You are on page 1of 118

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ......................................................................................................iv


LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. vii
BÀI KHÁI QUÁT HỌC PHẦN .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 2
TỔNG QUAN VỀHỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ .........................2
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .................................................................................................2
NỘI DUNG ...................................................................................................................2
1.1 Chức năng của điều hòa không khí trên ô tô ...........................................................2
1.1.1. Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe .............................. 3
1.1.2. Chức năng hút ẩm và lọc gió. ..................................................................................... 4
1.1.3. Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn. ........................................................... 5
1.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ. .................. 5
1.2.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt. ....................................................................................... 5
1.2.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển. .................................................................... 7
1.3. LÝ THUYẾT LÀM LẠNH....................................................................................8
1.3.1. Cơ sở lý thuyết căn bản của hệ thống điều hòa không khí. ........................................ 8
1.3.2. Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn ............................................... 9
1.4. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh trên ....................... 13
1.4.1. Chu trình làm lạnh cơ bản . ...................................................................................... 13
1.4.2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các chu trình làm lạnh ....................................... 14
1.5. Các cụm thiết bị chính trong hệ thống điện lạnh ................................................. 15
1.5.1. Máy nén .................................................................................................................... 15
1.5.2. Ly hợp điện từ. ......................................................................................................... 20
1.5.3. Bộ ngưng tụ (Giàn nóng). ........................................................................................ 22
1.5.4. Bình chứa và tách ẩm (Phin lọc). ............................................................................. 24
1.5.5. Van bốc hơi (Van tiết lưu, van giãn nở)................................................................... 26
1.5.6. Giàn lạnh . ........................................................................................................... 28
1.5.7. Bình tích lũy. ............................................................................................................ 29
1.6. Một số thiết bị khác trong hệ thống điện lạnh ô tô............................................... 31
1.6.1. Ống dẫn môi chất lạnh. ............................................................................................ 31
1.6.2. Van giảm áp. ............................................................................................................ 32
1.6.3. Công tắc nhiệt. ......................................................................................................... 32
1.6.4. Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR. ...................................................................... 33
1.6.5. Công tắc áp suất kép. ............................................................................................... 34
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ ............. 36
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ............................................................................................... 36
NỘI DUNG ................................................................................................................. 36
2.1. Khái quát về hệ thống điều hòa không khí tự động ............................................. 36
2.1.1. Cấu trúc hệ thống điều hòa không khí tự động ....................................................... 36
2.1.2. Chức năng của hệ thống điều hòa không khí tự động. ............................................ 37

i
2.1.3.Vị trí các chi tiết trong hệ thống. .............................................................................. 37
2.1.4. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa không khí tự động. ................. 38
2.2. Các cảm biến trong hệ thống điều hòa tự động .................................................... 38
2.2.1. Cảm biến nhiệt độ trong xe. ..................................................................................... 38
2.2.2. Cảm biến nhiệt độ môi trường. ................................................................................ 39
2.2.3. Cảm biến bức xạ mặt trời. ........................................................................................ 39
2.2.4. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh..................................................................................... 40
2.2.5. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát. ............................................................................ 40
2.2.6. Cảm biến tốc độ máy nén. ........................................................................................ 41
2.2.7. Cảm biến ống dẫn gió và cảm biến khói xe (tham khảo). ........................................ 41
2.3. Các cụm thiết bị đặc trưng trong hệ thống điều hòa tự động trên ô tô ................. 42
2.3.1. Mô tơ trộn gió. ......................................................................................................... 42
2.3.2. Mô tơ dẫn gió vào. ................................................................................................... 43
2.3.3. Mô tơ chia gió. ......................................................................................................... 43
2.4. Các điều khiển chính trong hệ thống điều hòa tự động ........................................ 44
2.4.1. Điều khiển nhiệt độ không khí cửa ra (TAO). ......................................................... 44
2.4.2. Điều khiển trộn gió................................................................................................... 45
2.4.3. Điều khiển chia gió. ................................................................................................. 46
2.4.4. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh.............................................................................. 46
2.4.5. Điều khiển hâm nóng. .............................................................................................. 47
2.4.6. Điều khiển gió trong thời gian quá độ...................................................................... 48
2.4.7. Điều khiển dẫn gió vào. ........................................................................................... 49
2.4.8. Điều khiển tốc độ không tải. .................................................................................... 50
2.4.9. Điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng. ........................................................................... 51
2.4.10. Điều khiển tan băng. .............................................................................................. 53
2.4.11. Điều khiển đóng ngắt máy nén............................................................................... 56
2.4.12. Điều khiển theo mạng lưới thần kinh(tham khảo). ................................................ 59
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẠCH ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG ..... 61
TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ HÃNG XE Ô TÔ. ................................................................ 61
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ............................................................................................... 61
NỘI DUNG ................................................................................................................. 61
3.1. Mạch điện điều hòa trên xe 2000 Toyota camry le 2.2L ..................................... 61
3.1.1. Ký hiệu màu dây ...................................................................................................... 61
3.1.2. Ký hiệu các chân giắc. ............................................................................................. 62
3.1.3. Các điều khiển cơ bản trong hệ thống. ..................................................................... 63
3.1.4. Sơ đồ mạch điện điều hòa. ....................................................................................... 65
3.2. Mạch điện điều hòa trên xe 2000 DAEWOO NUBIRA SE ................................ 67
3.2.1. Ký hiệu màu dây. ..................................................................................................... 67
3.2.2. Ký hiệu các chân giắc. ............................................................................................ 68
3.2.3. Các điều khiển chính trong mạch. ............................................................................ 69
3.3. Mạch điều khiển điều hòa trên xe 2001 HONDA ACCORD DX ...................... 73
3.3.1. Ký hiệu màu dây. ..................................................................................................... 73
3.3.2. Ký hiệu các giắc cắm:.............................................................................................. 73
3.3.3. Các điều khiển chính. .............................................................................................. 74
3.3.4. Sơ đồ mạch điện. ..................................................................................................... 76
3.4. Mạch điện điều khiển điều hòa XE 2000 LEXUS ES 300 .................................. 78

ii
3.4.1. Ký hiệu màu dây. ..................................................................................................... 78
3.4.2. Ký hiệu chân giắc cắm. ........................................................................................... 79
3.4.3. Các điều khiển cơ bản. ............................................................................................ 80
3.4.4. Sơ đồ mạch điện ...................................................................................................... 82
CHƯƠNG 4 KIỂM TRA, SỬA CHỮA MỘT SỐHƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA ................................................................................................... 84
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ............................................................................................... 84
NỘI DUNG ................................................................................................................. 84
4.1. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa thông thường................................................... 84
4.1.1. Kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp trên xe. ......................................... 84
4.1.2. Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất ga. ................................. 86
4.2. Chẩn đoán bằng hệ thống tự chẩn đoán ............................................................... 88
4.2.1. Mô tả ........................................................................................................................ 88
4.2.2. Ví dụ quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota. ....................................... 89
4.2.3. Một số ví dụ về mã tự chẩn đoán trên một số hãng xe tiêu biểu ............................. 90
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 109

iii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ô tô. .............................................................2


Hình 1.2: Nguyên lý hoạt động của két sưởi. ...................................................................... 3
Hình 1.3: Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh. ....................................................................3
Hình 1.4 : Bộ lọc không khí. ................................................................................................4
Hình 1.5: Bộ lọc gió kết hợp khử mùi. ................................................................................ 5
Hình 1.6: Kiểu giàn lạnh đặt phía trước ..............................................................................6
Hình 1.7 : Kiểu giàn lạnh kép ..............................................................................................6
Hình 1.8: Kiểu kép treo trần. ............................................................................................... 7
Hình 1.9: Ví dụ bảng điều khiển điều hòa cơ trên xe Ford.................................................. 7
Hình 1.10: Ví dụ bảng điều khiển điều hòa tự động trên ô tô Toyota Camry .....................8
Hình 1.11: Sự phá hủy tầng ozon của R-12. ...................................................................... 10
Hình 1.12: Đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a. ........................................ 11
Hình1.13: Ga lạnh R134a của hệ thống điều hòa. ............................................................ 12
Hình1.14: Dầu bôi trơn máy nén. ...................................................................................... 12
Hình 1.15: Sơ đồ chu trình làm lạnh cơ bản. ..................................................................... 13
Hình 1.16: Sơ đồ minh họa hệ thống điện lạnh có một giàn lạnh ..................................... 14
Hình 1.17: Sơ đồ hệ thống điện lạnh với chu trình làm lạnh kiểu 2 .................................. 14
Hình 1.18: Sơ đồ hệ thống điện lạnh với chu trình làm lạnh kiểu 3 .................................. 15
Hình 1.19: Các loại máy nén. ............................................................................................ 16
Hình 1.20: Cấu tạo máy nén loại piston............................................................................. 16
Hình 1.21: Sơ đồ nguyên lý hoạt động. ............................................................................. 17
Hình 1.22: Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc. ........................................................................... 17
Hình 1.23: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc. ..................................... 18
Hình 1.24: Hình ảnh loại máy nén cánh gạt. ..................................................................... 18
Hình1.25: Máy nén hai cánh gạt. ....................................................................................... 19
Hình 1.26: Máy nén nhiều cánh gạt. .................................................................................. 19
Hình 1.27: Hình ảnh loại máy nén loại xoắn ốc. ............................................................... 19
Hình 1.28: Cấu tạo của máy nén loại xoắn ốc. .................................................................. 20
Hình 1.29: Cấu tạo máy nén loại trục khuỷu. .................................................................... 20
Hình 1.30: Hình ảnh của ly hợp điện từ. ............................................................................ 21
Hình 1.31: Nguyên lý hoạt động của ly hợp máy nén. ...................................................... 21

iv
Hình 1.32: Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ) .............................................................. 22
Hình 1.33: Hệ thống điều hòa sử dụng giàn nóng tích hợp. ............................................. 23
Hình 1.34: Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng. ........................................................................ 23
Hình 1.35: Sơ đồ cấu tạo của bình lọc. .............................................................................. 24
Hình 1.36: Hình dạng của cửa sổ kính ga. ......................................................................... 25
Hình 1.37: Hình ảnh dòng môi chất lạnh nhìn qua mắt ga. ............................................... 25
Hình 1.38: Van tiết lưu loại hộp ........................................................................................ 26
Hình 1.39: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (Khi tải cao). ....................................... 27
Hình 1.40: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (Khi tải thấp). ..................................... 27
Hình 1.41: Hình ảnh van tiết lưu loại râu .......................................................................... 27
Hình1.42: Sơ đồ nguyên lý làm việc của van tiết lưu râu.................................................. 28
Hình 1.43: Giàn lạnh (bộ bốc hơi). .................................................................................... 28
Hình 1.44: Cấu tạo giàn lạnh. ............................................................................................ 29
Hình 1.45: Cấu tạo của bình tích lũy. ................................................................................ 30
Hình 1.46: Van giảm áp. .................................................................................................... 32
Hình 1.47: Công tắc nhiệt .................................................................................................. 32
Hình 1.48: Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR............................................................... 33
Hình 1.49 : Công tắc áp suất kép. ...................................................................................... 34
Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống điều hòa tự động trên ô tô. ................................................... 36
Hình 2.2:Ví dụ bảng điều khiển điều hòa tự động trên ô tô. ............................................. 37
Hình 2.3: Vị trí các chi tiết trong hệ thống điều hòa tự động. ........................................... 37
Hình 2.4: Cảm biến nhiệt độ trong xe. ............................................................................... 38
Hình 2.5: Cảm biến nhiệt độ môi trường ........................................................................... 39
Hình 2.6: Cảm biến bức xạ mặt trời. ................................................................................. 39
Hình 2.7: Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh. ............................................................................. 40
Hình 2.8: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ....................................................................... 40
Hình 2.9: Cảm biến tốc độ máy nén. ................................................................................. 41
Hình 2.10 : Cảm biến ống dẫn gió và cảm biến khói ngoài xe. ......................................... 41
Hình 2.11: Đồ thị biểu thị mối tương quan giữa điện trở và nhiệt độ ............................... 42
Hình 2.12: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mô tơ trộn gió. ....................................... 42
Hình 2.13: Mô tơ dẫn gió vào. ........................................................................................... 43
Hình 2.14: Mô tơ chia gió. ................................................................................................. 44
Hình 2.15: Công thức tính nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) ........................................... 44

v
Hình 2.16: Điều khiển trộn gió. ......................................................................................... 45
Hình 2.17: Điều khiển chia gió .......................................................................................... 46
Hình 2.18: Điều khiển tốc độ quạt ..................................................................................... 46
Hình 2.19: Điều khiển hâm nóng. ...................................................................................... 47
Hình 2.20: Điều khiển tốc độ quạt trong thời gian quá độ. ............................................... 48
Hình 2.21: Điều khiển dẫn gió vào .................................................................................... 49
Hình 2.22: Điều khiển tốc độ không tải bằng van ISC. ..................................................... 50
Hình 2.23: Sơ đồ điều khiển tốc độ quạt giàn nóng và quạt két nước ............................... 51
Hình 2.24: Bảng trạng thái của hệ thống điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước ở các
chế độ làm việc. ................................................................................................................. 52
Hình 2.25: Sơ đồ mạch điện quạt giàn nóng và quạt két nước ở các chế độ. .................... 52
Hình 2.26: Vị trí và cấu tạo của van EPR .......................................................................... 53
Hình 2.27: Nguyên lý hoạt động của van EPR .................................................................. 53
Hình 2.28: Điều hòa đang hoạt động (Máy nén ON) ........................................................ 54
Hình 2.29: Điều hòa ngừng hoạt động (Máy nén OFF)..................................................... 55
Hình 2.30: Công tắc nhiệt đóng. ........................................................................................ 55
Hình 2.31: Công tắc nhiệt mở ............................................................................................ 56
Hình 2.32: Chọn chế độ A/C ............................................................................................. 56
Hình 2.33: Chọn chế độ ECON ......................................................................................... 57
Hình 2.34: Điều khiển máy nén (ON/OFF) theo tốc độ động cơ. ..................................... 57
Hình 2.35: Điều khiển máy nén khi tăng tốc. .................................................................... 58
Hình 2.36: Tín hiệu ngắt áp suất từ công tắc áp suất kép. ................................................. 58
Hình 2.37: Tín hiệu cảm biến tốc độ máy nén. .................................................................. 59
Hình 2.38: Điều khiển theo mạng lưới thần kinh .............................................................. 60
Hình 4.1: Áp suất ga ở mức tiêu chuẩn.............................................................................. 86
Hình 4.2: Ví dụ màn hình kiểm tra mã lỗi trên xe Toyota................................................. 89
Hình4.3: Ví dụ mã lỗi hiển thị (Mã 11). ............................................................................ 90
Hình 4.4: Hộp cầu chì chính. ............................................................................................. 90

vi
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, nhu cầu di chuyển đi lại
tăng cao.Ôtô là phương tiện tham gia lưu thông trên đường bộ với số lượng ngày
một lớn.Việc nghiên cứu đảm bảo tiện nghi trên ô tô ngày càng được nghiên cứu
phát triển. Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một trong những hệ thống quan
trong trên trên ôtô , nó giúp cho người lái luôn làm việc trong một điều kiện nhiệt
độ phù hợp.
Tuỳ theo mỗi loại xe mà chúng ta có các loại điều hòa khác nhau trên ô tô:
Có loại xe sử dụng điều hòa phía trước, có loại xe sử dụng điều hòa cả phía trước
và phía sau và có loại xe sử dụng loại điều hòa treo trần ….
Do vậy, môn học: Điều hòa khôn khí trên ô tô là một trong những môn học
không thể thiếu trong chuyên nghành Cơ khí Động lực, môn học trang bị cho sinh
những kiến thức về Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô như: Các chi tiêt, các
cụm chi tiết của Hệ thống điều hòa, các kiểu chu trình làm lạnh trên ô tô, các vị trí
các chi tiết của Hệ thống điều hòa trên ô tô cũng như các mạch điều hòa của các
hãng xe khác nhau trên ô tô.

vii
BÀI KHÁI QUÁT HỌC PHẦN

1. Mục tiêu của học phần và tầm quan trọng


- Kiến thức: Hiểu cấu tạo các chi tiết trong hệ thống điều hòa không khí ô tô và
trình bày được nguyên l làm việc của sơ đồ nguyên l hệ thống điều hòa trên o tô. Biết
được các kiến thức cơ bản về thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong hệ thống điều hòa
trên ô tô. Phân tích được các mạch điều hòa không khí tự động trên ô tô.

- Kỹ năng: Nắm được các kết cấu các chi tiết trong hệ thống điều hòa không khí
trên ô tô, phân tích được các mạch điều hòa tự động từ đó hiểu được phương pháp kiểm
tra sửa chữa trong hệ thống điều hòa trên ô tô.

- Thái độ: Sinh viên hợp tác khi thực hiện các hoạt động theo nhóm hoặc làm việc
độc lập. Sinh viên có kế hoạch cụ thể để hoàn thành các mục tiêu học tập đề ra. Sinh viên
tự tin khi thực hiện các bài tập vận dụng. Sinh viên tự giác trong học tập ở lớp và luyện
tập ở nhà.

2. Tóm tắt học phần.


Chương 1: Tổng quan Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Chương 2: Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô
Chương 3: Phân tích một số mạch điều hòa không khí tự động tiêu biểu của một số
hãng xe ô tô
Chương 4: Kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp trong Hệ thống điều hòa.

1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀHỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Thời gian lên lớp: 8 tiết (8LT; 4 TL)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


- Nêu được chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
- Phân loại được các hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
- Nêu được cơ sở lý thuyết căn bản của hệ thống điều hòa không khí.
- Trình bày được đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn.
- Nêu được chu trình làm lạnh cơ bản .
- Vẽ sơ đồ và trình bày được nguyên lý hoạt động của các chu trình làm lạnh.
- Nêu được các cụm chi tiết chính trong hệ thống điều hòa.
- Phân loại được các loại máy nén, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng.
- Nêu được chức năng của các thiết bị khác trong hệ thống điện lạnh ô tô .
- Trình bày được nguyên lý hoạt động các thiết bị khác trong hệ thống điện lạnh ô
tô.
- Hình thành được khả năng quan sát, tư duy sáng tạo của người học.

NỘI DUNG
1.1 Chức năng của điều hòa không khí trên ô tô

Hình 1.1: Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ô tô.

1. Máy nén. 5. Giàn lạnh.


2. Giàn nóng. 6. Bình tích lũy.
3. Phin lọc. 7. Két sưởi.
4. Van tiết lưu. 8. Quạt gió.

2
Điều hòa không khí là một trang bị tiện nghi thông dụng trên ô tô. Nó có các chức năng
sau:
+ Điều khiển nhiệt độ không khí trong xe.
+ Duy trì độ ẩm và lọc gió.
+ Loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như: hơi nước, băng đọng trên mặt kính.
1.1.1. Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe
a. Chức năng sưởi ấm.

