You are on page 1of 35

LƯƠNG VĂN TÙNG - PHẠM THỊ THỦY

VÕ THÀNH LÂM - LÊ THANH MINH CHÂU

CƠ HỌC

ĐẠI HỌC SÀI GÒN - 2023

.
LƯƠNG VĂN TÙNG - PHẠM THỊ THỦY
VÕ THÀNH LÂM - LÊ THANH MINH CHÂU

CƠ HỌC

ĐẠI HỌC SÀI GÒN - 2023


Mục lục

Chương 4 Trường hấp dẫn 3


§1 Định luật vạn vật hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1. Lực vạn vật hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2. Định luật vạn vật hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . 4
§2 Cường độ hấp dẫn - Thế hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.1. Cường độ trường hấp dẫn và nguyên lý chồng chất của
trường hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.2. Thế hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2.3. Ví dụ 4.1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.4. Ví dụ 4.2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
§3 Khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính . . . . . . . . . 11
3.1. Khối lượng quán tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
3.2. Khối lượng hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
3.3. Liên hệ giữa khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn 11
§4 Chuyển động trong trường hấp dẫn - Các định luật Kepler . 12
4.1. Định luật II Kepler . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
4.2. Định luật I Kepler . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
4.3. Định luật III Kepler . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
4.4. Ví dụ 4.3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
§5 Chuyển động quanh Trái Đất - Vận tốc vũ trụ . . . . . . . . 20
5.1. Chuyển động quanh trái đất . . . . . . . . . . . . . . 20
5.2. Các vận tốc vũ trụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
5.3. Ví dụ 4.4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
§6 Bài toán hai vật trong trường hấp dẫn . . . . . . . . . . . . 22
§7 Câu hỏi và bài tập chương 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
7.1. Câu hỏi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
7.2. Bài tập có lời giải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
7.3. Đề bài và đáp số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

1
2 MỤC LỤC

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


Chương 4

Trường hấp dẫn

Lực hấp dẫn là một trong bốn loại lực cơ bản của tự nhiên. Lực hấp dẫn
là loại lực không tiếp xúc và được thực hiện thông qua các lượng tử năng
lượng là hạt Graviton. Trường hấp dẫn được sinh ra xung quanh vật chất
có khối lượng. Đây là loại lực yếu nhất trong bốn loại lực của tự nhiên.
Chính vì lý do này, những vật có khối lượng nhỏ xung quanh chúng ta, lực
hấp dẫn rất bé hoàn toàn có thể bỏ qua so với các tương tác khác. Chỉ có
những vật có khối lượng lớn như các thiên thể mới tạo nên tương tác hấp
dẫn đủ lớn.

Tương tác hấp dẫn giữa các vật chẳng những phụ thuộc khối lượng của
các vật, mà còn phụ thuộc hình dạng, kích thước và khoảng cách giữa các
vật. Để đơn giản ta chỉ xét tương tác hấp dẫn giữa các chất điểm và ta có
thể chứng minh được các kết quả tìm được cũng sẽ đúng cho các vật đồng
chất hình cầu.

§1 Định luật vạn vật hấp dẫn

1.1. Lực vạn vật hấp dẫn

Thực tế cho thấy các vật có khối lượng hút nhau, lực hút đó được gọi
là lực vạn vật hấp dẫn hay lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn luôn luôn là lực hút.
Lực hấp dẫn được thực hiện thông qua một môi trường vật chất đặc biệt
xuất hiện xung quanh vật có khối lượng và được gọi là trường hấp dẫn.

3
4 Trường hấp dẫn

Như vậy vật chất trung gian để truyền tương tác hấp dẫn chính là trường
hấp dẫn, cụ thể là các lượng tử năng lượng của trường hấp dẫn có tên gọi
là hạt Graviton. Lực hấp dẫn được xác định theo định luật vạn vật hấp
dẫn của Newton.

1.2. Định luật vạn vật hấp dẫn

Định luật vạn vật hấp dẫn được thiết lập dựa trên các định luật của
Kepler. Gồm ba định luật.

Định luật Kepler 1: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời chuyển động theo
quỹ đạo elip và nhận Mặt trời là một tiêu điểm.

Định luật Kepler 2: Bán kính véc tơ nối Mặt Trời với hành tinh quét
những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kỳ bằng nhau.

Định luật Kepler 3: Bình phương chu kì quay của hành tinh quanh Mặt
Trời tỷ lệ với lập phương bán trục lớn quỹ đạo.

T 2 = ca3 (4.1)

Với T là chu kì quay của hành tinh xung quanh Mặt Trời, a là bán trục
lớn của quỹ đạo elip, c là hằng số.

Để đơn giản ta giả sử xem hành tinh quay xung quanh Mặt Trời theo
quỹ đạo tròn (trong thức tế quỹ đạo này gần tròn) với bán kính r.

Khi hành tinh khối lượng m quay xung quanh Mặt Trời thì lực hấp dẫn
của Mặt Trời tác dụng lên hành tinh đó là lực hướng tâm nên ta có:
v2 4π 2 4π 2 m m
F = man = m = mω 2 r = m 2 r = ≡ β (4.2)
r T c r2 r2

Ở đây ta đặt
4π 2
β= (4.3)
c
và vận dụng định luật Kepler 3 để biến đổi.

Khi Mặt Trời tác dụng lên hành tinh một lực F thì theo định luật III
Newton, hành tinh cũng tác dụng lên Mặt Trời một lực F ′ có cùng độ lớn

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§1 Định luật vạn vật hấp dẫn 5

với lực F nhưng ngược chiều. Hai lực này có cùng bản chất là lực hấp dẫn
nên phải có cùng thuộc tính. Từ (4.2) ta thấy lực này phải tỷ lệ thuận với
khối lượng của vật và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên có
thể viết:
M
F ′ = β′ 2 (4.4)
r
Vì F ′ = F nên từ (4.2) và (4.4) ta có:

′ β β′
βm = β M ⇒ = = HS ≡ G (4.5)
M m
Thay (4.5) vào (4.2) ta thu được biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn của
Newton:
Mm
F =G 2 (4.6)
r
Trong đó
G = 6, 67.10−11 (m2 /kg.s2 ) (4.7)
là hằng số được xác định từ thực nghiệm, gọi là hằng số hấp dẫn.

Lực hấp dẫn là lực hút nên nếu viết dạng véc tơ sẽ là:
Mm
F⃗ = −G 3 ⃗r (4.8)
r

Ở đây ⃗r là véc tơ hướng từ vật tác dụng sang vật bị tác dụng, dấu (-) thể
hiện đây là lực hút.

Chú ý rằng:
mM
F⃗ = −G 3 ⃗r = −gradEt (4.9)
r
Với Et là thế năng hấp dẫn nên ta có công thức tính thế năng trường hấp
dẫn:
Mm
Et = −G +C (4.10)
r
Trong đó C là hằng số phụ thuộc mốc chọn.

Chẳng hạn xét cho trường hấp dẫn Trái Đất, nếu chọn điểm xa vô cùng
(r = ∞) có thế năng bằng không thì C = 0 nên thế năng có công thức
tính là
Mm
Et = −G (4.11)
r
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
6 Trường hấp dẫn

Nếu chọn mặt đất có thế năng bằng không thì hằng số tích phân
Mm
C=G (4.12)
R
Do đó công thức tính thế năng hấp dẫn là
Mm Mm Mm h
Et = G −G =G (4.13)
R R+h R R+h
Nếu xét điểm gần mặt đất thì h ≪ R nên
Mm
Et = G h = mgh (4.14)
R2
ở đây
M
g=G (4.15)
R2
là gia tốc trọng trường tại bề mặt Trái Đất; M, R là khối lượng và bán
kính Trái Đất, h là độ cao của vật so với mặt đất. Đây là công thức tính
thế năng của trường hấp dẫn Trái Đất gần bề mặt Trái Đất ta thường
dùng trong chương trình phổ thông.

