You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---------------------------------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH
CỦA CÔNG TY MOBIFONE

Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Kim Thoa

Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Minh Đoán


Hà Thị Xoan
Nguyễn Thị Phương
Hoàng Trần Thanh Mai
Nguyễn Thị Thu Hiền

Hà Nội, 2022

Mục Lục
1, Tổng quan.................................................................................................................3
1.1 Lịch sử hình thành...............................................................................................3
1.2 Văn hóa MobiFone..............................................................................................3
1.3 Tám cam kết của MobiFone với khách hàng.......................................................4
1.4 Logo: đã được đổi mới từ 2015............................................................................4
1.5 Sản phẩm và dịch vụ tiện ích của Mobifone........................................................5
1.6 Chiến lược của Mobifone.....................................................................................6
2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại........................................................................................7
2.1 Viettel..................................................................................................................7
2.2 Vinaphone............................................................................................................ 8
2.3    Vietnamobile.....................................................................................................8
2.4 Gmobile...............................................................................................................9
3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn......................................................................................10
4. Nhà Cung Ứng:.......................................................................................................11
4.1 Quyền lực thương lượng từ các nhà cung ứng...................................................11
4.2 Các nhà cung ứng..............................................................................................12
5. Khách hàng.............................................................................................................13
6. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế..................................................................14
TỔNG KẾT................................................................................................................. 15

Page | 2
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
1, Tổng quan

1.1 Lịch sử hình thành


Tổng công ty Viễn thông MobiFone tiền thân là Công ty Thông tin Di động
Việt Nam ( VMS), trụ sở công ty tại Khu Đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, là
tổng công ty trực thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông (trước 01/07/2014 thuộc về
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT). Được thành lập vào ngày 16
tháng 4 năm 1993, VMS là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khai thác dịch vụ
thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone.
Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển
mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM
900/1800 trên toàn quốc, công nghệ 3G/4G/5G hiện đại. 
Đến nay, sau 29 năm phát triển và trưởng thành, MobiFone đã trở thành một
trong 3 mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với 37.000 trạm 4G, tối ưu chất
lượng mạng lưới và nâng vùng phủ sóng lên 99,8% dân số. MobiFone đã trở thành
“ông lớn” trong ngành viễn thông cũng như hệ thống doanh nghiệp Việt Nam khi 3
năm liên tiếp ở Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (2019-2021) do Forbes
Việt Nam xếp hạng. Top 100 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới 5 năm liên
tiếp 2017-2020 theo báo cáo của Brand Finance.

1.2 Văn hóa MobiFone 

 Văn hóa MobiFone hình thành từ các nguyên tắc cơ bản khi hoạt động trong lĩnh
vực viễn thông (nguyên tắc cũ):
 Dịch vụ chất lượng cao
  Lịch sự và vui vẻ
 Lắng nghe và hợp tác
 Nhanh chóng và chính xác
 Tận tụy và sáng tạo
Với tầm nhìn đến năm 2030, MobiFone “Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu kiến tạo
hệ sinh thái số, cung cấp dịch vụ, giải pháp số cho người tiêu dùng và doanh
nghiệp trong khu vực Đông Nam Á”, TCT đã nhất quyết phải thực hiện việc chuyển
mình mạnh mẽ nhằm chuyển đổi từ một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực “Viễn
thông” sang lĩnh vực mới “Công nghệ số”. Sau nhiều nghiên cứu, khảo sát và đánh
giá, 4 giá trị cốt lõi trong thời kỳ mới của TCT Viễn thông MobiFone đã được xác
lập gồm: Đổi mới – Thần tốc – Chuyên nghiệp – Hiệu quả. Mỗi giá trị này lại có
những quy định hành vi và quy tắc ứng xử riêng để người MobiFone thực hiện theo,
đảm bảo duy trì và phát huy các giá trị cốt lõi của MobiFone, từ đó thực hiện tốt các
mục tiêu chiến lược chung.
Page | 3
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
1.3 Tám cam kết của MobiFone với khách hàng

