You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TÀI CHÍNH - MARKETING

MẪU PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN

HỌC PHẦN: Triết học Mac-lenin

Mã lớp học phần:2311702047711

Ngày làm bài: 22/04./2023

Họ tên: Phan Duy Hào MSSV: 2221001578


NHÓM: 6 STT trong nhóm:2

Bài làm gồm: …6…trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:

Câu 1: Để có thể hiểu được mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong văn bản
trên ta phải hiểu được khái niệm của vật chất,ý thức  thể hiện mối quan hệ
giữa chúng.

I.Vật chất và ý thức

1. Vật chất là gì?

- Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin về vật chất:

+ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
 Từ đó, khi ta áp dụng kiến thức này vào văn bản trên, ta thấy rằng vật chất ở
đây là: các yếu tố tài chính, nhân sự và các tài nguyên vật chất khác liên quan
đến việc cắt giảm nhân sự của Google và những đợt cắt giảm nhân sự hàng loạt
của các công ty công nghệ lớn khác như Meta, Amazon, Salesforce và
Microsoft. Những đợt cắt giảm nhân sự này là một phản ứng của các công ty đối
với tình trạng phát triển quá nhanh trong ngành công nghệ.

2. Ý thức là gì?

- Theo quan niệm của triết học Mác Lênin về ý thức:

+ Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở
hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản
ánh tích cực chủ động, sáng tạo hình ảnh chủ quan.

Khi ta áp dụng vào văn bản trên, ta nhận ra rằng nội dung ý thức ở đây là
cách con người tương tác với thông tin sa thải hàng loạt của các công ty lớn từ
những người là lãnh đạo đến những người lao động. Sự tương tác này mang
tính tích cực, vì họ hiểu rằng đây là sự điều chỉnh của nền kinh tế sau khi một
thời gian tăng trưởng quá nhanh, chứ không phải là dấu hiệu suy thoái của
ngành công nghệ. Điều này giúp cho người lao động chuyển sang những ngành
nghề khác để có thể bắt kịp sự phát triển của xã hội.

II. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

+Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ
biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động trở lại vật
chất.
-Như trong văn bản ta đã thấy được, tình trạng kinh tế trước và sau đại dịch
là khác nhau, nếu trước và trong đại dịch các công ty công nghệ tăng trưởng
nhanh chóng dẫn đến việc họ phải tuyển thêm nhiều lao động thì sau đại dịch
tổng cầu có xu hướng giảm dẫn cơ cấu nền kinh tế ít tăng trưởng hơn so với
trước đây khiến cho doanh nghiệp phải ra một quyết định khó khăn là sa thải một
lượng lớn nhân viên. Điều này cho ta thấy được mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức thì vật chất sao thì ý thức như vậy.
* Vật chất quyết định ý thức thể hiện :
+Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
Ý thức do giới vật chất, tự nhiên sinh ra. trong đời sống xã hội biểu hiện
ở vai trò của kinh tế đối với(quyết định) chính trị, đời sống vật chất đối với( quyết
định) đời sống tinh thần, tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.

Trong văn bản trên, quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua vấn đề
cắt giảm nhân sự trong ngành công nghệ. Sự cắt giảm này được coi là một quá
trình điều chỉnh sau thời gian tăng trưởng quá nhanh của ngành công nghệ. Điều
này thể hiện rõ sự quyết định của tình trạng vật chất đến ý thức của con người.
Cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ sau một thời gian phát triển
nhanh, xong lại phát triển một cách bình thường làm các lãnh đạo nhận thức
được tình hình của công ty, từ đó họ đã lên kế hoạch xa thải một lượng lớn nhân
viên
+ Thứ hai, vật chất quyết định nội dung ý thức:
Trong xã hội, sự phát triển của kinh tế quy định sự phát triển của văn
hóa; đời sống vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần cũng thay đổi

