You are on page 1of 67

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
"SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2024"
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH


GIỚI TÍNH THAI NHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
HỖ TRỢ SINH SẢN

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Nhân văn

NĂM 2024
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 7
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................... 10
4. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................... 10
5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn ........................... 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 11
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 11
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC
QUYẾT ĐỊNH GIỚI TÍNH THAI NHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ SINH
SẢN .............................................................................................................................. 12
1.1. Khái niệm chung về bình đẳng giới.................................................................. 12
1.1.1 Khái niệm giới và giới tính ............................................................................... 12
1.1.2. Các đặc điểm và vai trò giới ........................................................................... 13
1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới ................................................................................ 15
1.2. Khái niệm thai nhi, sự hình thành của giới tính thai nhi và các phương pháp
hỗ trợ sinh sản .......................................................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm thai nhi ........................................................................................... 16
1.2.2. Sự hình thành của giới tính thai nhi ................................................................ 17
1.2.3. Các phương pháp hỗ trợ sinh sản .................................................................. 17
1.3. Khái niệm bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản ................................................................................... 19
1.3.1. Khái niệm bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản ..................................................................................... 19
1.3.2. Ý nghĩa việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản ..................................................................................... 20
1.3.3. Điều kiện để đảm bảo sự cân bằng giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ
sinh sản ...................................................................................................................... 24
1.4. Quan điểm lập pháp của các quốc gia về bình đẳng giới trong quyết định giới
tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản .................................................... 29
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG VIỆC QUYẾT ĐỊNH GIỚI TÍNH THAI NHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ............................................ 31
2.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành về bình đẳng giới trong việc quyết định giới
tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản .................................................... 31
2.1.1. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới ....................................................... 31
2.1.2. Các hành vi bị cấm trong việc lựa chọn giới tính thai nhi .............................. 32
2.1.3. Xử lý vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi ................................................... 34
2.2. Thực tiễn thực hiện bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính thai nhi
bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.......................................................................... 37
2.2.1 Thực tiễn thực hiện bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính thai nhi
bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.......................................................................... 37
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng về việc thực hiện bình đẳng giới trong việc
quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay ........... 38
2.2.3 Hậu quả ........................................................................................................... 40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
VIỆC QUYẾT ĐỊNH GIỚI TÍNH THAI NHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ
SINH SẢN.................................................................................................................... 45
3.1. Định hướng........................................................................................................ 45
3.1.1. Đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo đảm bình đẳng giới trong
việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản....................... 45
3.1.2. Nhận thức của xã hội về vấn đề bảo đảm bình đẳng giới trong việc quyết định
giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản ................................................ 47
3.1.3. Hạn chế và bất cập của pháp luật về việc quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản ..................................................................................... 48
3.2. Đề xuất kiến nghị, nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu về vấn đề bình đẳng
giới trong việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản . 49
3.2.1. Đề xuất kiến nghị ............................................................................................. 49
3.2.2. Nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu ............................................................ 51
3.3. Giải pháp thực hiện pháp luật Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới trong việc
quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp thụ hỗ trợ sinh sản.................... 54
3.3.1. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực
hiện pháp luật về việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh
sản ............................................................................................................................. 54
3.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ................. 55
3.3.3. Tăng cường các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật ............................... 56
3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo đảm quyền bình đẳng giới trong việc
quyết định giới tính thai nhi. ..................................................................................... 57
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 60
PHỤ LỤC.....................................................................................................................61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TSGTKS Tỷ số giới tính khi sinh


UBND Ủy ban nhân dân
GTKS Giới tính khi sinh
TTTON Thụ tinh trong ống nghiệm
DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh thị trường thụ tinh ngày càng mở rộng, các biện pháp công nghệ
sinh sản đã tạo ra không ít khả năng cho việc quyết định giới tính của thai nhi. Điều
này mở ra những thách thức và cơ hội vô song, đặt ra nhiều câu hỏi về bình đẳng và
quyền lực. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
ảnh hưởng của công nghệ sinh sản đối với quyết định về giới tính mà còn làm nổi bật
những khía cạnh chính trị, xã hội và đạo đức liên quan. Đối diện với những tiến bộ
trong y học sinh sản, việc quyết định giới tính của thai nhi trở nên linh hoạt hơn, tạo ra
những cơ hội và thách thức mới. Tuy nhiên, trong quá trình này, vấn đề bình đẳng giới
trở thành một điểm nóng, đặt ra nhiều câu hỏi về quyền lựa chọn và ảnh hưởng của xã
hội đối với quyết định này. Đề tài "Bình đẳng giới về việc quyết định giới tính thai nhi
trong thụ tinh nhân tạo" phản ánh sự quan trọng trong việc nghiên cứu và thảo luận về
các khía cạnh liên quan đến quyết định giới tính của thai nhi trong quá trình thụ tinh
nhân tạo, nó không chỉ đặt ra những vấn đề y tế mà còn liên quan đến quyền bình đẳng
về giới tính trong quá trình quyết định sự sống của thai nhi. Nghiên cứu về vấn đề này
có thể mang lại những thông tin bổ ích, đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng của bình đẳng và quyền lựa chọn trong lĩnh vực y học sinh sản.

Ngày nay, xã hội phát triển theo nhiều chiều và bình đẳng giới cũng không chỉ
dừng lại ở vấn đề y tế, mà còn nằm trong tầm tay của những quyết định chính trị và xã
hội. Trong quá trình thụ tinh nhân tạo, quyết định giới tính thai nhi có thể bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả sự định hình của xã hội. Do đó, vấn đề này không
chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn đặt ra những thách thức về bình đẳng, tư
duy và giáo dục. Việc nghiên cứu về vấn đề này không chỉ cung cấp thông tin chuyên
sâu về các khía cạnh y tế liên quan mà còn mở ra một lĩnh vực rộng lớn về triết học,
đạo đức, và quyền lực. Nghiên cứu làm rõ vấn đề này giúp ta nhận ra tầm quan trọng
của bình đẳng giới trong quyết định về giới tính thai nhi, đồng thời đánh giá tác động
của những quyết định này đối với cá nhân, gia đình, và cả cộng đồng. Đặc biệt, trong
bối cảnh thị trường công nghiệp thụ tinh ngày càng phát triển, việc nghiên cứu về vấn
đề bình đẳng giới càng trở nên quan trọng, đảm bảo rằng mọi quyết định đều được đưa
ra một cách công bằng và đúng đắn. Đồng thời, nghiên cứu này cũng có thể đóng góp
vào việc xây dựng các hệ thống và chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực thụ tinh, nhấn
mạnh vai trò quan trọng của bình đẳng giới trong tương lai của y học sinh sản.

Đối mặt với những triển vọng mới của công nghệ sinh sản, vấn đề bình đẳng giới
trong quyết định về giới tính thai nhi trở nên phức tạp và đòi hỏi sự xem xét đa chiều
từ nhiều khía cạnh khác nhau. Công nghệ hiện đại không chỉ mở ra cơ hội đặc biệt mà
còn làm nổi lên những thách thức đối với sự bình đẳng và đa dạng trong quyết định
này. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào chúng ta đảm bảo rằng quyết
định giới tính thai nhi được đưa ra một cách tôn trọng và đầy đủ, đặc biệt khi nó liên
quan đến những khía cạnh như quyền lựa chọn giới tính và định danh?

Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu về bình đẳng giới trong thụ tinh
nhân tạo sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật và bảo đảo đảm quyền con người, nâng cao
giá trị xã hội của pháp luật tại Việt Nam và phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Chính vì những lý do trên và để hiểu rõ hơn về tất cả các khía cạnh phức tạp này,
nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Vấn đề bình đẳng giới về việc quyết định giới
tính thai nhi trong thụ tinh nhân tạo”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


a. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Bài viết “Use of reproductive technology for sex selection for non medical
reasons” (Sử dụng kỹ thuật sinh sản để lựa chọn giới tính không vì lý do y tế) của Ủy
ban Đạo đức của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ trên tạp chí y khoa “Fertility and
Sterility”: Trong bài viết, Ủy ban đưa ra các lập luận ủng hộ và phản đối việc sử dụng
kỹ thuật sinh sản để lựa chọn giới tính vì bất cứ lý do gì (ngoại trừ việc tránh các bệnh
rối loạn di truyền liên quan đến một giới tính cụ thể).

Bài viết “Assisted Reproductive Technologies, Sex Selection, and the


Commodification of Children” (Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, lựa chọn giới tính và
“thương mại hóa” trẻ em) đăng tải trên tạp chí “AMA Journal of Ethics”: Bài viết chỉ
ra những lo ngại khi cha mẹ sử dụng các kỹ thuật sinh sản để lựa chọn giới tính thai
nhi nhằm thỏa mãn những kỳ vọng của bản thân.

Bài viết “Sex Selection for Non Health-Related Reasons” (Lựa chọn giới tính vì
những lý do không liên quan đến sức khỏe) đăng tải trên tạp chí “AMA Journal of
Ethics”: Bài viết đưa ra lập luận về việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để lựa chọn
giới tính vì các lý do phi y tế dẫn đến những cuộc tranh luận về mặt đạo đức cũng như
phân biệt đối xử dựa trên giới tính.

Một số bài viết, nghiên cứu đề cập về vấn quyết định giới tính thai nhi trong thụ
tinh nhân tạo tại một số khu vực có thể kể đến như: “High and growing disapproval of
sex-selection technology in Australia” (Sự phản đối kỹ thuật lựa chọn giới tính ngày
càng tăng ở Úc) đăng trên tạp chí “Reproductive Health” của BMC; “Gender selection
rules in different countries” (Quy tắc lựa chọn giới tính ở các quốc gia khác nhau)
đăng trên website TebMed Tourism; “Controversial banned gender selection
procedure on the rise again” (Thủ tục cấm lựa chọn giới tính gây tranh cãi lại gia
tăng) đăng trên tạp chí “New Straits Times”; “British scientists call for urgent IVF
regulation as US unveils technique to pick sex of child” (Các nhà khoa học Anh kêu
gọi ban hành quy định khẩn cấp về IVF sau khi Mỹ công bố kỹ thuật chọn giới tính trẻ
em) đăng trên tạp chí “The Telegraph”: Những bài viết này cho thấy ở mỗi quốc gia
có những quan niệm cũng như quan điểm trái chiều liên quan đến lựa chọn giới tính
thai nhi thông qua các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Từ đó có thể thấy được rằng, vấn đề
bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính thai trong thụ tinh nhân tạo luôn là vấn
đề gây tranh cãi ở trên thế giới.

b. Tình hình nghiên cứu trong nước


Ở Việt Nam, Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã nêu rõ về việc nghiêm cấm các hành
vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Chính vì thế liên quan đến đề tài đã
có những bài viết, công trình nghiên cứu sau:

Bài viết “Phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi lựa chọn giới tính thai nhi”
đăng trên tạp chí “Sức khỏe & Đời sống”: Bài viết chỉ ra các hành vi liên quan đến
việc lựa chọn giới tính thai nhi là những hành vi bị cấm, vi phạm pháp lệnh Dân số ở
Việt Nam. Đồng thời tác giả cũng đưa ra quan điểm cần có những chế tài đủ mạnh để
xử lý những hành vi vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi.

Bài viết “Săn con trai bằng IVF” đăng tải trên báo VNExpress: Bài viết cho thấy
việc lạm dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cụ thể ở đây là IVF (Thụ tinh ống nghiệm)
để lựa chọn giới tính thai nhi đã dẫn đến việc Việt Nam là một trong ba quốc gia mất
cân bằng giới tính khi sinh cao nhất thế giới tính đến năm 2020. Bài viết cũng đưa ra
những số liệu cho thấy từ năm 2017 trở đi, số ca IVF thực hiện mỗi năm ở Việt Nam
đã cao nhất khu vực ASEAN và theo thống kê tính đến năm 2034 Việt Nam sẽ thừa
1,5 triệu nam giới từ 15-49 tuổi.

Bài viết “Siết chặt quy định về thụ tinh ống nghiệm và mang thai hộ” đăng trên
Báo Điện tử VOV: Bài viết cho thấy Bộ Y tế đang xây dựng và hoàn thiện dự thảo
Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong đó, ban soạn thảo đề cập cụ thể quy định
cho/nhận tinh trùng, noãn, phôi và các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện thụ tinh
trong ống nghiệm.

Bài viết “Lựa chọn giới tính thai nhi xử lý ra sao?” đăng tải trên Báo Điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam: Bài viết đã chỉ ra những quy định cụ thể xung quanh vấn đề
lựa chọn giới tính của thai nhi, đồng thời đề cập đến những mức xử phạt khi có hành vi
vi phạm các quy định mà pháp luật đã đề ra.

Bài viết “Lơ lửng luật cấm lựa chọn giới tính thai nhi” đăng tải trên Báo Bình
Phước: Bài viết trực tiếp đề cập đến vấn nạn lạm dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để
lựa chọn giới tính thai nhi, bất chấp luật cấm cũng như việc pháp luật chưa đủ chặt
chẽ, không bảo đảm được tính răn đe để có thể thực hiện nghiêm túc.