Hình 1.2: Nguyên lý hoạt động của két sưởi.


Người ta dùng két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí trong xe.
Két sưởi lấy nước làm mát đã được hâm nóng bởi động cơ này để làm nóng không khí
trong xe nhờ quạt gió. Nhiệt độ của két sưởi vẫn còn thấp cho đến khi nước làm mát nóng
lên. Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như một bộ sưởi ấm.
b. Chức năng làm mát.

Hình 1.3: Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh.

3
Giàn lạnh là một bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào
khoang xe. Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu làm việc, đẩy môi chất
lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh. Khi đó
không khí thổi qua giàn lạnh bởi quạt gió sẽ được làm mát để đưa vào trong xe.
Như vậy, việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mát động
cơ còn việc làm mát không khí lại phụ thuộc vào môi chất lạnh. Hai chức năng này hoàn
toàn độc lập với nhau.
1.1.2. Chức năng hút ẩm và lọc gió.
a. Chức năng hút ẩm.
Nếu độ ẩm trong không khí lớn khi đi qua giàn lạnh, hơi nước trong không khí sẽ
ngưng tụ lại và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là không khí sẽ được
làm khô trước khi đi vào trong khoang xe. Nước đọng lại thành sương trên các cánh tản
nhiệt và chảy xuống khay xả nước sau đó được đưa ra ngoài xe thông qua vòi dẫn.
b. Chức năng lọc gió.
Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để làm sạch không
khí trước khi đưa vào trong xe.
Gồm hai loại:
 Bộ lọc chỉ lọc bụi.
 Bộ lọc lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính.

Hình 1.4 : Bộ lọc không khí.

4
Hình 1.5: Bộ lọc gió kết hợp khử mùi.
1.1.3. Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn.
Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, nhiệt độ và độ ẩm trong xe cao. Hơi nước sẽ đọng lại
trên mặt kính xe, gây cản trở tầm nhìn cho người lái. Để khắc phục hiện tượng này hệ
thống xông kính trên xe sẽ dẫn một đường khí thổi lên phía mặt kính để làm tan hơi
nước.
1.2. Phân loại hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô được phân loại theo vị trí lắp đặt và theo
phương thức điều khiển.
1.2.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt.
a. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.
Ở loại này, giàn lạnh được gắn sau bảng đồng hồ. Gió từ bên ngoài hoặc không
khí tuần hoàn bên trong được quạt giàn lạnh thổi qua giàn lạnh rồi đẩy vào trong khoang
xe.
Kiểu này được dùng phổ biến trên các xe con 4 chỗ, xe tải..

5
Hình 1.6: Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.
b. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước và sau xe. (Kiểu kép)
Kiểu giàn lạnh này là sự kết hợp của kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau được
đặt trong khoang hành lý. Cấu trúc này cho không khí thổi ra từ phía trước hoặc từ phía
sau. Kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ đồng đều ở mọi nơi trong xe.
Loại này được dùng phổ biến trên các loại xe 7 chỗ..

Hình 1.7 : Kiểu giàn lạnh kép.


c. Kiểu kép treo trần.
Kiểu kép treo trần bố trí hệ thống điều hòa có giàn lạnh phía trước kết hợp với
giàn lạnh treo trên trần xe. Kiểu thiết kế này giúp tăng được không gian khoang xe nên
thích hợp với các loại xe khách.

6
Hình 1.8: Kiểu kép treo trần.
1.2.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển.
a. Phương pháp điều khiển bằng tay.
Phương pháp này cho phép điều khiển bằng cách dùng tay để tác động vào các
công tắc hay cần gạt để điều chỉnh nhiệt độ trong xe. Ví dụ: công tắc điều khiển tốc độ
quạt, hướng gió, lấy gió trong xe hay ngoài trời...

Hình 1.9: Ví dụ bảng điều khiển điều hòa cơ trên xe Ford


b.Phương pháp điều khiển tự động.
Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn thông qua bộ điều khiển điều
hòa ( ECU A/C). Nhiệt độ không khí được điều khiển một cách tự động dựa vào tín hiệu
từ các cảm biến gửi tới ECU. VD: cảm biến nhiệt độ trong xe, cảm biến nhiệt độ môi
trường, cảm biến bức xạ mặt trời…

7
Hình 1.10: Ví dụ bảng điều khiển điều hòa tự động trên ô tô Toyota Camry
1.3. Lý thuyết làm lạnh
1.3.1. Cơ sở lý thuyết căn bản của hệ thống điều hòa không khí.
Quy trình làm lạnh được mô tả như một quá trình tách nhiệt ra khỏi vật thể. Đây
cũng là mục đích chính của hệ thống làm lạnh.
Vì vậy, hệ thống điều hòa không khí hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản sau đây:
+ Dòng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp.
+ Khi chất khí bị nén nhiệt độ của nó sẽ tăng.
+ Sự giãn nở thể tích của chất khí sẽ làm phân bố nhiệt ra vùng xung quanh và
nhiệt độ của chất khí sẽ bị giảm xuống.
+ Để làm lạnh bất cứ một vật nào thì phải lấy nhiệt ra khỏi vật thể đó.
+ Một lượng nhiệt sẽ được hấp thụ khi chất lỏng thay đổi trạng thái biến thành hơi.
Tất cả các hệ thống điều hòa không khí ô tô đều được thiết kế dựa trên cơ sở lý
thuyết của ba đặc tính căn bản: Dòng nhiệt, sự hấp thụ nhiệt, áp suất và điểm sôi.
+ Dòng nhiệt: Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến những nơi có nhiệt độ
thấp hơn.
Ví dụ: Một vật nóng 300 F được đặt cạnh một vật nóng có nhiệt độ 800F thì vật
nóng 800F sẽ truyền nhiệt cho vật 300F. Sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì dòng nhiệt
lưu thông càng mạnh.
Sự truyền nhiệt có thể được truyền bằng: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hay kết hợp
giữa ba cách trên.
- Dẫn nhiệt: Là sự truyền nhiệt có hướng trong một vật hay giữa hai vật thể khi
chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ví dụ khi ta nung nóng một đầu thanh thép thì đầu kia
dần dần ấm lên do sự dẫn nhiệt.
- Sự đối lưu: Là sự truyền nhiệt thông qua sự di chuyển của dòng chất khí (chất
lỏng) được làm nóng hay đó là sự truyền nhiệt từ vật thể này sang vật thể khác nhờ khối
không khí trung gian bao quanh nó (Khi khối không khí được nung nóng bởi một nguồn

8
nhiệt, không khí nóng sẽ bốc lên phía trên tiếp xúc với vật thể nguội hơn và làm nóng vật
thể này). Khí nóng luôn di chuyển lên trên và khí lạnh chìm xuống dưới tạo thành vòng
luân chuyển khép kín. Quy trình này được gọi là đối lưu tự nhiên. Đối lưu nhiệt cũng có
thể bị tác động cưỡng bức bởi gió hoặc dùng quạt.
- Sự bức xạ: Là sự phát và truyền nhiệt dưới dạng các tia hồng ngoại, mặc dù giữa
các vật không có không khí hoặc không tiếp xúc với nhau. Ta cảm thấy ấm khi đứng dưới
ánh sáng mặt trời hay cả dưới ánh sáng đèn sợi đốt khi ta đứng gần nó. Đó là bởi nhiệt
của mặt trời hay của đèn sợi đốt được biến thành các tia hồng ngoại và khi các tia này
chạm vào một vật nó sẽ làm cho các phần tử của vật đó chuyển động, gây cho ta cảm giác
nóng. Tác dụng truyền nhiệt này gọi là sự bức xạ.
+ Sự hấp thụ nhiệt: Vật chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái: Thể lỏng, thể
rắn, thể khí. Muốn thay đổi trạng thái của một vật thể, cần phải truyền cho nó một lượng
nhiệt nhất định. Ví dụ: Khi ta hạ nhiệt độ của nước xuống 320F (00C) thì nước đóng băng
thành đá. Nó đã thay đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể rắn. Nếu nước được đun tới 212 0F
(1000C), nước sẽ sôi và bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
Ví dụ: Khối nước đá đang ở nhiệt độ 320F ta đun nóng cho nó tan ra, nhưng nước
đá đang tan vẫn giữ nhiệt độ là 320F. Đun nước nóng đến 2120F thì nước sôi, nhưng khi
ta tiếp tục đun nữa nước sẽ bốc hơi và nhiệt độ đo được vẫn là 2120F (1000C) chứ không
nóng hơn nữa. Lượng nhiệt được hấp thu trong nước sôi, trong nước đá để làm thay đổi
trạng thái của nước được gọi là nhiệt ẩn.
+ Áp suất và điểm sôi: Áp suất giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điều hòa
không khí. Khi tác động áp suất lên mặt chất lỏng thì sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất
lỏng này. Áp suất càng lớn điểm sôi càng cao có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi cao
hơn so với mức bình thường. Ngược lại nếu giảm áp suất tác động lên một vật chất thì
điểm sôi của vật chất đó sẽ bị giảm xuống. Ví dụ điểm sôi của nước ở nhiệt độ bình
thường là 1000C. Điểm sôi này có thể tăng cao hơn bằng cách tăng áp suất trên chất lỏng
đồng thời cũng có thể hạ thấp điểm sôi bằng cách giảm bớt áp suất trên chất lỏng hay đặt
chất lỏng trong chân không. Đối với điểm ngưng tụ của hơi nước, áp suất cũng có tác
dụng như thế.
1.3.2. Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn
a. Đơn vị đo nhiệt lượng.
Để đo nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật kia người ta dùng đơn vị BTU. Nếu
cần đun nóng một Pound nước (0,454 kg) nóng đến 1 0F (0,550C) thì phải truyền cho nước
1 BTU nhiệt. Năng suất của một hệ thống lạnh ô tô được định rõ bằng BTU/giờ, vào
khoảng 12000 đến 24000 BTU/giờ (1 BTU = 0,252 kcal = 252 cal), (1kcal =4,187 kJ).

9
b. Môi chất lạnh.
Môi chất lạnh hay còn gọi là ga lạnh. Trong hệ thống điều hòa không khí nó phải
đạt được những yêu cầu sau đây:
+ Môi chất lạnh phải có điểm sôi thấp dưới 320 F (00C) để có thể bốc hơi và hấp
thụ ẩn nhiệt tại những nhiệt độ thấp.
+ Môi chất lạnh phải hòa trộn được với dầu bôi trơn để tạo thành một hóa chất bền
vững có khả năng di chuyển thông suốt trong hệ thống và không gây ăn mòn kim loại
hoặc các vật liệu khác như cao su, nhựa được sử dụng để chế tạo.
+ Môi chất lạnh phải đảm bảo không gây độc hại, không cháy nổ và không gây ô
nhiễm môi trường khi nó xả vào khí quyển.
* Môi chất lạnh R-12
Môi chất lạnh R-12 là hợp chất của cacbon, clo và flo có công thức hóa học là
CCl2F2(CFC). Nó là một chất khí không màu, nặng hơn không khí bốn lần ở 30 0C, có
mùi thơm rất nhẹ, có điểm sôi là -21,64 0F (-29,80C), áp suất hơi trong bộ bốc hơi là 30
(PSI) và trong bộ ngưng tụ là 150 ÷ 300 (PSI), có nhiệt lượng ẩn để bốc hơi là 70 BTU/
1Pound.
R-12 rất dễ hòa tan trong dầu khoáng chất, và không tham gia phản ứng với các
kim loại, các ống mềm và đệm kín sử dụng trong hệ thống. Cùng với đặc tính có khả
năng lưu thông xuyên suốt trong hệ thống ống dẫn nhưng không bị giảm thiểu hiệu suất.
Chính những đặc điểm này đã làm cho R-12 được xem là chất làm lạnh lý tưởng để sử
dụng trong hệ thống điều hòa ô tô.
Tuy nhiên, khi người ta nghiên cứu đã phát hiện ra rằng R-12 có đặc tính phá hủy
tầng ôzon và gây nên hiệu ứng nhà kính, do các phân tử R-12 có thể bay lên khí quyển
trước khi phân giải. Tại đây, nguyên tử clo tham gia phản ứng hóa học với nguyên tử 0 3
trong tầng ôzon khí quyển. Chính điều này đã làm phá hủy tầng ozon của khí quyển. Do
đó ngày nay môi chất lạnh R-12 đã bị cấm sử dụng và lưu hành trên thị trường.

Hình 1.11: Sự phá hủy tầng ozon của R-12.


10
* Môi chất lạnh R- 134a.
Môi chất lạnh R-134a có công thức hóa học là CF3-CH2F (HFC). Do trong thành
phần hợp chất không có chứa clo nên đây chính là lý do cốt yếu mà ngành công nghiệp ô
tô chuyển từ việc sử dụng môi chất lạnh R-12 sang sử dụng môi chất lạnh R-134a.
Môi chất R-134a có điểm sôi là -15,20F (-26,90C), và có lượng nhiệt ẩn để bốc hơi
là 77,74 BTU/Pound. Điểm sôi này cao hơn so với môi chất R-12 nên hiệu suất của R-
134a không bằng R-12. Vì vậy hệ thống điều hòa không khí ô tô dùng môi chất lạnh R-
134a phải được thiết kế với áp suất bơm cao hơn, đồng thời phải tăng lượng không khí
giải nhiệt qua giàn nóng . Ngoài ra R-134a còn có nhược điểm nữa đó là không kết hợp
được với dầu bôi trơn ở hệ thống R-12.

Hình 1.12: Đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a.
Đồ thị đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a mô tả mối quan hệ giữa
áp suất và nhiệt độ của môi chất lạnh R-134a. Đồ thị chỉ ra điểm sôi của R-134a ở mỗi
cặp giá trị nhiệt độ và áp suất. Phần diện tích trên đường cong áp suất biểu diễn R-134a ở
trạng thái khí và phần diện tích dưới đường cong áp suất biểu diễn R-134a ở trạng thái
lỏng. Ga lạnh ở thể khí có thể chuyển sang thể lỏng bằng cách tăng áp suất mà không cần
thay đổi nhiệt độ hoặc giảm nhiệt độ mà không cần thay đổi áp suất. Ngược lại ga lỏng có
thể chuyển sang ga khí bằng cách giảm áp suất mà không cần thay đổi nhiệt độ hoặc tăng
nhiệt độ mà không cần thay đổi áp suất.
Như vậy, khi thay thế môi chất lạnh R-12 của hệ thống điều hòa không khí bằng
môi chất lạnh R-134a thì phải thay đổi các bộ phận của hệ thống điều hòa nếu nó không
phù hợp với R-134a, cũng như phải thay đổi dầu bôi trơn, chất khử ẩm của hệ thống. Dầu
bôi trơn chuyên dùng với môi chất lạnh R-134a là các chất bôi trơn tổng hợp
polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE). Ta có thể phân biệt được giữa hai môi

11
chất lạnh R-12 và R-134a vì thông thường nó được ghi rõ và dán trên các bộ phận chính
của hệ thống.

Hình1.13: Ga lạnh R134a của hệ thống điều hòa.


c. Dầu bôi trơn.
Chức năng: Dầu bôi trơn trong hệ thống điều hòa được hòa trộn với môi chất lạnh
sẽ lưu thông khắp nơi trong hệ thống nhằm bôi trơn, tránh mài mòn và két cứng các chi
tiết.
Yêu cầu: Dầu bôi trơn phải tinh khiết không được sủi bọt, không lẫn lưu huỳnh,
không mùi, trong suốt màu vàng nhạt. Khi bị lẫn tạp chất nó có màu nâu đen. Vì vậy nếu
phát hiện dầu bôi trơn trong hệ thống đổi sang màu nâu đen thì dầu đã bị nhiễm bẩn. Cần
phải xả sạch và thay dầu mới theo đúng chủng loại và dung lượng quy định. VD: Dầu
Clavus (32, 46, 68, 100), Dầu Emkarate…

Hình1.14: Dầu bôi trơn máy nén.

12
1.4. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh trên
1.4.1. Chu trình làm lạnh cơ bản .

Hình 1.15: Sơ đồ chu trình làm lạnh cơ bản.


Hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:
 Môi chất lạnh ở thể hơi được bơm từ máy nén (Compressor) dưới áp suất và nhiệt
độ bốc hơi cao đến giàn nóng (condenser).
 Tại giàn nóng, nhờ quạt giàn nóng thổi mát, môi chất thể hơi ngưng tụ thành thể
lỏng dưới áp suất cao, nhiệt độ cao.
 Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục lưu thông đến phin lọc (Receiver - driver), tại đây
môi chất lạnh được lọc sạch nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.
 Môi chất lạnh từ phin lọc được đưa tới van bốc hơi (Expansion Valve). Tại đây
một lượng môi chất dạng sương có nhiệt độ thấp và áp suất thấp được điều tiết để
đưa vào giàn lạnh.
 Tại giàn lạnh (Evaporator), quá trình bốc hơi của môi chất đã hấp thụ nhiệt của
giàn lạnh để làm lạnh giàn lạnh. Vì vậy, khi gió được thổi qua giàn lạnh nó sẽ
được làm mát trước khi đi vào trong xe.
 Sau khi qua giàn lạnh, môi chất ở thể hơi có áp suất và nhiệt độ thấp được chuyển
về máy nén kết thúc một chu trình làm lạnh.

13
1.4.2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các chu trình làm lạnh
a. Chu trình làm lạnh kiểu 1.

Hình 1.16: Sơ đồ minh họa hệ thống điện lạnh có một giàn lạnh
Đặc điểm:
Hệ thống điện lạnh với chu trình làm lạnh kiểu 1 có một giàn lạnh, một phin lọc và
một van bốc hơi. Trong đó van bốc hơi có khả năng điều tiết lượng ga cấp vào giàn lạnh
theo nhiệt độ cửa ra của giàn lạnh (do có ống cảm nhận nhiệt).
b.Chu trình làm lạnh kiểu 2.

Hình 1.17: Sơ đồ hệ thống điện lạnh với chu trình làm lạnh kiểu 2
Đặc điểm:
Ở chu trình làm lạnh kiểu 2 không có van bốc hơi mà thay vào đó là ống tiết lưu cố
định. Vì thế lượng ga cấp vào giàn lạnh không được điều tiết theo nhiệt độ cửa ra của
giàn lạnh. Bình tích lũy được lắp sau giàn lạnh sẽ thay thế cho phin lọc và làm nhiệm vụ
tích trữ môi chất dự trữ cho giàn lạnh.
c. Chu trình làm lạnh kiểu 3.

