You are on page 1of 30

Chương 1.

NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ


1. Kinh tế vi mô nghiên cứu:
A. Các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế
B. Mức giá chung của một quốc gia
C. Các chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế
D. Hành vi ứng xử của các chủ thể trong các loại thị trường
2. Những nhận định kinh tế đưa ra bởi quan điểm cá nhân về những khuyến cáo và những kiến nghị là:
A. Kinh tế vi mô B. Kinh tế học chuẩn tắc
C. Kinh tế học thực chứng D. Kinh tế vĩ mô
3. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô:
A. Khi mức giá chung tăng lên thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn trong ngắn hạn
B. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
C. Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ là công cụ để điều tiết nền kinh tế của Chính phủ
D. Trong nền kinh tế suy thoái thì thất nghiệp tăng cao
4. Phát biểu nào sau đây thuộc về kinh tế học thực chứng: 1) Chính phủ nên tạo công ăn, việc làm nhiều
hơn nữa cho người lao động; 2) Nếu chính phủ in quá nhiều tiền sẽ gây ra lạm phát; 3) Nếu chính phủ
tăng lương tối thiểu sẽ dẫn đến thất nghiệp
A. 1,2 B. 2,3 C. 1,3 D. 3
5. Nhân tố nào trong số các nhân tố sau đây không được xem là nguồn lực sản xuất cơ bản:
A. Máy móc thiết bị. B. Công nghệ.
C. Lao động chưa được đào tạo. D. Tiền.
6. Nguồn lực khan hiếm, nên:
A. Chính phủ phải phân bổ nguồn lực cho hợp lý
B. Con người phải thực hiện sự lựa chọn
C. Trừ người giàu có, mọi người khác phải thực hiện sự lựa chọn
D. Chính phủ phải chia đều nguồn lực cho tất cả mọi người
7. Chủ đề quan trọng nhất mà kinh tế học vi mô phải giải quyết là:
A. Thị trường B. Tìm kiếm lợi nhuận C. Cơ chế giá D. Sự khan hiếm
8. Khi ra một quyết định, con người thường dựa trên sự thay đổi cận biên, nghĩa là:
A. Tính đến chi phí cơ hội
B. Tính đến chi phí giảm đi và lợi ích tăng thêm
C. So sánh sự chênh lệch giữa lợi ích tăng thêm và chi phí tăng thêm
D. So sánh sự chênh lệch giữa lợi ích và chi phí
9. “Sự khan hiếm” trong kinh tế học đề cập chủ yếu đến:
A. Thời kỳ có nạn đói
B. Độc quyền về cung ứng hàng hóa
C. Độc quyền các tài nguyên dùng để cung ứng hàng hóa
D. Tất cả đều sai
10. Một bộ phận của kinh tế học phản ánh các mối tương tác trong toàn bộ nền kinh tế là:
A. Kinh tế học chuẩn tắc B. Kinh tế vĩ mô
C. Kinh tế vi mô D. Kinh tế học thực chứng
11. Phát biểu nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng:
A. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
B. Phải giảm lãi suất xuống thấp để kích thích đầu tư
C. Cần phải tăng tiết kiệm để giảm tiêu dùng
D. Nên tăng sản lượng để giảm thất nghiệp
12. Điều nào không gây ra sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất:
A. Sự cải tiến trong phương pháp sản xuất B. Sự gia tăng dân số của một nước
C. Thất nghiệp giảm D. Một trận lụt hủy hoại đất nông nghiệp

1
13. Cô An đã chọn kinh doanh một tiệm cà phê có lợi nhuận là 20 triệu đồng/tháng thay vì đi làm quản lý
cho một nhà hàng với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Chi phí cơ hội của cô An (triệu đồng/tháng)
là:
A. 20 B. 5 C. 35 D. 15
14. Ông Bình đã quyết định ở lại công ty để làm thêm 3 giờ thay vì về nhà xem phim với gia đình. Biết
rằng, thu nhập tăng thêm do là vượt giờ tại công ty là 150 ngàn đồng/giờ. Chi phí cơ hội của ông
Bình là:
A. 450 ngàn đồng
B. Thời gian xem phim với gia đình
C. 150 ngàn đồng
D. Thời gian xem phim với gia đình và 450 ngàn đồng
15. Các nhân tố sản xuất cơ bản là:
A. Tài nguyên, lao động, vốn, kỹ năng quản lý. B. Tài nguyên, lao động, tiền, công nghệ.
C. Tài nguyên, lao động, vốn, tổ chức sản xuất. D. Tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ.
16. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức:
A. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi
B. Lẩn tránh vấn đề khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh nhau
C. Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau
D. Tất cả đều sai
17. Nguồn lực:
A. Khan hiếm đối với các hộ gia đình nhưng dồi dào với nền kinh tế đang phát triển
B. Khan hiếm đối với nền kinh tế kém phát triển nhưng dồi dào với nền kinh tế phát triển
C. Khan hiếm đối với các hộ gia đình và khan hiếm đối với nền kinh tế
D. Dồi dào đối với các hộ gia đình nhưng khan hiếm đối với nền kinh tế
18. Sự khan hiếm liên quan trực tiếp đến:
A. Những nước đang phát triển.
B. Những quốc gia khi phân chia lợi ích trong thương mại quốc tế.
C. Những nước thiếu tài nguyên thiên nhiên.
D. Mọi nền kinh tế và mọi cá nhân.
19. Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế dịch chuyển ra ngoài do các yếu tố sau:
A. Tìm thấy các mỏ dầu mới B. Dân số tăng
C. Tìm ra các phương án sản xuất tốt hơn D. Tất cả đều đúng
20. Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do:
A. Những thay đổi trong công nghệ sản xuất B. Lạm phát
C. Những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng D. Thất nghiệp
21. Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF):
A. Chi phí cơ hội B. Sự đánh đổi C. Sự khan hiếm D. Sự công bằng
22. Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do:
A. Những thay đổi về công nghệ sản xuất
B. Những thay đổi trong phối hợp hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra
C. Những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng
D. Những thay đổi do chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
23. “Mặc dù tham gia vào WTO khiến cho một số người Việt Nam thất nghiệp, nhưng nó sẽ làm tăng thu
nhập trung bình của người việt Nam”, thuộc:
A. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc B. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc
C. Kinh tế học vi mô, thực chứng D. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng
24. Trường hợp nào sau đây không phải là ví dụ về một yếu tố sản xuất:
A. Một cái xe ủi đất B. Sự phục vụ của một kỹ sư
C. Những quả bóng đá D. Những bãi đỗ xe trong thành phố
25. Những loại thị trường sau, loại nào thuộc về thị trường yếu tố sản xuất:

2
A. Thị trường đất đai B. Thị trường sức lao động
C. Thị trường vốn D. Tất cả đều đúng
26. Kinh tế học thực chứng nhằm:
A. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan, có cơ sở khoa học
B. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân
C. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường
D. Tất cả đều sai
27. “Án tử hình ngăn được tội ác” là một:
A. Phát biểu thực chứng B. Phát biểu chuẩn tắc
C. Phát biểu phân tích D. Tiêu chuẩn giá trị
28. An có 100 ngàn đồng để chi tiêu cho thẻ chơi game và ăn sáng. Giá của một thẻ chơi game là 5 ngàn
đồng, giá một phần ăn sáng là 20 ngàn đồng. Khả năng nào sau đây không nằm trong tập hợp cơ hội
của An:
A. 1 phần ăn sáng và 16 thẻ chơi game B. 2 phần ăn sáng và 15 thẻ chơi game
C. 5 phần ăn sáng và không có thẻ chơi game D. Không phần ăn sáng và 20 thẻ chơi game
29. Đường PPF sẽ dịch chuyển ra ngoài khi:
A. Các nguồn lực của nền kinh tế gia tăng B. Kỳ vọng dân cư thay đổi
C. Chi phí cơ hội giảm D. Câu A, B và C đều đúng.
30. Giả sử lựa chọn khác của sinh viên đại học là đi làm, chi phí cơ hội của việc học đại học là:
A. Học phí
B. Học phí và chi phí sách vở
C. Tiền lương do đi làm kiếm được
D. Học phí, chi phí sách vở và tiền lương do đi làm kiếm được
31. Kinh tế học liên quan đến những nghiên cứu sâu rộng là làm như thế nào để:
A. Quyền lực chính trị được sử dụng một cách có đạo đức để kiếm tiền
B. Các nguồn lực được phân bổ để thỏa mãn những nhu cầu của con người
C. Tạo sự phù hợp giữa những sản phẩm và những lợi ích khác nhau mà ngân sách gia đình bạn phải
sử dụng
D. Những đồng tiền khác nhau phụ thuộc vào nhau trong một hệ thống chung.
32. Với số vốn đầu tư xác định, chị Nga lựa chọn giữa 4 phương án A, B, C và D lần lượt có lợi nhuận
kỳ vọng là: 100, 120, 150 và 80 triệu đồng. Nếu chị Nga chọn phương án C thì chi phí cơ hội của
phương án đó là:
A. 100 triệu đồng B. 80 triệu đồng
C. 120 triệu đồng D. Không xác định được
33. Giá cam trên thị trường giảm 10%, làm cho cầu về cam tăng 15% trong điều kiện các yếu tố khác là
không thay đổi. Vấn đề này thuộc:
A. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc B. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc
C. Kinh tế học vi mô, thực chứng D. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng
34. Chi phí cơ hội được hiểu là:
A. Số tiền mà doanh nghiệp kiếm được khi quyết định thực hiện một dự án.
B. Cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất trong các cơ hội hiện có của doanh nghiệp.
C. Số tiền mà doanh nghiệp có thể kiếm được từ một phương án sản xuất thay thế tốt nhất trong tất
các các phương án thay thế đã bị bỏ qua.
D. Số tiền mà doanh nghiệp kiếm được từ một phương án kinh doanh không tốt như phương án kinh
doanh đang thực hiện.
35. Bạn bỏ ra một giờ để đi mua sắm và đã mua được 1 cái áo 300 ngàn đồng. Chi phí cơ hội của cái áo
là:
A. Một giờ
B. 300 ngàn đồng
C. Một giờ cộng 300 ngàn đồng

3
D. Phương án sử dụng thay thế tốt nhất một giờ và 300 ngàn đồng
36. Nếu cần 6USD để mua một đơn vị hàng A và 3 USD để mua một đơn vị hàng B, khi đó chi phí cơ
hội của hàng B tính theo hàng A là:
A. 2 B. ½ C. – 2 D. -1/2
37. Ví dụ nào dưới đây là ví dụ minh họa tốt nhất về chi phí cơ hội?
A. Các khoản chi phí của doanh nghiệp dùng để sản xuất hàng hóa.
B. Tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp đã bỏ qua khi quyết định giảm một dây chuyền sản xuất để
tăng sản lượng một sản phẩm khác.
C. Phần chênh lệch lợi nhuận của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác.
D. Tổng số tiền mà doanh nghiệp có thể kiếm được từ một dự án đầu tư.
38. Trong hình dưới đây: Đường PPF1 dịch chuyển thành đường PPF2 là do:

Máy tính

Đường PPF1

Đường PPF2

0
Ô tô
A. Nền kinh tế có trình độ công nghệ sản xuất ô tô cao hơn
B. Nền kinh tế có trình độ công nghệ sản xuất máy tính cao hơn
C. Nền kinh tế có trình độ công nghệ sản xuất ô tô và máy tính cao hơn
D. Nền kinh tế có trình độ công nghệ sản xuất máy tính bị giảm

