You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CẦN THƠ


TRƯỜNG BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN
--- ---

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
PHẦN BIẾN TẦN

MSSV: B2012801

2022 – 2023
BÀI 1

BIẾN TẦN OMRON

1.1. CÀI ĐẶT

Thông
Ý nghĩa Giá trị Giải thích
số
Tần số lớn nhất khi điều Không vượt quá tần số
F001 50
khiển động cơ định mức của động cơ
Dễ quan sát quá trình
F002 Thời gian gia tốc 16
tăng tốc của động cơ
Dễ quan sát quá trình
F003 Thời gian giảm tốc 10
tăng tốc của động cơ
Chọn chiều quay thuận 00: thuận
F004 00: hoặc 01
nghịch 01: nghịch
01: điều khiển tần số
bằng biến trở
Chọn chế độ điều khiển tần
A001 01: hoặc 02 02: điều khiển tần số
số
bằng phím ấn trên biến
tần
01: khởi động bằng núm
điều chỉnh trên bảng
01: hoặc 02
A002 Chọn chế độ khởi động điều khiển
02: khởi động bằng
phím ấn trên biến tần
Dựa theo tần số cơ bản
A003 Cài đặt tần số cơ bản 50
ghi trên động cơ
Cài đặt theo tần số định
A004 Cài đặt tần số lớn nhất 50
mức của động cơ
H003 Công suất định mức của động 1.5 Cài đặt theo công suất
cơ định mức của động cơ
Cài đặt theo thông số
H004 Số cực của động cơ 4
trên động cơ

Giải thích: Dựa theo thông số định mức của động cơ nên ta sẽ cài đặc các
giá trị của biến tần cho phù hợp với giá trị định mức của động cơ. Để hạn chế tình
trạng sự cố và xảy ra lỗi khi vận hành biến tần điều khiển cho động cơ, chúng ta nên
đọc kĩ thông số trên động cơ trước khi cài đặc các giá trị cho biến tần.

1.2. LẤY SỐ LIỆU

1.2.1. Vận hành biến tần bằng bản điều khiển

Bảng giá trị điện áp (điện áp dây) ứng với các tần số

Giá trị điện áp (RMS) (V)


Tần số (Hz) Ghi chú
(monitor trên biến tần)
5 42
10 80
20 155
30 230
40 305
50 380

1.2.2. Vận hành biến tần bằng nút ấn, biến trở ngoài

Bảng giá trị điện áp (điện áp dây) ứng với các tần số

Giá trị điện áp (RMS) (V)


Tần số (Hz) Ghi chú
(monitor trên biến tần)
5 40
10 78
20 155
30 216
40 298
50 380
1.2.3. Đồ thị mối liên hệ giữa điện áp và tần số

Trường hợp vận hành bằng bảng điều khiển

Trường hợp vận hành bằng nút ấn, biến trở ngoài

1.2.4. Giải thích


So sánh: Đồ thị thể hiện quan hệ giữa điện áp và tần số của điều kiển bằng
biến trở và bảng điều khiển có giá trị gần bằng nhau. Hai đồ thị điều có giá trị điện
áp thay đổi tuyến tính khi tần số thay đổi.
Nguyên nhân: khi tần số tăng thì làm cho tốc độ quay tăng lên (n=60f/p) =>
tốc độ tăng làm cho từ thông tăng dẫn đến điện áp tăng.
=>Tần số và điện áp có mối quan hệ mật thiết với nhau
BÀI 2