14
Hình 1.18: Sơ đồ hệ thống điện lạnh với chu trình làm lạnh kiểu 3
Đặc điểm:
Hệ thống điện lạnh với chu trình làm lạnh kiểu 3 có đặc điểm giống với chu hệ
thống điện lạnh với chu trình làm lạnh kiểu 1. Chỉ khác là sử dụng hai hoặc nhiều giàn
lạnh trong hệ thống. Với cách thiết kế này đảm bảo tối ưu việc điều khiển nhiệt độ ở khu
vực phía trước và phía sau trong cabin, đồng thời giảm tải được cho máy nén.
Ở hệ thống này để điều khiển hai mạch môi chất cần phải bố trí thêm các van điện
từ cho giàn lạnh phía trước và phía sau.
Nguyên tắc hoạt động:
Khi bật công tắc điều hòa trước (Front A/C), dòng điện đi qua van điện từ phía
trước và van này mở trong khi đó dòng điện không đi qua van điện từ phía sau nên nó
vẫn đóng do đó môi chất chỉ tuần hoàn trong mạch phía trước.
Khi công tắc điều hòa phía sau (Rear A/C) được bật dòng điện đi qua cả van điện
từ phía trước và phía sau nên cả hai van này cùng mở. Do vậy môi chất tuần hoàn trong
cả hai mạch trước và sau.
Ở một số mẫu xe mạch điều khiển hai van điện từ độc lập với nhau.
1.5. Các cụm thiết bị chính trong hệ thống điện lạnh
1.5.1. Máy nén
a. Chức năng.
Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống điện lạnh, nó nhận môi chất lạnh
ở trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất thấp từ giàn lạnh chuyển tới. Tại đây dòng khí này
được nén lại, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa tới giàn
nóng.
Công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do
máy nén quyết định. Trong quá trình làm việc tỷ số nén vào khoảng 5÷ 8,1. Tỷ số này
phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh.

15
b. Phân loại.
Hệ thống điện lạnh ô tô sử dụng nhiều loại máy nén, tuy mỗi loại máy nén có đặc
điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau nhưng tất cả đều thực hiện cùng 1 chức
năng.
Trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại piston-trục khuỷu nhưng loại này
hiện nay không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó là loại máy nén piston dọc trục và
máy nén cánh trượt được sử dụng rộng rãi.

Hình 1.19: Các loại máy nén.


* Máy nén loại piston.
+ Máy nén piston làm việc hai phía.

Hình 1.20: Cấu tạo máy nén loại piston


Cấu tạo:
Máy nén piston loại làm việc hai phía cấu tạo gồm 3 hoặc 5 cặp piston đặt đối
nhau. Một đĩa vát được gắn trên trục máy nén và đặt nghiêng một góc so với trục máy
nén. Tại các cửa môi chất ra và vào trong xylanh được bố trí một van hút và một van đẩy
đặt ngược chiều nhau.
16
Nguyên lý hoạt động: Khi trục máy nén quay, đĩa vát quay theo làm cho piston chuyển
động tịnh tiến sang trái hoặc sang phải.
Khi piston dịch chuyển sang trái. Áp suất trong xylanh khoang phải giảm. Áp suất
môi chất ở ống áp suất thấp lớn hơn đẩy cho van hút mở ra, môi chất được điền đầy vào
trong xylanh. Đồng thời, áp suất ở ống áp suất cao sẽ đẩy cho van hút đóng lại không cho
môi chất quay trở lại xylanh.
Trong khi đó ở phía khoang bên trái, piston dịch chuyển nén môi chất lại làm cho
áp suất trong khoang bên trái cao. Lúc này van hút bị đóng lại ngắt đường cung cấp môi
chất vào trong xylanh, van đẩy mở ra đưa môi chất bị nén có suất cao và nhiệt độ cao tới
giàn nóng.
Khi piston dịch chuyển sang phải nguyên tắc hoạt động tương tự nhưng ngược lại.

Hình 1.21: Sơ đồ nguyên lý hoạt động.


+ Máy nén piston có lưu lượng thay đổi.

Hình 1.22: Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc.

17
Cấu tạo:
Cấu tạo của loại máy nén này gồm có các piston dịch chuyển tịnh tiến trong
xylanh. Một đĩa chéo được liên kết với trục của máy nén và một van điều khiển lưu lượng
môi chất.
Nguyên lý hoạt động:
Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực
tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động tịnh
tiến của piston trong xylanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất.
Van điều khiển thay đổi áp suất trong buồng đĩa chéo tùy theo mức độ lạnh. Nó
làm thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo dẫn tới thay đổi hành trình của piston để điều
khiển máy nén hoạt động một cách phù hợp

Hình 1.23: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc.
Khi độ lạnh thấp, áp suất trong buồng áp suất thấp giảm xuống. Van mở ra vì áp
suất của ống xếp lớn hơn áp suất trong buồng áp suất thấp. Áp suất của buồng áp suất cao
tác dụng vào buồng đĩa chéo. Kết quả là áp suất tác dụng sang bên phải thấp hơn áp suất
tác dụng sang bên trái. Do vậy hành trình piston trở nên nhỏ hơn do được dịch sang phải.
Khi độ lạnh cao thì hoạt động ngược lại.
+ Máy nén loại cánh gạt.

Hình 1.24: Hình ảnh loại máy nén cánh gạt.


18
Hình1.25: Máy nén hai cánh gạt.

Hình 1.26: Máy nén nhiều cánh gạt.


Máy nén loại cánh gạt có dạng các cánh gạt xuyên hoặc dạng chùm cánh gạt được
gắn với roto máy nén. Khi roto quay các cánh sẽ quyét tạo ra trong thân máy nén những
khoang có áp suất thay đổi. Môi chất lạnh sẽ được đẩy từ khoang hút vào khoang đẩy để
đi ra giàn nóng.
+Máy nén loại xoắn ốc.

Hình 1.27: Hình ảnh loại máy nén loại xoắn ốc.

19
Hình 1.28: Cấu tạo của máy nén loại xoắn ốc.
Cấu tạo: Máy nén này gồm có một đường xoắn ốc cố định và một đường xoắn ốc
quay tròn.
Nguyên lý hoạt động: Khi máy nén hoạt động, vòng xoắn ốc di động sẽ quay.
Chuyển động quay này sẽ tạo ra giữa đường xoắn ốc cố định và đường xoắn ốc những
khoảng không gian trống dịch chuyển từ to tới nhỏ. Khi môi chất lạnh được lấy từ
khoang hút sẽ theo các khoảng trống đó để tới khoang đẩy để tới giàn nóng. Mỗi lần vòng
xoắn ốc di động thực hiện quay ba vòng thì môi chất được xả ra từ cửa xả. Trong thực tế
môi chất được xả ngay sau mỗi vòng.
+ Máy nén loại trục khuỷu (Tham khảo).

Hình 1.29: Cấu tạo máy nén loại trục khuỷu.


Ở loại máy nén trục khuỷu này chuyển động quay của trục khuỷu sẽ được chuyển
thành chuyển động tịnh tiến của piston. Loại này ngày nay ít được sử dụng trên xe.
1.5.2. Ly hợp điện từ.
a. Chức năng:
Ly hợp từ là một thiết bị được dẫn động bằng đai để nối động cơ với máy nén. Nó
thực hiện chức năng dẫn động hoặc dừng máy nén khi cần thiết.

20
Hình 1.30: Hình ảnh của ly hợp điện từ.
b.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ
phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và Stator được lắp ở thân
trước của máy nén.
Khi ly hợp hoạt động, cuộn dây Stato được cấp điện. Stator trở thành nam châm
điện và hút đĩa ép để quay máy nén cùng với puli.

a) b)

Hình 1.31: Nguyên lý hoạt động của ly hợp máy nén.


a) Ly hợp máy nén ngắt b) Ly hợp máy nén hoạt động
+ Khi cuộn dây của rơ le ly hợp từ không được cấp điện, tiếp điểm rơ le mở không
cấp điện cho cuộn dây của ly hợp. Lúc này đĩa ép không được ép quay cùng với puly máy
nén (puly máy nén quay trơn trên trục). Vì vậy máy nén không hoạt động.

21
+ Khi cuộn dây của rơ le ly hợp từ được cấp điện, hút tiếp điểm đóng lại cấp điện
cho cuộn dây ly hợp. Đĩa ép được hút ép vào và chuyển động quay cùng với puly máy
nén. Trục máy nén quay, máy nén làm việc.
1.5.3. Bộ ngưng tụ (Giàn nóng).
a. Chức năng.
Chức năng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và
nhiệt độ cao từ máy nén bơm đến ngưng tụ thành thể lỏng.
b. Cấu tạo.
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình
chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng.

Hình 1.32: Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)
1. Giàn nóng 6. Môi chất giàn nóng ra
2. Cửa vào 7. Không khí lạnh
3. Khí nóng 8. Quạt giàn nóng
4. Đầu từ máy nén đến 9. Ống dẫn chữ U.
5. Cửa ra 10. Cánh tản nhiệt
Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, phía trước két nước làm
mát động cơ. Ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng không khí mát thổi xuyên
qua do xe đang di chuyển và do quạt gió quay hút vào.
c. Nguyên lý hoạt động.
Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất
và nhiệt độ rất cao do máy nén chuyển tới. Dòng hơi môi chất này được lưu thông trong
ống dẫn đi dần từ phía trên xuống phía dưới. Nhiệt độ của môi chất truyền qua các cánh
tản nhiệt và được luồng gió mát thổi đi. Quá trình trao đổi này làm tỏa một lượng nhiệt

22
rất lớn vào trong không khí. Nhờ đó môi chất lạnh thể hơi được ngưng tụ trở thành môi
chất lạnh ở thể lỏng.
Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát
ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bình chứa và tách ẩm. Giàn nóng
chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng tụ vẫn là môi chất
ở thể khí, chỉ một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể lỏng.
Ngày nay, trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay còn gọi là giàn nóng tích
hợp để hóa lỏng ga tốt hơn nhằm tăng hiệu suất của quá trình làm lạnh.
Trong hệ thống giàn lạnh tích hợp, môi chất lỏng được tích lũy trong bộ điều biến
(bộ chia hơi - lỏng), nên không cần bình tích lũy hoặc lọc ga.

Hình 1.33: Hệ thống điều hòa sử dụng giàn nóng tích hợp.
Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng tích hợp, bộ điều biến (bộ chia hơi-lỏng) hoạt
động như phin lọc, nó lưu trữ môi chất dạng lỏng ở bên trong. Trong bộ chia có bộ phận
lọc và chất hút ẩm để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong môi chất.

Hình 1.34: Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng.

23
1.5.4. Bình chứa và tách ẩm (Phin lọc).
a. Chức năng.
Phin lọc là một thiết bị trung gian chứa môi chất được hóa lỏng từ giàn nóng
chuyển tới và từ đó đưa tới giàn lạnh. Trong phin lọc có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để
loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm trong môi chất lạnh.
Nếu có hơi ẩm trong hệ thống thì các chi tiết sẽ bị ăn mòn hoặc gây nên hiện
tượng đóng băng trong van giãn nở và trong giàn lạnh, làm ảnh hưởng tới chất lượng làm
mát của hệ thống.
b.Cấu tạo.
Phin lọc có cấu tạo là một bình kim loại bên trong có lưới lọc và chất khử ẩm. Phía
trên bình lọc có gắn cửa sổ kính (mắt ga) để theo dõi dòng chảy của môi chất. Bên
trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm
tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng để cung cấp cho van giãn nở.

Hình 1.35: Sơ đồ cấu tạo của bình lọc.


1. Cửa vào 2. Lưới lọc 3. Chất khử ẩm
4. Ống tiếp nhận 5. Cửa ra. 6. Kính quan sát.
c.Nguyên lý hoạt động.
Môi chất lạnh thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ qua đường ống (1) vào bình chứa và
tách ẩm. Môi chất lạnh đi xuyên qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn
tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp, sửa chữa hoặc do
hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và
chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng hỏng.
Sau khi được hút ẩm và lọc sạch, môi chất lỏng đi vào ống tiếp nhận (4) và thoát
ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.

24
Mắt ga (kính xem ga): Cấu tạo của kính xem ga bao gồm phần thân hình trụ tròn,
phía trên có lắp một kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát chất
lỏng. Kính được áp chặt lên phía trên nhờ một lò xo đặt bên trong. Trên đường ống cấp
môi chất của hệ thống lạnh có lắp đặt kính ga xem ga. Mục đích là báo hiệu lưu lượng
lỏng và chất lượng của nó một cách định tính.

Hình 1.36: Hình dạng của cửa sổ kính ga.


Cụ thể như sau:
+ Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không. Trong trường hợp chất
lỏng chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy sự chuyển động của dòng môi
chất lỏng, ngược lại nếu thiếu môi chất, trên mắt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi thiếu ga trầm
trọng trên mắt kính sẽ có các vệt dầu chảy qua hình gợn sóng.
+ Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Khi trong chất lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc của nó
bị biến đổi. Màu xanh: Khô; Màu vàng: Có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu: Lọt nhiều
ẩm, cần sử lý. Để tiện so sánh, trên vòng tròn chu vi của mắt kính người ta có in sẵn các
màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh.
+ Ngoài ra khi trong chất lỏng có lẫn tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính.
Trong trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống.

Hình 1.37: Hình ảnh dòng môi chất lạnh nhìn qua mắt ga.
25
1.5.5. Van bốc hơi (Van tiết lưu, van giãn nở).
a.Chức năng.
Khi môi chất lỏng từ bình lọc tới van bốc hơi, có nhiệt độ cao, áp suất cao nó được
được phun ra từ lỗ tiết lưu vào giàn lạnh. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến
môi chất thành hơi sương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Nhờ hoạt động của van bốc hơi, lưu lượng môi chất phun vào giàn lạnh được điều
tiết để có được độ mát thích ứng với mọi chế độ tải. Trong quá trình tiết lưu này, nếu
lượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn, nó sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnh kém
vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao. Môi chất không thể sôi cũng như không bốc
hơi hoàn toàn được, tình trạng này có thể gây hỏng hóc cho máy nén. Ngược lại, nếu môi
chất lạnh nạp vào không đủ, độ lạnh sẽ rất kém do lượng môi chất ít sẽ bốc hơi rất nhanh
khi chưa kịp chạy qua khắp bộ bốc hơi.
b. Cấu tạo và hoạt động.
+ Van tiết lưu loại hộp.

Hình 1.38: Van tiết lưu loại hộp


Van tiết lưu loại hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp
với môi chất. Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất tại cửa ra của giàn
lạnh và truyền đến màng ngăn. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van di
chuyển. Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất ở hai phía màng ngăn và tác dụng
của lò xo làm màng ngăn giãn ra hoặc co lại.

26
Hình 1.39: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (Khi tải cao).

Hình 1.40: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (Khi tải thấp).
+ Van bốc hơi loại râu (1 râu và 2 râu):
Van bốc hơi loại râu có bộ một đầu cảm ứng nhiệt được gắn tiếp xúc với đường
ống ra của giàn lạnh. Ở phía màng dẫn tới ống cảm nhận nhiệt, có chứa khí He là loại khí
trơ có khả năng thay đổi áp suất tùy theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh.

a) Van tiết lưu một râu b) Van tiết lưu hai râu

Hình 1.41: Hình ảnh van tiết lưu loại râu


Chức năng và nguyên lý hoạt động của loại van này giống như van giãn nở dạng
hộp.

27
Hình1.42: Sơ đồ nguyên lý làm việc của van tiết lưu râu.
Nhiệt độ xung quanh cửa ra của giàn lạnh thay đổi theo đầu ra của giàn lạnh. Khi
độ lạnh xung quanh đầu ra của giàn lạnh tăng cao thì độ lạnh được truyền từ thanh cảm
nhận nhiệt tới môi chất ở bên trong màng ngăn cũng tăng làm cho khí co lại. Kết quả là
van kim bị đẩy bởi áp lực môi chất ở cửa ra của giàn lạnh và áp lực của lò xo nén chuyển
động sang phải. Van đóng bớt lại làm giảm dòng môi chất và làm giảm khả năng làm
lạnh.
Khi độ lạnh giảm, nhiệt độ xung quanh cửa ra của dòng môi chất lạnh tăng lên và
khí giãn nở. Kết quả là van kim dịch chuyển sang trái đẩy vào lò xo. Độ mở của van tăng
lên làm tăng lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống và làm cho khả năng làm lạnh tăng
lên.
1.5.6. Giàn lạnh .
a. Chức năng:
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương (hỗn hợp lỏng-khí) sau khi qua van
giãn nở có nhiệt độ thấp, áp suất thấp để làm lạnh không khí xung quanh nó.

Hình 1.43: Giàn lạnh (bộ bốc hơi).

28
b. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
Giàn lạnh được cấu tạo gồm ống dẫn môi chất lạnh (5) dài uốn cong xuyên qua vô
số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh
ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ
bốc hơi.
Trong xe ô tô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ. Một quạt điện kiểu lồng
sóc thổi một lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát vào cabin ô tô.

Hình 1.44: Cấu tạo giàn lạnh.


1. Cửa dẫn môi chất vào. 4. Luồng khí lạnh.
2. Cửa dẫn môi chất ra. 5. Ống dẫn môi chất.
3. Cánh tản nhiệt. 6. Luồng khí nóng.
Trong quá trình hoạt động, bên trong giàn lạnh xảy ra hiện tượng sôi và bốc hơi
của môi chất lạnh. Quạt gió sẽ thổi luồng không khí qua giàn lạnh, khối không khí đó
được làm mát và được đưa vào trong xe. Trong thiết kế chế tạo, một số yếu tố kỹ thuật
sau đây quyết định năng suất của bộ bốc hơi.
+ Đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lạnh.
+ Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại.
+ Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại.
+ Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi.
+ Tốc độ quạt gió.
Bộ bốc hơi còn có chức năng tách ẩm, không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước
và được hứng đưa ra bên ngoài ô tô nhờ ống xả bố trí dưới giàn lạnh. Đặc tính tách ẩm
này giúp cho khối lượng không khí mát trong cabin được khô ráo.
1.5.7. Bình tích lũy.
a. Chức năng.
Bộ tích trữ phục vụ cho ba mục đích chính:

29
+ Ngăn chặn chất làm lạnh ở thể lỏng đi vào máy nén.
+ Chứa các chất khử ẩm để tách hơi ẩm ra khỏi hệ thống.
+ Dùng để dự trữ chất làm lạnh.
b. Cấu tạo.
Bình tích lũy trang bị trên hệ thống điện lạnh được đặt giữa bộ bốc hơi và máy
nén. Cấu tạo của bình tích luỹ được mô tả như hình vẽ dưới đây.

Hình 1.45: Cấu tạo của bình tích lũy.