4
Chương 2. CUNG CẦU VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
1. Giả sử thị trường xăng dầu tuân theo quy luật cung cầu, tại một mức giá mà lượng xăng người mua
muốn mua nhiều hơn lượng xăng người bán muốn bán thì khi đó thị trường xăng sẽ có xu hướng:
A. Giá xăng giảm, lượng xăng giao dịch tăng B. Giá xăng giảm, lượng xăng giao dịch giảm
C. Giá xăng tăng, lượng xăng giao dịch tăng D. Giá xăng tăng, lượng xăng giao dịch giảm.
2. Mức giá mà ở đó số lượng hàng hoá người mua muốn mua để tiêu dùng cao hơn số lượng người bán
muốn sản xuất để bán (đường cung dốc lên):
A. Nằm ở bên trên giá cân bằng. B. Nằm ở bên dưới giá cân bằng.
C. Nằm tại mức giá cân bằng. D. Không câu nào đúng.
3. Tăng cung hàng hoá X ở một mức giá xác định nào đó có thể do:
A. Tăng giá của các hàng hoá khác. B. Tăng giá của các yếu tố sản xuất.
C. Giảm giá của các yếu tố sản xuất. D. Giảm giá của các hàng hóa thay thế.
4. Hình thức nào sau đây không biểu thị cho cầu hàng hóa hay dịch vụ:
A. Đường cầu B. Lượng cầu C. Hàm số cầu D. Biểu cầu
5. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa cân bằng được xác định bởi:
A. Người sản xuất B. Chi phí sản xuất
C. Sự tương tác giữa cung và cầu hàng hóa D. Người tiêu dùng
6. Giả sử rằng độ co giãn của cầu theo giá là - 0,5. Cầu về hàng hoá này là:
A. Hoàn toàn không co giãn. B. Co giãn ít
C. Co giãn nhiều D. Co giãn hoàn toàn.
7. Đường cầu thẳng đứng có thể được mô tả là:
A. Co giãn nhiều. B. Hoàn toàn không co giãn.
C. Co giãn ít. D. Co giãn hoàn toàn.
8. Đường cầu của sản phẩm X dịch chuyển là do:
A. Giá sản phẩm X thay đổi B. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
C. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi D. Thuế thay đổi
9. Hàm cung và cầu sản phẩm X có dạng Q S = 2P + 10, QD = - 2P + 70. Giá và lượng sản phẩm X cân
bằng là:
A. P = 15, Q = 40. B. P = 40, Q =15. C. P =15, Q =15. D. P = 40, Q =40
10. Khi giá đậu xanh tăng thì người tiêu dùng mua ít đường. Bạn có thể suy luận đậu xanh và đường là
hai hàng hóa:
A. Thiết yếu B. Thứ cấp C. Bổ sung D. Thay thế
11. Khi giá của cà chua là 10.000 đồng/kg, lượng cung sẽ là 400 tấn. Khi giá tăng 15.000 đồng/kg, lượng
cung là 600 tấn, khi đó độ co giãn của cung theo giá bằng:
A. 0,1 B. -1 C. 1 D. -0,1
12. Giả sử rằng độ co giãn của cầu theo giá là -1,5. Nếu giá giảm tổng doanh thu sẽ:
A. Lớn nhất. B. Giảm. C. Tăng. D. Tăng gấp đôi.
13. Yếu tố nào sau đây không làm thay đổi cầu của hàng hóa hay dịch vụ:
A. Giá của hàng hóa liên quan B. Thu nhập của người tiêu dùng
C. Thị hiếu của người tiêu dùng D. Công nghệ sản xuất
14. Nếu một người tiêu dùng tăng lượng sữa tiêu thụ lên gấp rưỡi khi thu nhập của anh ta tăng 20%, thì
độ co giãn của cầu theo thu nhập của anh ấy đối với sữa là:
A. 0,2 B. 2 C. 2,5 D. -2
15. Nếu giá xăng tăng mạnh, đường cầu về xe gắn máy sẽ:
A. Thẳng đứng B. Nằm ngang
C. Dịch chuyển sang trái D. Dịch chuyển sang phải
16. Khi thu nhập thay đổi, lượng cầu của một hàng hóa vẫn giữ nguyên, độ co giãn của cầu theo thu nhập
của hàng hóa này là:
A. ∞ B. + 1 C. – 1 D. 0

5
17. Năm nay, giá của cam xoài cát Hòa Lộc tăng và lượng xoài cát Hòa Lộc được mua bán giảm, nguyên
nhân gây ra hiện tượng này là:
A. Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng thích ăn cam sành hơn
B. Diện tích trồng xoài cát Hòa Lộc năm nay được mở rộng
C. Năm nay, xoài cát Hòa Lộc bị mất mùa
D. Có thông tin cho rằng ăn xoài nhiều sẽ tốt cho sức khỏe.
18. Giả sử các nhà quản lý sân vận động muốn tăng doanh thu bằng cách tăng giá vé xem bóng đá. Chiến
lược này của các nhà quản lý sân vận động chỉ có ý nghĩa nếu độ co giãn của cầu theo giá đối với vé
xem bóng đá (lấy giá trị tuyệt đối) là:
A. Nhỏ hơn 1 B. Lớn hơn 1
C. Bằng 1 D. Hoàn toàn không co giãn
19. Trên thị trường sản phẩm X, sự di chuyển dọc trên đường cầu xảy ra khi:
A. Thu nhập của người tiêu thay đổi B. Giá sản phẩm thay thế của X thay đổi
C. Giá sản phẩm bổ sung của X thay đổi D. Giá của X thay đổi
20. Xét hai hàng hóa X và Y. Nếu độ co giãn chéo là dương, hai hàng hóa này là:
A. Hàng hóa thứ cấp B. Hai hàng hóa bổ sung
C. Hai hàng hóa thay thế D. Hai hàng hóa không liên quan
21. Độ co giãn của cầu theo giá bằng 0 khi đường cầu:
A. Nằm ngang B. Thẳng đứng C. Dốc ít D. Dốc nhiều
22. Giả sử sản lượng và giá dừa trái đang cân bằng trên thị trường, nếu các công ty cần một lượng lớn
dừa trái để làm nguyên liệu sản xuất bánh kẹo thì sản lượng và giá cả dừa trái trên thị trường sẽ thay
đổi như thế nào?
A. Sản lượng tăng, giá giảm B. Sản lượng tăng, giá tăng
C. Sản lượng giảm, giá tăng D. Sản lượng giảm, giá giảm
23. Gas và bếp gas là hai hàng hóa bổ sung cho nhau. Giả sử, giá gas tăng thì số lượng và giá cả của bếp
gas trên thị trường sẽ thay đổi như thế nào?
A. Sản lượng tăng, giá giảm B. Sản lượng giảm, giá tăng
C. Sản lượng giảm, giá giảm D. Sản lượng tăng, giá tăng
24. Xăng E5 và xăng A95 là hai hàng hóa thay thế cho nhau. Hiện tại, người tiêu dùng thích sử dụng
xăng E5 vì nó thân thiện với môi trường thì lượng và giá cả của xăng A95 trên thị trường sẽ thay đổi
như thế nào?
A. Sản lượng tăng, giá giảm B. Không xác định được
C. Sản lượng giảm, giá giảm D. Sản lượng tăng, giá tăng
25. Đường cầu về chuối lapa sẽ không dịch chuyển nếu:
A. Giá chuối lapa giảm 20%
B. Người tiêu dùng ngày càng thích chuối lapa hơn
C. Giá của chuối sứ giảm
D. Số lượng người mua chuối giảm
26. Giả sử sản lượng và giá lúa đang cân bằng trên thị trường, năm nay do hạn hán kéo dài làm mất mùa
trên diện rộng thì sản lượng và giá cả của lúa trên thị trường sẽ thay đổi như thế nào?
A. Sản lượng tăng, giá giảm B. Sản lượng tăng, giá tăng
C. Sản lượng giảm, giá tăng D. Sản lượng giảm, giá giảm
27. Câu phát biểu nào sau đây đúng nhất
A. Giá tăng dẫn đến cầu sản phẩm tăng
B. Giá tăng dẫn đến cầu sản phẩm giảm
C. Giá tăng dẫn đến lượng cầu sản phẩm giảm
D. Giá tăng dẫn đến lượng cung sản phẩm giảm.
28. Trong thời gian diễn ra giải cầu lông quốc tế tại Tp.HCM, giá phòng khách sạn và giá các dịch vụ du
lịch khác đều tăng lên là do:
A. Cung về phòng khách sạn và các dịch vụ du lịch giảm.

6
B. Cầu thị trường về phòng khách sạn và các dịch vụ du lịch tăng
C. Cung về phòng khách sạn và các dịch vụ du lịch tăng
D. Thu nhập người tiêu dùng tăng.
29. Giá của bưởi da xanh tăng và lượng bưởi da xanh được mua bán giảm, nguyên nhân gây ra hiện
tượng này là:
A. Người tiêu dùng ngày càng thích ăn bưởi da xanh hơn
B. Diện tích trồng bưởi da xanh ngày càng được mở rộng
C. Bưởi da xanh năm nay bị mất mùa
D. Có thông tin cho rằng ăn bưởi da xanh tốt cho sức khỏe.
30. Giả định, lúa mì và ngô là hai loại thực phẩm thay thế nhau trong chăn nuôi. Giả sử, do thiên tai nên
các vùng trồng ngô bị mất mùa thì sản lượng và giá lúa mì tiêu thụ trên thị trường sẽ thay đổi như thế
nào?
A. Sản lượng tăng, giá giảm B. Sản lượng giảm, giá tăng
C. Sản lượng tăng, giá tăng D. Sản lượng giảm, giá giảm
31. Cung hàng hóa thay đổi khi:
A. Công nghệ sản xuất thay đổi B. Nhu cầu hàng hóa thay đổi
C. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi D. Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới
32. Hạn hán có thể sẽ:
A. Gây ra sự vận động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn
B. Làm cho cầu tăng và giá lúa gạo cao hơn
C. Làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống
D. Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển lên trên sang bên trái
33. Chi phí đầu tư vào sản xuất ra hàng hóa X tăng lên sẽ làm cho:
A. Đường cầu dịch chuyển lên trên
B. Cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển lên trên
C. Đường cung dịch chuyển xuống dưới
D. Đường cung dịch chuyển lên trên
34. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng:
A. Cả cung và cầu đều tăng
B. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung
C. Cả cung và cầu đều giảm
D. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung
35. Giả sử, bia Saigon có hệ số co giãn của cầu theo giá: ED = – 1,5 điều này có nghĩa là khi:
A. Giá bia Saigon tăng 15% thì lượng bia Saigon được tiêu thụ tăng 10%
B. Giá bia Saigon tăng 15% thì lượng bia Saigon được tiêu thụ giảm 10%
C. Giá bia Saigon tăng 10% thì lượng bia Saigon được tiêu thụ tăng 15%
D. Giá bia Saigon tăng 10% thì lượng bia Saigon được tiêu thụ giảm 15%
36. Doanh thu của một loại hàng hóa đạt cực đại khi:
A. Cầu không co giãn theo giá B. Cầu co giãn đơn vị theo giá
C. Cầu ít co giãn theo giá D. Cầu co giãn nhiều theo giá
37. Đối với hàng hóa bình thường, khi thu nhập tăng:
A. Đường cầu dịch chuyển sang trái B. Lượng cầu giảm
C. Đường cầu dịch chuyển sang phải D. Chi ít tiền hơn cho hàng hóa đó
38. Giả sử, một doanh nghiệp không thể xác định cầu về sản phẩm của mình có co giãn hay không. Tuy
nhiên, doanh nghiệp khám phá rằng mỗi lần tăng giá bán sản phẩm thì tổng doanh thu giảm. Như
vậy, sản phẩm của doanh nghiệp có:
A. Cầu co giãn đơn vị B. Cầu co giãn ít C. Cầu co giãn nhiều A. Cầu không co giãn
39. Trong nền kinh tế thị trường, giá cân bằng được xác định bởi:
A. Cung hàng hóa B. Tương tác giữa cung và cầu
C. Chi phí sản xuất hàng hóa D. Cầu hàng hóa

7
40. Đường cầu thị trường có thể được xác định:
A. Cộng tất cả đường cầu của các cá nhân theo chiều ngang
B. Cộng tất cả đường cầu cá nhân theo chiều dọc
C. Cộng lượng mua của các người mua lớn
D. Không câu nào đúng
41. Khi chính phủ quy định giá sàn cho một loại hàng hóa là mức giá:
A. Không thể xác định B. Bằng giá cân bằng thị trường
C. Thấp hơn giá cân bằng thị trường D. Giá cao hơn giá cân bằng thị trường
42. Khi chính phủ quy định giá trần là để:
A. Bảo hộ cho người sản xuất B. Bảo hộ cho người tiêu dùng
C. Bảo hộ cho người sản xuất và người tiêu dùng D. Chính phủ thu lợi từ chính sách này
43. Quy luật cầu chỉ ra rằng nếu các yếu tố không đổi thì:
A. Giữa lượng cầu hàng hóa này và giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau
B. Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến
C. Giữa số lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa có mối quan hệ nghịch biến
D. Giữa số lượng hàng hóa và sở thích có mối quan hệ đồng biến
44. Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu sau đây khi chính phủ đánh một khoản thuế trên một
đơn vị hàng hóa:
A. Nếu cầu hoàn toàn co giãn theo giá thì người sản xuất phải đóng toàn bộ khoản thuế
B. Nếu cung hoàn toàn co giãn theo giá thì người sản xuất phải đóng toàn bộ khoản thuế
C. Nếu cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì người tiêu dùng phải đóng toàn bộ khoản thuế
D. Nếu cung hoàn toàn không co giãn theo giá thì người sản xuất phải đóng toàn bộ khoản thuế
45. Hệ số co giãn của cầu theo giá của xăng là - 0,4, có nghĩa là:
A. Giá tăng 4%, lượng cầu giảm 10% B. Giá tăng 10%, lượng cầu giảm 40%
C. Giá giảm 10%, lượng cầu tăng 4% D. Giá giảm 4%, lượng cầu tăng 10%
46. Biểu cung và cầu về hàng hóa X trên thị trường như sau:
P (1000 đồng) QD (Sản phẩm) QS (Sản phẩm)
10 30 20
15 25 25
20 20 30
25 15 35
30 10 40
Giá và lượng cân bằng hàng hóa X trên thị trường:
A. P=10, Q=30 B. P=20, Q=20 C. P=15, Q=25 D. P=25, Q=15
47. Cung và cầu về hàng hóa X trên thị trường như sau:
P (1000 đồng) QD (Sản phẩm) QS (Sản phẩm)
10 30 20
15 25 25
20 20 30
25 15 35
30 10 40
Hệ số co giãn của cầu tại trạng thái cân bằng trên thị trường:
A. -0,6 B. -1 C. 1 D. 0,6
48. Dịch cúm gia cầm tái bùng phát ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, làm cho giá các loại thực phẩm
khác như thịt heo, thịt bò, cá tăng lên là do:
A. Cung các loại thực phẩm này giảm B. Cung các loại thực phẩm này tăng
C. Cầu các loại thực phẩm này tăng D. Cầu các loại thực phẩm này giảm.
49. Hàm cung và cầu về Mãng cầu trên thị trường là: P S = 2Q - 10; PD = - Q + 50. Hệ số co giãn của cầu
tại trạng thái cân bằng:

8
A. 1,5 B. – 1,5 C.-1 D. 1
50. Giá một kilogam thị bò là 150.000 đồng. Khi chính phủ đánh thuế 15.000 đồng/kg bán ra thì giá thịt
bò bán trên thị trường vẫn là 150.000 đồng/kg. Độ co giãn của cầu theo giá của thịt bò là:
A. Co giãn đơn vị B. Co giãn hoàn toàn
C. Hoàn toàn không co giãn D. Co giãn ít.
51. Nếu chính phủ tăng thuế đánh vào mỗi sản phẩm bán ra sẽ làm cho:
A. Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng B. Lượng cân bằng tăng.
C. Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm D. Đường cung dịch chuyển sang phải.
52. Giả sử rằng giá giảm 20% và lượng cầu tăng 40%. Độ co giãn của cầu theo giá là:
A. - 2. B. - 1. C. 0. D. 0,5.
53. Cho hàm số cầu P = - 2Q + 48. Tại mức giá P = 32, độ co giãn của cầu theo giá là:
A. ED = 0,5. B. ED = -2 C. ED = - 0,5. D. ED = 2.
54. Cho số liệu ở bảng sau:
P 5 10 15 20 25 30
QD 60 50 40 30 20 10
QS 20 30 40 50 60 70
Hàm số cung và cầu có dạng:
A. QS = 2P + 10; QD = -2P + 70. B. Qs = - 2P - 10; QD = 2P + 70,
C. QS = 2P -10; QD = -2P – 70 D. Qs = - 2P + 10; QD = 2P - 70.
55. Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau: 1) Cầu co giãn ít hơn cung, người tiêu dùng chịu khoản
thuế nhiều hơn người sản xuất; 2) Cầu co giãn nhiều hơn cung, người tiêu dùng chịu khoản thuế
nhiều hơn người sản xuất; 3) Cung co giãn ít hơn cầu, người sản xuất chịu khoản thuế nhiều hơn
người tiêu dùng; 4) Cung co giãn nhiều hơn cầu, người sản xuất chịu khoản thuế nhiều hơn người
tiêu dùng; 5) Cầu và cung co giãn bằng nhau, người tiêu dùng và người sản xuất chịu một khoản thuế
bằng nhau.
A. 1, 2, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 5 D. 1, 2, 3, 5
56. Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hóa doanh thu, và cầu về sản phẩm của công ty tại mức giá hiện
hành là co giãn nhiều, công ty sẽ:
A. Tăng giá B. Giảm giá C. Tăng lượng bán D. Giữ giá như cũ
57. Hàm cung và hàm cầu về sản phẩm X được cho bởi: Q S = 1/8P - 5; QD = 45 -1/2P. Nếu chính phủ
quy định giá trần là 72 $/sản phẩm. Giá và sản lượng trao đổi thực tế trên thị trường lần lượt là:
A. P = 72, Q = 9. B. P = 72, Q = 4. C. P = 4, Q = 72. D. P = 9, Q = 72.
58. Giả sử, giá một vỉ thuốc ho là 10.000 đồng, khi chính phủ đánh thuế 1.000 đồng/vỉ vào người bán thì
giá bán tại các tiệm thuốc 11.000 đồng/vỉ. Độ co giãn của cầu theo giá của thuốc ho là:
A. Co giãn đơn vị B. Co giãn hoàn toàn C. Hoàn toàn không co giãn D. Co giãn ít.
59. Khi đường cầu hàng hóa là đường thẳng dốc xuống về phía bên phải, độ co giãn của cầu theo giá là:
A. Không đổi tại mọi vị trí trên đường cầu. B. Phụ thuộc vào độ dốc, ví trí trên đường cầu
C. Không phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu. D. Phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu.
60. Chính phủ quyết định giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất cafe. Nếu cầu đối với cafe là ít co
giãn theo giá, chúng ta dự đoán:
A. Lượng bán giảm và tổng doanh thu tăng B. Lượng bán giảm và tổng doanh thu giảm
C. Lượng bán tăng và tổng doanh thu giảm D. Lượng bán tăng và tổng doanh thu tăng
61. Co giãn của cầu theo giá là 2 (giá trị tuyết đối), giá giảm 1% sẽ:
A. Làm lượng cầu tăng gấp đổi B. Giảm lượng cầu hai lần

9
C. Tăng lượng cầu 2% D. Giảm lượng cầu 2%
62. Khi được mùa mận người nông dân không vui vì:
A. Giá giảm và tổng doanh thu từ mận giảm B. Giá tăng và tổng doanh thu từ mận giảm
C. Giá giảm và tổng doanh thu tăng D. Giá tăng và tổng doanh thu tăng
63. Giả sử, một loại hàng hóa có cầu co giãn theo giá gấp hai lần cung co giãn theo giá. Nếu chính phủ
đánh một khoản thuế t đồng trên mỗi đơn vị hàng hóa thì người tiêu dùng chịu khoản thuế (tD đồng):
A. tD = 0,3t B. tD = t/3 C. tD = 3t D. tD = 0,5t
64. Hàm số cầu và hàm số cung của lúa trên thị trường là: (D): Q = – 20P + 120 và (S): Q = 40P – 30.
Trong đó, đơn vị Q: tấn; P: ngàn đồng/kg. Giả định, chính phủ áp dụng giá sàn là 4.000 đồng/kg và
cam kết mua hết lượng thừa trên thị trường thì số tiền (triệu đồng) mà chính phủ phải chi ra:
A. 160 B. 360 C. 520 D. 240
65. Hàm cung và hàm cầu của một loại bia X có dạng: (S): Q = P – 5 và (D): Q = – 2P + 40. Trong đó,
đơn vị Q: ngàn thùng; P: USD/thùng. Để hạn chế người dân uống bia, chính phủ đánh thuế t = 6
USD/thùng vào người bán, số tiền thuế mà người tiêu dùng, nhà sản xuất gánh chịu trên mỗi thùng
bia (USD/thùng) lần lượt là:
A. 4; 2 B. 0; 6 C. 6; 0 D. 2; 4
66. Khi thuế đánh vào hàng hóa thì người chịu thuế sẽ là:
A. Người tiêu dùng chịu hết phần thuế B. Người sản xuất chịu hết phần thuế
C. Phụ thuộc vào độ co giãn của cầu và cung D. Thuế chia đều cho hai bên
67. Nếu thu nhập tăng lên 10% dẫn đến sự gia tăng 5% của lượng cầu, co giãn của cầu theo thu nhập
bằng:
A. 0,5 B. - 0,5 C. 2,0 D. 1
68. Hàm số cầu và hàm số cung của một hàng hóa như sau: (D): P D = - Q + 50 và (S): PS = Q + 10. Nếu
chính phủ quy định giá tối đa P = 20 thì lượng hàng hóa:
A. Thiếu hụt 20 B. Thiếu hụt 30 C. Dư thừa 20 D. Dư thừa 30.
69. Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và cầu có dạng: (D): P d = - ⅓Q+ 60 (S): Ps = ½Q – 15. Giả
sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống còn 84. Xác định mức thuế chính phủ
đánh vào mỗi sản phẩm:
A. t = 3$/sản phẩm B. t = 10$/sản phẩm C. t = 5$/sản phẩm D. t = 6$/sản phẩm.
70. Có hàm cung về thị trường xoài như sau: P = ½Q + 30 và hàm cầu là P = 50 - ⅓Q (P: ngàn đồng/kg;
Q: triệu tấn). Nếu chính phủ đánh thuế 2.000 đồng/kg xoài bán ra, thì mức thuế người tiêu dùng và
nhà sản xuất phải chịu trên mỗi kilogam xoài lần lượt là:
A. 800 đồng/kg; 1200 đồng/kg B. 1000 đồng/kg; 1000 đồng/kg
C. 1200 đồng/kg; 800 đồng/kg D. 1100 đồng/kg; 900 đồng/kg
71. Hàm cung và hàm cầu sản phẩm X có dạng Q S = 8 + P, QD = 26 - 2P. Khi chính phủ đánh thuế vào
sản phẩm bán ra làm cho sản lượng cân bằng giảm xuống còn 12 sản phẩm. Mức thuế chính phủ thu
được trên mỗi sản phẩm là:
A. 3.000 đồng B. 1.000 đồng C. 500 đồng D. 2.000 đồng
72. Hàm cung và cầu về cam trên thị trường là: P S = 50 + 5Q; PD = 100 – 5Q khi đó thặng dư tiêu dùng
(CS) tại mức giá cân bằng:
A. 62,5 B. 100 C. 75 D. 125
73. Nếu giá là 10$ thì lượng mua là 5400kg/ngày và nếu giá là 15$ thì lượng mua là 4600kg/ngày, khi đó
hệ số co giãn của cầu theo giá xấp xỉ (giá trị tuyệt đối):
A. 0,1 B. 2,7 C. 0,4 D. 0,7

10
74. Tại mức giá cân bằng của thị trường sản phẩm X, hệ số co giãn của cầu theo giá là – 1,5 và hệ số co
giãn của cung theo giá là 0,8. Khi chính phủ quy định giá sàn (giá tối thiểu) cao hơn giá cân bằng
10% thì trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 22% B. Thiếu hụt 22% C. Dư thừa 23% D. Thiếu hụt 23%
75. Trên thị trường sản phẩm X, tại mức giá cân bằng có hệ số co giãn của cầu theo giá là –1,5 và hệ số
co giãn của cung theo giá là 0,7. Khi chính phủ quy định giá trần (giá tối đa) thấp h ơn giá cân bằng
10%, thì trên thị trường sẽ:
A. Dư thừa 7% B. Dư thừa 15% C. Thiếu hụt 7% D. Thiếu hụt 22%
76. Cho biết: X, Y là hai loại đồ chơi trẻ em. Số liệu khảo sát cho kết quả như sau: Nếu giá của Y là
70.000 đồng/chiếc thì lượng tiêu thụ của X là 150.000 chiếc; còn khi giá của Y là 100.000
đồng/chiếc thì lượng tiêu thụ của X là 180.000 chiếc. Cho biết độ co giãn chéo của cầu theo giá và
X, Y là hai loại hàng hóa:
A. EXY = – 0,47; thay thế B. EXY = – 0,47; bổ sung
C. EXY = 0,47; thay thế D. EXY = 0,47; bổ sung
77. Biểu số liệu sau là kết quả tính toán của bộ phận nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp X:
Lượng cầu biến đổi (%)
Giá tăng 1% X Y Z
X -2 0,8 2,4
Y 0,5 - 0,6 - 1,6
Z 1,2 - 1,5 -3
Những hệ số nào là hệ số co giãn của cầu theo giá của X, Y, Z?
A. -2; 0,8; 2,4 B. -2; -0,6; -3 C. +1,2; -0,6; 2,4 D. -2; 0,5; 1,2
78. Biểu số liệu sau là kết quả tính toán của bộ phận nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp X:
Lượng cầu biến đổi (%)
Giá tăng 1% X Y Z
X -2 0,8 2,4
Y 0,5 - 0,6 - 1,6
Z 1,2 - 1,5 -3
Theo số liệu trên, X và Y là 2 sản phẩm:
A. Thay thế nhau B. Bổ sung cho nhau C. Cao cấp D. Độc lập
79. Biểu số liệu sau là kết quả tính toán của bộ phận nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp X:
Lượng cầu biến đổi (%)
Giá tăng 1% X Y Z
X -2 0,8 2,4
Y 0,5 - 0,6 - 1,6
Z 1,2 - 1,5 -3
Theo số liệu trên, Y và Z là 2 sản phẩm:
A. Thay thế nhau B. Bổ sung cho nhau C. Cao cấp D. Độc lập

11
Chương 3. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Phát biểu nào sau đây không phải là giả định khi nghiên cứu thuyết hữu dụng:
A. Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý
B. Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được
C. Người tiêu dùng bị giới hạn bởi ngân sách
D. Tất cả các sản phẩm đều có thể chia nhỏ
2. Mức thỏa mãn mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một sản phẩm nào đó, được gọi là:
A. Hữu dụng B. Tổng hữu dụng C. Lợi ích biên D. Hữu dụng biên
3. Tổng lợi ích bằng
A. Tổng lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hoá được tiêu dùng
B. Phần diện tích dưới đuờng cầu và trên giá thị trường
C. Độ dốc của đường chi phí cận biên
D. Lợi ích cận biên của đơn vị tiêu dùng cuối cùng
4. Tại điểm cân bằng của người tiêu dùng, sự lựa chọn sản phẩm Q1 và Q2 của hai hàng hoá là:
A. MU1=MU2 B. MU1/P1=MU2/P2 C. MU1/Q1=MU2/Q2 D. P1=P2
5. Đường tiêu thụ theo thu nhập là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập thay đổi, các yếu tố còn lại không đổi
B. Tập hợp các phổi hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không
đổi
C. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả một sản phẩm thay đổi, các yếu tố còn lại
không đổi
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập và giá cả các sản phấm đề thay đổi
6. Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa hai sản phẩm X và Y là:
A. Tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường đẳng phí
B. Tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách
C. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí
D. Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường ngân sách
7. Khi một người càng tiêu dùng càng nhiều sản phẩm theo thời gian thì:
A. Tổng hữu dụng của người đó luôn luôn tăng
B. Tổng hữu dụng ban đầu tăng, khi đạt đến cực đại rồi sau đó giảm xuống
C. Tổng hữu dụng của người đó luôn luôn giảm
D. Tổng hữu dụng ban đầu giảm, khi đạt đến cực đại rồi sau đó tăng lên
8. Sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi một đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời
gian, được gọi là:
A. Tổng hữu dụng B. Hữu dụng C. Hữu dụng biên D. Chi phí biên
9. Khi tổng hữu dụng tăng thì hữu dụng biên:
A. Dương và tăng dần B. Âm và tăng dần C. Âm và giảm dần D. Dương và giảm dần
10. Đường ngân sách là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu
nhập không đổi
B. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu
nhập thay đôỉ
C. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi giá sản
phẩm thay đôỉ
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá sản
phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.
11. Thu nhập tăng, giá không thay đổi, khi đó:
A. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải
B. Độ dốc đường ngân sách thay đổi
C. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn

12
D. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái
12. Đồ thị của một đường đẳng ích có mặt lồi hướng về gốc tọa độ (trục tung biểu thị cho số lượng hàng
hóa X, trục hoành biểu thị cho số lượng hàng hóa Y). Một sự di chuyển từ trái qua phải dọc trên
đường đẳng ích này thì hữu dụng biên (MU) của hàng hóa X và Y sẽ:
A. MUX tăng và MUY giảm B. MUX giảm và MUY không đổi
C. MUX giảm và MUY tăng D. MUX tăng và MUY tăng
13. Sở thích của một gia đình về rau cải (X) và rau muống (Y) như sau: TU = 2X + Y. Giá của rau cải là
15.000 đồng/bó; giá của rau muống là 10.000 đồng/bó. Hàng tháng gia đình này dành 300.000 đồng
để tiêu dùng hai loại rau này. Phương án tiêu dùng tối ưu của gia đình này là:
A. X = 20; Y = 0 B. X = 12; Y = 10 C. X = 10; Y = 12,5 D. X = 0; Y = 30
14. Một cá nhân A thích tiêu dùng hai loại trái cây táo và chuối. Giả sử thu nhập của cá nhân này tăng
gấp đôi và giá của táo và chuối cũng tăng gấp đôi, khi đó đường ngân sách của cá nhân A sẽ:
A. Dịch sang trái độ dốc không đổi B. Dịch sang phải nhưng độ dốc không đổi
C. Dịch sang phải và độ dốc thay đổi D. Không thay đổi.
15. Độ dốc đường ngân sách phản ánh:
A. Sự ưa thích là hoàn chỉnh B. Sự ưa thích có tính bắc cầu
C. Tỷ lệ giá giữa hai hàng hóa D. Các trường hợp trên đều sai
16. Khi đạt tối đa hoá hữu dụng thì hữu dụng biên từ đơn vị cuối cùng của các hàng hoá phải bằng nhau
(MUx = MUy =...= MUn). Điều này:
A. Đúng hay sai tuỳ theo sở thích của người tiêu dùng
B. Đúng khi giá các hàng hoá bằng nhau
C. Đúng hay sai tuỳ theo thu nhập của người tiêu dùng
D. Luôn luôn sai
17. Giả sử, dường ngân sách của một cá nhân về hai loại hàng hóa X và Y có dạng: X = 30 - 2Y. Trong
đó, PX và PY lần lượt là giá của X và Y; I là số tiền mà cá nhân này dành cho chi tiêu X và Y. Nếu giá
PX = 10 thì:
A. PY = 10 và I = 300 B. PY = 20 và I = 600 C. PY = 10 và I = 600 D. PY = 20 và I = 300
18. Giả sử, một người tiêu dùng sử dụng tiền lương chỉ để mua hai hàng hoá X và Y. Nếu giá hàng hoá X
và Y đều tăng lên gấp 2, trong khi tiền lương vẫn không đổi, khi đó đường ngân sách của người tiêu
dùng này sẽ:
A. Dịch chuyển song song sang trái (vào gốc tọa độ)
B. Dịch chuyển song song sang phải (ra xa gốc tọa độ)
C. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải
D. Không thay đổi
19. Đường đẳng ích của hai sản phẩm X và Y thể hiện:
A. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y với chi tiêu không đổi
B. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định
C. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau
D. Những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra một mức hữu dụng
20. Các điểm nằm trên đường bàng quan biểu thị:
A. Các tập hợp hàng hoá khác nhau có độ thoả dụng giống nhau
B. Các tập hợp hàng hoá khác nhau có độ thoả dụng khác nhau
C. Các tập hợp hàng hóa giống nhau có độ thoả dụng khác nhau
D. Các tập hợp hàng hóa khác nhau có độ thoả dụng khác nhau
21. Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa hữu dụng biên và tổng hữu dụng:
A. Khi hữu dụng biên dương thì tổng hữu dụng tăng
B. Khi hữu dụng biên bằng không thì tổng hữu dụng đạt cực tiểu
C. Khi hữu dụng biên bằng không thì tổng hữu dụng đạt cực đại
D. Khi hữu dụng biên âm thì tổng hữu dụng giảm

13
22. Di chuyển từ trái qua phải trên một đường bàng quan, hữu dụng biên (MU) của hàng hóa X (X là
hàng hóa biểu diễn ở trục tung) và Y:
A. MUX tăng và MUY giảm B. MUX giảm và MUY không đổi
C. MUX giảm và MUY tăng D. MUX tăng và MUY tăng
23. Tổng hữu dụng tăng
A. Khi hữu dụng biên âm
B. Khi đường bàng quan dịch chuyển lên trên và qua phải
C. Khi di chuyển trên đường bàng quan từ trái qua phải
D. Khi di chuyển trên đường bàng quan từ phải qua trái.
24. Giả định, một người tiêu dùng luôn chi tiêu hết thu nhập để chỉ mua 2 sản phẩm X và Y. Khi giá cả
tăng lên (các yếu tố khác không thay đổi) thì người này mua sản phẩm Y nhiều hơn thì có thể kết
luận về tính chất co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm X của người này:
A. Co giãn nhiều B. Co giãn đơn vị
C. Co giãn ít D. Hoàn toàn không co giãn
25. Một cá nhân thích uống nước cam và hoàn toàn không thích uống cà phê. Trên một đồ thị, đường
bàng quang (đường đẳng ích) được biểu thị với trục tung chỉ số ly cà phê, trục hoành chỉ số ly n ước
cam được uống thì khi đó đường bàng quang sẽ:
A. Là đường thẳng nằm ngang B. Là đường thẳng đứng
C. Là đường thẳng dốc xuống về bên phải D. Là đường cong dốc xuống về bên phải
26. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng trong khi giá của các hàng hóa không thay đổi thì:
A. Đường ngân sách dịch chuyển sang phải B. Độ dốc đường ngân sách thay đổi
C. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn D. Đường ngân sách dịch chuyển sang trái
27. Giả sử, sở thích về rau cải (X) và rau muống (Y) của một gia đình là U = 3X + 2Y, biết giá rau cải
20.000 đồng/bó, giá rau muống là 15.000 đồng/bó và gia đình này dành 180.000 đồng trong một
tháng để chi tiêu cho 2 loại rau này. Phương án tiêu dùng tối ưu của gia đình này trong một tháng về
2 loại rau này là:
A. 9 bó rau cải B. 12 bó rau muống
C. 3 bó rau cải 8 bó rau muống D. 6 bó rau cải và 4 bó rau muống
28. Tỷ lệ thay thế biên của 2 sản phẩm X và Y giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng đường cong bàng quan
(đẳng ích) của 2 sản phẩm có dạng:
A. Là đường thẳng dốc xuống dưới từ trái sang phải
B. Là đường cong dốc xuống dưới từ phải sang trái
C. Mặt lồi hướng về gốc tọa độ
D. Mặt lõm hướng về gốc tọa độ
29. Những yếu tố nào sau đây làm dịch chuyển đường ngân sách: 1) Hữu dụng; 2) Hữu dụng biên; 3) Tỷ
lệ các loại hàng hóa tiêu dùng; 4) Tỷ lệ giá cả các loại hàng hóa 5) Giá của hàng hóa; 6) Thu nhập
của người tiêu dùng
A. 1, 3, 5 B. 2, 4, 5 C. 4, 5 D. 5, 6
31. Giả sử một người tiêu dùng tiêu dùng hết thu nhập và ích lợi cận biên trên một đơn vị tiền tệ của tất
cả các hàng hóa chi mua là bằng nhau khi đó:
A. Lợi ích cận biên là lớn nhất B. Lợi ích cận biên là nhỏ nhất
C. Tổng lợi ích là lớn nhất D. Tổng lợi ích đạt cực tiểu
32. Lợi ích cận biên giảm dần có nghĩa là:
A. Lợi ích của chiếc áo thứ hai cao hơn chiếc áo thứ nhất
B. Lợi ích thu được từ chiếc áo thứ nhất lớn hơn lợi ích thu được từ chiếc áo thứ hai
C. Mặc chiếc áo thứ hai thích hơn mặc chiếc áo thứ nhất
D. Tổng lợi ích thu được từ hai chiếc áo lớn hơn 2 lần lợi ích thu được từ chiếc áo đầu tiên
33. Lợi ích tăng thêm từ việc tiêu dùng đơn vị hàng hóa cuối cùng gọi là:
A. Tổng ích lợi B. Lợi ích cận biên
C. Lợi ích trung bình D. Lợi ích

14
34. Phối hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng là:
A. Đường ngân sách là tiếp tuyến với đường cong bàng quan.
B. Chi tiêu các hàng hóa bằng nhau.
C. Lợi ích biên của các hàng hóa bằng giá của nó.
D. Lợi ích biên của các hàng hóa bằng nhau.
35. Giả sử, một người tiêu dùng dành hết tiền lương (cố định) của mình để mua hai loại sản phẩm X và
Y. Nếu giá của X và Y đều tăng lên gấp 2 lần thì đường ngân sách của người này sẽ:
A. Dịch chuyển song song sang phải B. Dịch chuyển song song sang trái
C. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang trái D.Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải
36. Giả sử, một người tiêu dùng dành hết tiền lương (cố định) của mình để mua hai loại sản phẩm X và
Y (Y được biểu thị trên trục tung). Nếu giá của X tăng trong khi giá của Y không đổi thì đ ường ngân
sách của người này sẽ:
A. Dịch chuyển song song sang phải B. Dịch chuyển song song sang trái
C. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang trái D.Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải
38. Một người tiêu dùng tăng số lượng hàng hóa được tiêu dùng lên khi đó:
A. Lợi ích cận biên tại mỗi đơn vị hàng hóa sẽ tăng lên
B. Lợi ích cận biên tại mỗi đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống
C. Lợi ích cận biên tại mỗi đơn vị hàng hóa sẽ không đổi
D. Tổng ích lợi tăng lên với tốc độ tăng dần.
39. Giả sử Minh có thể ăn táo, cam và chuối. Nếu Minh tăng lượng chuối tiêu dùng, theo lý thuyết lợi ích
thì:
A. Lợi ích cận biên của cam giảm dần. B. Lợi ích cận biên của chuối giảm dần.
C. Lợi ích cận biên của táo giảm dần. D. Lợi ích cận biên của cam không đổi.
40. Giá hàng hoá X là 15000 đồng và giá hàng hoá Y là 10.000 đồng. Nếu lợi ích cận biên của Y là 300
đơn vị và người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích thì lợi ích cận biên của X phải bằng:
A. 150 B. 450 C. 200 D. 300
41. Một người tiêu dùng hai loại sản phẩm X và Y với giá các sản phẩm không đổi. Nếu trong trường
hợp: MUX/PX > MUY/PY thì để tối đa hóa hữu dụng người tiêu dùng đó nên:
A. Tăng lượng X, giảm lượng Y B. Giữ nguyên lượng X, giảm lượng Y
C. Giữ nguyên số lượng hai sản phẩm D. Giảm lượng X, tăng lượng Y
42. Giả sử, một cá nhân B đang cân bằng trong tiêu dùng hai sản phẩm X và Y. Nếu giá của sản phẩm Y
tăng thì để đạt được mức lợi ích cao nhất, cá nhân B nên:
A. Tăng lượng X, giảm lượng Y B. Giữ nguyên lượng X, giảm lượng Y
C. Giữ nguyên số lượng hai sản phẩm D. Giảm lượng X, tăng lượng Y
43. Cô An thường ăn hamburger vào buổi trưa. Tổng hữu dụng của cô ấy tùy thuộc vào số bánh cô ấy ăn
mỗi tuần như sau:
Số lượng bánh (Q) 0 1 2 3 4 5 6
Tổng hữu dụng (TU) 0 15 22 26 28 29 29
Hữu dụng biên của chiếc bánh thứ 5 là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
44. Cô An thường ăn hamburger vào buổi trưa. Tổng hữu dụng của cô ấy tùy thuộc vào số bánh cô ấy ăn
mỗi tuần như sau:
Số lượng bánh (Q) 0 1 2 3 4 5 6
Tổng hữu dụng (TU) 0 15 22 26 28 29 29
Tổng hữu dụng của cô An đạt cực đại là:
A. 147 B. 148 C. 149 D. 150
45. Một người có thu nhập 1.000.000 đồng chỉ để mua hai loại thực phẩm bao gồm khoai tây (X) và thịt
(Y) với giá tương ứng PX = 50.000 đồng/kg và PY = 200.000 đồng/kg. Mức thỏa mãn của người này
về hai loại thực phẩm trên là TU(X, Y) = X(Y – 2) thì kết hợp tối ưu của người đó về hai loại thực
phẩm này là:

15
A. X = 6; Y = 3,5 B. X = 9; Y = 2 C. X = 4; Y = 5 D. X = 4; Y = 6
46. Nếu MUA = 1/QA, MUB = 1/QB, giá của A là 50 đvt, giá của B là 400 đvt và số tiền người tiêu dùng
dành cho hai sản phẩm trên là 12.000 đvt. Để tối đa hóa mức thỏa mãn, người tiêu dùng sẽ mua:
A. QA = 120; QB = 15 B. QA = 48; QB = 24 C. QA = 24; QB = 27 D. QA = 24; QB = 48
47. Một người tiêu dùng có hàm lợi ích là U(X,Y) = X(Y-1). Trong đó X,Y là số lượng hàng hoá X,Y
tiêu dùng. Giá của các hàng hoá tương ứng là P X; PY. Tỉ lệ thay thế biên của hàng hoá X so với hàng hoá
Y (MRSXY):
A. (Y-1)/X B. X/(Y-1) C. (1-Y)/X D. X/(1-Y)
48. Mai tiêu dùng 2 hàng hóa A và B, và đang ở điểm tối ưu. Lợi ích cận biên của đơn vị hàng hóa A
cuối cùng là 10 và của B là 5. Nếu giá của A là $0,5 thì giá của B là:
A. $0,1 B. $1 C. $0,5 D. $0,25
49. Nếu I = $100, Qx là số lượng hàng hóa X, Qy là số lượng hàng hóa Y, Px =$4, Py= $5. Phương trình
đường ngân sách là:
A. 100 = 4Qx + 5Qy B. 100 = Qx + 4Qy/5 C. Qx = 100 + (4/5)Qy D. Qx = Qy + (4/5)I
51. Trên đồ thị, trục tung biểu thị số lượng của sản phẩm Y, trục hoành biểu thị số lượng của sản phẩm
X. Độ dốc của đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) = -3, có nghĩa là:
A. Px = 3Py B. MUx = 3MUy C. MUy = 3MUx D. Px = 1/3Py
52. Có hai hàng hoá mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nếu giá cả của hai hàng hoá tăng lên gấp đôi, khi
thu nhập không đổi. Điều này sẽ làm cho đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ:
A. Không thay đổi (không dịch chuyển)
B. Dịch chuyển ra ngoài nhưng không song song với đường ngân sách cũ
C. Dịch chuyển vào trong nhưng không song song với đưòng ngân sách cũ
D. Dịch chuyển vào trong nhưng song song với đường ngân sách cũ

Chương 4. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ

1. Phát biểu nào sau đây không được đề cập trong khái niệm về hàm sản xuất:
A. Sản phẩm đầu ra B. Các yếu tố sản xuất C. Thời điểm sản xuất D. Trình độ kỹ thuật
2. Thuật ngữ “ngắn hạn” sử dụng trong lý thuyết sản xuất và chi phí được hiểu là:
A. Thời gian không thể thay đổi sản lượng đầu ra
B. Thời gian đủ để thay đổi được tất cả các yếu tố sản xuất
C. Thời gian mà không một yếu tố sản xuất nào thay đổi được
D. Thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thể thay đổi
3. Các yếu tố sản xuất cố định là:
A. Các yếu tố không thể di chuyển đi được.
B. Các yếu tố có thể mua chỉ ở một con số cố định.
C. Các yếu tố có thể mua chỉ ở giá cố định.
D. Các yếu tố không phụ thuộc vào mức sản lượng.
4. Trong ngắn hạn, chi phí nào sau đây được xem là chi phí cố định của doanh nghiệp sản xuất giày da:
A. Chi phí da, keo dán, chỉ may B. Lương các nhà quản lý
C. Lương công nhân gián nhãn D. Lương công nhân may
5. Thuật ngữ “dài hạn” sử dụng trong lý thuyết sản xuất và chi phí được hiểu là:
A. Thời gian không thể thay đổi sản lượng đầu ra
B. Thời gian đủ để thay đổi được tất cả các yếu tố sản xuất
C. Thời gian mà không một yếu tố sản xuất nào thay đổi được
D. Thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thể thay đổi
6. Năng suất biên (MP) của một yếu tố sản xuất là:
A. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng nhiều hơn các yếu tố sản xuất
B. Số lượng sản phẩm bình quân tính trên mỗi đơn vị các yếu tố sản xuất
C. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó

16
D. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi tăng thời gian sản xuất
7. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm
B. Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình tăng
C. Khi năng suất biên bằng năng suất trung bình thì năng suất trung bình đạt cực đại
D. Khi năng suất biên nhỏ hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm
8. Giả sử, năng suất trung bình của 6 công nhân là 15 sản phẩm, nếu số sản phẩm biên của người công
nhân thứ 7 là 18 thì:
A. Năng suất biên đang giảm. B. Năng suất biên đang tăng.
C. Năng suất trung bình đang tăng. D. Năng suất trung bình đang giảm.
9. Biết rằng năng suất biên của công nhân thứ 1, thứ 2, thứ 3 lần l ượt là 9, 7, 5. Tổng sản phẩm của 3
công nhân là:
A. 7, trung bình của 3 năng suất biên.
B. 15, năng suất biên của công nhân thứ 3 nhân với số công nhân.
C. 21, tổng của năng suất biên.
D. 63, tổng của năng suất biên nhân với số công nhân.
10. Một doanh nghiệp dùng 2 yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L). Lượng vốn (K) cố định ở 3 đơn
vị. Bảng dưới đây chỉ ra tổng sản phẩm thay đổi với lượng lao động (L) được sử dụng:
Số lao động (L) 0 1 2 3 4
Tổng sản phẩm (Q) 0 10 18 25 30
Sản phẩm biên của lao động thứ 3 là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
11. Đường đẳng lượng là:
A. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng
B. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất có mức chi phí bằng nhau
C. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất có cùng một mức chi phí
D. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất sao cho chi phí của hai yếu tố sản
xuất này là bằng nhau
12. Giả sử, 4 công nhân sản xuất 46 đơn vị sản phẩm và 5 công nhân sản xuất 50 đơn vị sản phẩm. Vậy
năng suất biên của công nhân thứ 5 là:
A. 4 đơn vị sản phẩm. B. 10 đơn vị sản phẩm.
C. 8 đơn vị sản phẩm. D. 12 đơn vị sản phẩm.
13. Phát biểu nào sau đây là không phải là một đặc điểm của đường đẳng lượng:
A. Độ dốc âm và giảm dần B. Dốc về bên phải
C. Tỷ lệ thay thế giữa hai yếu tố sản xuất D. Lồi về phía gốc tọa độ
14. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 yếu tố sản xuất L và K (MRTSLK) thể hiện:
A. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức sản lượng không đổi
B. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức chi phí không đổi
C. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo đạt mức sản lượng cao nhất
D. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức chi phí thấp nhất
15. Tỷ lệ thay thế biên của 2 yếu tố sản xuất L và K giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng đ ường đẳng lượng
có dạng:
A. Là đường thẳng dốc xuống dưới từ trái sang phải
B. Là đường cong dốc xuống dưới từ phải sang trái
C. Mặt lồi hướng về gốc tọa độ
D. Mặt lõm hướng về gốc tọa độ
16. Phát biểu nào sau đây không đúng về độ dốc của đường đẳng phí:
A. Luôn luôn là một số âm B. Là tỷ giá giữa hai yếu tố sản xuất
C. Là hệ số góc của đường đẳng phí D. Là đường dốc về bên phải
17. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = K0,5.L0,5 thì đây là hàm sản xuất có:

17
A. Năng suất không đổi theo quy mô B. Năng suất giảm dần theo quy mô
C. Năng suất tăng dần theo quy mô D. Không thể xác định
18. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = K.L2 thì đây là hàm sản xuất có:
A. Năng suất không đổi B. Năng suất giảm dần theo quy mô
C. Năng suất tăng dần theo quy mô D. Không thể xác định
19. Trong các hàm sản xuất sau đây, hàm sản xuất nào thể hiện năng suất giảm dần theo quy mô:
A. Q = 2K0,5.L0,5 B. Q = K2 + 2L2 C. Q = K0,4.L0,6 D. Q = K0,4.L0,3
20. Phát biểu nào sau đây không đúng về lợi nhuận của một doanh nghiệp:
A. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và chi phí kế toán
B. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và chi phí cơ hội
C. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí kinh tế
D. Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí kế toán
21. Doanh nghiệp trong ngắn hạn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10; chi phí cố định FC
= 100. Nếu doanh nghiệp sản xuất 100 đơn vị sản phẩm, chi phí trung bình (AC) là:
A. 209 B. 210 C. 211 D. 212
22. Trong ngắn hạn, ở mức sản lượng có chi phí trung bình tối thiểu khi:
A. AVC > MC B. AC > MC C. AVC = MC D. AC = MC
23. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình giảm dần
B. Khi chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình tăng dần
C. Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình lớn nhất
D. Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình nhỏ nhất
24. Trong ngắn hạn, khi sản lượng của một doanh nghiệp càng tăng lên thì loại chi phí nào sau đây càng
giảm:
A. Chi phí biên B. Chi phí cố định trung bình
C. Chi phí trung bình D. Chi phí biến đổi trung bình
25. Chi phí biên là chi phí:
A. Tăng thêm khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm
B. Tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
C. Tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất
D. Tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một yếu tố sản xuất biến đổi
26. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: 1) Khi chi phí trung bình nhỏ hơn chi phí biên thì chi
phí trung bình giảm dần; 2) Khi chi phí trung bình nhỏ hơn chi phí biên thì chi phí trung bình tăng dần;
3) Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình nhỏ nhất; 4) Khi chi phí biên bằng chi
phí biến đổi trung bình thì chi phí biến đổi trung bình nhỏ nhất; 5) Đường chi phí biên luôn cắt đường chi
phí trung bình và chi phí biến đổi trung bình tại điểm cực tiểu
A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5
27. Khi MC < AVC thì càng gia tăng sản lượng sản xuất:
A. AVC giảm B. AVC tăng C. AVC đạt cực tiểu D. AVC cực đại
28. Chi phí nào sau đây không phụ thuộc vào sản lượng đầu ra:
A. Tổng chi phí biến đổi B. Tổng chi phí cố định
C. Chi phí biến đổi trung bình D. Chi phí cố định trung bình
29. Chi phí nào sau đây mà đồ thị của nó không có dạng là một parapol (dạng chữ U):
A. Chi phí trung bình B. Chi phí biến đổi trung bình
C. Chi phí cố định trung bình D. Chi phí biên
30. Trong ngắn hạn, tiền mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp là:
A. Chi phí biến đổi B. Chi phí cố định C. Chi phí ẩn D. Chi phí cơ hội
31. Nếu biểu diễn các đường chi phí trên cùng một hệ trục tọa độ thì điểm hòa vốn là điểm:
A. Giao nhau giữa đường chi phí trung bình và đường chi phí biên tại điểm cực đại của đường chi
phí trung bình