BIẾN TẦN MITSUBISHI

2.1. CÀI ĐẶT

Thông số Ý nghĩa Giá trị Giải thích


Tần số lớn nhất khi điều khiển Không vượt quá tần số
Pr.1 50 Hz
động cơ định mức của động cơ
Tần số nhỏ nhất khi điều khiển Để quan sát động cơ từ
Pr.2 0 Hz
động cơ lúc chưa quay
Tần số cơ bản khi điều khiển Dựa theo tần số cơ bản
Pr.3 50 Hz
động cơ ghi trên động cơ
Dễ quan sát quá trình
Pr.7 Thời gian tăng tốc của động cơ 10 s
tăng tốc của động cơ
Dễ quan sát quá trình
Pr.8 Thời gian giảm tốc của động cơ 10 s
giảm tốc của động cơ
Dòng điện định mức của động Dựa theo dòng điện định
Pr.9 1.1 A
cơ mức ghi trên động cơ
0: chuyển đổi chế độ giữa
PU/EXIT
0 hoặc
1: điều khiển trực tiếp trên
Pr.79 Điều khiển máy biến tần 1 hoặc
máy biến tần
2
2: điều khiển bằng biến
trở ngoài
Công suất định mức của động Cài đặt theo công suất
Pr.80 0.4 kW
cơ định mức ghi trên động cơ
Pr.82 Dòng không tải 0.5 Ikhông tải= 0.5Iđm
Pr.83 Điện áp định mức của động cơ 380 V Cài đặt theo điện áp định
mức ghi trên động cơ
Cài đặt dựa theo tần số
Pr.84 Tần số định mức của động cơ 50 Hz
định mức ghi trên động cơ
Cho phép quá dòng 20%
Pr.150 Bảo vệ quá dòng 120 so với định mức (không
quá 50%)
Cho phép quá dòng 15%
Pr.22 Bảo vệ quá dòng hoạt động 115 so với định mức khi đang
hoạt động
0: hiển thị tất cả thông số
1: chỉ hiển thị những
0 hoặc
thông số đã đăng ký vào
Pr.160 Hiện thị tất cả thông số 1 hoặc
nhóm người dùng
9999
9999: chỉ hiện thị thông
số của chế độ đơn giản
Kích hoạt bảo vệ mất pha ngõ 0 hoặc 0: không kích hoạt
Pr.251
ra 1 1: kích hoạt
0: trong môi trường tương
0 hoặc đối sạch
Pr.244 Chế độ quạt tản nhiệt
1 1: trong môi trường
không sạch sẽ hoặc nóng

Giải thích: Dựa theo thông số định mức của động cơ nên ta sẽ cài đặc các
giá trị của biến tần cho phù hợp với giá trị định mức của động cơ. Để hạn chế tình
trạng sự cố và xảy ra lỗi khi vận hành biến tần điều khiển cho động cơ, chúng ta nên
đọc kĩ thông số trên động cơ trước khi cài các giá trị cho biến tần.

2.2. LẤY SỐ LIỆU

2.2.1. Bảng số liệu điện áp (điện áp dây) ứng với các tần số

 Vận hành biến tần bằng bảng điều khiển

Tần số (Hz) Giá trị điện áp (RMS) (V) Ghi chú


(monitor trên biến tần)
5 60
10 92
20 160
30 225
40 290
50 380

 Vận hành biến tần bằng bảng điều khiển

Giá trị điện áp (RMS) (V)


Tần số (Hz) Ghi chú
(monitor trên biến tần)
5 50
10 80
20 158
30 230
40 302
50 380

2.2.2. Đồ thị mối liên hệ giữa điện áp và tần số

 Trường hợp vận hành bằng bảng điều khiển

Trường hợp vận hành bằng nút ấn, điện trởi ngoài
2.2.3. Giải thích

So sánh giữa hai đồ thi: Đồ thị thể hiện quan hệ giữa điện áp và tần số của
điều kiển bằng biến trở và bảng điều khiển có giá trị gần bằng nhau. Hai đồ thị điều
có giá trị điện áp thay đổi tuyến tính khi tần số thay đổi.
Nguyên nhân: khi tần số tăng thì làm cho tốc độ quay tăng lên (n=60f/p) =>
tôc độ tăng làm cho từ thông tăng dẫn đến điện áp tăng.
=>Tần số và điện áp có mối quan hệ mật thiết với nhau
BÀI 3