Mong muốn khách hàng luôn thoải mái và hài lòng khi sử dụng dịch vụ
MobiFone, 8 cam kết của MobiFone là:
  Đón tiếp mỗi khách hàng với lời chào, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt thân thiện. Nếu
có thể, gọi tên khách hàng;
 Lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng:
 Cố gắng tìm hiểu và dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng hơn những
mong đợi của khách hàng;
 Cung cấp thông tin đúng về tất cả các dịch vụ, sản phẩm của MobiFone và trả
lời nhanh chóng, chính xác các câu hỏi của khách hàng:
 Khi khách hàng có yêu cầu hoặc gặp khó khăn về sử dụng dịch vụ, chúng ta phải
có trách nhiệm trước khách hàng và giải quyết hoàn chỉnh các yêu cầu đó cho
đến khi khách hàng hài lòng
  Giữ lời hứa và trung thực
 Đích thân xin lỗi khách hàng khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ của
chúng ta, cho dù chúng ta có lỗi hay không.
 Cảm ơn khách hàng và khuyến khích khách hàng đóng góp ý kiến về việc cung
cấp dịch vụ MobiFone.
MobiFone cũng đã làm mới lại 8 cam kết với khách hàng của người MobiFone
bằng Bộ cam kết 5T, bao gồm: 
 Thái độ niềm nở. 
 Thấu hiểu nhu cầu.
  Tư vấn-Thực thi hiệu quả.
  Trải nghiệm khác biệt 
 Tin tưởng trọn vẹn. 
Các cam kết không chỉ đối với khách hàng mà đã được mở rộng cho cả cộng
đồng, xã hội và giữa người MobiFone với nhau.

1.4 Logo: đã được đổi mới từ 2015

Thông điệp “Kết nối giá trị, Khơi dậy tiềm năng” chính là tagline được đặt
ngay dưới logo Mobifone mới những thông điệp ấn tượng. Không chỉ là một slogan
ý nghĩa với chính nhà mạng Mobifone mà slogan còn đạt giải Slogan ấn tượng năm
2015 trong chương trình “Thương hiệu Vàng – Logo và Slogan ấn tượng năm 2015”
do Bộ Công Thương tổ chức vào ngày Ngày 25/11/2015.
Slogan được đổi mới từ “mọi lúc mọi nơi” sang “Kết nối giá trị, Khơi dậy tiềm
năng” ngay sau khi Mobifone chuyển đổi lên mô hình Tổng công ty với mục tiêu
mới trở thành doanh nghiệp kinh doanh đa dịch vụ. Slogan mới ra đời đánh dấu bước
Page | 4
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
phát triển mới, gắn với chiến lược phát triển mới của Mobifone, vì vậy mà nó càng
có ý nghĩa lớn lao hơn.
Slogan mang thông điệp hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững dựa trên mối
quan hệ là khách hàng, đối tác và nhân viên.
Ngoài ra, “Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng” còn có ý nghĩa như một tuyên
ngôn gắn liền với chiến lược phát triển của Mobifone: kinh doanh đa dịch vụ. Nguồn
thu của Mobifone đến từ 4 lĩnh vực chính Di động – Truyền hình – Bán lẻ – Dịch vụ
đa phương tiện và Giá trị gia tăng. Và đặc biệt Mobifone có chiến lược kinh doanh và
phát triển thị trường dựa trên 6 yếu tố: Tư vấn – Đào tạo – Truyền thông – Liên kết –
Phân khúc – Cộng hưởng. Sáu yếu tố này sẽ là sợi dây “Kết nối những giá trị và
Khơi dậy mọi tiềm năng” của công ty, xã hội mang đến những giá trị phục vụ cuộc
sống con người, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