1. Môi chất lạnh từ bộ bốc hơi đến. 5. Lưới lọc.
2. Bộ khử ẩm. 6. Môi chất đến máy nén.
3. Ống tiếp nhận hình chữ U. 7. Hút môi chất lạnh ở thể khí.
4. Lỗ khoan để nạp môi chất lạnh. 8. Nắp bằng chất dẻo.
Bình tích lũy có dung tích khoảng 0,95 (lít). Một đường ống dẫn môi chất lạnh từ
giàn lạnh đi qua bình tích lũy đi về máy nén. Một lỗ nhỏ để dẫn dầu bôi trơn đặt tại điểm
thấp nhất của bình chứa. Tại lỗ này thường có lọc để không cho cặn bẩn làm nghẹt lỗ.
Một lượng nhỏ môi chất làm lạnh thể lỏng và dầu bôi trơn sẽ đi xuyên qua lỗ nhỏ ở đáy
bình vào bôi trơn máy nén. Chất khử ẩm là một hóa chất có tác nhân sấy khô, được sử
dụng để loại bỏ toàn bộ hơi nước có trong hệ thống. Nước có thể tác dụng với chất làm
lạnh để tạo thành axit, làm gỉ sắt và ăn mòn các chi tiết bằng kim loại trong hệ thống. Khi
ô tô không hoạt động, bộ tích trữ cần phải được giữ thật kín không để hơi ẩm len lỏi vào.
Thiết bị này thông thường được thay thế khi sửa chữa hệ thống nếu nghi ngờ chất khử ẩm
có chứa hơi nước bên trong.
Sự dự trữ chất làm lạnh rất cần thiết vì hệ thống điều hòa không khí trên ô tô có
phạm vi thay đổi nhiệt độ rất rộng lớn. Chính điều này sẽ làm cho chất làm lạnh ở thể

30
lỏng thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi. Ngoài ra chất làm lạnh trong hệ thống điều
hòa không khí trên ô tô còn bị rò rỉ tại các ống mềm và tại phớt chắn dầu. Nhờ thể tích
của bộ tích trữ chúng ta có thể nạp lượng môi chất làm lạnh vào hệ thống nhiều hơn mức
bình thường, khi đó dung dịch lưu trữ có thể bù vào khi dung dịch làm lạnh bị thiếu hay
khi thay đổi thể tích. Những hệ thống điều hòa không khí trước đây sử dụng bình tích trữ
khá lớn bởi vì chất làm lạnh rẻ và hệ thống bị rò rỉ khá nhiều. Những bình tích trữ ngày
nay có thể tích nhỏ hơn nhiều vì các ống mềm có màng ngăn đã giảm được tỷ lệ rò rỉ và
chất làm lạnh có giá thành đắt hơn.
Trong quá trình hoạt động của hệ thống điện lạnh,ở một vài chế độ tiết lưu, ống
tiết lưu cố định có thể cung cấp một lượng dư môi chất lạnh thể lỏng cho bộ bốc hơi. Nếu
để cho lượng môi chất lạnh này trở về máy nén sẽ làm hỏng máy nén.
Để giải quyết vấn đề này, bình tích lũy được thiết kế để tích lũy môi chất lạnh thể
hơi lẫn thể lỏng cũng như dầu nhờn bôi trơn từ bộ bốc hơi thoát ra, sau đó giữ lại môi
chất lạnh thể lỏng và dầu nhờn, chỉ cho phép môi chất lạnh thể hơi trở về máy nén.
1.6. Một số thiết bị khác trong hệ thống điện lạnh ô tô
1.6.1. Ống dẫn môi chất lạnh.
Môi chất lạnh được lưu thông trong hệ thống là nhờ sự liên kết các bộ phận bởi
các đường ống dẫn môi chất lạnh.
Ống dẫn môi chất lạnh gồm hai loại: Ống mềm và ống cứng. Khi nối hệ thống với
máy nén phải sử dụng ống mềm, điều này cho phép máy nén và động cơ có thể chuyển
động tương đối với nhau. Các loại ống mềm được sử dụng trong hệ thống điều hoà không
khí hiện nay được chế tạo bằng cao su có thêm một hoặc hai lớp không thấm ở bên trong.
Bên ngoài được gia cố thêm một lớp nilon không thấm tạo ra một lớp màng chắn không
bị rò rỉ.
Các loại ống làm bằng kim loại được sử dụng nhiều trong hệ thống làm lạnh, để
nối những thiết bị cố định từ giàn nóng đến van tiết lưu, từ van đến giàn lạnh. Mặc dù
ống kim loại không bị thấm qua nhưng theo thời gian có thể bị rò rỉ.
Đường ống dẫn trong hệ thống điều hòa không khí được đặt tên theo công việc
của chúng hoặc theo trạng thái của chất làm lạnh chứa bên trong. Đường ống nối từ máy
nén đến bộ ngưng tụ được gọi là đường ống đẩy. Đường ống nối từ giàn lạnh tới máy nén
gọi là đường ống hút. Nó có đường kính lớn nhất vì nó truyền dẫn hơi môi chất lạnh ở áp
suất thấp.

31
1.6.2. Van giảm áp.

Hình 1.46: Van giảm áp.


Chức năng: Trong quá trình làm việc nếu giàn nóng không được thông hơi bình
thường hoặc độ lạnh vượt quá mức độ cho phép thì áp suất ở phía có áp suất cao của giàn
nóng và bình chứa-tách ẩm sẽ trở nên cao bất thường tạo nên sự nguy hiểm cho đường
ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía áp suất cao tăng
lên khoảng từ 3,43 Mpa (35kgf/cm2) đến 4,14 Mpa (42kgf/cm2), thì van giảm áp mở để
giảm áp suất.
Thông thường, nếu áp suất trong mạch của hệ thống làm lạnh tăng lên cao bất
thường thì công tắc áp suất sẽ ngắt ly hợp từ. Vì vậy van giảm áp rất hiếm khi cần phải
hoạt động.
1.6.3. Công tắc nhiệt.

Hình 1.47: Công tắc nhiệt


Chức năng: Máy nén khí loại cánh gạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh
của máy nén để phát hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ môi chất cao quá mức,
thanh lưỡng kim ở công tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên phía trên để ngắt tiếp điểm

32
của công tắc. Kết quả là dòng điện không đi qua ly hợp từ và làm cho máy nén dừng lại.
Do đó ngăn chặn được máy nén bị kẹt.
1.6.4. Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR.

Hình 1.48: Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR.


Chức năng:
Khi giàn lạnh bị phủ băng, thì không khí không thể qua các cánh của giàn lạnh. Ở
trạng thái này thì khả năng trao đổi nhiệt giảm xuống làm cho khả năng làm lạnh giảm.
Để ngăn cho giàn lạnh không bị phủ băng thì nhiệt độ của môi chất không thể thấp hơn
00C khi áp suất lớn hơn 0,18 Mpa (2kgf/cm2).
Cấu tạo:
Bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh là một van điều tiết áp suất được lắp giữa giàn
lạnh và máy nén. Gồm có các màng xếp bằng kim loại và piston.
Nguyên lý hoạt động:
Khi áp suất bay hơi (Pe) của môi chất trong giàn lạnh nhỏ hơn áp lực của lò xo
(Ps) trong màng xếp thì piston bị ép sang bên phải, van chuyển động theo hướng đóng để
giảm lượng môi chất tuần hoàn trở về máy nén do đó làm tăng áp suất bay hơi Pe của
giàn lạnh do đó chống được hiện tượng đóng băng giàn lạnh.
Khi áp suất bay hơi (Pe) của môi chất trong giàn lạnh tăng lên. Ở thời điểm này áp
suất bay hơi (Pe) của môi chất trong bộ điều chỉnh áp suất bay hơi lớn hơn áp lực của lò
xo (Ps) trong màng xếp. Kết quả là piston chuyển động sang bên trái, van mở và lượng
môi chất trong giàn lạnh được hút vào máy nén tăng lên.

33
1.6.5. Công tắc áp suất kép.

Hình 1.49 : Công tắc áp suất kép.


Chức năng:
Công tắc áp suất được lắp ở phía áp cao của chu trình làm lạnh (ở giữa phin lọc và
van tiết lưu hoặc ở trên phin lọc).b Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường
trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn
nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình làm lạnh.
* Phát hiện áp suất thấp không bình thường:
Cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi không
có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làm cho việc
bôi trơn kém gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ hơn
0,2 Mpa (2kgf/cm2)), thì phải ngắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ.
* Phát hiện áp suất cao không bình thường:
Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không bình thường khi giàn
nóng không được làm mát đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá nhiều. Điều này có
thể làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh. Khi áp suất môi chất cao không
bình thường (Cao hơn 3,1 Mpa (31,7 kgf/cm2)), thì phải tắt công tắc áp suất để ngắt ly
hợp từ.
Nguyên lý hoạt động:
Để máy nén hoạt động được thì tiếp điểm thường mở của rơ le ly hợp phải được
đóng lại để cấp điện cho máy nén. Để tiếp điểm đóng cần phải có dòng điện chạy qua
cuộn dây của rơ le, việc điều khiển nối mát cho cuộn dây được thực hiện bởi ECU A/C.
ECU A/C nhận tín hiệu áp suất ga được gửi từ cảm biến áp suất ga.

34
+ Nếu áp suất ga đạt trong khoảng từ 0,2 Mpa đến 3,1 Mpa thì thông qua một
tranzistor, ECU A/C sẽ điều khiển nối mát cho cuộn dây rơ le, máy nén được cấp điện
nên hoạt động.
+ Nếu áp suất ga thấp hơn 0,2Mpa hoặc lớn hơn 3,1Mpa thì các công tắc áp suất
thấp hoặc cao sẽ mở ra làm mất tín hiệu gửi về ECU A/C. Khi đó ECU A/C sẽ điều khiển
không cho nối mát cuộn dây rơ le, máy nén không làm việc.

35
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ
Thời gian lên lớp: 7 tiết (7LT; 3,5 TL)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


- Nêu được chức năng và nguyên lý chung của hệ thống điều hòa tự động.
- Trình bày được vị trí các chi tiết trong hệ thống điều hòa tự động.
- Nêu được các loại cảm biến trong hệ thống điều hòa.
- Trình bày được công dụng và vị trí của các loại cảm biến trong hệ thống điều hòa.
- Nêu được các cụm chi tiết đặc trưng trong hệ thống điều hòa tự động.
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các chi tết đặc trưng trên.
- Nêu được các điều khiển chính trong hệ thống điều hòa tự động.
- Trình bày được công dụng và cách điều khiển chính trong hệ thống điều hòa tự
động.

NỘI DUNG
2.1. Khái quát về hệ thống điều hòa không khí tự động
2.1.1. Cấu trúc hệ thống điều hòa không khí tự động

Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống điều hòa tự động trên ô tô.
Cấu trúc của hệ thống điều hòa tự động trên ô tô bao gồm các tín hiệu đầu vào
(các cảm biến), bộ xử lý tín hiệu và điều khiển (ECU) và bộ phận chấp hành (Quạt gió,
van điều khiển).

36
2.1.2. Chức năng của hệ thống điều hòa không khí tự động.
Khi bật điều hòa, nhấn nút Auto và chọn nhiệt độ mong muốn. Hệ thống điều hòa
tự động sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong xe đến nhiệt độ đã chọn và duy trì nhiệt độ đó nhằm
mang lại cảm giác thoải mái cho người ngồi trên ô tô trong mọi điều kiện thời tiết.

Hình 2.2:Ví dụ bảng điều khiển điều hòa tự động trên ô tô.
2.1.3.Vị trí các chi tiết trong hệ thống.

Hình 2.3: Vị trí các chi tiết trong hệ thống điều hòa tự động.

1. ECU điều khiển A/C. 8.Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.
2. ECU động cơ. 9. Công tắc áp suất A/C.
3. Bảng điều khiển. 10. Mô tơ trộn gió.
4. Cảm biến nhiệt độ trong xe. 11. Mô tơ lấy gió vào.
5. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe. 12. Mô tơ chia gió.
6. Cảm biến bức xạ mặt trời. 13. Mô tơ quạt gió (quạt giàn lạnh).
7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh. 14. Bộ điều khiển quạt giàn lạnh.

37
2.1.4. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa không khí tự động.
Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động tiếp nhận thông tin nạp vào từ sáu nguồn
khác nhau, xử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín hiệu để điều khiển các bộ tác
động cổng chức năng. Sáu nguồn thông tin bao gồm:
 Bộ cảm biến bức xạ nhiệt.
 Bộ cảm biến nhiệt độ bên trong xe.
 Bộ cảm biến nhiệt độ bên ngoài xe.
 Bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ.
 Công tắc áp suất A/C.
 Tín hiệu cài đặt từ bảng điều khiển.
Sau khi nhận được các thông tin tín hiệu đầu vào, cụm điều khiển điện tử sẽ phân
tích, xử lý thông tin và phát tín hiệu điều khiển bộ chấp hành điều chỉnh tốc độ quạt giàn
nóng, giàn lạnh, quạt két nước động cơ, điều chỉnh chế độ trộn gió, lấy gió và chia gió
ứng với từng yêu cầu nhiệt độ.
2.2. Các cảm biến trong hệ thống điều hòa tự động
2.2.1. Cảm biến nhiệt độ trong xe.

Hình 2.4: Cảm biến nhiệt độ trong xe.


Cảm biến nhiệt độ trong xe là một nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô có một
đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí bên
trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe. Sau đó nó sẽ gửi tín hiệu đến ECU
A/C.

38
2.2.2. Cảm biến nhiệt độ môi trường.

Hình 2.5: Cảm biến nhiệt độ môi trường


Cảm biến nhiệt độ môi trường là một nhiệt điện trở được lắp ở phía trước giàn
nóng để xác định nhiệt độ ngoài xe.
Cảm biến này phát hiện nhiệt độ ngoài xe để điều khiển thay đổi nhiệt độ trong xe
do ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài xe.
2.2.3. Cảm biến bức xạ mặt trời.
Cảm biến bức xạ mặt trời là một điốt quang được lắp ở phía trên của bảng táp lô
để xác định cường độ ánh sáng mặt trời.
Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển sự thay
đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.

Hình 2.6: Cảm biến bức xạ mặt trời.

39
2.2.4. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.
Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh là một nhiệt điện trở được lắp ở giàn lạnh để phát
hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh.
Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ và
điều khiển luồng khí trong thời gian quá độ

Hình 2.7: Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.


2.2.5. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.

Hình 2.8: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát


Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở có giá trị điện trở thay đổi tùy thuộc
vào nhiệt độ nước làm mát của động cơ. Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát sẽ
được gửi tới ECU động cơ. Thông qua sự trao đổi tín hiệu giữa ECU động cơ và ECU
A/C mà ECU A/C nhận thông tin về nhiệt độ nước làm mát động cơ để điều khiển nhiệt
độ.

40
2.2.6. Cảm biến tốc độ máy nén.

Hình 2.9: Cảm biến tốc độ máy nén.


Cảm biến tốc độ máy nén được gắn trên máy nén. Cấu tạo của nó gồm một lõi sắt
và một cuộn dây có chức năng như máy phát điện. Đĩa vát trong máy nén có gắn một
nam châm. Khi đĩa vát quay sinh ra các xung điện, ECU A/C có thể đếm tốc độ xung để
biết tốc độ máy nén.
Việc phát hiện tốc độ máy nén xẽ giúp cho ECU A/C xác định được trạng thái làm
việc của máy nén cũng như kịp thời ngắt máy nén khi máy nén gặp sự cố.
2.2.7. Cảm biến ống dẫn gió và cảm biến khói xe (tham khảo).
Cảm biến ống dẫn gió là một nhiệt điện trở và được lắp trong bộ cửa gió bên. Cảm
biến này phát hiện nhiệt độ của luồng khí thổi vào bộ cửa gió bên và điều khiển chính xác
nhiệt độ của mỗi dòng không khí.
Cảm biến khói ngoài xe được lắp ở phía trước của xe để xác định nồng độ CO
(Cacbonmonoxit), HC (hydro cacbon) và NOX (các oxit nitơ), để bật tắt giữa các chế độ
FRESH và RECIRC.

Hình 2.10 : Cảm biến ống dẫn gió và cảm biến khói ngoài xe.

41
Đối với cảm biến nhiệt độ trong xe (hình 2.4), cảm biến nhiệt độ ngoài xe (hình
2.5), cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (hình 2.7), cảm biến nhiệt độ nước làm mát (hình 2.8)
có cấu tạo là một nhiệt điện trở có giá trị điện trở thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ.

Hình 2.11: Đồ thị biểu thị mối tương quan giữa điện trở và nhiệt độ
2.3. Các cụm thiết bị đặc trưng trong hệ thống điều hòa tự động trên ô tô
2.3.1. Mô tơ trộn gió.
a. Cấu tạo.
Mô tơ trộn gió gồm có mô tơ, bộ hạn chế, chiết áp, và tiếp điểm động. Mô tơ
được kích hoạt bởi tín hiệu từ ECU A/C.
b. Nguyên lý hoạt động.
Khi cánh điều khiển trộn gió được chuyển tới vị trí HOT thì cực MH được cấp
điện và cực MC được nối mát để quay mô tơ trộn gió điều khiển cánh trộn gió. Khi cực
MC trở thành nguồn cấp điện và cực MH được nối mát thì mô tơ quay theo chiều ngược
lại để xoay cánh trộn gió về vị trí COOL.

Hình 2.12: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mô tơ trộn gió.

42
Khi tiếp điểm động của chiết áp dịch chuyển đồng bộ với sự quay của mô tơ, tạo
ra các tín hiệu điện theo vị trí của cánh trộn gió và đưa thông tin vị trí thực tế của cánh
điều khiển trộn gió tới ECU A/C.
Mô tơ trộn gió được trang bị một bộ hạn chế để ngắt dòng điện tới mô tơ khi đi
đến vị trí hết hành trình. Khi tiếp điểm động dịch chuyển đồng bộ với mô tơ tiếp xúc với
các vị trí hết hành trình, thì mạch điện bị ngắt để dừng mô tơ lại.
2.3.2. Mô tơ dẫn gió vào.

a. Cấu tạo: Mô tơ trợ động dẫn gió vào gồm có một mô tơ, bánh răng, đĩa động…

Hình 2.13: Mô tơ dẫn gió vào.


b. Nguyên lý hoạt động.
Khi ấn lên công tắc điều khiển dẫn gió vào sẽ làm đóng mạch điện của mô tơ dẫn
gió vào cho dòng điện đi qua mô tơ và làm dịch chuyển cánh điều khiển dẫn gió vào.
Khi cánh điều khiển dẫn gió vào chuyển tới vị trí FRESH hoặc RECIRC thì tiếp
điểm của đĩa động nối với mô tơ được tách ra và mạch nối với mô tơ bị ngắt làm cho mô
tơ dừng lại.
2.3.3. Mô tơ chia gió.
a. Cấu tạo.
Mô tơ chia gió gồm có một mô tơ, tiếp điểm động, bảng mạch, mạch dẫn động mô tơ…
b. Nguyên lý hoạt động.
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô có năm chế độ chia gió: FACE, B/L, FOOT,
F/D, DEF. Khi hệ thống điều hòa hoạt một trong năm chế độ chia gió sẽ được kích hoạt.
ECU A/C điều khiển mô tơ chia gió điều chỉnh đóng mở các van chia gió theo tín
hiệu chọn chế độ từ bảng điều khiển.

