You are on page 1of 7

1 Ước lượng tham số

Bài tập cơ bản

Bài tập 1.1 ( 45). - Gọi X là hàm lượng kẽm. Đặt hàm lượng kẽm trung bình µ = EX và σ2 = DX.
Theo giả thiết, σ = 0, 3.
- Mẫu cỡ n = 36 và hàm lượng kẽm trung bình X = 2, 6.
a) Ướng lượng khoảng đối xứng cho µ với độ tin cậy 95%. Áp dụng công thức ước lượng khoảng đối
xứng cho trung bình trong trường hợp σ đã biết.
b) Đây là bài toán xác định cỡ mẫu tối thiểu khi cho trước σ và sai số của khoảng ước lượng ( hay độ
chính xác khoảng ước lượng) của trung bình.

Bài tập 1.2. - Gọi X là tuổi thọ bóng đèn. Đặt µ = EX và σ2 = DX. Theo giả thiết, σ chưa biết.
- Mẫu cỡ n = 256 và tính X, S0 .
Ướng lượng khoảng đối xứng cho µ với độ tin cậy 95, 6%. Áp dụng công thức ước lượng khoảng đối
xứng cho trung bình trong trường hợp σ chưa biết và cỡ mẫu n > 30.

Bài tập 1.3. - Gọi X là biến ngẫu nhiên gốc của tổng thể. Ta có X ∼ N(µ, σ2 ) với µ = EX và σ2 = DX.
Theo giả thiết, σ chưa biết.
- Mẫu cỡ n = 7 và tính X, S0 .
Ướng lượng khoảng đối xứng cho µ với độ tin cậy 95%. Áp dụng công thức ước lượng khoảng đối xứng
cho trung bình trong trường hợp σ chưa biết và cỡ mẫu n < 30.

Bài tập 1.4. - Gọi p là tỉ lệ hạt giống không nảy mầm.


- Mẫu cỡ n = 400 và tính f.
a) Ướng lượng khoảng đối xứng cho p với độ tin cậy 90%. Áp dụng công thức khoảng đối xứng cho tỉ lệ.
- Từ khoảng ước lượng, tính sai số của khoảng ước lượng (hay độ chính xác của khoảng ước lượng).
b) Đây là bài toán xác định cỡ mẫu tối thiểu khi cho trước sai số khoảng ước lượng đối xứng của tỉ lệ hạt
giống không nảy mầm.

Bài tập 1.5 (49). Gọi X là sản lượng lúa. Ta có X ∼ N(µ, σ2 ) với µ = EX, σ2 = DX.
Mẫu cỡ n = 10, tính X, S0 .
Với độ tin cậy 1 − α = 0, 9, đưa ra khoảng ước lượng đối xứng cho trung bình µ. Đây là bài toán ước
lượng khoảng cho µ trong trường hợp cỡ mẫu n < 30 và chưa biết σ.

Bài tập 1.6 (50). Gọi X là khối lượng của sản phẩm, ta có X ∼ N(µ, σ2 ) với µ = EX, σ2 = DX. Ước
lượng cho trung bình µ.
Mẫu cỡ n = 25 tính X, S0 .
a) Đây là ước lượng điểm cho µ. Cho µ = X.
b) Đây là bài toán ước lượng khoảng tin cậy đối xứng cho µ với độ tin cậy 1 − α = 0, 98 và chưa biết σ
và cỡ mẫu n < 30.

Bài tập nâng cao

Trang 1
Bài tập 1.7 (51). Gọi p là tỉ lệ trái cây không đạt tiêu chuẩn.
Mẫu có cỡ 50 ∗ 100 = 5000, tính f.
a) Đây là bài toán ước lượng khoảng đối xứng cho p với độ tin cậy 1 − α = 0, 95.
b) Giả sử độ tin cậy là 1 − α. Ta cần tìm 1 − α. Độ chính xác khoảng tin cậy cho p là
s
f (1 − f )
 = u(1− α2 ) ,
n

với n = 5000 và f đã xác định ở trên.