§2 Cường độ hấp dẫn - Thế hấp dẫn

2.1. Cường độ trường hấp dẫn và nguyên lý chồng chất của


trường hấp dẫn

Ta biết nếu vật khối lượng m1 đặt cách vật m một khoảng r thì lực
tương tác hấp dẫn tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn:
mm1
F⃗ = −G 3 ⃗r = m⃗g (4.16)
r
Ở đây véc tơ ⃗r hướng từ vật tác dụng m1 sang vật bị tác dụng m.

Đại lượng
m1
⃗g = −G ⃗r (4.17)
r3
không phụ thuộc vào vật bị tác dụng m mà chỉ phụ thuộc vật tác dụng
m1 và vị trí đặt vật m được dùng để đặc trưng cho khả năng tác dụng lực
của trường hấp dẫn, được gọi là cường độ trường hấp dẫn.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§2 Cường độ hấp dẫn - Thế hấp dẫn 7

Nếu ta xét một hệ gồm nhiều vật (chất điểm) m1 , m2 , ..., mN tạo ra
cường độ trường hấp dẫn tại một điểm tương ứng là ⃗g1 , ⃗g2 , ..., ⃗gN thì cường
độ trường hấp dẫn tổng hợp được tính theo quy tắc tổng hợp véc tơ:
N N
X X mk
⃗g = ⃗gk = −G ⃗rk (4.18)
rk3
k=1 k=1

Biểu thức (4.18) là biểu thức nguyên lý chồng chất của trường hấp dẫn.

2.2. Thế hấp dẫn

Ta biết thế năng tương tác giữa vật khối lượng m1 và vật khối lượng m
được tính theo công thức (4.11):
m1 m
Et = −G (4.19)
r
Có thể hiểu rằng đây là thế năng hấp dẫn do vật khối lượng m1 gây ra đối
với vật khối lượng m tại vị trí đặt nó. Nếu ta dùng một đại lượng:
Et m1
φ= = −G (4.20)
m r
Thì đại lượng φ cũng có thể dùng để đặc trưng cho trường hấp dẫn của
vật khối lượng m1 và được gọi là thế hấp dẫn.

Biểu thức (4.20) cho thấy thế hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào vật tạo ra
trường hấp dẫn m1 và vị trí điểm đang xét.

Chú ý rằng:
F⃗ = m⃗g = −gradEt = −grad(mφ) (4.21)
nên ta có mối quan hệ giữa cường độ trường hấp dẫn ⃗g và thế hấp dẫn φ
là:
⃗g = −gradφ (4.22)

Nếu ta xét một hệ chất điểm thì theo nguyên lý chồng chất trường hấp
dẫn ta có:
N N N
!
X X X
⃗g = ⃗gk = − gradφk = −grad φk = −gradφ (4.23)
k=1 k=1 k=1

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


8 Trường hấp dẫn

Từ đây ta có công thức tính thế hấp dẫn của một hệ N chất điểm:
N N
X X mk
φ= φk = −G (4.24)
rk
k=1 k=1

2.3. Ví dụ 4.1.
Một hạt có khối lượng m ở vị trí bên ngoài một
quả cầu đồng chất có khối lượng M, bán kính R và
cách tâm của nó một khoảng r0 (hình 4.1). Tìm:

a) thế năng tương tác hấp dẫn của hạt và quả cầu;

b) lực hấp dẫn mà quả cầu tác dụng lên hạt.. Hình 4.1: Ví dụ 4,1.

Lời giải. Ta dùng hệ tọa độ cầu như hình 4.2.


Lấy một vi phân thể tích dV = r2 sin θdθdφdr thuộc
quả cầu (r ⩽ R) thì khối lượng dm = ρdV = 3M dV
4πR3 .
a) Vì m và dm là chất điểm nên có thể áp dụng công
thức tính thế năng của hai chất điểm
Gmdm 3GmM r2 sin θdφdθdr
dEt = − = − .
r′ 4πR3 r′
Với r’ là khoảng cách từ dm đến chất điểm m.
Hình 4.2: Ví dụ 4.1.

Từ hình 4.1 ta thấy


2
r′ = r2 + r02 − 2rr0 cos θ.
3GmM r2 sin θdφdθdr
⇒ dEt = − p .
4πR3 r2 + r02 − 2rr0 cos θ

Tích phân hai vế


R 2π π
r2 sin θ
Z Z Z
3GM m
Et = − dr dφ dθ p .
4πR3 0 0 0 r2 + r02 − 2rr0 cos θ
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
§2 Cường độ hấp dẫn - Thế hấp dẫn 9

Thực hiện tích phân cho kết quả


GM m
Et = − . (4.25)
r0
Công thức này hoàn toàn giống như thế năng tương tác hấp dẫn của hai
chất điểm (hạt).

b) Ta có thể tính lực bằng phương pháp tổng hợp lực, ở đây ta dùng
mối liên hệ giữa lực và thế năng để tìm lực hấp dẫn
dEt d⃗r0 GM m⃗r0
F⃗ = − = GM m =− .
d⃗r0 r0 r03

Ta hãy chứng minh bằng phương pháp định nghĩa. Ta có

⃗ mdmr⃗′ 3GmM r⃗′ 2


dF = −G ′ 3 = r sin θdθdφdr
r 4πR3 r′ 3
Chiếu r⃗′ lên các phương x, y, z ta được:
x = R sin θ cos φ; y = R sin θ sin φ; z = r0 − r cos θ.
Về độ lớn r′ 2 = r02 + r2 − 2rr0 cos θ Từ đây ta tính được
Z π Z 2π Z R
3GmM (R sin θ cos φ)
Fx = − dθ dφ dr 3/2
r2 sin θ = 0
0 0 0 4πR3 (r02 + r2 − 2rr0 cos θ)
Z π Z 2π Z R
3GmM (R sin θ sin φ)
Fy = − dθ dφ dr 3/2
r2 sin θ = 0
0 0 0 3 2 2
4πR (r0 + r − 2rr0 cos θ)
Z π Z 2π Z R
3GmM (r0 − r cos θ) 2 GM m
Fz = − dθ dφ dr r sin θ = −
0 0 0 4πR3 (r02 + r2 − 2rr0 cos θ)
3/2 r02
Vậy
GM m⃗r0
F⃗ = F⃗z = − . (4.26)
r03
Như vậy định luật vạn vật hấp dẫn cũng đúng cho vật đồng chất có dạng
hình cầu. Tương tác hấp dẫn giữa hai vật đồng chất hình cầu có dạng
giống như tương tác hấp dẫn giữa hai chất điểm có khối lượng bằng khối
lượng các vật và đặt tại khối tâm của các vật đó. Điều này cũng có nghĩa
là định luật vạn vật hấp dẫn của Newton hoàn toàn áp dụng được cho các
thiên thể trong vũ trụ. Các thiên thể này có thể xem là chất điểm hoặc
vật có dạng hình cầu.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


10 Trường hấp dẫn

2.4. Ví dụ 4.2.

Có một quả cầu đồng chất khối lượng M và bán kính R. Tìm cường độ
hấp dẫn g và thế hấp dẫn φ của quả cầu này như là một hàm của khoảng
cách r0 tính từ tâm của nó (xét các trường hợp r0 < R và r0 > R). Vẽ đồ
thị các hàm g(r0 ) và φ(r0 ).

