You are on page 1of 8

NỘI DUNG ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC LT&SP THPT K23 (SP ANH)

1. Trình bày sự phát triển tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên học sinh, từ đó rút ra những kết
luận sư phạm cần thiết
* Sự phát triển tự ý thức của học sinh THCS
- Sự hình thành tự ý thức là một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển nhân cách
của thiếu niên:
+ Tự ý thức được hình thành từ trước tuổi thiếu niên vì thiếu niên đã được học tập và tham gia
các hoạt động, tích lũy kinh nghiệm, điều này tạo tiền đề cho cho sự phát triển tự ý thức của
thiếu niên.
arrow_forward_ios
+ Xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nội tâm của mình, nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với
người khác.
→ GV nên thúc đẩy 1 cách hợp lý để các em có thể tích cực rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng, nên
tôn trọng HS để các em tự lập hơn.
- Nội dung tự ý thức của thiếu niên:
+ Thiếu niên bắt đầu phân tích có chủ định những đặc điểm về trạng thái, những phẩm chất tâm
lý, về tính cách của mình, về thế giới tinh thần nói chung.
+ Cố gắng bắt chước người lớn về mọi phương diện.
+ Khao khát tình bạn mang động cơ mới để tự khẳng định, tìm chỗ đứng trong nhóm bạn, muốn
đc bạn bè yêu mến.
+ Quan tâm nhiều đến mối quan hệ người – người (đặc biệt là quan hệ nam – nữ), đến việc thể
nghiệm những rung cảm mới.
- Mức độ tự ý thức của thiếu niên:
+ Thường bắt đầu từ nhận thức được hành vi của mình → những nhận thức các phẩm chất đạo
đức, tính cách và năng lực của mình → những phẩm chất thể hiện thái độ với người khác: tình
thương, tình bạn, vị tha,… → thể hiện thái độ với bản thân: khiêm tốn, thành thật,… → những
phẩm chất phức tạp, thể hiện nhiều mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách.
- Khả năng đánh giá và tự đánh giá của thiếu niên phát triển mạnh:
+ Có nhu cầu và xu thế độc lập đánh giá bản thân, nhưng do khả năng chưa tương xứng với nhu
cầu đó nên gặp mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với thái độ của những người xung
quanh.
- Về cách thức đánh giá:
+ Dựa vào đánh giá của những người có uy tín, gần gũi với các em, sau đó hình thành khuynh
hướng độc lập phân tích và đánh giá bản thân.
+ Thường có xu hướng cao hơn hiện thực, trong khi người lớn lại đánh giá thấp năng lực của
thiếu niên.
+ Khả năng đánh giá người khác cũng phát triển mạnh, nhạy cảm trong quan sát, đánh giá người
xung quanh, đánh giá người khác đúng đắn hơn đánh giá bản thân.
+ Hạn chế: Nhận thức và đánh giá được các hình mẫu nhân cách trong xã hội nhưng chưa biết
rèn luyện để được như vậy. Có thái độ mạnh mẽ dứt khoát thẳng thắn nhưng chưa biết phân tích
mặt phức tạp trong xã hội.
→ GV cần khơi dậy những mặt mạnh, hạn chế những điểm yếu, tôn trọng học sinh và thúc đẩy
các em hướng tới những tấm gương tốt.
- Thái độ với nghề nghiệp tương lai là một biểu hiện mới trong sự phát triển tự ý thức:
+ Đặc biệt là các em lớp 9, bắt đầu lo lắng suy nghĩ đến nghề nghiệp một cách đặc biệt.
+ Thiếu niên có những thay đổi tích cực, điều này cũng giúp tự ý thức của thiếu niên phát triển,
có trách nhiệm hơn, tích cực hơn trong mọi mặt.
- Sự tự giáo dục:
+ Khi chưa hài lòng với bản thân, những yêu cầu đã đặt ra → xuất hiện sự tự giáo dục.
+ Nó tác động thiếu niên khiến các em tác động bản thân, thúc đẩy thiếu niên bước vào một giai
đoạn mới.
→ GV cần khuyến khích và hướng dẫn tự giáo dục cho thiếu niên để có những hiệu quả nhất
định.