Trong văn bản trên, quá trình cắt giảm nhân sự trong ngành công nghệ được
trích dẫn. Việc này phản ánh mối liên hệ giữa vật chất và ý thức trong việc tác
động và quyết định lẫn nhau. Tác động của tình trạng vật chất (việc tăng trưởng
quá nhanh trong một thời gian ngắn) đã dẫn đến sự ra đi của một số nhân viên
công ty. Việc này gây ra thông điệp để các nhân viên khác lo lắng từ đó họ sẽ
quyết tâm hơn để làm việc hoặc có những phương án phòng tránh cho trường
hợp bị sa thải.
+ Thứ 3, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
Vật chất không chỉ tác động đến ý thức của con người mà còn quyết định
bản chất của nó.
Bản chất của ý thức phản ánh cơ bản tình hình kinh tế, xã hội, tư tưởng và giá trị
của một xã hội. Trong bối cảnh này, việc cắt giảm nhân sự là thông điệp rõ ràng
cho nhân viên về tình hình kinh tế, sự không ổn định và cảm giác bất an trong
tương lai. Như vậy bản chất của các đợt sa thải lần này không phải do sự suy
thoái của ngành công nghệ mà chỉ là điều chỉnh lại số lượng nhân sự cho phù
hợp với thực tế kinh tế giai đoạn hiện nay.
Thứ 4, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Ý thức thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Thông qua hoạt động, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật
chất.Ý thức có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai.

Trong văn bản trên, khi tình hình kinh tế có sự thay đổi sau đại dịch, người dân ít
tiêu dùng hơn dẫn đến tổng cầu giảm, các công ty lớn nhận thức được điều này
nên họ quyết định xa thải một lượng lớn nhân viên .Việc làm này của họ là hoàn
toàn hợp lí vì nếu không cắt giảm họ sẽ bị dư thừa năng suất .Không những thế
nhiều lĩnh vực khác mất nhân sự vì sức hút quá lớn của ngành công nghệ. Trong
số bị cắt giảm tuy cũng có các nhân sự công nghệ thực sự như lập trình viên, kỹ
sư phần mềm, kiến trúc sư giải pháp nhưng số này chỉ chiếm phần nhỏ. Phần
lớn nhân sự bị cắt giảm ở các vị trí không phải thuần công nghệ như nhân viên
hợp đồng thời vụ, nhóm tài chính, vận hành, nhân viên bán hàng và marketing…
Những nhân sự này có thể làm việc cho bất kỳ lĩnh vực nào chứ không riêng
ngành công nghệ, nên giờ là lúc cán cân được thiết lập trở lại. Từ đó ta có thể
thấy được ý thức của mọi người đã được thay đổi để có thể bắt kịp xu thế phát
triển của xã hội.
*Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
Theo như văn bản ta thấy rằng tình hình kinh tế từ trước đại dịch sau đại
dịch có nhiều chuyển biến. Các nhà lãnh đạo họ đã ý thức được nền kinh tế lúc
bấy giờ cần phải trở về trạng thái cân bằng và đem lại lợi ích cho chính họ vì vậy
họ đã lên kế hoạch thực hiện sa thải 1 lượng lớn nhân viên từ đó ta thấy rằng ý
thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra phương hướng, mục tiêu để tác
động lại vật chất, điều giúp doanh nghiệp ổn định doanh thu và phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận:khi các công ty, các doanh nghiệp thực hiện
chính sách sa thải với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cụ thể là
người lao động sẽ mất việc họ sẽ đối mặt với tình trạng thất nghiệp điều đó có
thể khiến cuộc sống trở nên khó khăn. Tuy nhiên,khi các doanh nghiệp làm như
vậy sẽ thiết lập lại trật tự cân bằng cho nền kinh tế và khi một cánh cửa này
đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở rachúng ta phải biết nắm bắt cơ hội,luôn cố
gắng làm tốt công việc hiện tại, cập nhật kiến thức, trang bị thêm các kỹ năng
mới, phát triển bản thân để sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào.

Câu 2: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất được thể hiện trong văn bản trên.
Trong chỉnh thể phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất quyết định quan
hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội.