1.5 Sản phẩm và dịch vụ tiện ích của Mobifone

 Dịch vụ cơ bản:
 Dịch vụ trả sau Mobifone: cho phép tất cả các thuê bao đều có thể thực hiện
cuộc gọi hoặc nhận cuộc gọi của mình và hàng tháng thanh toán cước phí cho
các cuộc đã thực hiện vào cuối tháng. Có rất nhiều gói cước trả sau cho cả cá
nhân và doanh nghiệp dao động từ 69.000đ - 999.000đ
 Dịch vụ trả trước: là dịch vụ cơ bản có phương thức thanh toán cước tiện lợi.
Các thuê bao đều có thuế sử dụng dịch vụ này qua hình thức trả trước số tiền
cước cuộc gọi sẽ thực hiện. Điều này giúp khách hàng không phải thanh toán
hóa đơn cước hàng tháng, kiểm soát được mức cước sử dụng Bao gồm các
gói cước : Mobicard, MobiQ. Mobi4U, Mobi365, Mobizone, Qteen,
QStudent.
 Dịch vụ giá trị gia tăng: là những dịch vụ bổ sung trên điện thoại ngoài chức
năng nghe gọi. Nhằm cung cấp thêm những giá trị khác ngoài những dịch vụ
có sẵn trên điện thoại.
Gồm nhiều dịch vụ tiện ích như: 
 Dịch vụ báo cuộc gọi nhỡ MCA MobiFone
 Dịch vụ nhạc chờ Funring MobiFone
Page | 5
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
 Dịch vụ chặn cuộc gọi Call Barring MobiFone
 Dịch vụ Mobile TV MobiFone
 Dịch vụ MobiClip MobiFone
 Dịch vụ mFilm MobiFone
-  Ngoài những dịch vụ giá trị gia tăng được phát triển trước đó, năm 2020,
mobifone từ doanh nghiệp viễn thông truyền thống sang doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ và hạ tầng số. MobiFone đã phát triển và tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực:
Viễn thông - CNTT - Nội dung số. đánh dấu sự phát triển của Mobifone Plus khi cho
ra mắt các giải pháp về lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Iot, quảng cáo số, an toàn an
ninh mạng và các sản phẩm về giáo dục có thể kể đến như Bộ sản phẩm MobiFone
Smart Office, Bộ sản phẩm MobiFone Smart Sales mang đến các công cụ quản trị
toàn diện, hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các sản phẩm CNTT phục vụ
kịp thời cho các trường học, doanh nghiệp trong thời gian giãn cách xã hội như nền
tảng họp trực tuyến MobiFone Meeting, giải pháp học tập toàn diện MobiEdu. Các
sản phẩm, giải pháp CNTT mShop - Giải pháp phần mềm kế toán và quản trị bán
hàng, Hóa đơn điện tử MobiFone Invoice, mTracker - Hệ thống giám sát hành trình,
Giải pháp AI Camera - phần mềm quản lý trật tự đô thị, Giải pháp truyền thông ứng
dụng BigData (IVRs), Bộ giải pháp Smart Travel, MobiFone eKYC - Giải pháp xác
thực danh tính khách hàng điện tử, Kyzpro – Quản lý truy cập Internet, Giải pháp
quản lý, giám sát trường học mSchool, dịch vụ Fintech, Truyền thanh thông minh…
đã kiến tạo nên một hệ sinh thái số, hình thành doanh nghiệp số, thành phố thông
minh, xã hội số và góp phần xây dựng Chính phủ số.
Những dịch vụ, giải pháp CNTT của MobiFone đã được cung cấp tới hàng nghìn
khách hàng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong nước như Tổng đài đa kênh Cloud
Contact Center 3C, Tổng đài thông minh Chuyển đổi văn bản thành giọng nói
mAICallCenter, giải pháp học tập toàn diện MobiEdu, … đã góp phần duy trì kết nối,
tạo lập trạng thái bình thường mới, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức trong việc đảm
bảo mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa đảm bảo an toàn phòng chống
dịch bệnh.

1.6 Chiến lược của Mobifone

MobiFone phát triển dựa trên chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm - 
“Customer centricity” - đi đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ mạng di động
5G; xây dựng và phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; triển khai các công
nghệ mới có khả năng bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối
(blockchain), Big Data và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR); Phát triển các sản
phẩm dịch vụ phục vụ chính phủ số, chính phủ điện tử; Xây dựng hệ sinh thái sản
phẩm dịch vụ dẫn dắt các doanh nghiệp khác chuyển đổi số
Mục tiêu: Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu và kế hoạch của MobiFone sẽ là xây
dựng và phát triển MobiFone trở thành Tổng công ty nhà nước vững mạnh, năng
động, hiệu quả và bền vững; có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế; thực hiện

Page | 6
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
tốt nhiệm vụ công ích; góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; giữ
vững vai trò doanh nghiệp chủ chốt trên thị trường viễn thông di động.

2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động  Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều
nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông là Vinaphone , Mobifone và Viettel..  

