You are on page 1of 5

Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT, VẬT THỂ


Lưu ý: Mua bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học của nhà xuất bản sư phạm Hà Nội
Trước mỗi buổi học chụp gửi thầy bài về nhà.
A. Tóm tắt lí thuyết
I. Vật thể
− Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống đều là vật thể như: cái xe máy, xe đạp, viên thuốc,
phấn, cây mía, sông, biển, không khí,....
− Ví dụ: biển (có sẵn trong tự nhiên), xe máy (do con người tạo ra).
- Vật thể chia làm 2 loại: Vật thể tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên), vật thể nhân tạo (do con người tạo ra).
+ Vật thể tự nhiên: Cây cam, đá vôi, con người,...
+ Vật thể nhân tạo: máy tính, điện thoại, thước kẻ,...
- Vật thể được tạo ra từ chất. Như vậy, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Ví dụ: Cây mía tạo ra từ các chất:
nước, đường saccarose, cellulose,....
Vật thể tự nhiên Thành phần chính gồm Vật thể nhân tạo Được làm từ vật liệu
các chất (chất hay hỗn hợp chất)
Nước biển Nước, muối ăn Ấm đun nước bằng Nhôm (aluminium),…
(NaCl),… nhôm (Aluminium)
Không khí Nitrogen, oxygen, Bàn bằng gỗ Celluose (xenlulozơ),…
carbon dioxide, hơi
nước,…
Con người Protein, nước,… Thép Iron (sắt), carbon,…

II. Tính chất của chất


1. Chất (chất tinh khiết): mỗi chất có những tính chất nhất định.
− Tính chất vật lí là những tính chất không liên quan đến sự biến đổi chất như trạng thái hay thể (rắn,
lỏng và khí), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện,
dẫn nhiệt.
− Tính chất hóa học là những tính chất liên quan đến biến đổi thành chất khác như khả năng bị phân
hủy, tính cháy được,...

1
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
Quan sát kĩ một chất ta có thể nhận ra một số tính chất bề ngoài của nó.
Than Sulfur (Lưu huỳnh) Phosphorus đỏ (Photpho đỏ)
Trạng thái: rắn Trạng thái: rắn Trạng thái: rắn
Màu sắc: đen Màu sắc: vàng Màu sắc: đỏ

Copper (Đồng) Nhôm (Aluminium) Vàng (gold)


Trạng thái: rắn Trạng thái: rắn Trạng thái: rắn
Màu sắc: đỏ Màu sắc: trắng bạc Màu sắc: vàng
Nước lỏng Nước đá Hơi nước
Trạng thái: lỏng Trạng thái: rắn Trạng thái: hơi
Màu sắc: không màu Màu sắc: không màu Màu sắc: không màu
Oxygen
Trạng thái: khí
Màu sắc: không màu
Chú ý:
− Chất ở điều kiện thường là chất khí thì gọi là khí như khí oxygen, khí carbonic (carbon dioxide)
− Chất ở điều kiện thường là chất rắn hoặc chất lỏng, khi đun nóng đến nhiệt độ phù hợp chúng bay hơi nên
gọi là hơi như hơi nước, hơi rượu,...
− Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy của sulfur (lưu huỳnh) là 1130C, nhiệt độ sôi của
nước là 1000C.
− Làm thí nghiệm mới xác định được nhôm là chất dẫn điện, sulfur (lưu huỳnh) không dẫn điện.
Nhận xét: Những chất khác nhau có thể có một số tính chất giống nhau. Song mỗi chất có một số tính chất
riêng khác biệt với chất khác. Như vậy, dựa vào tính chất của chất ta có thể phân biệt chất này với chất kia.
VD: Phân biệt cồn và nước: cồn cháy được, còn nước không cháy; cồn có mùi, nước không mùi; sờ tay vào
cồn thì mát hơn sờ tay vào nước,…
2. Hỗn hợp
Hỗn hợp gồm: hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
VD: Nước tự nhiên gồm nước, muối khoáng; cồn gồm alcohol ethylic, nước; .... là các hỗn hợp.
Nước cất là chất tinh khiết (không có lẫn chất khác), còn nước tự nhiên là hỗn hợp vì nó gồm nước và một số
chất khác.

2
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
Nhận xét: Chất tinh khiết là chất không bị trộn lẫn với bất kì chất nào khác, do đó chất tinh khiết phải có tính
chất xác định như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,…phải có giá trị không đổi. Tính chất
của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp, do đó nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng
riêng,…của hỗn hợp khác các chất tinh khiết có trong hỗn hợp.
VD: Loại Nước A sôi ở 1000C; Loại Nước B sôi ở 1050C → Loại nước A là nước tinh khiết; loại nước B có
tạp chất.
VD: Chất lỏng sôi ở 1000C, đông đặc ở 0oC → Chất lỏng đó là nước.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào các tính chất khác nhau của các chất, ta có thể tách chúng ra khỏi hỗn hợp:
- Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau ta có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp nhờ phương pháp chưng cất.
VD: Nước sôi ở 1000C, rượu etylic sôi ở 78,30C. Tách rượu ethylic khỏi hỗn hợp rượu và nước có thể dùng
phương pháp chưng cất, lúc đó đun đến 78,3oC thì rượu bay hơi, nước chưa bay hơi và sẽ thu được phần hơi
rượu.
Chú ý: Khi đun đến 78,3oC thì rượu bay hơi và cũng có một lượng nhỏ nước bay hơi cùng nên phương pháp
chứng cất thông thường khó thu được chất tinh khiết. Để thu được chất tinh khiết ta cần dùng chưng cất phân
đoạn hoặc những phương pháp khác.
- Ngoài ra, ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp.
Một số phương pháp tách chất:
- Dựa vào nhiệt độ sôi ( t 0s ) tách các chất lỏng bằng phương pháp chưng cất thường hoặc chưng cất phân
đoạn,…:
®un nãng ®Õn nhiÖt ®é t 0 Thu ®­îc h¬i cña A bay lªn
A, B (t 0s A  t s0 B ) ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
sA