Lời giải. Chọn hệ tọa độ cầu có gốc ở tâm quả cầu có trục z đi qua
điểm đang xét. Thế hấp dẫn do quả cầu gây ra ở điểm (r0 , 0, 0) là

Gdm GM dV 3GM r2 sin θdθdφdr


dφ = − ′ = − =− .
r V r′ 4πR3 r′

với r′ 2 = r02 + r2 − 2r0 r cos θ.

Tích phân theo φ và θ thu được:

3GM r2 dr 2π
Z Z π
sin θdθ
φ(r) = − dφ
4πR3
p
0 0 r02 + r2 − 2r0 r cos θ

3GM r2 dr (|r − r0 | + r + r0 )
φ(r) = − .
R3 rr0
Nếu xét điểm nằm trong quả cầu thì ta tích phân theo tọa độ r như sau
 Z r0 2 Z R 2 
3GM 2r dr 2r dr 3GM  r02 
φt = − 3 + =− 1− . (4.27)
R 0 r0 r0 r 2R 3R2

Nếu xét điểm nằm ngoài quả cầu thì


R
2r2 dr
Z
3GM GM
φn = − 3 =− . (4.28)
R 0 r0 r0

Để tính cường độ hấp dẫn ta dựa vào mối quan hệ

dφ GM⃗r0 dφn GM⃗r0


⃗g = −gradφ ⇒ ⃗gt = − =− ; g n = − = − . (4.29)
d⃗r0 R3 d⃗r0 r03

Thế hấp dẫn trong và ngoài quả cầu được xác định theo (4.27) và (4.28),
cường độ hấp dẫn trong và ngoài quả cầu xác định theo (4.29).

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§3 Khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính 11

Áp dụng cho Trái Đất có


khối lượng M = 2 × 1024 kg,
bán kính R = 6370km.
Dùng phần mềm vẽ đồ thị
ta có đồ thị như hình 4.3.
Trong hình vẽ này đơn vị của
cường độ hấp dẫn g là m/s2 ,
khoảng cách r là ×107 m, thế
hấp dẫn φ là 107 J/kg.

Hình 4.3: Ví dụ 4.2.

§3 Khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính

3.1. Khối lượng quán tính

Khi nghiên cứu định luật I Newton ta đưa ra khái niệm khối lượng quán
tính là số đo mức quán tính của vật, từ đó ta có biểu thức định luật II
Newton là:
F = mq a (4.30)

3.2. Khối lượng hấp dẫn

Khi nghiên cứu lực hấp dẫn ta lại đưa ra khối lượng hấp dẫn, đặc trưng
cho mức hấp dẫn của vật và viết được biểu thức định luật vạn vật hấp
dẫn của Newton:
Mh mh
F =G 2 (4.31)
r

3.3. Liên hệ giữa khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn

Bây giờ nếu ta xét lực hấp dẫn trong (4.31) tạo nên gia tốc a theo (4.30)

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


12 Trường hấp dẫn

thì từ hai biểu thức này sẽ thu được:


Mh mh
a=G (4.32)
mq r2
Vấn đề đặt ra là khối lượng hấp dẫn mh và khối lượng quán tính mq của
cùng một vật thì giống nhau hay khác nhau?

Để trả lời câu hỏi đó, người ta đi đo gia tốc rơi tự do của các vật khác
nhau ở cùng một vị trí trên mặt đất. Gia tốc rơi tự do chính là gia tốc
vật thu được dưới tác dụng của lực hấp dẫn trái đất nên từ (4.32) ta viết
được gia tốc rơi tự do của một vật là:
M mh
g=G 2 (4.33)
R mq
Ở đây g là gia tốc rơi tự do của một vật có khối lượng hấp dẫn là mh , khối
lượng quán tính là mq , M, R là khối lượng và bán kính Quả Đất.

Thực nghiệm đo được gia tốc rơi tự do ở cùng một vị trí trên mặt đất
của mọi vật là như nhau. Như vậy:
mh1 mh2 mhk gR2
= = ... = = ≡K (4.34)
mq1 mq2 mqk GM
Từ (4.34) cho thấy khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính tỷ lệ với
nhau. Nếu ta chọn hệ đơn vị thích hợp sao cho
GM
g= 2 (4.35)
R
thì hệ số tỷ lệ K = 1, khi đó khối lượng hấp dẫn mh và khối lượng quán
tính mq trùng nhau.

Chính vì việc lựa chọn đơn vị thích hợp để có giá trị của khối lượng
quán tính và khối lượng hấp dẫn của cùng một vật là như nhau nên trong
thực tế khi sử dụng ta không cần phân biệt hai loại khối lượng này mà
đơn giản chỉ gọi là khối lượng của vật.

§4 Chuyển động trong trường hấp dẫn - Các định


luật Kepler

Ta đã biết ba định luật của Kepler là ba định luật thu được dựa vào

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§4 Chuyển động trong trường hấp dẫn - Các định luật Kepler 13

quan sát, đo đạc vị trí các thiên thể trên bầu trời. Tuy nhiên, ngày nay
dựa trên nền tảng phát triển của toán học và vật lý học, ta có thể thiết
lập lại các định luật Kepler.

4.1. Định luật II Kepler

Để thiết lập định luật II Kepler ta xét một vật khối lượng m chuyển
động xung quanh khối lượng M được xem là đứng yên. Chẳng hạn như
xét Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. Để có được điều giả thiết
này thì phải có điều kiện M ≫ m.

Trong trường hợp này ta nói vật m chuyển động trong trường hấp dẫn
của vật M . Vì lực hấp dẫn F⃗ luôn có giá đi qua tâm vật M đứng yên nên
trường hấp dẫn trong trường hợp này được gọi là trường lực xuyên tâm.
Tâm của vật M cũng được gọi là tâm của trường lực. Vị trí của vật m
được xác định bởi véc tơ ⃗r có gốc ở tâm trường lực O và mút ở vị trí vật
m đang xét. Do trường lực xuyên tâm nên moment lực đối với tâm trường
lực luôn bằng 0 (vì cánh tay đòn bằng 0) và moment xung lượng bằng
hằng số.
dL⃗
⃗ ⃗
M = ⃗r ∧ F = =0 ⇒L ⃗ = ⃗r ∧ p⃗ = ⃗r ∧ m⃗v = HS (4.36)
dt

Xét một dịch chuyển nhỏ của vật m ta có


sơ đồ như hình 4.4 . Ta biến đổi (4.36) như
sau:

⃗ = m⃗r ∧ ⃗v = m⃗r ∧ d⃗r = m ⃗r ∧ d⃗r (4.37)


L
dt dt
Hình 4.4: Định luật II Kepler

Từ hình 4.4 dễ dàng thấy về độ lớn |⃗r ∧ d⃗r| = 2dS, với dS là diện tích
mà véc tơ bán kính ⃗r quét được trong thời gian dt. Như vậy có thể viết:
dS L
L = 2m = 2mσ ⇒ σ = = HS (4.38)
dt 2m
Ở đây
dS
σ= (4.39)
dt
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
14 Trường hấp dẫn

được gọi là vận tốc diện tích. Biểu thức (4.38) là biểu thức định luật II
Kepler: Bán kính véc tơ ⃗r của hành tinh quét những diện tích bằng nhau
trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.