2.1 Viettel
Viettel thực sự là đối thủ cạnh tranh lớn của công ty Mobifone
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông
và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989.
Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & công
nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công
nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.
Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Công ty
thành viên Viettel Telecom của Viettel hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất
trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.
Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á,
Châu Mỹ và Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ
VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát
triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15
công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn
nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác
định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương
hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.
-Độ bao phủ mạng ở VN

Page | 7
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
Số lượng thuê bao: khoảng hơn 70tr thuê bao  (Số lượng này nhiều hơn tổng số
thuê bao của tất cả nhà mạng khác cộng lại)
 

2.2 Vinaphone
VNPT VinaPhone là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT), là đơn vị kinh doanh chủ lực và có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị
của Tập đoàn VNPT.
VNPT VinaPhone có mạng lưới kinh doanh trên 7.000 nhân viên kinh doanh và
hơn 103.000 điểm kinh doanh trên khắp 63 tỉnh Thành phố.
Được thành lập ngày 26 tháng 6 năm 1996, Công Công ty Dịch vụ Viễn thông là
một công ty trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hoạt động
trong lĩnh vực thông tin di động, cung cấp các dịch vụ GSM, 3G, nhắn tin,... và nhiều
lĩnh vực khác, với tên thương mại là Vinaphone.
Ngày 11 tháng 8 năm 2015, Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT Vinaphone đã
chính thức ra mắt với mục tiêu phát triển đưa VNPT đến vị trí số 1 trên thị trường viễn
thông, CNTT tại Việt Nam.
Năm 2018, VinaPhone trở thành nhà mạng di động lớn thứ 2 Việt Nam chiếm 21%
thị trường di động.
Độ bao phủ mạng ở Việt Nam

2.3    Vietnamobile
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile (tên tiếng Anh:
Vietnamobile Telecommunications Joint Stock Company) là một công ty hoạt động
Page | 8
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, sở hữu thương hiệu Vietnamobile theo Hợp
đồng hợp tác kinh doanh (liên doanh-BCC) giữa Hanoi Telecom và Tập đoàn
Hutchison (Hồng Kông).
Vietnamobile cung cấp 2G và 3G đồng thời đẩy mạnh phát triển nhanh chóng 4G,
các sản phẩm mang đầy tính sáng tạo Vietnamobile đã – đang – sẽ mang tới cho khách
hàng các dịch vụ tiêu chuẩn Quốc tế thông qua mạng lưới phân phối rộng lớn trên
toàn quốc.
Với mong muốn kết nối thế hệ trẻ Việt nam với Thế giới, giúp mọi người “hòa
nhịp” tri thức cũng như thư giãn với các dịch vụ đa dạng, Vietnamobile sẽ hỗ trợ tối
đa với chi phí hợp lí nhất.
Ra mắt chiến dịch “BẠN THÔNG THÁI?”, Vietnamobile là nhà mạng đầu tiên
khẳng định vị thế là nhà cung cấp lý tưởng cho sim thứ 2 tại Việt Nam, tiên phong mở
rộng kinh doanh bằng cách khai thác thị trường sim thứ 2.
Theo một khảo sát độc lập gần đây, hơn 60% người dùng di động tại Việt Nam
đang sử dụng nhiều sim để quản lý công việc và cuộc sống cá nhân. Họ chọn sim thứ
2 vì dung lượng data tốc độ cao, chi phí data thấp và vùng phủ sóng tốt. Vietnamobile
đặt mục tiêu hướng tới khai thác các cơ hội từ thị trường sim thứ 2.
 
-Độ bao phủ mạng ở Việt Nam

2.4 Gmobile
Gmobile, tên đầy đủ là Công ty Cổ Phần Viễn thông Di Động Toàn Cầu, viết tắt
Gtel Mobile Jsc., là một nhà điều hành mạng điện thoại di động Việt Nam .
Tiền thân của Gmobile là Beeline, hiện tại thương hiệu Gmobile thuộc sở hữu của
Gtel Mobile. Gtel Mobile lại thuộc sở hữu của Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu
(Gtel), một công ty cổ phần nhà nước thuộc Bộ Công an.Hiện nay, nhà mạng Gmobile
đã phủ sóng tại các tỉnh thành trên toàn quốc, cung cấp cho người dùng các dịch vụ về
mạng viễn thông
Gmobile đã giành được 3.2% thị phần (dựa trên doanh thu) trong năm 2012, trở thành
nhà mạng lớn thứ 5 Việt Nam
 
