You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1

1. Các tiêu chí (hay chỉ tiêu) đo lường sai số dự báo (tr. 17-18): ME, MAE, MPE,
MAPE, MSE VÀ RMSE. (Slide or Sách)
2. Điểm giống và khác nhau của 2 chỉ tiêu MAE và MSE.
● Giống nhau:
- Đều dùng để đánh giá sai số của phương pháp dự báo.
- Trị số tính được càng nhỏ thì phương pháp dự báo càng chính xác.
- Đều loại bỏ khả năng bù trừ của sai số âm và dương khi tính toán.
● Khác nhau:
- Cách tính: MAE đo lường độ lớn trung bình của các sai số tuyệt đối, trong khi
MSE đo lường độ lớn trung bình của các sai số bình phương.
- Độ nhạy với các giá trị ngoại lai: MAE ít nhạy với các giá trị ngoại lai hơn
MSE. Lý do là khi bình phương các sai số, các giá trị ngoại lai sẽ được nhân
lên nhiều lần, làm tăng đáng kể giá trị MSE.
3. Cách sử dụng bốn tiêu chí đánh giá sai số dự báo: MAE, MAPE, MSE và
RMSE.
- Được sử dụng để đánh giá sai số của dự báo.
- MAE và MAPE được sử dụng để so sánh các mô hình với nhau.
- MSE và RMSE không nên được sử dụng nếu có sai số lớn đột xuất.
CHƯƠNG 2 Các thành phần của chuỗi thời gian (tr. 28-29):
- Xu hướng, thời vụ, chu kỳ và ngẫu nhiên.
• Xu hướng (T)
- Biến động từ từ, dài hạn (trong thời gian vài năm) lên hoặc xuống của nhu cầu
- Do lạm phát, sự tăng dân số, tăng thu nhập cá nhân, sự tăng trưởng hay giảm
sút của thị trường hoặc có sự thay đổi công nghệ, v.v...
• Mẫu hình thời vụ (S)
- Biến động trong lượng cầu được lặp lại lên lên xuống xuống xảy ra định kỳ
(trong vòng một năm)
- Do điều kiện thời tiết, khí hậu, tập quán xã hội, tín ngưỡng, V.V...
Chu kỳ (C)
- Biến động trong lượng cầu được lặp lại lên lên xuống xuống suốt một quãng
thời gian dài (nghĩa là trên một năm, thường từ 2-10 năm).
- Do sự tương tác của các nhân tố tác động đến nền kinh tế
• Biến đổi ngẫu nhiên (1)
- Biến động trong lượng cầu không theo một mẫu hình nào và hầu như không thể
dự đoán, xảy ra trong thời gian ngắn và gần như không lặp lại.
- Do ảnh hưởng của những biến đổi ngẫu nhiên hoặc những biến cố bất ngờ
(động đất, chiến tranh, cuộc biến loạn chính trị).
CHƯƠNG 5 Hiện tượng tự tương quan (tr. 118-120)
- Ba đánh giá về tính phù hợp của một mô hình hồi quy tuyến tính đơn (tr. 115-
117)
Ví dụ minh họa:
Giả sử có dữ liệu sau về mối quan hệ giữa chiều cao (x) và cân nặng (y) của
một nhóm người:
x 160 170 180 190
y 60 70 80 90

Từ dữ liệu này, ta có phương trình hồi quy tuyến tính ước lượng như sau:
y = 0.5x + 30
Tự tính R^2 rồi nhận xét

CHƯƠNG 6
- Hiện tượng đa cộng tuyến (tr. 148-154)
- Ba kiểm tra nhanh trong đánh giá mô hình hồi quy bội (tr. 145-148)
- Lựa chọn biến giải thích (tr. 135-136) và lựa chọn mô hình hồi quy bội (tr.
164-165)
- Đồ thị phân tán (tr. 92-93)
CHƯƠNG 7
- Mô hình cộng (tính) và nhân (tính) (tr. 170-173)
Lựa chọn mô hình:
- Việc lựa chọn mô hình dựa vào biên độ biến động của dãy số thời gian. Dãy
số có biên độ biến
động tăng thì nên chọn mô hình nhân. Dãy số có biên độ biến động không tăng
thì thì nên áp dụng
mô hình cộng.
- Công thức tính hai mô hình: (xem slide)

