You are on page 1of 13

Đề bài: Các vấn đề thuận lợi và khó khăn đối với các doanh nghiệp thương mại Việt

Nam
là gì?

I. Giới thiệu về CellphoneS


CellphoneS là công ty thành viên của công ty CellphoneS - là công ty hoạt động trong
lĩnh vực bán lẻ và sửa chữa các sản phẩm công nghệ và lĩnh vực truyền thông giải trí -
cùng với 3 công ty thành viên khác là Điện thoại vui, Schannel Network và Điện thoại
vui ASP.
CellphoneS là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di
động tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 2010, CellphoneS đã nhanh chóng trở thành
thương hiệu được tin cậy và được khách hàng đánh giá cao. Các sản phẩm bán ra tại
CellphoneS đều được bảo hành chính hãng, đảm bảo chất lượng và đầy đủ các tính năng
mới nhất. Ngoài ra, công ty còn có dịch vụ sửa chữa điện thoại, mua bán trao đổi điện
thoại cũ và phụ kiện điện thoại đầy đủ và đa dạng.

1. Cellphone S

a. Dịch vụ cung cấp


CellphoneS là hệ thống bán lẻ điện thoại toàn quốc, mặt hàng kinh doanh chính
của thương hiệu này là các thiết bị và đồ chơi công nghệ, trong đó tập trung chủ
yếu vào mảng điện thoại di động. Các sản phẩm tại CellphoneS rất đa dạng từ điện
thoại, máy tính - laptop, tablet, tivi, đồng hồ đến các phụ kiện âm thanh (Tai nghe
- loa), pin sạc - củ cáp, camera, router wifi, máy lọc không khí,...
CellphoneS còn có dịch vụ thu cũ đổi mới điện thoại, máy tính bảng, laptop, đồng
hồ thông minh, tai nghe,.... Áp dụng cho các sản phẩm cũ, mới xách tay chính
hãng.
CellphoneS cung cấp dịch vụ bảo hành mở rộng thêm ngoài chính sách bảo hành
tiêu chuẩn của hãng như: Bảo hành 1 đổi 1 VIP; bảo hành rơi vỡ, rơi nước; bảo
hành mở rộng S24+,... với các mức giá khác nhau.
b. Thành tựu

 Tính đến đầu năm 2023, CellphoneS hiện có hơn 115 cửa hàng tại gần 30 tỉnh
thành phố lớn toàn quốc: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc
Ninh,...
 CellphoneS đang là 1 trong 5 hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ lớn nhất tại
Việt Nam.
 CellphoneS hiện là đối tác cao cấp nhất tại Việt Nam của các nhãn hàng danh
tiếng: Samsung, Apple, Xiaomi, OPPO, Asus, Realme, JBL, Vivo, Huawei,...
 Trong nhiều năm luôn là đối tác có tăng trưởng doanh số tốt nhất, hiệu quả nhất
Việt Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Asus, Intel, AMD, Marshall,
Zagg,...
 CellphoneS là một trong những đơn vị ủy quyền của Apple bán ra các sản phẩm
Iphone chính hãng VN/A, đồng thời cung cấp các dịch vụ chính thức dành cho
người dùng tại thị trường Việt Nam (Apple Authorised Reseller - AAR)
2. Phương hướng phát triển
a. Đối tượng khách hàng
Các sản phẩm của Cellphone S có sự phân hóa từ thấp đến cao, do đó đối tượng khách
hàng của Cellphone S là toàn bộ những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sở hữu các sản phẩm
công nghệ. Tuy nhiên, khách hàng mục tiêu của Cellphone S nằm ở phân khúc trung cấp
và cao cấp, những khách hàng này có các đặc điểm sau
 Người trẻ hiện đại: Cellphone S hướng đến nhóm khách hàng trẻ tuổi, độc lập, có
thu nhập và có lối sống năng động. Họ đề cao cảm giác thời trang, cùng với sự tiện
ích và tính di động của những thiết bị công nghệ thông minh
 Người yêu công nghệ: Đây là những người luôn theo dõi xu hướng công nghệ mới
nhất. Họ quan tâm đến tính năng tiên tiến, hiệu năng mạnh mẽ và cập nhật hệ điều
hành mới nhất của các sản phẩm công nghệ cao
 Người sử dụng đa phương tiện: Cellphone S hướng đến những người có nhu cầu
sử dụng các thiết bị công nghệ cho việc giải trí như xem phim, nghe nhạc, chơi
game và chụp ảnh. Hầu hết các sản phẩm của Cellphone S cung cấp cấu hình
mạnh mẽ, màn hình chất lượng cao và chất lượng âm thanh tốt.
b. Tầm nhìn