Hầu hết các bài viết và công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay chưa đi cụ thể
vào về việc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để lựa chọn giới tính thai nhi nhưng
về vấn đề bất bình đẳng giới khi sinh tại Việt Nam đã có những bài viết, nghiên cứu cụ
thể như sau: “Mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam” của “Quỹ Dân số Liên
Hợp Quốc Việt Nam”; “Thực hiện bình đẳng giới để giải quyết tận gốc mất cân bằng
giới tính khi sinh” đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; “Thúc đẩy bình
đẳng giới góp phần kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” đăng trên tạp chí “Sức
khỏe & Đời sống”...: Thông qua những bài viết, công trình nghiên cứu này đã cho thấy
mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn luôn là đề tài nóng hổi và được quan
tâm. Và việc lạm dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo để lựa chọn
giới tính thai nhi chính là một trong những lý do dẫn đến vấn đề bất bình đẳng giới khi
sinh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới trong việc
quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản dưới góc độ pháp luật
và thực tiễn tại Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề
bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh
sản cũng như các thiết chế đảm bảo của pháp luật Việt Nam. Nhận định rõ các nguyên
nhân gây ra cùng những nguy cơ đe dọa dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới về giới
tính thai nhi trên thực tế, từ đó có các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong việc
quyết định giới tính thai nhi khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

4. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ một số lý luận cơ bản về vấn đề bình đẳng giới trong việc quyết định giới
tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.

- Nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới
trong việc quyết định giới tính thai nhi trong lĩnh vực sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh
sản. Bên cạnh đó, thông qua thực tiễn tại Việt Nam, nhận định rõ các nguyên nhân dẫn
đến và giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan về vấn đề bình đẳng giới về giới tính thai
nhi khi thực hiện hỗ trợ sinh sản.

- Đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong việc quyết định giới
tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Từ đó, qua các quy định của pháp luật
với mục đích giúp quản lý các vấn đề xã hội và đạo đức liên quan, dự đoán và kiểm
soát nếu như tình trạng bất bình đẳng giới về giới tính thai nhi bằng khi hỗ trợ sinh sản
diễn ra.

5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp,
lôgic, so sánh, lịch sử, điều tra, khảo sát xã hội học... để làm sáng tỏ vấn đề bình đẳng
giới trong việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản dưới
góc độ pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam cũng như các giải pháp để đảm bảo về bình
đẳng giới giới tính thai nhi khi thực hiện hỗ trợ sinh sản.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở hệ thống pháp luật Việt Nam nghiên cứu đưa ra
các giải pháp để bảo đảm vấn đề bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính thai nhi
bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.

- Ý nghĩa thực tiễn: Nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo đảm bình đẳng
giới trong việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản trong
việc phát triển kinh tế chính trị - xã hội.

7. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính
thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Chương 2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về bình đẳng giới trong việc quyết định
giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản và thực tiễn thực hiện.

Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong việc quyết định giới
tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC


QUYẾT ĐỊNH GIỚI TÍNH THAI NHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ SINH
SẢN

1.1. Khái niệm chung về bình đẳng giới


1.1.1 Khái niệm giới và giới tính

Hiện nay nhiều người vẫn cho rằng khái niệm “giới” và “giới tính” là một, tuy
nhiên trên thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo Khoản 1, Khoản 2
Điều 5 của Luật Bình đẳng giới 2006, khái niệm “giới” và “giới tính” được hiểu như
sau: “Giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội”; còn “Giới tính là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”.

Giới tính là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa hai giới là nam giới và nữ
giới. Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, nó đề cập đến sự khác biệt về mặt sinh học và
gen giữa nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi. Hầu hết phụ nữ đều có các bộ phận và
hoóc môn để họ có kinh nguyệt, có thai, sinh con và cho con bú. Đa số nam giới đều
có các bộ phận và hoóc môn để giúp họ có thể sản sinh ra tinh trùng, xuất tinh. Nếu
như “giới tính” mang bản chất giới tính sinh học do các yếu tố sinh học chi phối, thì
“giới” lại mang bản chất của giới tính xã hội do các yếu tố xã hội tác động. Giới là sự
khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và nữ giới như vai trò, thái độ, hành vi ứng xử
và các giá trị. Mô tả sự khác biệt trong cách mà nam giới và nữ giới được mong đợi
trong ứng xử - họ có liên hệ với nhau như thế nào, công việc mà họ làm, cách nói
năng, cách ăn mặc… và vị thế của họ trong xã hội - họ được xã hội đánh giá như thế
nào, và họ có được những cơ hội nào. Những khác biệt này là do xã hội tạo ra chứ
không phải tự nhiên. Đó là một phần của nền văn hóa của chúng ta và nó thay đổi theo
thời gian. Giới không chỉ là vấn đề riêng về phụ nữ và trẻ em gái, hay nam giới và trẻ
em trai - mà về mối quan hệ của họ với nhau. Ví dụ phụ nữ hiện đại cũng có thể mạnh
mẽ và quyết đoán, trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy... Ngược lại nam giới có thể
dịu dàng và kiên nhẫn, có thế làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký v.v. Những
đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, suy nghĩ và tiêu chuẩn mang tính
chất xã hội. Chúng thay đổi từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối
cảnh cụ thể của một xã hội do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định.
Vì vậy, địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương
Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo,
địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị.

Giới tính của một người được quyết định bởi các đặc điểm sinh học đặc trưng ở
phụ nữ và nam giới, còn giới đề cập đến các vai trò, cách hành xử và thuộc tính mà xã
hội coi là phù hợp với người nam hay người nữ. Ví dụ, phụ nữ có thể sinh con bởi đặc
điểm giới tính của họ quy định như vậy, nhưng những mong đợi cho rằng phụ nữ hiển
nhiên là người chăm sóc và chịu trách nhiệm chính cho việc chăm sóc nhà cửa là vấn
đề về giới. Như vậy, các đặc điểm về giới tính không thay đổi theo thời gian, không
gian hay ở các nền văn hóa khác nhau, nhưng các đặc điểm giới có thể thay đổi từ thế
hệ này sang thế hệ khác, giữa các nền văn hóa khác nhau và giữa các nhóm kinh tế xã
hội và dân tộc khác nhau.

Việc phân biệt giới và giới tính giúp chúng ta giúp ta có thêm những kiến thức
nhằm phòng tránh, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực về định kiến giới, những hành
vi sai lệch hoặc nguy hiểm gây phân biệt đối xử theo giới khi thực hiện các phương
pháp hỗ trợ sinh sản. Một số người tin rằng "sinh con trai để nối dõi tông đường" và
thực sự nó đã ăn sâu bén rễ vào đời sống của nhiều thế hệ. Tuy nhiên đây là một quan
niệm đã lạc hậu, không còn phù hợp với lối sống hiện đại. Điều này đã làm gia tăng
tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và kéo theo nhiều hệ lụy đau lòng khác.

1.1.2. Các đặc điểm và vai trò giới


Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào các hoạt động đời sống xã hội, tuy
nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác nhau do những
quan niệm và chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi
là vai trò giới.

Vai trò giới là những vai trò, cách hành xử, các hoạt động, thuộc tính mang tính xã
hội được tạo ra bởi xã hội cho rằng đó là điều phù hợp với nam giới và trẻ em trai, trái
ngược với phụ nữ và trẻ em gái. Nó mô tả những điều mà mọi người được mong đợi
thực hiện dựa trên giới tính mà họ được sinh ra. Tuy nhiên, sự phân chia vai trò này
mang tính độc đoán bởi không gì có thể cản trở phụ nữ và trẻ em gái thực hiện những
điều mà vai trò giới quy định cho nam giới và trẻ em trai, và ngược lại.
Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội; được biết đến
thông qua quá trình học tập, khác nhau theo từng nền văn hóa, bối cảnh xã hội và theo
thời gian do vậy giới có thể thay đổi được.

Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong một xã hội nhất định thường có xu
hướng dựa vào đặc điểm giới tính. Theo đó, công việc họ đảm nhiệm có tác động tới vị
thế, cơ hội và chất lượng sống của mỗi người. Khi xem xét vai trò giới chính là xem
xét phụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, và vai trò
cộng đồng.

Vai trò sản xuất: là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ để tiêu
dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công.
Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do
những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị
công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá
cao vai trò này.

Vai trò tái sản xuất: là các hoạt động sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, vv
giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia
đình, nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khỏe gia
đình vv. Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự
phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động, tiêu tốn nhiều thời gian nhưng
không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là "công việc thực sự, được làm miễn
phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội thường không coi trọng
và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm
chính trong các công việc tái sản xuất.

Vai trò cộng đồng: bao gồm các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ như thăm hỏi
động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu ăn hoặc bố trí nhà tạm trú cho
những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đồng góp lương thực, thực phẩm
cứu trợ người bị nạn, v.v. Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu
tốn thời gian, không được trả công, nhưng cũng có lúc nó được trả công.
Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên, ở
nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời
cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc
gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các
hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm
nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.

Các chuẩn mực giới này có thể được củng cố thông qua các áp lực xã hội, hoặc
thông qua sự mất cân bằng về quyền lực và lợi ích vật chất. Trong suốt cuộc đời mình,
nếu chúng ta tuân theo các chuẩn mực giới thì sẽ được xã hội ủng hộ và ngược lại nếu
không tuân thủ chúng ta sẽ phải chịu những thiệt thòi. Ở một số đất nước, pháp luật
liên quan đến các chuẩn mực giới, cản trở không cho phép phụ nữ làm những việc như
lái xe hay tham gia vào các hoạt động xã hội, nếu làm như vậy họ có thể bị đi tù. Ở
một số nơi, nếu phụ nữ và nam giới vượt ra khỏi các chuẩn mực xã hội thì có thể bị
những hình phạt trừng phạt về thân thể. Những cơ chế kiểm soát này là lý do vì sao
chúng ta bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực giới. Các ý tưởng và trải nghiệm của chúng
ta về giới ảnh hưởng đến những việc chúng ta làm và cách thức chúng ta tương tác với
những người khác trong cuộc sống của mình. Có sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới
giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự
tham gia một cách hiệu quả của họ và đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng
trên cơ sở giới trong việc phân chia lao động xã hội.

1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới


Theo Khoản 3 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới 2006, “Bình đẳng giới là việc nam,
nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của
mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành
quả của sự phát triển đó”

Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều có
được vị thế như nhau trong xã hội; được thực thi đầy đủ các quyền con người mà
không bị phân biệt đối xử; được hưởng mức độ tôn trọng như nhau trong cộng đồng;
được coi trọng như nhau; có thể tận dụng các cơ hội như nhau để đưa ra các lựa chọn
về cuộc sống của mình và mong đợi các kết quả tương ứng; có mức độ quyền lực như
nhau để tạo ra các kết quả từ những lựa chọn này. Cuối cùng, bình đẳng giới có nghĩa
là mối quan hệ quyền lực giữa nam giới và phụ nữ, giữa trẻ em trai và trẻ em gái sẽ
được biến đổi để mọi người đều có thể phát huy được tiềm năng của mình trong một
xã hội công bằng hơn cho tất cả mọi người. Để đạt được bình đẳng giới cần phải có
được sự thay đổi toàn diện của xã hội. Sự thay đổi này không chỉ là mong muốn của
từng cá nhân mà nó chỉ có thể xảy ra với nỗ lực của tất cả các cá nhân. Mặc dù thách
thức của việc đảo lộn sự bất bình đẳng giới có thể là rất lớn, nhưng chúng ta có thể
thấy được từ những phong trào xã hội rằng những hành động nhỏ của các cá nhân có
thể dẫn đến những thay đổi lớn.

1.2. Khái niệm thai nhi, sự hình thành của giới tính thai nhi và các phương pháp hỗ
trợ sinh sản

1.2.1. Khái niệm thai nhi

Thai nhi có thể được định nghĩa là con chưa sinh trong tử cung của người mẹ, đại
diện cho giai đoạn phát triển mô phân sinh cho đến khi sinh. Quá trình phát triển của
bào thai có thể chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất của thai kỳ từ 0-3 tháng đầu (3 tháng đầu):

Vào tuần thứ 6-7 của thai nhi sẽ bắt đầu nghe thấy tim thai, bắt đầu nhìn thấy tay
và chân, phần đầu chiếm tới phần lớn của cơ thể.
Vào tuần thứ 12 cơ thể thấy rõ đường nét của phần đầu và phân biệt giới tính. Lúc
này bào thai có chiều dài khoảng 6,5cm và nặng khoảng 18g.

Giai đoạn thứ hai của thai kỳ từ 4-6 tháng (3 tháng giữa):

Thai nhi được 16 tuần, chiều dài khoảng 16cm, cân nặng khoảng 135g, đầu chiếm
⅓ cơ thể.
Cơ quan nội tạng bắt đầu hoạt động, da sẽ có màu đỏ. Lông tơ và móng bắt đầu
mọc. Thai nhi bắt đầu cử động tay chân, tim cũng mạnh hơn.
Lúc 20 tuần, chiều dài khoảng 25cm, cân nặng 340g.
Lông mày và lông mi phát triển, khung xương cứng cáp. Có thể chuyển động và
xoay vòng trong nước ối.
Thai nhi 24 tuần, có chiều dài 33cm, cân nặng 370g. Não phát triển nhanh chóng

Giai đoạn thứ ba của thai kỳ từ 7-9 tháng (giai đoạn cuối):
Thai nhi được 28 tuần, chiều dài 37cm, cân nặng khoảng 900g-1kg.
Thai nhi 32 tuần, chiều dài 40,5cm, cân nặng khoảng 1,6kg. Các cơ quan cũng
hoạt động như hệ thần kinh phát triển.
Thai nhi 36 tuần, chiều dài khoảng 46cm, cân nặng 2,5kg. Mặt có nhiều nếp nhăn
như người già.
Thai nhi 40 tuần, chiều dài 51cm, cân nặng được 3,4kg, móng tay và tóc phát triển
hoàn chỉnh. Bé sẵn sàng chào đời.1

1.2.2. Sự hình thành của giới tính thai nhi


Sự hình thành của giới tính thai nhi sẽ xảy ra tại thời điểm khi trứng và tinh trùng
gặp nhau, theo nguyên tắc: Trứng mang nhiễm sắc thể X gặp tinh trùng mang nhiễm
sắc thể X sẽ hình thành hợp tử XX – giới tính nữ còn trứng mang nhiễm sắc thể X gặp
tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y sẽ hình thành hợp tử XY – giới tính nam.

Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X kết hợp với trứng nhiễm sắc thể X sẽ hình
thành giới tính nữ. Khi các hormone sinh dục nữ estrogen tác động sẽ khiến gen biệt
hóa tinh hoàn SRY bị bất hoạt làm phát triển bộ phận sinh dục ngoài. Giữa vùng mô
hai chân sẽ xuất hiện củ sinh dục và phát triển thành âm đạo.

Ngược lại, nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y kết hợp với trứng mang nhiễm sắc
thể X sẽ hình thành giới tính nam. Đồng thời nội tiết tố sinh dục nam testosterone sẽ
được phóng thích làm thúc đẩy sự hình thành cơ quan sinh dục nam.

1.2.3. Các phương pháp hỗ trợ sinh sản


Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ
tinh trong ống nghiệm.” Có thể thấy được rằng hai phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ
biến hiện nay thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử (IUI)
và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung
(Intrauterine insemination - IUI) là phương pháp điều trị vô sinh - hiếm muộn đầu tay
và được áp dụng phổ biến trong nhiều trường hợp vô sinh hiếm muộn của các cặp đôi,

1
Nguyễn Thu Nhạn (2023), “Thai giáo từ bào thai đến người trưởng thành”, Tạp chí Nhi khoa, Tập 16, số 1,
trang 4, tháng 5/2023.
nhằm mang lại cơ hội làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng. Cùng với sự phát triển
của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc sử dụng tinh trùng đã qua lọc, rửa và kích hoạt đã
trở thành tiêu chuẩn điều trị trong IUI từ những năm đầu thập kỷ 80. Dưới góc độ y
học, thụ tinh nhân tạo là phương pháp lấy tinh trùng của người chồng, lọc rửa, chọn
lọc những con khỏe, di động tốt để bơm trực tiếp vào tử cung của người vợ sau khi
được bác sĩ kích thích trứng và tiêm rụng. Phương pháp này được sử dụng các kỹ thuật
y khoa để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ thai của phụ nữ được diễn ra thuận
lợi nhất.

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
quy định: “Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống
nghiệm để tạo thành phôi”. Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization - IVF) là
phương pháp mà trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cổ tử cung của người phụ
nữ, dùng để điều trị cho các trường hợp như: phụ nữ bị tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc
nội mạc tử cung; hoặc do tinh trùng yếu, dị dạng,… Biện pháp này được rất nhiều vợ
chồng, phụ nữ độc thân lựa chọn, bởi hiệu quả nó mang lại tương đối cao.

Thực tế, hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản khác nhau như: Tiêm
tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI); Phương pháp trưởng thành noãn trong ống
nghiệm (Invitromaturation – IVM); Phương pháp thụ tinh ống nghiệm xin noãn
(Oocyte Donation);...

Ngoài các phương pháp phổ biến đã đề cập ở trên thì hiện nay xét nghiệm tiền sản
không xâm lấn (Non-Invasive Prenatal Test - NIPT). Đây là phương pháp sàng lọc thai
nhi trước sinh dành cho phụ nữ mang thai. Phương pháp này được nhiều thai phụ lựa
chọn bởi ưu điểm không xâm lấn, giúp phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh thai nhi để
quản lý thai kỳ hiệu quả. Đồng thời xét nghiệm này cũng có thể xác định được giới
tính của thai nhi.
1.3. Khái niệm bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản

1.3.1. Khái niệm bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản

Có thể nói, việc bảo đảm về bình đẳng giới có sự liên hệ mật thiết với việc quyết
định giới tính thai nhi. Bảo đảm bình đẳng giới là việc đảm bảo rằng mọi người, không
phụ thuộc vào giới tính, đều được đối xử công bằng và có cơ hội tương đương trong
mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cơ hội giáo dục, việc làm, tham gia chính trị,
quyền lợi và tự do cá nhân. Nó cũng bao gồm việc loại bỏ mọi hạn chế, giới hạn và
định kiến dựa trên giới tính, và thúc đẩy sự công bằng và sự đa dạng trong xã hội. Bảo
đảm bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng của nhiều chính sách xã hội và chính
trị, nhằm xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ. Vì vậy khi mà việc bảo đảm bình
đẳng giới được đẩy mạnh, sự phân biệt giới tính giữa nam giới và nữ giới không còn
quá nặng nề, từ đó ảnh hưởng rõ rệt đến vấn đề quyết định giới tính thai nhi. Việc
chuộng sinh con trai hay con gái không còn quan trọng khi mà vấn đề bình đẳng nam
nữ được thực hiện một cách sâu rộng.

Bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh
sản là quyền và khả năng của thai nhi được coi là cá nhân có quyền tự quyết định về
giới tính của mình trong quá trình thai nghén. Điều này đòi hỏi sự tôn trọng và bảo vệ
quyền lựa chọn của thai nhi mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, văn hóa
hoặc yêu cầu cá nhân của phụ huynh.

Trong bối cảnh này, bình đẳng giới áp dụng cho thai nhi giống như những quyền
và tự do được đảm bảo cho người lớn. Điều này có thể liên quan đến quyết định giới
tính bằng cách sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản, như vi khuẩn nhân tạo
(ART), hoặc trong các trường hợp đặc biệt như quyết định về giới tính của thai nhi
mang theo các bệnh di truyền liên quan đến giới tính.

Phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART - Assisted Reproductive Technologies) là một
loạt các kỹ thuật và quy trình được thiết kế để hỗ trợ hoặc thay thế những quy trình tự
nhiên trong quá trình thụ tinh và mang thai. Các phương pháp này được phát triển để
giúp những cặp vợ chồng hoặc người độc thân có khó khăn trong việc có thai. Tuy
nhiên nếu như lạm dụng phương pháp này với mục đích sinh con có giới tính như ý
muốn thì sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Như vậy việc thực hiện các biện pháp
nhằm đảm bảo bình đẳng giới vô cùng thiết thực và quan trọng với sự cân bằng giới
tính.

1.3.2. Ý nghĩa việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản

Bất bình đẳng giới là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh. Ngược lại, mất cân bằng giới tính sẽ làm sâu sắc thêm vấn đề bất bình đẳng
giới.

Theo Liên Hợp Quốc, bình đẳng giới nghĩa là phụ nữ và nam giới được hưởng
những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người. Thực hiện bình đẳng
giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt
động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách
công bằng như quyền quyết định số con, khoảng cách sinh, việc chăm sóc và nuôi dạy
con cái…

Tuy nhiên, hiện nay, bất bình đẳng giới vẫn đang diễn ra và là nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc coi
việc lựa chọn giới tính thai nhi khi sinh là một trong những dạng bạo lực giới rất
nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia gốc rễ và cốt lõi của tình trạng này là do định kiến giới, tư
tưởng "trọng nam khinh nữ" ăn sâu vào nhiều người Việt. Tư tưởng này xuất hiện từ
khi chuẩn bị kết hôn, trước khi có con, có con, đến lúc qua đời. Thực tế có sự quyết
định giới tính thai nhi do đó, pháp luật phải đảm bảo bình đẳng giới về giới tính thai
nhi khi sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tức là một khi đã tạo thành phôi
thai thì nhất định phải sinh con chứ không được lựa chọn phôi nam hay nữ mới cấy
hay khi đang mang thai phôi không đúng ý về giới tính thì lựa chọn bỏ đi. Phương
pháp hỗ trợ sinh sản là một phần quan trọng của việc đảm bảo quyền lựa chọn và tự
quyết định của cả nam và nữ trong việc sinh nở, đây không chỉ là vấn đề của sức khỏe
sinh sản mà còn là vấn đề về quyền lợi và tôn trọng cá nhân.
Thứ nhất, trong nhiều xã hội, đặc biệt là ở những nơi có nền văn hóa phong kiến,
giới tính của thai nhi thường được coi là quan trọng hơn cả. Với tình trạng này, việc
bảo đảm rằng cả nam và nữ đều có quyền lựa chọn giới tính của con mình là cần thiết.
Điều này giúp đảm bảo rằng không có sự áp đặt giới tính từ gia đình, xã hội hoặc bất
kỳ thế lực nào khác, và nhấn mạnh quyền tự quyết của cả hai vợ chồng trong việc
quyết định về tương lai gia đình của mình.

Hơn nữa, một khía cạnh khác của việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định
giới tính thai nhi là việc đối phó với các rủi ro và hậu quả của việc ưu tiên một giới
tính hơn giới tính khác. Trong một số trường hợp, việc lựa chọn giới tính của thai nhi
có thể dẫn đến việc lạm dụng thai phụ để chọn lựa giới tính, dẫn đến những hậu quả xã
hội và tâm lý đáng lo ngại. Bằng cách đảm bảo rằng cả nam và nữ đều có quyền lựa
chọn và quyết định mà không bị áp đặt, chúng ta có thể giảm thiểu những tác động tiêu
cực này và tạo ra một môi trường bình đẳng và hòa bình hơn trong việc quản lý vấn đề
giới tính thai nhi.

Thứ hai, việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi thông qua
phương pháp hỗ trợ sinh sản không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng mà còn có
tác động sâu sắc đến nhiều khía cạnh của xã hội. Đầu tiên, việc này đảm bảo rằng cả
nam và nữ đều có quyền tự do lựa chọn và tự quyết định về việc sinh con, phản ánh
tôn trọng đối với quyền cá nhân và ngăn chặn sự áp đặt giới tính từ gia đình hoặc xã
hội. Đồng thời, việc tôn trọng và thúc đẩy quyền lựa chọn giới tính thai nhi cũng giúp
loại bỏ sự phân biệt đối xử giới tính trong xã hội, xây dựng một môi trường công bằng
và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, việc khuyến khích sự tham gia và đóng góp của cả nam
và nữ trong quyết định về giới tính thai nhi tạo ra một nền tảng cho sự phát triển và
tiến bộ của xã hội thông qua giải pháp sáng tạo và hiệu quả hơn cho các vấn đề về sức
khỏe sinh sản và gia đình. Đồng thời, việc bảo đảm quyền lựa chọn và tự quyết định
cũng thúc đẩy sự quan tâm đến sức khỏe sinh sản và phòng ngừa tình trạng lạm dụng
giới tính, giảm thiểu các nguy cơ và hậu quả tiêu cực của việc ưu tiên một giới tính
hơn giới tính khác. Cuối cùng, việc này còn giúp tạo ra một môi trường hòa bình và ổn
định trong gia đình và xã hội, khi mọi thành viên đều cảm thấy được tôn trọng và được
đánh giá, từ đó tạo ra một môi trường sống tích cực và hạnh phúc hơn cho tất cả mọi
người.
Việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi không chỉ là vấn
đề của quyền lợi cá nhân mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển và tiến bộ của xã
hội. Bằng cách thúc đẩy sự tham gia của cả nam và nữ trong quyết định này, chúng ta
tạo ra một môi trường mà mọi người được khuyến khích và đánh giá dựa trên khả năng
và giá trị cá nhân, không phụ thuộc vào giới tính. Điều này có thể thúc đẩy sự sáng tạo
và đổi mới, vì mọi người có cơ hội thể hiện ý kiến và đóng góp của mình một cách tự
do và không bị hạn chế bởi giới tính.

Ngoài ra, việc tạo điều kiện cho cả nam và nữ đều có quyền lựa chọn giới tính thai
nhi cũng đảm bảo rằng quyết định này được đưa ra dựa trên thông tin đầy đủ và sự
hiểu biết về tất cả các khía cạnh của vấn đề. Điều này có thể làm giảm nguy cơ của
quyết định dựa trên niềm tin sai lầm hoặc thông tin không chính xác, từ đó giảm thiểu
các hậu quả không mong muốn và tạo ra một kết quả tích cực cho gia đình và xã hội.

Cuối cùng, việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi là một
phần của việc xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ, nơi mà mọi người có cơ hội
và quyền lợi được đảm bảo, không phụ thuộc vào giới tính, dân tộc, tôn giáo hoặc bất
kỳ yếu tố phân biệt nào khác. Điều này làm tăng cường sự đoàn kết và sự thịnh vượng
chung, mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng và xã hội. Việc bảo đảm bình đẳng giới
trong quyết định giới tính thai nhi cũng mang lại lợi ích cho sự phát triển cá nhân và
quan hệ gia đình. Khi cả nam và nữ đều có thể tham gia vào quyết định này một cách
tự do và công bằng, họ có cơ hội trải nghiệm một sự đồng thuận và hỗ trợ lẫn nhau, từ
đó củng cố mối quan hệ gia đình và tạo ra một môi trường gia đình tích cực.