43
Mạch dẫn động mô tơ là một mạch tín hiệu số với tín hiệu đầu vào là tín hiệu vị trí
của hai tiếp điểm động A và B; tín hiệu đầu ra là tín hiệu điều khiển chiều dòng điện qua
mô tơ.

Hình 2.14: Mô tơ chia gió.


2.4. Các điều khiển chính trong hệ thống điều hòa tự động
2.4.1. Điều khiển nhiệt độ không khí cửa ra (TAO).

Hình 2.15: Công thức tính nhiệt độ không khí cửa ra (TAO)
Để nhanh chóng điều chỉnh nhiệt độ trong xe theo nhiệt độ đặt trước, ECU nhận
các thông tin được gửi từ các cảm biến (Cảm biến nhiệt độ trong xe, cảm biến nhiệt độ
ngoài trời, cảm biến bức xạ mặt trời) và tín hiệu cài đặt nhiệt độ. ECU xử lý tín hiệu, tính
toán và đưa ra giá trị nhiệt độ không khí ở cửa ra (TAO). Để đạt được giá trị TAO thì
ECU sẽ gửi tín hiệu điều khiển để điều khiển chọn cửa dẫn khí vào, điều khiển tốc độ
quạt và điều khiển vị trí cánh trộn khí.
Nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) được hạ thấp trong những điều kiện sau:
+ Nhiệt độ đặt trước thấp hơn.
+ Nhiệt độ trong xe cao hơn.
+ Nhiệt độ bên ngoài xe cao.
+ Cường độ ánh sáng mặt trời lớn.

44
2.4.2. Điều khiển trộn gió.
Mô tả:
Để điều chỉnh nhanh chóng nhiệt độ trong xe đạt được nhiệt độ đặt trước, nhiệt độ
gió được điều khiển bằng cách điều chỉnh vị trí cánh điều khiển trộn gió qua đó thay đổi
tỷ lệ không khí nóng và không khí lạnh đưa vào trong xe.
Một số loại xe, độ mở của van nước cũng thay đổi theo vị trí của cánh điều
khiển.

Hình 2.16: Điều khiển trộn gió.


Điều khiển:
* Điều chỉnh cực đại MAX: Khi nhiệt độ được đặt ở MAX COOL (lạnh nhất) hoặc MAX
HOT (Nóng nhất), cánh điều khiển trộn gió sẽ mở hoàn toàn về phía COOL hoặc HOT
mà không phụ thuộc vào giá trị TAO.
Điều này gọi là “Điều khiển MAX COOL” hoặc “Điều khiển MAX HOT”.
* Điều khiển thông thường.
Khi nhiệt độ đặt trước từ 18,5 đến 31,50 C thì vị trí cánh điều khiển trộn gió được điều
khiển dựa trên giá trị TAO để điều chỉnh nhiệt độ trong xe theo nhiệt độ đặt trước. Tính
toán độ mở cánh điều tiết trộn gió.
Giả sử độ mở của cánh điều khiển trộn gió là 0% khi nó dịch chuyển hoàn toàn về
phía COOL và 100% khi nó dịch chuyển hoàn toàn về phía HOT, thì nhiệt độ giàn lạnh
gần bằng với TAO khi độ mở là 0%. Khi độ mở là 100% thì nhiệt độ của két sưởi (bộ
phận trao đổi nhiệt) được tính toán từ nhiệt độ nước làm mát động cơ sẽ bằng TAO. ECU
cho dòng điện tới mô tơ trợ trộn gió để điều khiển độ mở của cánh trộn gió. Độ mở thực
tế của cánh điều khiển được phát hiện bằng chiết áp theo độ mở xác định.

45
Độ mở xác định = (TAO – nhiệt độ giàn lạnh)/(Nhiệt độ nước làm mát- nhiệt độ
giàn lạnh) x 100.
2.4.3. Điều khiển chia gió.
Mô tả :
Khi điều hòa không khí được bật lên giữa sưởi ấm và làm mát, thì chế độ A/C
được tự động bật về dòng khí mong muốn.
Điều khiển:
Việc điều khiển gió được thay đổi theo cách sau:
+ Hạ thấp nhiệt độ trong xe: FACE.
+ Khi nhiệt độ trong xe ổn định xung quanh nhiệt độ đặt trước: BI- LEVEL.
+ Khi hâm nóng không khí trong xe: FOOT.

Hình 2.17: Điều khiển chia gió


2.4.4. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh.

Hình 2.18: Điều khiển tốc độ quạt


Cấu tạo: Mạch điều khiển tốc độ quạt gió bao gồm:
+ Mô tơ quạt gió.

46
+ Rơle EX- HI điều khiển quạt tốc độ cao.
+ ECU điều hòa.
+ Tranzistor công suất và điện trở LO.
Nguyên lý hoạt động:
Lưu lượng không khí thổi qua giàn lạnh được điều khiển thông qua điều khiển tốc
độ của mô tơ quạt gió. Nó dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ đặt trước.
+ Khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn: tốc độ mô tơ quạt gió (HI).
+ Khi chênh lệch nhiệt độ nhỏ: tốc độ quạt gió thấp (LO).
TH1: Quạt chạy ở tốc độ thấp.
Khi nhiệt độ trong xe nằm trong khoảng nhiệt độ xung quanh nhiệt độ đặt trước.
ECU điều hòa điều điều khiển tranzistor (OFF). Dòng điện qua mô tơ quạt gió được nối
mát thông qua điện trở LO. Đồng thời trên điện trở LO có sự sụt áp dẫn tới cường độ
dòng điện qua mô tơ quạt gió giảm. Quạt quay với tốc độ thấp.
Ngoài ra điện trở LO còn có tác dụng bảo vệ cho tranzistor công suất. Khi mô tơ
quạt gió được kích hoạt sẽ có dòng điện lớn chạy trong mạch. Để bảo vệ tranzistor công
suất, điện trở LO sẽ tiếp nhận dòng điện trước khi bật tranzistor công suất.
TH2: Quạt chạy ở tốc độ cao (HI).
Khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ trong xe và nhiệt độ cài đặt, ECU điều hòa
sẽ điều khiển tranzistor (ON). Tốc độ quạt gió sẽ được điều khiển thay đổi liên tục theo
giá trị TAO bằng cách điều chỉnh dòng điện cực gốc của tranzistor công suất.
TH3: Quạt chạy ở tốc độ cao nhất (EX- HI).
Trường hợp quạt gió cần quay với tốc độ lớn nhất để đưa nhanh nhiệt độ về nhiệt
độ cài đặt, ECU sẽ nối mát cho cuộn dây kích từ của rơ le EX- HI, tiếp điểm thường mở
đóng lại nối mát trực tiếp cho mô tơ quạt gió. Như vậy tránh được sự tổn hao điện áp trên
tranzistor công suất vì thế dòng điện qua quạt gió là cực đại, tốc độ quạt là lớn nhất.

2.4.5. Điều khiển hâm nóng.

Hình 2.19: Điều khiển hâm nóng.

47
Điều khiển:
Khi dòng khí được thiết lập ở chế độ FOOT hoặc BI- LEVEL mà núm chọn tốc độ
quạt gió được đặt ở vị trí AUTO, thì tốc độ quạt gió được điều khiển theo nhiệt độ nước
làm mát.
+ Khi nhiệt độ nước làm mát thấp: Để tránh đưa vào xe gió lạnh, chức năng điều
khiển hâm nóng sẽ hạn chế tốc độ quạt gió.
+ Khi hâm nóng không khí trong xe: Chức năng điều khiển hâm nóng không khí
trong xe so sánh lượng không khí được xác định bởi cảm biến nhiệt độ nước làm mát và
lượng khí được tính toán từ TAO sau đó nó lấy giá trị nhỏ hơn và làm cho quạt quay ở
tốc độ thấp hơn.
+ Sau khi hâm nóng không khí trong xe: Việc điều khiển hâm nóng không khí
trong xe sẽ trở về trạng thái điều khiển bình thường dựa trên TAO.
Sự điều khiển này được kích hoạt chỉ cho quá trình sưởi chứ không cho quá trình
làm mát.
2.4.6. Điều khiển gió trong thời gian quá độ.
Mô tả:

Hình 2.20: Điều khiển tốc độ quạt trong thời gian quá độ.
Khi xe đỗ dưới trời nắng trong một thời gian dài, điều hòa không khí sẽ thải ra
không khí nóng ngay lập tức sau khi hoạt động. Chức năng điều khiển dòng khí trong
thời gian quá độ sẽ ngăn chặn vấn đề này.
Điều khiển:

48
+ Khi nhiệt độ giàn lạnh cao hơn 300C (860F). Như chỉ ra trên hình vẽ, chức năng
điều khiển thời gian quá độ sẽ tắt mô tơ quạt gió và để mô tơ tắt khoảng 4 giây trong khi
máy nén được bật lên để làm mát không khí bên trong bộ phận làm mát. Khoảng 5
giây sau đó nó cho quạt gió chạy ở tốc độ thấp (Chế độ LO) để nhả ra không khí đã được
làm mát trong bộ phận làm mát rồi đưa vào trong xe.
+ Khi nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 300C (860F).
Như chỉ ra trên hình vẽ, chức năng điều khiển theo thời gian quá độ sẽ cho quạt gió
chạy ở tốc độ thấp (LO) khoảng 5 giây.
2.4.7. Điều khiển dẫn gió vào.

Hình 2.21: Điều khiển dẫn gió vào


Mô tả.
Chức năng điều khiển dẫn gió vào thông thường là để đưa không khí từ bên ngoài
vào. Khi chênh lệch nhiệt độ trong xe và nhiệt độ đặt trước lớn, thì chức năng điều khiển
dẫn gió vào tự động bật về chế độ tuần hoàn không khí trong xe để việc làm mát được
hiệu quả hơn.
Điều khiển.
Các chức năng điều khiển dẫn gió vào được thực hiện theo cách sau đây:
+ Thông thường: FRESH.
+ Khi nhiệt độ trong xe cao: RECIRC.
Tham khảo: Ở một số xe chức năng điều khiển dẫn gió vào cũng tự động bật về RECIRC
nếu nồng độ CO, HC, NOX được xác định bởi cảm biến khói ngoài xe vượt quá giới hạn
cho phép.
Khi lựa chọn chế độ DEF cho dòng khí, thì chức năng điều khiển cửa gió được tự
động chuyển về chế độ FRESH (Ở một số kiểu xe không có chế độ điều khiển này).
49
2.4.8. Điều khiển tốc độ không tải.
Vai trò: Khi động cơ chạy không tải, công suất động cơ nhỏ. Bật máy nén sẽ làm quá tải
động cơ. Điều này có thể gây chết máy hoặc động cơ quá nóng. Để máy điều hòa hoạt
động khi xe chạy ở chế độ không tải thì tốc độ động cơ phải được tăng lên một cách tự
động gọi là điều khiển tốc độ không tải hay bù ga.
Giải pháp điều khiển tốc độ không tải (bù điều hòa).
* Đối với động cơ phun xăng điện tử:
+ Điều khiển van ISC để mở thông đường gió từ trước ra sau bướm ga khi xe chạy
ở chế độ không tải.
+ Sử dụng hệ thống bướm ga điện tử thông minh (ETCS-i) điều khiển mô tơ điện
để kênh ga.
+ Đối với động cơ không sử dụng bướm ga mà điều khiển bằng xupap thì sẽ mở
thêm xupap khi bật điều hòa ở chế độ không tải.
VD: Xe BMW 318i
Khi xe chạy không tải bình thường xupap mở: 0,5 (mm).
Khi xe chạy không tải, mở điều hòa xupap mở: 0,57(mm) ÷ 0,58 (mm).
* Đối với động cơ diesel điện tử: Thực hiện bù điều hòa theo nguyên tắc thay đổi xung
điều khiển phun nhiên liệu.
* Đối với động cơ xăng dùng chế hòa khí, động cơ diesel thông thường:
Thực hiện bù điều hòa bằng cách sử dụng các hộp màng chân không (động cơ
xăng) để kéo bướm ga mở thêm hoặc kéo cần ga của bơm cao áp (động cơ diesel).

Hình 2.22: Điều khiển tốc độ không tải bằng van ISC.
Nguyên lý hoạt động:
ECU điều khiển động cơ nhận tín hiệu công tắc A/C (ON) từ bộ điều khiển điều
hòa. ECU điều khiển mở van điều chỉnh tốc độ không tải (van ISC). Một lượng khí nạp

50
được đi tắt từ trước bướm ga ra sau bướm ga theo đường van ISC. Khi đó cả lượng khí
nạp và nhiên liệu đều tăng, giúp tăng tốc độ động cơ tới tốc độ thích hợp.
2.4.9. Điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng.
Trong xe có két nước giải nhiệt bằng quạt điện. Một cặp quạt của két nước và giàn
nóng được sử dụng trong quá trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí. Các quạt
này cung cấp 3 cấp điều khiển: dừng, tốc độ thấp, tốc độ cao.
Hệ thống điều hòa sử dụng cặp quạt có thể chuyển đổi giữa cách mắc nối tiếp và
cách mắc song song phụ thuộc vào điều kiện áp suất môi chất và nhiệt độ nước làm mát
động cơ.
+ Mắc nối tiếp: Khi máy nén hoạt động nếu cả áp suất môi chất và nhiệt độ nước
làm mát động cơ đều thấp, cặp quạt điện được mắc nối tiếp và quay ở tốc độ thấp.
+ Mắc song song: Khi máy nén hoạt động, nếu áp suất môi chất và nhiệt độ nước
làm mát động cơ đều cao. Cặp quạt được mắc song song và quay ở tốc độ cao. Khi máy
nén ngừng hoạt động thì quạt giàn nóng sẽ không quay.

Hình 2.23: Sơ đồ điều khiển tốc độ quạt giàn nóng và quạt két nước
Chú thích:
 Rơle côn từ điều khiển đóng ngắt máy nén được điều khiển bởi ECU điều hòa.
 Công tắc rơle 1 là công tắc thường đóng.
 Công tắc rơle 2 là công tắc kép để chuyển đổi chế độ mắc nối tiếp và mắc song
song của quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát.
 Công tắc rơle 3 là công tắc thường mở.
 Công tắc áp suất trung gian mở khi: Pga > 14,5 ÷ 15 (kg/cm2).
51
 Công tắc nhiệt độ nước làm mát mở khi: t0nước > 900C ÷ 950C.
Chế độ Ly hợp từ Áp suất môi Nhiệt độ Quạt giàn Quạt két
chất nước nóng nước
1 - Thấp Dừng Dừng

2 OFF - Cao Tốc độ thấp Tốc độ cao


Thấp Thấp Tốc độ thấp (mắc nối tiếp)
3 Thấp Cao
ON Tốc độ cao
4 Cao Thấp
(mắc song song)
Cao Cao

Hình 2.24: Bảng trạng thái của hệ thống điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước ở các
chế độ làm việc.

Hình 2.25: Sơ đồ mạch điện quạt giàn nóng và quạt két nước ở các chế độ.

52
2.4.10. Điều khiển tan băng.
Khi nhiệt độ bên trong giàn lạnh nhỏ hơn nhiệt độ đóng băng (00C), tuyết sẽ hình
thành trên bề mặt của cánh tản nhiệt. Tuyết trong giàn lạnh ngăn chặn dòng khí qua các
cánh này. Điều này làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, vì vậy năng suất làm lạnh giảm.
Điều khiển tan băng sẽ ngăn chặn hiện tượng trên.
Có ba phương pháp điều khiển tan băng đó là:
+ Dùng van EPR (Van điều áp giàn lạnh).
+ Dùng nhiệt điện trở.
+ Dùng công tắc nhiệt.
a. Bộ điều hòa áp suất giàn lạnh (EPR).

Hình 2.26: Vị trí và cấu tạo của van EPR


Bộ điều hòa áp suất giàn lạnh (EPR) là một van điều chỉnh áp suất gồm một ống
kim loại, piston và lò xo. Bộ phận này được lắp giữa giàn lạnh và máy nén để duy trì áp
suất môi chất bên trong giàn lạnh ở 0,18 (Mpa) hoặc cao hơn để ngăn chặn sự đóng băng.
Máy nén hoạt động liên tục trong loại sử dụng van EPR vì vậy sự thay đổi nhiệt độ
đầu ra thấp.
Loại điều hòa không khí dùng van EPR hoạt động không sinh ra tiếng ồn nên được
dùng rộng rãi trên các xe đắt tiền.
Nguyên lý hoạt động.

Hình 2.27: Nguyên lý hoạt động của van EPR

53
Trong quá trình hoạt động, piston của van EPR chịu lực tác dụng của áp suất bay
hơi môi chất (Ps) và áp lực lò xo (Pe) sẽ dịch chuyển làm đóng hoặc mở đường dẫn môi
chất từ giàn lạnh tới máy nén. Chuyển động này sẽ điều chỉnh áp suất bay hơi (Pe) cho
giàn lạnh. Vì thế áp suất giàn lạnh không xuống dưới 0,18 Mpa, ngăn chặn tuyết xuất
hiện.
Cụ thể:
+ Khi nhiệt độ trong xe cao, tải nhiệt tăng áp suất bay hơi (Pe) lớn hơn so với áp
lực lò xo (Ps). Piston dịch chuyển sang phía trái làm mở van. Môi chất bay hơi ở giàn
lạnh được hút vào máy nén.
+ Khi nhiệt độ trong xe thấp, tải nhiệt giảm (áp suất (Pe) thấp hơn 0,18 Mpa). Lúc
này trong van EPR, giá trị (Pe) nhỏ hơn giá trị áp lực lò xo (Ps) và piston bị kéo trở lại
qua phía phải. Van được đóng lại ngắt dòng môi chất trở về máy nén. Vì vậy áp suất giàn
lạnh được tăng cao hơn, ngăn chặn hiện tượng đóng băng giàn lạnh.
b. Nhiệt điện trở (Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh).
Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh được lắp ở phía sau giàn lạnh để cảm nhận nhiệt độ
của gió sau khi đi qua giàn lạnh. Nó là một nhiệt điện trở có giá trị điện trở thay đổi tỷ lệ
nghịch với nhiệt độ.
Sự thay đổi nhiệt độ được nhận biết bởi cảm biến nhiệt độ giàn lạnh sẽ được
chuyển thành tín hiệu điện áp gửi tới ECU A/C.
Khi nhiệt độ giàn lạnh xấp xỉ 00C (nhiệt độ đóng tuyết) ECU A/C sẽ điều khiển
tranzistor (OFF) không nối mát cho rơ le côn từ, máy nén bị ngắt điện ngừng hoạt động
không cung cấp môi chất cho giàn lạnh. Vì vậy nhiệt độ giàn lạnh sẽ tăng lên, giúp ngăn
chặn hiện tượng đóng băng giàn lạnh.