α
Cho  = 0, 005, tính được u(1− α2 ) . Do đó 1 − = Φ(u(1− α2 ) ) và suy ra α. Khi đó tính được độ tin cậy
2
1 − α.
c) Đây là bài toán ước lượng cỡ mẫu tối thiểu cho ước lượng khoảng của tỉ lệ p.
Độ tin cậy 1 − α = 0, 99 suy ra α.
Giả sử cần kiểm tra n sọt. Khi đó số quả kiểm tra là 100 ∗ n và do đó mẫu kiểm tra có cỡ là 100 ∗ n = m.
Độ chính xác khoảng tin cậy cho p là
s
f (1 − f )
 = u(1− α2 ) ,
100 ∗ n

với f đã xác định ở trên.


Xét  ≤ 0, 01. Suy ra n ≥ a. Chọn n nhỏ nhất.
2000
Bài tập 1.8. Gọi m là số cá trong hồ. Gọi p là tỉ lệ cá được đánh dấu có trong hồ. Khi đó p = . Để
m
ước lương m, ta ước lượng khoảng đối xứng cho p.
Mẫu cỡ 400, tính f.
Áp dụng công thức ước lượng khoảng đối xứng cho p với độ tin cậy 1 − α = 0, 95. Ta xác định được
p ∈ (a, b).
2000
Sau đó ta xét a < < b để suy ra khoảng ước lượng của m.
m
Bài tập 1.9. Gọi p là tỉ lệ mắc bệnh A. Đây là bài toán xác định cỡ mẫu tối thiểu cho n ước lượng khoảng
tin cậy của tỉ lệ p.
Tỉ lệ thực nghiệm f = 0, 9.
Mẫu cần quan sát có cỡ n.
Độ chính xác (sai số) cho khoảng ước lượng của p với độ tin cậy 1 − α = 0, 95 là
s
f (1 − f )
 = u(1− α2 ) ,
n

với f = 0, 9.
Xét  ≤ 0, 01 suy ra n ≥ a. Chọn n nhỏ nhất.

Bài tập củng cố

Bài tập 1.10 (54). Gọi X là năng suất lúa. Đặt µ = EX, DX = σ2 .
Mẫu quan sát cỡ n = 100, tính X, S0 .
a) Đây là bài toán ước lượng điểm cho µ.

Trang 2
b) Gọi p là tỉ lệ diện tích lúa có năng suất cao. Từ mẫu đã cho, xác định f là tỉ lệ diện tích lúa có năng
suất cao trong mẫu.
Ước lượng không chệch của p là p = f.
c) Đây là bài toán ước lượng khoảng đối xứng cho trung bình µ với độ tin cậy 1 − α = 0, 95 trong trường
hợp σ chưa biết và cỡ mẫu n > 30.

Bài tập 1.11. X là mức tiêu thụ xăng. Ta có X ∼ N(µ, σ2 0 với EX = µ, σ2 = DX.
Mẫu cỡ n = 6, tính X, S0 .
Đây là bài toán ước lượng khoảng đối xứng cho trung bình µ với độ tin cậy 1 − α = 0, 9 trong trường
hợp σ chưa biết và cỡ mẫu n < 30.

Bài tập 1.12. p là tỉ lệ gia đình có nhu cầu về mặt hàng đã cho.
Mẫu cỡ n = 100, tính f
Đây là bài toán ước lượng khoảng đối xứng cho p với độ tin cậy 1 − α = 0, 964.

Bài tập 1.13. a) X là đường kính của chi tiết đạt tiêu chuẩn. Đặt µ = EX, σ2 = DX.
Trong bảng dữ liệu đã cho, ta xét mẫu các chi tiết có đường kính đạt tiêu chuẩn hay ta có bảng sau

Đường kính 19,9-19,95 19,95-20 20-20,05 20,05-20,1


.
Số chi tiết 15 28 23 14

Mẫu có cỡ 15 + 28 + 23 + 14, tính X, S0 .


Đây là bài toán ước lượng khoảng đối xứng cho µ với độ tin cậy 1 − α = 0, 95 trong trường hợp σ chưa
biết và cỡ mẫu n > 30.
b) Gọi p là tỉ lệ chi tiết đạt tiêu chuẩn.
Mẫu quan sát cỡ 100, tính f là tỉ lệ chi tiết đạt tiêu chuẩn trong mẫu.
Đây là bài toán ước lượng khoảng tin cậy đối xứng cho p với độ tin cậy 1 − α = 0, 96.
c) Đây là bài toán kích cỡ mẫu tối thiểu trong ước lượng khoảng đối xứng cho p.