4.2. Định luật I Kepler

Công thức (4.37) và (4.38) cho thấy véc tơ vị trí ⃗r vuông góc với véc
tơ moment xung lượng L ⃗ mà moment xung lượng bảo toàn nên hành tinh
luôn chuyển động trong một mặt phẳng P vuông góc với véc tơ moment
⃗ Từ nhận xét này, để thuận tiện, chúng ta dùng hệ tọa độ
động lượng L.
cực để tìm quỹ đạo chuyển động của hành tinh. Hệ tọa độ cực có tâm
trùng với tâm trường lực xuyên tâm (vị trí đặt vật M ).

Giả sử hành tinh khối lượng m đang


chuyển động với vận tốc ⃗v ở vị trí có tọa
độ r, φ như hình 4.5. Trong hình ta đã phân
tích vec tơ vận tốc thành hai thành phần:

⃗v = ⃗vr + ⃗vφ (4.40) Hình 4.5: Định luật I Kepler

Trong đó:
dr
vr = (4.41)
dt
là thành phần vận tốc theo hướng tọa độ r và

vφ = rω = r (4.42)
dt
là thành phần vận tốc vuông góc với r.

Ta tìm phương trình chuyển động theo tọa độ φ dựa vào moment động
lượng của hành tinh:
⃗ = m⃗r ∧ ⃗v = m⃗r ∧ (⃗vr + ⃗vφ ) = m⃗r ∧ ⃗vφ
L (4.43)

Về độ lớn ta có:
dφ dφ L
L = mrvφ = mr2 ⇒ = (4.44)
dt dt mr2
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
§4 Chuyển động trong trường hấp dẫn - Các định luật Kepler 15

Tương tự ta tìm phương trình chuyển động theo tọa độ r dựa vào cơ năng
bảo toàn của hành tinh:
mv 2 Mm
E= −G = HS (4.45)
2 r
Ta biến đổi phần động năng (chú ý v 2 = vr2 + vφ2 ) và công thức (4.44), ta
có:
"   2 # "  #
2 2 2 2
mv m dr dφ m dr L
= + r2 = + 2 2 (4.46)
2 2 dt dt 2 dt mr

Thay (4.46) vào (4.45):


2
L2

m dr Mm
E= + − G (4.47)
2 dt 2mr2 r
Đại lượng
L2 Mm
V (r) = 2
−G (4.48)
2mr r
được gọi là thế năng hiệu dụng của hành tinh trong trường xuyên tâm.
Nếu vẽ đồ thị thế hiệu dụng phụ thuộc khoảng cách r ta có dạng đồ thị
như hình 4.6.

Đồ thị cho thấy có một giá


trị cực tiểu của thế hiệu dụng.
Để tìm giá trị cực tiểu này ta
đạo hàm (4.43) theo khoảng
cách r:
dV (r) L2 GM m
=− 3+ = 0.
dr mr r2
Hình 4.6: Thế hiệu dụng phụ thuộc r

L2
⇒r= (4.49)
GM m2
Thay (4.49) vào (4.48) ta tìm được công thức tính thế năng hiệu dụng cực
tiểu:
m(GM m)2
Vmin = − (4.50)
2L2
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
16 Trường hấp dẫn

Từ (4.46) ta tính được


s
L2
 
dr 2 Mm
=± E+G − (4.51)
dt m r 2mr2

Khử thời gian để tìm phương trình quỹ đạo bằng cách lấy (4.51) chia cho
(4.44) theo từng vế tương ứng ta có:
L dr
dr ± ±
dφ = s  mr2 =r r2 (4.52)
L2 2Em 2GM m2 1

2 Mm
E+G − + −
m r 2mr2 L2 L2 r r2

Tích phân hai vế


dr
Z φ Z
dφ = ± r r2 (4.53)
φ0 2Em 2GM m2 1
+ −
L2 L2 r r2
Để tính tích phân (4.53) ta thực hiện đổi biến:
1 dr
u= ⇒ du = − (4.54)
r r2
Yếu tố trong căn có thể biến đổi theo biến mới u:
" # 
2 2 2 2 2 2
 
2Em 2GM m 2Em 2GM m GM m GM m
2
+ 2
u−u2 = 2
− u2 − u+ +
L L L L2 L2 L2
(4.55)
Đặt
GM m2 2 2Em
B= 2
; A = 2
+ B2 (4.56)
L L
Thì (4.55) trở thành
2Em 2GM m2
2
+ 2
u − u2 = A2 − (u − B)2 (4.57)
L L
Thay (4.57) và (4.54)vào (4.53) và tích phân ta thu được:
 
u−B
Z
du
±(φ − φ0 ) = − p = arccos (4.58)
A2 − (u − B)2 A

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§4 Chuyển động trong trường hấp dẫn - Các định luật Kepler 17

Từ đây tính được:

u − B = A cos [±(φ − φ0 )] = A cos(φ − φ0 ) (4.59)


 
A
u = B + A cos(φ − φ0 ) = B 1 + cos(φ − φ0 ) (4.60)
B
và suy ra
1
1 B p
r= = = (4.61)
u A 1 + e cos(φ − φ0 )
1 + cos(φ − φ0 )
B

Ở đây ta đặt
1 L2
p= = (4.62)
B GM m2
r
2Em
+ B2 r
s
A L2 2Em 2EL2
e= = = +1= +1 (4.63)
B B L2 B 2 m(GM m)2

Chọn tọa độ φ ở thời điểm ban đầu là φ0 = 0 thì (4.61) trở thành:
p
r= (4.64)
1 + e cos φ

Đây chính là biểu thức định luật I Kepler. Phương trình (4.64) là phương
trình của đường côníc, trong đó e là tâm sai và p là tham số. Ta xét cụ
thể hơn:

Nếu E > 0, nghĩa là động năng lớn hơn thế năng hiệu dụng thì theo
công thức (4.63) cho thấy e > 1, quỹ đạo sẽ là đường hyperbol, vật sẽ đi
xa vô hạn.

Nếu E = 0 thì theo công thức (4.63)cho thấy e = 1, quỹ đạo là đường
parabol, vật sẽ đi xa vô hạn.

Nếu Vmin < E < 0 thì e < 1, quỹ đạo là đường ellip và chuyển động của
vật là giới nội.

m(GM m)2
Nếu E = Vmin = − thì e = 0, quỹ đạo sẽ là đường tròn.
2L2
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
18 Trường hấp dẫn

Chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt trời là chuyển động giới
nội nên quỹ đạo của nó phải là ellip (đường tròn là trường hợp đặc biệt
của ellip). Như vậy:

Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo ellip, nhận
Mặt Trời làm một trong hai tiêu điểm của ellip quỹ đạo. Đó chính là nội
dung định luật 1 Kepler.