18
B. Giao nhau giữa đường chi phí biến đổi trung bình và đường chi phí biên cực đại của đường chi
phí biến đổi trung bình
C. Giao nhau giữa đường chi phí biên với đường chi phí trung bình tại điểm cực tiểu của đường chi
phí trung bình
D. Giao nhau giữa đường chi phí biên với đường chi phí biến đổi trung bình tại điểm cực tiểu của
đường chi phí biến đổi trung bình
32. Khoảng cách giữa đường tổng chi phí và đường tổng chi phí biến đổi:
A. Giảm khi sản lượng tăng B. Bằng AFC
C. Bằng TFC D. Tăng khi sản lượng giảm
33. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ:
A. Chi phí biên B. Chi phí trung bình
C. Chi phí biến đổi trung bình D. Chi phí cố định trung bình
34. Khi năng suất biên đạt cực đại thì chi phí biên sẽ:
A. Đạt cực đại B. Đạt cực tiểu C. Tăng dần D. Giảm dần
35. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) thể hiện:
A. Độ dốc của đường tổng sản lượng. B. Độ dốc của đường đẳng phí.
C. Độ dốc của đường đẳng lượng. D. Độ dốc của đường ngân sách.
36. Trong các đường chi phí dưới đây, đường nào có dạng là đường thẳng.
A. Đường chi phí biến đổi. B. Đường chi phí trung bình.
C. Đường chi phí cố định. D. Đường chi phí biên tế.
37. Khi năng suất trung bình tăng thì chi phí biến đổi trung bình sẽ:
A. Tăng B. Đạt cực tiểu C. Giảm D. Đạt cực đại
38. Các loại chi phí sau, loại nào là biến phí trong ngắn hạn?
A. Chi phí mua sắm thiết bị mới. B. Tiền thuê đất.
C. Tiền lương trả cho lao động trực tiếp. D. Lãi vay để mua sắm máy móc.
39. Trong ngắn hạn, khi sản lượng đầu ra tăng mà chi phí biên đang tăng dần đồng thời chi phí biến đổi
trung bình đang giảm dần, khi đó:
A. MC < AVC B. MC > AVC C. MC > AFC D. MC < AC
40. Khi đường chi phí biên dài hạn nằm trên đường chi phí trung bình dài hạn thì:
A. Đường chi phí trung bình dài hạn dốc xuống B. Đường chi phí trung bình dài hạn dốc lên
C. Đường chi phí trung bình dài hạn đạt cực tiểu D. Đường chi phí trung bình dài hạn cực đại.
41. Ông Bình là chủ công ty kinh doanh hàng mỹ phẩm. Công ty thuê một gian hàng trong siêu thị để
bán hàng. Siêu thị thông báo từ tháng sau sẽ tăng tiền thuê gian hàng thêm 4.000.000 đồng/tháng thì lợi
nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế từ tháng sau lần lượt sẽ:
A. Giảm 4.000.000 đồng; không đổi B. Giảm 4.000.000 đồng; tăng 4.000.000 đồng
C. Tăng 4.000.000 đồng; giảm 4.000.000 đồng D. Giảm 4.000.000 đồng; giảm 4.000.000 đồng
42. An tiết kiệm được 50.000.000 đồng. Để khởi nghiệp, An cần 100.000.000 đồng nên đã vay ngân
hàng 50.000.000 đồng, biết lãi suất vay là 6%/năm và lãi suất tiền gửi tiết kiệm là 4%/năm thì chi phí
hiện, chi phí kinh tế (đồng) hàng năm của An lần lượt là:
A. 3.000.000; 2.000.000 B. 3.000.000; 4.500.000
C. 3.000.000; 5.000.000 D. 2.000.000; 3.000.000
43. Hàm sản xuất cùa một doanh nghiệp có dạng: Q = 100KL (Trong đó, Q: sản phẩm; L: số nhân công;
K: số lượng vốn) với PK = 80.000 đồng/ngày và PL = 60.000 đồng/ngày. Nếu tổng chi phí của doanh
nghiệp là 6.000.000 đồng/ngày thì số sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp sản xuất được trong một ngày là:
A. 187.500 B. 180.000 C. 187.000 D. 185.500
44. Hàm sản xuất cùa một doanh nghiệp có dạng: Q = 100KL (Trong đó, Q: sản phẩm; L: số nhân công;
K: số lượng vốn) với PK = 80.000 đồng/ngày và PL = 60.000 đồng/ngày. Nếu doanh nghiệp sản xuất
120.000 sản phẩm/ngày thì tổng chi phí tối thiểu (đồng) mà doanh nghiệp phải chi ra trong một ngày là:
A. 5.000.000 B. 4.800.000 C. 4.850.000 D. 5.250.000

19
45. Một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X theo hàm sản xuất sau: Q = K(L
– 2). Nếu doanh nghiệp này chi ra 300 đvt để mua các yếu tố sản xuất này với giá P K = 10 đvt và PL = 20
đvt thì số sản phẩm X tối đa mà doanh nghiệp này sản xuất được là:
A. 80 B. 72 C. 60 D. 75
46. Một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X theo hàm sản xuất sau: Q = K(L
– 2). Biết giá PK = 10 đvt và PL = 20 đvt. Nếu doanh nghiệp này muốn sản xuất 98 sản phẩm thì phải chi
ra ít nhất:
A. 370 đvt B. 280 đvt C. 320 đvt D. 350 đvt
Sử dụng dữ liệu sau trả lời từ câu 47 đến câu 49: Dữ liệu thu thập được tại một doanh nghiệp sản xuất
như sau:
Nhân công (L) 0 1 2 3 4 5
Sản phẩm (Q) 0 30 60 81 96 90

47. Tại Q = 96 thì năng suất trung bình, năng suất biên của L lần lượt là:
A. 27; 21 B. 24; 15 C. 27; 25 D. 24; 25
48. Tại mức sản lượng là bao nhiêu thì năng suất trung bình bằng năng suất biên của L?
A. 60 B. 81 C. 90 D. 96
49. Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:
A. Năng suất trung bình giảm ở sản lượng Q > 60
B. Năng suất trung bình tăng ở sản lượng Q < 60
C. Năng suất trung bình giảm ở sản lượng Q < 30
D. Năng suất trung bình giảm ở sản lượng Q > 81
50. Quan hệ giữa năng suất trung bình và năng suất biên là:
A. Nếu MP > AP thì AP tăng. B. Nếu MP = AP thì AP cực tiểu
C. AP thay đổi chậm hơn MP. D. Nếu AP cực đại thì MP cũng cực đại
51. Khi AP < MP thì tại các mức sản lượng này có:
A. AP giảm B. AVC > MC C. AVC < MC D. AC > MC
Sử dụng dữ liệu sau từ câu 52 đến câu 54: Dữ liệu thu thập được tại một doanh nghiệp sản xuất như sau:
Tổng chi phí cố định của doanh nghiệp là 15 đvt.
Sản lượng (Q) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chi phí biến đổi (đvt) 0 10 19 28 37 46 58 71 86 104 124

52. Tại mức sản lượng Q = 5 thì chi phí biến đổi trung bình, chi phí trung bình (đvt) lần lượt là:
A. 12; 9,2 B. 9,2; 12,2 C. 9,2; 12 D. 12,2; 9,2
53. Tại mức sản lượng là bao nhiêu thì chi phí biên bằng chi phí biến đổi trung bình?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 9
54. Tại mức sản lượng Q = 4 thì chi phí biến đổi trung bình, chi phí trung bình (đvt) lần lượt là:
A. 9,25; 13 B. 9; 12,5 C. 9,2; 12,5 D. 9,2; 12,75
2
55. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 5.000 (TC: USD; Q:
sản phẩm). Tổng chi phí của doanh nghiệp (USD) tại mức sản lượng Q = 40 là:
A. 8.000 B. 8.500 C. 8.600 D. 10.000
56. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q2 + 40Q + 3.000 (TC: USD; Q:
sản phẩm). Chi phí biến đổi trung bình của doanh nghiệp (USD) tại mức sản lượng Q = 50 là:
A. 110 B. 100 C. 90 D. 80
57. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + 50Q + 5.000 (TC: USD; Q:
sản phẩm). Chi phí biên của doanh nghiệp (USD) tại mức sản lượng Q = 60 là:
A. 200 B. 170 C. 150 D. 100
58. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + 50Q + 5.000 (TC: USD; Q:
sản phẩm). Tại mức sản lượng Q = 50 là:
A. AVC > MC B. AVC = MC C. AVC < MC D. AVC > AFC

20
59. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + 50Q + 3.600 (TC: USD; Q:
sản phẩm). Ngưỡng sinh lời (điểm hòa vốn) của doanh nghiệp này tại mức sản lượng:
A. 40 B. 50 C. 60 D. 70
2
60. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 3.600 (TC: USD; Q:
sản phẩm). Điểm đóng cửa của doanh nghiệp này tại mức sản lượng:
A. 0 B. 40 C. 50 D. 60

Chương 5. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN

1. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn: 1) Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập vào thị
trường; 2) Nếu một doanh nghiệp nào đó rời bỏ thị trường làm đường cung sản phẩm sẽ dịch chuyển
sang trái; 3) Sản phẩm giống nhau nên có thể hoàn toàn thay thế cho nhau; 4) Giá do doanh nghiệp quyết
định; 5) Giá được hình thành do cung và cầu quyết định; 6) Mọi người tham gia đều có đủ thông tin.
A. 1, 3, 4, 5 B. 2, 3, 5, 6 C. 1, 3, 5, 6 D. 2, 3, 4, 6
2. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, quyết định nào sau đây nằm ngoài khả năng của một doanh
nghiệp:
A. Phối hợp các yếu tố sản xuất để có mức chi phí thấp nhất
B. Chủ động đóng cửa khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình
C. Tăng giá bán để gia tăng doanh thu
D. Điều chỉnh lượng bán ra để đạt được lợi nhuận cao nhất
3. Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn đạt được trạng thái cân bằng ngắn hạn khi:
A. P = MC = MR. B. P = AVC C. P = AC. D. P = AFC
4. Đường cầu đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là đường cầu:
A. Co giãn theo giá ít B. Co giãn theo giá nhiều
C. Co giãn hoàn toàn theo giá D. Hoàn toàn không co giãn theo giá
5. Trong ngắn hạn, khi chi phí biên nhỏ hơn giá bán, để tăng lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
toàn nên:
A. Tăng sản lượng bán ra B. Giảm sản lượng bán ra
C. Tăng giá bán D. Giữ nguyên sản lượng bán ra
6. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn lựa mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Giá bán bằng chi phí biên trong phần đường chi phí biên dốc xuống.
B. Giá bán bằng chi phí biên trong phần đường chi phí biên dốc lên.
C. Giá bán cao hơn chi phí biến đổi trung bình.
D. Giá bán bằng với chi phí biến đổi trung bình.
7. Trong ngắn hạn, khi chi phí biên lớn hơn doanh thu trung bình, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn toàn nên:
A. Tăng sản lượng bán ra đến khi chi phí biên bằng doanh thu trung bình
B. Giảm sản lượng bán ra đến khi chi phí biên bằng doanh thu trung bình
C. Tăng giá bán đến khi bằng chi phí biên
D. Tăng giá bán cho đến khi chi phí biên bằng doanh thu biên
8. Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nếu càng tăng sản lượng bán ra thì lợi nhuận càng
giảm, khi đó có thể kết luận:
A. Doanh thu biên lớn hơn chi phí biên B. Doanh thu biên bằng chi phí biên
C. Doanh thu trung bình lớn hơn chi phí biên D. Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên
9. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn:
A. Doanh thu biên bằng giá bán sản phẩm
B. Chi phí biên thấp hơn giá bán sản phẩm
C. Độ dốc của đường tổng doanh thu bằng giá bán sản phẩm
D. Doanh thu trung bình bằng doanh thu biên

21
10. Điều gì sẽ xảy ra khi một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn giảm giá sản phẩm của mình xuống
thấp hơn giá thị trường?
A. Tất cả các doanh nghiệp khác cũng sẽ giảm giá.
B. Doanh nghiệp sẽ không tối đa hoá được lợi nhuận của mình.
C. Doanh nghiệp sẽ có thị phần lớn hơn và điều này làm cho doanh nghiệp có lợi.
D. Tất cả các doanh nghiệp khác sẽ bị loại ra khỏi ngành.
11. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là phần đường MC:
A. Nằm trên điểm cực tiểu của đường AC B. Nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC
C. Nằm dưới điểm cực tiểu của đường AVC D. Trùng với đường cầu thị trường
12. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
khi:
A. Chi phí biên đang tăng B. Chi phí biên không đổi
C. Chi phí biên đang giảm D. Không thể xác định được
13. Đường cung thị trường:
A. Là tổng số lượng các đường cung của các hãng.
B. Là ít co dãn hơn so với các đường cung của tất cả các hãng.
C. Là đường chi phí cận biên của hãng cuối cùng gia nhập thị trường.
D. Luôn luôn là đường nằm ngang.
14. Điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là điểm mà ở đó:
A. Giá bằng chi phí cận biên.
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.
C. Giá bằng chi phí biến đổi trung bình tối thiểu.
D. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên.
15. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ khi giá bù đắp được:
A. Chi phí trung bình. B. Chi phí biến đổi trung bình.
C. Chi phí cận biên. D. Chi phí cố định trung bình.
16. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ khi giá bù đắp đ ược một phần
của:
A. Chi phí trung bình. B. Chi phí biến đổi trung bình.
C. Chi phí cận biên. D. Chi phí cố định trung bình.
17. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, một hãng đặt giá cao hơn giá hiện hành:
A. Sẽ mất dần một ít khách hàng của mình.
B. Sẽ mất tất cả khách hàng của mình.
C. Có thể giữ được khách hàng của mình nếu chất lượng hàng hoá của mình cao hơn của những đối
thủ cạnh tranh khác.
D. Sẽ không mất khách hàng nếu giá của nó bằng chi phí cận biên của nó.
18. Khi giá lớn hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình, quyết định của hãng trong ngắn
hạn sẽ là:
A. Gia nhập thị trường. B. Rời bỏ thị trường.
C. Tiếp tục sản xuất. D. Đóng cửa sản xuất nhưng không rời bỏ.
19. Đường cung của một hãng cạnh tranh trong dài hạn trùng với:
A. Phần đi lên của đường chi phí cận biên, bên trên đường chi phí trung bình.
B. Phần đi lên của đường chi phí trung bình của nó.
C. Toàn bộ đường chi phí trung bình của nó.
D. Toàn bộ phần của đường tổng chi phí khi mà tổng chi phí tăng hoặc giữ nguyên khi sản lượng
tăng.
20. Doanh nghiệp trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo được đặc trưng bởi tất cả trừ đặc điểm nào
trong các đặc điểm sau?
A. Có thể quyết định giá sản phẩm của mình.
B. Sản xuất sao cho chi phí cận biên bằng giá.