Bài tập 1.14. X là thu nhập của một người. Đặt µ = EX, DX = σ2 .
Mẫu quan sát cỡ 225, tính X, S0 .
a) Đây là ước lượng điểm cho µ.
b) Gọi p là tỉ lệ có thu nhập cao.
Từ mẫu quan sát, tính f.
Ước lượng điểm của p là p = f.
c) Đây là bài toán ước lượng khoảng đối xứng cho trung bình µ với đô tin cậy 1 − α = 0, 95 trong trường
hợp σ chưa biết và cỡ mẫu n > 30.

Bài tập 1.15 (59). Tự làm, đây là phần ước lượng cho phương sai

Bài tập 1.16 (60). X là khối lượng sản phẩm. Ta có X ∼ N(µ, σ2 ) với µ = EX, σ2 = DX.
Mẫu cỡ 25, tính X, S0 .
a) Ước lượng điểm cho trung bình µ
b) Đây là bài toán ước lượng khoảng đối xứng cho trung bình µ với độ tin vậy 1 − α = 0, 95 trong trường
hợp σ chưa biết và cỡ mẫu n < 30.

Trang 3
2 Kiểm định tham số

Bài tập cơ bản

Bài tập 2.1 (61). X là khối lượng dây câu chịu được. Đặt EX = µ, σ2 = DX. Ta có σ = 0, 5.
Cặp giả thiết H0 : µ = 8 và H : µ , 8. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 50 và x = 7, 8.
Đây là bài toán kiểm định hai phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 01 trong trường hợp đã biết
σ = 0, 5.
X−8
Tiêu chuẩn kiểm định U =  .
 σ 
 √ 
n
7, 8 − 8
Giá trị quan sát u =   ' −2, 828427.
 0, 5 
 √ 
50
Miền bác bỏ H0 là
Wα = (−∞; −u(1− α2 ) ) ∪ (u(1− α2 ) ; +∞).
Ta có u(1− α2 ) = u0,995 = 2, 58. Suy ra Wα = (−∞; −2, 58) ∪ (2, 58; +∞).
Ta thấy u ∈ Wα . Ta bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận H. Như vậy, khẳng đinh của nhà sản xuất chưa
chính xác.

Bài tập 2.2. X là tuổi thọ của bóng đèn. Ta có X ∼ N(µ, σ2 ) với µ = EX, σ2 = DX và σ = 36.
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 2000 và H : µ < 2000. Ta kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 16 và x = 1975.
Đây là bài toán kiểm định một phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 01 trong trường hợp đã biết
σ = 36.
X − 2000
Tiêu chuẩn kiểm định U =   .
 σ 
 √ 
n
1975 − 2000
Giá trị quan sát u =   ' −2, 7777778.
 36 
 √ 
16
Miền bác bỏ H0 là
Wα = (−∞; −u(1−α) ).
Ta có u(1−α) = u0,99 = 2, 35. Suy ra Wα = (−∞; −2, 35).
Ta thấy u ∈ Wα . Ta bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận H. Như vậy, chất lượng bóng đèn mới đã giảm sút.

Bài tập 2.3. X là trọng lượng của sinh viên. Đặt µ = EX và σ2 = DX.
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 55 và H : µ < 55. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 100 và x = 52, s0 = 12.
Đây là bài toán kiểm định một phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 1 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n > 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.4. X là công suất tiêu một năm của máy hút bụi. Ta có X ∼ N(µ, σ2 ) với µ = EX, σ2 = DX.

Trang 4
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 46 và H : µ , 46. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 12 và x = 42, s0 = 11, 9.
Đây là bài toán kiểm định hai phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 05 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n < 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.5. X là số tiền sinh viên tiêu trong một tháng (đơn vị triệu đồng). Đặt EX = µ, DX = σ2 .
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 2, 8 và H : µ , 2, 8. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 15 và x = 3, s0 = 0, 9.
Đây là bài toán kiểm định hai phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 1 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n < 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.6. X là trọng lượng của sản phẩm. Đặt µ = EX, σ2 = DX với σ = 4 = 2.
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 100 và H : µ > 100. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 100 và x = 100, 4.
Đây là bài toán kiểm định một phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 05 trong trường hợp đã biết
σ = 2.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.7. Gọi p là tỉ lệ phế phẩm.