4.3. Định luật III Kepler

Từ biểu thức định luật I Kepler ta vẽ được quỹ đạo của hành tinh có
dạng như hình 4.7. Cũng từ biểu thức định luật này ta tìm được khoảng
cách xa nhất và gần nhất của hành tinh đối với Mặt Trời là:
p p
rmax = ; rmin = (4.65)
1−e 1+e
Chú ý rằng bán trục lớn a của ellip là:
2p
2a = rmax + rmin = (4.66)
1 − e2

Bán trục nhỏ b có thể tính như sau:

b 2 = a2 − c 2 (4.67)


rmax − rmin 2pe
c= = (4.68) Hình 4.7: Quỹ đạo của hành tinh
2 1 − e2
Nên:
p
b=√ (4.69)
1 − e2
Thay biểu thức (4.62) và (4.63) vào (4.66), (4.69) ta thu được công thức
tính các bán trục của quỹ đạo ellip:
GM m L
a= ; b= p (4.70)
2|E| 2m|E|

Ta thấy bán trục lớn chỉ phụ thuộc năng lượng của hành tinh còn bán trục
nhỏ còn phụ thuộc vào moment động lượng của hành tinh.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§4 Chuyển động trong trường hấp dẫn - Các định luật Kepler 19

Gọi T là chu kỳ quay của hành tinh, theo định luật II Kepler ta có thể
viết:
L 2 4π 2 m2 2 2
πab = σT = T ⇒T = ab (4.71)
2m L2

Thay biểu thức tính bán trục bé b trong (4.70) vào (4.71) và chú ý đến
biểu thức tính bán trục lớn a ta sẽ thu được biểu thức định luật III Kepler:
!2
2 2
4π m 2 L 4π 2 GM m 2 4π 2 3
T2 = a = a = a (4.72)
L2
p
2m|E| GM 2|E| GM
Bình phương chu kỳ chuyển động của hành tinh quanh Mặt Trời tỷ lệ với
lập phương bán trục lớn của quỹ đạo ellip. Đây chính là định luật III
Kepler.

4.4. Ví dụ 4.3.

Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo đường ellip trong đó Trái Đất là một
tiêu điểm. Cho biết khoảng cực cận và cực viễn tương ứng là 363300km
và 405500km. Chu kỳ quay của Mặt Trăng là 27,322 ngày đêm. Một vệ
tinh nhân tạo của Trái Đất chuyển động theo quỹ đạo ellip có điểm gần
mặt đất nhất là 225km và điểm xa mặt đất nhất là 710km. Bán kính Trái
Đất là 6370km. Hãy tính chu kỳ quay của vệ tính đó.

Lời giải. Mặt Trăng và vệ tinh đều là vệ tính Trái Đất nên theo định
luật Kepler 3, ta có
2 4π 2 3 2 4π 2 3  a  23
VT
TT = aT ; TVT = aVT ⇒ TV T = TT .
GM GM aT
Ở đây aT , aV T là bán trục lớn quỹ đạo của Mặt Trăng và vệ tinh tương
ứng .
RVT + RCT RVV T + RCV T
aT = , aV T = .
2 2
Cuối cùng thu được
 a  23 R 3
VT VV T + RCV T 2
TV T = TT = TT .
aT RVT + RCT
Thay số tính được:
 6370 + 710 + 6370 + 225  32
TV T = 27, 322 = 0, 065 ngày.
363300 + 405500
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
20 Trường hấp dẫn

§5 Chuyển động quanh Trái Đất - Vận tốc vũ trụ

5.1. Chuyển động quanh trái đất

Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng chuyển động theo quỹ
đạo ellip có tâm sai là 0, 055 và có bán trục lớn a = 384400km. Khối lượng
Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81, 5 lần.

Trái Đất còn có những vệ tinh do con người phóng lên được gọi là các
vệ tinh nhân tạo. Các vệ tinh nhân tạo có khối lượng rất bé so với khối
lượng Trái Đất.

Các vệ tinh được phóng lên bằng tên lửa nhiều tầng. Khi tầng cuối
ngừng hoạt động thì vật khối lượng m được phóng lên ở vị trí có tọa độ
⃗r0 và vận tốc ⃗v0 thường được gọi là vị trí và vận tốc vào quỹ đạo.

Tùy thuộc vào vận tốc vào quỹ đạo ⃗v0 vật có thể rơi xuống Trái Đất,
trở thành vệ tinh nhân tạo của Trái Đất hoặc thoát ra khỏi Trái Đất, đi
đến các thiên thể khác để trở thành trạm vũ trụ.

Vì cơ năng của vật bảo toàn nên ta có:

mv02 Mm mv 2 Mm
E0 = −G =E= −G (4.73)
2 r0 2 r

Khi vật thoát khỏi Trái Đất thì ⃗v → ⃗v∞ và ⃗r → ∞ nên:

mv02 M m mv∞ 2
E0 = −G = ⩾0 (4.74)
2 r0 2
Khi r
2GM
E0 = 0 ⇒ v0 = ; e=1 (4.75)
r0
nên quỹ đạo là đường parabol.

Khi r
2GM
E0 > 0 ⇒ v0 > ; e>1 (4.76)
r0
vật sẽ chuyển động theo quỹ đạo hyperbol.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§5 Chuyển động quanh Trái Đất - Vận tốc vũ trụ 21

Như vậy điều kiện để vật chuyển động hữu hạn là


r
2GM
E0 < 0 ⇒ v0 < ; e<1 (4.77)
r0
Để vật không bị rơi về phía Trái Đất thì cần điều kiện:
r
mv02 GM m GM
Fht ⩾ Fhd ⇔ ⩾ 2 ⇒ v0 ⩾ (4.78)
r0 r0 r0

Từ (4.77) và (4.78) ta có điều kiện để vật là vệ tinh của Trái Đất:


r r
GM 2GM
⩽ v0 < (4.79)
r0 r0
q
Vận tốc vI = GM r0 là vận tốc tối thiểu để phóng vật thành vệ tinh nhân
tốc của vật nhỏ hơn vận tốc vI này thì vật sẽ
tạo của Trái Đất, nếu vậnq
rơi xuống. Vận tốc vII = 2GMr0 là vận tốc tối thiểu để phóng vật thoát
khỏi sức hút Trái Đất.

5.2. Các vận tốc vũ trụ

Nếu ta phóng vật có điểm vào ngay trên mặt đất, nghĩa là r0 = R là
bán kính Trái Đất thì các vận tốc vI , vII được gọi là các vận tốc vũ trụ
cấp một và cấp hai.

Về độ lớn của các vận tốc vũ trụ là:


r
GM √
vI = = 7, 9(km/s); vII = 2vI = 11, 2(km/s). (4.80)
R

5.3. Ví dụ 4.4

Tính công tối thiểu phải thực hiện để đưa một con tàu vũ trụ có khối
lượng m = 2, 0 × 103 kg từ bề mặt Trái đất lên Mặt trăng?

Lời giải. Để đưa được một tàu vũ trụ từ mặt đất lên mặt trăng thì cần
hai giai đoạn: giai đoạn đầu là sinh công để tạo nên vận tốc vũ trụ cấp

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


22 Trường hấp dẫn

hai để tàu vũ trụ thoát khỏi Trái đất


mv22 mGMĐ
A1 = = .
2 RĐ
giai đoạn tiếp theo là sinh công để hạ tàu vũ trụ từ vận tốc vũ trục cấp
hai đối với Mặt Trăng về trên bề mặt Mặt Trăng
2
mv2T mGMT
A2 = = .
2 RT
Tổng công tối thiểu cần thực hiện là
!
MĐ MT
A = A1 + A2 = mG + ≈ 1, 3 × 1011 J.
RĐ RT

Đây là công tối thiểu cần thực hiện, trong thực tế vấn đề sẽ phức tạp hơn
rất nhiều nên công phải thực hiện sẽ lớn hơn rất nhiều.

§6 Bài toán hai vật trong trường hấp dẫn

Bài toán xét chuyển động của vật quanh Trái Đất cũng là một bài toán
hai vật trong cơ học, tuy nhiên ta chỉ xét trong trường hợp vật M có khối
lượng rất lớn so với vật m nên có thể xem vật M đứng yên và ta đã gắn
hệ tọa độ với vật M đứng yên này.