-Độ bảo phủ mạng ở VN

Page | 9
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
3.1.Đông Dương Telecom
Đông Dương Telecom là doanh nghiệp tiên phong triển khai mô hình mạng di động
ảo MVNO (Mobile Virtual Network Operator) tại Việt Nam bằng việc ký thỏa thuận
hợp tác với Tập đoàn VNPT để sử dụng cơ sở hạ tầng của mạng di động VinaPhone
với đầu số di động 087.
Trước mắt, Đông Dương Telecom giới thiệu sản phẩm, dịch vụ dành cho công nhân
đang làm việc tại các khu công nghiệp ở 9 tỉnh/TP bao gồm: Hà Nội, Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Long An và Đồng Nai.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Đông Dương Telecom là thiết lập mạng và kinh
doanh các dịch vụ viễn thông theo quy định pháp luật. Với mục tiêu này, Công ty đã
và đang nỗ lực phát triển trở thành một trong những nhà cung cấp các hình thức dịch
vụ viễn thông đầy đủ cho thị trường công cộng (bao gồm khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp, các cơ quan chính phủ…) và viễn thông công ích.
Đông Dương telecom đã cho ra mắt mạng di động ảo I-telecom-là mạng di động
thứ 6 tại thị trường Việt Nam
Đây không phải là lần đầu tiên I-Telecom xuất hiện tại Việt Nam cũng như trình
làng mạng di động ảo. Trước đó vào năm 2009. Đông Dương Telecom công ty chủ
quản của I-Telecom đã từng liên kết với Viettel để trình làng mạng di động ảo. Nhưng
sau một thời gian dài được cấp phép đơn vị này vẫn không thể tung ra thị trường dịch
vụ mạng ảo nên bị cắt giấy phép. Trở lại sau 7 năm và hợp tác cùng Vinaphone. I-
Telecom đang được kỳ vọng sẽ thành công và là bước đi mở đường cho ngành viễn
thông di động mặt đất không có tần số tại Việt Nam
Mặc dù mới ra mắt nhưng I-Telecom cũng thiết kế riêng một gói cước dành cho
công nhân, người lao động. Cụ thể, khi đăng kí gói cước “MAY" với mức phí
77.000đồng mỗi tháng, khách hàng sẽ được miễn phí tất cả các cuộc gọi nội mạng
ITelecom và VinaPhone dưới 20 phút, miễn phí 30 phút gọi ngoại mạng, 60 tin nhắn

Page | 10
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
SMS, và miễn phí sử dụng 3GB data tốc độ cao mỗi ngày. Để đăng ký hòa mạng
người dùng cần chi trả 50.000 đồng để mua bộ kit thẻ sim. 
Sự ra đời của MVNO mang lại nhiều yếu tố tích cực trong phát triển của nhà khai
thác di động (MNO – Mobile Network Operator). Việc bán lại lưu lượng là phương
thức hiệu quả để chia sẻ chi phí vận hành mạng và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư
ban đầu. Hơn nữa, MVNO có thể đem đến những mạng lưới phân phối bán lẻ và các
kênh bán hàng trực tuyến có khả năng thúc đẩy khách hàng qua những phương thức
kinh doanh khác nhau. Khi các MVNO đưa ra những dịch vụ di động giá trị gia tăng,
các đối tác cũng được hưởng lợi từ chia sẻ nguồn tài nguyên này.Mặc dù mạng di
động ảo chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng tiền năng phát triển của nó là rất
lớn, vì vậy Đông Dương telecom là 1 đối thủ cạnh tranh mà MObifone cần chú ý
3.2 Masan
Ngày 21/9, Công ty TNHH The Sherpa – thành viên của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Masan (HOSE: MSN) đã công bố hoàn tất mua lại 70% cổ phần của Công ty Cổ
phần Mobicast - doanh nghiệp hiện đang quản lý mạng viễn thông ảo Reddi, bước đầu
mở rộng sang lĩnh vực viễn thông.
Masan hiện đang sở hữu các nền tảng tiêu dùng từ các công ty thành viên và liên
kết như VinCommerce, Techcombank và Phúc Long với gần 15 triệu người tiêu dùng
am hiểu và thường xuyên sử dụng các dịch vụ số. Việc mở rộng sang lĩnh vực viễn
thông là bước đầu để Masan số hóa hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life” và mang đến
trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online.
=> Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động  Việt Nam hiện nay đã có
rất nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông là Vinaphone , Mobifone và Viettel..  Nhu cầu sử dụng
dịch vụ của Việt Nam tăng khoảng 5-10%/ năm, doanh thu, lợi nhuận của các nhà
cung cấp cũng tăng với  con số tương đương. Mặc dù cho các rào cản gia nhập ngành,
rào cản rút lui ... là cao, áp lực từ khách hàng không đáng kể nhưng đang có rất nhiều
doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường . Một điều nữa là sự ra đời của ngành
dịch vụ kèm theo dịch vụ viễn thông như : Các tổng đài giải trí, cá cược, các dịch vụ
khác mà điển hình gần đây là xem giá chứng khoán qua mạng di động. Với xu hướng
này sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng
sẽ ngày càng được tôn trọng hơn.
Cuộc cạnh tranh giữa các đại gia ngày càng quyết liệt, bên cạnh các gói cước
giảm, dịch vụ mới, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ vì đây
mới là vấn đề mấu chốt trong chiến lược thu hút khách hàng.