Ngoài ra, việc đảm bảo quyền lựa chọn giới tính thai nhi cũng mở ra cơ hội cho sự
phát triển xã hội bền vững và hòa bình hơn. Khi mọi người đều được đối xử công bằng
và có cơ hội tham gia vào quyết định quan trọng như việc quyết định giới tính của thai
nhi, chúng ta xây dựng một xã hội mà mọi người đều cảm thấy được tôn trọng và đóng
góp vào sự phát triển chung.

Trong tổng thể, việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi
không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là một phần quan trọng của việc xây dựng một xã
hội công bằng, tiến bộ và hòa bình. Điều này đem lại lợi ích lớn cho mọi người, từ
quyền lợi cá nhân cho đến phát triển xã hội và hòa bình gia đình. Điều đó còn thúc đẩy
sự phát triển và tiến bộ của các quốc gia. Khi cả nam và nữ đều có quyền lựa chọn và
quyết định về giới tính của thai nhi, chúng ta tạo ra một môi trường mà mọi người có
cơ hội tham gia vào quyết định và đóng góp vào sự phát triển của xã hội: Việc này có
thể tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, từ đó mở ra
cơ hội cho họ thể hiện năng lực và kiến thức của mình. Điều này không chỉ giúp cải
thiện đời sống cá nhân của phụ nữ mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội
của quốc gia.

Tóm lại, việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi không chỉ
là vấn đề của quyền lợi cá nhân mà còn có tác động tích cực đến sự phát triển và tiến
bộ của các quốc gia, từ việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế và
chính trị đến việc tạo ra một môi trường gia đình và xã hội bền vững hơn, bởi khi cả
nam và nữ đều có quyền lựa chọn và quyết định về giới tính thai nhi, chúng ta tạo ra
một môi trường mà mọi người có cơ hội tham gia vào quyết định và đóng góp vào sự
phát triển của xã hội. Điều này mở ra cơ hội cho phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh tế
và chính trị, từ đó tăng cường năng lực lao động và sự đa dạng trong quản lý và quyết
định, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Bảo đảm bình đẳng giới
cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự tham gia của nam giới trong việc chăm sóc gia
đình và nuôi dưỡng con cái. Khi nam giới tham gia vào công việc chăm sóc gia đình
và chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ, chúng ta tạo ra một môi trường gia đình lành mạnh
hơn, nơi mà sự quan tâm và nuôi dưỡng con cái được chia sẻ đồng đều, từ đó xây dựng
nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hạnh phúc gia đình.

Tính bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi có ý nghĩa sâu sắc trong các
lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Bằng cách đảm bảo nam và nữ đều có quyền
lựa chọn và quyết định về giới tính của con mình, chúng ta xây dựng một xã hội công
bằng và dân chủ. Điều này không chỉ thúc đẩy sự công bằng và thúc đẩy quyền tự do
cá nhân mà còn tạo điều kiện cho sự tôn trọng và đồng thuận trong các mối quan hệ
hôn nhân và gia đình. Trong một môi trường hôn nhân mà cả hai bên đều được đánh
giá và đối xử công bằng, sự bình đẳng giới trong quyết định này đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng một mối quan hệ vững chắc và hòa hợp. Trong một gia
đình, việc nam và nữ đều có quyền lựa chọn và quyết định về giới tính thai nhi giúp
tạo ra một môi trường gia đình bình đẳng và hòa bình, nơi mà sự tôn trọng và đồng
thuận được đặt lên hàng đầu. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá
nhân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và
phát triển. Điều này giúp tạo ra một môi trường dân chủ, mối quan hệ hôn nhân lành
mạnh và gia đình hòa bình và hạnh phúc.

Việc bảo đảm bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi cũng liên quan đến
vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và kinh doanh. Khi cả nam và nữ đều có
quyền lựa chọn và quyết định về giới tính thai nhi một cách tự do và không bị áp đặt,
chúng ta tạo ra một môi trường lao động công bằng, nơi mà sự đa dạng và sự đồng
thuận được đánh giá cao. Điều này có thể thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh
vực kinh doanh và quản lý, tăng cường sự đa dạng trong quyết định và đổi mới.

Bên cạnh đó, việc bảo đảm bình đẳng giới cũng góp phần vào việc giảm thiểu bạo
lực dựa trên giới tính và đe dọa cho sự an toàn cá nhân của phụ nữ và các nhóm dân
tộc thiểu số. Khi mọi người đều được đánh giá và đối xử công bằng, không bị hạn chế
hay đe dọa vì giới tính hay bất kỳ yếu tố nào khác, chúng ta xây dựng một xã hội an
toàn và bình yên hơn cho tất cả mọi người.

Cuối cùng, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi cũng
góp phần vào việc tạo ra một môi trường giáo dục bình đẳng và thúc đẩy sự phát triển
toàn diện của con người. Khi nam và nữ đều được khuyến khích và tôn trọng trong quá
trình ra đời của con, chúng ta xây dựng một xã hội mà mọi người có cơ hội thực hiện
đam mê và tiềm năng của mình một cách tự do và không bị hạn chế.

1.3.3. Điều kiện để đảm bảo sự cân bằng giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ
sinh sản

Trong những năm sắp tới, với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người
dân sẽ tiếp tục được cải thiện nên theo quy luật, xu hướng mất cân bằng giới tính khi
sinh sẽ có thể ngày càng lan rộng về mặt địa lý và ở các nhóm kinh tế xã hội khác
nhau. Điều này có thể sẽ tiếp tục làm gia tăng TSGTKS. Các nhà khoa học Việt Nam
và các chuyên gia quốc tế đã đưa ra dự báo về 3 phương án (kịch bản) về TSGTKS ở
Việt Nam như sau:

- Phương án tích cực: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 115 vào năm 2020 sau đó giảm
dần và trở về mức 105 vào năm 2025.
- Phương án quá độ: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 120 vào năm 2020 sau đó giảm
dần và trở về mức 105 vào năm 2030.

- Phương án không can thiệp: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 125 vào năm 2020 và
tiếp tục duy trì ở mức này cho tới năm 2050

Năm 2050, chênh lệch số lượng nam và nữ sẽ từ 2,3 đến 4,3 triệu người theo các
kịch bản trên.

Việt Nam đã và đang làm gì để ứng phó với tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh? Xuất phát từ nhận thức, muốn giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh,
cần phải có các giải pháp giải quyết một cách toàn diện ba nhóm nguyên nhân trên.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động can thiệp như sau:

Ban hành chính sách, pháp luật

Đảng và Nhà nước Việt Nam sớm nhận thức tầm quan trọng và nỗ lực kiểm soát
tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cụ thể là:

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đưa ra định hướng: “... duy trì
mức sinh thay thế, đảm bảo cân bằng giới tính hợp lý”.

- Pháp lệnh Dân số năm 2003; Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số; Nghị định
114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và
trẻ em, nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi:

+ Nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến phương pháp chọn lọc giới tính thai nhi
dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, phát hành các loại sách, báo, tài
liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình
thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp chọn lọc giới tính thai nhi.

+ Nghiêm cấm chẩn đoán giới tính thai nhi bằng biện pháp như: xác định giới tính
thai nhi qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm.

+ Nghiên cấm loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp: phá
thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và biện pháp khác.
- Luật Bình đẳng giới ban hành ngày 29/11/2006 xác định các hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:

+ Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo
dục sức khỏe vì định kiến giới;

+ Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người
khác phá thai vì giới tính của thai nhi.

Tăng cường thực thi pháp luật, chính sách liên quan đến mất cân bằng giới
tính khi sinh

+ Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành liên quan (Cục Báo chí, Bộ
Thông tin-Truyền thông; Vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo Trung ương...) trong việc chấn
chỉnh các cơ quan báo chí, nhà xuất bản về tuyên truyền, phổ biến các phương pháp và
kỹ thuật về lựa chọn giới tính.

+ Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 05/TB-
VPCP ngày 04/01/2012 của Văn phòng Chính phủ, trong đó giao Bộ Y tế “có chương
trình làm việc cụ thể với tỉnh/thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) 10 tỉnh/thành phố
có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất (từ 115 trở lên) để khắc phục cho được tình trạng
này”; Bộ Y tế đã tổ chức 03 Đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ Y tế làm trưởng đoàn, làm
việc với tỉnh/thành ủy và UBND 10 tỉnh/thành phố gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Quảng
Ngãi.

Theo đánh giá của các đoàn công tác cho thấy, mặc dù các cấp ủy Đảng, Chính
quyền đã vào cuộc nhưng kết quả giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh
chưa đạt yêu cầu đề ra. Tỷ số giới tính khi sinh ở hầu hết địa phương này vẫn tiếp tục
tăng.

+ Tăng cường quản lý, theo dõi, kiểm tra tình hình chẩn đoán bằng siêu âm về giới
tính thai nhi và nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính. Tổ chức kiểm tra các cơ sở
cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi; các nhà xuất bản, trang
Web tuyên truyền trái pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.
Kết quả thanh tra đã phát hiện 5 cơ sở có hành vi siêu âm chẩn đoán giới tính; 48 đầu
sách có nội dung phổ biến phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi thuộc 17 nhà xuất
bản và 13 trang thông tin điện tử có tuyên truyền phổ biến phương pháp lựa chọn giới
tính thai nhi.

Tuy nhiên, chưa phát hiện trường hợp nào thực hiện hút thai, nạo phá thai hoặc
cung cấp, sử dụng các loại thuốc, hóa chất để loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới
tính. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cơ sở y tế còn rất hạn
chế, nhất là đối với các cơ sở y tế ngoài công lập.

+ Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành liên quan (Cục Báo chí, Bộ
Thông tin-Truyền thông; Vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo Trung ương...) trong việc chấn
chỉnh các cơ quan báo chí, nhà xuất bản về tuyên truyền, phổ biến các phương pháp và
kỹ thuật về lựa chọn giới tính.

Xây dựng, triển khai thử nghiệm các mô hình, đề án can thiệp tại cộng đồng

- “Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”

Năm 2009, Bộ Y tế đã xây dựng, triển khai thử nghiệm “Đề án can thiệp giảm
thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” tại 11 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh
cao nhằm từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới ổn định, cân
bằng giới tính khi sinh. Các mục tiêu cụ thể của Đề án gồm:

+ Tăng cường cung cấp thông tin về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cho
người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp
dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm
hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.

+ Tăng cường thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan
đến giới tính khi sinh.

+ Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khỏe sinh
sản và phát triển sản xuất.
Đề án đã đạt được kết quả bước đầu, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp ủy
Đảng chính quyền địa phương. Đến năm 2011, đề án đã được triển khai tại 43 tỉnh/
thành phố trong cả nước.

- Phối hợp với UNFPA và Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam xây dựng, triển
khai mô hình huy động phật tử, giáo dân tham gia giải quyết mất cân bằng giới tính
khi sinh ở một số địa phương. Mô hình đã đạt được một số kết quả bước đầu.

- Năm 2011, để ứng phó với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày một
lan rộng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã xây dựng Đề
án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho giai đoạn 2011- 2020 nhằm: Xây
dựng và hoàn thiện mô hình can thiệp tổng hợp, đồng bộ cả về lãnh đạo, chỉ đạo,
truyền thông vận động thay đổi hành vi, thanh tra xử lý vi phạm và thực hiện các chính
sách hỗ trợ triển khai tại các tỉnh, thành phố có tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh. Trước hết là các tỉnh mất cân bằng giới tính khi sinh trầm trọng nhất (có
TSGTKS cao nhất cả nước, tốc độ gia tăng TSGTKS nhanh nhất trong vòng 5 năm
vừa qua, có tỷ trọng đóng góp vào TSGTKS cao nhất trong cả nước...).

Can thiệp thông qua việc lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ an sinh
xã hội và thực hiện bình đẳng giới

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng ở Trung ương và địa phương
tuyên truyền, phản ánh tình hình về giới tính khi sinh.

- Lồng ghép đưa nội dung về giới tính khi sinh vào chương trình phối hợp giữa Bộ
Y tế với các ban ngành, đoàn thể.

- Năm 2011 triển khai thử nghiệm hoạt động tư vấn và chăm sóc người cao tuổi
dựa vào cộng đồng tại một số tỉnh/ thành phố nhằm cải thiện an sinh xã hội đối với
người cao tuổi, góp phần giảm bớt sự lo lắng khi về già của người cao tuổi sinh con 1
bề gái.

- Triển khai thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới đến năm 2020.

Tổ chức nghiên cứu, khảo sát thu thập thông tin về giới tính khi sinh
- Năm 2005 thực hiện nghiên cứu cấp bộ về “Mất cân đối giới tính khi sinh trong 5
năm qua ở một số địa phương- thực trạng và giải pháp”. Từ năm 2006 trở đi, chỉ tiêu
Tỷ số giới tính khi sinh được đưa vào Điều tra biến động dân số 1⁄4 hàng năm.

- Tổ chức một số hội thảo nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tầm nhìn về giải
quyết mất cân bằng giới tính khi sinh:

+ Tháng 12 năm 2006, phối hợp với UNFPA Hà Nội tổ chức hội thảo quốc tế “
Chia sẻ kinh nghiệm dự báo và chính sách về giới tính khi sinh” với sự tham gia của
các chuyên gia đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, các nhà hoạch định chính sách và nghiên
cứu nhân khẩu học trong nước.

