghĩa “Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể
chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác
nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã
hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.10 Ở đây, bên cạnh đề cập đến
những khiếm khuyết của người khuyết tật, định nghĩa này cũng nhấn mạnh đến
những rào cản khác nhau từ xã hội mà họ phải đối mặt. Theo quan điểm của Liên
Hợp Quốc, chính những thiếu sót về điều kiện cơ sở vật chất và thái độ kỳ thị đối
với người khuyết tật mới là điều cần quan tâm khi đề cập đến khái niệm này.
Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 định nghĩa “người
khuyết tật là những người có sự suy yếu về thể chất lẫn tinh thần gây ảnh hưởng
đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống”.11 Đạo luật
này còn đưa ra những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: “khiếm khuyết về các
giác quan như thị giác, thính giác; khiếm khuyết về vận động, tinh thần,... và
những căn bệnh cụ thể như ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bại não, động kinh,
teo cơ, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh HIV.” Trong Đạo luật
phân biệt đối xử với người khuyết tật của Vương Quốc Anh năm 1995, người
khuyết tật ngoài được hiểu là người có khuyết tật về trí não hay vận động ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày thì còn bao gồm cả
người mắc bệnh ung thư, HIV và các bệnh lây nhiễm khác.12 Điều này cho thấy
sự tương đồng giữa hai hệ thống pháp luật của Anh và Hoa Kỳ khi cùng đề cập
đến các căn bệnh trên trong vấn đề về người khuyết tật.
Còn Luật Bảo vệ người khuyết tật của nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa 2008 lại định nghĩa người khuyết tật bằng cách liệt kê “những khiếm khuyết
của một người về thị giác, thính giác, khả năng nói, chậm phát triển trí tuệ, rối
loạn trí tuệ, đa dạng tật, và/hoặc các dạng tật khác”.13 Theo đó, người khuyết tật
mất toàn bộ hoặc một phần khả năng để thực hiện một hoạt động theo cách được
coi là bình thường. Phân tích từ một số khái niệm về người khuyết tật trên thế
10
Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (CRPD), Điều 1
11
Quốc hội Hoa Kỳ (1990), Đạo Luật người khuyết tật Hoa Kỳ ngày 26/07/1990 và sửa đổi bổ
sung ngày 01/01/2009
12
Quốc hội Vương quốc Anh 1995, Đạo luật phân biệt đối xử với người khuyết tật
13
Điều 2 Luật Bảo vệ người khuyết tật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 2008

13
giới nêu trên, có thể khẳng định những người khuyết tật thường gặp nhiều khó
khăn khi tham gia hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội. Mặc dù có chính sách
hỗ trợ, họ vẫn đối mặt với sự phân biệt và hạn chế. Việc tạo điều kiện công bằng
và cơ hội cho họ vẫn là thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế. Do đó họ cần
được đảm bảo quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động đời sống như
bất cứ công dân bình thường khác với tư cách quyền của một con người. Từ
những phân tích trên, có thể khái quát khái niệm về người khuyết tật như sau:
“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc
bị suy giảm chức năng vì bất kỳ lý do gì dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu
dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào các hoạt động xã hội trên cơ sở
bình đẳng với mọi chủ thể khác trong xã hội”.
Trước đây, Việt Nam sử dụng cả hai thuật ngữ người tàn tật và người
khuyết tật để chỉ đến hai chủ thể khác nhau. Cụ thể, người “tàn tật” được sử dụng
trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Tại điều
59, điều 67), trong Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998.14 Trong khi đó, Luật
Giáo dục của Việt Nam năm 2005 lại sử dụng cả hai thuật ngữ người tàn tật và
người khuyết tật. Mặc dù vậy, Luật Giáo dục 2005 hay các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật này lại không có sự giải thích nào cho thấy sự khác biệt giữa người
khuyết tật và người tàn tật. Với sự ra đời của Luật Người khuyết tật năm 2010,
khái niệm “người khuyết tật” được sử dụng chính thức và duy nhất trong các
Luật thay cho cụm từ “người tàn tật”. Theo quy định tại khoản 1 điều 2 của Luật
này, “người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Như vậy, người khuyết tật theo quy định chính
thức của pháp luật Việt Nam bao gồm cả những người khiếm khuyết bẩm sinh
lẫn những người bị khiếm khuyết hay suy giảm chức năng do tai nạn, thương
binh,... khái niệm này dù vẫn còn mang tính chất chung chung so với Công ước
về quyền của người khuyết tật nhưng đã có sự nhất quán và tương đối phù hợp
với quan điểm chung của các Luật về người khuyết tật của các nước trên thế giới.

14
Pháp lệnh số 06/1998/PL-UBTVQH10 của Quốc hội: Pháp lệnh về người tàn tật

14
Với những khái niệm trong lẫn ngoài nước, dễ dàng nhận thấy người
khuyết tật nói chung mang những đặc điểm sau: khiếm khuyết một hay nhiều bộ
phận cơ thể dẫn đến việc giảm thiểu chức năng hoạt động vốn có của con người,
từ đó khiến họ gặp khó khăn trong đời sống hằng ngày và sự khó khăn đó thường
diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Việc làm rõ những đặc điểm này giúp
cho các nhà làm luật có căn cứ tác động đến việc quy định, ban hành và thi hành
pháp luật sao cho phù hợp, nhằm tiếp cận và trợ giúp phù hợp đối với người
khuyết tật trong việc hòa nhập xã hội nói chung và trong vấn đề việc làm nói
riêng.

1.1.3. Khái niệm về lao động là người khuyết tật


Cũng như những chủ thể khác, người khuyết tật cũng cần được tham gia
vào thị trường lao động để ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, từ đó thúc
đẩy xã hội ngày một công bằng, văn minh và phát triển. Làm việc là hoạt động
lao động tạo thu nhập hợp pháp, vì vậy “Nhà nước và người sử dụng lao động có
trách nhiệm tham gia giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo cho người có khả năng
lao động đều có cơ hội có việc làm”.15 Tuy còn đối mặt với nhiều khó khăn,
người khuyết tật vẫn có thể trở thành một phần của nền kinh tế nếu được tạo
những điều kiện phù hợp.
Trong Luật người khuyết tật 2010 và Bộ luật lao động 2019 đều không
đưa ra khái niệm về lao động là người khuyết tật mà chỉ quy định chính sách của
Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật, quy định về việc tuyển dụng
người khuyết tật đối với người sử dụng lao động. Để người khuyết tật có thể
tham gia vào lực lượng lao động, trước tiên phải họ phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện pháp lý của người lao động bình thường. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1
Điều 3 Bộ Luật lao động 2019 như sau “Người lao động là người làm việc cho
người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người
lao động là đủ 15 tuổi…” (Trừ những trường hợp là lao động chưa thành niên có
kèm điều kiện được quy định ở Mục 1 Chương XI của Bộ luật này). Ngoài ra, họ

15
Điều 9 Bộ Luật lao động 2019

15
còn mang những đặc điểm riêng biệt về mặt thể chất, trí lực so với lực lượng lao
động khác, mà qua đó chúng ta có thể phân biệt được lao động và lao động là
người khuyết tật.
Luật Người khuyết tật 2010 và Bộ luật Lao động 2019 vẫn chưa đưa ra
khái niệm cụ thể về lao động là người khuyết tật cũng như các điều kiện pháp lý
với nhóm đối tượng này. Nhưng dựa vào quy định chung về người lao động,
Người khuyết tật khi tham gia vào quan hệ lao động phải đảm bảo các điều kiện
về chủ thể như bao chủ thể lao động khác theo quy định của pháp luật.
Một là, chủ thể phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi. Theo quy định của Bộ
luật Lao động năm 2019 thì có những điều kiện theo từng trường hợp (1) “Người
lao động từ đủ 18 tuổi trở lên”; (2) “Người lao động chưa thành niên từ đủ 15
tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp
luật của người lao động”; (3) “Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới
15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi”; (4) “Người lao động được
những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao
động”.16
Hai là, người khuyết tật phải có khả năng lao động. Luật Người khuyết tật
2010 tại Khoản 2 Điều 3 có phân loại khuyết tật thành ba mức độ: Người khuyết
tật đặc biệt nặng, Người khuyết tật nặng và Người khuyết tật nhẹ. Như vậy, ngoại
trừ người khuyết tật với tỷ lệ thương tật nhất định không thể tự mình tham gia
vào thị trường lao động thì nhóm còn lại vẫn có khả năng lao động trong điều
kiện phù hợp. Người khuyết tật tuy bị suy giảm khả năng do khiếm khuyết một
hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể/tinh thần, nhưng không vì thế mà mặc định họ
không có hoặc mất khả năng lao động.
Trong nội dung Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài
chính hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật thuế thu nhập cá nhân cũng có
quy định về khái niệm có liên quan là “người khuyết tật không có khả năng lao
động”. Cụ thể tại điểm e khoản 1 Điều 9 Thông tư này có quy định khái niệm:
“Người khuyết tật, không có khả năng lao động…là những người thuộc đối
tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có

16
Điều 143 Bộ Luật lao động 2019

16
khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...)”. Theo đó, để
được coi là người khuyết tật không có khả năng lao động thì trước tiên đó phải là
người khuyết tật căn cứ theo quy định của Luật Người khuyết tật 2010 và mắc
phải một số bệnh mà dẫn đến không có khả năng lao động như: AIDS, ung thư,
suy thận mãn,...
Ba là, việc tham gia vào thị trường lao động phải do chính lao động là
người khuyết tật thực hiện trên thực tế. Theo Bộ Luật lao động 2019 quy định
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên
gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự
quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.17
Như vậy, hợp đồng lao động sẽ làm phát sinh yếu tố pháp lý giữa người lao động
và người sử dụng lao động (trừ trường hợp thỏa thuận bằng tên gọi khác). Trên
cơ sở của hợp đồng lao động, người lao động thực hiện công việc theo đúng yêu
cầu của người sử dụng lao động và được trả một khoản lương tương ứng. Chính
vì vậy, quan hệ lao động mang tính đích danh, tức là khi hợp đồng lao động được
giao kết với lao động là người khuyết tật thì họ phải tự mình thực hiện công việc
theo đúng những gì đã thỏa thuận.
Từ những phân tích trên, nhóm tác giả đưa ra định nghĩa: “Lao động là
người khuyết tật là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có những khiếm khuyết về bộ
phận cơ thể hoặc/và tinh thần được Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan có
thẩm quyền xác nhận theo quy định của Bộ Y tế nhưng vẫn có khả năng lao động
và làm việc theo hợp đồng lao đồng, được trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành của người sử dụng lao động”.
Là đối tượng có những đặc điểm khác biệt về thể chất hoặc/và tâm sinh lý,
người khuyết tật phải đối mặt với nhiều rào cản khi tìm kiếm cơ hội việc làm.
Thứ nhất, rào cản về mặt tinh thần, lao động là người khuyết tật thường có
tâm lý tự ti bởi sự hạn chế của bản thân về thể chất, tinh thần, từ đó dẫn đến hạn
chế khả năng trong lao động. Do đó người khuyết tật thường nhận định bản thân

17
Khoản 1 Điều 13 Bộ Luật lao động 2019.

17
là gánh nặng của gia đình và xã hội, chính suy nghĩ này khiến họ ngày càng xa
lánh xã hội và khó tìm kiếm cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, người khuyết tật đồng
thời phải đối mặt với sự thương hại, kỳ thị thậm chí là bị bỏ lại của cộng đồng.
Do vậy, cần nâng cao tầm quan trọng trong việc tạo lập một môi trường sống
thoải mái, dễ dàng hòa nhập dành cho người khuyết tật.
Thứ hai, yếu tố cần đáng được quan tâm tiếp theo là rào cản về thể chất.
Từ sự suy giảm chức năng về thể chất/tinh thần, người khuyết tật gặp nhiều hạn
chế về trình độ và kỹ năng trong quá trình làm việc. Ngày nay cách nhìn nhận
của xã hội đối với lao động là người khuyết tật đã có những chuyển biến tích cực
hơn so với thời kỳ trước, người khuyết tật có cơ hội làm việc phù hợp với điều
kiện của bản thân. Tuy nhiên số lượng lao động là người khuyết tật ở nhiều
ngành nghề vẫn còn khiêm tốn. Bởi lẽ, “Phần lớn lao động là người khuyết tật có
trình độ học vấn thấp và không có tính chuyên môn cao”18, điều này cũng góp
phần gây ra các cản trở nhất định cho vấn đề tìm kiếm việc làm phù hợp của
người khuyết tật.
Thứ ba, kinh tế cũng là một rào cản đối với người khuyết tật. Trong thực
tế, điều kiện thể chất của người khuyết tật không cho phép họ tham gia giao
thông công cộng hay môi trường công sở một cách đầy đủ và luôn cần sự hỗ trợ
rất lớn về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để ổn định tình trạng thể chất. Chính vì
vậy, người sử dụng lao động phải cân nhắc khi tuyển dụng lao động là người
khuyết tật. Và khi người khuyết tật được tuyển dụng thì môi trường làm việc
cũng khó đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của họ về phương tiện, công cụ làm
việc và nhiều vấn đề khác.
Tóm lại, trong mối tương quan kinh tế - xã hội, nhóm lao động khuyết tật
đối mặt với đặc điểm khác biệt về sức khỏe so với người lao động bình thường,
gây trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Để cải thiện điều kiện sống của họ, cần
giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe và an sinh xã hội một cách toàn
diện, từ pháp luật đến chính sách xã hội. Điều này sẽ không chỉ thể hiện sự hoàn
thiện trong pháp luật và chính sách xã hội mà còn hỗ trợ đến tăng trưởng kinh tế

18
Cục BTXH-Bộ LĐTBXH, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với người
khuyết tật ở Việt Nam”, 3/2023.

18
và phát triển bền vững. Tạo cơ hội công bằng cho nhóm lao động khuyết tật
không chỉ là điều nghĩa vụ mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển và thịnh vượng
toàn cầu.