2. Hoạt động học là gì? Phân tích bản chất của hoạt động học. Cho ví dụ minh họa.
- Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững
về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó.
- Có 3 loại hình học là: học ngẫu nhiên, học kết hợp, học theo phương thức nhà trường.
- Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là
lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu học, qua đó phát triển bản
thân người học.
* Đặc điểm của hoạt động học:
- Đối tượng của hoạt động học là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng của môn học hay
một khoa học.
- Mục đích của việc học là giúp cho con người chiếm lĩnh toàn bộ những tri thức kỹ năng, kỹ xảo
và hình thành nên thái độ của mình, giúp con người có khả năng, năng lực làm việc mới → Làm
thay đổi chính bản thân mình
- Cơ chế của hoạt động học: Bằng hệ thống việc làm của mình tương tác với đối tượng học →
Cấu tạo lại đối tượng bên ngoài và chuyển vào trong đầu → Hình thánh phát triển cấu trúc tâm lý
→ phát triển bản thân.
- Hoạt động học bao gồm cả việc học cách học: hoạt động học không những giúp người học tiếp
thu những tri thức lý luận, kỹ năng, kỹ xảo mà còn tiếp thu tri thức của bản thân hoạt động tức là
tiếp thu về phương pháp hoạt động, hay nói cách khác là cách tìm hiểu, khám phá sự vật hiện
tượng
- Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học sinh: Mọi chức năng tâm lý cơ bản của học sinh
đều được quy định dưới tác động mạnh mẽ của hoạt động học tập của các em.
→ học tập là một quá trình căng thẳng, là quá trình người học phải vận dụng tích cực→ học tập
là một quá trình căng thẳng, là quá trình người học phải vận dụng tích cực những chức năng tâm
lý của mình như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… để lĩnh hội tri thức.
* Kết luận:
- Giáo viên cần phải làm cho đối tượng cần chiếm lĩnh xuất hiện trong ý thức của người học. Sự
tiếp thu lĩnh hội này là sự tiếp thu có tính tự giác cao, được chủ thể biến thành nhiệm vụ của
mình và tích cực chiếm lĩnh.
- Người dạy cần phải tổ chức học tập phát huy được tính tích cực của người học, làm nảy sinh
nhu cầu nhận thức và phát hiện được đối tượng của chính việc nhận thức
- Giáo viên cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc hình thành cách học cho người
học và đây sẽ là công cụ hàng ngày không thể thiếu được của họ. Nội dung và tính chất của cách
học sẽ quyết định chất lượng của việc lĩnh hội tri thức và đến một lúc nào đó tri thức lại đủ sức
trở thành công cụ phục vụ cho việc tiếp thu tri thức mới nên cần tiến hành hai hoạt động này
song song.
3. Tại sao người thầy giáo phải luôn luôn hoàn thiện nhân cách của mình? Liên hệ với
bản thân.

I.Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhân cách người thầy:

1. Sản phẩm lao động của người thầy là nhân cách học sinh do những yêu cầu khách quan của xã hộ

Sản phẩm nhân cách học sinh là kết quả tổng thể của cà thầy lẫn trò nhằm biến những tinh hoa của
minh xã hội thành tài sản riêng - sự phát triển tâm lí, của trò. Sự phù hợp giữa yêu cầu khách quan
dạy học với những phẩm chất tương ứng trong nhân cách người thầy sẽ tạo nên chất lượng cao của s
giáo dục.

2. Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục:

Trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn và sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo củ
không chỉ phụ thuộc vào chương trình và sách giáo khoa, cũng không chỉ phụ thuộc vào nhân cách h
mà còn phụ thuộc vào người thầy, vào phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và khả năng tay ng
nhân vật chủ đạo trong nhà trường.

3. Thầy giáo là cái dấu nối giữa văn hóa nhân loại và dân tộc với việc tái tạo nền văn hóa đó chính tr
trẻ:

- Nền văn hóa của nhân loại, của dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội nền vă
thế hệ trẻ. Tuổi trẻ không làm được việc đó mà phải huấn luyện theo phương thức đặc biệt là nhà trư
qua vai trò của người thầy.

- Tri thức khoa học là phương tiện hoạt động dạy của người thầy, đồng thời là mục đích hoạt động h
Trò hoạt động theo sự tổ chức và điều khiển của thầy để tái sản xuất nền văn hóa của nhân loại, của
tạo ra sự phát triển tâm lý của chính mình, tạo ra những năng lực mới mang tính con người .