Nếu ta xét bài toán hai vật có khối lượng tương đương nhau thì không
thể xem vật nào đứng yên. Trong trường hợp này để xét chuyển động
thuận lợi người ta thường chọn hệ quy chiếu khối tâm.

Gọi ⃗r1 , ⃗r2 là tọa độ của vật M , m trong hệ quy chiếu khối tâm tọa độ
khối tâm bằng không nên ta có:
M⃗r1 + m⃗r2
⃗r0 = =0 ⇒ M⃗r1 + m⃗r2 = 0 (4.81)
M +m
Gọi ⃗r là vị trí tương đối giữa hai vật thì
⃗r = ⃗r2 − ⃗r1 (4.82)
Từ (4.81) và (4.82) ta có:
m⃗r M⃗r
⃗r1 = − ; ⃗r2 = (4.83)
M +m M +m
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
§6 Bài toán hai vật trong trường hấp dẫn 23

Để viết phương trình


chuyển động của vật ta có sơ
đồ tương tác giữa hai vật như
hình 4.8. Hình 4.8: Tương tác giữa hai vật

Sơ đồ này cho thấy các lực tác dụng lên vật cũng là lực xuyên tâm có
tâm là khối tâm C.

Phương trình chuyển động của hai vật lần lượt là:
d2⃗r1 d2⃗r2
M 2 = −F⃗ (r); m 2 = F⃗ (r) (4.84)
dt dt
Ở đây F⃗ (r) là lực hấp dẫn do hai vật tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Thay
(4.83) vào (4.84) ta thu được một phương trình duy nhất:
M m d2⃗r d2⃗r
2
= F⃗ (r) ⇔ µ 2 = F⃗ (r) (4.85)
M + m dt dt
Với
Mm
µ= (4.86)
M +m
được gọi là khối lượng thu gọn của hệ.

Từ (4.83) ta tính được vận tốc của các vật:


d⃗r1 m⃗v d⃗r2 M⃗v
⃗v1 = =− ; ⃗v2 = = (4.87)
dt M +m dt M +m
Trong đó
d⃗r
⃗v = = ⃗v2 − ⃗v1 (4.88)
dt
là vận tốc tương đối giữa vật m đối với vật M .

Ta dựa vào hình 4.8 sẽ thấy moment lực của hệ hai vật đối với khối tâm
C luôn bằng không vì các lực luôn có giá qua vị trí này. Áp dụng định
luật bảo toàn moment động lượng ta có:

dL ⃗ =0
=M (4.89)
dt
Như vậy moment động lượng của hệ hai vật đối với khối tâm C là bảo
toàn.
⃗ = ⃗r1 ∧ M⃗v1 + ⃗r2 ∧ m⃗v2 = ⃗r ∧ µ⃗v = −
L

HS (4.90)

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


24 Trường hấp dẫn

Hệ chuyển động trong trường hấp dẫn là trường lực thế nên cơ năng của
hệ bảo toàn:
M v12 mv22 µv 2
E= + + Et (r) = + Et (r) = HS (4.91)
2 2 2
Phương trình chuyển động (4.85), moment động lượng (4.90) và cơ năng
(4.91) cho thấy khi xét chuyển động của hai vật có thể quy về xét bài toán
một vật có khối lượng là khối lượng thu gọn µ, dưới tác dụng của lực thế
xuyên tâm F⃗ . Kết quả thu được cho vật µ sẽ suy ra từng vật trong hệ.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§7 Câu hỏi và bài tập chương 4 25

§7 Câu hỏi và bài tập chương 4

7.1. Câu hỏi

1. Tại sao nói lực hấp dẫn là loại lực không tiếp xúc?

2. Định luật vạn vật hấp dẫn áp dụng đúng cho những trường hợp cụ
thể nào? Có thể áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn cho các thiên thể
không? Vì sao?

3. Hãy pháp biểu và viết biểu thức của các định luật Kepler? Giải thích
ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức đó?

4. Các định luật Kepler phát biểu cho các thiên thể chuyển động trong
hệ Mặt Trời, có thể áp dụng các định luật này cho các hệ khác trong vũ
trụ không?

5. Thế nào là trường lực xuyên tâm. Tìm một số ví dụ trong thực tế về
trường lực xuyên tâm.

7.2. Bài tập có lời giải

Bài 4.1. Trái Đất có bán kính R = 6370km, gia tốc rơi tự do ở mặt đất
là g = 9, 8m/s2 . Hãy tính khối lượng Trái Đất.

Lời giải bài 4.1. Theo định luật vạn vật hấp dẫn
GMĐ m⃗r
F⃗hd = − = −m⃗g
r3
Xét tại bề mặt Trái đất thì
GMĐ gĐ R2 9, 8 × 63700002
gĐ = 2
⇒ MĐ = = −11
≈ 6 × 1024 kg.
R G 6, 67 × 10

Bài 4.2. Một vệ tinh nhân tạo của Trái Đất chuyển động tròn trong
mặt phẳng xích đạo từ Tây sang Đông với vận tốc góc ω bằng vận tốc góc
của Trái Đất tự quay xung quanh trục của nó (vệ tinh địa tĩnh). Tính độ
cao và vận tốc của vệ tinh cho biết bán kính Trái Đất là R = 6370km.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


26 Trường hấp dẫn

Lời giải bài 4.2. Lực hấp dẫn đóng vai trò làm lực hướng tâm nên
GM m mv 2
2
= ⇔ GM = v 2 (R + h).
(R + h) R+h

Với h, v là độ cao, vận tốc của vệ tinh địa tĩnh. Vận tốc góc của vệ tinh
bằng vận tốc tự quay của Trái Đất nên
2π(R + h)
= T.
v
Giải hệ phương trình trên ta tìm được
 2πGM  13  GM T 2  31
v= = 3075, 96m/s; h = − R = 35927, 5km.
T 4π 2

Bài 4.3. Tìm thế năng và lực tương tác hấp dẫn trong các trường hợp:

a) hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 nằm cách nhau một khoảng r;

b) một chất điểm khối lượng m và một thanh mỏng đồng chất khối
lượng M có chiều dài l, nếu chúng nằm dọc theo một đường thẳng và cách
nhau một khoảng a.

Lời giải bài 4.3. Thế năng chính là phần năng lượng do tương tác tạo
thành nên để tìm thế năng ta phải tích công của lực thế hấp dẫn giữa hai
vật
δA = F⃗hd d⃗r

mM⃗r
a) Đối với hai chất điểm F⃗hd = −G 3 nên
r
Z r
dr GM m
Et = −A = GM m 2
= − .
∞ r r

b) Đối với chất điểm và một thanh dài l thì ta lấy một vi phân dài
trên thanh dx cách đầu mút thanh một khoảng x tương ứng khối lượng
M dl
dm = .
l

dm M dx
⇒ dEt = −Gm = −Gm
x lx
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
§7 Câu hỏi và bài tập chương 4 27

Z a+l
GM m dx GM m  a + l 
⇒ Et = − =− ln .
l a x l a

Để tính lực ta áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn

GM m a+l dx
Z
Gmdm GmM dx GM m
dFhd = = ⇒ F hd = = .
x2 lx2 l a x2 a(a + l)

Bài 4.4. Chứng minh rằng lực hấp dẫn tác dụng lên một hạt A bên
trong một lớp vật chất hình cầu đồng nhất bằng không.