Cellphone S định hướng phát triển thành một doanh nghiệp vững mạnh về tài chính và
vững chãi về đời sống tinh thần; Doanh nghiệp hạnh phúc và phụng sự, góp phần xây
dựng xã hội phồn vinh; Phủ sóng tất cả các tỉnh/ thành phố lớn tại Việt Nam cung cấp các
sản phẩm giá tốt, mang lại sự an tâm, tin tưởng và các trải nghiệm hài lòng cho khách
hàng.
c. Sứ mệnh

Sứ mệnh của CellphoneS là đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất với thái độ
phục vụ trẻ trung, thân thiện và các sản phẩm chất lượng tốt nhất. Đem đến cho nhân viên
một môi trường làm việc công bằng, thân thiện, thỏa sức thể hiện
d. Giá trị cốt lõi

 Chánh niệm: Đây là giá trị quan trọng để công ty và nhân viên luôn ý thức trách
nhiệm của mình đối với khách hàng, cộng đồng và môi trường. Chánh niệm giúp
đảm bảo rằng mọi quyết định và hành động của công ty đều được thực hiện một
cách đúng đắn và có trách nhiệm.
 Biết ơn: Cellphone S coi trọng khách hàng, đối tác và nhân viên của mình. Giá trị
này khuyến khích sự biết ơn và trân trọng đối với những đóng góp và hỗ trợ từ
mọi người.
 Mình là gốc rễ vấn đề: Đây là tư duy trong Cellphone S, mọi thành viên đều tìm
kiếm và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thay vì chỉ xử lý các biểu hiện
của nó. Điều này giúp công ty thực hiện các giải pháp bền vững và đạt được sự cải
thiện dài hạn.
 Trung thực: Là một giá trị đạo đức cốt lõi, Cellphone S đề cao sự trung thực trong
cách làm việc và giao tiếp. Điều này tạo nền tảng cho mối quan hệ tin tưởng giữa
công ty và khách hàng cũng như giữa các thành viên bên trong công ty.
 Tình huynh đệ: Cellphone S coi trọng tinh thần đoàn kết và sự hỗ trợ lẫn nhau
giữa các thành viên trong tổ chức. Tinh thần huynh đệ giúp xây dựng một môi
trường làm việc tích cực và động viên mọi người để đạt được mục tiêu chung.
 Làm đúng cam kết: Cellphone S tuân thủ cam kết và luôn cố gắng đáp ứng mong
đợi của khách hàng, đối tác và cộng đồng. Giá trị này giúp công ty giữ được uy tín
và xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững.
Các giá trị này cùng nhau tạo nên tôn chỉ và lòng tự hào của Cellphone S, đồng thời điều
hướng các thành viên trong công ty để hành động đúng với những giá trị này.
e. Slogan

Với slogan “BeFirst.always”, CellphoneS là sự khẳng định trong nỗ lực đi đầu đưa các sản
phẩm công nghệ và các dịch vụ mới nhất tới người tiêu dùng

Cellphone S là nơi bán các dòng điện thoại chính hãng như Iphone, Samsung ,.. cập nhật
được nhiều mẫu mã mới nhất, nhanh nhất. ( Có thể lấy ví dụ là một trong những cửa hàng
nhập và bán Iphone 14 sớm nhất ở Việt Nam) Không chỉ có các dòng điện thoại mà
CellphoneS còn bán các phụ kiện đi kèm, Cellphone S còn là nơi cung cấp các dịch vụ
sửa chữa cho khách hàng
Để có thể đạt được thành công như hiện tại, CellphoneS đã tập trung phát triển hệ thống
quản trị cả về con người lẫn hệ thống phần mềm. Điều này giúp doanh nghiệp này kiểm
soát tốt được hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng dịch vụ và thành quả là chất
lượng dịch vụ, chính sách bảo hành, đổi trả tốt và giá bán của CellphoneS luôn thuộc
nhóm tốt nhất trên thị trường

