You are on page 1of 9

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM KỲ KHỞI NGHĨA

LỚP 12A8

TRANZITO

CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 6


Huỳnh Mỹ Nhung

Nguyễn Vũ Khánh Ngọc

Lâm Quang Nhân

Dương Tú Nhi

Phùng Thị Uyển Nhi


Tranzito
1. Tranzito là gì?
- Tranzito là một linh kiện bán dẫn truyền tín hiệu yếu từ mạch
điện trở thấp tới mạch điện trở cao có công dụng điều chỉnh và
khuếch đại tín hiệu điện như điện áp hoặc dòng điện.

Một số loại Tranzito


2. Cấu tạo của Tranzito?
- Có 2 tiếp giáp P – N
- Có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại
- Có 3 dây dẫn ra 3 điện cực : cực gốc, cực thu và cực phát.
 Cực gốc là phần giữa được tạo thành bởi các lớp mỏng.
 Phần bên phải của diode được gọi là diode phát
 Phần bên trái được gọi là diode thu.
3. Phân loại?
- Có 2 loại tranzito là:
 Tranzito NPN: chiều dòng điện chạy từ cực C sang cực E. Có
2 khối vật liệu bán dẫn loại N và 1 khối vật liệu bán dẫn loại
P.
 Tranzito PNP: chiều dòng điện chạy từ cực E sang cực C. Có
1 lớp vật liệu bán dẫn loại N và 2 lớp vật liệu bán dẫn loại P.

4. Ký hiệu?
- Kí hiệu của mỗi hình như hình bên dưới:

Mũi tên trong ký hiệu trên biểu thị hướng của dòng điện từ
cực phát tới chỗ nối của cực gốc và cực phát. Sự khác nhau
duy nhất giữa transistor NPN và transistor PNP chính là
chiều của dòng điện.
5. Các cực của Tranzito?

- Cực phát: Đây là phần cung cấp một lượng lớn điện tích.
- Cực thu: Là phần thu lượng lớn các phần tử mang điện cung cấp
bởi cực phát.
- Cực gốc: Phần giữa của transistor là cực gốc, nhẹ và mỏng về
kích thước.
6. Nguyên lý làm việc?
- Giống như 1 công tắc điện tử. Nó có thể bật hoặc tắt dòng điện,
hoạt động nhờ vật liệu bán dẫn.
7. Các loại Tranzito?
- Có rất nhiều loại tranzito, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau,
có những ưu điểm và nhược điểm riêng, ví dụ như:
 Tranzito lưỡng cực (BJT): BJT là tranzito có 3 cực, cự gốc
(B), cực phát (E), cực thu (C). Đây là thiết bị kiểm soát dòng
điện. Một dòng điện nhỏ đi vào cực gốc sẽ gây ra một dòng
điện lớn hơn đi từ cực phát đến cực thu. BJT có 2 loại chính là
NPN và PNP.


Tranzito hiệu ứng trường (FET): Là tranzito được tạo thành từ 3
cực, cực cổng (G), cực nguồn (S) và cực thoát (D). Đây là
thiết bị kiểm soát điện áp
 Tranzito lưỡng cực chuyển tiếp dị thể (HBT): Được sử dụng
cho các ứng dụng vi sóng kỹ thuật số và analog với tần số cao
như băng tần Ku.
 Tranzito Darlington: Là một mạch tranzito được tạo thành từ
2 transistor. Mạch này có ích trong các bộ khuếch đại âm
thanh.

 Tranzito Schottky: Là sự kết hợp của 1 tranzito và 1 diode


Schottky ngăn sự bão hòa của tranzito bằng cách chuyển
hướng dòng đầu vào cực đoan.

8. Cách xác định chân tranzito bằng đồng hồ vom?


- Xác định chân B của Tranzito
Bước 1: Chuyển dồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x1 Ohm.
Bước 2: Thực hiện đo ngẫu nhiên 3 cặp chân của transistor rồi đảo
chiều lại que đo
Bước 3: Ghi lại kết quả đo của 2 cặp chân đã đo được một giá trị
Ohm nhất định. 2 cặp chân này có giá trị bằng nhau. Lúc này, ta sẽ
nhận thấy 2 cặp chân đó có 1 chân chung. Chân chung đó chính là
chân B của transistor. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
 Trường hợp 1: Nếu que đen của đồng hồ đặt ở chân chung
(chân B), que đỏ đo ở 2 chân còn lại. Và 2 cặp chân này có
giá trị ohm bằng nhau. Trong trường hợp này, transistor này là
loại NPN, tức là đèn ngược ( bóng ngược).
 Trường hợp 2: Nếu que đỏ của đồng hồ đặt ở chân chung
(chân B), que đen sẽ đo các chân còn lại. Trường hợp này,
transistor là loại PNP, tức là đèn thuận (bóng thuận).
- Xác định chân E, C của transistor:
Khi đã xác định được chân B, ta tiếp tục dùng đồng hồ để xác định
chân E và C của transistor.
Bước 1: Chuyển thang đo của đồng hồ VOM về thang 10k
Bước 2: Đo 2 chân còn lại và đảo chiều que đo.
Bước 3: Xem kết quả đo. Nếu kim chỉ vô cùng thì bỏ qua. Khi
đồng hồ ra giá trị ohm cụ thể, ta xét hai trường hợp.
 Trường hợp 1: Khi transistor là loại NPN, que đỏ sẽ là chân C,
que đen là chân E.
 Trường hợp 2: Khi transistor là loại PNP, que đỏ là chân E,
que đen là chân C.

You might also like