Lời giải bài 4.4. Lấy một điểm bất kỳ trong phần rỗng của mặt cầu,
chọn hệ tọa độ cầu có gốc tọa độ ở tâm quả cầu và trục z đi qua điểm đang
xét như hình 4.9. Tọa độ điểm M là M (z0 , θ, φ). Ta dựa vào mô hình như
hình 4.9 để chứng minh thế năng của chất điểm đặt tại điểm M không
phụ thuộc tọa độ, nghĩa là Et (z0 , θ, φ) = HS; nếu z0 < R.

Lấy một vi phân dS thuộc mặt cầu bán kính R,


dS = R2 sin θdθdφ thì khối lượng của nó
M M
dm = σdS = dS = sin θdθdφ.
4πR2 4π
Thế năng hấp dẫn của m và dm là
Gmdm GmM
dEt = − = − sin θdθdφ
r′ 4πr′ Hình 4.9: Bài 4.4.
p
Chú ý r′ = z02 + R2 − 2z0 R cos θ nên tích phân biểu thức trên ta thu
được
Z π
sin θdθ GM m
Et = −GM m p = − = HS.
0 z02 + R2 − 2z0 R cos θ R

Lực hấp dẫn tác dụng lên hạt m đặt trong vật cầu rỗng
dEt
F⃗ = −gradEt = − = 0.
d⃗r

Chú ý: ta cũng có thể chứng minh trực tiếp bằng phương pháp tổng hợp
lực như sau:

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


28 Trường hấp dẫn

Ta có
mdmr⃗′ GmM r⃗′
dF⃗ = −G = − sin θdθdφ
r′3 4π r′ 3
Chiếu r⃗′ lên các phương x, y, z ta được:

x = R sin θ cos φ; y = R sin θ sin φ; z = R cos θ.

Về độ lớn r′ 2 = R2 + z02 − 2Rz0 cos θ Từ đây ta tính được

GM mR π
Z 2π
sin2 θ cos φ
Z
Fx = − dθ dφ 2 = 0;
4π 0 0 (R + z02 − 2Rz0 cos θ)3

GM mR π
Z 2π
sin2 θ sin φ
Z
Fy = − dθ dφ 2 = 0;
4π 0 0 (R + z02 − 2Rz0 cos θ)3
GM mR π
Z Z 2π
sin θR cos θ
Fz = − dθ dφ 2 = 0.
4π 0 0 (R + z02 − 2Rz0 cos θ)3
Vậy F⃗ = 0.

7.3. Đề bài và đáp số

Bài 4.5. Khối lượng Trái Đất bằng 81, 3 khối lượng Mặt Trăng. Bán kính
Trái Đất RĐ = 6370km, bán kính Mặt Trăng RT = 1738km. Gia tốc rơi
tự do ở mặt đất là gĐ = 9, 8m/s2 . Hãy tích gia tốc rơi tự do ở mặt trăng.

Đáp số bài 4.5. gT = 1, 62m/s2

Bài 4.6. Bán kính Mặt Trời là RM T = 6, 95.108 m, bán kính quỹ đạo
của Trái Đất R = 1, 49.1011 m. Chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt
Trời là 1 năm (365,25 ngày đêm). Tính gia tốc rơi tự do của vật ở Mặt
Trời.

Đáp số bài 4.6. gM T = 271, 5m/s2 .

Bài 4.7. Hai hành tinh quay xung quanh Mặt Trời có quỹ đạo xem như
tròn là Trái Đất có bán kính RĐ = 150 × 109 m và Kim tinh có bán kính
RKT = 108 × 109 m. Tìm tỷ số vận tốc dài của hai hành tinh đó.
vKT
Đáp số bài 4.7. = 1, 179 lần.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
§7 Câu hỏi và bài tập chương 4 29

Bài 4.8. Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất chuyển động theo quỹ đạo tròn
có bán kính r = 6600km. Xác định số vòng quay của vệ tinh trong một
ngày đêm. Cho biết bán kính Trái Đất R = 6370km và gia tốc rơi tự do
tại mặt đất g0 = 9, 8m/s2 .

Đáp số bài 4.8. n = 16, 17(vòng).

Bài 4.9. Một quả cầu đồng chất khối


lượng M , bán kính R tâm O. Người ta khoét
một lỗ hình cầu bán kính r < R tâm O′ tiếp
xúc với quả cầu như hình vẽ 4.10. Một chất
điểm khối lượng m đặt trên đường thẳng OO′
cách tâm quả cầu O một khoảng l > R. Hãy
tính lực hấp dẫn do quả cầu bị khoét tác
dụng lên chất điểm m trong hai trường hợp:
Hình 4.10: Hình cho bài tập 4.8.

a) Chất điểm m nằm phía gần lỗ khoét?

b) Chất điểm m nằm phía đối diện với lỗ khoét với quả cầu?

Đáp số bài 4.9.

GM m GM r3 m GM m Gm0 m
a) F = 2
− 3 2
. b) F = 2
− .
l R (l − R + r) l (l + R − r)2

Bài 4.10. Một hành tinh có khối lượng M chuyển động theo quỹ đạo
tròn quanh Mặt trời với vận tốc v = 34, 9km/s (so với hệ quy chiếu nhật
tâm). Tìm chu kỳ quay của hành tinh này quanh Mặt trời biết khối lượng
Mặt trời MT ≈ 1, 99 × 1030 kg.

Đáp số bài 4.10. T = 227 (ngày Trái Đất).

Bài 4.11. Chu kỳ quay quanh Mặt trời của Mộc tinh gấp 12 lần chu kỳ
quay Trái đất quanh Mặt trời. Giả sử quỹ đạo của các hành tinh là hình
tròn, hãy tìm:

a) khoảng cách giữa Mộc tinh và Trái đất đến Mặt trời gấp nhau bao
xa;

b) vận tốc và gia tốc của Mộc tinh trong hệ quy chiếu nhật tâm.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


30 Trường hấp dẫn

Đáp số bài 4.11.


RM
a) = 5, 24 (lần). b) vM = 13km/s. aMn = 2, 2 × 10−4 m/s2 .

Bài 4.12. Một hành tinh có khối lượng M chuyển động quanh Mặt trời
theo một đường elip sao cho khoảng cách nhỏ nhất của nó đến Mặt trời
bằng r và khoảng cách lớn nhất đến Mặt Trời R. Sử dụng các định luật
Kepler, tìm chu kỳ quay của nó quanh Mặt trời.
s
(r + R)3
Đáp số bài 4.12. T = π ; MT là khối lượng Mặt trời.
2GMT

Bài 4.13. Một hành tinh có khối lượng m chuyển động dọc theo một
hình elip quanh Mặt trời sao cho khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất của
nó đến Mặt trời lần lượt bằng rC và rV . Tìm moment động lượng L của
hành tinh này so với tâm Mặt trời.
r
2GMT rV rC
Đáp số bài 4.13. L = m .
rV + rC

Bài 4.14. Sử dụng các định luật bảo toàn, hãy chứng minh rằng cơ
năng toàn phần của một hành tinh có khối lượng m chuyển động quanh
Mặt trời theo hình elip chỉ phụ thuộc vào bán trục lớn a của nó. Tìm năng
lượng này như là một hàm của a.
GmMT
Đáp số bài 4.14. E = − .
2a
Bài 4.15. Một hành tinh A chuyển động
theo quỹ đạo hình elip quanh Mặt trời. Tại
thời điểm khi nó ở khoảng cách ⃗r0 tính từ
Mặt Trời, vận tốc của nó bằng ⃗v0 và hợp
với ⃗r0 một góc α. Tìm khoảng cách lớn nhất
và nhỏ nhất từ hành tinh này đến Mặt trời
trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo
của nó. Hình 4.11: Quỹ đạo hành tinh.