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho
các doanh nghiệp bán lẻ nói chung và Cellphone S nói riêng, cụ thể bao gồm những ý
chính sau:
1. Chính sách ngoại giao với khu vực và thế giới
Việc nước ta áp dụng một chính sách ngoại giao hợp lý với quan điểm cùng các
nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát
triển ở khu vực và trên thế giới, mở ra cơ hội cho chính phủ Việt Nam tiến đến
đàm phán, hợp tác và kí kết những hiệp định, thỏa thuận quốc tế có lợi cho doanh
nghiệp trong nước giúp cho Cellphone S có cơ hội và dễ dàng phát triển, thâm
nhập và mở rộng phạm vi thị trường trong phạm vi khu vực ASEAN và thế giới,
từ đó có thể chiếm lĩnh thị phần và trở thành kênh phân phối chủ yếu các sản phẩm
thiết bị thông minh ở một số thị trường trọng điểm. Việt Nam hiện nay đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với 192 trong 200 quốc gia trên toàn thế giới; thiết lập khuôn
khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, điều đó chính
là cơ hội cho Cellphone S vượt ra khỏi phạm vi trong nước và nâng tầm vị thế của
mình trên trường quốc tế.
2. Mạng lưới liên kết của nền kinh tế thế giới
Bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay đang mang lại những điều tích cực cho các
doanh nghiệp thương mại như Cellphone S với các liên minh, tổ chức được thành
lập và các hiệp địch, thỏa thuận được kí kết. Việt Nam đã chính thức là thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007, mở ra cánh cửa lớn để
dẫn tới kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) được kí kết. Tính đến tháng
8/2023, Việt Nam đã kí kết được 16 FTA và có 3 FTA đang trong quá trình đàm
phán. Điều này mang lại cơ hội cho Cellphone S tích cực tham gia vào chuỗi cung
ứng toàn cầu, đồng thời có nhiều sự lựa chọn về đối tác hơn trên thế giới.
3. Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu
Khoa học công nghệ với cuộc cách mạng công nghệ số 4.0 hiện nay đang có xu
hướng du nhập mạnh mẽ trên toàn thế giới. Cellphone S hoàn toàn có thể nâng cấp
hệ thống hạ tầng thông minh của mình với các nền tảng số tiên tiến được chuyển
giao, qua đó giúp cho khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn tới các sản phẩm phân phối
và cũng đem lại hiệu quả cao hơn trong các chính sách chăm sóc khách hàng, hậu
mãi.

Kết luận: Có thể nói, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay
có những tác động tích cực rất lớn tới các doanh nghiệp bán lẻ nói chung và Cellphone S
nói riêng. Bởi vậy, Cellphone S cần tận dụng tốt những thời cơ có được trong bối cảnh thị
trường thế giới biến động với tốc độ rất nhanh để từ đó có những giải pháp và chiến lược
đúng đắn nhằm tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp.
1. Yếu tố chính trị và pháp luật
Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng sâu sắc đến
hoạt động của doanh nghiệp. Việt Nam có sự ổn định nhất định về chính trị trong suốt
thời gian sau chiến tranh và đất nước mở cửa hội nhập. Chúng ta đã có quan hệ ngoại
giao với nhiều nước trên thế giới và mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh đối với các
doanh nghiệp nước ngoài. CellphoneS ra đời cách đây 10 năm và đã tận dụng cơ hội khi
đất nước hội nhập để trở thành đối tác của nhiều thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài.
CellphoneS hiện là đối tác cao cấp tại Việt Nam của các nhãn hàng danh tiếng Samsung,
Apple, Xiaomi, OPPO, Asus, Realme, JBL, Vivo, MSI, Lenovo, Huawei,
Garmin,...Doanh nghiệp còn có thể tận dụng những cơ hội để có thể trở thành nhà phân
phối của nhiều thương hiệu lớn khác hay có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước
ngoài.
Thời gian vừa qua, Nhà nước ta cũng đã đưa ra nhiều chính sách để bảo vệ cho các doanh
nghiệp được hoạt động trong môi trường thuận lợi để phát triển. Với các bộ luật kinh
doanh, luật cạnh tranh và các chính sách ngày càng được hoàn thiện thì CellphoneS cũng
như các doanh nghiệp cùng ngành sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ.
2. Yếu tố khoa học - công nghệ
Khoa học - công nghệ phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà bán lẻ các sản phẩm
này. Khi công nghệ phát triển cao, nó thúc đẩy sự tò mò cũng như nhu cầu về các sản
phẩm công nghệ bởi không ai muốn trở thành một kẻ lỗi thời trong sự phát triển mạnh mẽ
của thế giới. Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều phương pháp tiên tiến, cho ra đời
những sản phẩm mới ưu việt hơn, đánh vào những nhu cầu thiết yếu của khách hàng.
Giữa sự đa dạng đó, nhà bán lẻ như CellphoneS có cơ hội chọn lựa và phân phối sản
phẩm nhiều hơn tới người tiêu dùng
Công nghệ phát triển cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động bán hàng, tiếp thị của
CellphoneS. Dữ liệu lớn (Big Data) giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Big Data trong
bán lẻ là thuật ngữ chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà người tiêu dùng tạo ra
trong quá trình mua sắm trên các thiết bị công nghệ. Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) đòi
hỏi phải sử dụng các công nghệ phức tạp như machine learning, xử lý ngôn ngữ tự
nhiên…để thu được kết quả. Sử dụng kết quả phân tích giúp doanh nghiệp biết được các
thông tin về nhân khẩu học, thói quen sở thích tiêu dùng của khách hàng cũng như dự
đoán nhu cầu, khả năng chi tiêu trong tương lai. Nhà bán lẻ sử dụng các thông tin này để
đưa ra các đề xuất sản phẩm với các đặc điểm và mức giá phù hợp, cũng như các chính
sách chăm sóc sau bán hàng dành riêng cho mỗi khách hàng. Nhà bán lẻ như CellphoneS
có thể sử dụng nó để gợi ý các sản phẩm mà khách hàng quan tâm nhất, cài đặt giá và
khuyến mại cho sản phẩm, đưa ra những quảng cáo đánh trúng tâm lý của các phân khúc
khách hàng. Ngoài ra còn có thể ứng dụng kết quả phân tích Big Data để tiếp thị sản
phẩm, chúc mừng sinh nhật khách hàng thông qua email và tin nhắn, nâng cao tỷ lệ
chuyển đổi bán hàng.
Hiện nay CellphoneS không chỉ bán hàng qua các cửa hàng vật lý mà còn phát triển mạnh
mẽ việc bán hàng qua Website với dịch vụ giao hàng tận nhà. Với ứng dụng của các công
nghệ như trí tuệ nhân tạo, công nghệ VR, cùng với những chiến dịch truyền thông xã hội
hiệu quả, khách hàng giờ đây có thể mua những sản phẩm công nghệ mà không cần trực
tiếp đến các cửa hàng trực tiếp. Hình thức bán hàng online này mang lại nhiều lợi ích
cho doanh nghiệp như cắt giảm chi phí mặt bằng, chi phí cho nhân viên mà còn có thể
tiếp cận được với các đối tượng khách hàng ở những khu vực xa mà CellphoneS chưa có
các cửa hàng vật lý ở đó.