BIẾN TẦN SIEMENS

3.1. CÀI ĐẶT

Bảng các thông số cần cài đặt cho biến tần

Thông
Ý nghĩa Giá trị Giải thích
số
0: đơn vị kW, 50 Hz
Chuẩn đơn vị và tần số hoạt 0 hoặc 1
P0100 1: đơn vị HP, 60 Hz
động của biến tần hoặc 2
2: đơn vị kW, 60 Hz
Cài đặt theo điện áp
Điện áp đinh mức của động
P0304 380 V định mức ghi trên động


Dựa theo dòng điện
Dòng điện định mức của
P0305 3A định mức ghi trên động
động cơ

Cài đặt theo công suất
Công suất định mức của động
P0307 1.5 kW định mức ghi trên động


Cài đặt dựa theo tần số
P0310 Tần số định mức 50 Hz định mức ghi trên động

Cài đặt dựa theo tốc độ
P0311 Tốc độ định mức 1450 RPM định mức ghi trên động

Để quan sát động cơ từ
P1080 Tần số điều khiển thấp nhất 0 Hz
lúc chưa quay
Không vượt quá tần số
P1082 Tần số điều khiển cao nhất 50 Hz
định mức của động cơ
P1120 Thời gian tăng tốc 10 s Dễ quan sát quá trình
tăng tốc của động cơ
Dễ quan sát quá trình
P1121 Thời gian giảm tốc 10 s
tăng tốc của động cơ

Giải thích: Dựa theo thông số định mức của động cơ nên ta sẽ cài đặc các
giá trị của biến tần cho phù hợp với giá trị định mức của động cơ. Để hạn chế tình
trạng sự cố và xảy ra lỗi khi vận hành biến tần điều khiển cho động cơ, chúng ta nên
đọc kĩ thông số trên động cơ trước khi cài đặc các giá trị cho biến tần.

3.2. LẤY SỐ LIỆU

3.2.1. Vận hành biến tần bằng bảng điều khiển

Bảng giá trị điện áp (điện áp dây) ứng với các tần số

Giá trị điện áp (RMS) (V)


Tần số (Hz) Ghi chú
(monitor trên biến tần)
5 20
10 39
20 100
30 180
40 275
50 380

3.2.2. Vận hành biến tần bằng nút ấn, biến trở ngoài

Bảng giá trị điện áp (điện áp dây) ứng với các tần số

Giá trị điện áp (RMS) (V)


Tần số (Hz) Ghi chú
(monitor trên biến tần)
5 25
10 41
20 92
30 185
40 270
50 380

3.2.3. Đồ thị mối liên hệ giữa điện áp và tần số

 Trường hợp vận hành bằng bảng điều khiển

 Trường hợp vận hành bằng nút ấn, biến trở n


3.2.4. Giải thích

So sánh giữa hai đồ thi: Đồ thị thể hiện quan hệ giữa điện áp và tần số của
điều kiển bằng biến trở và bảng điều khiển có giá trị gần bằng nhau. Hai đồ thị điều
có giá trị điện áp thay đổi tuyến tính khi tần số thay đổi.
Nguyên nhân: khi tần số tăng thì làm cho tốc độ quay tăng lên (n=60f/p) =>
tôc độ tăng làm cho từ thông tăng dẫn đến điện áp tăng.

=>Tần số và điện áp có mối quan hệ mật thiết với nhau


BÀI 4

SỬ DỤNG KHỞI ĐỘNG MỀM

4.1. Lý thuyết

 Vấn đề đối với khởi động động cơ không đồng bộ là gì? Giải thích nguyên
nhân?

Giải thích: Đó là dòng điện khởi động động cơ không đồng bộ thường lớn (từ
4 đến 7 lần dòng điện định mức). Dòng điện mở máy quá lớn không những làm cho
máy bị nóng mà còn làm cho điện áp lưới giảm sút nhiều, nhất là đối với những lưới
điện công suất nhỏ. Hệ số công suất thấp gây tổn thất nhiều công suất phản kháng
của lưới điện. Không sử dụng được lúc non tải hoặc không tải. Khó điều chỉnh tốc
độ. Bởi vì việc tác động vào động cơ rôto lồng sóc khó khăn so với động cơ không
đồng bộ rôto dây quấn. Đối với động cơ đồng bộ mặc dù có cấu tạo phức tạp, mở
máy rất khó khăn nhưng lại có những đặc tính quí giá như hệ số công suất cosφ rất
cao, không cần lấy công suất phản kháng từ lưới và khả năng tải lớn hơn do mômen
chỉ tỷ lệ bậc nhất với điện áp.