4. Nhà Cung Ứng:

4.1 Quyền lực thương lượng từ các nhà cung ứng 


 Số lượng và  quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến
áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.
Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực
cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành 

Page | 11
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
 Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu
khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí
chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
 Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố
thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng
lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.  
Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy
mô, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm.Chính vì thế những nhà
cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công... ) sẽ có rất ít
quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn
nhưng họ lại thiếu tổ chức.

4.2 Các nhà cung ứng


 Nhu cầu sử dụng dịch vụ: Đối với dịch vụ, công ty có thể đưa ra loại hình dịch
vụ, nhưng lại không thể tạo ra được giá trị của dịch vụ mà có yêu cầu, nhu cầu
sử dụng dịch vụ của khách hàng. Nói một cách khác, quá trình tạo ra một dịch
vụ hoàn chỉnh cần gắn liền với khách hàng.
 Vì lẽ đó với dịch vụ bưu chính của công ty Mobiphone, “ khách hàng”
không chỉ là đối tác đầu ra mà còn là nơi cung cấp yếu tố đầu vào quan
trọng cho việc kinh doanh.
 Có thể thấy lãnh đạo công ty sớm nhận ra sự quan trọng của người sử
dụng dịch vụ, không chỉ là “khách hàng” mà còn là “ nhà cung cấp”
quan trọng, họ sớm đã rất chú trọng đến khách hàng, tìm cách để người
sử dụng quan tâm và hài lòng với dịch vụ bưu chính của mình 
 Khách hàng số đông đã không còn những người sử dụng dịch vụ riêng
lẻ, mà Mobiphone đã sớm tìm cho mình các công ty thương mại, tòa
soạn, công ty thương mại điện tử, … và nhiều đối tác tiềm năng cho
mình
 Nhà cung cấp nguồn nhân lực:
 Đối với nguồn nhân lực, Mobiphone hợp tác với nhiều trang tuyển dụng
liên quan, có thể thấy được đối với nguồn lực con người, công ty có khá
nhiều nguồn cung, không bị giới hạn hoặc phụ thuộc vào bất kì một vị
trí nào.
 Việc tạo sự đa dạng trong hình thức tuyển dụng và việc lựa chọn khá kỹ
lưỡng đối với các đơn vị hỗ trợ tuyển dụng cho thấy sự chú trọng nhân
tố con người và sự chuẩn bị cẩn thận về nguồn lực của công ty.
 Đối với vị trí nhân viên bảo vệ, Mobiphone có đối tác là các công ty đào
tạo vệ sỹ - bảo vệ chuyên nghiệp, tuy nhiên tùy theo vị trí của bưu cục
mà sẽ chọn đối tác, chứ không cố định một nhà cung cấp. Một số có thể
kể đến là: Công ty bảo vệ Thăng Long ( Hồ Chí Minh, Hà Nội), công ty
bảo vệ Phú Hưng ( Đồng Tháp), …
 Nhà cung cấp thiết bị và cơ sở hạ tầng
 Về mặt bằng: Tổng công ty Viễn thông MobiFone là công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con nên các vấn đề liên quan đến tìm mặt
Page | 12
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
bằng bưu chính, kho, bãi, nguyên vật liệuliệu của MobiFone sẽ được hỗ
trợ bởi nhà nước.
 Về nhà cung cấp điện: Tập đoàn điện lực Việt Nam. Mobiphone đăng ký
sử dụng dưới dạng mua điện để kinh doanh.Việc đăng ký sử dụng điện
kinh doanh giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng điện cho doanh
nghiệp bởi với điện kinh doanh chỉ áp dụng cho một giá cho một thời
điểm nhất định, chứ không tính giá tính theo bậc thang, có nhiều mức
giá theo khung sử dụng như điện sinh hoạt
 