3. Yếu tố văn hóa - xã hội


Văn hóa xã hội là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi đến nhu cầu, hành vi của khách
hàng. Nó bao gồm rất nhiều các khía cạnh khác nhau như quan niệm về cách sống, đạo
đức, xu hướng vận động của dân số, thu nhập của các nhóm khách hàng,...
Dân số là một khía cạnh có vai trò quan trọng trong thị trường của doanh nghiệp. Dân số
nước ta ngày càng tăng cao và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm gia tăng nhu cầu
vật chất dẫn đến các đồ dùng công nghệ được ra đời và ưa chuộng hơn. Năm 2022, dân
số của Việt Nam là 99,46 triệu người. Cơ cấu dân số trẻ với tỷ lệ người trong lực lượng
lao động cao. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu
người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,6
triệu người.
Nhu cầu về các sản phẩm công nghệ như Laptop, smartphone,...thể hiện ở nhiều độ tuổi.
Một đứa trẻ 10 tuổi cần điện thoại hay laptop để học online hay giải trí, trong khi một
người trẻ tuổi cần các thiết bị này để làm việc. Nhóm tuổi sau lao động cũng có nhu cầu
sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng với mức độ thấp hơn. Chính vì dân số nước ta đang
có cơ cấu trẻ nên nhu cầu các sản phẩm công nghệ tăng cao.
Trong khi đó, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67
triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục
về kinh tế và tình hình đời sống dân cư. Thu nhập cũng quyết định đến nhu cầu có khả
năng thanh toán của khách hàng. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng sử
dụng những thiết bị hiện đại và có công nghệ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng.
Hơn thế nữa, văn hóa cũng ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Với sự phát triển của
các trang mạng xã hội, người ta dễ dàng tiếp cận với thông tin và cập nhật xu hướng tiêu
dùng. Các sản phẩm như điện thoại cao cấp và có thiết kế sang trọng đẹp mắt được nhiều
người đầu tư sử dụng. Và văn hóa đám đông của người Việt Nam luôn thể hiện rõ. Chính
vì vậy mà, CellphoneS đã nắm bắt được tâm lý khách hàng và đưa ra các quảng cáo hiệu
quả, đánh trúng tâm lý đám đông để thu hút khách hàng. Đặc biệt, SCHANNEL
NETWORK - trang thông tin dành cho giới trẻ của CellphoneS trong thời gian gần đây
được rất nhiều người biết đến qua các trang mạng xã hội, với nhiều kênh khác nhau, lồng
ghép những thông điệp quảng cáo và sản phẩm một cách tinh tế, chính điều này đã làm
gia tăng một phần nào đó độ nhận diện cho thương hiệu.
4. Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên
Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, đường sá, hệ thống nhà kho, hệ thống thông
tin và các ngoại cảnh xung quanh khu vực hoạt động kinh doanh,... Tại các thành phố lớn
hay trung tâm thị trấn, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các mặt bằng thu hút khách
hàng. Nơi đây cũng là nơi tập trung dân cư với nhiều thành phần tri thức và có mối quan
tâm đến các sản phẩm công nghệ. Hơn hết, họ có thu nhập cao và có khả năng chi tiêu
cho các sản phẩm này lớn hơn so với các khu vực nông thôn. Các cửa hàng của
CellphoneS hầu hết được đặt ở những khu mặt bằng đẹp, nơi có mức sống cao phù hợp
với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên thì các khu vực nông thôn hiện nay cũng đang trên đà phát triển với những cơ
sở hạ tầng được đầu tư xây dựng sẽ mở ra nhiều cơ hội để mở rộng thị trường cho doanh
nghiệp. Bởi không chỉ dân cư ở thành thị mới có nhu cầu về các món đồ công nghệ mà
ngay cả các khu vực nông thôn cũng ngày phát triển xu hướng này.
MÔI TRƯỜNG NGÀNH