Hình 2.28: Điều hòa đang hoạt động (Máy nén ON)

54
Hình 2.29: Điều hòa ngừng hoạt động (Máy nén OFF)
c. Công tắc nhiệt.
Cấu tạo của công tắc nhiệt gồm có:
+ Một ống cảm ứng nhiệt có một đầu được gắn trên đường ống ra của giàn lạnh,
một đầu được nối với hộp màng xếp.
+ Hộp màng xếp có chứa khí He là một loại khí trơ có khả năng giãn nở vì nhiệt.
+ Một cần đẩy được liên kết với một vi công tắc để đóng ngắt dòng điện cấp cho
cuộn dây của rơ le côn từ.
Nguyên lý hoạt động:
Khi nhiệt độ đầu ra của giàn lạnh giảm đến gần 00C (Nhiệt độ tạo tuyết), đầu cảm
ứng nhiệt sẽ cảm nhận nhiệt. Khi nhiệt độ giảm sẽ làm cho khí He trong hộp màng xếp co
lại. Cần đẩy bị kéo xuống, vi công tắc ngắt mạch không cho dòng điện qua cuộn dây rơ le
côn từ. Khi đó máy nén không được cấp điện sẽ ngừng hoạt động không cung cấp môi
chất lạnh cho giàn lạnh. Vì vậy, nhiệt độ giàn lạnh sẽ tăng dần lên, ngăn chặn được hiện
tượng đóng băng giàn lạnh.

Hình 2.30: Công tắc nhiệt đóng.

55
Hình 2.31: Công tắc nhiệt mở
Nhận xét:
Đối với hệ thống điều hòa sử dụng van EPR, máy nén hoạt động liên tục vì vậy sự
thay đổi nhiệt độ đầu ra thấp.
Hiện nay cảm biến nhiệt độ giàn lạnh được sử dụng phổ biến trên các xe, chỉ còn
một số đời xe cũ sử dụng công tắc nhiệt vì tính hiệu quả cảm ứng và tốc độ xử lý không
cao.
2.4.11. Điều khiển đóng ngắt máy nén.
a. Tín hiệu công tắc A/C và ECON.
Trên bảng điều khiển điều hòa của một số xe, ngoài công tắc A/C còn có thêm
công tắc ECON.
Công tắc điều chỉnh A/C và ECON phân ra hai mức cảm nhận nhiệt độ không khí
đã làm lạnh và gửi tín hiệu tới ECU A/C để điều khiển hoạt động của máy nén.
Nguyên lý hoạt động:
TH1: Để làm lạnh nhanh nhiệt độ không khí bên trong xe, ta bật công tắc A/C.

Hình 2.32: Chọn chế độ A/C

56
Khi đó:
+ Nếu nhiệt độ giàn lạnh nhỏ hơn 30C máy nén ngắt.
+ Nếu nhiệt độ giàn lạnh lớn hơn 40C máy nén bật.
TH2: Khi muốn điều hòa không khí hoạt động ở chế độ tiết kiệm, ta bật công tắc ECON.

Hình 2.33: Chọn chế độ ECON


Khi đó:
+ Nếu nhiệt độ giàn lạnh xấp xỉ 100C hoặc thấp hơn, máy nén ngắt.
+ Nếu nhiệt độ giàn lạnh xấp xỉ 110C hoặc cao hơn, máy nén bật.
b. Tín hiệu đánh lửa từ cuộn sơ cấp.
Khi xe chạy ở chế độ không tải, công suất động cơ nhỏ việc bật điều hòa sẽ khiến
động cơ quá tải hay quá nóng dẫn đến chết máy.
Để phát hiện ra tốc độ động cơ, ECU A/C sẽ nhận tín hiệu từ tín hiệu đánh lửa ở
cuộn sơ cấp gửi về. Khi đó nếu tốc độ động cơ giảm xuống dưới mức cho phép ECU A/C
sẽ điều khiển ngắt máy nén để ngăn ngừa động cơ chết máy.

Hình 2.34: Điều khiển máy nén (ON/OFF) theo tốc độ động cơ.
* Tín hiệu đánh lửa sơ cấp:
Khi tranzistor trong IC đánh lửa khóa (tia lửa điện xuất hiện ở bugi), dòng điện
chạy qua cuộn sơ cấp của bôbin bị ngắt. Trên cuộn sơ cấp sẽ xuất hiện sức điện động tự
cảm (khoảng 300V). Mỗi lần bugi có tia lửa điện, sức điện động tự cảm được đưa tới
ECU A/C như một tín hiệu (xung) và dựa vào đó tốc độ động cơ được tính ra.
c. Điều khiển ngắt máy nén khi tăng tốc.

57
Kiểu điều khiển này sử dụng có hiệu quả trong việc kiểm soát công suất động cơ
của các xe có công suất và kích thước nhỏ. Máy nén được ngắt tạm thời trong quá trình
tăng tốc để giảm tải cho động cơ.
Quá trình tăng tốc được nhận biết bởi ECU động cơ, dựa vào một loạt các tín hiệu.
Khi sự tăng tốc được nhận biết ECU động cơ sẽ gửi tín hiệu tới ECU A/C để điều khiển
ngắt máy nén trong vài giây.

Hình 2.35: Điều khiển máy nén khi tăng tốc.


Tham khảo: Trên một số xe còn sử dụng loại ngắt máy nén bằng công tắc.
Loại này gồm: Công tắc được đặt ở phía dưới chân ga. Khi đạp chân ga, máy nén
ngừng hoạt động trong vài giây.
d. Điều khiển ngắt máy nén khi áp suất môi chất bất thường.
Khi áp suất của môi chất lạnh trong hệ thống không bình thường:
+ Quá cao (P > 3,1 Mpa): Do nạp thừa ga, đường dẫn bị tắc…
+ Quá thấp (P< 0,2 Mpa): Do nạp thiếu ga, ga bị rò rỉ…
Công tắc áp suất kép sẽ phát hiện và gửi tín hiệu về cho ECU A/C điều khiển ngắt
máy nén. Như vậy, nhờ có công tắc áp suất kép sẽ ngăn chặn được những hỏng hóc các
thiết bị trong hệ thống do sự thay đổi áp suất môi chất lạnh gây nên.

Hình 2.36: Tín hiệu ngắt áp suất từ công tắc áp suất kép.
Nhận xét: Tùy theo thiết kế mà công tắc áp suất kép làm nhiệm vụ cấp nguồn (+) cho
ECU A/C hoặc nối mát cho ECU A/C.
e. Nhận biết máy nén bị kẹt.

58
Trong trường hợp máy nén bị kẹt do bị cháy hoặc do nguyên nhân khác, pu ly máy
nén sẽ bị bó cứng với ly hợp máy nén. Điều này dẫn đến trượt dây curoa, nếu tình trạng
kéo dài ma sát sẽ làm hư dây curoa làm cho dây cuaroa mòn nhanh và có thể bị đứt. Khi
đó xe sẽ mất trợ lực lái gây ra tai nạn xe.
Để ngăn chặn tình trạng trên ECU A/C sẽ phát hiện sự kẹt máy nén bằng cách so
sánh tốc độ động cơ và tốc độ máy nén nhờ tín hiệu từ cảm biến máy nén.
Khi dây curoa bị trượt (tốc độ máy nén bằng 0) kéo dài khoảng 3(s) ECU A/C sẽ
điều khiển ngắt máy nén.
Cùng lúc này, đèn báo A/C sẽ nhấp nháy để báo cho tài xế biết máy nén bị kẹt.

Hình 2.37: Tín hiệu cảm biến tốc độ máy nén.


f. Điều khiển ngắt A/C khi nhiệt độ nước làm mát cao.
Khi nhiệt độ nước làm mát cao, động cơ có thể đang trong tình trạng quá tải. Để
giảm tải cho động cơ điều hòa sẽ được ngắt.
Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát động cơ sẽ được truyền từ cảm biến nhiệt độ nước
làm mát tới ECU động cơ. ECU động cơ sẽ gửi tín hiệu đó tới ECU A/C để điều khiển
máy nén ngừng hoạt động.
Tham khảo: Trên một số xe sử dụng loại máy nén thay đổi lưu lượng. Khi nhiệt độ
nước lớn hơn 950C công suất của máy nén giảm 50%. Khi nhiệt độ nước làm mát thấp
hơn 950C công suất máy nén đạt 100%.
2.4.12. Điều khiển theo mạng lưới thần kinh(tham khảo).
Mô tả: Tuy cùng tiếp nhận chung luồng không khí lạnh cửa ra (TAO) nhưng mỗi
hành khách lại cảm thấy nhiệt độ khác nhau tùy theo môi trường. Đối với hệ thống điều
hòa tự động thông thường, nó sử dụng TAO được tính toán làm cơ sở cho mọi điều
khiển, thì việc điều chỉnh nhiệt độ có tính tới cảm giác của mỗi cá nhân hành khách là rất
khó khăn. Vì rất khó để xác lập được cảm giác đó.
Để nâng cao khả năng điều khiển thậm chí nhạy cảm với cả cảm giác của hành
khách người ta đã sử dụng công nghệ mạng lưới thần kinh. Mạng lưới thần kinh là một
59
mô hình kỹ thuật truyền dẫn thông tin thần kinh của cơ thể. Người ta đã xây dựng được
mô hình thần kinh cho các mối quan hệ phức tạp giữa đầu vào và đầu ra của việc truyền
dẫn thần kinh của con người.
Mạng lưới thần kinh là sự kết hợp của một số mô hình thần kinh và gồm có các
lớp đầu vào, trung gian và đầu ra.

Hình 2.38: Điều khiển theo mạng lưới thần kinh

60
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẠCH ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG
TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ HÃNG XE Ô TÔ.
Thời gian lên lớp: 8 tiết (8LT; 4 TL)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


- Nêu được các ký hiệu màu dây, chân giắc.
- Đọc được sơ đồ và trình bày được các điều khiển cơ bản trong hệ thống.
- Nêu được cơ sở lý thuyết căn bản của hệ thống điều hòa không khí.
- Hình thành được khả năng quan sát, tư duy sáng tạo.

NỘI DUNG
3.1. Mạch điện điều hòa trên xe 2000 Toyota camry le 2.2L
3.1.1. Ký hiệu màu dây

Ký hiệu Giải thích Màu


B Black Đen
L Blue Xanh da trời

R Red Đỏ

BR Brown Nâu

LG Light Green Xanh lá cây nhạt


V Violet Tím
G Green Xanh lá cây

O Orange Cam
W White Trắng

GR Gray Xám
P Pink Hồng
Y Yellow Vàng

61
3.1.2. Ký hiệu các chân giắc.
Tín hiệu Điều khiển
SG mass

LOCK Tín hiệu cảm biến tốc độ máy nén.


FACE Tín hiệu gió thổi lên mặt

AIF Tín hiệu lấy gió ngoài

AIR Tín hiệu lấy gió trong


AMC Tín hiệu điều khiển COOL

AMH Tín hiệu điều khiển HOT


HR Rơ le quạt giàn lạnh

S5 Điện áp 5V
B Điện áp ắc quy
GND Mass

SPD Tín hiệu tốc độ động cơ


IGN Tín hiệu bật khóa điện

B/L Điều khiển Bi- Level.

FOOT Điều khiển gió thổi xuống chân


F/D Điều khiển gió thổi xuống chân và sấy kính

DEF Điều khiển sấy kính


IG+ Điện áp ECU
MGCR Tín hiệu rơ le ly hợp máy nén.

TAM Tín hiệu cảm biến nhiệt độ môi trường.


TR Tín hiệu cảm biến nhiệt độ trong xe.

TS Tín hiệu cảm biến bức xạ mặt trời

TE Tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh


TPI Tín hiệu điều khiển Fresh/Rec

TP Tín hiệu điều khiển Cool/Hot

62
PSW Tín hiệu công tắc áp suất kép
TW Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát động cơ

BLW Tín hiệu quạt giàn lạnh

3.1.3. Các điều khiển cơ bản trong hệ thống.


a. Điều khiển nhiệt quạt giàn nóng và quạt két nước.
Cấu trúc:
- 3 rơ le quạt (Fan 1 rơ le, Fan 2 rơ le, Fan 3 rơ le).
- 1 quạt giàn nóng + 1 quạt két nước làm mát.
- 1 công tắc nhiệt độ nước + 1 công tắc áp suất ga.
Đặc điểm điều khiển:
- Khi bật khóa điện, nguồn điện (+) được cấp sẵn tới các cuộn dây của rơ le quạt
và mô tơ quạt. Chờ nối mát thông qua công tắc nhiệt độ nước làm mát và công tắc áp suất
ga hoặc qua ECU A/C.
- Rơ le quạt 2 có vai trò như một bộ phận trung gian chuyển đổi giữa chế độ mắc
song song hoặc mắc nối tiếp của hai quạt.
- Công tắc nhiệt độ nước làm mát đóng khi (t0 < 950C).
- Công tắc áp suất ga đóng khi (Pga < 14,5 ÷ 15 kg/cm2).
b. Điều khiển quạt giàn lạnh.
Cấu trúc:
- 1 rơ le quạt giàn lạnh (Heater relay).
- 1 quạt giàn lạnh (Blower motor).
- 1 điện trở quạt (Blower resistor).
- 1 bộ điều khiển quạt giàn lạnh.
Đặc điểm điều khiển:
- Quạt giàn lạnh quay với ba cấp tốc độ:
+ Tốc độ thấp khi dòng qua điện trở quạt (Điện áp bị sụt trên điện trở).
+ Tốc độ trung bình khi dòng qua quạt được điều khiển bởi transistor công suất
trong bộ điều khiển quạt.
+ Tốc độ cao khi dòng điện đi trực tiếp từ bộ điều khiển quạt đến quạt không qua
transistor hoặc điện trở quạt.
c. Điều khiển máy nén.
Cấu trúc:
- 1 rơ le ly hợp máy nén.(MG CLT relay).
- 1 máy nén và cảm biến tốc độ máy nén. (A/C magnectic clutch & lock sensor).
63
Đặc điểm điều khiển:
- Cuộn dây rơ le ly hợp máy nén được cấp nguồn (+) sẵn từ cầu chì và chờ nối mát
tại ECU A/C (chân MGCR).
- Tín hiệu từ công tắc áp suất kép (A/C dual pressure switch) và tín hiệu từ cảm
biến nhiệt độ giàn lạnh (A/C Evaporator temperature sensor) được gửi về ECU A/C để
điều khiển đóng ngắt máy nén.
+ Khi nhiệt độ giàn lạnh gần mức nhiệt độ đóng băng giàn lạnh, tín hiệu từ cảm
biến nhiệt độ giàn lạnh sẽ gửi về ECU A/C để điều khiển ngắt máy nén.
+ Khi áp suất ga quá thấp hoặc quá cao (Pga >3,1 Mpa hoặc Pga < 0,2 Mpa ), tín
hiệu từ công tắc áp suất kép sẽ gửi về ECU A/C để điều khiển máy nén. (Công tắc áp suất
kép sẽ không nối mát cho mạch điều khiển trong ECU A/C).
- Khi máy nén gặp sự cố, tín hiệu tốc độ máy nén từ cảm biến tốc độ máy nén sẽ
được gửi về ECU A/C để điều khiển ngắt máy nén.
d. Điều khiển gió.
Cấu trúc:
- Gồm các mô tơ: Mô tơ chia gió, mô tơ lấy gió vào, mô tơ trộn gió.
Đặc điểm điều khiển:
- ECU A/C nhận tín hiệu từ các cảm biến và tín hiệu cài đặt từ bảng điều khiển để
điều khiển các mô tơ quay các cánh van nhằm chọn các chế độ gió phù hợp.

64
3.1.4. Sơ đồ mạch điện điều hòa.
Mạch điện điều hòa trên xe 2000 Toyota Camry LE 2.2L (trang 1)

65
Mạch điện điều hòa trên xe 2000 Toyota Camry LE 2.2L (trang 2)

66
3.2. Mạch điện điều hòa trên xe 2000 DAEWOO NUBIRA SE
3.2.1. Ký hiệu màu dây.
Ký hiệu Giải thích Màu dây
LT BLU Light Blue Xanh da trời nhạt

GRN Green Xanh lá cây


BRN/WHT Brown/ White Nâu/ trắng

PNK Pink Hồng


YEL Yellow Vàng

BLU/BLK Blue/ Black Xanh da trời/ đen

WHT White Trắng


ORG Orange Cam

PNK/BLK Pink/ Black Hồng/ đen


BLK Black Đen
GRY/ BLK Gray/ Black Xám/ đen

GRN/WHT Green/ White Xanh da trời/ trắng


YEL/BLK Yellow/ Black Vàng/ đen

BRN Brown Nâu

LT GRN/ BLK Light Green/ Black Xanh lá cây nhạt/ đen


GRY/ BLK Gray/ Black Xám/ đen

LT BLU/ BLK Light Blue/ Black Xanh da trời nhạt/ đen


BLU Blue Xanh da trời

PNK/WHT Pink/ White Hồng / trắng


GRN/BLK Green/ Black Xanh lá cây / đen
RED Red Đỏ

WHT/BLK White/ Black Trắng/ đen


YEL/BLU Yellow/ Blue Vàng/ xanh da trời

67
3.2.2. Ký hiệu các chân giắc.
a. Ký hiệu các chân giắc hộp điều khiển điều hòa.
Ký hiệu Tín hiệu
A1; B11 Điều khiển rơ le quạt và transistor công suất
A2 Điều khiển mô tơ cửa trộn gió

A3; A4 Ra hệ thống đèn tín hiệu


A5; A14 Nguồn từ hộp cầu chì khoang hành khách

A6 Điều khiển hệ thống xong kính

A8 Điều khiển mô tơ cửa trộn gió


A10 Điều khiển mô tơ quạt

A11 Mass
A12 Điều khiển hệ thống sưởi
A13 Mass cảm biến

A15 Đến mô tơ hút


B1; B12 Điều khiển transistor công suất

B4; B5; B6 Điều khiển mô tơ cửa trộn gió


B7 Điều khiển hệ thống gạt nước

B8 Tín hiệu cảm biến nhiệt độ môi trường

B9 Tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát


B10 Tín hiệu cảm biến bức xạ nhiệt

B13; B14 Điều khiển mô tơ hút


B15; B16; B17 Đến mô tơ điều khiển quạt
B18; B19; B20 Điều khiển mô tơ hệ thống sưởi.