 Nhà cung cấp phương tiện vận tải
 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và Tổng công ty Viễn thông
MobiFone (MobiFone) vừa ký thoả thuận hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh

 
 
 
 

5. Khách hàng
Khách hàng của Mobifone bao gồm Khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.
Khách hàng cá nhân của Mobifone chiếm đa số bởi việc sử dụng sản phẩm là đồng
thời với việc sử dụng công cụ hỗ trợ cá nhân: điện thoại di động. Các khách hàng là
những người sử dụng mạng sẽ phải trả tiền cước cho những dịch vụ gọi điện, tìm kiếm
thông tin, lướt web, trò chuyện …theo những mức cước quy định, như vậy là khách
hàng không có nhiều quyền lực trong việc thương lượng về giá cả và quy mô.
Thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay chứng kiến sự nắm quyền của 03 doanh
nghiệp viễn thông lớn là Viettel (Chiếm 52% thị trường), Mobiphone (18%) và
Vinaphone (18%). Mặc dù chỉ chiếm vị trí thứ 2 tại thị trường Việt Nam song theo
thống kê của Cục Viễn thông từ ngày 16-11-2018 đến ngày 12-5-2019, nhà mạng
MobiFone chỉ có 90,355 thuê bao đăng ký chuyển đi trong khi đó VinaPhone là
138,378 thuê bao và Viettel với 205,345 thuê bao đăng ký rời mạng. Tuy nhiên đến
năm 2021, Viettel đã ghi nhận lãi hơn 540 nghìn thuê bao trong khi đó, Vinaphone chỉ
lãi khoảng 177 nghìn thuê bao còn Mobifone lại lỗ khoảng 42 nghìn thuê bao. 
Kết quả đo chất lượng cuộc gọi

Page | 13
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
Kết quả đo dịch vụ 3G (2021)

Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, đời sống người dân được nâng
cao, các đối thủ ngày càng đa dạng, áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm,. dịch vụ vì vậy mặc dù MobiFone chăm sóc khách hàng chu đáo, tuy
nhiên do chất lượng cuộc gọi và tốc độ mạng chưa được tốt nên đã đến đến tính trạng
như trên. Bên cạnh đó Mobifone có rất nhiều đối thủ cạnh tranh 
=> Có thể nói khách hàng ngày càng có quyền thương lượng

Page | 14
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
6. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm và dịch vụ trong ngành.
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so
với sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố
khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe
dọa của sản phẩm thay thế.
Với các công ty viễn thông như là Mobifone thì tương lai gần thì mạng di động
không có nhiều đe dọa từ sản phẩm thay thế. Chẳng hạn như sự đe dọa từ việc dùng
điện thoại bàn,điện thoại công cộng, hay là việc sử dụng các thiết bị liên lạc khác như
sử dụng internet qua máy tính và máy tính xách tay … thì ngày nay đều có thể tích
hợp các chức năng này trong chiếc điện thoại di động với sự hỗ trợ của mạng không
dây Mobifone. Nhìn chung thì đây là một thị trường phát triển và có xu hướng phát
triển rộng thêm khi khách hàng càng ngày càng sử dụng điện thoại di động như những
phương tiện thuận lợi và thường xuyên nhất.Tất nhiên hiện tại thì các dịch vụ này
cũng làm giảm đáng kể lượng khách hàng tham gia vào dịch vụ khác.
  Với những thách thức từ những sản phẩm thay thế nghe, gọi, nhắn tin miễn phí,...
như Facebook, Zalo, Google meet, Viber, Whatsapp…làm giảm đi các cuộc gọi và tin
nhắn qua mạng di động là một thách thức không nhỏ của Mobifone. Với việc tích hợp
nhiều tính năng như nghe, gọi, nhắn tin,giải trí,... thì người trẻ Việt Nam hiện nay
đang dành từ 6-7 tiếng cho mạng xã hội. Covid 19 xảy ra, nhu cầu kết nối ngày càng
lớn và đa dạng như một đòn bẩy cho những ứng dụng này phát triển. Mặt khác, việc
thu thập thông tin và theo dõi hành vi người dùng trên toàn thế giới khiến cho các sản
phẩm internet ngày càng dễ tiếp cận nhu cầu của người tiêu dùng. Cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 về trí tuệ nhân tạo thì người nắm giữ nhiều thông tin là người chiến
thắng.Theo số liệu năm 2021,đứng trước thực tế gần 124 triệu thuê bao di động, lớn
hơn dân số hiện tại là hơn 97,6 triệu người, thị trường gần như cũng đã được định hình
và dạng trong giai đoạn bão hòa, dịch vụ nghe gọi qua mạng di động này cũng không
còn quá hấp dẫn.Áp lực thì có nhưng nếu đầu tư cũng không tăng thị phần của mình
trên thị trường. 
=> Áp lực từ sản phẩm thay thế không quá cao.