*Thuận lợi:

Ngành kinh doanh bán lẻ thiết bị điện tử tại Việt Nam mang đến nhiều cơ hội thuận
lợi cho Cellphone S để mở rộng thị phần, tăng trưởng doanh số bán hàng và phát triển
trong môi trường kinh doanh đang phát triển nhanh chóng.

1. Có nhiều nhà cung ứng

Các doanh nghiệp bán lẻ thiết bị điện tử tại Việt Nam thường tương tác với nhiều nhà
cung ứng khác nhau để đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện, sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

-> CellphoneS định hướng mang những thiết bị công nghệ mới để trải nghiệm, sử dụng
tại Việt Nam. Hệ thống trở thành đối tác chiến lược của các nhà phân phối và nhãn hàng
hàng đầu như Samsung, Apple, Asus, Sony, Oppo, Xiaomi, Vivo... Hai năm qua,
CellphoneS tăng trưởng mạnh về doanh số, mở rộng mô hình kinh doanh sang các ngành
hàng mới. Cuối năm 2021, hệ thống đồng loạt mở 12 trung tâm PC - laptop - nhà thông
minh. Đến nay, hầu hết các cửa hàng từng có diện tích nhỏ đều được nâng cấp mở rộng
quy mô lớn hơn. Hệ thống có hơn 200.000 khách hàng VIP và hơn một triệu thành viên
Smember.
Dưới đây là một vài thuận lợi từ môi trường ngành mà Cellphone S có thể tận dụng:
- Đa dạng lựa chọn sản phẩm và linh kiện: Sự hiện diện của nhiều nhà cung ứng khác
nhau cung cấp cho Cellphone S sự đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm và linh kiện.
Điều này giúp Cellphone S tối ưu hóa sản phẩm của mình để phù hợp với sở thích và nhu
cầu của khách hàng.
- Hợp tác đối tác chiến lược: Cellphone S có thể thiết lập các mối quan hệ chiến lược với
các nhà cung ứng chính và đối tác liên quan. Điều này có thể dẫn đến các thỏa thuận hợp
tác dài hạn, giảm chi phí và tối ưu hóa quy trình cung cấp.
- Tiết kiệm chi phí: Có sẵn nhiều nhà cung ứng và đối tác có thể giúp Cellphone S đàm
phán và lựa chọn những tùy chọn chi phí hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thiểu chi phí
sản xuất và vận hành, đồng thời tạo ra cơ hội tối ưu hóa giá cả cho khách hàng.
- Dễ dàng tìm nguồn cung ứng: Có nhiều nhà cung ứng đáng tin cậy trong ngành tại Việt
Nam, từ những nhà sản xuất thiết bị điện tử đến các nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng.
Điều này giúp Cellphone S dễ dàng tìm nguồn cung ứng phù hợp để đảm bảo sản xuất và
cung cấp hàng hóa liên tục.