1.2. Tác động của khoa học - công nghệ đến vấn đề việc làm của người
khuyết tật
Dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, “không ai bị phân biệt đối xử
trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” và “công dân có quyền
làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” cũng như yêu cầu cấm
phân biệt đối xử trong lao động (Điều 16, 35). Ngoài ra, công nghệ giúp cho
người khuyết tật tiếp cận được với quy trình đào tạo việc làm theo đúng các cấp
bậc của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Bộ Quy chuẩn và tiêu chuẩn về tiếp
cận đối với người khuyết tật năm 2002.
Bên cạnh đó, các quy định tại Điều 2, 4 và 5 của Luật Người khuyết tật
2010 thì “việc tiếp cận công nghệ thông tin là quyền hợp pháp của người khuyết
tật và Nhà nước có trách nhiệm bảo trợ và trợ giúp người khuyết tật trong việc
tiếp cận với công nghệ thông tin”. Hiện nay, Nhà nước ta đã có những bước tiến
mới trong việc nâng cao cơ hội việc làm của lao động là người khuyết tật khi
tham gia vào thị trường lao động. Đồng thời, theo Điều 43 Luật người khuyết tật
2010 thì “Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hỗ trợ, phát triển công nghệ thông tin
cho người khuyết tật cũng như hỗ trợ miễn, giảm thuế,... đối với các hoạt động
nghiên cứu, cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin cho người
khuyết tật”.
Do đó, hỗ trợ người khuyết tật trong việc tiếp cận khoa học công nghệ là
nhiệm vụ cấp thiết. Bên cạnh mở ra nhiều cơ hội trong quá trình tìm kiếm việc
làm và thúc đẩy quá trình dần hòa nhập với xã hội, công nghệ thông tin vẫn
mang lại nhiều thách thức và cạnh tranh cho người khuyết tật khi tham gia thị
trường lao động.
1.2.1. Tác động đối với lao động là người khuyết tật
1.2.1.1. Tác động tích cực

19
Khoa học công nghệ đã có những tác động tích cực đến cơ hội tiếp cận
việc làm của lao động là người khuyết tật.
(1) Họ có thể dễ dàng tiếp cận với các công việc phù hợp hơn, trở nên chủ
động hơn trong việc tìm kiếm việc làm và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị
trường lao động. Các trang web như LinkedIn và các nền tảng mạng xã hội như
Facebook, Zalo đã tạo ra cơ hội tuyển dụng và tìm kiếm việc làm trực tuyến cho
người lao động khuyết tật, giúp tăng khả năng kết nối giữa nhà tuyển dụng và
người lao động là người khuyết tật. Đồng thời, với sự xuất hiện của những công
cụ tìm việc trực tuyến cho phép người lao động mở rộng phạm vi tìm kiếm việc
làm không chỉ trong nước, mà người lao động hoàn toàn có thể tìm kiếm các cơ
hội việc làm tại nước ngoài.
(2) Người khuyết tật có cơ hội để phát triển và thực hiện hóa mong muốn
của mình. Điển hình là Enablecode, một công ty hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin chỉ tuyển những người khuyết tật được thành lập bởi chính những
người khuyết tật là Nguyễn Minh Hảo, Phạm Quốc Hoài, Nguyễn Minh Luân và
Chu Duy Thiện. Hiện tại, khách hàng của Enablecode đã đến từ nhiều quốc gia
trên thế giới và đều bất ngờ với những điều mà người khuyết tật có thể làm.
Enablecode luôn chú tâm vào công tác đào tạo, mở những lớp dạy lập trình cho
người khuyết tật quanh năm và tuyển những học viên từ chính những lớp học đó.
Qua đó, người khuyết tật đã chứng minh được năng lực của mình và khẳng định
được vị trí của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế.
1.2.1.2. Tác động tiêu cực
(1)
Phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu là tự
tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện như
các làng nghề thủ công, hợp tác xã dành cho người khuyết tật, rất ít người tìm
được làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.19 Theo nghiên
cứu của Viện Toàn cầu McKinsey, ước tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 400 đến

19
Ths. Nguyễn Ngọc Toản, “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật: Thực trạng
và những vấn đề đặt ra”, <https://molisa.gov.vn/baiviet/20979?tintucID=20979>, truy cập
17/3/2024.

20
800 triệu việc làm trên toàn thế giới bị thay thế bởi công nghệ tự động hóa.20 Sự
hiện đại hóa ngày càng nhanh chóng của trang thiết bị máy móc, khoa học - công
nghệ đã dần thay thế vai trò của con người trong các quy trình sản xuất, dẫn đến
nguy cơ thất nghiệp cho hàng triệu lao động. Đặc biệt, người khuyết tật với trình
độ chuyên môn và điều kiện thể chất hạn chế gặp phải nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm việc làm. Công việc tương tác và điều khiển máy móc trong môi trường
công nghệ cao đòi hỏi có hàm lượng tri thức và kỹ năng tay nghề cao, điều mà
người khuyết tật thường gặp khó khăn. Doanh nghiệp cũng đối diện với thách
thức trong việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người lao động là người khuyết
tật, cũng như cải thiện cơ sở vật chất phù hợp với họ. Việc sử dụng lao động là
người khuyết tật trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội
nhưng cũng đồng thời đem đến nhiều thách thức cho xã hội và doanh nghiệp.
Xu hướng ứng dụng công nghệ số, các phần mềm, thiết bị thông minh và
robot vào hoạt động sản xuất dẫn đến sự giảm bớt số lượng người lao động làm
việc chân tay. Bên cạnh đó, xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức
cũng có nhiều thay đổi nhất định để phù hợp với xu thế hiện nay. Do đó, người
lao động cần phải có những thay đổi đáng kể nhằm thích nghi với sự phát triển
này, cụ thể là kỹ năng số21 chuyên sâu và những kiến thức cũng như các kiến
thức, kinh nghiệm phù hợp cho phép con người tiếp cận và sử dụng công nghệ
số. Do đó, hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin là nhiệm
vụ cấp thiết, việc tiếp cận được khoa học công nghệ mở ra nhiều cơ hội hơn
trong quá trình tìm kiếm việc làm, thúc đẩy quá trình dần hòa nhập với xã hội,
loại bỏ sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật. Đi đôi với cơ hội sẽ là
những thách thức, việc mở ra nhiều cơ hội việc làm sẽ xuất hiện sự cạnh tranh
trong thị trường, thứ mà nhóm người yếu thế trong xã hội sẽ phần nào cảm thấy
khó khăn khi đương đầu.

20
Erlina Green Halmiton, “Summary: McKinsey Global Institute (MGI) Jobs lost, jobs gained:
Workforce transitions in a time of automation (2017)”, 2023.
21
Kỹ năng số là khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng, chia sẻ và sáng tạo nội dung bằng công
nghệ thông tin và Internet.

21
Với sự xuất hiện của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, vấn đề nan giải nhất ảnh hưởng rõ rệt tới người khuyết tật đó chính là nạn
thất nghiệp, vì những công việc của người khuyết tật hiện tại chỉ là những công
việc tay chân, đơn giản và không có tính chuyên môn cao, trong khi khoa học
công nghệ lại là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức sâu rộng, lượng tri thức lớn, khả năng
tiếp thu nhanh. Việc đào tạo sử dụng khoa học công nghệ phải được thực hiện từ
sớm, ví dụ như ngay từ cấp 1 hiện nay học sinh đã được dạy cho sử dụng máy
tính. Điều này là thách thức rất lớn đối với người khuyết tật khi họ luôn được cho
rằng là gặp khó khăn trong việc tiếp thu. Chưa kể khi tìm kiếm việc làm, người
khuyết tật sẽ phải đối mặt với những sự cạnh tranh đến từ không chỉ những
người khuyết tật khác mà còn những người bình thường. Do đó, không chỉ mỗi
người khuyết tật phải nỗ lực hết sức mình mà còn cần sự giúp đỡ từ phía gia đình
và sự chung tay từ xã hội.
Ngày nay, các ngành nghề thủ công đang dần bị loại bỏ khỏi thị trường
lao động thay vào đó là các ngành nghề được phát triển theo phương hướng tự
động hóa, đa phần những lao động là người khuyết tật thường tham gia vào thị
trường lao động bằng việc làm các ngành nghề thủ công được đăng tuyển trên
internet. Do đó, Nhà nước cần đẩy mạnh việc duy trì các ngành nghề thủ công và
thúc đẩy sự bảo tồn các ngành nghề lao động thủ công. Hiện nay, thị trường lao
động luôn đòi hỏi người lao động với các kỹ năng chuyên môn cao, dẫn đến
những người lao động có kỹ năng khá và trung bình có nguy cơ bị đào thải khỏi
thị trường lao động ngày càng cao. Vì vậy, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay
nghề cho lao động là người khuyết tật cần phải được đẩy mạnh theo đúng với
quy định tại Điều 32 Luật Người khuyết tật 2010. Bên cạnh đó, Nhà nước cần
thúc đẩy thực hiện quy định khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ
gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật theo Điều 8 Nghị định
28/2012/NĐ-CP, và quy định khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận
người khuyết tật vào làm việc theo Điều 10 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.

22
1.2.2. Tác động đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử
dụng lao động là người khuyết tật
Người khuyết tật là chủ thể xã hội luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm và trở thành mắt xích chính trong chính sách an sinh xã hội của Nhà
nước. Thông tin từ Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam cho biết, số
người khuyết tật còn trong độ tuổi lao động là 61%, trong đó 40% còn khả năng
lao động. Tuy nhiên, chỉ có 31,7% người khuyết tật từ đủ 15 tuổi trở lên có việc
làm so với 83,8% người không khuyết tật.22 Hiện nay, nhằm khuyến khích các tổ
chức doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, chính phủ đã ban hành
quy định về những chính sách ưu đãi, cụ thể như căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị
định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật thì “cơ sở sản
xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật quy
định tại Điều 334 Luật Người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi như
hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết
tật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi…”23
Đặc biệt, trong Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật người
khuyết tật “có quy định ​miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất
kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người
khuyết tật trở lên, giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất
kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao
động là người khuyết tật”.24
Đối mặt với sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, bất kỳ cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp nào cũng muốn bắt kịp xu thế công nghiệp hóa, thay thế sức
người bằng máy móc, vừa đảm bảo năng suất vừa có tính ổn định cao. Đây chính
là khó khăn, thách thức không chỉ đối với người khuyết tật mà còn người bình
thường. Thay vì thuê những lao động là người khuyết tật và chấp nhận rủi ro về

22
Cục BTXH-Bộ LĐTBXH, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với người
khuyết tật ở Việt Nam”, 3/2023.
23
Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
24
Điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật.

23
năng suất và chất lượng công việc thì những tổ chức, doanh nghiệp có thể lắp đặt
những dàn máy móc và thuê một số lượng nhỏ nhân viên vận hành máy móc.
Chưa kể sau khi nhận lao động là người khuyết tật vào sẽ cần đầu tư thêm cơ sở
vật chất và trang thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật nhằm đảm bảo an toàn, vệ
sinh lao động cũng như đảm bảo được phần nào chất lượng công việc cho người
khuyết tật. Đây chính là thách thức lớn nhất đối với bất cứ tổ chức, doanh nghiệp
nào đang suy nghĩ đến việc tuyển lao động là người khuyết tật.
Nhìn chung, việc tiếp cận khoa học công nghệ đối với người khuyết tật
tuy mang lại nhiều cơ hội việc làm nhưng cũng đi kèm vô số thách thức không
chỉ đối với lao động là người khuyết tật mà còn tác động đến Nhà nước, cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật. Để vừa đảm bảo
được khả năng tiếp cận vừa hạn chế được những khó khăn, hạn chế, cần có một
số biện pháp cụ thể như sau:
Một là, Nhà nước, chính phủ cần rà soát, hoàn thiện cơ chế, quy định pháp
luật về phát triển nhân lực là người khuyết tật, ban hành thêm chính sách nhằm
tăng cường khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, mở những khóa đào tạo miễn
phí để người khuyết tật có thể làm quen với khoa học công nghệ qua đó tạo được
sự yên tâm về khả năng chuyên môn, góp phần tích cực trong công cuộc tìm
kiếm việc làm, hòa nhập xã hội.
Hai là, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về tầm quan
trọng của khoa học công nghệ trong đời sống và làm việc đối với người khuyết
tật để khơi dậy được sự quyết tâm, đồng thời tuyên truyền cho xã hội về vị trí,
vai trò của người khuyết tật có kỹ năng nghề nhằm tạo được sự chuyển biến
trong nhận thức và nhận được sự đồng thuận của xã hội.
Ba là, tăng cường thêm các hoạt động quốc tế, ký kết những hiệp ước
song và đa phương, tham gia thêm những điều ước quốc tế liên quan đến đảm
bảo quyền tiếp cận khoa học công nghệ đối với người khuyết tật.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

24
Với cách tiếp cận khác nhau của các mô hình về khuyết tật trên thế giới,
song người khuyết tật vẫn là đối tượng đặc biệt của hầu hết các quan hệ xã hội,
cụ thể trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ tập trung khai thác về quan hệ
lao động. Mặc dù còn gặp nhiều bất lợi, song người khuyết tật vẫn là một bộ
phận quan trọng cấu thành nên cộng đồng xã hội. Với sự thay đổi tích cực trong
nhận thức của các tổ chức quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định
pháp luật phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm người trên.
Trong chương này, bài viết trước hết đề cập đến các mô hình về người
khuyết tật phổ biến trên thế giới, mỗi mô hình sẽ có cách tiếp cận và xây dựng
khái niệm người khuyết tật khác nhau. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa
học - công nghệ trên toàn cầu, vấn đề về việc làm của lao động là người khuyết
tật và doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người khuyết tật sẽ bị tác động trên
nhiều phương diện. Do đó, cần thiết nhận diện và phân tích những tác động đó để
đáp ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Từ đó, tạo ra một bức tranh
tổng quan và khoa học về các quan điểm trên thế giới, làm rõ các quy phạm pháp
luật về lao động là người khuyết tật và tạo tiền đề cho việc phân tích về thực
trạng của các quy định pháp luật trong phần chương II.