 Làm cách nào để giảm ảnh hưởng của việc khởi động động cơ không đồng bộ?

Giải thích: Một trong những phương pháp khởi động được sử dụng phổ biến
hiện nay là khởi động mềm. Một bộ khởi động mềm có các đặc trưng khác với các
phương pháp khởi động khác. Nó có các thysistor trong mạch chính, và điện áp đặt
vào động cơ được điều chỉnh. Bộ khởi động mềm sử dụng trong thực tế là khi trong
quá trình bắt đầu khởi động thì điện áp đặt vào động cơ thấp, dòng khởi động và mô
men khởi động cũng thấp và có thể điều chỉnh vô cấp điện áp nên ít ảnh hưởng tới
lưới (loại bỏ dao động là không cần thiết trong quá trình khởi động) nên ít gây ảnh
hưởng xấu tới động cơ . Dần dần, điện áp và mô men tăng lên để động cơ bắt đầu
tăng tốc. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp như Sử dụng các biện pháp khởi động
động cơ giúp giảm tải dòng điện như nối mạch sao tam giác, khởi động mềm hoặc
biến tần. Hạn chế vận hành non tải. Cải thiện đặc tính mở máy bằng cách điều chỉnh
tốc độ (bằng cách thay đổi điện áp, thêm điện trở phụ vào mạch rôto hoặc nối cấp),
hay dùng roto có rãnh sâu, roto lồng sóc kép để hạ dòng khởi động, đồng thời tăng
momen mở máy.Chế tạo rôto có khe hở thật nhỏ để hạn chế dòng điện từ hóa và
nâng cao hệ số công suất.

 Nguyên lý vận hành của khởi động mềm?

Giải thích: Nguyên lý hoạt động chính của thiết bị khởi động mềm là tác
động giúp hoạt động động cơ thông qua việc điều khiển điện áp cấp vào động cơ khi
khởi động và dừng, có nghĩa là thay đổi trị số hiệu dụng của điện áp. Vì mô-men
động cơ tỉ lệ với bình phương của điện áp, nhưng điện áp lại tỉ lệ thuận với dòng
điện, mô-men gia tốc, chính vì vậy, điều chỉnh dòng điện cấp vào khi động cơ khởi
động sẽ điều chỉnh được trị số hiệu dụng của điện áp. Trong cấu tạo của mỗi một
thiết bị khởi động mềm sẽ bao gồm 3 cặp thyristor (SCR) đấu song song ngược với
nhau. Khi thiết bị ở trạng thái đóng/ngắt, các cặp thyristor này sẽ ngăn không cho
dòng điện chạy qua. Nhưng ngược lại, khi thiết bị ở trạng thái mở, thì các cặp
thyristo sẽ mở dần góc kích của các van bán dẫn, để dòng điện chạy qua nhưng
ngăn không cho dòng điện chạy qua đồng thời ồ ạt, mà từ từ, vừa cung cấp năng
lượng cho động cơ khởi động, vừa giúp động cơ tăng tốc từ từ, không quá nhanh
khiến hệ thống điện sụt áp. Còn phần góc mở của van bán dẫn chính là “chìa khóa”
để điều chỉnh điện áp cấp vào thiết bị và động cơ. Van mở từ từ cho đến khi được
mở hoàn toàn thì điện áp sẽ đạt tới giá trị điện áp định mức là lớn nhất, cũng là lúc
động cơ đã đạt đến tốc độ tối đa và vận hành ổn định. Khi động cơ đã đạt đến tốc độ
giới hạn định mức, tính năng Contactor bypass của khởi động mềm sẽ tự động đóng
lại, mà không cần thông qua bộ thyristor.