2. Khách hàng tiềm năng

Khách hàng trong ngành kinh doanh bán lẻ thiết bị điện tử tại Việt Nam có đặc điểm
đa dạng về độ tuổi, quan tâm đối với công nghệ, thói quen mua sắm trực tuyến, và yêu
cầu sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy. Họ thường tìm kiếm thông tin kỹ càng và sẵn
sàng thử nghiệm các công nghệ mới.
Dựa trên đặc điểm của khách hàng trong ngành kinh doanh bán lẻ thiết bị điện tử tại
Việt Nam, Cellphone S có thể tận dụng những thuận lợi sau khi gia nhập ngành:

 Sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng: Với sự quan tâm đối với công nghệ và
tính nhạy bén đối với giá, Cellphone S có thể phát triển sản phẩm điện thoại di
động đáp ứng đúng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Việc tập trung vào tính
năng tiên tiến, chất lượng và giá cả cạnh tranh có thể tạo sự quan tâm từ phía
khách hàng.
 Xây dựng lòng trung thành và tạo quan hệ lâu dài: Khả năng tạo động lực cho cải
tiến sản phẩm và sự nhạy bén đối với giá cả của khách hàng tạo cơ hội để
Cellphone S xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo lòng trung thành. Chương trình
khách hàng thân thiết và ưu đãi đặc biệt có thể thúc đẩy sự kết nối này.
 Khuyến mãi và quảng cáo hiệu quả: Các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi có
thể tập trung vào những yếu tố quan trọng đối với khách hàng như tính năng sản
phẩm, giá cả hấp dẫn và ưu đãi độc quyền. Cellphone S có thể tận dụng đặc điểm
quan trọng này để tạo sự tương tác và thu hút khách hàng.
 Sản phẩm công nghệ mới: Khách hàng sẵn sàng thử nghiệm công nghệ mới, và
điều này cung cấp cho Cellphone S cơ hội phát triển các sản phẩm sáng tạo sử
dụng các xu hướng như 5G, trí tuệ nhân tạo, IoT và AR/VR. Sản phẩm mới này có
thể giúp Cellphone S nổi bật trong thị trường.
 Chất lượng và đáng tin cậy: Yêu cầu khách hàng về sản phẩm chất lượng và đáng
tin cậy thúc đẩy Cellphone S tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và
dịch vụ hỗ trợ. Điều này có thể giúp tạo danh tiếng tốt và tạo lòng tin từ phía
khách hàng.

-> Tóm lại, đặc điểm của khách hàng trong ngành kinh doanh bán lẻ thiết bị điện tử tại
Việt Nam tạo cơ hội cho Cellphone S phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu, xây dựng
lòng trung thành, tận dụng công nghệ mới và tạo sự khác biệt trong quảng cáo và khuyến
mãi.
3. Thị trường bán lẻ tăng trưởng mạnh
Việt Nam là một thị trường có nhu cầu mua sắm bán lẻ rất cao, ngay ở trong các thời
điểm dịch bệnh căng thẳng tỷ lệ tăng trưởng vẫn không bị giảm. Dưới tác động của dịch
Covid-19 và hạn chế du lịch trên toàn cầu, khách hàng tập trung mua sắm chủ yếu tại các
cửa hàng trong nước, nhu cầu nội địa cho thị trường bán lẻ không bị ảnh hưởng quá
nhiều. Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong các thị trường bán
lẻ sôi động và hấp dẫn đầu tư nhất thế giới. Báo cáo “Đề án Tái cơ cấu ngành Công
Thương giai đoạn 2021 - 2030” của Bộ Công Thương vừa công bố cho biết, theo đánh
giá của các tổ chức quốc tế như UNIDO, WB, INCENTRA, UN CONTRADE và EU-
Vietnam Business Network (EVBN), thì thị trường trong nước hiện nay liên tục được mở
rộng, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Indonesia và Thái Lan) về quy mô bán lẻ và
thương mại điện tử.
Ngành Bán lẻ nội địa đã phát triển mạnh mẽ và tiếp tục duy trì là ngành có tốc độ tăng
trưởng cao (trung bình 11,5%/năm) (ngoại trừ năm 2021 do ảnh hưởng của Covid-19
ngành Bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước).
-> Cellphone S có thể tận dụng cơ hội này để khai thác thị trường, mở rộng quy mô.
4. Áp dụng công nghệ chuyển đổi số
Các doanh nghiệp bán lẻ thiết bị điện tử ở Việt Nam như Điện Máy Xanh, Thế Giới Di
Động và CellphoneS đang không ngừng tận dụng việc chuyển đổi số vào bán hàng bằng
cách áp dụng nhiều chiến lược và công nghệ khác nhau.