25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN CHO LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
2.1. Pháp luật của Việt Nam về bảo vệ quyền cho lao động là người
khuyết tật
2.1.1. Quy định pháp luật về quyền bình đẳng về cơ hội việc làm đối với
lao động là người khuyết tật
Vấn đề việc làm của lao động là người khuyết tật được đặc biệt chú trọng,
quan tâm bởi cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này cũng
được quy định cụ thể trong Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD).
Công ước đã công nhận quyền lao động của người khuyết tật dựa trên cơ sở bình
đẳng với những người khác bao gồm quyền có “cơ hội tự kiếm sống bằng hình
thức lao động do người lao động chọn hoặc chấp nhận trên thị trường lao động
và trong môi trường lao động mở, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật”.25 Như
vậy, quyền lao động của người khuyết tật được hiểu là quyền có cơ hội tự do tìm
kiếm việc làm, lựa chọn công việc, nghề nghiệp phù hợp với bản thân và không
bị phân biệt đối xử với những người lao động khác.
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các thời kỳ
đều khẳng định mọi công dân đều bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện
nghĩa vụ. Căn cứ theo:
Điều thứ 6 Hiến pháp năm 1946 “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang
quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”;
Điều 22 Hiến pháp năm 1959 “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà đều bình đẳng trước pháp luật”;
Điều 55 Hiến pháp năm 1980 “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật”;
Điều 50 Hiến pháp năm 1992 “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được
tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và
luật”;

25
Khoản 1 Điều 27 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007.

26
Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp
và pháp luật”.
Xuyên suốt quá trình lập pháp của Việt Nam, tất cả các bản Hiến pháp đều
khẳng định rằng không có sự phân chia, tách biệt người khuyết tật ra khỏi khái
niệm công dân Việt Nam; họ được tôn trọng, bảo vệ và được hưởng các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
Hiện nay, Nhà nước có các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật
nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tạo công ăn, việc làm
cho người lao động. Tại Khoản 2 Điều 59 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước
tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ
thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật,
người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác”. Hiến pháp là văn bản pháp
luật cấp cao nhất của quốc gia và có tính bắt buộc áp dụng đối với mọi cơ quan
trong hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do đó, luật pháp, chính sách và
luật bất thành văn (án lệ) phải phù hợp với Hiến pháp. Với lý do như trên, cần
đặc biệt chú ý tăng cường quyền bình đẳng về cơ hội việc làm cho người khuyết
tật thông qua các điều khoản của Hiến pháp. Bình đẳng về cơ hội là sự bình đẳng
của mọi công dân trong cơ hội tiếp cận việc làm chứ không nhất thiết phải là
bình đẳng về kết quả đạt được. Nghĩa là người khuyết tật có cơ hội tham gia vào
các vị trí công việc và được trả mức lương giống như những người khác nếu điều
kiện năng lực của họ phù hợp, đồng thời được hưởng mọi điều kiện làm việc và
đảm bảo an toàn, sức khỏe một cách bình đẳng mà không phải chịu bất kỳ sự
phân biệt đối xử nào.
2.1.2. Quy định pháp luật khuyến khích lao động người khuyết tật tìm
kiếm việc làm
Người khuyết tật được xem là nhóm người yếu thế trong xã hội và gặp
nhiều rào cản trong cơ hội việc làm, dẫn đến tâm lý mặc cảm, tự ti và thiếu hụt
động lực để tiếp cận các cơ hội việc làm. Do đó, pháp luật có những quy định
khác nhau nhằm khuyến khích, hỗ trợ lao động là người khuyết tật tự tìm kiếm

27
việc làm, chủ động tạo cơ hội việc làm cho bản thân. Cụ thể, Khoản 3 Điều 61
Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và
người nghèo được học văn hoá và học nghề”. Trên tinh thần của Hiến pháp
2013, Nhà nước quy định chung các chính sách về lao động tại Bộ luật Lao động
năm 2019, quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động
là người khuyết tật.26 Đặc biệt, Nhà nước còn có các chính sách khuyến khích, ưu
đãi dành riêng đối với người lao động là người khuyết tật, căn cứ theo Điều 158
Bộ luật Lao động năm 2019: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm
của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù
hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận lao động là
người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật”.
Tại Điều 5 của Luật Người khuyết tật năm 2010 cũng quy định chi tiết các chính
sách của Nhà nước dành cho lao động là người khuyết tật trong đó bao gồm
chính sách trợ giúp người khuyết tật trong dạy nghề, việc làm.
Bên cạnh việc ban hành các quy định nhằm khuyến khích người khuyết
tật tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm, hay cá nhân, tổ chức tạo việc làm cho
người khuyết tật; Nhà nước còn quy định về việc sử dụng lao động là người
khuyết tật đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Đồng thời, theo quy
định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Người khuyết tật năm 2010 “Nhà nước tạo điều
kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm
miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người
khuyết tật”27, từ đó đặt ra nhiều vấn đề pháp lý có liên quan đến việc làm của lao
động là người khuyết tật.
Cụ thể, theo:
Khoản 3 Điều 33: “Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao
động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo
đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật”;

26
Khoản 7 Điều 4 Bộ luật Lao động năm 2019.
27
Khoản 1 Điều 33 Luật Người khuyết tật năm 2010.

28
Khoản 4 Điều 33: “Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao
động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao
động đối với lao động là người khuyết tật”;
Khoản 5 Điều 33: “Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học
nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật”.
Ngoài ra, pháp luật còn đặt ra quy định đối với các cá nhân, tổ chức, cơ
quan, doanh nghiệp tại Khoản 2 Điều 33: “không được từ chối tuyển dụng người
khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển
dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết
tật”. Việc quy định chặt chẽ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao
động là người khuyết tật nhằm khuyến khích tối đa khả năng chủ động tìm kiếm
việc làm cho người khuyết tật.

2.1.3. Quy định pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp việc làm cho
người khuyết tật
Trong kinh doanh, phần lớn chủ doanh nghiệp đặt vấn đề lợi nhuận lên
hàng đầu, do đó việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật là một điều mà họ
cân nhắc. Vì vậy, bên cạnh việc pháp luật quy định những trách nhiệm đối với
người sử dụng lao động phải đi kèm với các chính sách hỗ trợ, ưu đãi để khuyến
khích doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật. Với thực trạng chung như vậy,
pháp luật về lao động khuyết tật cũng có những chính sách cụ thể thông qua các
quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý như Luật
Người khuyết tật 2010, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi 2013, Bộ
luật Lao động 2019,…cũng như trong các Nghị định hướng dẫn thi hành có liên
quan.
Nhằm khuyến khích tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp nhận người khuyết
tật vào làm việc, Điều 34 Luật Người khuyết tật quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh
doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ
cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát
triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và

29
miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo
tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy
mô doanh nghiệp”. Quy định về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại điều này
được sửa đổi theo hướng áp dụng với doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình
quân trong năm trở lên là người khuyết tật.
Theo đó, các chính sách ưu đãi cụ thể bao gồm: “Hỗ trợ kinh phí cải tạo
điều kiện, môi trường làm việc” phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; “miễn thuế thu nhập doanh nghiệp” theo
quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn từ Ngân hàng Chính
sách xã hội với “điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay
thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc
làm”; về vấn đề thuê đất, mặt bằng, mặt nước: miễn hoàn toàn đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên và giảm
50% đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có tỉ lệ sử dụng lao động là người khuyết
tật từ 30% đến dưới 70% .28
Ngoài ra, Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho cơ quan,
doanh nghiệp có tuyển dụng, thuê, mướn và sử dụng nhiều lao động là người
khuyết tật cụ thể tại Điều 10 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
người khuyết tật. Theo đó, doanh nghiệp và cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định sẽ được hưởng chính
sách ưu đãi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định này: “Hỗ trợ kinh phí
cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy
định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” . Đặc biệt so với cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc
ổn định còn được hưởng chính sách quy định tại điểm c Điều 9 của Nghị định,
đó là vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng
Chính sách xã hội. Có sự ưu tiên này cho doanh nghiệp là vì doanh nghiệp cần
nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu kinh doanh tạo lợi nhuận và phát triển,

28
Quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người
khuyết tật.

30
trong khi đơn vị hành chính sự nghiệp thường không tập trung vào lợi nhuận mà
thực hiện nhiệm vụ công cộng.

2.1.4. Quy định về dạy nghề hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm việc làm
Theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì “Đào tạo nghề
nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm
sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”.29 Như
vậy, dạy nghề cho người khuyết tật có thể hiểu là quá trình trang bị cho người
khuyết tật đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết để cho họ có
thể tự tạo việc làm hoặc tham gia làm việc trong quan hệ lao động.30
Điều 32 Luật Người khuyết tật quy định các vấn đề liên quan đến dạy
nghề cho người khuyết tật, vì mục tiêu quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu làm
việc, ổn định việc làm cho người khuyết tật: (1) Nhà nước bảo đảm cho người
khuyết tật được hỗ trợ, tư vấn các vấn đề liên quan học nghề miễn phí, tự do lựa
chọn, học nghề phù hợp với khả năng, năng lực trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng
như những người khác; (2) các cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng,
chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật hoàn thành chương trình
đào tạo và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước về dạy nghề; (3) các cơ sở, tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải
đảm bảo đủ điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách
ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật đang theo học
nghề thì được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ đặc biệt theo quy định của pháp
luật. Đối với nhà giáo giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp công lập, bên cạnh mức lương cơ sở còn được phụ cấp trách nhiệm công
việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật.31 Đặc biệt đối với giáo viên
dạy nghề cho người khuyết tật đang công tác tại các trường đóng trên địa bàn có

29
Khoản 2 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
30
Đào Thị Kim Dung (2014), “Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ luật học”, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 24.
31
Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP

31
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài những chế độ phụ cấp trợ cấp
ưu đãi trên đây, còn có thể được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi như:
Phụ cấp thu hút; Phụ cấp công tác lâu năm; Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác;
Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; Trợ cấp một lần khi chuyển
công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi
nghỉ hưu, Thanh toán tiền tàu xe; Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ; Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy
tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày
08/10/2019 của Chính phủ.
Nhà nước cũng có chế tài xử lý những vi phạm quy định về hoạt động
giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật.
Chẳng hạn như phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi “không
tư vấn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật”, hay phạt tiền
từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: “không duy trì
các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định cho người
khuyết tật sau khi tổ chức hoạt động đào tạo từ 06 tháng trở lên; không có đủ
chương trình, giáo trình, đội ngũ nhà giáo và không bảo đảm hình thức, thời
gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật; không cấp văn bằng, chứng chỉ sơ
cấp, chứng chỉ đào tạo khi người khuyết tật có đủ điều kiện được cấp văn bằng,
chứng chỉ theo quy định của pháp luật”.32
Có thể thấy, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho
lao động là người khuyết tật, bởi lẽ đây là một trong những vấn đề cốt lõi quyết
định khả năng và tính ổn định lâu dài của người khuyết tật khi tham gia vào thị
trường lao động.

2.1.5. Quy định về chăm sóc sức khỏe cho lao động là người khuyết tật
Các quy định về điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe đối với người
lao động là người khuyết tật cũng là một trong những yếu tố quan trọng, không
chỉ góp phần đảm bảo quyền việc làm của người khuyết tật mà còn quyết định

32
Điều 14 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

32
đến năng suất làm việc của họ trong quá trình lao động sản xuất. Trên tinh thần
đó, Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật “được khám bệnh, chữa bệnh, sử
dụng các dịch vụ y tế phù hợp” và người khuyết tật được “hưởng chính sách bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế”; nhà nước còn “khuyến
khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết
tật”.33
Chăm sóc sức khỏe cho lao động là người khuyết tật đồng nghĩa với việc
quy định “người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ
lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp
với người lao động là người khuyết tật”34:
(i) Điều kiện lao động bao gồm nhiều yếu tố kỹ thuật, lao động, kinh tế,
xã hội, tâm sinh lý, môi trường lao động,…Theo đó, người sử dụng lao động
không chỉ phải đảm bảo môi trường vật chất cho người khuyết tật làm việc mà
còn phải giúp lao động là người khuyết tật giảm thiểu áp lực về thể lực và tinh
thần tại nơi làm việc.
(ii) Đối với người lao động là người khuyết tật, công cụ lao động rất quan
trọng, vì công cụ lao động của người khuyết tật có thể không giống công cụ lao
động của người bình thường, hoặc họ cần công cụ lao động đặc biệt để thực hiện
công việc trong khi người lao động bình thường thì không. Người sử dụng lao
động có trách nhiệm đảm bảo các công cụ lao động dành cho người khuyết tật an
toàn và đạt đúng mục đích sử dụng của người lao động.
(iii) An toàn và vệ sinh lao động: Người khuyết tật cần được hướng dẫn
về các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động. Điều này bao gồm việc sử dụng
thiết bị bảo hộ cá nhân, quy trình an toàn khi làm việc, và cách xử lý chất thải.
(iv) Căn cứ quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Người sử
dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho lao động là người khuyết tật ít
nhất 06 tháng một lần. Trong khi đó, thời gian người sử dụng lao động phải tổ
chức khám sức khỏe cho người lao động bình thường là ít nhất 1 năm một lần.35

33
Điều 22 Luật Người khuyết tật năm 2010.
34
Khoản 1 Điều 159 Bộ Luật lao động 2019
35
Khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015

33
2.1.6. Quy định về các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người
khuyết tật
Nhằm bảo vệ người khuyết tật tránh khỏi việc bị lạm dụng, bóc lột sức lao
động khi tham gia vào thị trường lao động, pháp luật quy định những hành vi bị
cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật. Cụ thể, căn cứ theo Bộ luật Lao
động năm 2019, cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp không được “sử dụng
người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở
lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào
ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý”; đồng thời,
không được “sử dụng người lao động là người khuyết tật làm những công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật
sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc
đó”36.
Như vậy, tuy cấm các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng
lao động là người khuyết tật làm những công việc mang tính nặng nhọc, độc hại
và nguy hiểm hay làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm nhưng pháp luật cũng đã
trao cho người khuyết tật quyền tự do lựa chọn trên tinh thần tự nguyện làm việc
khi đề cập đến “sự đồng ý của người khuyết tật”, tức là để họ được tự cân nhắc
và quyết định dựa trên ý chí, mong muốn của bản thân. Điều này không chỉ góp
phần bảo đảm cho người lao động là người khuyết tật có thêm nhiều cơ hội tiếp
cận việc làm mà còn tạo nên sự bình đẳng với những người lao động khác trên
thị trường lao động.