+ Tháng 10 năm 2011, phối hợp với UNFPA Hà Nội tổ chức “Hội thảo quốc tế về
mất cân bằng GTKS, giải quyết vấn đề và định hướng cho tương lai” với sự tham gia
của các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học đến từ 11 quốc gia, vùng lãnh
thổ và một số tổ chức quốc tế.

1.4. Quan điểm lập pháp của các quốc gia về bình đẳng giới trong quyết định giới
tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và y học, việc lựa chọn giới tính
thai nhi là hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên cũng chính điều này đã làm dấy lên
mối lo ngại về khả năng chấm dứt thai kỳ có chọn lọc của những bậc cha mẹ mong
muốn có con với một giới tính cụ thể. Mặc dù lựa chọn giới tính vì lý do y tế thường
được chấp nhận nhưng lựa chọn giới tính vì lý do phi y tế vẫn luôn là một chủ đề gây
tranh cãi. Chính vì thế, xung quanh vấn đề này, quan điểm lập pháp của các quốc gia
trên thế giới cũng có sự khác nhau:

Tại Úc, kể từ năm 2004, việc lựa chọn giới tính đã bị cấm, ngoại trừ các trường
hợp có nguy cơ di truyền bệnh tật hoặc có một số bất thường dẫn đến những hạn chế
nghiêm trọng trong cuộc sống sau này của đứa trẻ sẽ được sinh ra. Hội đồng Nghiên
cứu Sức khỏe và Y tế Quốc gia - NHMRC (National Health and Medical Research
Council) đã đưa ra “Hướng dẫn về Đạo đức cho Sử dụng Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản
trong Thực hành và Nghiên cứu Lâm sàng” với các nội dung liên quan đến cấm lựa
chọn giới tính thai nhi trừ những trường hợp vì lý do y tế như ngăn chặn và kiểm soát
các bệnh di truyền. Ở một số bang như Victoria, Tây Úc và Nam Úc có những quy
định cụ thể về việc cấm lựa chọn giới tính trong quá trình hỗ trợ sinh sản. Đồng thời,
Úc cũng đưa ra những quy định nghiêm ngặt về công nghệ hỗ trợ sinh sản để đảm bảo
an toàn và phúc lợi cho tất cả các bên liên quan.

Tại Canada, theo pháp luật quy định, sản phụ được phép nạo phá thai ở mọi giai
đoạn thai kỳ kể từ năm 1988. Đến giờ, Canada vẫn là một trong số ít các nước hầu như
không có quy định cấm về phá thai. Tuy nhiên việc không có luật phá thai ở Canada
(kể cả khi có mục đích lựa chọn giới tính) không có nghĩa là Canada cho phép lựa
chọn giới tính thai nhi trong khi sử dụng đến các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong “Đạo
Luật hỗ trợ sinh sản ở người của Canada", lựa chọn giới tính thai nhi thông qua các
phương pháp hỗ trợ sinh sản như sử dụng IVF để lựa chọn giới tính của phôi được cấy
ghép là hành vi vi phạm pháp luật và bị cấm. Chính phủ Canada có lập trường nghiêm
ngặt về lựa chọn giới tính thai nhi và việc vi phạm các quy tắc có thể dẫn đến các hành
động pháp lý cũng như thu hồi giấy phép y tế.

Anh cũng đưa ra những quan điểm nghiêm ngặt về việc lựa chọn giới tính thai nhi,
từ đó có thể ngăn chặn mọi hậu quả tiêu cực tiềm ẩn. Việc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản để lựa chọn giới tính vì lý do phi y tế ở Anh cũng là bất hợp pháp. Trong
“Đạo luật về Phôi thai và Thụ tinh ở người 2008” nghiêm cấm các hành vi lựa chọn
giới tính vì lý do xã hội hoặc văn hóa. Đạo luật này chỉ cho phép lựa chọn giới tính
thai nhi vì các lý do liên quan đến y tế, như để ngăn chặn các bệnh rối loạn di truyền
có liên quan đến một giới tính cụ thể. Cơ quan Thụ tinh nhân tạo và Phôi thai (HFEA)
là cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giám sát các phương pháp điều trị sinh sản ở Anh.
HFEA yêu cầu các phòng khám phải cung cấp được giấy phép áp dụng phương pháp
hỗ trợ để điều trị sinh sản và bất kỳ phòng khám nào có trường hợp lựa chọn giới tính
thì đều phải chứng minh được rằng việc này chỉ được thực hiện vì lý do y tế.

Ngược lại, ở Thái Lan, việc tiết lộ giới tính thai nhi được hợp pháp. Thái Lan là
một trong số ít quốc gia cho phép hầu hết các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi. Đất
nước này cho phép các phòng khám hỗ trợ sinh sản cung cấp xét nghiệm giới tính tiền
làm tổ (PGT). Đây là sàng lọc nhiễm sắc thể để kiểm tra không chỉ giới tính của phôi
mà còn kiểm tra sự hiện diện của các tình trạng di truyền. Các thủ tục làm PGT cũng
không chỉ lựa chọn được giới tính thai nhi mà đồng thời cũng đảm bảo được em bé
khoẻ mạnh, bình thường. Chính vì thế, từng có một thời gian nhiều gia đình ở Trung
Quốc, Hong Kong và Úc đã tìm đến Thái Lan như một nơi để chọn giới tính cho đứa
con sắp ra đời của mình.

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG VIỆC QUYẾT ĐỊNH GIỚI TÍNH THAI NHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

2.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành về bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính
thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản

2.1.1. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới

Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được xác định: Nam, nữ bình đẳng
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Nam, nữ không bị phân biệt đối
xử về giới (Khoản 2 điều 10 Luật Bình đẳng giới 2006). Biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ
người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình
đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Thực hiện bình đẳng giới là trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

Nhà nước xác định các chính sách về bình đẳng giới là bảo đảm bình đẳng giới
trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều
kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình
phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang
thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình. Áp
dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực
hiện mục tiêu bình đẳng giới. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham
gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc
biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để tăng chỉ số phát triển giới đối với
các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình
của cả nước.

Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được phản ánh và khẳng định qua các
quy định của Luật Bình đẳng giới 2006 cũng như các quy định khác liên quan đến gia
đình và trẻ em trong Luật trẻ em 2016. Những quy định này đề cập đến việc đảm bảo
sự bình đẳng và công bằng giữa nam và nữ, cũng như giữa các thành viên trong gia
đình, không phân biệt đối xử dựa trên giới tính.

2.1.2. Các hành vi bị cấm trong việc lựa chọn giới tính thai nhi

Hiện nay việc lựa chọn giới tính thai nhi bằng việc lạm dụng các kỹ thuật y sinh
học là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước
ta. Siêu âm đã và đang là kỹ thuật phổ biến, góp phần tích cực vào việc sàng lọc trước
sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh ngay từ trong bào thai, giúp các cặp vợ chồng sinh
ra những đứa con khỏe mạnh. Song mặt trái của siêu âm là có thể chẩn đoán giới tính
thai nhi, và điều này dễ dẫn đến khả năng nạo phá thai để lựa chọn giới tính của trẻ.

Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, có 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm gồm:


vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính
thai nhi theo ý muốn xử phạt từ 1.000.000 -15.000.000; Hành vi chẩn đoán, xác định
giới tính thai nhi bị xử phạt từ 3.000.000 - 10.000.000; Vi phạm quy định về lựa chọn
giới tính thai nhi xử phạt từ 3.000.000 - 15.000.000; Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do
lựa chọn giới tính xử phạt từ3.000.000 - 20.000.000 triệu đồng; Hành vi cản trở, cưỡng
bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình xử phạt từ 100.000-30.000.000; Vi phạm quy
định về bán phương tiện tránh thai từ 1.000 - 5.000.000 triệu đồng. Ngoài ra, còn có
hình phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật vi phạm các quy định trên; Tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 đến 3 tháng đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán
và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác…

Mặc dù quy định pháp luật như vậy, nhưng hiện nay việc tiết lộ giới tính thai
nhi đang là “lợi thế” lớn nhất ở phòng khám tư nhân, thậm chí nhằm để lách quy định
cấm của pháp luật, nhiều bác sĩ đã tiết lộ giới tính thai nhi một cách gián tiếp.

Trước thực trạng trên vai trò các cấp, các ngành cần triển khai nhiều giải pháp
đồng bộ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giao dục để
nâng cao nhận thức của người dân về hiểm họa của mất cân bằng giới tính, phê phán
các hủ tục lạc hậu như “ Trọng nam khinh nữ”, nâng cao vị trí của con gái trong gia
đình và xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em trong mọi lĩnh vực; cần tăng cường
giám sát việc thực thi pháp luật; yêu cầu các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế tư nhân
cam kết không tư vấn, chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi; Xử phạt các hành vi vi
phạm quy định đồng thời xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp.

Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã nêu rõ về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn
giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; nghiêm cấm các hành vi tuyên truyền, phổ biến
hoặc đưa ra những nội dung thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống
xã hội.

Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số, Điều 10, Chương I,
Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Pháp lệnh dân số quy định chi tiết nghiêm cấm các hành vi lựa chọn
giới tính thai nhi. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao
gồm: Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ
chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình,
ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ
biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi; Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai
nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen,
nước ối, tế bào; siêu âm, ....; Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện
pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Một trong những hành vi cấm quan trọng nhất là việc thực hiện sinh con bằng
các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại. Điều này ám chỉ đến việc sử
dụng công nghệ sinh sản như một công cụ để thu lợi nhuận, mở ra cánh cửa cho việc
mua bán trẻ sơ sinh hoặc sự lạm dụng của phụ nữ và quyền lợi của trẻ em trong quá
trình sinh sản. Hành vi này không chỉ vi phạm vào quyền lợi và sự tự chủ của người
phụ nữ, mà còn có thể dẫn đến các hậu quả tiêu cực đối với cả xã hội.

Hơn nữa, các quy định này cũng nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi và
sinh sản vô tính. Điều này nhấn mạnh vào tính công bằng và đa dạng giới tính trong xã
hội, đồng thời ngăn chặn các hậu quả tiêu cực có thể phát sinh nếu việc lựa chọn giới
tính được thực hiện một cách không kiểm soát. Bảo vệ tính mạng và quyền lợi của thai
nhi cũng là một phần quan trọng của quy định này, đảm bảo rằng quyết định về việc
sinh con không bị can thiệp bởi mong muốn về giới tính.

Quy định pháp lý và văn hóa cấm lựa chọn giới tính thai nhi dựa trên đạo đức và
giá trị văn hóa của một xã hội phản ánh sự nhạy cảm và phức tạp của vấn đề này trong
các nền văn hóa khác nhau. Mặc dù các quy định này có thể có những sự khác biệt tùy
thuộc vào quốc gia và văn hóa, nhưng chúng thường phản ánh những giá trị đạo đức
và quan điểm xã hội đặc biệt. Ở một số quốc gia, việc can thiệp vào quá trình sinh sản
thông qua việc lựa chọn giới tính thai nhi có thể được coi là vi phạm đạo đức hoặc giá
trị văn hóa của xã hội. Điều này có thể phản ánh sự quan ngại về việc thay đổi tỷ lệ
giới tính tự nhiên, gây ra sự mất cân bằng giới tính trong xã hội, hoặc làm mất đi giá
trị của sự đa dạng và sự phát triển tự nhiên của con người.

Ngoài ra, việc lựa chọn giới tính thai nhi có thể xung đột với các giáo lý đạo đức
hoặc tín ngưỡng của một số tôn giáo. Ví dụ, trong một số tôn giáo, quyền lực quyết
định về giới tính được coi là thuộc về Ðấng tạo hóa và không nên được can thiệp vào
bởi con người. Do đó, các quy định pháp lý có thể được thiết lập để bảo vệ giá trị tôn
giáo và đạo đức của cộng đồng.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức rằng quy định pháp lý và văn hóa này có thể
gặp phải sự tranh cãi và thách thức, đặc biệt là trong một thế giới ngày càng toàn cầu
hóa và đa dạng văn hóa. Việc cân nhắc giữa quyền tự do cá nhân và giá trị đạo đức và
xã hội là một thách thức lớn mà các quốc gia cần phải đối mặt khi xem xét và thiết lập
các quy định liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.

2.1.3. Xử lý vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi


Với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật y tế, việc siêu âm, xét nghiệm để biết
trước giới tính thai nhi ngày càng trở nên dễ dàng. Thậm chí, nhiều gia đình còn sẵn
sàng bỏ ra khoản tiền lớn để tiến hành can thiệp y tế nhằm sinh được con trai hoặc sử
dụng nhiều biện pháp y tế để biết giới tính thai nhi từ sớm và can thiệp lựa chọn giới
tính. Nếu thai nhi có kết quả chẩn đoán giới tính không như mong muốn, họ sẽ lựa
chọn phá thai. Đây là hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh Dân số về lựa chọn giới
tính thai nhi.
Trên thực tế, hành vi vi phạm này vẫn đang diễn ra thường xuyên mà không phải
lúc nào các cơ quan chức năng cũng có thể phát hiện và xử lý, bởi nhiều chủ cơ sở
thường tìm cách “lách luật” hoặc nói giảm, nói tránh như “giống mẹ” hoặc “giống bố”
mà không nói thẳng ra là trai hay gái hoặc không công khai thực hiện hành vi dẫn đến
không có bằng chứng chứng minh.

