You are on page 1of 4

Chuyên đề: Mùa xuân nho nhỏ

- Thanh Hải -
I. Kiến thức chung:
- Thanh Hải là 1 ngôi sao sáng trên bầu trời văn chương Việt nam hiện đại.
Ông là nhà thơ lớn có nhiều đóng góp cho nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Đến với Thanh
Hải, ta bắt gặp một tiếng thơ bình dị, trong sáng, chân thành với 1 tình yêu đời, yêu
người, yêu cuộc sống thiết tha và một khát vọng hiến dâng vô cùng mãnh liệt. Chính tình
yêu ấy, khát vọng ấy đã tạo nên những vần thơ cháy bỏng thiết tha vang vọng mãi trong
lòng người đọc bao nhiêu thế hệ.
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng
tác của nhà thơ Thanh Hải cũng đồng thời là bài thơ hay trong nền thơ Việt Nam. Bài thơ
được viết năm 1980 trên giường bệnh, trước lúc nhà thơ qua đời không bao lâu. Vậy mà
kì lạ thay, bài thơ lại vang lên như một tiếng reo vui, náo nức để thể hiện tình yêu đối với
cuộc sống đắm say. Có thể thấy đây là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng cho đời.
Lúc đối diện với cái chết, ông lại nghĩ về đời sống đắm say. Khi bước vào cuối dòng của
đời người, ông lại nghĩ về một mùa xuân bất tận. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp tâm
hồn, nhân cách và khát vọng của nhà thơ.
II. Phân tích bài thơ:
1. Tiếng reo vui trước của mùa xuân của thiên nhiên, đất nước:
- Trong những câu thơ đầu tiên của bài thơ, nhà thơ vẽ ra một bức tranh mùa
xuân của thiên nhiên, đất trời xứ Huế trong trẻo tươi mát và đẹp đẽ lạ thường.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
- Chỉ bằng một vài nét chấm phá với 1 giọng thơ tươi vui, lời thơ hàm súc,
nhà thơ đã vẽ ra 1 không gian rộng lớn, mênh mông của 1 dòng sông xanh, màu xanh là
gam màu chủ đạo, nó trải dài ra vô tận, vô cùng theo không gian của dòng sông tạo 1 nền
xanh cho bức tranh cảnh vật.
- Trên cái nền xanh ấy, nhà thơ điểm vào 1 bông hoa tím biếc, màu tím nhỏ
bé của bông hoa nổi bật lên cái nền xanh bất tận của dòng sông tạo nên 1 cảm giác dịu
mát, hài hòa khiến bức tranh càng trở nên trữ tình, thơ mộng. Ý thơ gợi cho ta 2 câu Kiều
tuyệt đẹp của Nguyễn Du.
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Hay gợi liên tưởng đến những câu thơ của Lê Anh Xuân:
“Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông”.
Bức tranh Xuân qua cảm nhận của bài thơ không chỉ thể hiện lên với sắc
màu mà còn hiện lên với âm thanh lẫn vào không gian đầy sắc xuân ấy là tiếng hót vang
trời của con chim chiền chiện, loài chim quen thuộc, thường xuất hiện vào mùa xuân 1 tín
hiệu của mùa, tiếng chim chiền chiện vang cả đất trời như báo cho cả vũ trụ này biết mùa
xuân đã trở về khiến nhà thơ xúc động thốt lên:
“Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Tiếng hót của chim khiến cho bức tranh xuân càng trở nên rộn rã, tươi vui
và căng tràn nhựa sống.
- Tiếng chim chiền chiện được nhà thơ hình tượng hóa thật đẹp, thật độc đáo
qua nghệ thuật ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác với sự trộn lẫn giao hòa giữa các giác quan,
tiếng chim là âm thanh vốn chỉ được nghe thấy, nhà thơ lại cảm nhận đến độ sâu thẳm tận
cùng có thể nhìn thấy, thậm chí tiếp xúc được, âm thanh như đọng thành giọt rơi xuống
để cùng đưa tay ra hứng:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
- “Hứng” là 1 động từ độc đáo thể hiện sự trân trọng, nâng niu của nhà thơ
trước từng giọt hạnh phúc, từng giọt mùa xuân, từng tiếng chim, cả cõi lòng của thi nhân
như mở rộng ra để hòa vào bức tranh thiên nhiên tạo vật say đắm ngất ngây trước mùa
xuân của đất trời.
- Sau tiếng reo vui đầy náo nức, say mê trước mùa xuân của thiên nhiên trời
đất, nhà thơ hướng tình cảm của mình đến con người và ngay lập tức ông nghĩ đến người
cầm súng và người ra đồng bởi đó là những người nhỏ bé, thầm lặng, đang từng ngày
từng giờ góp sức mình để bảo vệ và dựng xây đất nước, chính họ là người đã tạo nên mùa
xuân cho cuộc đời này. Nhà thơ đã sáng tạo ở từ “lộc”, lộc là cành non, chồi biếc nhưng
còn được hiểu là những giá trị tươi đẹp dâng hiến cho đời, nhìn lá ngụy trang trên lưng
người cầm súng, nhìn từng khóm mạ trên tay người ra đồng, nhà thơ nghĩ đến lộc mà
những người bình dị, đơn sơ ấy đang dâng hiến cho Tổ quốc.
- Từ người cầm súng, người ra đồng, những con người tiêu biểu cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhà thơ đã đi đến 1 khái quát rộng lớn hơn đối với
tất cả mọi người:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
- Điệp từ “tất cả” trở đi trở lại như 1 điệp khúc diễn tả không khí của cả dân
tộc, cả đất nước đang bừng bừng khí thế vào xuân, thêm vào đó từ láy “hối hả” và “xôn
xao” đã diễn tả xuất sắc không khí khẩn trương, gấp gáp cũng như sự tưng bừng, náo nức
của mùa xuân, tất cả mọi người dường như đang hòa mình vào cái điệp khúc mùa xuân
bất tận.
- Mùa xuân của đất nước được nhà thơ tiếp tục cảm nhận trong sự suy ngẫm
về chiều dài lịch sử suốt 4000 năm đất nước, nếu như khi nghĩ về mạch ngầm lịch sử ấy,
Nguyễn Đình Thi đã phát hiện ra rằng:
“Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Thì ở đây, Thanh Hải lại phát hiện ra vẻ đẹp của 1 đất nước suốt mấy ngàn
năm vất vả, gian lao nhưng vẫn luôn kiêu hãnh ngẩng cao đầu như vì sao cứ đi lên phía
trước, hình ảnh so sánh ấy làm nổi bật vẻ đẹp của 1 đất nước dù trải qua nhiều thử thách,
gian khổ vẫn kiêu hãnh, ngoan cường. Vẻ đẹp ấy không thể được tạo nên bằng sức mạnh
của hôm nay mà còn bằng sự hội tụ tinh hoa của 4000 năm đất nước.