36
Điều 160 Bộ Luật lao động 2019

34
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền cho lao động là
người khuyết tật
2.1.1. Những điểm nổi bật trong quy định pháp luật về bảo vệ quyền cho
lao động là người khuyết tật
Hiện nay, Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ trong việc tuyển dụng
lao động là người khuyết tật, những chính sách này góp phần đáng kể trong việc
đảm bảo quyền bình đẳng cho lao động là người khuyết tật,
Nhà nước Việt Nam đã tiến hành hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung những
quy định pháp luật dành cho lao động là người khuyết tật, có thể kể đến một số
các loại văn bản quy phạm pháp luật sau: Hiến pháp năm 2013 với khẳng định,
“không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội” và “công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi
làm việc” cũng như yêu cầu cấm phân biệt đối xử trong lao động (Điều 16, 35);
Luật Người khuyết tật năm 2010; Bộ luật lao động 2019.
Hiến pháp nước ta các thời kỳ luôn khẳng định rằng người khuyết tật là
công dân hợp pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có đầy đủ
quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác. Hiện nay, bên cạnh Luật Người
khuyết tật và Bộ luật Lao động thì Nhà nước ta cũng ban hành Luật Việc làm,
Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... Nhà nước đã triển
khai một số đề án, chỉ thị nhằm hỗ trợ cho lao động là người khuyết tật trong
việc tiếp cận thị trường lao động như Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn
2012 - 2020; Chỉ thị của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội số 3930/
BLĐTBXH-TCDN ngày 21/10/2014.
Ngoài ra, nước ta cũng đã tham gia và phê chuẩn nhiều công ước quốc tế
liên quan đến quyền lao động và làm việc của người khuyết tật tiêu biểu như
Công ước về quyền của người khuyết tật37 và Công ước số 159.38
Cụ thể, những điểm nổi bật về các quy định pháp luật tại Việt Nam được
thể hiện như sau:
37
Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về quyền của
người khuyết tật tháng 10/2014.
38
Ngày 25/3/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
đã ký văn kiện phê chuẩn gia nhập Công ước số 159 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tái
thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật.

35
Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Lao động năm 2019 Luật Người khuyết tật
2010 xác định chính sách của Nhà nước về lao động nói chung, trong đó quy
định nguyên tắc bình đẳng và các chế độ, chính sách để bảo vệ người lao động
lao động là người khuyết tật.
(1) Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về quyền lao động và việc làm
của người khuyết tật, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với người sử dụng lao
động trong tạo việc làm và sử dụng lao động là người khuyết tật.
(2) Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định “chính sách của Nhà nước
đối với lao động là người khuyết tật còn được thể hiện qua các quy định về
quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật (Điều 4); chính sách của Nhà nước đối
với người khuyết tật (Điều 5) và vấn đề dạy nghề và việc làm (từ Điều 32 đến
Điều 35 Chương V).
(3) Người sử dụng lao động phải bảo đảm điều kiện lao động, công cụ lao
động, an toàn, vệ sinh lao động và môi trường làm việc phù hợp với lao động là
người khuyết tật. Về chăm sóc sức khỏe, Điều 159 Bộ luật Lao động năm 2019
quy định người sử dụng lao động phải “tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp
với người lao động là người khuyết tật”; Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động
năm 2013 quy định “…đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động
là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi
được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần”.39
(4) Bộ luật Lao động năm 2012 có điều khoản quy định về việc cấm sử
dụng lao động là người khuyết tật làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hay làm
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm
2019 khắc phục với quy định, lao động là người khuyết tật có quyền quyết định
làm thêm giờ, làm vào ban đêm hay làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin về công
việc đó để lao động là người khuyết tật cân nhắc và quyết định. Điều này góp
phần làm tăng cơ hội nghề nghiệp, bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận

39
TS Bùi Hữu Toàn, TS. Đỗ Mạnh Hùng (2023), tlđd.

36
nghề nghiệp của người khuyết tật và bảo đảm sự phù hợp với Công ước về quyền
của người khuyết tật và Công ước số 159.40
Qua đó, pháp luật của Việt Nam đối với lao động là người khuyết tật hiện
nay là phù hợp với quy định trong Công ước về quyền của người khuyết tật và
Công ước số 159, góp phần bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của người
khuyết tật được thực hiện một cách hiệu quả khi tham gia vào thị trường lao
động.41

2.1.2. Bất cập của quy định pháp luật đối với lao động là người khuyết
tật
2.1.2.1. Về khái niệm người khuyết tật
Khái niệm người khuyết tật được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người
khuyết tật 2010 “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho
lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.42 Khái niệm trên tập trung vào
những khiếm khuyết của một cá nhân, dựa theo Mô hình Y tế, cách tiếp cận này
thường bỏ qua các yếu tố xã hội như phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng
không đầy đủ hoặc thái độ phân biệt đối xử. Điều này dẫn đến việc một số người
khuyết tật không thể xin cấp Giấy xác nhận khuyết tật, làm cơ sở tiếp cận các
dịch vụ xã hội thiết yếu.43 Theo nhóm tác giả, việc điều chỉnh môi trường vật
chất, xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống và cơ hội cho tất cả mọi người là
việc làm khả thi và mang lại hiệu quả lâu dài hơn. Theo đó, việc áp dụng khái
niệm người khuyết tật theo Mô hình xã hội được nhiều quốc gia trên thế giới lựa
chọn và theo Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật
(Convention on the Rights of Persons with Disabilities - CRPD), khi khái niệm
tập trung vào các rào cản mà người khuyết tật phải đối mặt thay vì tập trung vào
những khiếm khuyết của họ. Điều này góp phần xóa bỏ sự tự ti của bản thân

40
TS Bùi Hữu Toàn, TS. Đỗ Mạnh Hùng (2023), tlđd.
41
TS Bùi Hữu Toàn, TS. Đỗ Mạnh Hùng (2023), “Pháp luật về quyền lao động, việc làm của
người khuyết tật và thực tiễn thi hành”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10 (482), tháng
05/2023.
42
Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010
43
UNDP (2020), tlđd.

37
người khuyết tật, giúp họ hòa nhập với xã hội và đảm bảo sự bình đẳng như
những người bình thường khác.

2.1.2.2. Về khái niệm phân biệt đối xử


Hiện tại, khái niệm và hình thức phân biệt đối xử cụ thể đối với lao động
là người khuyết tật vẫn chưa được quy định đầy đủ trong các văn bản quy phạm
pháp luật. Bộ luật lao động 2019 đã có định nghĩa về phân biệt đối xử trong lao
động tại khoản 8 Điều 3, theo đó khái niệm “phân biệt đối xử trong lao động” là
“hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên … khuyết tật tại doanh nghiệp
có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp”,
tuy nhiên quy định vẫn còn khái quát, do đó người lao động vẫn còn đối diện với
việc bị đối xử bất công.
Hành vi phân biệt đối xử tại nơi làm việc được thể hiện ở nhiều hình thức
khác nhau, như cùng một công việc nhưng khi người khuyết tật làm tốt thì không
được khen thưởng như người lao động bình thường; khi người khuyết tật gặp khó
khăn trong lúc thực hiện công việc thì những người khác không sẵn sàng giúp đỡ
họ; lấy lý do người khuyết tật không hoàn thành tốt công việc để sa thải họ và
tuyển người lao động bình thường vào thay thế,...Do đó, để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người khuyết tật, cần có những văn bản quy định những hành
vi phân biệt cụ thể bị cấm để bổ sung cho khoản 1 Điều 8 của Bộ luật lao động
2019. Đồng thời, trách nhiệm xác định hành vi vi phạm của người tiến hành tố
tụng trong từng trường hợp cụ thể trong thực tế cũng cần được đảm bảo thực
hiện chính xác, linh hoạt và công bằng.
Theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam tại khoản 3 Điều 2 Luật người
khuyết tật 2010, định nghĩa phân biệt đối xử người khuyết tật là “hành vi xa lánh,
từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết
tật vì lý do khuyết tật của người đó”. Quy định này nêu lên các hành vi cụ thể,
tác động trực tiếp đến người khuyết tật, điều này sẽ tạo nên sự bất công đối với
người khuyết tật khi họ phải chịu sự phân biệt đối xử theo dạng gián tiếp, như
việc không cung cấp cơ sở vật chất để hỗ trợ cho người khuyết tật như cầu thang,
đường đi, chữ nổi,...khiến người khuyết tật không thể hòa nhập được.

38
Khái niệm trong Luật Người Khuyết Tật còn hạn hẹp, chỉ tập trung vào
các hành vi của cá nhân mà chưa bao gồm các hành vi của tổ chức. Các trường
hợp phân biệt đối xử cũng chưa được quy định chặt chẽ, do đó gây ra khó khăn
trong việc xác định hình thức phân biệt đối xử đối với người vi phạm.44 Vấn nạn
phân biệt đối xử vẫn còn là một vấn đề quan trọng chúng ta cần giải quyết, do đó
cần phải có những quy định pháp luật cụ thể để hạn chế tối đa tình trạng phân
biệt đối xử đối với người khuyết tật.

2.1.2.3. Về đào tạo nghề, cung cấp việc làm dành cho người khuyết tật
Căn cứ tại Điều 32 và Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010 thì người
khuyết tật được Nhà nước bảo đảm trong việc tư vấn học nghề miễn phí, lựa
chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác45
cũng như được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với
sức khoẻ và đặc điểm của người khuyết tật.46 Việc đào tạo nghề, tư vấn, giới
thiệu việc làm cho người khuyết tật được các cơ quan có thẩm quyền, có tổ chức
xã hội và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm vì đây là bước đầu trong
quá trình giúp người khuyết tật tham gia thị trường lao động và việc làm. Tính
đến hết năm 2021 thì nước ta có tổng cộng 1912 cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho
người khuyết tật, trong đó có 402 trường cao đẳng, 446 trường trung cấp, 1.044
trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 02 trường trung cấp chuyên biệt đào tạo nghề
cho người khuyết tật và hàng trăm cơ sở tham gia đào tạo nghề cho người khuyết
tật, bình quân mỗi năm có khoảng 17.000 cho tới 20.000 người khuyết tật được
đào tạo nghề.47 Trên cả nước hiện nay có 63 trung tâm dịch vụ việc làm trải dài
khắp các tỉnh thành nhằm tạo điều kiện hết sức trong việc giúp lao động là người
khuyết tật có việc làm phù hợp.

44
UNDP (2020), “Báo cáo đánh giá Luật Người khuyết tật so sánh với Công ước quốc tế về
quyền của người khuyết tật (CRPD) và kinh nghiệm của một số quốc gia”,
https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/2022-07/Report%20on%20aligning%20Viet
%20Nam%27s%20Law%20on%20PWDs%20and%20CRPD%20-%20VN%20%28accessible
%20version%29.docx, truy cập ngày 10/3/2024.
45
Khoản 1 Điều 32 Luật Người khuyết tật 2010
46
Khoản 1 Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010
47
Uỷ ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam (2021), Báo cáo lần đầu Công ước số 15,
tr.20.

39
Nhưng trong kết quả Điều tra quốc gia về lao động - việc làm và Điều tra
quốc gia người khuyết tật Việt Nam được Tổng cục Thống kê hoàn thành trong 6
tháng cuối năm 2022 thì cho thấy chỉ có 31,7% người khuyết tật trung bình có
việc làm và chỉ 7,8% người khuyết tật nặng có việc làm. Điều này cho thấy vẫn
có rào cản và hạn chế trong việc giúp người khuyết tật có việc làm phù hợp.