22
C. Nó có thể bán bao nhiêu tuỳ ý ở mức giá đang thịnh hành.
D. Sản xuất một số dương khối lượng sản phẩm trong ngắn hạn nếu có thể bù đắp được các chi phí
biến đổi.
21. Nếu hãng ở trong hoàn cảnh cạnh tranh hoàn hảo hoạt động ở mức tổng doanh thu không đủ để bù
đắp tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là phải:
A. Lập kế hoạch đóng cửa sản xuất.
B. Tiếp tục hoạt động nếu ở mức sản lượng đó giá đủ để bù đắp chi phí trung bình.
C. Hãng tăng giá.
D. Hãng giảm giá.
22. Điểm đóng cửa sản xuất là điểm mà ở đó:
A. Giá bằng chi phí cận biên.
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.
C. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu bằng chi phí cận biên.
D. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên.
23. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, đường cầu trước một doanh nghiệp là:
A. Một đường thẳng đứng. B. Một đường nằm ngang.
C. Một đường dốc xuống. D. Không câu nào đúng.
24. Mức sản lượng một hãng sẽ cung ứng để tối đa hoá lợi nhuận khi:
A. Doanh thu cận biên bằng giá. B. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
C. Lợi nhuận kinh tế bằng không. D. Lợi nhuận kế toán bằng không.
25. Giả sử, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất và bán hết ở mức Q = 1.000. Tại mức sản
lượng đó thì MC = 15, AC = 11, P = 13 (Trong đó, Q: hộp; MC, AC, P: USD). Mức lợi nhuận (USD) mà
doanh nghiệp đạt được:
A. 1.100 B. 1.000 C. 1.200 D. 2.000
26. Giả sử, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất và bán hết ở mức Q = 1.000. Tại mức sản
lượng đó thì MC = 15, AC = 12, P = 13 (Trong đó, Q: hộp; MC, AC, P: USD). Tổng chi phí sản xuất
(USD) của doanh nghiệp là:
A. 11.000 B. 10.000 C. 12.000 D. 15.000
27. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt cân bằng dài hạn thì:
A. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0.
B. Lợi nhuận kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0.
C. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành không đổi.
D. Tất cả đều đúng.
28. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10. Nếu giá
bán sản phẩm là 22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó chi phí cố định của hãng là:
A. 18. B. 16. C. 15. D. 17
29. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10. Nếu giá
bán sản phẩm là 22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó hàm tổng chi phí của hãng là:
A. TC = Q2 + 10Q + 18. B. TC = 2Q2 + Q + 18.
C. TC = 2Q2 + 10Q + 18. D. TC = 2Q2 + 10Q + 8.
30. Giả sử, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất và bán hết ở mức Q = 1.000. Tại mức sản
lượng đó thì MC = 12, AC = 11, P = 12 (Trong đó, Q: hộp; MC, AC, P: USD). Để tối đa hóa lợi nhuận
thì doanh nghiệp này nên:
A. Tăng sản lượng B. Tăng giá bán
C. Giảm sản lượng D. Giữ nguyên sản lượng
31. Giả sử, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất và bán hết ở mức Q = 1.000. Tại mức sản
lượng đó thì MC = 13, AC = 11, P = 12 (Trong đó, Q: hộp; MC, AC, P: USD). Tại mức sản lượng Q =
999 thì tổng chi phí (USD) của doanh nghiệp là:
A. 10.987 B. 10.988 C. 10.989 D. 10.990

23
32. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + Q + 144. Mức giá và sản
lượng hòa vốn của doanh nghiệp này là:
A. P = 40, Q = 19. B. P = 28, Q = 18. C. P = 25, Q = 12 D. P = 12, Q = 26.
2
33. Hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là TC = Q + 2Q+ 150. Biểu thức nào
sau đây không đúng?
A. TFC = 150. B. TVC = 150 + 2Q C. MC = 2Q + 2 D. AVC = Q + 2
34. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất với hàm tổng chi phí như sau: TC = Q2 + 8Q + 49
(TC: USD, Q: ngàn chiếc). Trên thị trường giá bán mỗi chiếc là 27 USD. Chi phí biên của doanh nghiệp
là:
A. MC = Q + 8 B. MC = 2Q + 7 C. MC = 2Q + 8 D. MC = 27
35. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất với hàm tổng chi phí như sau: TC = Q2 + 7Q + 49
(TC: USD, Q: ngàn chiếc). Trên thị trường giá bán mỗi chiếc là 27 USD. Lợi nhuận của doanh nghiệp
(USD) tại mức sản lượng Q = 10 là:
A. 42.000 B. 45.000 C. 51.000 D. 52.000
36. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất với hàm tổng chi phí như sau: TC = Q2 + 9Q + 70
(TC: USD, Q: ngàn chiếc). Trên thị trường giá bán mỗi chiếc là 27 USD. Lợi nhuận tối đa mà doanh
nghiệp (USD) đạt được:
A. 12.000 B. 10.000 C. 9.000 D. 11.500
37. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng Q* thì:
A. P = AVC B. P = AC. C. P > MC. D. P = MC
38. Đường cầu nằm ngang của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo hàm ý rằng:
A. Doanh nghiệp là người chấp nhận giá.
B. Doanh nghiệp mua bao nhiêu cũng được theo giá thị trường.
C. Doanh nghiệp có thể bán toàn bộ lượng hàng hóa muốn bán theo giá thị trường.
D. Doanh nghiệp có thể bị lỗ.
39. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí biến đổi TVC = 2Q 2 + 10Q. Mức giá
đóng cửa của hãng là:
A. P =10 B. P = 15 C. P = 9 D. P = 20
40. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn tham gia vào ngành khi:
A. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0. B. Lợi nhuận kế toán lớn hơn 0.
C. Chi phí kế toán lớn hơn 0. D. Lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0.
41. Mức sản lượng tối ưu của một quy mô sản xuất là:
A. Mức sản lượng tương ứng với chi phí biến đổi trung bình tối thiểu (AVCmin).
B. Mức sản lượng tương ứng với chi phí cố định trung bình tối thiểu (AFCmin).
C. Mức sản lượng tương ứng với chi phí trung bình tối thiểu (ACmin).
D. Mức sản lượng tương ứng với chi phí biên tế tối thiểu (MCmin).
42. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q 2 +2Q + 225. Mức sản lượng hòa
vốn của doanh nghiệp này là:
A. Q = 15. B. Q = 12. C. Q = 13. D. Q = 14.
2
43. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q +2Q +29. Hàm cung sản phẩm
ngắn hạn của doanh nghiệp là:
A. P = 2Q +2 B. P = 2Q +29. C. P = Q2 +2Q D. P = Q + 2 + 29/Q
44. Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 10 người mua giống nhau và có 20 người bán giống nhau.
Hàm cầu của mỗi người mua: P = -10q +40 và hàm cung của mỗi người bán: P = 2q +24. Giá cả và sản
lượng cân bằng là:
A. P = 25,45; Q = 14,5. B. P = 30; Q = 60 C. P = 25; Q = 10 D. P = 40; Q = 160
2
45. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = 2Q + 10Q + 18. Nếu giá bán sản
phẩm là 22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó lợi nhuận của hãng là:
A. Pr = 0 B. Pr =-18 C. Pr = 81 D. Pr = -81

24
46. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q 2 +2Q +169. Mức giá hoàn vốn
của doanh nghiệp là:
A. P = 28. B. P = 27. C. P = 29. D. P = 30.
2
47. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q +169. Nếu giá thị trường
là 20 đvt/sp thì doanh nghiệp:
A. Đóng cửa sản xuất B. Tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ.
C. Doanh nghiệp có lời. D. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0.
48. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí trung bình (AC) = 50/Q + Q + 4 (USD). Hãng sẽ sản
xuất bao nhiêu sản phẩm nếu giá thị trường là 30 USD/ đơn vị:
A. Q = 13. B. Q = 12. C. Q = 11. D. Q =10.
49. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + 7Q + 49. Lợi nhuận tối đa của
doanh nghiệp này là bao nhiêu nếu giá thị trường là 27 USD/sản phẩm:
A. Pr = 15. B. Pr = 51. C. Pr = 45. D. Pr =54.
50. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng phi phí TC = Q 2 + Q + 121(USD). Nếu giá bán
thị trường là 27 USD/sản phẩm thì sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp này là:
A. Q = 13, Pr = 48 USD B. Q = 15, Pr = 44 USD
C. Q = 14; Pr = 47 USD D. Q = 16; Pr = 39 USD
51. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + Q +100. Sản lượng và giá bán hòa vốn
của hãng là:
A. Q = 10, P = 10 B. Q = 10, P = 21 C. Q = 21, P = 10 D. Q = 21, Q = 21
52. Giả sử, một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 10 người mua giống nhau và có 20 người bán giống
nhau. Hàm cầu của mỗi người mua: P = -10q +40 và hàm cung của mỗi người bán: P = 2q +24 (Trong đó
P: ngàn đồng/sản phẩm; q: tấn). Mức sản lượng mỗi doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận là:
A. 25,45 tấn. B. 6 tấn C. 0,75 tấn D. 1,27 tấn

Chương 6. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN

1. Theo kinh tế học thì nguyên nhân gây ra độc quyền không bao gồm:
A. Độc quyền do được sở hữu một nguồn lực quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất
B. Độc quyền do được sở hữu được bằng phát minh, sáng chế và luật bản quyền
C. Độc quyền do có chi phí sản xuất thấp hơn so với những doanh nghiệp khác
D. Độc quyền do một hay một nhóm người có thế lực hơn hẳn các người khác
2. Độc quyền xuất hiện là do:
A. Quy định của pháp luật
B. Doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực then chốt.
C. Độc quyền do tự nhiên
D. Cả A, B, C đều đúng
3. Đường cầu đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn là đường thẳng:
A. Dốc lên về bên phải B. Song song với trục tung
C. Song song với trục hoành D. Dốc xuống về bên phải
4. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn:
A. Khi cầu thị trường co giãn ít, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền giảm
B. Khi cầu thị trường co giãn đơn vị, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền là thấp nhất
C. Khi cầu thị trường co giãn đơn vị, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền là cao nhất
D. Khi cầu thị trường co giãn nhiều, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền tăng
5. Nhận định nào sau đây về doanh nghiệp độc quyền là sai:
A. Là doanh nghiệp quyết định giá trên thị trường
B. Sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế
C. Là doanh nghiệp chấp nhận giá
D. Có một số doanh nghiệp khác sản xuất ra cùng sản phẩm nhưng không đáng kể.

25
6. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có đặc điểm là:
A. Đường thẳng song song với trục hoành B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường thẳng dốc lên D. Đường thẳng dốc xuống
7. Phát biểu nào sau đây không phải là một đặc điểm của doanh thu biên của một doanh nghiệp độc
quyền hoàn toàn:
A. Là độ dốc của đường tổng doanh thu
B. Là đường trùng với đường cầu thị trường
C. Là đường nằm dưới đường cầu thị trường
D. Là đường nằm dưới đường doanh thu trung bình
8. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn bằng với giá bán sản phẩm
B. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn bằng với giá bán
sản phẩm
C. Đường doanh thu trung bình của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn trùng với đường doanh thu
biên
D. Đường doanh thu trung bình của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn trùng với
đường doanh thu biên
9. Sự khác nhau giữa doanh thu biên của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn và doanh nghiệp độc quyền
hoàn toàn là:
A. Phản ánh sự thay đổi trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm 1 sản phẩm
B. Có thể tăng hoặc giảm
C. Doanh thu biên bằng với mức giá (doanh nghiệp cạnh tranh) và bằng với sản lượng (doanh nghiệp
độc quyền)
D. Doanh thu biên bằng giá đối với doanh nghiệp cạnh tranh còn đối với doanh nghiệp độc quyền thì
không.
10. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện:
A. Giá bằng với chi phí biên B. Doanh thu biên bằng chi phí biên
C. Chi phí trung bình bằng chi phí biên D. Giá bằng chi phí trung bình
11. Để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất và bán tại mức sản lượng:
A. MR = MC B. MC = AP C. MR = 0 D. P = AC
12. Nếu doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn sản lượng tối đa lợi nhuận thì:
A. Chi phí biên nhỏ hơn doanh thu biên. B. Chi phí biên lớn hơn doanh thu biên
C. Chi phí biên bằng doanh thu biên D. Chi phí biên bằng mức giá sản phẩm.
13. Để thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mà không bị lỗ, doanh nghiệp trên thị trường độc quyền
hoàn toàn sẽ:
A. Sản xuất ở mức sản lượng lớn nhất để lợi nhuận lớn nhất
B. Sản xuất ở mức sản lượng lớn nhất để doanh thu lớn nhất
C. Sản xuất ở mức sản lượng lớn nhất nhưng lợi nhuận bằng 0
D. Sản xuất ở quy mô tối ưu.
14. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất và bán tại mức sản lượng:
A. MR = MC B. MC = P C. MR = 0 D. P = AC
15. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản l ượng có MC = MR là vì: 1)
Doanh nghiệp tuân theo quy luật chi phí biên tăng dần; 2) Doanh nghiệp tuân theo quy luật chi phí trung
bình giảm dần; 3) Doanh nghiệp tuân theo quy luật doanh thu biên giảm dần; 4) Doanh nghiệp bán tại
mức giá cao hơn thị trường
A. 1, 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 3, 4
16. Để đo lường mức độ độc quyền dựa vào hệ số Lener, mức độ độc quyền càng lớn khi
A. Chênh lệch giữa giá và chi phí biên càng lớn
B. Giá bằng với chi phí biên
C. Doanh thu biên không đổi.