Cßn l¹i B vÉn ë trong b×nh
hçn hîp

- Cô cạn (tách chất rắn tan trong chất lỏng khác) bằng cách đun nóng. Ví dụ: Nước biển có muối và nước.
Đun nóng nước biển hoặc phơi nắng, khi đó nước sẽ bay hơi và thu được muối ở dạng rắn.
- Dựa vào nhiệt độ sôi tách các chất khí: Hóa lỏng chất khí trước, sau đó mới dùng phương pháp chưng cất
phân đoạn.
- Dựa vào tính tan để tách các chất ra khỏi nhau.
+ Để tách muối ăn và cát ra khỏi nhau thì ta cho chúng vào nước và khuấy đều. Sau đó dùng phương pháp
lọc sẽ thu được cát và nước muối, đun sôi nước muối để nước bay hơi hết sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn.
+ Dùng phương pháp chiết để tách các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau (các chất lỏng không tan vào nhau).
Cho hỗn hợp chất lỏng vào phễu chiết, mở từ từ khóa của phễu chiết cho chất lỏng nặng hơn ở dưới chảy vào
bình eclen hứng ở dưới cho đến khi chất lỏng nặng hơn chảy hết thì khóa phễu chiết.

3
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó

- Dùng nam châm có thể tách được những chất bị nam châm hút như sắt,...
Khám phá khoa học: Làm thí nghiệm nước hoa đậu biếc hoặc nước bắp cải tím với nước chanh, giấm ăn,
baking sođa. Quan sát sự đổi màu và chụp ảnh kết quả thí nghiệm gửi thầy.
B. BÀI TẬP MẪU
Câu 1: Củ khoai tây, quả trứng gà, nệm cao su, xe đạp, thanh ray đường sắt. Em hãy chỉ ra đâu là vật thể tự
nhiên, đâu là vật thể nhân tạo.
Hướng dẫn
Vật thể tự nhiên: củ khoai tây, quả trứng gà.
Vật thể nhân tạo: nệm cao su, xe đạp, thanh ray đường sắt.
Câu 2:
a) Chiếc xe đạp và thanh ray đường sắt em hãy cho biết chúng được làm từ những vật liệu nào?
b) Cho một số vật dụng: vòi nước, ấm đun, bình gốm, bình thủy tinh, áo … Em hãy cho biết chất tạo nên các
vật thể này là gì.
Hướng dẫn
a) Chiếc xe đạp và thanh ray đường sắt làm từ thép (sắt, carbon,…)
b)
Vòi nước tạo nên từ chất: đồng, sắt, nhôm,…
Ấm đun nước: nhôm,…
Bình gốm: đất sét (silicon dioxide, aluminium oxide,…)
Bình thủy tinh: cát (silicon dioxide,…)
Áo : bông (cellulose,…)

4
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
Câu 3:
Kim loại vàng có khối lượng riêng xác định là 19,3 g/cm3. Một đồng tiền vàng, kết quả từ dụng cụ đo cho
biết khối lượng riêng của đồng tiền là 12,42 g/cm3. Em hãy nhận xét về vật liệu làm nên đồng tiền vàng nói
trên.
Hướng dẫn
Khối lượng riêng của vàng khác khối lượng riêng của đồng tiền vàng → Đồng tiền vàng không phải là chất
tinh khiết (đồng tiền vàng: vàng, tạp chất).
Câu 4:
Các phương pháp thường dùng để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp là: làm bay hơi, lọc, chiết, chưng cất,
dùng nam châm… Em hãy chọn một phương pháp thích hợp để:
a) Tách muối ăn từ nước biển.
b) Loại bỏ hết chất bẩn ra khỏi nước muối.
c) Tách lấy mạt sắt trong hỗn hợp bột than và mạt sắt.
d) Lấy riêng rượu từ hỗn hợp rượu trắng và nước, biết rằng rượu có nhiệt độ sôi thấp hơn nước.
Hướng dẫn
a) làm bay hơi
b) Lọc
c) Dùng nam châm hút sắt
d) chưng cất.
Câu 5:
Ở nhà máy khí điện đạm Cà Mau (tỉnh Cà Mau), người ta sản xuất phân đạm và lấy nguồn nitrogen từ trong
không khí. Biết không khí có thành phần chính gồm khí nitrogne (nitrogen lỏng sôi ở -1960C) và khí oxygen
(oxygen lỏng sôi ở -1830C). Làm thế nào để tách riêng được khí oxygen từ trong không khí?
Hướng dẫn
Loại bỏ tạp chất trong không khí (loại hơi nước, carbon dioxide,…), sau đó hóa lỏng không khí dưới áp suất
cao và nhiệt độ thấp. Nâng dần nhiệt độ không khí lỏng đến -1960C thì nitrogen sôi và được tách khỏi oxygen
lỏng vì oxygen có nhiệt độ sôi cao hơn (-1830C).

You might also like