2.1.2.4. Về quy định hưởng ưu đãi đối với các doanh nghiệp tuyển dụng
lao động là người khuyết tật
Luật Người khuyết tật 2010 chưa quy định cụ thể đối tượng được hưởng
ưu đãi trong tạo việc làm cho người khuyết tật, do đó vẫn chưa khuyến khích các
doanh nghiệp tích cực tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Điều 34 Luật
Người khuyết tật có quy định: “Những cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ
30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ khi cải tạo điều
kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản
xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm
tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao
động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh
nghiệp”. Quy định về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại điều này được sửa
đổi theo hướng áp dụng với doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong
năm trở lên là người khuyết tật theo khoản 3 Điều 1 của Luật số 32/2013/QH13.
Dù đã giảm tỷ lệ còn 30%, nhưng đây vẫn là một khó khăn đối với những
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và không đáp ứng được điều kiện trên. Điều này
gây nên hạn chế đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người
khuyết tật so với cơ sở sản xuất, kinh doanh khác.48 Quy định này cũng cần được
cụ thể hơn và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để tránh trường hợp các doanh nghiệp
cố tình khai sai tỷ lệ phần trăm nhằm mục đích hưởng ưu đãi.
Điều 35 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định tuyển dụng lao động là
người khuyết tật, tại Khoản 1 chỉ quy định mang tính chất khuyến khích đối với

48
ThS. Hoàng Xuân Trường, “Cơ chế pháp lý thúc đẩy doanh nghiệp xã hội sử dụng lao động là
người khuyết tật”, Tạp chí Công Thương, 2020

40
vấn đề này, cụ thể như sau “Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại quy
định Điều 34 của Luật này”. Có thể thấy hiện nay Nhà nước vẫn đang chỉ dừng ở
mức “khuyến khích”, để thiết thực hơn, các quy định pháp luật, chính sách trong
tương lai nên được sửa đổi, bổ sung để mang nhiều tính “bắt buộc” hơn.49 Ví dụ
như ở Đức có “hạn ngạch” (tỷ lệ nhất định) 5% đối với việc tuyển dụng nhân
viên khuyết tật nặng trong các công ty sử dụng trên 20 người. Ở Nam Phi, các cơ
quan chính phủ và cơ quan Nhà nước bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý quy
định rằng ít nhất 2% lực lượng lao động của họ phải là người khuyết tật. Thổ Nhĩ
Kỳ có “hạn ngạch” 3% đối với các công ty có trên 50 công nhân,...50
2.1.2.5. Về quy định miễn thuế/ ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp sử dụng
lao động là người khuyết tật
Quy định tại điều 3 khoản 4 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC “doanh
nghiệp thuộc diện được miễn thuế quy định tại khoản này là doanh nghiệp có số
lao động bình quân trong năm ít nhất từ 20 người trở lên và không bao gồm các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản”. Theo
đó, điều kiện để doanh nghiệp được hưởng chính sách này phải có quy mô lao
động từ 20 người trở lên là chưa phù hợp đối với tình hình kinh tế Việt Nam khi
đa số các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ sẽ không thể được hưởng chính sách
ưu đãi này, trên thực tế, “các doanh nghiệp loại này chiếm đến 98% tỷ lệ doanh
nghiệp ở cả ba nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại
- dịch vụ tại Việt Nam hiện nay”. Vậy, nếu những doanh nghiệp sử dụng 100%
lao động là người khuyết tật làm việc nhưng quy mô dưới 20 người sẽ không
được hưởng ưu đãi thuế này là điều bất hợp lý.51

49
Báo cáo nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và các
văn bản có liên quan về lao động là người khuyết tật của Ủy Ban quốc gia về Người khuyết tật
(1/2018)
50
The World Bank (2011), World Report on Disability,
https://documents.worldbank.org/en/publication/documents-reports/documentdetail/665131468
331271288/main-report, tr.241-242.
51
NCS.ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân,“Pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế khi sử dụng lao động
là người khuyết tật”, 2023,
https://danchuphapluat.vn/phap-luat-viet-nam-ve-uu-dai-thue-khi-su-dung-nguoi-lao-dong-khuy
et-tat

41
2.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bảo vệ quyền cho lao
động là người khuyết tật trong
Hiện nay, người khuyết tật sinh sống, cư trú và làm việc ở khắp các mọi
nơi trên cả nước. Tuy nhiên, người khuyết tật vẫn còn đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công cộng, học văn hóa, học
nghề, các hoạt động xã hội và đặc biệt là cơ hội việc làm. Vì vậy, thời gian vừa
qua Nhà nước có nhiều sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề cơ hội việc làm cho
người khuyết tật thông qua nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ và các quy
định pháp luật khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật có
thể được làm việc, song khả năng để họ tiếp cận đến những cơ hội đó vẫn chưa
đạt hiệu quả cao.
Căn cứ theo số liệu từ Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối
với người khuyết tật ở Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 21/3/2023:
“số người khuyết tật tại Việt Nam vào thời điểm trên là khoảng hơn 7 triệu
người, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên. Số người khuyết tật còn trong độ
tuổi lao động là 61%, trong đó 40% còn khả năng lao động. Từ tháng 7/2022 đến
tháng 12/2022, Tổng cục Thống kê đã khảo sát với 117.864 hộ gia đình và 7.156
người khuyết tật thì có 31,7% người khuyết tật trung bình và 7,8% người khuyết
tật nặng có việc làm.”52 Mặc dù tỷ lệ người lao động là người khuyết tật có việc
làm còn tương đối thấp, nhưng số lượng người khuyết tật có việc làm và tham
gia vào quan hệ lao động cũng có sự thay đổi đáng kể. Điều này cho thấy thực
tiễn áp dụng pháp luật đối với lao động là người khuyết tật trong những năm vừa
qua đạt được các kết quả theo nhiều hướng khác nhau, cụ thể:
Về thực hiện quy định về dạy nghề cho lao động là người khuyết tật
Nhằm hỗ trợ cho người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động, Đảng
và Chính phủ Việt Nam đã luôn chỉ đạo tổ chức thực hiện việc dạy nghề, tạo việc
làm cho người khuyết tật trong thời gian qua. Cụ thể, vào ngày 5/8/2020, Thủ
tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 1190/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình

52
Cục BTXH-Bộ LĐTBXH, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với người
khuyết tật ở Việt Nam”, 3/2023.

42
trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, với chỉ tiêu hỗ trợ tạo việc làm
cho khoảng 300.000 người khuyết tật. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng hỗ trợ để đầu
tư cơ sở vật chất thiết bị cho 6 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo
nghề nghiệp cho người khuyết tật tại 6 vùng trong cả nước và cơ sở giáo dục
nghề nghiệp đào tạo nghề cho người khuyết tật. Đặc biệt, 100% người khuyết tật
có nhu cầu và đủ điều kiện sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
Nhờ đó, người khuyết tật được vay vốn ưu đãi để giải quyết việc làm, học nghề,
được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
Từ năm 2012, Chính phủ đã bố trí ngân sách khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm
để dạy nghề, tạo việc làm cho khoảng 19.000 người khuyết tật. Mức hỗ trợ dạy
nghề của Nhà nước cũng được điều chỉnh tối đa 6 triệu đồng/người/khóa. Theo
số liệu thực tế, các trung tâm dịch vụ việc làm hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm
cho khoảng 20.000 lượt người khuyết tật bình quân mỗi năm với tỷ lệ thành công
trên 50%.53 Đây là một con số với xác suất không quá cao nhưng đủ cho thấy
rằng hiệu quả của quá trình đào tạo và dạy nghề đối với người khuyết tật góp
phần quan trọng trong việc tăng thêm nhiều cơ hội để người khuyết tật được thực
hiện quyền lao động và việc làm, cũng như là yếu cốt lõi giúp họ có có thể thăng
tiến trong công việc sau này.
Ngoài ra, dưới tác động của công nghệ số, nhiều cơ sở đào tạo công nghệ
thông tin cho người khuyết tật được thành lập. Đây được xem là một bước tiến
mới, phù hợp với xu thế thời đại trong đào tạo nghề, vừa góp phần tăng thu nhập
vừa khai thác hiệu quả tiềm năng sức lao động trí óc của người khuyết tật.54
Đồng thời, đáp ứng nhu cầu việc làm cũng như cơ hội để lao động là
người khuyết tật có thể hòa nhập hoặc tái hòa nhập với xã hội. Cụ thể, trường
Trung cấp kỹ thuật tin học Hà Nội đã phối hợp với Tổ chức Cứu trợ phát triển
quốc tế Hoa Kỳ (CRS) thực hiện chương trình đào tạo công nghệ thông tin dành
cho người khuyết tật với nhiều chính sách ưu đãi. Kết quả tính đến nay, số lượng

53
Cục BTXH-Bộ LĐTBXH, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với người
khuyết tật ở Việt Nam”, 3/2023.
54
Tạp chí Người bảo trợ, “Công nghệ thông tin với người khuyết tật: Cơ hội thay đổi cuộc
sống”,https://www.nguoibaotroonline.vn/index.php/hoat-dong-hoi/nghien-cuu-trao-doi/9221-co
ng-nghe-thong-tin-voi-nguoi-khuyet-tat-co-hoi-thay-doi-cuoc-song, 3/2016.

43
học viên hoàn thành các khóa đào tạo đạt hơn 90 học viên và hơn 2/3 trong số
học viên tốt nghiệp đã có công việc và có thu nhập ổn định.55
Về thực hiện quy định nhằm khuyến khích người khuyết tật tìm kiếm
việc làm, tự tạo việc làm
Sau khi được đào tạo nghề, người khuyết tật tìm được việc làm còn chiếm
tỷ lệ thấp và thay vào đó họ có xu hướng tự tạo việc làm cho mình. “Có khoảng
80% lao động tự kinh doanh hoặc kinh doanh theo hộ gia đình không được
hưởng tiền công và ước tính chỉ có khoảng 15% là lao động làm công ăn
lương.”56 Theo kết quả thống kê57: “khoảng 66,6% người khuyết tật trung bình và
52,6 người khuyết tật nặng làm nghề tự do. Người khuyết tật trung bình làm việc
khoảng 34,05 giờ và người khuyết tật nặng làm việc khoảng 31,22 giờ mỗi tuần”.
Vấn đề tìm việc làm của người khuyết tật vẫn còn hạn chế và tỷ lệ thất
nghiệp còn cao. Bên cạnh đó, họ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ
hội công việc vì yêu cầu về khả năng thể chất. Một số nơi làm việc hiện tại vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của lao động là người khuyết tật, chưa thật
sự tạo môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng và hiệu quả cho người khuyết
tật.58 Theo khảo sát: “có đến 29,51% người sử dụng lao động và 23,64% người
lao động không sẵn lòng giúp đỡ người lao động là người khuyết tật nặng tại nơi
làm việc”.59 Ngoài ra, từ phía doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động vẫn còn e
dè trong việc tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc vì chưa nhận thức được

55
Hồng Minh, “Công nghệ thông tin đã thực sự là nghề phù hợp với người khuyết tật?”,
https://tapchilaodong.vn/cong-nghe-thong-tin-da-thuc-su-la-nghe-phu-hop-voi-nguoi-khuyet-tat
-1308770.html, 12/2017.
56
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), “Báo cáo nghiên cứu, đánh giá tình
hình thực hiện các quy định của bộ luật lao động và các văn bản có liên quan về lao động là
người khuyết tật”, https://acdc.vn/uploads/documents/files/5c3838c859f62.pdf, truy cập ngày
10/3/2024.
57
Cục BTXH-Bộ LĐTBXH, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với người
khuyết tật ở Việt Nam”, 3/2023.
58
Phạm Vân, “Một số thực trạng về tiếp cận của người khuyết tật Việt Nam và giải pháp”, Tạp
chí điện tử Đồng hành Việt, 10/2023,
https://donghanhviet.vn/mot-so-thuc-trang-ve-tiep-can-cua-nguoi-khuyet-tat-viet-nam-va-giai-p
hap/.
59
Cục BTXH-Bộ LĐTBXH, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với người
khuyết tật ở Việt Nam”, 3/2023.

44
vai trò của lao động là người khuyết tật, lo sợ về sự thiếu hiệu quả và thiếu chủ
động của họ so với những người lao động bình thường.60
Bên cạnh đó, để khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ
gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật thì sẽ được hỗ trợ vay vốn để sản xuất
kinh doanh với lãi suất ưu đãi,61 tuy nhiên, người khuyết tật tham gia các nguồn
vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội lại có tỷ lệ còn hạn chế và hiện chưa
có nguồn vốn vay riêng biệt dành cho người khuyết tật, mà người khuyết tật phải
được bảo lãnh thông qua một tổ chức có tư cách pháp nhân mới có thể tiến hành
vay vốn.62
So với các tỉnh khác, việc vay vốn của người khuyết tật từ Quỹ quốc gia
dành cho việc làm được đánh giá là thuận lợi hơn tại TP. Hà Nội, hộ gia đình có
người khuyết tật và cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người
khuyết tật được hỗ trợ vay vốn với mức phí 0,3%/tháng. Đặc biệt, năm 2016
Ngân hàng chính sách đã phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định và cho
963 hộ gia đình vay vốn tạo việc làm cho người khuyết tật với tổng số tiền lên
đến 28.341 triệu đồng. Tiếp theo, trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tiến hành cho
479 hộ gia đình vay vốn với số tiền 17.156 triệu đồng.63
Về thực hiện chính sách ưu đãi dành các cơ sở sản xuất kinh doanh có
sử dụng lao động là người khuyết tật.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là
người khuyết tật theo quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật 2010 thì sẽ
được “hỗ trợ vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân
hàng Chính sách xã hội”.64 Tính đến năm 2018, theo thống kê tại nhiều tỉnh,
thành phố cho thấy rất ít cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng nhiều lao động là
người khuyết tật để được hưởng chính sách ưu đãi này (trừ các cơ sở sản xuất
kinh doanh của Thương binh, bệnh binh và người khuyết tật). Đồng thời, số
lượng doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật đạt điều kiện
để hưởng chính sách ưu đãi ở các tỉnh, thành phố có sự chênh lệch đáng kể. “Cụ
60
UNDP (2020), tlđd.
61
Khoản 6 Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010.
62
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), tlđd, tr.27.
63
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), tlđd, tr.28.
64
Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người khuyết tật.

45
thể, Hà Nội quyết định công nhận 16 cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30%
tổng số lao động trở lên; Quảng Ninh thành lập và công nhận 11 cơ sở; Thành
phố Hồ Chí Minh công nhận được 9 doanh nghiệp; Thái Bình công nhận 11
doanh nghiệp, Vĩnh Phúc đến nay chỉ có 1 doanh nghiệp được công nhận, trong
khi đó, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa chưa có doanh nghiệp nào được công nhận
là doanh nghiệp sử dụng từ 30% người lao động là người khuyết tật trở lên”.65
Theo kết quả nghiên cứu đến năm 2018, khả năng của các cơ sở sản xuất
kinh doanh có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật có thể tiếp cận đến các
nguồn vốn vay ưu đãi tùy thuộc vào từng địa phương. Chẳng hạn như ở TP. Hà
Nội (nơi tập trung khá nhiều nguồn vốn nên việc tiếp cận sẽ thuận lợi hơn) thì đa
số các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
đạt điều kiện theo quy định trên đã tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi từ
Ngân hàng Chính sách xã hội. Mặt khác, tại tỉnh Thanh Hóa thì các cơ sở sản
xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật lại phải đối mặt với
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi, một trong những nguyên
nhân có thể đến từ đề nghị vay vốn của các doanh nghiệp chưa được công nhận
là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật.66
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có sử
dụng lao động là người khuyết tật khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, pháp luật có quy định về miễn thu thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp
có “thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có từ 30% số
lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật” (không bao gồm doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản).67 Tuy nhiên,
ít doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về miễn thuế theo quy định trên theo thực tế.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập nếu sử dụng từ
30% lao động là người khuyết tật. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó
khăn vì không đạt tổng số lao động bình quân trong năm là 20 người trở lên.
Nghiên cứu cho thấy rằng, các doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật vẫn
còn thấp, vậy nên cần điều chỉnh và cải tiến chính sách để nâng cao hiệu quả hỗ

65
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), tlđd, tr.30.
66
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), tlđd, tr.30.
67
Khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013).