- Thầy đã biến quá trình giáo dục của mình thành quá trình tự giáo dục của trò. Vì thế giáo dục và tự giáo d
nhất với nhau trong việc làm nên sản phẩm giáo dục nhân cách.
Sứ mạng trên của người thầy thật vẻ vang, nhưng công việc không đơn giản, không mang tính lặp lạ
dựa trên cơ sở nắm vững con đường mà loài người đã đi qua khi phát hiện ra những tri thức khoa h
dựa trên cơ sở của những thành tựu tâm lý học, giáo dục học hiện đại, đồng thời phải am hiểu đầy đ
và trình độ phát triển về mọi mặt của trẻ nhất là trí tuệ và đạo đức.
- Công việc đó đòi hỏi một quá trình học tập lí luận nghiêm túc, trau dồi chuyên môn, rèn luyện tay n
chung là trau dồi nhân cách người thầy.

4. Trình bày đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo. Hãy cho biết ý nghĩa của
sự hiểu biết trên trong quá trình định hướng rèn luyện nhân cách bản thân.

1.Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người:

- Vì đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, đòi hỏi người thầy phải có sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự
công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị

- Đối tượng của người thầy và con người đang trong thời kì chuẩn bị, đang ở buổi bình minh của cuộc đời. Xã
lai mạnh hay yếu, phát triển hay trì trệ tùy thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kì chuẩn bị này.

2.Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình:

- Trong dạy học và giáo dục, thầy dùng nhân cách của chính mình để tác động vào học sinh. Đó là phẩm chất
sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về ng
là lối sống, cách ứng xử và kỹ năng giao tiếp

- Nghề đào tạo con người lại là nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ phẩm hay phế phẩm nh
nghề khác.

- Để trở thành một người thầy tốt, trước hết cần phải sống một cuộc sống chân chính, vẹn toàn nhưng đồng thờ
thức và kĩ năng tự hoàn thiện mình. Tâm hồn của nhà giáo phải được bồi bổ rất nhiều để có khả năng truyền lạ
cho thế hệ trẻ.

3. Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội:

- Sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần ở trong con người, nhân cách sinh động của c
thiết để sản xuất ra sản phẩm vật chất hay tinh thần có ích cho xã hội.

- Chức năng của giáo dục, mà thầy giáo là lực lượng chủ yếu, chính là bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở t
người
4. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sang tạo cao:
- Ai có ở trong nghề thầy giáo, ai có làm việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, với lương tâm nghề nghiệp ca
mới cảm thấy lao động sư phạm là một loại lao động căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, không đóng khung
giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường.
- Dạy học đòi hỏi người thầy phải dựa trên nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ môn cũng như khoa học g
có những kĩ năng sử dụng chúng vào từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động.
- Tính khoa học, tính sáng tạo cao đến mức khi thể hiện nó như là một người thợ cả lành nghề, một nghệ sĩ củ
sư phạm.
5.Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp, với hai đặc điểm:
- Phải có thời kì khởi động, nghĩa là thời kì để cho lao động đi vào nề nếp, tạo ra hiệu quả.
- Vượt ra khỏi không gian (lớp, trường), thời gian (8 giờ làm việc)