68
b. Ký hiệu các chân giắc hộp điều khiển động cơ (ECM).
Ký hiệu Tín hiệu

B1 Tín hiệu cảm biến áp suất cao


D9 Tín hiệu cảm biến áp suất thấp

B9 Tín hiệu cảm biến áp suất


B14 Điều khiển cảm biến áp suất

C12 Điều khiển rơ le quạt tốc độ cao

C13 Điều khiển rơ le quạt tốc độ thấp


D8 Tín hiệu cảm biến nhiệt độ động cơ thấp

E9 Tín hiệu cảm biến nhiệt độ động cơ.


E15 Tín hiệu về hộp ATC

3.2.3. Các điều khiển chính trong mạch.


a. Điều khiển quạt két nước và quạt giàn nóng.
Cấu trúc:
- 3 rơ le quạt ( rơ le quạt tốc độ cao, rơ le quạt tốc độ thấp, rơ le điều khiển).
- 1 quạt chính và 1 quạt phụ.
Đặc điểm điều khiển.
- Khi bật khóa điện, nguồn điện (+) được cấp tới cuộn dây của các rơ le quạt và
chờ nối mát tại ECU động cơ.
- Khi hai quạt mắc song song sẽ quay tốc độ cao. Khi hai quạt mắc nối tiếp sẽ
quay với tốc độ thấp.
TH1: Quạt chính quay.
TH2: Hai quạt mắc nối tiếp, chạy tốc độ thấp.
TH3: Hai quạt mắc song song, chạy tốc độ cao.
b. Điều khiển quạt giàn lạnh.
Cấu trúc:
- 1 mô tơ quạt giàn lạnh (Blower motor).
- 1 rơ le quạt giàn lạnh ( Blower motor relay).
- 1 tranzistor công suất điều khiển tốc độ quạt (power tranzistor).
- 1 rơ le quạt tốc độ cao (Max high relay).
Đặc điểm điều khiển:

69
- Khi bật khóa điện cuộn dây rơ le quạt giàn lạnh được cấp điện hút tiếp điểm
đóng lại cấp điện (+) tới mô tơ quạt và qua transistor công suất.
- ECU A/C điều khiển đóng ngắt dòng điều khiển tới transistor công suất để nối
mát hoặc ngắt nối mát cho quạt.
- Khi quạt quay tốc độ cao ECU A/C sẽ điều khiển nối mát cho cuộn dây của rơ le
tốc độ cao. Khi đó dòng điện qua quạt không qua transistor nên không bị sụt áp.
TH1: Dòng điện qua quạt được điều khiển bởi transistor công suất.
TH2: Điều khiển quạt chạy tốc độ cao.
c. Điều khiển máy nén.
Cấu trúc:
- 1 rơ le điều khiển máy nén (A/C compressor relay).
- 1 máy nén (A/C compressor).
Đặc điểm điều khiển.
- Khi bật điều hòa cuộn dây rơ le ly hợp máy nén được cấp (+) tại cầu chì và được
điều khiển nối mát bởi ECU động cơ (chân B14).
- Tín hiệu áp suất ga từ cảm biến áp suất ga (A/C pressure sensor) được gửi tới
ECU động cơ để điều khiển đóng ngắt máy nén khi áp suất ga quá thấp hoặc quá cao.
d. Điều khiển gió.
Cấu trúc:
- 01 Mô tơ trộn gió (Air mix control servo motor).
- 01 Mô tơ lấy gió vào (Air inlet control servo motor).
- 01 Mô tơ chia gió (Air vent mode control servo motor).
Đặc điểm điều khiển: Tùy theo việc điều chỉnh nhiệt độ mà ECU A/C sẽ điều khiển các
mô tơ hoạt động theo các chế độ thích hợp.3.2.4. Mạch điện điều hòa.

70
Mạch điện điều hòa trên xe 2000 DAEWOO NUBIRA SE (trang 1)

71
Mạch điện điều hòa trên xe 2000 DAEWOO NUBIRA SE (trang 2)

72
3.3. Mạch điều khiển điều hòa trên xe 2001 HONDA ACCORD DX
3.3.1. Ký hiệu màu dây.
Ký hiệu Giải thích Màu dây
BLK/YEL Black/ Yellow Đen/ Vàng

WHT/YEL White/ Yellow Trắng/ Vàng


BLU/ORG Blue/ Orange Xanh da trời/ Cam

BLU/RED Blue/ Red Xanh da trời/ Đỏ


BRN/YEL Brown/ Yellow Nâu/ Vàng

YEL/GRN Yellow/ Green Vàng/ Xanh lá cây

GRN/RED Green/ Red Xanh lá cây/ đỏ


GRN/WHT Green/ White Xanh lá cây/ Trắng

RED/BLK Red/ Black Đỏ/ Đen


YEL/GRN Yellow/ Green Vàng/ Xanh lá cây

3.3.2. Ký hiệu các giắc cắm:


Ký hiệu Tín hiệu

A1 Điều khiển hòa trộn khí


A2 Bật công tắc điều hòa

A3 Điều khiển gió ngoài


A4 Điều khiển gió trong
A5 Điều khiển sấy kính

A6 Điều khiển cửa gió bên


A8 Điều khiển gió nóng

A9 Điều khiển gió lạnh


A11 Mass
A12 Cảm biến bức xạ mặt trời

A13 Điện áp 5V

73
A14 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
A15 Nhiệt độ gió ra

A16 Cảm biến nhiệt độ trong xe


A17 Chế độ Mode 4

A18 Chế độ Mode 3

A19 Chế độ Mode 2


A20 Chế độ Mode 1

B1 Khóa điện bật


B2 Cầu chì
B3 Liên lạc với ECU động cơ

B4 Rơ le quạt giàn lạnh tốc độ cao


B5 Điều khiển transistor công suất

B6 Tín hiệu phản hồi quạt giàn lạnh


B7 Sấy kính sau

B8 Mass

3.3.3. Các điều khiển chính.


a. Điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước.
Cấu trúc:
- 01 bộ điều khiển quạt.
- 02 công tắc quạt thường mở .
- 01rơ le giàn nóng + 1 rơ le quạt nước làm mát.
- 01 quạt giàn nóng + 1 quạt két nước làm mát.
Đặc điểm điều khiển:
- Khi bật khóa điện, điện (+) được cấp sẵn tại bộ điều khiển quạt nước làm mát.
Khi hai công tắc quạt đóng sẽ điều khiển nối mass cho bộ điều khiển quạt.
b. Điều khiển quạt giàn lạnh.
Cấu trúc:
- 1 rơ le quạt giàn lạnh.
- 1 quạt giàn lạnh.

74
- 1 transistor công suất.
- 1 rơ quạt tốc độ cao
Đặc điểm điều khiển:
- Khi bật điều hòa rơ le quạt lạnh được cấp điện luôn.
- Quạt quay với 3 cấp tốc độ: Tốc độ thấp (Khi qua điện trở), tốc độ trung bình
(qua transistor công suất), tốc độ cao (đi thẳng).
c. Điều khiển máy nén.
Cấu trúc:
- Ly hợp máy nén (A/C compressor clutch).
- Rơ le ly hợp máy nén. (A/C compressor clutch relay).
- Công tắc áp suất ga (A/C pressure switch).
Đặc điểm điều khiển:
- Giữa ECU A/C và ECU động cơ có tín hiệu trao đổi để điều khiển hoạt động
của máy nén.
- ECU động cơ sẽ điều khiển hoạt động của máy nén thông qua việc nối mát cho
cuộn dây của rơ le ly hợp.
- Để máy nén hoạt động thì ECU phải nhận được tín hiệu áp suất ga từ công tắc
áp suất kép.
d. Điều khiển gió.
Cấu trúc:
- 1 Mô tơ trộn gió (Air mix control servo motor).
- 1 Mô tơ lấy gió vào (Air inlet control servo motor).
- 1 Mô tơ chia gió (Air vent mode control servo motor).
Đặc điểm điều khiển:
Tùy theo việc điều chỉnh nhiệt độ mà ECU A/C sẽ điều khiển các mô tơ hoạt động
theo các chế độ thích hợp.

75
3.3.4. Sơ đồ mạch điện.
Mạch điều khiển 2001 HONDA ACCORD DX (trang 1)

76
Mạch điều khiển 2001 HONDA ACCORD DX (trang 2)

77
3.4. Mạch điện điều khiển điều hòa XE 2000 LEXUS ES 300
3.4.1. Ký hiệu màu dây.
Ký hiệu Giải thích Màu dây
LT BLU Light Blue Xanh da trời nhạt

GRN Green Xanh lá cây


BRN/WHT Brown/ White Nâu/ trắng

PNK Pink Hồng


YEL Yellow Vàng

BLU/BLK Blue/ Black Xanh da trời/ đen

WHT White Trắng


ORG Orange Cam

PNK/BLK Pink/ Black Hồng/ đen


BLK Black Đen
GRY/ BLK Gray/ Black Xám/ đen

GRN/WHT Green/ White Xanh da trời/ trắng


YEL/BLK Yellow/ Black Vàng/ đen

BRN Brown Nâu

LT GRN/ BLK Light Green/ Black Xanh lá cây nhạt/ đen


GRY/ BLK Gray/ Black Xám/ đen

LT BLU/ BLK Light Blue/ Black Xanh da trời nhạt/ đen


BLU Blue Xanh da trời

PNK/WHT Pink/ White Hồng / trắng


GRN/BLK Green/ Black Xanh lá cây / đen
RED Red Đỏ

WHT/BLK White/ Black Trắng/ đen


YEL/BLU Yellow/ Blue Vàng/ xanh da trời

78
3.4.2. Ký hiệu chân giắc cắm.
Ký hiệu Tín hiệu
SG Mát

Lock Khóa máy nén


Face Chế độ thổi lên mặt

AIF Chế độ lấy gió ngoài

AIR Chế độ lấy gió trong


AMC Chế độ Max Cool

AMH Chế độ Max Hot


HR Rơ le quạt giàn lạnh

S5 Điện áp 5V
B+ Điện áp ắc quy
GND Mát

IGN Điện áp ECU


B/L Chế độ Bi-level

Foot Chế độ gió thổi xuống chân

F/D Chế độ thổi xuống chân và thổi xấy kính


DEF Chế độ thổi sấy kính

IG+ Từ khóa điện


TAM Tín hiệu cảm biến nhiệt độ môi trường
TR Tín hiệu cảm biến nhiệt độ trong xe

TS Tín hiệu cảm biến bức xạ mặt trời


TE Tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

TPI Tín hiệu vị trí điều khiển Fresh/ Rec

TP Tín hiệu vị trí điều khiển Cool/Hot


PSW Tín hiệu công tắc áp suất ga

BLW Tín hiệu điều khiển quạt giàn lạnh

79
3.4.3. Các điều khiển cơ bản.
a. Điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát.
Cấu trúc:
- 03 rơ le quạt (fan 1 relay, fan 2 relay, fan 3 relay).
- 01 quạt giàn nóng + 1 quạt két nước.
- 01 rơ le chính của động cơ (engine main relay).
- 01 công tắc áp suất đơn + 2 công tắc nhiệt độ nước làm mát.
Đặc điểm điều khiển:
- Khi bật khóa điện rơ le chính của động cơ được cấp điện.
- Các công tắc áp suất, công tắc nhiệt độ nước 1, 2 có nhiệm vụ nối mát cho cuộn
dây của rơ le quạt tùy theo từng chế độ: chỉ quạt giàn nóng làm việc, chỉ quạt két nước
làm mát làm việc hoặc hai quạt mắc nối tiếp cùng làm việc.
b. Điều khiển quạt giàn lạnh.
Cấu trúc:
- 1 rơ le quạt giàn lạnh (Blower relay).
- 1 quạt giàn lạnh (Blower motor).
- 1 bộ điều khiển quạt giàn lạnh (A/C blower motor controller).
- 1 điện trở quạt (Blower resistor).
Đặc điểm điều khiển:
- Cuộn dây rơ le quạt được cấp (+) sẵn khi bật khóa điện và chờ nối mát bởi ECU
A/C (chân HR).
- Tốc độ quạt được điều khiển bởi transistor công suất trong bộ điều khiển quạt.
- Khi quạt quay tốc độ thấp, dòng điện qua điện trở quạt (Blower resistor).
c. Điều khiển máy nén.
Cấu trúc:
- Rơ le ly hợp máy nén (MG CLT relay).
- Máy nén (cuộn dây ly hợp máy nén + cảm biến tốc độ máy nén).
Đặc điểm điều khiển.
- Cuộn dây rơ le ly hợp máy nén được cấp (+) sẵn khi bật khóa điện, chờ nối mát
bởi ECU động cơ.
- ECU A/C nhận các tín hiệu: tín hiệu bật khóa điện (IG+), tín hiệu từ công tắc áp
suất kép (PSW), tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (TE), tín hiệu cảm biến tốc độ máy
nén (Lock). ECU A/C và ECU động cơ trao đổi thông tin qua chân (IGN) để điều khiển
điều hòa.
d. Điều khiển gió.
Cấu trúc:
80
- 1 Mô tơ trộn gió (Air mix control servo motor).
- 1 Mô tơ lấy gió vào (Air inlet control servo motor).
- 1 Mô tơ chia gió (Air vent mode control servo motor).
Đặc điểm điều khiển:
Tùy theo việc điều chỉnh nhiệt độ mà ECU A/C sẽ điều khiển các mô tơ hoạt động
theo các chế độ thích hợp.

81
3.4.4. Sơ đồ mạch điện
Mạch điều khiển xe 2000 LEXUS ES 300 (Trang 1)

82
Mạch điều khiển xe 2000 LEXUS ES 300 (Trang 2).

83
CHƯƠNG 4:
KIỂM TRA, SỬA CHỮA MỘT SỐHƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA.
Thời gian lên lớp: 7 tiết (7LT; 3,5 TL)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


- Nêu được các ký hiệu màu dây, chân giắc, phương pháp kiểm tra, sửa
chữa..
- Trình bày được phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống
- Mô tả được phương thức làm việc của hệ thống tự chẩn đoán.
- Trình bày được cách đọc một số mã lỗi.
- Mô tả được phương thức làm việc của hệ thống tự chẩn đoán.
- Trình bày được cách đọc một số mã lỗi.

- Hình thành được khả năng quan sát, tư duy sáng tạo.

NỘI DUNG
4.1. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa thông thường
4.1.1. Kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp trên xe.
Để xác định được các hư hỏng trong hệ thống điều hòa trên xe ô tô.
Yêu cầu: Xác định kiểu xe, kiểu động cơ, kiểu điều hòa không khí. Xác định ngày
giờ và tần số xảy ra sự cố. Xác định điều kiện đường xá, tình trạng thời tiết và xác định
biểu hiện của hư hỏng.
Một số hư hỏng thường gặp.
STT Chi tiết Kiểm tra Biện pháp khắc phục
1 Máy nén. + Nghe tiếng ồn. + Thay phớt chắn dầu, công
+ Phớt chắn dầu. tắc áp suất nếu bị hỏng.
+ Công tắc áp suất ga. + Sửa chữa và vệ sinh máy
+ Các lá van. nén.

2 Giàn nóng, giàn + Rò rỉ. + Nếu rò rỉ ít có thể hàn lại,


lạnh. + Cặn bẩn. nếu nhiều thay thế mới.
+ Vệ sinh giàn nóng, giàn

84
lạnh.

3 Phin lọc. + Kiểm tra cặn bẩn, hơi + Nếu thấy có cặn bẩn hoặc
nước có trong hệ thống. hơi nước có trong hệ thống thì
thay phin lọc.
4 Van tiết lưu. + Điều chỉnh độ mở của van
tiết lưu, hoặc thay thế
5 Các đường ống + Rò rỉ, nứt đường ống. + Thay thế đường ống nối và
dẫn, gioăng đệm + Dập nát gioăng đệm. các gioăng đệm.
làm kín.

6 Tấm lọc gió. + Kiểm tra bụi bẩn. + Vệ sinh làm sạch hoặc thay
thế.
7 Quạt giàn nóng, + Kiểm tra sự nứt, vỡ, + Điều chỉnh hoặc thay thế
giàn lạnh. cong vênh của cánh quạt. cánh quạt.
+ Kiểm tra các chổi than. + Thay thế các chổi than đã
quá mòn.

8 Ga lạnh. + Kiểm tra áp suất ga. + Dùng đồng hồ đo áp suất để


+ Kiểm tra chất lượng kiểm tra.
ga. + Quan sát chất lượng ga qua
mắt ga.
9 Bảng điều khiển. + Kiểm tra hoạt động các + Nếu kẹt hoặc không có tín
phím bấm, núm điều hiệu điện thì sửa chữa hoặc
khiển. thay thế.

10 Dây curoa. + Kiểm tra sức căng dây + Căng lại dây cho phù hợp.
+ Kiểm tra các vết rạn + Thay thế dây mới nếu dây bị
nứt trên dây. gioãng nhiều hoặc có nhiều
vết rạn nứt xuất hiện.
11 Các giắc cắm, cầu + Kiểm tra bị lỏng, bị + Sửa chữa hoặc thay thế mới.
chì, cảm biến. oxy hóa, bị cháy, đứt
không…

85
4.1.2. Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất ga.
a. Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất:
Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hòa làm việc cho phép ta có thể giả
định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định được giá trị phù
hợp để chẩn đoán sự cố.
b. Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất.
Khi thực hiện chẩn đoán bằng cách sử dụng đồng hồ đo phải đảm bảo các điều kiện
sau đây:
+ Nhiệt độ nước làm mát động cơ: Sau khi được hâm nóng.
+ Tất cả các cửa: Được mở hoàn toàn.
+ Núm chọn luồng không khí: “FACE”.
+ Núm chọn dẫn khí vào: “RECIRC”.
+ Tốc độ động cơ: 1500 (vòng/phút)- R134a; 2000 (vòng/phút)- R12.
+ Núm chọn tốc độ quạt gió: HI.
+ Núm chọn nhiệt độ: MAX COOL.
+ Công tắc điều hòa: ON.
+ Nhiệt độ đầu vào của điều hòa: 300C đến 350C.
Chú ý: Đối với xe có trang bị bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR, vì phía áp suất thấp
được điều khiển bởi EPR nên các giá trị bất thường có thể không được chỉ ra trực tiếp
trên áp suất đồng hồ.

Hình 4.1: Áp suất ga ở mức tiêu chuẩn.