46
trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào việc tuyển dụng người
khuyết tật.
Về thực hiện quy định bảo đảm điều kiện lao động và chăm sóc sức
khỏe cho người khuyết tật
An toàn lao động và điều kiện làm việc cho lao động là người khuyết tật
cũng là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm, chú ý theo quy định tại
Bộ luật Lao động 2019: “Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao
động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe
định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật”. Kết quả khảo sát cho
thấy vấn đề về an toàn lao động, bảo đảm điều kiện làm việc và công cụ làm việc
phù hợp với người khuyết tật đang được các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất
kinh doanh thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định của pháp luật.68
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít những khó khăn, trở
ngại trong việc cải tạo môi trường làm việc phù hợp với người lao động khuyết
tật. Vì đa phần là các doanh nghiệp nhỏ với kinh phí hạn chế, trong khi việc bố
trí, lắp đặt lối đi và trang bị, cải tiến các công cụ làm việc phù hợp cho người
khuyết tật có thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh lại tiêu hao nhiều
chi phí. Mặt khác, việc tiếp cận được nguồn hỗ trợ kinh phí nhằm cải tạo môi
trường làm việc cho người khuyết tật cũng gặp không ít khó khăn, nên trên thực
tế vấn đề thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, điều kiện làm
việc và công cụ làm việc phù hợp cho lao động là người khuyết tật vẫn còn nhiều
bất cập.69
Về thực hiện quy định các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là
người khuyết tật
Hiện nay, pháp luật có quy định về những hành vi bị cấm khi sử dụng lao
động là người khuyết tật. Trong đó, cấm sử dụng người lao động là người khuyết
tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết
tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (trừ trường hợp có sự đồng
ý của người lao động là người khuyết tật); cấm sử dụng người lao động là người

68
TS. Bùi Hữu Toàn, TS. Đỗ Mạnh Hùng (2023), tlđd.
69
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), tlđd, tr.33.

47
khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng
ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ
thông tin về công việc đó.70 Theo kết quả khảo sát của Uỷ ban Quốc gia về người
khuyết tật Việt Nam năm 2018, đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng
lao động là người khuyết tật đều thực hiện nghiêm chỉnh quy định về các hành vi
bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật theo Bộ luật Lao động.71
Ngoài ra, Bộ luật Lao động trước đây từng quy định “thời gian làm việc
của người khuyết tật là không quá 7 giờ/ngày hoặc 42 giờ/tuần” nhằm đảm bảo
cho người khuyết tật có thể làm việc trong mức khả năng cho phép của bản thân.
Tuy nhiên, quy định trên đã phần nào tạo ra sự phân biệt đối xử giữa lao
động là người khuyết tật và lao động là người không khuyết tật về vấn đề thời
giờ làm việc. Dẫn chứng vào quy định này, các cơ sở sản xuất kinh doanh có lý
do để từ chối tuyển dụng người khuyết tật vì không đảm bảo được về thời gian
làm việc như các lao động khác. Do đó, từ Bộ luật Lao động 2012 đến Bộ luật
Lao động hiện hành, quy định về thời giờ làm việc của người khuyết tật như trên
đã bị bãi bỏ, điều này góp phần tạo điều kiện cho lao động là người khuyết tật có
thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách công bằng với lao
động là người không khuyết tật.
Mặt khác, theo như quy định về cấm sử dụng lao động là người khuyết tật
làm việc trong những môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, thì
hiện nay một số ngành nghề có thể sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
như ngành dệt may nhưng lại thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc.72 Mặc
dù pháp luật cũng quy định người lao động là người khuyết tật có quyền được
lựa chọn làm việc trong những môi trường đó trên tinh thần tự nguyện của họ khi
đã được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc, thế nhưng quy định trên cũng có
ảnh hưởng nhất định đến quyết định nhận người lao động là người khuyết tật vào
làm việc của các doanh nghiệp.73
70
Điều 160 Bộ luật Lao động 2019.
71
TS. Bùi Hữu Toàn, TS. Đỗ Mạnh Hùng (2023), tlđd.
72
Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
73
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), tlđd, tr.37.

48
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Qua việc phân tích các quy định của pháp luật, có thể thấy lao động là
người khuyết tật là một lực lượng lao động quan trọng, cần được quan tâm đúng
mức trong cơ cấu lao động của đất nước hiện nay. Với những quy định pháp luật
về các chính sách hỗ trợ hiện hành, Nhà nước đã góp phần rất lớn trong việc giúp
người lao động là người khuyết tật và người sử dụng lao động có được những
quyền lợi phù hợp, đồng thời điều này cũng từng bước thay đổi nhận thức của xã
hội với khả năng làm việc của người khuyết tật. Chương II đã tiến hành phân tích
về mặt lý luận và thực tiễn về pháp luật liên quan đến lao động là người khuyết
tật bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Trước hết, bài viết phân tích những quy định về lao động là người khuyết
tật theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, là cơ sở để làm rõ các quyền và
lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. Đồng thời, bài viết làm rõ thực trạng của
các quy phạm pháp luật đối với lao động là người khuyết tật và người sử dụng
lao động khi tuyển dụng lao động là người khuyết tật trên phương diện về mặt
tích cực và những hạn chế còn tồn tại.
Bên cạnh đó, bài viết đề cập đến tác động của công nghệ trong việc áp
dụng các quy định về chính sách hỗ trợ người khuyết tật khi họ tham gia vào thị
trường lao động. Nhóm tác giả cũng đánh giá thực tiễn khi áp dụng các quy định
pháp luật và các số liệu thu thập được trong vấn đề tiếp cận việc làm của người
khuyết tật. Qua đó, có thể thấy bên cạnh những mặt tích cực thì người khuyết tật
vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn và trở ngại khi tham gia vào quan hệ lao
động. Đồng thời, các quy định pháp luật vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất
định trong việc đảm bảo quyền lao động và việc làm cho lao động là người
khuyết tật.
Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm từ quy định pháp luật của các quốc
gia trên thế giới về vấn đề lao động và việc làm cho lao động là người khuyết tật
nhằm gợi ý cho Việt Nam là cần thiết trên cơ sở phân tích tình hình pháp luật và
kinh tế - xã hội của Việt Nam, đảm bảo phù hợp để áp dụng sẽ được trình bày tại
Chương III.

49
CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM CÁC QUỐC GIA TRONG VIỆC ÁP
DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI
KHUYẾT TẬT
3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc áp dụng các quy
định pháp luật về lao động là người khuyết tật
3.1.1. Về việc phân biệt đối xử
Như đã đề cập, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật được thể hiện
dưới hai dạng (1) Phân biệt đối xử trực tiếp; (2) Phân biệt đối xử gián tiếp. Theo
cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam tại khoản 3 Điều 2 Luật người khuyết tật
2010, thì khái niệm phân biệt đối xử người khuyết tật vẫn còn thiên về những
hành vi cụ thể, trực tiếp đến người khuyết tật, điều này sẽ tạo nên sự bất công đối
với người khuyết tật khi họ phải chịu sự phân biệt đối xử theo dạng gián tiếp.
Một trong những quốc gia quan tâm đến hình thức phân biệt đối xử này là
Hàn Quốc. Theo luật của quốc gia này, cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Luật về cấm
phân biệt đối xử đối với người khuyết tật và biện pháp chống xâm phạm quyền
của người khuyết tật, thì phân biệt đối xử đối với người khuyết tật được xác định
ngay cả khi không có hành vi đối xử bất công một cách rõ ràng.74 Theo đó, quy
định này không yêu cầu việc đối xử phải là trực tiếp và cụ thể mà khi người
khuyết tật đối mặt với sự bất công thì cũng được coi là đang bị phân biệt đối xử.
Đây là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề phân biệt đối xử gián tiếp đối với
người khuyết tật mà pháp luật Việt Nam có thể học hỏi.
Bên cạnh đó, Đạo luật Người khuyết tật Hoa Kỳ 1990 (Americans with
Disabilities Act of 1990) có quy định về cấm phân biệt đối xử với lao động là
người khuyết tật. Theo đó, không tổ chức nào được phép phân biệt đối xử với
một ứng viên đáp ứng đủ điều kiện vì lý do khuyết tật của họ, liên quan đến các
thủ tục xin việc, tuyển dụng, thăng chức hoặc sa thải nhân viên, bồi thường cho
nhân viên, đào tạo nghề và các điều khoản, điều kiện và đặc quyền làm việc
khác. Cụ thể, đạo luật đề cập đến những hành vi phân biệt đối xử như hạn chế
74
Act on the prohibition of discrimination against persons with disabilities and remedy against
infringement of their rights of Korea, Article 4 (1) “Applying disability-blind standards that
cause persons with disabilities to be unfairly treated without justifiable grounds, despite the
absence of explicitly unfavorable treatment, such as restriction, exclusion, segregation or
denial”.

50
quyền lợi của lao động là người khuyết tật, đề ra những tiêu chuẩn và phương
pháp quản lý cụ thể để phân biệt đối xử, từ chối hoặc loại trừ những quyền lợi
của người lao động,...75 Tuy nhiên, những hành vi phân biệt đối xử đối với người
khuyết tật, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động vẫn chưa được quy định cụ thể
trong luật như Hoa Kỳ. Vì vậy, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của lao động là
người khuyết tật, Pháp luật Việt Nam cần quy định rõ những hành vi phân biệt
đối xử với lao động là người khuyết tật và có các chế tài xử phạt phù hợp.
Năm 1992, Úc đã thông qua Đạo luật quốc gia về chống phân biệt đối xử
với người khuyết tật (DDA) nhằm nghiêm cấm sự kỳ thị người khuyết tật bằng
những quy định cụ thể về cấm phân biệt trong các lĩnh vực khác nhau, đảm bảo
cho người khuyết tật được hưởng các quyền lợi cơ bản như mọi cá nhân khác
trong xã hội. Đồng thời, đạo luật này còn quy định thành lập Ủy ban về chống
phân biệt đối xử nhằm thúc đẩy việc thực thi pháp luật hiệu quả hơn.76

3.1.2. Về tiếp cận việc làm và đào tạo nghề


Pháp luật Việt Nam có quy định về việc đảm bảo quyền tham gia thị
trường lao động của người khuyết tật bằng cách hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi
trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật. Theo đó, đối với các
cơ sở sản xuất kinh doanh không đạt điều kiện trên hay các loại hình khác có quy
mô nhỏ lẻ thì sẽ không được hỗ trợ. Tuy nhiên, theo Đạo luật số 7277 về việc
phục hồi chức năng, tự phát triển và tự lực của người khuyết tật và sự hòa nhập
của họ vào xã hội chính thống và vì các mục đích khác của Philippines, quốc gia
này không nêu ra giới hạn ưu đãi mà quy định rằng:

75
Phần 12112, Mục 1, Tiểu chương 1, Chương 126 Đạo luật Người khuyết tật Hoa Kỳ 1990.
76
Hà Thị Lan, "Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam - thực
trạng và giải pháp”,
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=10/64/48/&doc=1064
48442260765689947258469348685272257&bitsid=2dff69f9-8634-43af-b58c-2b9acae04e23&
uid=, Hà Nội, 2014.

51
(i) Khi tuyển dụng người khuyết tật, tổ chức tư nhân sẽ được hưởng khấu
trừ 25% tổng số tiền được trả dưới dạng tiền lương cho người khuyết tật. Tuy
nhiên, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Đạo luật này.77
(ii) Khi cải tiến hoặc sửa đổi cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ cho người khuyết
tật, tổ chức cũng được hưởng một khoản khấu trừ 50% chi phí trực tiếp cho việc
sửa đổi.78
(iii) Không người khuyết tật nào bị từ chối tiếp cận các cơ hội việc làm
phù hợp. Một nhân viên khuyết tật đủ tiêu chuẩn phải tuân theo các điều khoản
và điều kiện làm việc giống nhau cũng như mức thù lao, đặc quyền, lợi ích, phúc
lợi phụ, ưu đãi hoặc phụ cấp như một người có đủ năng lực. Năm phần trăm
(5%) của tất cả các vị trí trong Sở Phúc lợi và Phát triển Xã hội; Y tế; Giáo dục,
Văn hóa và Thể thao; các cơ quan chính phủ, văn phòng hoặc tập đoàn khác sẽ
được dành riêng cho người khuyết tật.79
Với các quy định như trên, Chính phủ Philippines đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động là người khuyết tật và
đào tạo nghề, điều này góp phần rất lớn trong việc giúp người khuyết tật hòa
nhập với xã hội và tạo nên sự bình đẳng đối với bộ phận người yếu thế khi tham
gia vào thị trường lao động.
3.1.3. Về quy định tuyển dụng người khuyết tật vào doanh nghiệp
Nhằm cải thiện tình trạng thiếu việc làm của người khuyết tật và các
doanh nghiệp từ chối tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc, nhiều quốc gia
đã có quy định về một tỷ lệ nhất định người khuyết tật mà các doanh nghiệp phải
tuyển dụng. Đức có “hạn ngạch” 5% đối với việc tuyển dụng nhân viên khuyết
tật nặng trong các công ty sử dụng trên 20 người. Ở Nam Phi, các cơ quan chính
phủ và cơ quan Nhà nước bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý quy định rằng ít
nhất 2% lực lượng lao động của họ phải là người khuyết tật. Thổ Nhĩ Kỳ có “hạn
ngạch” 3% đối với các công ty có trên 50 công nhân, trong đó Nhà nước sẽ trả
cho người sử dụng lao động (i) toàn bộ các thuế an sinh xã hội của lao động là
77
Republic of the Philippines, An Act Providing For The Rehabilitation, Self-Development And
Self-Reliance Of Disabled Person And Their Integration Into The Mainstream Of Society And
For Other Purposes, Section 8 (b)
78
Republic of the Philippines, tlđd, Section 8 (c)
79
Republic of the Philippines, tlđd, Section 5

52
người khuyết tật trong giới hạn hạn ngạch; (ii) một nửa đối với lao động là người
khuyết tật vượt quá hạn ngạch. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng lao động
không đáp ứng chỉ tiêu sẽ bị phạt, như ở Trung Quốc, các công ty không đáp ứng
được hạn ngạch 1,5% sẽ phải trả phí cho Quỹ Bảo đảm Việc làm cho Người
khuyết tật, quỹ hỗ trợ các dịch vụ đào tạo và giới thiệu việc làm cho người
khuyết tật.80
Ở Thái Lan, đối với trường hợp doanh nghiệp không muốn tuyển dụng
người khuyết tật, Nhà nước có quy định chính sách thu thuế riêng; đồng thời,
quốc gia này cũng quy định “hạn ngạch” tuyển dụng người khuyết tật là ít nhất
1%. Ở Hàn Quốc, “hạn ngạch” tại cơ quan và tổ chức công là 3%, nếu không đạt
đủ số lượng thì bị nộp phạt và bị công bố trên các phương tiện truyền thông đại
chúng. Với quy định này, tính đến cuối năm 2015, gần 200.000 người khuyết tật
ở Hàn Quốc có được công việc, trong đó số lượng người khuyết tật làm việc
trong các đơn vị công là 30.000.81
Tuy việc quy định “hạn ngạch” vẫn còn gây nhiều tranh cãi như nhiều
doanh nghiệp chấp nhận trả tiền phạt để từ chối nhận người khuyết tật vào làm
việc, song việc quy định tỷ lệ như vậy đã phần nào giúp cho người khuyết tật có
được việc làm phù hợp để trang trải cho cuộc sống và tích cực hòa nhập cộng
đồng. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng, bổ sung những quy định phù hợp hơn,
giúp người khuyết tật được tiếp cận tốt hơn tới các cơ hội việc làm.