6. V là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp. Trong giờ thầy giáo X đang giảng bài (về một vấn đề
khó của chương trình), cả lớp đang chú ý lắng nghe. Riêng V ngồi dưới, cứ khi thầy quay mặt
lên bảng là lại trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình. Bất chợt thầy giáo quay
xuống thấy V đang cười trêu bạn bàn trên. Nét mặt thầy nghiêm nghị nhìn V thầy nói: "V em
đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì ?”
- V đứng dậy và nhanh nhảu đáp: Thưa thầy, thầy vừa nói: "V em đứng dậy và nhắc lại
thầy vừa nói gì?”
Cả lớp im lặng bỗng ồ lên cười, làm thầy X đỏ mặt tía tai.
- Trong trường hợp trên là thầy giáo đó bạn xử lí tiếp thế nào? Tại sao?
- Việc V ngồi dưới.. trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình có phải là
hành vi phi đạo đức không? Tại sao?
- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
-Trong th trên em là thầy giáo em sẽ nói tiếp : xin lỗi vì câu hỏi của thầy chưa rõ ý.
Thầy hỏi lại nhé : thầy vừa giảng gì
-> câu hỏi ấy để tạo ra mối quan hệ thầy trò gần gũi vầ hiều nhau hơn
-đây không phải là hành vi phi đạo đức vi phạm vào tính có ích và tính không vụ lợi của
hành vi
KLSP: người gv cần phải có sự khéo léo đối với học sinh
Biết phát hiện kịp thời giải quyết những vấn đè bất ngờ không nói vội khong thô bạo
Biến cái bị động thành cái chủ động giải quyết mau lẹ các vấn đề phức tạp
7. Khi sắp hết giờ học có học sinh làm bạn bực mình vì những câu thắc mắc "hóc búa" ngoài
sự chuẩn bị của bạn nên bạn cũng không trả lời ngay được bằng kiến thức của mình.
Để giải quyết tình huống trên người giáo viên cần phải có năng lực sư phạm nào? Trình
bày nội dung năng lực đó và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo
+nắm vững và hiểu biết rộng bộ môn mà mình giảng dạy
+liên tục theo dõi xu hướng phát minh trong khoa học môn mình dạy tiến hành nghiên
cứu khoa học và hứng thú với nó
+ có năng lực tự học tự bồi dưỡng nắm tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại
KLSP gv phải nắm vững bộ môn mình dayj có tiaamf hiểu biết rông để truyền đạt cho
học sinh. Tri thức và tầm hiểu biết có td mạnh mẽ tạo uy tín người thầy. Muốn vậy cần phải có 2
yếu tố + nhu cần về sự mở rộng tri thức tầm hiểu biết
+có phương pháp tự học
Ngoài ra thầy giáo cần phải co kĩ năng ứng xử sp thât tốt để giải quyết khéo léo trc mặt
học sinh