* Sự quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất

-Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng, đòi hỏi phải kịp thời thiết
lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp

* Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

-Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là một trạng thái mà các yếu tố cấu thành của quan hệ sản xuất tạo ra sự thuận
lợi cho lực lượng sản xuất phát triển.(ngược lại)

-Trạng thái mâu thuẫn xuất hiện đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết
lập quan hệ sản xuất mới phù hợp.

-Trạng thái vận động của mâu thuẫn này diễn ra là từ phù hợp đến không phù
hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình độ cao hơn.

Điều này được thể hiện rõ trong văn bản như sau:

+Thứ nhất: Trong thời kỳ đại dịch , khi các ngành nghề khác bị ảnh hưởng thì
ngành công nghệ lại tăng trưởng một cách nhanh chóng do nhu cầu đòi hỏi làm
việc online những nền tảng mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử lên ngôi.
Đây chính là sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất. Khi sự tăng trưởng
diễn ra như vậy thì quan hệ sản xuất cũ chính là quan hệ trong tổ chức quản lí
nhân sự của công ty quy mô nhỏ đã kiềm hãm sự phát triển cho ngành công
nghệ . Vì thế phải đã thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ lực
lượng sản xuất bằng việc các công ty công nghệ tuyển dụng thêm rất nhiều
nhân sự để bổ sung nguồn lực cho mình. Có thể kể đến như công ty Salesforce
chỉ có khoảng 35.000 nhân viên năm 2019 nhưng tăng lên đến 56.000 vào năm
2021 (hay Alphabet – công ty mẹ của Google, có khoảng 119.000 nhân viên
năm 2019 và tăng lên đến 156.000 vào năm 2021 .Lúc này, quan hệ vật chất đã
phát triển lên một tầm cao mới và đã phù hợp với lực lượng sản xuất.

+Thứ hai: sau đại dịch, nhu cầu sử dụng các dịch liên quan đến ngành công
nghệ của người dân giảm sút khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn lúc
này họ bắt đầu nhận ra rằng “ Khi doanh thu tăng nhanh trong đại dịch, công ty
đã tuyển thêm quá nhiều người”, “nhân sự tăng thêm kể từ 2019”  quy mô sản
xuất và kinh doanh vượt quá nhu cầu của người tiêu dùng và điều này đã được
nêu rõ trong văn bản như sau: “giai đoạn sau của đại dịch, việc kinh doanh của
doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, sức mua của người tiêu dùng giảm…phải cắt
giảm đầu tư cho công nghệ, và giảm chi phí quảng cáo. Điều này ảnh hưởng lớn
tới rất nhiều hãng công nghệ lớn, mà bản chất…là nền tảng quảng cáo như
Google, Meta, Amazon, Salesforce”. Lúc này thì trình độ lực lượng sản xuất của
họ đã đến một sự phát triển nhất định, tuy nhiên quan hệ sản xuất lại vượt quá
mức cho phép và trở nên không còn phù hợp với lực lượng sản xuất. Doanh
nghiệp họ biết được điều đó nên họ đã cải thiện quan hệ sản xuất bằng cách
thực hiện kế hoạch sa thải nhân viên quy mô lớn. Lúc này quan hệ vật chất
được thay đổi và dần phù hợp với lực lượng sản xuất từ đó nền kinh tế sẽ ổn
định trở lại.

Như vậy, ta đã hiểu ra được tầm quan trọng cũng như sự phát triển tương quan
qua lại lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất để có thể phù hợp với trình đồ lực
lượng sản xuất. Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản
xuất. Muốn thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.Điều cuối cùng, là công dân của một đất nước, chúng ta
phải luôn có mục tiêu, hoài bão luôn nổ lực hết mình với điều mà chúng ta làm,
rèn luyện bản thân hàng ngày ,trau dồi thêm những kiến thức những kĩ năng
sống để có thể phát triển và sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào.

You might also like