Cặp giả thiết kiểm định H0 : p = 0, 05 và H : p > 0, 05. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên để quan sát số phế phẩm trong mẫu. Khi đó n = 300 và
24
f = .
300
Đây là bài toán kiểm định một phía của tỉ lệ p với mức ý nghĩa α = 0, 05.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.8 (68). Đây là kiểm định về phương sai

Bài tập 2.9 (69). Đây là kiểm định phương sai

Bài tập 2.10. Gọi p là tỉ lệ cảm hỏng.


Cặp giả thiết kiểm định H0 : p = 0, 1 và H : p > 0, 1. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên để quan sát số cam hỏng trong mẫu. Khi đó n = 400 và
60
f = .
400
Đây là bài toán kiểm định một phía của tỉ lệ p với mức ý nghĩa α = 0, 01.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.11. Gọi p là tỉ lệ khách tiêu dùng loại sản phẩm đã cho.
Cặp giả thiết kiểm định H0 : p = 0, 3 và H : p > 0, 3. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên để quan sát số khách hàng tiêu thụ sản phẩm trong mẫu.
198
Khi đó n = 600 và f = .
600
Đây là bài toán kiểm định một phía của tỉ lệ p với mức ý nghĩa α = 0, 05.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập củng cố

Trang 5
Bài tập 2.12 (72). X là trọng lượng của sản phẩm. Đặt µ = EX và σ2 = DX.
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 6 và H : µ , 6. Kiểm định H0 .
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 121 và x = 5, 975, s0 =
p
0, 1024.
Đây là bài toán kiểm định hai phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 05 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n > 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.13. X là trọng lượng của gà được xuất chuồng. Đặt µ = EX và σ2 = DX.
p
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 25 và x = 3, 2, s0 = 0, 25.
a) Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 2, 8 và H : µ > 2, 8. Kiểm định H0 .
Đây là bài toán kiểm định một phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 05 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n < 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.
b) Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 3, 3 và H : µ , 3, 3. Kiểm định H0 .
Đây là bài toán kiểm định hai phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 05 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n < 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.14. Gọi p là tỉ lệ phế phẩm.


Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên để quan sát số phế phẩm trong mẫu. Khi đó n = 800 và
24
f = .
800
a) Cặp giả thiết kiểm định H0 : p = 0, 05 và H : p < 0, 05. Kiểm định H0 .
Đây là bài toán kiểm định một phía của tỉ lệ p với mức ý nghĩa α = 0, 05.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.
b) Cặp giả thiết kiểm định H0 : p = 0, 05 và H : p < 0, 05. Kiểm định H0 .
Đây là bài toán kiểm định một phía của tỉ lệ p với mức ý nghĩa α = 0, 01.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.15. X là trọng lượng của quả xoài. Đặt µ = EX và σ2 = DX.
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 400 và x = 397, 5, s0 =
114, 1329.
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 400 và H : µ , 400. Kiểm định H0 .
Đây là bài toán kiểm định hai phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 05 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n > 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Bài tập 2.16. X là nhịp mạch của thanh niên làm công việc A. Đặt µ = EX và σ2 = DX.
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 64 và x = 74, s0 = 9.
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 72 và H : µ > 72. Kiểm định H0 .
Đây là bài toán kiểm định một phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 01 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n > 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Trang 6
Bài tập 2.17 (77). Đây là bài toán kiểm định phương sai

Bài tập 2.18 (78). X là trọng lượng của túi mì chính. Ta có X ∼ N(µ, σ2 ) với µ = EX và σ2 = DX.
Xét W = (X1 , X2 , ..., X n) là mẫu ngẫu nhiên cảm sinh từ X. Khi đó n = 25 và x = 494, s0 = 8, 897565.
Cặp giả thiết kiểm định H0 : µ = 500 và H : µ < 500. Kiểm định H0 .
Đây là bài toán kiểm định một phía của trung bình µ với mức ý nghĩa α = 0, 05 trong trường hợp chưa
biết σ và cỡ mẫu n < 30.
Áp dụng các bước tiếp theo của bài toán kiểm định.

Trang 7

You might also like