3.1.4. Về quyền tiếp cận công nghệ thông tin của người khuyết tật
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhiều quốc gia
đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền được tiếp cận công
nghệ đối với người khuyết tật, đặc biệt là tại nơi làm việc. Theo Mục 508 của
Đạo luật Phục hồi chức năng của Hoa Kỳ yêu cầu công nghệ thông tin và điện
tử, như các trang web, viễn thông, phần mềm,... phải phù hợp để người khuyết tật
có thể sử dụng được. Các cơ quan liên bang không được mua, duy trì hoặc sử

80
The World Bank (2011), World Report on Disability,
https://documents.worldbank.org/en/publication/documents-reports/documentdetail/665131468
331271288/main-report, tr.241-242.
81
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), tlđd, tr.11-12.

53
dụng công nghệ thông tin và điện tử mà người khuyết tật không thể tiếp cận, trừ
khi việc khả năng tiếp cận gây ra hậu quả quá mức. Mục 710 của Đạo luật
Truyền thông (1996) yêu cầu tất cả các điện thoại thiết yếu được sản xuất hoặc
nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải tương thích với máy trợ thính. Điện thoại tương
thích với thiết bị trợ thính cung cấp các kết nối cảm ứng và âm thanh, cho phép
các cá nhân đeo máy trợ thính giao tiếp qua điện thoại.82
Các quốc gia hiện đang giải quyết vấn đề tiếp cận công nghệ, được thực
hiện thông qua hai các phương pháp lập pháp: (i) Áp đặt nghĩa vụ trực tiếp đối
với những người sản xuất sản phẩm và dịch vụ công nghệ, chẳng hạn như phụ đề
chi tiết trên truyền hình và các tính năng chuyển tiếp để cho phép người khiếm
thính sử dụng điện thoại; (ii) Ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng và không
phân biệt đối xử, trong đó đề cập rõ đến khả năng tiếp cận công nghệ thông tin
và bảo vệ quyền của người dùng là người khuyết tật. Ví dụ, Hàn Quốc kết hợp cả
hai phương pháp với Đạo luật phân biệt đối xử với người khuyết tật Hàn Quốc
năm 2007 và Đạo luật thông tin hóa quốc gia năm 2009, cùng cung cấp quyền
truy cập thông tin cho người khuyết tật và có những điều chỉnh hợp lý.83
Tại Nhật Bản, Bộ Nội vụ và Truyền thông đã thiết lập một hệ thống làm
cho các trang web dễ tiếp cận hơn đối với người khuyết tật, kể cả người lớn tuổi.
Nam Phi có Cổng thông tin tiếp cận quốc gia có thể xử lý nhiều ngôn ngữ. Cổng
thông tin có thể được truy cập bằng máy tính hoặc điện thoại ở dạng có thể tiếp
cận dành cho người khuyết tật.84 Nhiều quốc gia đáp ứng với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin, nhờ đó mà người khuyết tật được tiếp cận một
cách đầy đủ và dễ dàng. Việt Nam cần có những quy định chặt chẽ hơn về quyền
tiếp cận công nghệ của người khuyết tật và cung cấp những ứng dụng, thiết bị hỗ
trợ phù hợp với từng dạng khuyết tật.

82
The World Bank (2011), tlđd, tr.188.
83
The World Bank (2011), tlđd, tr.187.
84
The World Bank (2011), tlđd, tr.190.

54
3.2. Khuyến nghị cho Việt Nam
3.2.1. Khái niệm liên quan đến người khuyết tật
Đối với khái niệm người khuyết tật, Việt Nam cần học hỏi và áp dụng khái
niệm người khuyết tật theo Mô hình xã hội, cụ thể cần tập trung vào các rào cản
xã hội thay vì tập trung vào những khiếm khuyết của họ. Đây là quan điểm được
quốc tế công nhận, giúp khẳng định người khuyết tật cũng có quyền công dân và
được tham gia đầy đủ trên cơ sở bình đẳng với những người bình thường khác.
Điều này cũng giúp xác định được tất cả các dạng khuyết tật, đảm bảo những
người khuyết tật đều được hưởng ưu đãi phù hợp và tiếp cận các dịch vụ cần
thiết. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền phải luôn trau dồi năng lực
chuyên môn, đảm bảo sự khách quan khi đánh giá khuyết tật để thực hiện chính
xác và công bằng đối với từng dạng khuyết tật.
Đối với khái niệm phân biệt đối xử, cần bổ sung chi tiết khái niệm phân
biệt đối xử đối với lao động là người khuyết tật tại nơi làm việc và hình thức
phân biệt đối xử bị cấm trong Bộ luật lao động 2019. Luật Người khuyết tật cần
bổ sung thêm các nội dung về các hành vi phân biệt đối xử cụ thể đối với người
khuyết tật do tổ chức thực hiện; các chế tài xử phạt phù hợp và biện pháp khắc
phục hậu quả khi người khuyết tật bị phân biệt đối xử. Từ đó, đảm bảo cho
quyền và lợi ích hợp pháp của lao động là người khuyết tật được bảo vệ tối đa.

3.2.2. Quyền tiếp cận việc làm của người khuyết tật
Nhà nước đã có nhiều quy định và chính sách nhằm khắc phục tình trạng
thất nghiệp của người khuyết tật trong độ tuổi lao động, tuy nhiên thực tế còn
nhiều khó khăn.85 Do đó, cần thiết phải có những quy định mang tính “bắt buộc”
hơn nữa. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến vấn đề này trong nhiều
năm qua, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, tình hình xã hội, hình thức kinh doanh
và quy mô của doanh nghiệp, quy định về một tỷ lệ bắt buộc mà doanh nghiệp
phải tuyển dụng vào làm việc của từng quốc gia sẽ khác nhau, song các quy định
đều hướng tới mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận việc làm của người khuyết tật

85
Cục BTXH-Bộ LĐTBXH, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với người
khuyết tật ở Việt Nam”, 3/2023.

55
tại quốc gia của mình. Pháp luật Việt Nam nên bổ sung quy định về “hạn ngạch”
(tỷ lệ nhất định) lao động là người khuyết tật mà các cơ quan Nhà nước, doanh
nghiệp Nhà nước doanh nghiệp tư nhân phải tuyển dụng, dựa vào từng hình thức
và quy mô doanh nghiệp và có chế tài xử lý phù hợp với những hành vi không
chấp hành quy định, cố tình chịu phạt để từ chối tuyển dụng người khuyết tật.
Hiện nay thị trường lao động tại Việt Nam luôn được vận hành song với
sự tiếp nhận công nghệ mới, chính vì vậy cần đảm bảo công bằng việc tiếp cận
thị trường lao động đối với mỗi công nhân, đặc biệt là đối với lao động là người
khuyết tật. Với sự phát triển của công nghệ, việc tiếp cận với thị trường việc làm
đối với người lao động thông qua các nền tảng mạng xã hội, cụ thể như các hội
nhóm tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật trên Facebook, Zalo,...Tuy nhiên,
vẫn chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với hình thức tuyển dụng này, do đó
còn xuất hiện tình trạng lừa đảo để trục lợi. Bên cạnh đó, các quy định về đảm
bảo quyền tiếp cận công nghệ thông tin của người khuyết tật và các ứng dụng,
thiết bị mà người khuyết tật có thể tiếp cận được còn khá hạn chế. Vì vậy, Nhà
nước cần có quy định pháp luật và các chính sách cụ thể, nhằm đảm bảo sự bình
đẳng trong việc tiếp cận việc làm cho người khuyết tật, cung cấp các thiết bị hỗ
trợ, tạo lập các trang web uy tín, dễ dàng tiếp cận giúp người khuyết tật tìm kiếm
được việc làm phù hợp và các doanh nghiệp dễ dàng thông tin đến những lao
động có nhu cầu tìm việc.
Đồng thời, các Trung tâm Dịch vụ việc làm có thể tổ chức sàn giao dịch
việc làm để hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm việc làm phù hợp. Trong năm vừa
qua, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM đã cùng với Trung tâm Bảo trợ - Dạy
nghề và Tạo việc làm tổ chức thành công sàn giao dịch việc làm cho người
khuyết tật trong năm 2023. Hoạt động này đã giúp các doanh nghiệp tuyển dụng
gần 400 vị trí việc làm dành cho người khuyết tật với đa dạng lĩnh vực như văn
phòng, may mặc, thủ công,...86 Điều này góp phần rất lớn đối với lao động là
người khuyết tật, là cơ hội để họ khẳng định giá trị của bản thân mình, giúp họ tự
86
Báo Pháp luật TP.HCM, “30 doanh nghiệp tìm ứng viên tại sàn giao dịch việc làm cho người
khuyết tật”, 2023,
https://plo.vn/30-doanh-nghiep-tim-ung-vien-tai-san-giao-dich-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-p
ost758596.html?fbclid=IwAR3OITbsfKdxAehostTZ__PHvsPY4WDgUKo0aq38ZJM0FMwIP
RXkbNJQDEs

56
tin cống hiến cho sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh mục đích tạo sự
thuận lợi cho người khuyết tật tìm việc phù hợp, đây cũng là một dịp để kết nối
họ với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động khuyết tật. Vì vậy, Nhà
nước cần khuyến khích đẩy mạnh tổ chức thêm nhiều sàn giao dịch việc làm hơn
ở nhiều địa phương trên cả nước, nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận việc làm phù
hợp dành cho người khuyết tật ở nước ta.

3.2.3. Cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người
khuyết tật
Trong quy định của pháp luật nước ta, để khuyến khích các cơ sở sản xuất
kinh doanh tuyển dụng lao động là người khuyết tật, cụ thể tại Điều 34 Luật
Người khuyết tật áp dụng với những cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30%
tổng số lao động trở lên là người khuyết tật sẽ được hưởng những ưu đãi nhất
định từ Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng các doanh nghiệp đạt được
điều kiện này còn hạn chế,87 do đó vẫn chưa tạo được sự công bằng giữa các đơn
vị có sử dụng lao động là người khuyết tật so với những đơn vị khác. Vì vậy, có
có thể sửa đổi nội dung của quy định theo hướng: Nhà nước hỗ trợ tất cả các cơ
sở sản xuất kinh doanh khi tuyển dụng và sử dụng lao động là người khuyết tật,
đặc biệt là đối với những cơ sở tuyển 100% người khuyết tật vào làm việc, tuy
nhiên sẽ có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật
khi tham gia vào quan hệ pháp luật và có mức độ hỗ trợ khác nhau căn cứ theo
lĩnh vực công việc, tỷ lệ và số lượng lao động là người khuyết tật.
Nhà nước cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với người khuyết
tật và đối với các quy định pháp luật lao động. Do đó, Nhà nước vai trò tuyên
truyền pháp luật để thực thi quyền bình đẳng trong vấn đề việc làm; là cầu nối
giữa người sử dụng lao động với người lao động; quy định về tuyển dụng người
khuyết tật vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức Nhà nước; ban hành chính sách
hỗ trợ, ưu đãi dành cho doanh nghiệp có sử dụng người lao động khuyết tật phải.
Từ đó giúp đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và cả người lao động, tạo động

87
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam (2018), tlđd, tr.30.

57
lực cho các doanh nghiệp tích cực thực hiện pháp luật và các chính sách của Nhà
nước.