Thực hiện Pháp lệnh Dân số, 100% cơ sở y tế công lập không thông báo, lựa chọn
giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; tuy nhiên, các hành vi liên quan đến việc lựa
chọn giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi thường ghi nhận ở các cơ
sở y tế tư nhân. Từ đó, dẫn đến tỷ lệ phá thai gia tăng, gây vô sinh, bệnh phụ khoa và
đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người phụ nữ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới
mất cân bằng giới tính khi sinh, ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số và sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước…

Việc mất cân bằng giới tính khi sinh trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc thiếu hụt
nữ giới. Các chuyên gia dự báo, nếu tỷ số giới tính khi sinh hiện tại không thay đổi thì
đến năm 2034 Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới trong độ tuổi 15-49 và con số
này vào năm 2059 sẽ tăng lên 2,5 triệu.

Điều này khiến cho nhiều nam giới khó có khả năng lấy vợ; đặc biệt là ở nhóm
nam giới có nền tảng kinh tế-xã hội thấp. Tình trạng này sẽ dẫn tới cấu trúc gia đình bị
phá vỡ; người già neo đơn, không nơi nương tựa sẽ gia tăng; nguy cơ thiếu nhân lực
trong một số ngành, nghề vốn thích hợp với phụ nữ như giáo viên, y tá, may mặc…

Việc gia tăng tỷ số giới tính khi sinh còn làm gia tăng sự bất bình đẳng giới, tình
trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tình trạng bạo hành, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái,
mại dâm... Các cá nhân và đặc biệt là người phụ nữ có thể phải chịu áp lực, kỳ thị,
phân biệt đối xử, thậm chí bạo lực do sự ưa thích con trai. Giá trị, vị thế của người phụ
nữ không có con trai bị giảm thấp và thậm chí buộc phải ly hôn vì không có con trai…

Để hướng tới một xã hội bình đẳng, bên cạnh việc thực thi nghiêm các quy định
của pháp luật và thực hiện các chính sách, chương trình, đề án nhằm giảm chênh lệch
tỷ số giới tính khi sinh, cần nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm trong gia đình của
nam giới. Hơn nữa cần đưa ra các biện pháp xử lý vi phạm rõ ràng và hiệu quả khi có
tình trạng này xảy ra.

Vì nhiều lý do khách quan khác nhau mà việc xử lý vi phạm liên quan đến lựa
chọn giới tính của thai nhi là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đòi hỏi sự can thiệp
cẩn trọng từ pháp luật và xã hội. Việc lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức
không chỉ là một hành vi vi phạm đạo đức và nguyên tắc bình đẳng giới mà còn đặt ra
những mối lo ngại về sức khỏe và đạo đức của con người. Một trong những khía cạnh
quan trọng nhất của việc xử lý vi phạm này là việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và thai
nhi. Sự phá thai vì lựa chọn giới tính hay sử dụng các phương pháp phẫu thuật để loại
bỏ thai nhi dựa trên giới tính mong muốn là không đạo đức và gây ra những tổn
thương không thể lường trước cho cả phụ nữ và thai nhi.

Ngoài ra, việc lựa chọn giới tính thai nhi cũng có thể gây ra sự mất cân bằng giới
tính trong xã hội. Khi sự ưu tiên được đặt vào một giới tính cụ thể, có thể dẫn đến các
hậu quả tiêu cực như sự phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên giới tính. Điều này làm
mất đi sự công bằng và tạo ra một môi trường xã hội không công bằng và không hòa
hợp.

Cũng chính vì những lý do đó mà pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về các
chế tài xử phạt đối với các đối tượng lựa chọn giới tính thai nhi trong sinh nở và kế
hoạch hóa gia đình:

Căn cứ theo điều 99 Nghị định 117/2020 NĐ-CP quy định:

Điều 99. Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng
vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được
giới tính thai nhi theo ý muốn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực
ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý
muốn.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý
muốn;

b) Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;

c) Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ
trường hợp được pháp luật cho phép.

Những quy định trên cấm mọi hình thức tuyên truyền và phổ biến phương pháp
tạo giới tính thai nhi, bằng việc ngăn chặn thông tin và quảng cáo về các phương pháp
tạo giới tính thai nhi được tổ chức, phổ biến thông qua sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh,
ghi âm và các phương tiện truyền thông khác, quy định này đặt ra một rào cản trước sự
lan truyền của ý tưởng và phương pháp có thể dẫn đến việc lựa chọn giới tính thai nhi
dựa trên sở thích cá nhân hoặc xã hội. Điều này nhấn mạnh vào tính chất nhạy cảm của
vấn đề này và mong muốn ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ sinh sản.

Thứ hai, quy định này cũng cấm việc sử dụng các biện pháp chẩn đoán để lựa
chọn giới tính. Các biện pháp như xác định qua triệu chứng, xét nghiệm máu, gen,
nước ối, siêu âm đều bị nghiêm cấm khi được sử dụng để quyết định giới tính của thai
nhi. Điều này đảm bảo rằng quyết định về giới tính của thai nhi được đưa ra dựa trên
những tiêu chí y tế và sinh học chính xác, không phải dựa trên mong muốn cá nhân
hoặc xã hội.

2.2. Thực tiễn thực hiện bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản

2.2.1 Thực tiễn thực hiện bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản

Từ khi em bé thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên trên thế giới ra đời vào
năm 1978, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã phát triển nhanh chóng, can thiệp vào khả năng
sinh sản tự nhiên trên người. Một số nghiên cứu cho thấy các biện pháp hỗ trợ sinh sản
có thể làm thay đổi tỷ lệ giới tính trong sinh sản. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc coi việc
lựa chọn giới tính thai nhi khi sinh là một trong những dạng bạo lực giới rất nghiêm
trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng vẫn tìm mọi cách để đẻ con trai
cho bằng được, thực tiễn về việc lựa chọn giới tính thai nhi đã và đang tiếp tục xảy ra.
Tỷ lệ giới tính (SRB hoặc SSR) phản ánh kết cấu dân số của một cộng đồng tại
một thời điểm. Tỷ lệ này dao động theo từng quốc gia, cộng đồng tại các thời điểm
khác nhau. Trên thế giới, một số nghiên cứu cho rằng các phương pháp HTSS có thể
làm thay đổi tỷ lệ giới tính của trẻ sinh ra. Trong báo cáo Thatcher và cộng sự (năm
1989) cho thấy trẻ sinh ra sau điều trị TTTON với kỹ thuật IVF thì bé trai nhiều hơn,
chỉ số SSR là 64,1%2

Kết quả điều tra cho thấy, SRB của Việt Nam có xu hướng tăng hơn so với mức
sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay, đưa ra bằng chứng về mất cân bằng giới tính
khi sinh tại Việt Nam. Trong đó, SRB năm 2023 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở
mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2023: 112 bé trai/100 bé gái).

Trích từ báo Dân trí, theo một nhà nghiên cứu tiết lộ về việc thực hiện thụ tinh
trong ống nghiệm (IVF), giới tính của thai nhi thường là nam, một. Hiện tỉ lệ nam - nữ
trong thụ tinh ống nghiệm lên tới 128:100 trong khi đó, tỉ lệ nam nữ trong sinh nở tự
nhiên thường là 105:100. Từ đó dấy lên một nguy cơ về việc lạm dụng khoa học công
nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản nhằm lựa chọn, quyết định giới tính thai
nhi. Đặt ra thách thức lớn về việc giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính, sự phân
biệt nam giới và nữ giới trong tình hình hiện nay và trong tương lai xa.

Hiện tại, dù Chính phủ, các cơ quan, ban ngành đã có những chương trình, dự án,
hoạt động truyền thông để thay đổi nhận thức của người dân cũng như việc cấm và sẽ
xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức thông báo giới tính của thai nhi trong
quá trình khám thai, tuy nhiên, thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn đang có
xu hướng gia tăng. Lý giải về điều này, TS Khuất Thu Hồng cho rằng: “Chúng ta vẫn
còn rất nhiều vướng mắc trong việc giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh, vướng trong nhận thức, quan niệm của người dân và cả trong luật pháp quy định
về vấn đề này”.

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng về việc thực hiện bình đẳng giới trong việc
quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay

Từ những thực trạng đó cho thấy, có ba nhóm nguyên nhân chính dẫn tới tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh như sau:
2
79_Tap chi Phu San 2012_10(4)_Le Thi Bich Tram va cong su.pdf
- Nhóm nguyên nhân cơ bản

Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hóa truyền thống, trong đó tư tưởng
Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia
đình truyền thống, trong đó việc nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng
cha mẹ là những giá trị nền tảng. Trong nền văn hóa đó, tâm lý ưa thích con trai trở
nên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Ví dụ
như: từ khi chuẩn bị kết hôn, nhà trai phải chủ động, ngay trên thiệp mời dự đám cưới,
phông chữ trang trí cũng thường lấy tên nhà trai trước. Khi cưới xong con gái theo
chồng, lo cho gia đình chồng. Người chồng thường là chủ hộ trong gia đình, có quyền
quyết định những việc lớn. Đến khi có con, phai theo họ của bố. Quan niệm có con trai
mới được xem là đã có con - "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", không có con trai là
tuyệt ty. Khi cha mẹ chết, con trai được đứng trước, con gái đứng sau, chỉ có cháu trai
mới được bê bát hương ông, bà; con trai mới được vào nơi thờ tự, đóng góp giỗ tổ tiên.
Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển, nhất là ở các khu vực nông
thôn, nơi có tới 70% dân số đang sinh sống. Người già hầu hết không có lương hưu,
hay trợ cấp xã hội, họ cần sự chăm sóc về y tế. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng
dưỡng của con cái, mà theo quan niệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm đó chủ
yếu thuộc về con trai. Người già vì thế sē cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi
về già nếu không có con trai. Do nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình: ở nhiều vùng
nông thôn, các công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việc trong các ngành Nông - Lâm
- Ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, đi biển đánh bắt thủy hải sản xa bờ đều đòi hỏi
sức lao động cơ bắp của nam giới. Chính vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần,
vừa là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình. Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức
của mỗi cá nhân, và trở thành một phân chia nền văn hoá truyền thống Việt Nam.

- Nhóm nguyên nhân phụ trợ

Những chuẩn mực xã hội mới nhu gia đình quy mô nhỏ cũng tạo áp lực giảm sinh,
khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con. Điều này dường như xung đột với giá trị văn
hoá truyền thống là phải có con trai bằng mọi giá. Chính sự xung đột này đã tạo áp lực
đối với các cặp vợ chồng: với mong muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải
có con trai. Đây là động lực khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ
lựa chọn giới tính trước sinh. Những tiến bộ trong y học, nhất là các kỹ thuật lựa chọn
giới tính trước sinh đã trở thành một cứu cánh đối với một số cặp vợ chồng để đáp ứng
được cả 2 mục tiêu. Ngoài ra, những chính sách giải quyết các vấn đề liên quan đến
bất bình đẳng giới chưa thật thoả đáng cũng góp phần thúc đẩy một số phụ nữ chưa
chồng tìm kiếm các dịch vụ lựa giới tính trước sinh.

- Nguyên nhân trực tiếp

Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện Iva chọn giới tính trước
sinh như: Áp dụng một số kỹ thuật trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng
noān...); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh,
lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y,...); hoặc sau khi đã có thai
(sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối,...) để chẩn đoán giới tính thai nhi, kết
hợp với phá thai chon loc giới tính (nếu là thai trai thi để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi).
Thực tế cho thấy, nhu cầu và mong muốn con trai của các cặp vợ chồng dù lớn đến
đâu cũng chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của cán bộ y tế. Cụ thể là khả năng
tiếp cận dịch vụ chẩn đoán giới tính trước sinh của các cặp vợ chồng. Nhờ đó mà họ có
thể biết được mình đang mang thai là trai hay gái. Tiếp theo là khả năng tiếp cận dịch
vụ phá thai để loại bỏ các thai gái. Trong những năm qua, hệ thống dịch vụ chăm sóc
sức khỏe nhân dân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng Việt Nam ngày càng tốt
hơn. Trang thiết bị hiện đại, đội ngũ hành nghề y, dược trong và ngoài công lập có
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao. Sự phát triển này, một mặt góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, mặt khác cũng làm nảy
sinh tình trạng lạm dụng các kỹ thuật như siêu âm, phá thai vì mục đích Iva chọn giới
tính, tác động tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Kết quả điều tra biến động
dân số nām 2010 cho thấy 75,2% phụ nữ 15 - 49 tuổi, sinh con trong 24 tháng trước
điều tra có biết giới tinh thai nhi trước khi sinh. Trong đó có 99% biết qua siêu âm;
83% biết khi tuổi thai nhi 15-28 tuần. Ở Việt Nam, Pháp lệnh dân số đã có quy định
nghiêm cấm Iva chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, tuy nhiên, việc thực hiện
các quy định này chưa nghiêm.

2.2.3 Hậu quả

2.2.3.1. Trong gia đình


Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, có đến 7,7% dân số Việt Nam bị vô sinh, hiếm
muộn (tương đương 1 triệu cặp đôi). Như vậy việc thực hiện các phương pháp hỗ trợ
sinh sản nhằm can thiệp tương đối nhiều, ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ của các gia
đình Việt Nam hiện nay, kĩ thuật càng tiên tiến thì nhu cầu sinh con trai càng ngày
càng gia tăng dẫn đến sự lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính
trước khi sinh.