2. Ước nguyện cống hiến của nhà thơ:


- Sau khi bày tỏ những cảm xúc, tình cảm rung động của mình trước thiên
nhiên đất nước, nhà thơ đã dành những khổ thơ tiếp theo để giải bày tâm sự, để bày tỏ
ước nguyện thiết tha muốn dâng hiến đời mình cho Tổ quốc:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Đại từ nhân xưng có sự chuyển đổi từ tôi sang ta, dường như nhà thơ muốn
vượt thoát khỏi giới hạn của cái tôi chật chội, hòa mình vào cái ta của mọi người mà say
xưa.
- Điệp từ “ta” và điệp ngữ “ta” làm trở đi trở lại trong đoạn thơ thể hiện khát
vọng cháy bỏng muốn được hóa thân thành những sự vật nhỏ bé thầm lặng để dâng hiến
cho cuộc đời này, trong muôn nghìn điều ước, nhà thơ chỉ ước được hòa làm tiếng chim
hót gọi xuân về, muốn được làm 1 bông hoa trong muôn triệu đóa hoa góp hương sắc cho
cuộc đời và chỉ khao khát là 1 nốt trầm khiêm nhường lặng lẽ, hòa vào bản hòa ca bất tận
của cuộc đời, khao khát ấy, ước nguyện ấy cao quý, cảm động, cho thấy 1 lý tưởng sống
cao đẹp:
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
- Khổ thơ tiếp theo tiếp tục nhấn mạnh, bày tỏ khát vọng cống hiến nồng nàn
cháy bỏng và tha thiết của nhà thơ:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Từ trong sâu thẳm tâm hồn, nhà thơ muốn hóa thân thành 1 mùa xuân nho
nhỏ để hòa vào mùa xuân bao lao, bất tận của cuộc đời. Điệp từ “Dù là” trở đi trở lại như
1 lời khẳng định thiết tha, một lời tự nhủ với lòng mình rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào,
bất cứ thời gian nào, dù là thời thanh niên sôi nổi hay khi đầu đã chấm bạc rồi thì ước
vọng cống hiến ấy vẫn nồng nàn cháy bỏng không nguôi. Đặc biệt, với từ “lặng lẽ”,
người đọc cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp trong lẽ sống, trong khát vọng cống hiến của
nhà thơ. Thanh Hải đã chọn cho mình 1 cách cống hiến riêng không ồn ào, không phô
trương, không lòe loẹt mà khiêm nhường, lặng thầm, bình dị, lặng lẽ hiến dâng trong suốt
cả cuộc đời. Khát vọng cống hiến ấy khiến ta liên tưởng đến những vần thơ nổi tiếng của
Tố Hữu:
“Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ tặng bạn đời, tro bón đất
Sống là cho mà chết cũng là cho”.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” kết thúc bằng những làn điệu dân ca ngọt
ngào, tha thiết, êm đềm của Huế, đó là điệu nam ai, nam bình hòa trong nhịp phách tiền
khiến bức tranh mùa xuân xứ Huế càng trở nên trữ tình, tha thiết và đầy ắp ân tình, đó là
những khúc ca mà nhà thơ khao khát dâng hiến cho cuộc đời, lời ca như vang vọng, kết
nối tấm chân tình nhỏ bé của nhà thơ hòa vào ngàn dặm mênh mang của thiên nhiên đất
nước, điều này làm nổi bật tình yêu sâu nặng, sự gắn bó thiết tha của nhà thơ đối với Huế,
đối với quê hương đất nước này dù phải sắp rời xa cuộc đời.

You might also like