You are on page 1of 6

13

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


(Ban hành kèm theo Quyết định số 2423/QĐ-ĐHCT ngày 05 tháng 6 năm 2023
của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ)
Ngành học: Việt Nam học (Vietnamese Studies) Mã ngành: 7310630
Chuyên ngành: Hướng dẫn viên du lịch (Tourist Guide)
Thời gian đào tạo: 4 năm Danh hiệu: cử nhân
Đơn vị quản lý: Bộ môn Lịch sử-Địa lí-Du lịch, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
1. Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu đào tạo chung
Chương trình Việt Nam học trình độ đại học chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch đào tạo
những cử nhân có kiến thức chuyên môn toàn diện, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp,
khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực du lịch;
có kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, xã hội, pháp luật, giáo dục thể chất, quốc phòng và an
ninh; có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong du lịch; có năng lực tự chủ và trách nhiệm,
phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lí và thích ứng với thay đổi, năng lực nghiên cứu
khoa học và sức khoẻ đáp ứng được những yêu cầu hoàn thiện bản thân, phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng, của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
1.2 Mục tiêu đào tạo cụ thể:
Cụ thể sau khi tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch)
trình độ đại học người học đạt được những vấn đề sau:
a. Trang bị cho người học các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành du lịch, nắm vững
kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc
tiếng Pháp thông thường và chuyên ngành khá tốt;
b. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức về quốc phòng và an ninh, hiểu biết về
pháp và các luật liên quan đến lĩnh vực du lịch. Người học có năng lực công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định hiện hành;
c. Rèn luyện sinh viên có tác phong chuyên nghiệp, có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập
suốt đời, nghiên cứu khoa học, khả năng thích ứng và làm việc trong môi trường đa văn hóa và
bối cảnh toàn cầu hóa; có sức khỏe, đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm và đạo đức nghề
nghiệp, trách nhiệm xã hội;
d. Đào tạo sinh viên có năng lực làm việc trong các ngành nghề phù hợp, ngoài việc thích
ứng với vị trí hướng dẫn viên du lịch còn có thể làm việc ở những lĩnh vực khác liên quan đến du
lịch như điều hành, tiếp thị, văn phòng du lịch. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm
các vai trò liên quan đến lĩnh vực du lịch như: tổ chức khai thác và phát triển thị trường du lịch,
tổ chức sự kiện, thiết kế và điều hành tour du lịch trong và ngoài nước; hoạt động nghiệp vụ trong
các khách sạn; các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức
chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế; có năng lực học tập sau đại học ngành du lịch
và các ngành có liên quan.
2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du
lịch) trình độ đại học, người học nắm vững các kiến thức, có những kỹ năng và thể hiện được
mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân như sau:
13

2.1 Kiến thức


2.1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương
a. Nắm vững và vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, và pháp luật (logic học, văn bản, giao tiếp, văn học Việt Nam, tiếng Việt thực hành,
kỹ năng giao tiếp, luật du lịch,…); kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng
và an ninh; các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước;
b. Nắm vững và vận dụng kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các
phần mềm cơ bản khác phục vụ cho hoạt động nghiên cứu thị trường, quản lí và trong kinh doanh
du lịch và các lĩnh vực liên quan.
c. Nắm vững được các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) và khả
năng vận dụng ngoại ngữ với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo khung
năng lực ngoại ngữ Việt Nam (B1 theo khung tham chiếu Châu Âu)
2.1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành
a. Nắm vững và vận dụng các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
phù hợp với chuyên ngành hướng dẫn du lịch:
+ Kiến thức chung và cơ bản về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị,…
+ Kiến thức cơ bản về bản đồ học và địa lý học phục vụ trong công tác du lịch.
+ Kiến thức cơ bản về thủ tục xuất nhập cảnh và thanh toán quốc tế; có thể thực hiện các
dịch vụ lữ hành quốc tế như hộ chiếu, thị thực, thủ tục sân bay, cửa khẩu,… cho các đoàn khách
quốc tế (Inbound, Outbound).
b. Nắm vững và vận dụng kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
trong công tác du lịch (thiết kế trang web du lịch,…).
c. Hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản về y tế để sơ cấp cứu trong quá trình đi tour, đảm bảo
an toàn cho du khách và hướng dẫn viên.
d. Hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản về tâm lý du khách các nước và kỹ năng giao tiếp ứng
xử trong hoạt động du lịch.
đ. Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tương đương trình
độ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (B1 theo khung tham chiếu Châu Âu).
2.1.3 Khối kiến thức chuyên ngành
a. Vận dụng kiến thức chung về du lịch và kinh doanh du lịch, kiến thức chuyên sâu về các
loại hình du lịch cơ bản như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và homestay, du
lịch biển đảo, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch mice…
b. Vận dụng kiến thức về tài nguyên du lịch và hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam và thế
giới; kiến thức về quy trình và phương pháp thiết kế chương trình du lịch (tour).
c. Vận dụng kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; kiến thức về quy trình và thủ tục tổ
chức, điều hành hướng dẫn các chương trình du lịch.
d. Vận dụng kiến thức chung liên quan đến nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn, bar,… hỗ trợ
trong hướng dẫn du lịch.
đ. Vận dụng kiến thức về tổ chức sự kiện, teambuilding, hoạt náo,… rất cần thiết trong hoạt
động của một hướng dẫn viên du lịch.
13

e. Vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin như thiết kế website, tiếp thị số,…phục vụ
cho công tác quảng bá và chào bán sản phẩm du lịch.
g. Vận dụng kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong
chuyên ngành du lịch để vận dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể: xác định đề tài nghiên cứu,
lựa chọn phương pháp nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu; tiến hành nghiên cứu và trình bày
kết quả nghiên cứu,…
h. Vận dụng kiến thức về đàm phán, quan hệ khách hàng và chào bán sản phẩm du lịch, tour
du lịch, chương trình sự kiện.
2.2 Kỹ năng
2.2.1 Kỹ năng cứng
a. Sử dụng kỹ năng thuyết minh và vận dụng phù hợp, hiệu quả trong thuyết minh và hướng
dẫn du lịch cho khách du lịch nội địa và quốc tế.
b. Sử dụng kỹ năng sử dụng bản đồ trong hướng dẫn du lịch; kỹ năng tổ chức, điều hành các
hoạt động du lịch để thực hiện chương trình du lịch như: tổ chức dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, tham quan, vui chơi giải trí,...
c. Sử dụng kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng Anh/Pháp một cách linh hoạt và hiệu quả
để phục vụ khách du lịch quốc tế.
d. Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử
dụng Internet; có khả năng thiết kế trang web phục vụ du lịch.
2.2.2 Kỹ năng mềm
a. Ứng dụng kỹ năng làm việc theo nhóm, hợp tác, quản lí trong tiến trình học tập và làm việc.
b. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
c. Ứng dụng kỹ năng hoạt náo, kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, tổ chức hoạt động văn
nghệ, thể thao, trò chơi vận động,…
d. Ứng dụng kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, hợp lý, thích
ứng với những biến đổi trong hoạt động du lịch.
đ. Kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.
e. Ứng dụng kỹ năng giao tiếp và đàm phán trực tiếp hoặc thông qua truyền thông và tiếp thị
số trong du lịch.
2.3 Thái độ/ Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân
a. Thể hiện lòng nhiệt tình, niềm đam mê; sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ; sẵn sàng làm việc
với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác; tự tin, có tư duy độc lập và có
trách nhiệm trong công việc.
b. Thể hiện sự trung thực và đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề mình theo đuổi, nhận
thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình, có
thái đúng mực với những sai lầm của mình.
c. Luôn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc và ứng xử hàng ngày tạo một
phong cách làm việc chuyên nghiệp.
d. Chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân.
13

đ. Luôn luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành của mình để có thái độ ứng xử
cũng như xử lý những thay đổi, cập nhật mới một cách phù hợp, hiệu quả.
e. Thái độ đúng đắn về đạo đức trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp du lịch.
3. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Cử nhân Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch) có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch, các trung tâm dịch vụ lữ hành.
- Thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh,…
- Nghiên cứu viên trong các bộ phận nghiên cứu và phát triển du lịch, điều hành, kinh doanh
lữ hành, tiếp thị du lịch và tham gia thực hiện các dự án nghiên cứu về lĩnh vực du lịch.
- Làm việc trong những lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, văn phòng du lịch hoặc các lĩnh vực
liên quan: tổ chức sự kiện, quảng cáo, tiếp thị, báo chí, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế,…
- Giảng dạy về du lịch trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy
nghề du lịch,…
4. Cơ hội học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Cử nhân ngành Việt Nam học, chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch có thể học tiếp
chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) theo các chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch
hoặc các chuyên ngành gần.
5. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc gia và quốc tế tham khảo
- Luật giáo dục đại học; Luật du lịch; Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin cơ bản (Thông tư 03/2014/TT- BTTTT); Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 04/2016/TT- BGDĐT); Tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình đào tạo của AUN- QA (Phiên bản 4.0); Quyết định
Số 92/QĐ-TCDL ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về cấu trúc đề thi
nghiệp vụ điều hành và hướng dẫn viên du lịch.
- Bộ tiêu chuẩn VTOS – Vietnam Tourism Occupational Skills Standards: tiêu chuẩn các kỹ năng
nghề du lịch Việt Nam được hình thành trong khuôn khổ triển khai dự án “Phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam” do EU tài trợ.
- Chương trình đào tạo đại học ngành Việt Nam học của Đại học KHXH & NV thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội.
- Chương trình đào tạo du lịch và khách sạn của đại học Nakhon Pathom rajabhat và Rangsit
(Thái Lan).
- Chương trình đạo tạo ngành Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành, Khoa Kinh tế, trường
Đại học Cần Thơ.
6. Khung chương trình đào tạo
Học
Mã số Số Số HK
Số Bắt Tự Học phần phần
TT học Tên học phần tiết tiết thực
tín chỉ buộc chọn tiên quyết song
phần LT TH hiện
hành
Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1 QP010E Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*) 2 2 37 8 Bố trí theo nhóm ngành
2 QP011E Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*) 2 2 22 8 Bố trí theo nhóm ngành
3 QP012 Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*) 2 2 24 21 Bố trí theo nhóm ngành
4 QP013 Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*) 2 2 4 56 Bố trí theo nhóm ngành
13