+ Phía áp suất thấp: 0,15 ÷ 0,25 MPa (1,5 ÷ 2.5 kgf/cm2).
+ Phía áp suất cao: 1,6 ÷ 1,8 MPa (14 ÷ 16 kgf/cm2).
Một số hư hỏng thường gặp được kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất

86
Stt Hiện tượng Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc
phục

1 Hệ thống + Áp suất ở phía cao áp và + Thiếu môi + Kiểm tra rò rỉ


làm việc thấp áp đều thấp hơn so với chất. và sửa chữa.
trong tình mức tiêu chuẩn. + Rò rỉ ga. + Nạp thêm môi
trạng thiếu + Thấy bọt khí qua quan sát chất lạnh.
môi chất. mắt ga.
+ Mức độ lạnh không đủ.
2 Hệ thống + Áp suất cao ở cả phía cao + Thừa môi + Điều chỉnh
thừa ga hay áp và thấp áp. chất. đúng lượng môi
giải nhiệt +Không có bọt ở mắt ga dù + Giải nhiệt chất.
giàn nóng hoạt động ở tốc độ thấp. giàn nóng + Vệ sinh giàn
không tốt. kém. nóng.
+ Mức độ làm lạnh không + Kiểm tra hệ
đủ. thống làm mát
của xe (quạt
điện…).

3 Có hơi ẩm + Hệ thống hoạt động bình + Hơi ẩm lọt + Thay phin lọc,
trong hệ thường khi hệ thống điều vào hệ thống bình chứa.
thống lạnh. hòa bắt đầu hoạt động. Sau làm lạnh. + Hút chân không
một thời gian phía áp suất triệt để trước khi
thấp của đồng hồ chỉ độ nạp ga.
chân không tăng dần.
+ Quan sát thấy hơi ẩm tại
mắt ga.

4 Sụt áp + Phía áp suất thấp: cao, + Sụt áp ở + Kiểm tra sửa


trong máy phía áp suất cao: thấp. phía máy chữa máy nén
nén. + Khi tắt máy điều hòa, ngay nén.
lập tức áp suất ở phía thấp
áp và cao áp bằng nhau.
+ Khi làm việc thân máy nén
không đủ nóng.
+ Mức độ làm lạnh không

87
đủ.

5 Tắc nghẽn + Khi tắc nghẽn hoàn toàn, + Bụi bẩn + Phân loại
trong chu giá trị áp suất ở phía thấp áp hoặc hơi ẩm nguyên nhân gây
trình làm giảm xuống giá trị chân gây tắc tắc. Thay thế các
lạnh. không ngay lập tức. nghẽn, đóng bộ phận, chi tiết
+ Khi có xu hướng tắc băng tại van gây ra tắc nghẽn.
nghẽn, giá trị áp suất ở phía tiết lưu, van + Hút chân không
áp thấp giảm dần xuống giá EPR hoặc hệ thống.
trị chân không. các lỗ khác.
+ Có sự chênh lệch nhiệt độ + Rò rỉ ga ở
trước và sau chỗ tắc. thanh cảm
nhận nhiệt.

6 Khí lọt vào + Giá trị áp suất ở cả hai + Hút chân + Kiểm tra các
hệ thống. phía cao áp và thấp áp đều không không đường ống dẫn.
cao. triệt để. + Hút chân không
+ Khả năng làm lạnh giảm + Rò rỉ trên triệt để trước khi
với sự tăng lên của áp suất các đường nạp ga.
thấp. ống dẫn.
+ Thấy bọt khí qua mắt ga
dù môi chất đã nạp đủ.

7 Van tiết lưu + Áp suất phần thấp áp tăng, + Hỏng van + Kiểm tra và sửa
mở quá lớn. tính năng làm lạnh giảm (áp tiết lưu hoặc chữa tình trạng
suất ở phía cao áp hầu như điều chỉnh lắp đặt của ống
không đổi). không đúng. cảm nhận nhiệt.
+ Bám tuyết trên đường ống
áp suất thấp.

4.2. Chẩn đoán bằng hệ thống tự chẩn đoán


4.2.1. Mô tả
Trong hệ thống tự chẩn đoán, ECU truyền bất kỳ thông tin sự cố nào xảy ra trong
đèn chỉ báo, các cảm biến và bộ chấp hành tới bảng điều khiển để hiển thị và thông báo
cho kỹ thuật viên biết. Hệ thống này rất có ích cho việc chẩn đoán vì các kết quả tự chẩn
đoán được lưu trong bộ nhớ ngay cả sau khi tắt khóa điện.

88
a. Kiểm tra tín hiệu chỉ báo.
Các tín hiệu chỉ báo như các công tắc, hiển thị đặt nhiệt độ và kích hoạt tiếng kêu
bíp có thể được kiểm tra. Các chỉ báo của công tắc và hiển thị đặt nhiệt độ hiện lên 4 lần
rồi tắt.
b. Kiểm tra cảm biến.
Những sự cố trong quá khứ hoặc hiện tại của cảm biến có thể kiểm tra được. Khi
phát hiện một hoặc nhiều cố, thì việc ấn lên công tắc A/C sẽ hiển thị lần lượt từng sự cố
một.
Đối với cảm biến bức xạ mặt trời: khi được kiểm tra trong nhà, thì có thể hiển thị sự
cố mạch bị đứt. Đặt cảm biến bức xạ mặt trời gần thiết bị phát sáng ở trong nhà hoặc
dưới ánh sáng mặt trời bên ngoài để kiểm tra cảm biến này (kiểm tra dưới ánh sáng
huỳnh quang không hiệu quả).
c. Kiểm tra bộ chấp hành.
Một tín hiệu đầu ra theo mẫu được chuyển tới bộ chấp hành để kiểm tra sự hoạt
động của nó.
Kỹ thuật viên có thể kiểm tra sự cố của bộ chấp hành bằng cách truyền tín hiệu từ
ECU và kích hoạt các cánh điều khiển thổi gió, cánh điều khiển dẫn gió vào, cánh điều
khiển trộn gió và máy nén…
4.2.2. Ví dụ quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota.
a. Quy trình đọc mã lỗi.
- Bật công tắc máy ON.
- Nhấn đồng thời nút AUTO và F/R.
- Đèn báo nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra.
- Sau khi kiểm tra xong, hệ thống sẽ xuất ra lần lượt các mã lỗi trên bảng hiển thị.

Hình 4.2: Ví dụ màn hình kiểm tra mã lỗi trên xe Toyota.

89
Hình4.3: Ví dụ mã lỗi hiển thị (Mã 11).
- Khi hệ thống hiển thị mã lỗi chậm, nhấn nút FRONT DEF sẽ thay đổi được bước
kiểm tra tiếp theo.
- Mỗi lần nhấn nút FRONT DEF thì màn hình sẽ chuyển sang một bước
b. Quy trình xóa mã lỗi.
Để xóa mã lỗi của hệ thống có 2 cách sau :
- Trong khi hệ thống đang kiểm tra, nhấn cùng lúc 2 nút FRONT DEF và nút REAR
DEF.
- Tháo cầu chì chính trong hộp cầu chì trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn để xóa bộ nhớ
của hộp.

Hình 4.4: Hộp cầu chì chính.


4.2.3. Một số ví dụ về mã tự chẩn đoán trên một số hãng xe tiêu biểu
a. Bảng mã lỗi trên xe Toyota
Mã lỗi Hệ thống Dạng hư hỏng
00 Bình thường

11 Cảm biến nhiệt độ trong xe Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm


biến.
12 Cảm biến nhiệt độ môi trường Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm
biến.
13 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm

90
biến.

14 Cảm biến nhiệt độ nước làm Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm
mát biến.

21 Cảm biến bức xạ mặt trời Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm
biến.

22 Tín hiệu khóa máy nén Máy nén không đóng hoặc hở mạch
cảm biến.

23 Áp suất ga Áp suất ga không bình thường.


31 Chiết áp vị trí Cool/Hot Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của
chiết áp.
32 Chiết áp vị trí Fresh/ Rec Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của
chiết áp.

33 Chiết áp vị trí Face/ Def Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của
chiết áp.

41 Mô tơ điều khiển cánh gió Tín hiệu vị trí cánh điều khiển
Cool/Hot không đổi.

42 Mô tơ điều khiển cánh gió Tín hiệu vị trí cánh điều khiển
Fresh/Def không đổi.

43 Mô tơ điều khiển cánh gió Face/ Tín hiệu vị trí cánh điều khiển
Def không đổi.

b. Bảng mã lỗi trên xe Honda


DTC Nhận dạng hư hỏng ECU Hư hỏng
B1200 Lỗi do mạch điện Hộp điều khiển Mất tính hiệu.
B1202 Hư hỏng hộp điều điều Hộp điều khiển Lỗi thiết bị.

B1205 Mất nguồn hộp điều khiển (VSP/NE


Hộp điều khiển Mất tính hiệu.
massage)

B1206 Mất nguồn hộp điều khiển (ETC


Hộp điều khiển Mất tính hiệu.
massage)

B1207 Mất nguồn hộp điều khiển (ILLUMI Hộp điều khiển Mất tính hiệu.

91
massage)

B1225 Hở mạch cảm biến nhiêt độ trong xe Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
B1226 Ngắn mạch cảm biến nhiệt độ trong xe Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.

B1227 Hở mạch cảm biến nhiêt độ ngoài xe Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
B1228 Ngắn mạch cảm biến nhiệt độ ngoài xe Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.

B1229 Hở mạch cảm biến bức xạnhiêt Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.

B1230 Ngắn mạch cảm biến bức xạ nhiệt Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
B1231 Hở mạch cảm biến độ ẩm không khí Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.

B1232 Ngắn mạch cảm biến độ ẩm không khí Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
B1233 Hở mạch mô tơ điều khiển hòa trộn
Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
không khí khoang người lái

B1234 Ngắn mạch mô tơ điều khiển hòa trộn


Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
không khí khoang người lái

B1235 Do bộ phận điều khiển cửa trộn không


Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
khí ở khoang người lái

B1236 Hở mạch mô tơ điều khiển hòa trộn


Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
không khí khoang hành khách

B1237 Ngắn mạch mô tơ điều khiển hòa trộn


Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
không khí khoang hành khách

B1238 Do bộ phận điều khiển cửa trộn không


Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
khí ở khoang hành khách

B1239 Do hở hoặc ngắn mạch trong chế độ


Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
diều khiển của môtơ

B1240 Do bộ phận điều khiển cửa trộn không


Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.
khí

B1241 Mạch của môtơ quạt Hộp điều khiển Lỗi tính hiệu.

92
c. Bảng mã lỗi trên xe DAEWOO.

Mã lỗi Chi tiết Giải thích


Code 1 In-car sensor Cảm biến nhiệt độ trong xe.

Code 2 Ambient sensor Cảm biến nhiệt độ môi trường.


Code 3 Engine coolant Cảm biến nhiệt độ động cơ.
temperature sensor
Code 4 Air mix door motor Mô tơ hòa trộn không khí.

Code 5 Sun sensor Cảm biến bức xạ mặt trời.

Code 6 Power tranmistor Transistor công suất.


Code 7 Max-hi relay Rơ le quạt.

d. Bảng mã lỗi trên xe Lexus.

DTC Hiển thị Mục

B1411 11 Cảm biến nhiệt độ trong xe.


B1412 12 Cảm biến nhiệt độ môi trường.
B1413 13 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.

B1414 14 Cảm biến nhiệt độ động cơ.


B1421 21 Cảm biến bức xạ nhiệt.

B1422 22 Cảm biến tín hiệu tốc độ máy nén.

B1423 23 Công tắc áp suất.


B1431 31 Cảm biến vị trí mạch trộn gió.

B1432 32 Cảm biến vị trí mạch lấy gió vào.


B1441 41 Mô tơ trộn gió.
B1442 42 Mô tơ điều khiển hướng gió vào.

93
PHỤ LỤC

MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN THAM KHẢO .


1. 2000 Toyota Camry CE.
2. 2004 Toyota Sienna CE.
3. 2001 Honda Accord EX.
4. 2003 Honda Civic EX.
5. 2002 Lexus GS 300.
6. 2002 Luxus LX 470.
7. 2002 Daewoo Nubira CDX.

94
2000 Toyota Camry CE (Trang 1)

95
2000 Toyota Camry CE (Trang 2)

96
2004 Toyota Sienna CE (Trang 1)

97
2004 Toyota Sienna CE (Trang 2).

98
2001 Honda Accord EX (Trang 1)

99
2001 Honda Accord EX (Trang 2)

100
2003 Honda Civic EX (Trang 1)

101
2003 Honda Civic EX (Trang 2)

102
2002 Lexus GS 300 (Trang 1)

103
2002 Lexus GS 300 (Trang 2)

104
2002 Lexus LX 470 (Trang 1)

105
2002 Lexus LX 470 (Trang 2)

106
2002 Daewoo Nubira CDX (Trang 1).

107
2002 Daewoo Nubira CDX (Trang 2)

108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Lợi (2006), Sửa chữa máy lạnh và Điều hòa không khí, Mã 621.5.
2. Nguyễn Đức Lợi (2002), Hướng dẫn thiết kế Hệ thống lạnh, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, (in lần thứ 4).
3. Nguyễn Đức Lợi (2002), Hướng dẫn thiết kế Hệ thống Điều hòa không khí, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật.
4. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy (1998), Môi chất lạnh, Nhà xuất bản Giáo dục, (in
lần thứ 2).
5. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy (2002), Máy và thiết bị lạnh, Nhà xuất bản Giáo dục,
(in lần thứ 3).
6. Nguyễn Oanh (2008), Ô tô thế hệ mới- Tập 1, Điện lạnh ô tô, Mã PL- 629.25.
Tiếng Anh
7. Martin W.Stockel, Martin T.Stockel and Chris Johanson (1996), Auto Fundamentals,
The Goodheart-Willcox Company, Inc.
8. Nissan Bluebird Model U12 Series (1989), Service Manual – lst Revision.
9. Toyota Cressida (1988), Repair Manual for Chassis and Body

109
NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIỂU TỰ LUẬN.
Ch­¬ng 1: Tổng quan về Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
C©u 1 : Chøc n¨ng s­ëi Êm cña hÖ thèng §HKK thÓ hiÖn qua qu¸ tr×nh nµo ?
C©u 2 : Chøc n¨ng lµm m¸t cña hÖ thèng §HKK thÓ hiÖn qua qu¸ tr×nh nµo ?
C©u 3 : Chøc n¨ng t¸ch Èm cña hÖ thèng §HKK thÓ hiÖn qua qu¸ tr×nh nµo ?
C©u 4 : Chøc n¨ng läc giã cña hÖ thèng §HKK thÓ hiÖn qua qu¸ tr×nh nµo ?
C©u 5 : Nªu c¸c tÝnh chÊt cña m«i chÊt R134.
C©u 6 : DÇu b«i tr¬n m¸y nÐn cÇn tho¶ m·n yªu cÇu g× ?
C©u 7 : VÏ s¬ ®å chu tr×nh lµm l¹nh kiÓu 1.
C©u 8 : Nªu c¸c th«ng sè quan träng cña m¸y nÐn ®iÒu hoµ.
C©u 9 : Nªu nguyªn lý ho¹t ®éng cña ly hîp tõ.
C©u 10 : Nªu c¸c thiÕt bÞ, c¬ cÊu an toµn trong hÖ thèng ®iÒu hoµ kh«ng khÝ «t«.
Ch­¬ng 2: Hệ thống điều hoà không khí tự động trên ô tô
C©u 1 : Nªu sù kh¸c biÖt cña ®iÒu hoµ kh«ng khÝ tù ®éng so víi ®iÒu hoµ kh«ng khÝ kh«ng
tù ®éng
C©u 2 : Nªu nguyªn lý ho¹t ®éng cña hÖ thèng ®iÒu hoµ kh«ng khÝ tù ®éng
C©u 3 : Nªu ®Æc tÝnh cña c¶m biÕn nhiÖt ®é trong xe
C©u 4 : Nªu ®Æc tÝnh cña c¶m biÕn nhiÖt ®é giµn l¹nh
C©u 5 : Nªu ®Æc tÝnh cña c¶m biÕn bøc x¹ mÆt trêi
C©u 6 : Nªu chøc n¨ng cña c¶m biÕn nhiÖt ®é n­íc lµm m¸t trong hÖ thèng ®iÒu hoµ nhiÖt
®é
C©u 7 : Nªu chøc n¨ng cña c¶m biÕn tèc ®é m¸y nÐn trong hÖ thèng ®iÒu hoµ nhiÖt ®é
C©u 8 : Nªu chøc n¨ng cña c¶m biÕn khãi ngoµi xe trong hÖ thèng ®iÒu hoµ nhiÖt ®é
C©u 9 : NhiÖt ®é kh«ng khÝ cöa ra ®­îc ®iÒu chØnh nh­ thÕ nµo ?
C©u 10 : H­íng giã ra ®­îc ®iÒu chØnh nh­ thÕ nµo ?
Ch­¬ng 3: Phân tích một số mạch điều hòa không khí tự động tiêu biểu của một số
hãng xe ô tô
C©u 1 : HÖ thèng §HKK xe Toyota Camry LE 2.2L cã bao nhiªu c¶m biÕn ?
C©u 2 : Ly hîp tõ (m¸y nÐn ®iÒu hoµ) cña xe Toyota Camry LE 2.2L ®­îc ®iÒu khiÓn nh­
thÕ nµo ?

110
C©u 3 : C«ng t¾c ¸p suÊt kÐp cña xe Toyota Camry LE 2.2L ®­îc ®iÒu khiÓn b»ng ch©n
nµo cña hép ®iÒu khiÓn ®iÒu hoµ
C©u 4 : HÖ thèng §HKK xe Honda Accord DX 2001 cã bao nhiªu c¶m biÕn ?
C©u 5 : Ly hîp tõ (m¸y nÐn ®iÒu hoµ) cña xe Honda Accord DX 2001 ®­îc ®iÒu khiÓn
nh­ thÕ nµo ?
C©u 6 : C«ng t¾c ¸p suÊt kÐp cña xe Honda Accord DX 2001 ®­îc ®iÒu khiÓn b»ng ch©n
nµo cña hép ®iÒu khiÓn ®iÒu hoµ
C©u 7 : HÖ thèng §HKK xe Lexus 300ES 2000 cã bao nhiªu c¶m biÕn ?
C©u 8 : Ly hîp tõ (m¸y nÐn ®iÒu hoµ) cña xe Lexus 300ES 2000 ®­îc ®iÒu khiÓn nh­ thÕ
nµo ?
C©u 9 : C«ng t¾c ¸p suÊt kÐp cña xe Lexus 300ES 2000 ®­îc ®iÒu khiÓn b»ng ch©n nµo
cña hép ®iÒu khiÓn ®iÒu hoµ
C©u 10 : LiÖt kª c¸c m« t¬ tham gia vµo ®iÒu khiÓn giã cña xe Lexus 300ES 2000
Ch­¬ng 4: Kiểm tra, sửa chữa một số hưu hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa
C©u 1: Nêu một số hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa không khí?
C©u 2: Việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất ga được thực hiện
như thế nào?
C©u 3: Mô tả hệ thống tự chẩn đoán trong hệ thống điều hòa không khí?
C©u 4: Trình bày quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota?

111

You might also like