You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 -2024

Thời gian làm bài:

Môn thi Người ra đề Người duyệt đề

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

PGS.TS. Trần Văn Sáng


Họ và tên thí sinh: Giám thị 1 Giám thị 2

……………………………………

Lớp: ……………………………..

*…………………………………………………………………………………………………………

Điểm (bằng số) Điểm (bằng chữ) Giám khảo 1 Giám khảo 2

I. Chọn câu trả lời đúng và đánh dấu √ vào ô tương ứng

A B C D A B C D
1 16
2 17
3 18
4 19
5 20
6 21
7 22
8 23
9 24
10 25
11 26
12 27
13 28
14 29
15 30
NỘI DUNG ĐỀ THI
(Đề thi gồm 4 trang)*
1. Phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm tàng, có tính trừu tượng là
A. Ngôn ngữ
B. Lời nói
C. Ngôn ngữ và lời nói
D. Hoạt động ngôn ngữ
2. Quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói?
A. Quan hệ thống nhất
B. Quan hệ đồng nhất
C. Quan hệ trừu tượng - cụ thể
D. Quan hệ chung - riêng

3. Tại sao nói ngôn ngữ có tính hai mặt?


A. Ngôn ngữ có hình thức vật chất làm cái biểu đạt
B. Ngôn ngữ có nội dung tinh thần làm cái được biểu đạt
C. CBĐ và CĐBĐ của ngôn ngữ kết hợp chặt chẽ với nhau
D. Quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ là có tính võ đoán
4. Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt?
A. Ngôn ngữ có tính vật chất
B. Ngôn ngữ có tính hai mặt
C. Ngôn ngữ có giá trị khu biệt
D. Ngôn ngữ có tính phức tạp, nhiều tầng bậc
5. Tại sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ưu việt nhất của con người?
A. Ngôn ngữ thực hiện mục đích và chức năng của giao tiếp
B. Ngôn ngữ có khả năng truyền đạt rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm con người
C. Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh xã hội
D. Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh giai cấp
6. Nhận định nào sau đây không phù hợp?
A. Ngôn ngữ diễn đạt tư duy
B. Ngôn ngữ là tư duy
C. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
D. Ngôn ngữ tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng
7. Phụ âm được hình thành theo cách nào? Giải thích cụ thể.
A. Sự chấn động của dây thanh
B. Sự thay đổi hình dáng, thể tích của các hộp cộng hưởng phía trên thanh hầu
C. Sự thu hẹp, cản trở lối thoát của không khí trên đường từ phổi ra ngoài
D. Sự biến đổi của các âm cơ bản khi đi qua các hộp cộng hưởng
8. Trong tiếng Việt, [a] là
A. Nguyên âm hàng trước, rộng, tròn môi
B. Nguyên âm hàng giữa, rộng, không tròn môi
C. Nguyên âm hàng sau, hẹp, không tròn môi
D. Nguyên âm hàng sau,hẹp , tròn môi
9. Sự thay đổi cao độ của giọng nói trong một âm tiết, có tác dụng khu biệt các từ có
nghĩa khác nhau gọi là
A. Thanh điệu
B. Ngữ điệu
C. Trọng âm
D. Hiện tượng ngôn điệu
10. Sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết
gọi là
A. Thanh điệu
B. Ngữ điệu
C. Trọng âm
D. Hiện tượng ngôn điệu
11. Nhận định nào sau đây không phù hợp đối với chữ viết?
A. Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
B. Chữ viết là hệ thống kí hiệu thị giác của ngôn ngữ
C. Chữ viết đồng nhất với ngôn ngữ
D. Chữ viết là động lực thúc đẩy quá trình thống nhất, chuẩn hóa ngôn ngữ