8. Khi trả bài kiểm tra, Đạt ngồi ở cuối lớp đập tay lên bàn nói to: "Thầy không công
bằng". Tôi bình tĩnh gọi em lên: "Sao không công bằng, em nói cho thầy nghe". Đạt trả lời: "Bài
của em và của bạn Hiệp làm đúng như nhau nhưng bài của Hiệp được 7 điểm còn của em chỉ có
6 điểm". Tôi bảo: "Hai em đưa bài cho thầy xem". Tôi đọc kĩ hai bài và ân cần chỉ ra chỗ thiếu
trong bài của Đạt. Lúc này, em bắt đầu tái mặt rồi xin lỗi thầy. Tôi nhẹ nhàng nói:" Khi muốn
nói điều gì, em phải suy nghĩ cho kĩ. Lần này thầy tha lỗi cho em."
Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên? Anh (chị) hãy chỉ ra
những biểu hiện và phương hướng bồi dưỡng năng lực đó.
Sự khéo léo ứng xử sư phạm
Là kĩ năng tìm ra những phương thức tác động đến hs một cách hiệu quả nhất. Là sự cân
nhắc đúng đắn nhất những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với đặc điểm khả năng của các
nhân cũng như tập thể hs trong những tình huống cụ thể
Các yếu tố tâm lí
+sự thống nhất giữa tình thương yêu hợp lý của gv đối với hs và những hình thức đối xử
hoàn thiện về mặt sp
+thống nhất giữa tôn trọng nhân cach hs và yêu cầu cao về mặt sư phạm
+thống nhất giữa niền tin vad việc ktra sư phạm
+cân bằng giữa ý chí giao tiếp với tính giản dị tự nhiên chân thật và có thiện ý của những
hình thức đối xử
Biểu hiện
+nhạy bén về sử dụng bất cứ 1 tác đôngj nao: khuyến khích, trách phạt, ra lệnh... những
tác động này nếu qúa lời hay quá mức đều dẫn đến phản sư phạm
+nhanh chóng xac định được vấn đề xảy ra kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp
+phát hiện kịp thơi xử lí khéo léo những vấn đề bất ngờ không nóng vội thô bạo
+biến bị động thành chủ động giải quyết mau lẹ các vấn đề phức tạp đặt ra trong việc dạy
học và gd
+cần khéo léo đối xử sư phạm thường quan tâm chu đáo đến trẻ có tính một cách đầy đủ
đến những đặc điểm tâm lí của cá nhân hs
Phương hướng bồi dưỡng
Gv cần trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn vững vàng lòng yêu nghề tinh thần
nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục
Trau dồi vốn sâu rộng vốn kinh nghiệm giao tiêp khéo léo tinh tế
9. Trong lớp có một học sinh nói tục, thầy giáo nghe thấy nhưng không hề quát nạt, thầy
nhờ một học sinh khác mang đến một cốc nước sạch. Thầy cầm lấy đưa cho học sinh nói tục và
nói: “Em hãy ra ngoài súc miệng cho sạch rồi vào lớp học tiếp”. Cậu học trò cúi đầu ngượng
ngùng trước lỗi lầm của mình. Cả lớp im lặng, từ đó không ai còn nghe thấy lời nói tục nữa.
Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên? Phân tích biểu hiện và
phương hướng bồi dưỡng năng lực đó.
Sự khéo léo ứng xử sư phạm
Là kĩ năng tìm ra những phương thức tác động đến hs một cách hiệu quả nhất. Là sự cân
nhắc đúng đắn nhất những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với đặc điểm khả năng của các
nhân cũng như tập thể hs trong những tình huống cụ thể
Các yếu tố tâm lí
+sự thống nhất giữa tình thương yêu hợp lý của gv đối với hs và những hình thức đối xử
hoàn thiện về mặt sp
+thống nhất giữa tôn trọng nhân cach hs và yêu cầu cao về mặt sư phạm
+thống nhất giữa niền tin vad việc ktra sư phạm
+cân bằng giữa ý chí giao tiếp với tính giản dị tự nhiên chân thật và có thiện ý của những
hình thức đối xử
Biểu hiện
+nhạy bén về sử dụng bất cứ 1 tác đôngj nao: khuyến khích, trách phạt, ra lệnh... những
tác động này nếu qúa lời hay quá mức đều dẫn đến phản sư phạm
+nhanh chóng xac định được vấn đề xảy ra kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp
+phát hiện kịp thơi xử lí khéo léo những vấn đề bất ngờ không nóng vội thô bạo
+biến bị động thành chủ động giải quyết mau lẹ các vấn đề phức tạp đặt ra trong việc dạy
học và gd
+cần khéo léo đối xử sư phạm thường quan tâm chu đáo đến trẻ có tính một cách đầy đủ
đến những đặc điểm tâm lí của cá nhân hs
Phương hướng bồi dưỡng
Gv cần trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn vững vàng lòng yêu nghề tinh thần
nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục
Trau dồi vốn sâu rộng vốn kinh nghiệm giao tiêp khéo léo tinh tế

10. Trong giờ học của học sinh trung học phổ thông, một giáo viên trẻ bắt được một bức thư tình
của một bạn trai gửi cho một bạn gái kẹp trong cuốn truyện.
- Nếu anh (chị) là thầy (cô) giáo đó thì sẽ giải quyết thế nào? Tại sao?
- Việc học sinh viết thư tình cho nhau trong giờ học có phải là hành vi phi đạo đức
không? Tại sao?
- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Cách giải quyết: thu bức thư sau giờ học gặp riêng 2 em hs để nhắc nhở
Vì nếu giải quyết luôn sự việc sẽ không đảm bảo đc tiến trình bài giảng. Mặt khác điểm
đời sống tình cảm của lứa tuổi này là thầm kín, chớm nở không đc đao to búa lớn
Việc làm này không phải hành vi phi đạo đức vi hành vi này cần phải có 3 tiêu chuẩn
tính tự giác tính có ích tính không vụ lợi nhưng hành vi này phạm vào tính có ích của học sinh là
không tiếp thu được bài giảng gây ảnh hưởng đến người khác
KLSP cần khéo léo xử lý tình huống
Tổ chức hoạt động mang tính lành mạnh nhằm lôi kéo các em vào hoạt động học tập vui
chơi lành mạnh
Nhắc nhở khuyên nhủ các em giúp đỡ nhau trong hoạt động giư gìn tình bạn trong sáng
hồn nhiên của tuổi học tro

You might also like