Mất cân bằng giới tính có thể tạo ra những thách thức xã hội và gia đình. Trong
một số vùng, sự thiếu hụt phụ nữ có thể gây ra vấn đề về hôn nhân, tăng cường áp lực
đối với phụ nữ mang thai, và có thể tăng cường các vấn đề như bạo lực và bệnh tật
trong gia đình. Bên cạnh đó, tăng áp lực đối với nam giới để duy trì một gia đình và
đảm bảo sự phát triển của con cái.

2.2.3.2 Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội


a, Ảnh hưởng đến cấu trúc dân số trong tương lai:
Về tỷ số giới tính khi sinh - SRB (Chỉ số SRB phản ánh cân bằng giới tính của số
bé trai và bé gái khi được sinh ra. Tỷ số này thông thường là 104-106 bé trai/100 bé
gái sinh ra sống). Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của SRB chệch khỏi mức sinh học
bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất
cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu.

Sự gia tăng bất thường về SRB của Việt Nam trong những năm gần đây đang là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách. Theo đó, những cảnh báo về hệ lụy
của sự mất cân bằng giới tính khi sinh và sự quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm
xóa bỏ sự can thiệp có chủ đích trong lựa chọn giới tính khi mang thai ở Việt Nam
trong thời gian qua chưa đem lại hiệu quả; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
chưa được khắc phục.

b, Vấn đề về lao động, việc làm

Nhiều nam hơn nữ, có thể tạo ra sự cạnh tranh cao hơn trong việc tìm kiếm việc
làm. Sự chọn lựa giới tính có thể tác động đến cơ hội nghề nghiệp của nam giới và nữ
giới, phụ nữ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận cơ hội nghề nghiệp và tiến xa
trong sự nghiệp do đối mặt với đủ loại định kiến giới.
Trong thị trường lao động: nếu có mất cân bằng giới tính với số lượng nam giới
nhiều hơn so với phụ nữ, thì nữ giới có thể bị tác động cạnh tranh mạnh mẽ trong thị
trường lao động. Điều này có thể dẫn đến áp lực gia tăng và điều kiện làm việc kém
hấp dẫn cho người lao động, vì doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn là nam giới để
chọn người làm việc. Ngoài ra, mất cân bằng giới tính cũng có thể tác động đến mô
hình tiêu dùng, đến sự phát triển kinh tế bền vững trong nền kinh tế bởi lẽ bình đẳng
giới tính có thể tạo điều kiện thuận lợi cho một xã hội nơi tất cả mọi người, bao gồm
cả nam và nữ, đều có cơ hội và quyền lợi tương đương trong mọi lĩnh vực.

Mất cân bằng giới tính có thể ảnh hưởng đến đầu tư và sự sáng tạo. Nếu người phụ
nữ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh, có thể dẫn đến sự
mất mát trong lĩnh vực sáng tạo và doanh nghiệp. Vì thế, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu
cực của mất cân bằng giới tính đối với kinh tế, cần thúc đẩy chính sách và các biện
pháp hỗ trợ bình đẳng giới và tăng cường quyền lợi của phụ nữ trong mọi khía cạnh
của xã hội.

c, Gây bất bình đẳng giới, tác động đến sự tiến bộ và ưu thế của người phụ nữ trong
xã hội

Phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với áp lực lớn, bị chấn thương tâm lý khi họ
cảm thấy bị ép buộc phải chọn giới tính của em bé theo mong muốn xã hội hoặc gia
đình. Trong một số văn hóa, mất cân bằng giới tính có thể tạo ra áp lực xã hội đối với
phụ nữ. Có thể có sự ưu tiên về con trai, đặt nhiều áp lực và kỳ vọng vào phụ nữ trong
việc sinh sản con trai và duy trì nền văn hóa gia đình.

Trong lĩnh vực giáo dục và cơ hội nghề nghiệp. Mất cân bằng giới tính có thể tạo
ra sự chênh lệch trong cơ hội giáo dục và nghề nghiệp. Phụ nữ có thể gặp khó khăn
trong việc tiếp cận giáo dục chất lượng và có thể bị hạn chế trong lựa chọn nghề
nghiệp do các định kiến và kỳ thị giới tính.

Mất cân bằng giới tính có thể tăng nguy cơ cho phụ nữ trải qua bạo lực và an toàn.
Trong một số trường hợp, sự hiện diện ít người phụ nữ hơn có thể làm tăng khả năng
xâm hại và áp đặt sức mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng mất cân bằng giới tính thường đi
kèm với sự chênh lệch trong quyền lực và quyết định. Phụ nữ có thể gặp khó khăn
trong việc tham gia vào quyết định xã hội và chính trị, và có thể bị loại bỏ khỏi quyết
định quan trọng trong gia đình và cộng đồng, dẫn đến sự thiếu hụt đại diện của phụ nữ
trong các vị trí quyết định chính trị, chẳng hạn như trong các cơ quan lập pháp, chính
phủ, và các tổ chức quốc tế. Điều này có thể tạo ra động lực không bình đẳng trong
quá trình đưa ra và thực hiện các quyết định chính trị. Thiếu sự đa dạng giới tính có
thể dẫn đến thiếu hiểu biết và quan điểm đầy đủ về các vấn đề liên quan đến phụ nữ và
nhóm giới thiểu số khác, ảnh hưởng đến tâm lý và tự hình dung của phụ nữ. Sự kỳ thị
và giới hạn có thể tạo ra cảm giác tự giác và giảm tự tin.

Để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của mất cân bằng giới tính đối với phụ nữ, cần
thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ các chính sách và biện pháp để giảm độ chênh lệch
và tạo ra một môi trường công bằng cho nam và nữ.

2.2.3.3 Trong lĩnh vực y tế, giáo dục

Mất cân bằng giới tính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là khi
có sự ưu tiên về sự sống sót và chăm sóc y tế cho nam giới hơn. Phụ nữ có thể gặp khó
khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng và thông tin về sức khỏe phụ nữ.

Tình trạng mất cân bằng giới tính có thể góp phần vào việc duy trì và gia tăng
phân biệt đối xử giới trong các lĩnh vực như giáo dục, tuyển dụng, và tiếp cận cơ hội
kinh tế. Ảnh hưởng đến quyết định và giảng dạy về văn hóa và xã hội, tạo ra hình ảnh
và vai trò định hình địa vị và định kiến về giới. Điều này có thể tạo ra sự bất bình đẳng
về quyền lợi và cơ hội giữa nam và nữ. Nếu phụ nữ gặp khó khăn trong việc tiếp cận
các nguồn lực kinh tế, giáo dục và lao động, họ có thể bị loại trừ khỏi các cơ hội phát
triển và tạo ra sự không bình đẳng trong kinh tế và xã hội. Đặt ra thách thức đến các
chuẩn mực xã hội và nhận thức về vai trò giới, về những quy định và niềm tin truyền
thống.

2.2.3.4 Trong lĩnh vực an ninh, chính trị

Tình trạng gia tăng TSGTKS sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội,
thậm chí cả an ninh chính trị khi các thế hệ trẻ em sinh ra hôm nay bước vào độ tuổi
kết hôn (ở Việt Nam, thời điểm này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025-2030).

Trước hết tình trạng dư thừa nam giới, thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn, có thể
sẽ dẫn tới những thay đổi trong hệ thống hôn nhân và gia đình. Một bộ phận nam giới
có thể sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn.
Một giải pháp tình thế hiện đang được một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc áp
dụng là kết hôn với người nước ngoài (còn gọi là nhập khẩu cô dâu). Giải pháp này đã
cho thấy một số bất cập như tạo ra các luồng di cư quốc tế mới, các biến thái mới của
nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái dưới hình thức hôn nhân, đám cưới giả, và trên hết là
nảy sinh các xung đột quốc tế mới giữa các quốc gia "xuất khẩu cô dâu" và các quốc
gia "nhập khẩu cô dâu". Giải pháp này xem ra khó bền vững.

Việc gia tăng tỷ số GTKS không những không cải thiện được vị thế của người phụ
nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ có thể phải
kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao. Người ta quan ngại về
sự bạo hành ở một xã hội khi có nhiều nam giới độc thân. Ở đó tình trạng bạo hành
giới, tình trạng buôn bán phụ nữ vào các cơ sở mại dâm có thể sẽ gia tăng.Vì thế tỷ số
GTKS được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức độ tiến bộ của
bình đẳng giới trong xã hội.

Sự bất bình đẳng giới có thể tạo ra tình trạng bất ổn và xung đột trong xã hội, vì nó
có thể gây ra sự không hài lòng và phản đối từ phía nhóm giới bị thiệt thòi. Trong một
số trường hợp, mất cân bằng giới tính có thể được liên kết với việc tăng cường quan
điểm chiến tranh và xung đột vì thiếu sự đại diện và tham gia của phụ nữ trong quá
trình đưa ra quyết định quan trọng.

Hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đã được Phó Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ “Mất cân bằng GTKS nếu không kịp thời giải
quyết sẽ để lại tai họa cho dân tộc và đất nước”.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
VIỆC QUYẾT ĐỊNH GIỚI TÍNH THAI NHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ
SINH SẢN

3.1. Định hướng


3.1.1. Đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo đảm bình đẳng giới trong việc
quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và y học, việc lựa chọn giới tính
thai nhi là hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên cũng chính điều này đã làm dấy lên
mối lo ngại về khả năng chấm dứt thai kỳ có chọn lọc của những bậc cha mẹ mong
muốn có con với một giới tính cụ thể. Mặc dù lựa chọn giới tính vì lý do y tế thường
được chấp nhận nhưng lựa chọn giới tính vì lý do phi y tế vẫn luôn là một chủ đề gây
tranh cãi. Chính vì thế, xung quanh vấn đề này, quan điểm lập pháp của các quốc gia
trên thế giới cũng có sự khác nhau:

Kể từ năm 2006, mất cân bằng giới tính khi sinh đã trở thành vấn đề nóng của
Việt Nam. Mặc dù xuất hiện sau một số quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng mất cân bằng
giới tính khi sinh của Việt Nam lại diễn ra với tốc độ nhanh, ngày càng lan rộng ở mức
cao và nghiêm trọng. Trong Báo cáo Dân số thế giới năm 2020 của Quỹ Dân số Liên
Hợp Quốc đã chỉ ra rằng, trung bình mỗi năm có khoảng 40.800 thai nhi gái ở Việt
Nam không được chào đời từ việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Việc lựa chọn giới tính trước khi sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới
sâu sắc, xuất phát từ sự ưa thích sinh con trai trong bối cảnh giảm sinh, văn hóa Nho
giáo với phong tục về việc mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ
tiên cũng như đánh giá thấp giá trị của nữ giới trong gia đình và xã hội tại mỗi vùng,
miền cũng như việc tiếp cận các dịch vụ y tế với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dễ dàng
hơn trong lựa chọn giới tính thai nhi khi mang thai hoặc chuẩn đoán giới tính thai nhi
dẫn tới nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính,… Liên quan đến vấn đề này, Đảng và
nhà nước cũng như các cấp, các ngành đã nỗ lực thực hiện, đưa ra các quy định, chính
sách và mục tiêu để xoá bỏ mọi hình thức bất bình đẳng giới:

Theo đó trong Nghị định 104/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Dân số, Điều
10 về Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, quy định:
“1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dước các hình thức: tổ
chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình,
ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ
biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.
2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: Xác định qua triệu
chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm…”

Có thể thấy được rằng, Đảng và Nhà nước luôn nghiêm cấm mọi hành vi lựa
chọn giới tính thai nhi. Việc lạm dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để lựa chọn giới
tính như mong muốn của gia đình là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Cùng
với đó là sự ra đời của Luật Bình đẳng giới là sự khẳng định rõ ràng nhất và bước tiến
không ngừng của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng nam
nữ, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giới tính. Luật pháp đã tạo ra khuôn khổ
pháp lý tương đối đầy đủ về vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là việc có các quy định để
đảm bảo sự thống nhất trong việc thi hành bao gồm những quy định về nguyên tắc cơ
bản về bình đẳng giới, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới và những nội dung
quản lý về bình đẳng giới.

Chính phủ cũng luôn đưa ra những chương trình, chiến lược quốc gia với mục
tiêu xoay quanh những vấn đề liên quan đến bảo vệ bình đẳng giới, có thể kể đến:
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Chương trình quốc gia về
bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015; Chương trình hành động quốc gia về phòng,
chống bạo lực gia đình đến năm 2020 và gần đây nhất Chính phủ đã cho ban hành
Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Trong đó
cụ thể, ở lĩnh vực y tế, mục tiêu đặt ra của tỷ số giới tính khi sinh ở mức 111 bé
trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2025 và 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào
năm 2030. Và muốn đạt được điều đó thì trước tiên cần phải có những chính sách siết
chặt những vấn đề liên quan đến sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để lựa chọn giới
tính thai nhi, nhất là trong bối cảnh kinh tế - xã hội với sự phát triển mạnh mẽ của các
dịch vụ y tế như hiện nay.
3.1.2. Nhận thức của xã hội về vấn đề bảo đảm bình đẳng giới trong việc quyết định
giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản

Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới là một thực hành có hại xuất phát từ
tâm lý ưa thích con trai và hạ thấp giá trị con gái, một biểu hiện phổ biến của bất bình
đẳng giới và phân biệt đối xử giới. Theo Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm
2020 cho biết, hơn 140 triệu trẻ em gái được cho là "đã không được sinh ra" trên khắp
thế giới do lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Từ những năm 1990, một vài
khu vực đã chứng kiến tỉ lệ các bé trai được sinh ra cao hơn khoảng hơn 25% so với
các bé gái được sinh ra, phản ánh tập tục gia trưởng và phân biệt đối xử về kinh tế, xã
hội.