3.2.4. Tổ chức đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật
Trong kết quả Điều tra quốc gia về lao động - việc làm và Điều tra quốc
gia người khuyết tật Việt Nam được Tổng cục Thống kê hoàn thành trong 6
tháng cuối năm 2022 thì cho thấy chỉ có 31,7% người khuyết tật trung bình có
việc làm và chỉ 7,8% người khuyết tật nặng có việc làm. Điều này cho thấy vẫn
có rào cản và hạn chế trong việc giúp người khuyết tật có việc làm phù hợp.
Với sự hội nhập hiện nay, kỹ năng của người lao động được ưu tiên phải
nâng cao trong các lĩnh vực, điều này đòi hỏi người khuyết tật không ngừng cải
thiện kỹ năng của mình, do đó những cơ sở đào tạo phải đảm bảo giúp cho người
khuyết tật được tiếp cận với công nghệ hiện nay và phải thành thạo trong việc sử
dụng những công cụ đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Người khuyết tật
2010 quy định về dạy nghề đối với người khuyết tật, quy định trên vẫn còn chưa
đủ sức ảnh hưởng để việc dạy nghề cho người khuyết tật theo kịp thời đại số hiện
nay, vì vậy Nhà nước cần hoàn thiện thể chế về tổ chức đào tạo, dạy nghề và giới
thiệu việc làm cho người khuyết tật, cải thiện môi trường giáo dục, đào tạo cho
người khuyết tật, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cũng như sự giúp đỡ của giáo
viên, cần đảm bảo người khuyết tật không bị bỏ lại phía sau và không bị phân
biệt đối xử trong quá trình được đào tạo việc làm.
Hiện nay, lĩnh vực mà người khuyết tật tham gia làm việc vẫn chưa đa
dạng. Do đó, các doanh nghiệp cần tạo đủ điều kiện để người khuyết tật được họ
tham gia vào quan hệ lao động. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để
các cơ sở dạy nghề có thể cung cấp đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp
để mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng ngành nghề. Các trung tâm đào tạo và
giới thiệu việc làm cho người khuyết tật là kênh trung gian để họ tiếp cận đến các
ngành nghề mà họ đủ khả năng, điều này giúp nâng cao vai trò của họ trong nền
kinh tế. Do đó, để khuyến khích và tạo điều kiện để người khuyết tật dễ dàng
tham gia vào thị trường lao động, việc đa dạng hóa ngành nghề là một trong
những việc quan trọng mà Nhà nước cần quan tâm

58
3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp
của người khuyết tật
Việc cung cấp kiến thức về pháp luật để người khuyết tật biết được quyền
lợi của mình trong cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực lao động nói riêng là
vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng cần hiểu rõ
về những quy định pháp luật về sử dụng lao động là người khuyết tật. Với điều
kiện phát triển của xã hội hiện nay, các kênh phương tiện truyền thông ngày càng
được mở rộng và phổ biến hơn. Bên cạnh các loại phương tiện truyền thông báo
truyền thống như truyền hình, báo in, thì báo điện tử, mạng xã hội và các nền
tảng internet cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền pháp luật. Vì
vậy, các văn bản pháp luật dành cho người khuyết tật, những chính sách hỗ trợ
liên quan cần được đăng tải và truyền đạt theo hướng người khuyết tật có thể tiếp
cận được.
Thông qua việc cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại
chúng, người khuyết tật và người sử dụng lao động có cơ hội tiếp cận đến các
quy định pháp luật một cách thuận tiện hơn, điều này góp phần cung cấp đầy đủ
và kịp thời kiến thức về pháp luật để hoạt động tìm việc làm và tuyển dụng việc
được thực hiện đúng pháp luật.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III


Trong chương này, bài viết tham khảo kinh nghiệm pháp luật liên quan
đến khái niệm và các quy định về lao động là người khuyết tật tại nhiều quốc gia
trên thế giới và liên hệ với quy định pháp luật Việt Nam. Những phân tích trên sẽ
là tiền đề cho việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại khi áp dụng các quy định
pháp luật vào thực tiễn đời sống của lao động là người khuyết tật.
Bài viết đưa ra một số gợi ý phù hợp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật
về người khuyết tật, góp phần đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của họ,
xóa bỏ những rào cản của xã hội và tạo điều kiện để họ tích cực tham gia vào
công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những giải pháp
cần thiết phải được bổ sung nhằm khuyến khích cho các cơ sở sản xuất, kinh
doanh tuyển dụng và sử dụng người khuyết tật vào làm việc, đảm bảo cho họ

59
được làm việc trong một môi trường bình đẳng. Nhìn chung, những quy định của
pháp luật về đảm bảo quyền lợi cho lao động là người khuyết tật hiện hành đã
tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế dẫn đến khả
năng tiếp cận việc làm của nhóm đối tượng còn nhiều khó khăn. Vì vậy, cần thiết
có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết
tật nói chung và lao động là người khuyết tật nói riêng, góp phần tạo nên một xã
hội bình đẳng và phát triển.

60
KẾT LUẬN
Trong bài nghiên cứu học thuật này, nhóm tác giả đã đưa ra những cách
tiếp cận khác nhau đối với mô hình khuyết tật toàn cầu, nhưng người khuyết tật
vẫn là đối tượng đặc biệt trong hầu hết các mối quan hệ xã hội, và đặc biệt trong
bài nghiên cứu này, các tác giả tập trung nghiên cứu các mối quan hệ trong thị
trường lao động đối với người khuyết tật. Dù còn nhiều bất lợi nhưng người
khuyết tật vẫn là một phần quan trọng của cộng đồng xã hội. Với sự thay đổi tích
cực trong nhận thức của các tổ chức quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng có những
quy định pháp luật tương ứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những
người nói trên. Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học và công nghệ trên toàn
thế giới, sẽ có nhiều tác động khác nhau đến vấn đề việc làm cho người khuyết
tật và các công ty sử dụng người khuyết tật. Vì vậy, những tác động này cần
được xác định và phân tích để phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã
hội.
Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành về người lao động là
người khuyết tật và làm cơ sở làm rõ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết
tật theo pháp luật lao động Việt Nam. Đồng thời, bài viết cũng tích cực đề cập,
giải thích thực trạng pháp luật hiện hành đối với người lao động là người khuyết
tật và người sử dụng lao động khi tuyển dụng người lao động là người khuyết tật
song vẫn tồn tại những hạn chế còn lại. Hơn nữa, bài viết cũng đề cập đến tác
động của công nghệ đến việc áp dụng các chính sách hỗ trợ sự tham gia của
người khuyết tật vào thị trường lao động. Ngoài ra, tác giả còn đánh giá thực
tiễn áp dụng các quy định pháp luật và thu thập số liệu về vấn đề tiếp cận thị
trường lao động của người khuyết tật. Điều này cho thấy, bên cạnh những mặt
tích cực, người khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khi tham gia
quan hệ nơi làm việc. Đồng thời, các quy định pháp luật còn có những hạn chế,
bất cập nhất định trong việc bảo đảm quyền lao động và việc làm của người lao
động là người khuyết tật.Vì vậy, cần đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam trên cơ sở
phân tích thực trạng pháp lý, kinh tế - xã hội của Việt Nam, có tính đến kinh
nghiệm pháp luật và quy định của các nước trên thế giới về vấn đề lao động, việc
làm đối với người lao động khuyết tật.

61
Cuối cùng, bài viết đề cập đến kinh nghiệm pháp lý về khái niệm và các
quy định liên quan đến người lao động khuyết tật ở nhiều nước trên thế giới,
đồng thời cũng đề cập đến các quy định pháp luật ở Việt Nam. Những phân tích
trên chỉ ra những điều kiện tiên quyết để khắc phục những hạn chế hiện có trong
việc áp dụng các quy định pháp luật vào đời sống thực tế của người lao động
khuyết tật, đồng thời các tổng hợp, bài viết kinh nghiệm của các nước rất hữu ích
cho việc cải thiện, từ đó đưa ra những gợi ý phù hợp. Với công trình nghiên cứu
khoa học này, nhóm tác giả mong rằng quy định pháp luật của Việt Nam có thể
hướng đến lao động là người khuyết tật để giúp họ hòa nhập được với thời đại
công nghệ số hiện nay.

62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp năm 1946
2. Hiến pháp năm 1959
3. Hiến pháp năm 1980
4. Hiến pháp năm 1992
5. Hiến pháp năm 2013
6. Pháp lệnh số 06/1998/PL-UBTVQH10: Pháp lệnh về người tàn tật
7. Bộ Luật lao động năm 2019
8. Luật Người khuyết tật năm 2010
9. Luật Giáo dục năm 2005
10. Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014
11. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
12. Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
13. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật người khuyết tật
14. Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp
15. Nghị định 113/2015/NĐ-CP: Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi,
phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
16. Nghị định số 76/2019/NĐ-CP: Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang
công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
17. Nghị định 130/2021/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
18. Nghị định số 763/2019/ VBHN-BLĐTBXH: Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Nghị định 28/2012/NĐ-CP
19. Thông tư số 78/2014/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành Nghị định số
218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp

63
20. Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: Ban hành Danh mục nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm
21. Quyết định số 710/QĐ-LĐTBXH: Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Lao động
Xã hội
22. Quyết định số 1190/QĐ-TTg: Phê duyệt Chương trình trợ giúp người
khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030
B. Danh mục tài liệu
1. Đào Thị Kim Dung (2014), “Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết
tật ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
2. TS Bùi Hữu Toàn, TS. Đỗ Mạnh Hùng (2023), “Pháp luật về quyền lao
động, việc làm của người khuyết tật và thực tiễn thi hành”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp,
<http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211829>.
3. Ths. Nguyễn Ngọc Toản (2012), “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho
người khuyết tật: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Cổng Thông tin
điện tử Bộ Lao động – Thương binh và xã hội,
<https://molisa.gov.vn/baiviet/20979?tintucID=20979>.
4. ThS. Hoàng Xuân Trường (2020), “Cơ chế pháp lý thúc đẩy doanh nghiệp
xã hội sử dụng lao động là người khuyết tật”, Tạp chí Công Thương,
<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-che-phap-ly-thuc-day-doanh-ng
hiep-xa-hoi-su-dung-lao-dong-la-nguoi-khuyet-tat-74979.htm>.
5. TS. Trương Hồng Quang, ThS. Dương Thu Hương (2023), “Pháp luật về
quyền của người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật,
<https://danchuphapluat.vn/phap-luat-ve-quyen-cua-nguoi-khuyet-tat-tai-
viet-nam-hien-nay>.
6. NCS.ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân (2023), “Pháp luật Việt Nam về ưu đãi
thuế khi sử dụng lao động là người khuyết tật”, Tạp chí Dân chủ và Pháp

64
luật,
<https://danchuphapluat.vn/phap-luat-viet-nam-ve-uu-dai-thue-khi-su-dun
g-nguoi-lao-dong-khuyet-tat>.
7. Hồng Thái (2023), “Nguyên nhân từ đâu tỷ lệ người khuyết tật có việc
làm còn thấp”, Tạp chí điện tử Đồng hành Việt,
<https://donghanhviet.vn/nguyen-nhan-tu-dau-ty-le-nguoi-khuyet-tat-co-v
iec-lam-con-thap/>.
8. Tạp chí Người bảo trợ (2016), “Công nghệ thông tin với người khuyết tật:
Cơ hội thay đổi cuộc sống”,
<https://www.nguoibaotroonline.vn/index.php/hoat-dong-hoi/nghien-cuu-
trao-doi/9221-cong-nghe-thong-tin-voi-nguoi-khuyet-tat-co-hoi-thay-doi-
cuoc-song>.
9. Hồng Minh (2017), “Công nghệ thông tin đã thực sự là nghề phù hợp với
người khuyết tật”, Tạp chí Lao động và Xã hội,
https://tapchilaodong.vn/cong-nghe-thong-tin-da-thuc-su-la-nghe-phu-hop
-voi-nguoi-khuyet-tat-1308770.html.
10. Phạm Vân (2023), “Một số thực trạng về tiếp cận của người khuyết tật
Việt Nam và giải pháp”, Tạp chí điện tử Đồng hành Việt,
https://donghanhviet.vn/mot-so-thuc-trang-ve-tiep-can-cua-nguoi-khuyet-t
at-viet-nam-va-giai-phap/.
11. Hà Thị Lan (2014), “Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật
lao động Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Võ Thơ (2023), “30 doanh nghiệp tìm ứng viên tại sàn giao dịch việc làm
cho người khuyết tật”, Báo Pháp luật TP.HCM,
<https://plo.vn/30-doanh-nghiep-tim-ung-vien-tai-san-giao-dich-viec-lam
-cho-nguoi-khuyet-tat-post758596.html?fbclid=IwAR3OITbsfKdxAehost
TZ__PHvsPY4WDgUKo0aq38ZJM0FMwIPRXkbNJQDEs>.
C. Danh mục tài liệu nước ngoài
1. Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (CRPD)
2. Đạo Luật người khuyết tật Hoa Kỳ năm 1990

65
3. Đạo Luật phân biệt đối xử với người khuyết tật của Quốc hội Vương quốc
Anh năm 1995
4. Luật Bảo vệ người khuyết tật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm
2008
5. Luật về cấm phân biệt đối xử đối với người khuyết tật và biện pháp chống
xâm phạm quyền của người khuyết tật Hàn Quốc
6. Đạo luật số 7277 quy định về việc phục hồi chức năng, tự phát triển và tự
lực của người khuyết tật và sự hòa nhập của họ vào xã hội chính thống và
vì các mục đích khác của Philippines
7. Kathleen R. Bogart Ph.D (2021), “The Moral Model of Disability Is Alive
and Well”, Psychology Today
https://www.psychologytoday.com/intl/blog/disability-is-diversity/202105
/the-moral-model-disability-is-alive-and-well
8. Rhoda Olkin, PhD (2022), American Psychological Association,
“Conceptualizing disability: Three models of disability”,
https://www.apa.org/ed/precollege/psychology-teacher-network/introducto
ry-psychology/disability-models
9. Office of Developmental Primary Care, University of California San
Francisco, “Medical and Social Models of Disability”,
https://odpc.ucsf.edu/clinical/patient-centered-care/medical-and-social-mo
dels-of-disability
10. Disability charity Scope UK, “Social model of disability”,
https://www.scope.org.uk/about-us/social-model-of-disability/
11. People with Disability Australia, “Social model of disability”,
https://pwd.org.au/resources/models-of-disability/
12. Youth Disability Advocacy Service, “Four models of disability”,
https://www.yacvic.org.au/ydas/resources-and-training/together-2/values-a
nd-ideas/two-models-of-disability/
13. Erlina Green Halmiton (2023), “Summary: McKinsey Global Institute
(MGI) Jobs lost, jobs gained: Workforce transitions in a time of
automation (2017)”.

66
14. The World Bank (2011), “World Report on Disability”,
https://documents.worldbank.org/en/publication/documents-reports/docu
mentdetail/665131468331271288/main-report.

67

You might also like