(Các) phương pháp dự báo nào nên được dùng thử nếu chuỗi dữ liệu thời gian
có xu hướng tuyến tính?
● (1) Mô hình dự báo thô điều chỉnh xu hướng
● (2) Hàm mũ Holt
● (3) Phương trình hồi quy xu hướng theo thời gian.
CHƯƠNG 9
1. Phương pháp dự báo định tính:
Khái niệm:
- Là quá trình đưa ra các dự báo dựa trên việc kết hợp thông tin và các nhận định chủ
quan của các cá nhân.
Vai trò:
- Dự báo định tính thường được sử dụng trong điều kiện môi trường thay đổi hoặc
thực hiện các dựbáo xa trong tương lai. Ví dụ như những tiến bộ trong ngành CNTT
và truyền thông.
Các tiêu chí lựa chọn có nên dự báo hoặc chọn phương pháp dự báo định lượng hay
định tính:
- Mức độ cần thiết của dự báo: nếu mức độ cần thiết không cao thì không cần thực
hiện dự báo.
- Dữ liệu định lượng sẵn có: nếu dữ liệu định lượng bị giới hạn hoặc không có thì sử
dụng phương
pháp định tính.
- Loại dữ liệu có sẵn có đưa vào mô hình được không: trong một số trường hợp chỉ có
dữ liệu định lượng mới có thể sử dụng trong mô hình.
- Có bao nhiêu đối tượng cần dự báo: nếu có nhiều đối tượng cần dự báo thì nên sử
dụng phương pháp định lượng.
Ưu điểm:
- Triển khai nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu ra quyết định nhanh của các cấp
quản lý.
- Kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân, chuyên gia và đội ngũ có thể đưa
ra dự báo tốt trong điều kiện có nhiều thay đổi.
- Có khả năng dự báo những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng.
- Có thể khảo sát sâu và kỹ lượng một vấn đề.
- Có thể kết hợp kinh nghiệm và dữ liệu để đưa ra dự báo.
Khuyết điểm:
- Các dự báo mang tính chủ quan.
- Nếu nhiều chuyên gia và tổ chức tham gia dự báo ở nhiều nơi khác nhau, sẽ làm quá
trình dự báo mất thời gian và tốn kém.
- Kết quả dự báo có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Ví dụ như người tham gia
dự báo có thể đặt mối quan hệ cao hơn các tranh luận thẳng thắn khi có ý kiến trái
chiều.
2. Các phương pháp dự báo định tính:
a. Lấy ý kiến đội ngũ nhân viên bán hàng:
Khái niệm:
- Phương pháp này sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của quản lý, nhân viên bán hàng
của một công ty và/hoặc các thành viên kênh phân phối để dự báo doanh số vì những
người này hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu khách hàng.
Ưu điểm:
- Vì thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên thông tin có độ tin cậy cao.
- Có tính linh hoạt cần thiết mỗi khi đưa ra quyết định nhờ tính chủ động và kịp
thời của kỹ thuật
này.
Khuyết điểm:
- Có thể gây sai lệch dự báo do chủ ý của nhân viên. Ví dụ dự báo doanh số
thấp để dễ đạt được
mục tiêu.
- Nhân viên không được huấn luyện để thực hiện dự báo và không có động lực
để thực hiện.
- Lạm dụng kỹ thuật này có thể làm giảm độ chính xác.
b. Lấy ý kiến người tiêu dùng:
Khái niệm:
- Phương pháp này đưa ra dự báo bằng ý kiến của khách hàng. Các nguồn thông tin
thu thập thường
là nhu cầu hiện tại và trong tương lai xác định. Phương pháp này không những giúp
doanh nghiệp
dự báo mà còn giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm để phù hợp thị hiếu người tiêu
dùng.
Ưu điểm:
- Là cách tốt nhất để dự báo nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng.
- Có thể khảo sát chi tiết thị hiếu khách hàng để cải tiến sản phẩm.
Khuyết điểm:
- Mất thời gian, phức tạp và chi phí cao.
- Cần đội ngũ thực hiện được đào tạo và huấn luyện kỹ năng phù hợp.
- Độ chính xác dự báo có thể giảm do cảm tính của người tiêu dùng.
c. Lấy ý kiến hội đồng chuyên gia:
Khái niệm:
- Phương pháp này sử dụng kiến thức, kinh nghiệm và phán đoán của tập thể các
chuyên gia và quản lí đến từ nhiều lĩnh vực hoặc các chuyên gia bên ngoài; những
người đã quen thuộc với sản phẩm hoặc công nghệ để tiến hành dự báo. Phương pháp
này không cần các quy chuẩn cụ thể và không cần cung cấp số liệu quá khứ.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp nếu chỉ tập hợp số ít chuyên gia.
- Có độ linh hoạt trong độ dài dự báo (xa, gần hoặc trung hạn).
- Tập hợp được quan điểm từ nhiều phía.
- Với sự hỗ trợ của công nghệ, chi phí triển khai giảm xuống.
- Dự báo có độ chính xác cao nếu các chuyên gia hiểu rõ về doanh nghiệp và
sản phẩm.
Khuyết điểm:
- Quan điểm của những người có quyền lực, địa vị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến
các thành viên khác do phương pháp này diễn ra như một cuộc họp tại một thời
điểm nhất định.
- Tính chính xác không cao do có thể sử dụng cho nhiều độ dài dự báo và tính
dễ dãi trong quá trình chuẩn bị và tổng hợp.
- Các thành viên có thể đưa ra dự báo có lợi nhất cho đơn vị hay bộ phận mình.
d. Kỹ thuật Delphi:
Khái niệm:
- Tương tự như phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, nhưng khắc phục được việc ý
kiến bị tác động bởi các yếu tố khác.
- Kỹ thuật này cần phải có một người điều phối. Người này có trách nhiệm xúc tiến và
quản trị quá trình lấy ý kiến của các chuyên gia và đảm bảo tính trung thực xuyên suốt
quá trình này.
- Điểm đặc trưng của phương pháp là ý kiến được đưa ra theo hình thức ẩn danh.
Các đặc tính của kỹ thuật này:
+Tính ẩn danh và bí mật: ý kiến được đưa ra một cách ẩn danh.
+Kiểm soát các phản hồi: do sự đa dạng và khác nhau về chuyên môn giữa
các thành viên tham gia, người điều phối cần xử lý các thông tin và thực hiện các
thống kê mô tả đơn giản và gửi lại cho toàn bộ các thành viên.
+Tính lặp lại: quy trình lặp lại đến khi khác biệt giữa các chuyên gia không
còn nhiều, thường lặp lại 3 vòng.
+ Tóm tắt: các thống kê mô tả và sơ đồ thường được sử dụng.
+ Dự báo thống nhất: kết quả cuối cùng là sự thống nhất cao nhất giữa các
chuyên gia.
- Quy trình:
1. Lựa chọn hội đồng chuyên gia.
2. Gửi bảng câu hỏi.
3. Tổng hợp kết quả.
4. Các thống kê mô tả được tóm tắt và gửi lại cho từng thành viên.
5. Các thành viên xem lại báo cáo của mình, sau khi đã xem báo cáo tóm tắt
của toàn hội
đồng.
6. Lặp lại bước 3 tới bước 5 cho tới khi các dự báo không còn sai biệt lớn.
Ưu điểm:
- Dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Các ý kiến độc lập, không bị chi phối.
- Có khả năng trả lời các câu hỏi phức tạp.
- Duy trì tính bảo mật.
- Phát hiện nhiều kiến thức mới.
Khuyết điểm:
- Mang tính chủ quan.
- Quá trình lặp lại có thể kéo dài nếu có sự khác biệt quá lớn giữa các thành
viên trong hội đồng.

You might also like