26
D. Doanh nghiệp xác định giá dựa trên sản lượng sản xuất.
17. So với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, độc quyền hoàn toàn sẽ gây ra tổn thất vì
A. Chính phủ không thu được thuế
B. Người tiêu dùng phải mua sản phẩm với giá cao hơn nhưng sản lượng lại ít hơn.
C. Sản phẩm trên thị trường được cung ứng nhiều hơn vì giá tăng
D. Chính phủ phải trợ cấp.
18. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đang sản xuất và bán ở mức sản lượng có MR = MC thì doanh
nghiệp có mức lợi nhuận:
A. Bằng không B. Âm C. Cực đại D. Cực tiểu
19. Các hãng máy bay thường có vé dành cho hạng phổ thông (thông thường) và hạng thương gia (VIP),
khi đó các hãng máy bay đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai
C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
20. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ hoạt động ở mức sản l ượng có độ co
giãn của cầu theo giá:
A. Ít co giãn B. Co giãn nhiều
C. Co giãn đơn vị D. Hoàn toàn co giãn.
21. Chính sách nào sau đây điều tiết thị trường độc quyền hoàn toàn mà không làm thay đổi sản lượng và
giá trên thị trường:
A. Đánh thuế theo sản lượng B. Đánh thuế cố định
C. Quy định giá trần D. Quy định giá sàn.
22. Để người dân tiết kiệm điện các công ty điện lực khuyến khích các hộ gia đình sử dụng điện càng ít
thì giá điện càng rẻ, khi đó các công ty điện lực đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai
C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
23. Các khách hàng đi taxi với quãng đường càng xa thì cước phí (tính trên mỗi kilomet đường) càng
giảm, khi đó các hãng taxi đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai
C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
24. Một doanh nghiệp độc quyền thấy rằng ở mức sản lượng hiện tại doanh thu biên bằng 10.000 đồng,
chi phí biên bằng 6.500 đồng. Quyết định nào sau đây sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận:
A. Giữ giá và sản lượng không đổi B. Giảm giá và tăng sản lượng
C. Tăng giá và giữ sản lượng không đổi. D. Giảm giá và giữ nguyên sản lượng
25. Khi tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền đạt mức tối đa thì:
A. MR = 0 B. MR = MC C. MR = P D. MR = AC
26. Công ty đường sắt thường có các vé khác nhau cho các hành khách khác nhau như vé giường nằm, vé
ghế nệm và vé ghế gỗ, khi đó công ty đường sắt đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai
C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
27. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền mà không gây thiệt hại cho ng ười tiêu
dùng, chính phủ nên áp dụng:
A. Đánh thuế không theo sản lượng B. Đánh thuế theo sản lượng
C. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu D. Đánh thuế tỷ lệ với chi phí sản xuất.
28. Hành vi nào sau đây của doanh nghiệp độc quyền không gây ra tổn thất xã hội nhưng thặng dư tiêu
dùng trên thị trường không còn?
A. Tối đa hóa lợi nhuận B. Phân biệt giá cấp 1
C. Tối đa hóa doanh thu D. Phân biệt giá cấp 3
29. Biện pháp thuế nào áp dụng đối với doanh nghiệp độc quyền sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng:
A. Đánh thuế tỷ lệ với lợi nhuận
B. Đánh thuế theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp

27
C. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu (đánh thuế theo sản lượng)
D. Đánh thuế không theo sản lượng
30. Các hãng máy bay thường có các vé “siêu rẻ”, khi đó các hãng máy bay đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai
C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
31. Giá điện ở các vùng nông thôn thấp hơn thành thị, khi đó các công ty điện lực đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai
C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
32. Giả sử một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đang sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên lớn
hơn chi phí biên (MR > MC) và đang có lợi nhuận. Vậy mức sản lượng này:
A. Lớn hơn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
B. Chính là mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
C. Cần phải có thêm thông tin mới xác định được
D. Nhỏ hơn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
33. Ở Việt Nam sản phẩm nào là sản phẩm độc quyền hoàn toàn?
A. Dệt may B. Hàng không C. Điện lực D. Sữa
34. Khi doanh nghiệp độc quyền phân biệt giá cấp ba, doanh nghiệp độc quyền sẽ định giá cho mỗi phân
khúc thị trường sao cho:
A. Doanh thu biên cho mỗi phân khúc thị trường khác nhau tùy thuộc giá bán
B. Doanh thu biên cho mỗi phân khúc thị trường bằng nhau và bằng chi phí biên
C. Doanh thu biên cho mỗi phân khúc thị trường bằng nhau và lớn hơn chi phí biên
D. Doanh thu biên cho mỗi phân khúc thị trường bằng nhau và nhỏ hơn chi phí biên
35. Doanh nghiệp độc quyền áp dụng mức giá khác nhau cho những khối lượng sản phẩm khác nhau.
Đây là hình thức:
A. Phân biệt giá cấp 1 B. Phân biệt giá cấp 2
C. Phân biệt giá cấp 3 D. Phân biệt giá hỗn hợp
36. Doanh nghiệp độc quyền sẽ có lợi nhuận khi có quy mô sản xuất sao cho:
A. P = MR B. P > AC C. P < AC D. P ≤ AVC
37. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu Q = 10 – P và TC = 5Q + 30. Khi người tiêu dùng tham gia
trên thị trường này thì thặng dư tiêu dùng của họ sẽ thay đổi như thế nào so với khi tham gia trong thị
trường cạnh tranh?
A. Tăng 3,125 B. Giảm 3,125 C. Giảm 12,5 D. Không đổi
38. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu Q = 20 – 2P và TC = 6Q + 20. Tổn thất độc quyền gây ra
(DWL) là:
A. DWL = 8 B. DWL = 4 C. DWL = 6 D. DWL = 2
39. Giả sử một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q + 16
và phương trình đường cầu Pd = 58 – Q. Nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lược phân biệt giá cấp 1 hoàn
hảo thì lợi nhuận của doanh nghiệp thu được là:
A. 841 B. 851 C. 525,5 D. 541,5
2
40. Một nhà độc quyền sản xuất với chi phí: TC = 100 + 5Q + Q và cầu là PD = 65 – 2Q. Khi hãng theo
đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, hãng tạo ra thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
A. 105 B. 35 C. 100 D. 75
41. Khi doanh nghiệp độc quyền định giá sản phẩm theo nguyên tắc: TR = (1 + m%).TC thì khi đó doanh
nghiệp:
A. Tối đa hóa lợi nhuận B. Tối đa hóa doanh thu
C. Đạt mức lợi nhuận bằng m% tổng doanh thu D. Đạt mức lợi nhuận bằng m% tổng chi phí
42. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu: Q = 11 – P và tổng chi phí: TC = 6Q. Hàm doanh thu
trung bình, doanh thu biên của doanh nghiệp lần lượt là:
A. AR = 11 – P; MR = 11 – 2P B. AR = 11 – Q; MR = 11 – 2P
C. AR = 11 – Q; MR = 11 – 2Q D. AR = 11 – Q; MR = 11 – Q

28
43. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + 5Q + 100 và hàm cầu P D = 65 – 2Q (Q là sản
lượng sản phẩm, P là giá của sản phẩm). Mức giá tại mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là:
A. 45 B. 10 C. 25 D. 35
2
44. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TVC = ½Q + 4Q và TFC = 100 và hàm cầu P D = 70 – Q (Q
là sản lượng sản phẩm, P là giá của sản phẩm). Mức sản lượng khi nhà độc quyền theo đuổi mục tiêu tối
đa hoá doanh thu:
A. Q = 21 B. Q = 35 C. Q = 50 D. Q = 25
2
45. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 100 và hàm cầu PD = 22 – Q (Q là số lượng
sản phẩm, P là giá của sản phẩm). Phần mất không mà nhà độc quyền gây ra đối với xã hội là bao nhiêu?
A. 4,167 B. 8,333 C. 133,33 D. 62,5
46. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đạt được cân bằng trong dài hạn khi
A. P = LAC = LMC B. P = MR = MC C. SMC = LMC = MR D. P = LAC
2
47. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu: Q = 11 – P và tổng chi phí: TC = 2Q . Hàm chi phí trung
bình, chi phí biên của doanh nghiệp lần lượt là:
A. AC = 4Q; MC = 4Q B. AC = 2Q; MC = 2Q
C. AC = 4Q; MC = 2Q D. AC = 2Q; MC = 4Q
48. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu: Q = 16 – P và tổng chi phí: TC = 6Q. Doanh nghiệp tối
đa hóa doanh thu ở mức sản lượng:
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
49. Có 100 người tiêu dùng sản phẩm X có cầu cá nhân là như nhau và có dạng: PD = 2.200 – 5QD. Hàm
số cầu thị trường là:
A. P = -1/20.Q + 2.200 B. P = 22.000 – 500Q
C. P = -1/10.Q + 2.200 D. P = 1/20.Q + 2.200
50. Một doanh nghiệp duy nhất sản xuất sản phẩm X, có hàm chi phí sản xuất là: TC = (1/10)Q 2 + 400Q
+ 3.000.000. Đáp án nào sau đây đúng
A. MC = 2Q + 400 B. TFC = 3.000; MC = 1/10Q + 400
C. AVC = 1/5Q + 400 D. MC = 2/10Q + 400
51. Giả sử, một công ty cấp nước có thể sản xuất với chi phí bằng 0 và đường cầu của công ty là Q D =
1.200 – P. Nếu công ty cấp nước là độc quyền thì giá bán để tối đa hoá lợi nhuận là:
A. 600 B. 400 C. 800 D. 900
52. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu: Q = 16 – P và tổng chi phí: TC = 0,5Q 2 + 4Q + 12.
Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
53. Một doanh nghiệp sản xuất đối diện với hàm số cầu thị trường là: P = – 2Q + 400 (P: USD/thùng).
Mức giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu lần lượt là:
A. 250; 125 B. 125; 250 C. 200; 100 D. 100; 200
2
54. Một doanh nghiệp sản xuất với hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 5.000 (TC: USD, Q: thùng) và
hàm số cầu thị trường là: P = – 2Q + 470 (P: USD/thùng). Mức giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối
đa hóa lợi nhuận lần lượt là:
A. 350; 75 B. 75; 350 C. 330; 70 D. 70; 330
55. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường độc quyền có hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + Q + 16 và
đường cầu PD = 58 – Q. Nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu, khi đó doanh thu cực
đại là:
A. 841 B. 851 C. 840 D. 900
2
56. Một nhà độc quyền sản xuất với hàm chi phí: TC = 100 – 5Q + Q và cầu là PD = 55 – 2Q. Chỉ số sức
mạnh thị trường (Lerner) của hãng:
A. 0,65 B. 2,3 C. 0,43 D. 0,57
57. Một doanh nghiệp trên thị trường độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên không đổi là MC = 20 và
hàm cầu của doanh nghiệp QD = - 2P +50. Mức sản lượng tối đa lợi nhuận là:
A. Q = 10 B. Q= 8 C. Q = 5 D. Q = 20

29
58. Một doanh nghiệp sản xuất với hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + 50Q + 1.225 (TC: USD, Q: thùng) và
hàm số cầu thị trường là: P = – 2Q + 200 (P: USD/thùng). Điểm hòa vốn (ngưỡng sinh lời) của doanh
nghiệp tại mức sản lượng:
A. 50 B. 40 C. 45 D. 35
59. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có TC = 3Q và hàm cầu Q = 20 – 2P. Nếu chính phủ đánh
thuế t = 2 đvtt/sản phẩm thì giá bán và sản lượng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận là:
A. P = 10; Q = 5 B. P = 7,5; Q = 5 C. P = 10; Q = 20 D. P = 5; Q = 20
60. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên MC = 2Q + 2; chi phí cố định TFC = 10
và doanh nghiệp đứng trước hàm cầu Q = 20 – 2P. Nếu doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa
doanh thu, thì khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp là:
A. Pr = 50 B. Pr = 130 C. Pr = -130 D. Pr = -80
61. Giả sử có hàm chi phí biên của 1 doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn MC = 2Q + 2; TFC = 20 và hàm
cầu Q = - P + 24. Chính phủ đánh thuế t = 2 đvt/sản phẩm thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là:
A. 25 B. 30 C. 35 D. 40
62. Chính phủ quy định giá Pmax= 6,5$/sp đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có TC = Q 2 + 2Q
+ 20 và hàm cầu Q = 10 – P thì sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất là:
A. 2,5 B. 3,5 C. 2,25 D. 3,25
63. Giả sử doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất sản lượng Q = 20 sản phẩm và P = 5 USD/sản phẩm
để tối đa lợi nhuận. Nếu chính phủ áp dụng đánh 1 khoản thuế khoán (thuế cố định) là 15 USD thì
A. Sản lượng giảm, giá tăng B. Sản lượng tăng, giá tăng
C. Sản lượng giảm, giá giảm D. Sản lượng và giá không đổi
64. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 100 và hàm cầu PD = 22 – Q (Q là số lượng
sản phẩm, P là giá của sản phẩm). Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất lần lượt là:
A. 25 và 25 B. 12,5 và 50 C. 17,5 và 37,5 D. 37,5 và 17,5

30

You might also like