Đáp số bài 4.15.


r0 h r0 h
q i q i
2 2
rV = 1+ 1 + η(η − 2) sin α ; rC = 1− 1 + η(η − 2) sin α .
2−η 2−η
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
§7 Câu hỏi và bài tập chương 4 31

Với η = r0 v02 /GMT .

Bài 4.16. Bên trong một quả cầu đồng chất


có mật độ khối lượng ρ có một hốc hình cầu có
tâm cách tâm quả cầu một khoảng bằng l (hình
4.12). Tìm cường độ g của trường hấp dẫn bên
trong khoảng rỗng đó.
Hình 4.12: Bài 4.19.

4πGρ⃗l
Đáp số bài 4.16. ⃗g = .
3
Bài 4.17. Tìm thế năng riêng (nội thế năng) của tương tác hấp dẫn
của vật chất tạo thành

a) một lớp hình cầu mỏng đồng chất có khối lượng m và bán kính R;

b) một quả cầu đồng chất có khối lượng m và bán kính R.

GM 3GM 2
Đáp số bài 4.17. a) Eti =− i
. b) Et = − .
2R 5R
Bài 4.18. Tính tỷ số của các gia tốc sau: gia tốc g do lực hấp dẫn trên
bề mặt Trái đất, gia tốc alt do lực quán tính ly tâm trên xích đạo của Trái
đất và gia tốc aM T do Mặt trời gây ra cho các vật thể trên Trái đất.

Đáp số bài 4.18. g : alt : aM T = 1 : 0, 034 : 0, 006.

Bài 4.19. Ở độ cao nào so với cực của Trái đất, gia tốc rơi tự do giảm
đi một phần trăm; một nửa?

Đáp số bài 4.19. h1 = 32km; h2 = 2639km.

Bài 4.20. Ở địa cực Trái Đất, một vật được truyền vận tốc v0 hướng
thẳng đứng lên. Biết bán kính Trái Đất và gia tốc rơi tự do trên bề mặt
của Trái Đất, hãy tìm độ cao lớn nhất mà vật thể sẽ bay lên. Bỏ qua lực
cản không khí.

Rv02
Đáp số bài 4.20. h = .
2gR − v02
L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu
32 Trường hấp dẫn

Bài 4.21. Một vệ tinh nhân tạo được phóng lên quỹ đạo tròn quanh
Trái Đất với vận tốc v so với hệ quy chiếu chuyển động tịnh tiến và cố
định với trục quay của Trái Đất. Tìm khoảng cách từ vệ tinh đến bề mặt
Trái đất. Cho biết bán kính Trái Đất là R và gia tốc rơi tự do trên mặt
đất là g.
 Rg 
Đáp số bài 4.21. h = R −1 .
v2
Bài 4.22. Một vệ tinh quay theo quỹ đạo tròn trong mật phẳng xích
đạo bán kính R = 2, 00 × 104 km từ tây sang đông xuất hiện trên một điểm
nhất định ở xích đạo cứ sau τ = 11, 6 giờ. Sử dụng những dữ liệu này, tính
khối lượng của Trái Đất. Hằng số hấp dẫn đã biết.

4π 2 R3 (T + τ )2
Đáp số bài 4.22. M = 2 2
= 6 × 1024 kg.
GT τ
Bài 4.23. Một vệ tinh phải di chuyển trong mặt phẳng xích đạo của
Trái đất gần bề mặt của nó theo hướng quay của Trái đất hoặc ngược lại
với nó. Tìm động năng của vệ tinh trong trường hợp sau gấp bao nhiêu
lần động năng của vệ tinh trong trường hợp trước (trong hệ quy chiếu cố
định với Trái đất).
r !2
GM 2πR
+
Eđn R T
Đáp số bài 4.23. = !2 = 1, 264 lần.
E đc r
GM 2πR

R T

Bài 4.24. Một vệ tinh nhân tạo của Mặt Trăng quay theo quỹ đạo
tròn có bán kính lớn hơn bán kính của Mặt Trăng η lần. Trong quá trình
chuyển động, vệ tinh gặp lực cản nhẹ do bụi vũ trụ. Giả sử lực cản phụ
thuộc vào vận tốc của vệ tinh là F = αv 2 , trong đó α là hằng số, hãy tìm
thời gian vệ tinh sẽ ở trên quỹ đạo cho đến khi nó rơi xuống bề mặt Mặt
Trăng.
r r !
m ηR R
Đáp số bài 4.24. t = − . Với R, MM T là bán
α GMM T GMM T
kính và khối lượng Mặt trăng.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu


§7 Câu hỏi và bài tập chương 4 33

Bài 4.25. Tính vận tốc vào quỹ đạo và công thoát cho Mặt Trăng.
Khối lượng và bán kính Mặt Trăng tương ứng là 1738km; 73, 5 × 1021 kg.
So sánh kết quả thu được với vận tốc tương ứng đối với Trái đất.

Đáp số bài 4.25. v1T = 1, 68km/s; v2T = 2, 38km/s.

Bài 4.26. Một con tàu vũ trụ tiếp cận Mặt trăng theo quỹ đạo parabol
gần như tiếp tuyến với bề mặt Mặt trăng. Tại thời điểm tiếp cận tối đa,
tên lửa hãm đã được bắn trong một khoảng thời gian ngắn và tàu vũ trụ
được chuyển vào quỹ đạo tròn của vệ tinh Mặt trăng. Tìm độ tăng mô
đun vận tốc của tàu vũ trụ trong quá trình hãm.

Đáp số bài 4.26. ∆v = −0, 7km/s.

Bài 4.27. Một con tàu vũ trụ được phóng lên quỹ đạo tròn gần bề mặt
Trái Đất. Tính độ tăng vận tốc cần truyền cho tàu vũ trụ để vượt qua lực
hấp dẫn Trái Đất?

Đáp số bài 4.27. ∆v = 3, 28km/s.

Bài 4.28. Điểm mà tại đó cường độ tổng của trường hấp dẫn của Trái
đất và Mặt trăng bằng 0 cách tâm Mặt trăng một khoảng bao nhiêu? Khối
lượng của Trái đất được cho là gấp η = 81 lần khối lượng của Mặt trăng
và khoảng cách giữa tâm của các hành tinh này n = 60 lần lớn hơn bán
kính của Trái đất R.
nR
Đáp số bài 4.28. RT = √ = 3, 8 × 104 km. Với RT là khoảng cách
1+ η
từ Mặt trăng đến vệ tinh.

Bài 4.29. Một quả cầu đồng chất có khối lượng M và bán kính R. Tìm
áp suất p bên trong quả cầu, gây ra bởi lực nén hấp dẫn, như một hàm
của khoảng cách r tính từ tâm của nó. Tính p tại tâm Trái Đất, giả sử nó
là một quả cầu đồng chất.

3GM 2  r02 
Đáp số bài 4.29. pr0 = 1− 2 .
8R4 R

Áp dụng cho vị trí tại tâm Trái Đất pr0 =0 = 1, 75 × 106 atm.

L.V.Tùng, P.T.Thủy, V.T.Lâm, L.T.M.Châu

You might also like