-> Việc sử dụng thương mại điện tử cho phép Cellphone S tiếp cận khách hàng ở khắp
mọi nơi trong cả nước, từ các khu vực thành thị đến nông thôn.
Mở cửa hàng trực tuyến và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến có thể giúp
Cellphone S mở rộng thị trường và tăng cường hiệu suất kinh doanh.
Khó khăn môi trường khu vực và quốc tế

-Chính trị có thể ảnh hưởng đến điện thoại di động thông qua việc quản lý quyền và hạn
chế kinh doanh của các công ty trong ngành. Chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến việc
đặt ra các quy định về quyền riêng tư và bảo mật trong ứng dụng và dịch vụ điện thoại di
động

-Quá trình vận chuyển khó khăn như Hợp pháp và Quy định: Các quốc gia có các quy
định và hệ thống hợp pháp khác nhau liên quan đến vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Công ty cần tuân thủ những quy định này và đảm bảo việc thực hiện vận chuyển hợp
pháp.Hải quan và Thuế: Quy trình hải quan và thuế nhập khẩu/export có thể phức tạp và
tốn thời gian

-Tình hình tiêu dùng:trong thời kinh tế khó khăn,người tiêu dùng có thể hạn chế chi tiêu
cho các sản phẩm đắt đỏ.

-Tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái biến đổi, giá thành sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu
của điện thoại di động có thể thay đổi. Sự biến đổi này có thể ảnh hưởng đến giá bán cuối
cùng của sản phẩm.

-Đầu tư và phát triển công nghệ: CellphoneS chưa bắt kịp 1 phần của thế giới.Trong khi
các công ty công nghệ khác đang đẩy mạnh và ưu tiên phát triển về công nghệ thì

-Sự cạnh tranh: Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các
nhà sản xuất điện thoại di động. Khi kinh tế khó khăn, cạnh tranh có thể gia tăng để thu
hút người tiêu dùng.

KHÓ KHĂN CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1. Kinh tế
Nền kinh tế thế giới đang đi vào giai đoạn suy thoái, ảnh hưởng một phần không
nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này làm cho sức mua của người tiêu dùng
giảm đi đáng kể.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng sản phẩm
trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức giảm sâu gần nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023
(chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020), làm giảm 0,28 điểm phần
trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Nguyên nhân chủ
yếu được chỉ ra là do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó
lường, lạm phát tại các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng
giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm...
Trong báo cáo về thói quen tiêu dùng toàn cầu, PwC đã cho thấ́y 62% người tiêu
dùng Việt Nam đang có xu hướng cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết
và sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ. Tương tự, theo dữ liệu từ nền tảng của
Payoo, trong nửa đầu năm 2023, đa phần các cửa hàng thuộc nhóm điện thoại,
điện máy đều giảm 30-50% doanh thu so với quý trước, đây là mức giảm sâu nhất
trong giai đoạn 2011-2023 (chỉ cao hơn tốc độ của quý I/2020). Đây sẽ một thách
thức rất lớn cho Cellphone S nói riêng và các doanh nghiệp bán lẻ điện tử nói
chung
2. KH- Công nghệ
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, không chỉ riêng
Cellphone S mà các doanh nghiệp bán lẻ khác cũng sẽ gặp phải những vấn đề khó
khăn như không theo kịp được thị hiếu của người tiêu dùng, khó cạnh tranh được
với các store của các hãng sản xuất.
Công nghệ phát triển người tiêu dùng có thể nhanh chóng nắm bắt được các xu
hướng trên thế giới, vì vậy khi lựa chọn các mặt hàng thường xuyên sử dụng và có
giá trị lớn thì họ sẽ cân nhắc một cách kỹ lưỡng hơn. Họ có thể dễ dàng so sánh
mức giá, hiệu năng, chất lượng của thiết bị một cách dễ dàng trên internet.
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử đã bắt đầu thâm nhập
vào thị trường bán lẻ của Việt Nam. Các tập đoàn lớn như Samsung, Apple,
Xiaomi sẽ khai trương các cửa hàng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh trong thời gian
tới. Điều này sẽ làm tăng sức cạnh tranh trong nước. Trước đây Cellphone S chỉ
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, thì trong thời gian tới sẽ phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

 Những khó khăn Cellphone S gặp phải trong MT ngành bán lẻ công nghệ:
1. ‘Di chứng’ từ dịch bệnh Covid-19
Ở thời điểm hiện tại, khi Việt Nam đã bước vào giai đoạn “bình thường
mới”, các doanh nghiệp bán lẻ đã có bước đầu phục hồi trở lại, song vẫn
còn chịu một số ‘di chứng’ do dịch bệnh để lại. Ông Nguyễn Lạc Huy -
Giám đốc truyền thông của CellphoneS nhấn mạnh: Đại dịch COVID-19 để
lại rất nhiều hậu quả cho các doanh nghiệp bán lẻ, các sản phẩm công nghệ,
điện tử được xếp vào danh mục “không thiết yếu”, hay hàng hóa xa xỉ, nên
ảnh hưởng còn lớn hơn rất nhiều. Cụ thể:

Thứ nhất, trong mùa dịch, hàng triệu người đã bị thất nghiệp, hàng triệu
người khác bị giảm thu nhập. Do đó, người dân phải thắt chặt lại chi tiêu,
và lựa chọn mua sắm những thứ cần thiết cho cuộc sống. Ví dụ, có những
vị khách trước đây có xu hướng đổi điện thoại 1 năm/lần, thì trong mùa
dịch, họ không đổi theo chu kỳ đó nữa. Thay vào đó, họ lựa chọn khi nào
điện thoại hỏng thì đổi. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại
di động tạm thời mất đi một tệp khách hàng tiềm năng.
Thứ hai, do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều quốc gia đã phải thắt chặt việc
kiểm soát biên giới. Điều này dẫn đến việc lượng hàng hóa cung ứng không
đều đặn, do gián đoạn về sản xuất và quá trình vận chuyển. Đồng thời, giá cả nhiều mặt
hàng liên tục tăng, đã gây ra nhiều khó khăn trong việc mua hàng và dự trữ hàng hóa.

Bước sang năm 2023, thị trường smartphone vẫn ảm đạm. Những khó khăn
về kinh tế và nhu cầu suy yếu của người tiêu dùng đã trì hoãn việc mua
smartphone trong thời gian này. Dù ghi nhận những tín hiệu tích cực trong
giai đoạn tháng 4 – tháng 5, nhưng báo cáo của GfK chỉ ra rằng tổng lượng
smartphone bán ra trên thị trường Việt Nam trong 5 tháng đầu năm vẫn
giảm hơn 30% so với cùng kỳ, cho thấy thị trường smartphone Việt vẫn cần
thêm thời gian để có thể phục hồi và tăng trưởng.

2. Môi trường cạnh tranh khốc liệt


Ngay lễ 30/4/2023, thị trường điện thoại, điện máy chứng khiến cuộc chiến
giá với màn mở đầu từ “ông lớn” Thế giới Di động (MWG), chiến dịch lúc
này mang tên “Giá rẻ quá”. Đây được biết là động thái kích cầu của Công
ty trong bối cảnh sức mua suy yếu, cũng như chia sẻ khó khăn với người
tiêu dùng khi kinh tế suy thoái. Cuộc chiến sau đó lôi cuốn theo các nhà
bán lẻ lớn khác như FPTshop, CellphoneS, Di động Việt… tham gia với
loạt chiến dịch: “Rẻ hơn rẻ quá”, “Rẻ hơn các loại rẻ”, “Rẻ nữa”…

Gần 2 tháng chạy đua “giá rẻ”, cuộc chiến này đã chuyển sang một hướng
khác khi Thế Giới Di Động ra chiêu mới mang tên “mở bán đặc biệt”. Công
ty liên tục ký kết hợp tác và "mở bán đặc biệt" với hàng loạt mẫu
smartphone mới ra mắt trên thị trường như realme C53, vivo Y36, Xiaomi
Redmi 12. Hiện, khoảng 40-50% số lượng sản phẩm mới của các hãng đang
chỉ bán tại Thế giới Di động, các sản phẩm này được hưởng mức chiết khấu
riêng và không phải cạnh tranh giá với các đối thủ.

CellphoneS: Gần như không còn lợi nhuận sau khi lao vào cuộc chiến
giá, đã phải đóng 3 cửa hàng

‘Điều này sẽ làm cho toàn bộ các nhà bán lẻ khác gặp khó khăn và dẫn tới
sự giảm sút về chất lượng phục vụ của cả thị trường để có thể giảm chi phí,
chiến giá giữ chân khách hàng . Các bên phải cắt giảm chi phí vận hành,
trong đó rõ ràng nhất là tiến hành cắt giảm nhân sự, cắt giảm giờ công của
nhân viên. Điều này dẫn tới chất lượng phục vụ sẽ giảm không thể duy trì
như trước đây nữa.

Về lâu dài, cuộc chiến giá dẫn tới toàn bộ các nhà bán lẻ cũng như các
hãng, nhà phân phối không còn lợi nhuận để có thể tiếp tục đầu tư nâng cao
trải nghiệm cho người tiêu dùng. Thị trường bán lẻ công lẻ sẽ bị kéo lùi
chậm lại bởi thiếu cải tiến, đầu tư’, đại diện Cellphone S chia sẻ.

3. Kết luận:
Nhìn chung, 2023 là một năm thực sự khó khăn cho ngành bán lẻ công
nghệ, một phần đến từ sự giảm sút của thị trường, và một phần lớn đến từ
cuộc chiến giá gần như chưa có hồi kết của nhà bán lẻ lớn đang điên cuồng
giành giật thị phần.

You might also like