4.2. Thực hành

 Vẽ lại sơ đồ mạch điện của khởi động mềm Dòng khởi động mềm so với khởi
động trực tiếp:

Giải thích: Bộ khởi động mềm sử dụng trong thực tế là khi trong quá trình
bắt đầu khởi động thì điện áp đặt vào động cơ thấp, dòng khởi động và mô men
khởi động cũng thấp. Nói một cách khác, loại bỏ dao động là không cần thiết trong
quá trình khởi động. Ở phương pháp khởi động trực tiếp: stato của động cơ sẽ được
nối trực tiếp với nguồn 3 pha. Động cơ sẽ khởi động với dòng điện từ 5 – 7 lần dòng
điện định mức trong thời gian ngắn. Dòng điện khởi động phụ thuộc vào thiết kế và
kích thước, công suất của động cơ. Dòng điện này hầu như không ảnh hưởng đến
động cơ, nhưng có khả năng làm sụt áp trên áp nguồn và ảnh hưởng đến các thiết bị
khác.

 Mô tả quá trình thay đổi điện áp (áp khởi động bao nhiêu V….) trong thời gian
khởi động:

Giải thích: Mạch lực của hệ thống khởi động mềm gồm 3 cặp thyristor đấu
song song ngược cho 3 pha. Vì mô men động cơ tỉ lệ với bình phương điện áp, dòng
điện tỉ lệ với điện áp, mô men gia tốc và dòng điện khởi động được hạn chế thông
qua điều chỉnh trị số hiệu dụng của điện áp. Quy luật điều chỉnh này trong khi khởi
động và dừng nhờ điều khiển pha (kích, mở 3 cặp thyristor song song ngược) trong
mạch lực. Như vậy, hoạt động của bộ khởi động mềm hoàn toàn dựa trên việc điều
khiển điện áp khi khởi động và dừng, tức là trị số hiệu dụng của điện áp là thay đổi.
Nếu dừng động cơ, mọi tín hiệu kích mở thyristor bị cắt và dòng điện dừng tại điểm
qua không kế tiếp của điện áp nguồn. Nếu phát hiện động cơ đạt tốc độ yêu cầu
trước khi hết thời gian đặt của bộ khởi động mềm, điện áp vào lập tức được tăng lên
100% điện áp lưới, đó chính là chức năng phát hiện tăng tốc.

 Trình bày vai trò của từng nút điều khiển trên khởi động mềm?

1. Điện áp hoạt động

2. Kiểm soát điện áp cung cấp

3. Nhập dữ liệu đầu vào IN

4. Đầu ra ON

5. Trạng thái led thiết bị

6. Trạng thái led/bỏ qua/thất bại

7. Độ biến đổi thời gian khởi động


8. Điện áp khởi động

9. Thiết bị đầu cuối động cơ

 Khởi động mềm SIEMENS sử dụng bao nhiêu con SCR? Ưu và nhược điểm của
việc này?

Giải thích: Cấu tạo của khởi động mềm gồm 3 cặp thyristor (SCR) đấu song
song ngược. Ở trạng thái ngắt, thyristor ngăn không cho dòng điện chạy qua, khi có
lệnh mở, thyristor mở dần góc kích (góc mở của các van bán dẫn) cho phép dòng
điện chạy qua từ từ, động cơ bắt đầu khởi động và tăng tốc dần. Điện áp được điều
khiển bằng cách điều khiển góc mở của van. Khi van mở hoàn toàn, điện áp đạt đến
giá trị điện áp định mức và lúc đó động cơ sẽ đạt đến tốc độ tối đa cho phép. Vì mô-
men động cơ tỉ lệ với bình phương điện áp, dòng điện tỉ lệ với điện áp, mô-men gia
tốc và dòng điện khởi động được hạn chế thông qua điều chỉnh trị số hiệu dụng của
điện áp. Khi động cơ đạt đến tốc độ định mức, contactor bypass trong khởi động
mềm được đóng lại, hệ thống tự động bypass qua điện lưới

You might also like