12. Chữ Quốc ngữ là loại chữ gì?


A. Chữ ghi ý
B. Chữ ghi âm
C. Chữ ghi âm tiết
D. Chữ vừa ghi âm, vừa ghi ý
13. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thuộc kiểu biến thể hình thái học của từ?
A. giăng ("trăng" - tiếng Việt)
B. often ("thường thường" - tiếng Anh)
C. boys ("những cậu bé" - tiếng Anh)
D. chạy ("hối lộ" - tiếng Việt)
14. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không thuộc kiểu biến thể từ vựng - ngữ nghĩa?
A. shade ("bóng tối" hay "sắc thái" - tiếng Anh)
B. chạy ("hối lộ" - tiếng Việt)
C. chân ("có chân trong đội bóng" - tiếng Việt)
D. her ("thuộc về cô ấy" - tiếng Anh)
15. Từ vựng của một ngôn ngữ gồm các loại đơn vị nào?
A. Từ và cụm từ
B. Từ và ngữ cố định
C. Từ và từ tố
D. Từ
16. Đặc trưng cơ bản nhất của từ so với các đơn vị ngôn ngữ khác là
A. Tính hai mặt và tính sẵn có
B. Tính cố định và bắt buộc về hình thức và ý nghĩa
C. Chức năng định danh và chức năng cấu tạo câu
D. Tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa và hình thức
17. Trường hợp nào sau đây không phải là đơn vị từ vựng tiếng Việt?
A. rực (rực sáng)
B. ro (thẳng ro)
C. thuồng luồng
D. mèo mù vớ cá rán
18. Đơn vị nào sau đây không phải là ngữ cố định tiếng Việt?
A. đen sì
B. coi như là
C. mắt lá răm
D. mèo mù vớ cá rán
19. Nghĩa của từ là gì?
A. Cái sở chỉ
B. Cái sở biểu
C. Cái được biểu hiện
D. Quan hệ của từ với cái được biểu hiện
20. Sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của con người tạo nên thành phần nào trong
nghĩa của từ?
A. Nghĩa sở chỉ
B. Nghĩa sở biểu
C. Nghĩa sở dụng
D. Nghĩa kết cấu
21. Có định nghĩa như sau: Sông: Dòng nước lớn chảy tự nhiên trên mặt đất, thuyền bè đi lại
được. Định nghĩa này nêu thành phần nghĩa nào của từ “sông”?
A. Nghĩa sở chỉ
B. Nghĩa sở biểu
C. Nghĩa sở dụng
D. Nghĩa kết cấu
22. Biến dạng chính tố (trong tiếng Anh…) phù hợp với khái niệm nào sau đây?
A. Phương thức ngữ pháp
B. Đơn vị ngữ pháp
C. Đơn vị từ vựng
D. Ý nghĩa ngữ pháp
23. Tiếng Việt thường sử dụng nhóm phương thức ngữ pháp nào sau đây?
A. Hư từ, phụ tố, trật tự từ
B. Hư từ, biến dạng chính tố, lặp
C. Hư từ, trật tự từ, ngữ điệu
D. Hư từ, trật tự từ, thay chính tố
24. Giống, số (trong ngôn ngữ Ấn Âu…) phù hợp với khái niệm nào sau đây?
A. Ý nghĩa ngữ pháp
B. Phương thức ngữ pháp
C. Phạm trù ngữ pháp
D. Phạm trù từ vựng - ngữ pháp
25. Quan hệ ngữ pháp giữa thực từ với hư từ là
A. Quan hệ chính-phụ
B. Quan hệ đẳng lập
C. Quan hệ chủ-vị
D. Quan hệ qua lại
26. Hai từ “tôi” và “sách” trong câu Tôi đọc sách có quan hệ ngữ pháp như thế nào?
A. Quan hệ chính-phụ
B. Quan hệ đẳng lập
C. Quan hệ chủ-vị
D. Không có quan hệ ngữ pháp
27. Có bao nhiêu quan hệ ngữ pháp trong câu sau: Quyển sách này nội dung rất hấp dẫn.
A. 4 quan hệ
B. 5 quan hệ
C. 6 quan hệ
D. 7 quan hệ
28. Loại yếu tố ngôn ngữ nào sau đây không phải là đơn vị ngữ pháp?
A. Âm vị
B. Hình vị
C. Từ
D. Câu
29. Có bao nhiêu đơn vị ngữ pháp trong câu tiếng Anh sau: I’m a teacher?
A. Có 3 từ và 3 hình vị
B. Có 3 từ và 4 hình vị
C. Có 4 từ và 4 hình vị
D. Có 4 từ và 5 hình vị
30. Có bao nhiêu đơn vị ngữ pháp trong câu sau: Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ!
A. Có 3 từ và 4 hình vị
B. Có 3 từ và 5 hình vị
C. Có 4 từ và 6 hình vị
D. Có 4 từ và 7 hình vị
31. Căn cứ để phân chia câu thành câu đơn và câu phức là
A. Mục đích nói của câu
B. Số lượng thành phần câu
C. Số lượng cụm chủ - vị trong câu
D. Số lượng các cụm từ trong câu

Lưu ý: - Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm trên 4 trang giấy.

- Không sử dụng tài liệu - Được sử dụng tài liệu


- Nộp lại đề thi - Không nộp lại đề thi

HẾT

You might also like