TỔNG KẾT

Thị trường viễn thông Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng được xếp vào hàng nhanh
nhất thế giới. Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường thông tin di động
giữa các nhà cung cấp dịch vụ VinaPhone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom,
Page | 15
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
SFone... đã thúc đẩy thị trường đạt mức tăng trưởng nhanh. Mới đây, trong bảng xếp
hạng phát triển viễn thông Châu Á, thị trường viễn thông Việt Nam đã được xếp thứ
13 về cả quy mô và tốc độ phát triển trên ba lĩnh vực cố định, di động và Internet.
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael để
từ đó xác định cơ hội và thách thức đối với Mobifone 
Các cơ hội:
Sự ủng hộ của chính phủ:Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước có tiềm lực kinh tế mở rộng đầu tư hợp tác ra nước ngoài để mở rộng thị phần và
từng bước thâm nhập thị trường quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều: Ngành dịch vụ viễn thông tuy đã phát
triển rất mạnh song vẫn còn rất nhiều cơ hội cho Mobifone mở rộng thị trường của
mình sang nhiều phân khúc khách hàng khác nhau trong và ngoài nước.
Các thách thức
Một là: Đối thủ cạnh tranh. Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của
các Công ty dịch vụ viễn thông khác như Viettel, Vinaphone, Vietnamobile,SFONE,
… Với vị thế là nhà mạng lâu đời nhất Việt Nam Mobiphone vẫn khẳng định được vai
trò doanh nghiệp chủ chốt trên thị trường viễn thông, tạo vị thế doanh nghiệp trụ cột
của ngành Thông tin và Truyền thông.
Hai là: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Mạng di động MVNO, Đông Dương Telecom,
Masan,  các nhà khai thác di động này sẽ tận thu được số vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ
tầng bằng việc khai thác triệt để những phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ
Ba là: Nhà cung ứng. Có thể xem nhà cung ứng như một nguy cơ khi họ đòi nâng
giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp khi đó họ làm cho lợi nhuận của công ty
sụt giảm.
Bốn là: Khách hàng. Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, đời sống
người dân được nâng cao, các đối thủ ngày càng đa dạng, áp dụng nhiều biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi Mobiphone phải đưa ra các chiến lược tối
ưu hơn.

Năm là:Sản phẩm thay thế Ngành viễn thông rộng mở vì vậy trong tương lai gần sẽ
có những sản phẩm thay thế sẽ giúp khách hàng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của
mình. Ngoài truyền hình và Internet, khách hàng còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải
trí khác như chơi game online, xem ti vi trên máy vi tính, xem truyền hình và phim
theo yêu cầu 

Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức
tăng trưởng 160% - 170%/ năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng, thu hút sự
chú ý của không ít các nhà đầu tư nước ngoài. Đòi hỏi Mobiphone phải có các chiến
lược và giải pháp tối ưu hơn để nắm vị trí dẫn đầu trong thị trường viễn thông di động
Việt Nam.

Page | 16
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
 

Page | 17
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone
Page | 18
NHÓM 4_Phân tích môi trường ngành của Mobifone

You might also like