Học
Mã số Số Số HK
Số Bắt Tự Học phần phần
TT học Tên học phần tiết tiết thực
tín chỉ buộc chọn tiên quyết song
phần LT TH hiện
hành
5 TC100 Giáo dục thể chất 1+2+3 (*) 1+1+1 3 90 I,II,III
6 XH023 Anh văn căn bản 1 (*) 4 60 I,II,III
7 XH024 Anh văn căn bản 2 (*) 3 45 XH023 I,II,III
8 XH025 Anh văn căn bản 3 (*) 3 45 XH024 I,II,III
AV
9 XH031 Anh văn tăng cường 1 (*) 4 60 XH025 I,II,III
10 XH032 Anh văn tăng cường 2 (*) 3 10 45 XH031 I,II,III
11 XH033 Anh văn tăng cường 3 (*) 3 AV 45 XH032 I,II,III
12 FL001 Pháp văn căn bản 1 (*) 4 hoặc 60 I,II,III
13 FL002 Pháp văn căn bản 2 (*) 3 PV 45 FL001 I,II,III
14 FL003 Pháp văn căn bản 3 (*) 3 45 FL002 I,II,III
PV
15 FL007 Pháp văn tăng cường 1 (*) 4 60 FL003 I,II,III
16 FL008 Pháp văn tăng cường 2 (*) 3 45 FL007 I,II,III
17 FL009 Pháp văn tăng cường 3 (*) 3 45 FL008 I,II,III
18 TN033 Tin học căn bản (*) 1 1 15 I,II,III
19 TN034 Thực hành Tin học căn bản (*) 2 2 60 TN033 I,II,III
20 ML014 Triết học Mác - Lênin 3 3 45 I,II,III
21 ML016 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2 2 30 ML014 I,II,III
22 ML018 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 2 30 ML016 I,II,III
23 ML019 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 2 30 ML018 I,II,III
24 ML021 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 30 ML019 I,II,III
25 KL001E Pháp luật đại cương 2 2 30 I,II,III
26 ML007 Logic học đại cương 2 30 I,II,III
27 XH028 Xã hội học đại cương 2 30 I,II,III
28 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 30 I,II,III
29 XH012 Tiếng Việt thực hành 2 2 30 I,II,III
30 XH014 Văn bản và lưu trữ học đại cương 2 30 I,II,III
31 KT022 Kỹ năng giao tiếp 2 30 I,II,III
32 KN002E Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp 2 20 20 I,II,III
33 XH077 Thống kê ứng dụng trong khoa học xã hội 2 2 15 30 I,II,III
Cộng: 41 TC (Bắt buộc: 26 TC; Tự chọn: 15 TC)
Khối kiến thức cơ sở ngành
34 SP200 Lịch sử văn minh Việt Nam 2 2 30 I,II
35 SP232E Dân tộc học đại cương 2 30 I,II
2
36 XN206 Kiến trúc và nghệ thuật truyền thống Việt Nam 2 30 I,II
37 SP235 Lịch sử văn minh thế giới 2 2 30 I,II
38 XN234 Phong tục và lễ hội Việt Nam 2 2 30 I,II
39 XH584 Văn hóa, dân cư, môi trường Đồng bằng sông Cửu Long 2 2 30 I,II
40 XH313 Văn học Việt Nam đại cương 2 30 I,II
2
41 XN223 Tạo lập văn bản và giao tiếp hành chính 2 30 I,II
42 XN198 Nghiệp vụ xuất nhập cảnh và thanh toán quốc tế 2 2 30 I,II
43 XH151E Ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch 2 2 15 30 TN034 I,II
44 XH386 Bản đồ du lịch 2 2 15 30 I,II
45 XN101 Điạ lý tự nhiên Việt Nam - Du lịch 2 2 30 I,II
46 XN212 Nghiệp vụ chào bán tour và chăm sóc khách hàng 2 2 30 I,II
47 XN103 Địa lý du lịch thế giới 3 3 45 I,II
48 XH429 Tâm lý du khách và nghệ thuật giao tiếp 2 2 30 I,II
49 XH190 Y tế du lịch 2 2 20 20 I,II
50 XH187 Tiếng Anh chuyên ngành-Du lịch 1 4 60 XH025 I,II
51 XH188 Tiếng Anh chuyên ngành-Du lịch 2 4 60 XH025 I,II
52 XH189 Tiếng Anh chuyên ngành-Du lịch 3 4 60 XH025 I,II
12
53 XN105 Tiếng Pháp chuyên ngành-Du lịch 1 4 60 FL003 I,II
54 XN106 Tiếng Pháp chuyên ngành-Du lịch 2 4 60 FL003 I,II
55 XN107 Tiếng Pháp chuyên ngành-Du lịch 3 4 60 FL003 I,II
Cộng: 41 TC (Bắt buộc: 25 TC; Tự chọn: 16 TC)

You might also like