Tại Việt Nam, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng
mất cân bằng giới tính là do những vướng mắc trong quan niệm, nhận thức của người
dân về những quan niệm cổ hủ, tin vào những giá trị mà con trai có thể đem lại. Điều
này được biểu hiện ở chỗ, nhiều gia đình vẫn luôn nghĩ: “Chỉ có con trai mới là người
được thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường”; “Con gái là con người ta”..., họ có những
định kiến trong việc xác định danh dự và vị trí của đàn ông trong cộng đồng cũng như
vị thế của người phụ nữ trong xã hội. Những người làm công tác dân số cũng đã
nghiên cứu và cho thấy, hệ luỵ của lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới sẽ ảnh
hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam
giới trong xã hội. Nếu không có những can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050 Việt
Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ.3 Ngoài ra mất cân bằng giới tính còn làm
biến đổi chỉ số nhân khẩu học cũng như làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản,
sức khỏe tình dục, và sức khỏe tâm thần của phụ nữ.

Với tỷ số giới tính khi sinh là 111,5 bé trai/100 bé gái, Việt Nam ở mức cao thứ
3 của châu Á về mất cân bằng giới tính khi sinh (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Bà
Naomi Kirahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam chia sẻ,
việc lựa chọn giới tính khi sinh được coi là bắt nguồn và nguyên nhân chính dẫn đến
bất bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam. Tâm lý thích con trai
đã ăn sâu vào văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
3
“Việt Nam sẽ thiếu hàng triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính”, VTV Online Đài Truyền hình Việt Nam,
https://vtv.vn/trong-nuoc/viet-nam-se-thieu-hang-trieu-phu-nu-do-mat-can-bang-gioi-tinh-
20191012152831669.htm, tham khảo ngày 15/2/2024
Nam. Nhiều cặp vợ chồng khi biết người vợ mang thai con gái (đặc biệt con gái thứ
hai) thì họ có xu hướng bỏ thai vì họ muốn có con trai hơn.

Hiện tại, dù Chính phủ, các cơ quan, ban ngành đã có những chương trình, dự
án, hoạt động truyền thông để thay đổi nhận thức của người dân cũng như việc cấm và
sẽ xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức thông báo giới tính của thai nhi
trong quá trình khám thai, tuy nhiên, thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn
đang có xu hướng gia tăng. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi các kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản được các cặp vợ chồng sử dụng phổ biến thì việc điều này diễn ra là không
quá khó hiểu.

Mỗi cá nhân vẫn chưa hoàn toàn ý thức được rằng, hành động lựa chọn giới
tính thai nhi của mình sẽ tạo nên những hiểm họa cho cả quốc gia, dân tộc lớn như thế
nào. Những quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia
đình và dòng họ cùng với sự lạm dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật giúp khả năng
nhận biết giới tính sớm của thai nhi; các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn
giới tính thai nhi thực hiện chưa nghiêm… đã khiến việc giải quyết mất cân bằng giới
tính khi sinh ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

3.1.3. Hạn chế và bất cập của pháp luật về việc quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản

Pháp luật nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi nhưng việc thực thi vào
trong đời sống hàng ngày lại là vấn đề nan giải. Định kiến trọng nam khinh nữ trầm
trọng đến nay vẫn đặt áp lực lên rất nhiều gia đình phải có bằng được con trai, và với
sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, số trẻ trai được sinh ra ngày càng nhiều hơn so với
trẻ gái, gây mất cân bằng giới tính. Dù Pháp lệnh Dân số 2003, sửa đổi, bổ sung năm
2008, quy định rõ lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức là hành vi bị nghiêm
cấm, tuy nhiên những chế tài xử lý vẫn chưa đủ tính răn đe. Nghị định 55/2009/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới lại không quy định chế tài đối
với hành vi “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức” mà chỉ quy định phạt
tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi “Xúi giục người khác phá thai vì giới tính của
thai nhi”. Đây chính là kẽ hở của pháp luật để cá nhân, tổ chức thực hiện giải pháp lựa
chọn giới tính của thai nhi nhằm “sinh con theo ý muốn”, dẫn đến sự chênh lệch giới
tính nam và nữ đáng báo động ở Việt Nam.
Ở mục tiêu của Nghị quyết 21 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá
XII về Công tác dân số trong tình hình mới đề ra 3 nhóm giải pháp can thiệp nhằm
kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh như đẩy mạnh tuyên truyền về nhận thức và
hậu quả; ban hành các quy định nghiêm cấm sử dụng công nghệ trong xác định giới
tính thai nhi và đình chỉ thai nghén; cải thiện vấn đề bình đẳng giới và nâng cao vị thế
phụ nữ, trẻ em gái trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng trọng nam, khinh nữ.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chủ yếu triển khai ở nhóm can thiệp thứ nhất, nhưng
cũng chưa được đầy đủ, sâu, rộng, chưa tới được tất cả các đối tượng. Trong khi đó,
các chế tài, quy định pháp luật không được thực hiện nghiêm túc, chưa được giám sát,
kiểm tra chặt chẽ.

Có thể thấy được rằng, mặc dù pháp luật cấm công bố giới tính trước khi sinh,
nhưng sau gần 21 năm kể từ ngày Pháp lệnh dân số 2003 có hiệu lực, việc thực hiện
hầu như còn bỏ ngỏ, đặc biệt là tại các cơ sở y tế ngoài công lập. Hiện nay, để lựa
chọn giới tính thai nhi rất đơn giản, nhất là khi có sự trợ giúp của tiến bộ y học để loại
bỏ thai nhi có giới tính không như mong muốn. Các quy định đã có, tuy nhiên việc xử
phạt này có mang lại hiệu quả hay không, có phát hiện ra các trường hợp vi phạm để
xử phạt hay không lại là một bài toán khó chưa có câu trả lời. Dù luật pháp nghiêm
cấm lựa chọn giới tính thai nhi nhưng việc thực hiện trong thực tế vẫn còn một khoảng
cách. Tình trạng lách luật vẫn diễn ra hằng ngày nên sau hơn hàng chục năm thực hiện
những quy định về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi, số trường hợp bị phát hiện và
xử phạt vẫn chỉ là một con số không đáng kể. Chính việc lựa chọn giới tính thai nhi,
chủ động sinh con theo ý muốn bằng can thiệp y khoa là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, mang đến nhiều hệ lụy lớn
trong tương lai. Thiếu chế tài đối với hành vi “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi
hình thức” chỉ là một trong rất nhiều các bất cập của Nghị định 55 thể hiện qua 12 năm
thực hiện. Việc xây dựng một nghị định mới là cấp thiết, đảm bảo tối đa hiệu lực, hiệu
quả trong thực hiện xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực này.

3.2. Đề xuất kiến nghị, nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu về vấn đề bình đẳng
giới trong việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản

3.2.1. Đề xuất kiến nghị


3.2.1.1. Củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức
Công tác dân số là một sự nghiệp lâu dài gắn chặt với sự phát triển của đất nước,
vì thế nó đòi hỏi phải có một tổ chức đủ mạnh và ổn định. Bất kỳ sự thay đổi nào về
mô hình, hệ thống tổ chức sẽ kéo theo những lãng phí và tổn thất lớn về cán bộ, về
nguồn lực đầu tư cho công tác này và ảnh hưởng đến thành quả đạt được. Để đáp ứng
yêu cầu trên, Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét phê duyệt mô hình tổ
chức do Bộ Y tế đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ.

3.2.1.2. Tăng cường và ưu tiên nguồn lực cho việc giải quyết các mục tiêu về mất cân
bằng giới tính khi sinh

Đầu tư cho công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nói chung và giải quyết các
mục tiêu về mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng là đầu tư cho phát triển bền vững,
mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Để giảm nhanh tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính
khi sinh, Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án kiểm soát
mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2020, triển khai bằng nguồn ngân sách
ngoài ngân sách Chương mục tiêu Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã được bố trí hàng
năm.

3.2.1.3. Tăng cường hợp tác Quốc tế

Như trên đã báo cáo, mất cân bằng giới tính khi sinh là vấn đề mới xuất hiện trong
chương trình DS-KHHGĐ ở Việt Nam. Mất cân bằng giới tính khi sinh có nguyên
nhân tổng hợp của các yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa; việc thay đổi hành vi, thay đổi
phong tục, tập quán đã có từ ngàn đời nay không thể dễ dàng, một sớm một chiều mà
là một công việc đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ, lâu dài. Mặt khác, mất cân bằng giới tính
khi sinh là vấn đề mới phát sinh nên Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý vấn
đề này.

Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan có liên quan
tới hoạt động đối ngoại của Việt Nam thường xuyên quan tâm lồng ghép các nội dung
về giới tính khi sinh nói riêng, các nội dung về công tác dân số - Y tế nói chung trong
quá trình tiến hành hoạt động đối ngoại với các nước, các tổ chức nhằm tạo thêm
nguồn lực cho công tác này. Bộ y tế cũng trân trọng cảm ơn các tổ chức, các chuyên
gia quốc tế thời gian qua luôn quan tâm, đồng hành cùng chương trình DS-KHHGĐ ở
Việt Nam, nhờ vậy đã góp phần quan trọng trong kết quả thực hiện mục tiêu giảm
sinh, đưa mức sinh của Việt Nam đạt mức sinh thay thế. Chúng tôi mong muốn và hy
vọng rằng, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia quốc tế, đặc biệt là UNFPA sẽ tiếp tục
hỗ trợ nguồn lực và kinh nghiệm xử lý tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đầy
khó khăn này, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách DS-KHHGĐ được xác
định trong Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

3.2.2. Nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu


3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền

Các cấp ủy đảng và chính quyền phải nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình hình
thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của địa phương, đơn vị; có kế
hoạch và biện pháp khắc phục những yếu kém, bất cập, kiên quyết ngăn chặn khuynh
hướng sinh nhiều con.

Đưa công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình thành một nội dung quan trọng
trong chương trình hoạt động của các cấp ủy đảng và chính quyền, xem đây là một tiêu
chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Các đồng chí
lãnh đạo chủ chốt của địa phương, đơn vị, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên
giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện công tác này theo mục tiêu đã đề ra.

Huy động toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nâng
cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân,
đồng thời huy động các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế tích cực tham gia
công tác này. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho mỗi gia đình, mỗi người dân
tự nguyện thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện, đồng thời tuyên truyền, vận
động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá
gia đình, coi đó là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ,
xem xét đề bạt, đề cử cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo của các cơ quan đảng, cơ quan
nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội.

Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa
gia đình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 và Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 06-3-
1995 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VII).
3.2.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm làm chuyển biến sâu sắc
về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ trong toàn xã hội. Vận động toàn xã hội chấp
nhận và thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con, coi việc dừng ở hai con là
nghĩa vụ của mọi người dân để góp phần giảm bớt gánh nặng về dân số của đất nước.
Việc tuyên truyền, vận động phải sâu sát, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng. Chú ý
vận động những gia đình đã có hai con để họ không sinh con thứ ba.

Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản
và kế hoạch hóa gia đình trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên.
Vận động, thuyết phục những người cao tuổi nhắc nhở con, cháu thực hiện chính sách
sinh đẻ có kế hoạch.

Phối hợp các cơ quan truyền thông và sử dụng đa dạng các loại hình tuyên truyền
để vận động, giáo dục đến từng gia đình, người dân.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến phù hợp với điều kiện và
đặc điểm của từng địa phương, đơn vị và cộng đồng dân cư. Khen thưởng những gia
đình có nhiều thế hệ chấp hành nghiêm túc quy định của Nhà nước về dân số và kế
hoạch hóa gia đình.

3.2.2.3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và nâng cao hiệu lực quản lý

Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ
em từ Trung ương đến cơ sở đủ mạnh để quản lý và tổ chức thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục, vận động và đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người
dân. Đặc biệt quan tâm củng cố, ổn định, nâng cao năng lực và nhiệt tình cho đội ngũ
cán bộ chuyên trách công tác dân số, gia đình và trẻ em ở các xã, phường, thị trấn và
đội ngũ cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở các thôn, xóm, bản, làng. Có chính
sách khuyến khích thỏa đáng về tinh thần và vật chất đối với đội ngũ này. Thực hiện
chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em xã,
phường, thị trấn.

Thực hiện quản lý, điều hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình theo
chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục áp dụng cơ chế phân cấp và phối hợp liên
ngành đã khẳng định được hiệu quả cao trong thời gian qua, đồng thời nghiên cứu và
áp dụng các cơ chế mới phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường kiểm tra,
giám sát việc tổ chức thực hiện.

Thực hiện việc đăng ký dân số, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về dân số đầy
đủ, chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành chương trình, đồng thời phục vụ
cho việc xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội.

3.2.2.4. Chính sách và đầu tư nguồn lực

Sớm sửa đổi Pháp lệnh dân số và các chính sách, quy định hiện hành không phù
hợp với cuộc vận động thực hiện mục tiêu bình quân mỗi cặp vợ chồng có hai con.
Nghiên cứu, ban hành và bổ sung các chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần
đối với các cộng đồng, gia đình, cá nhân làm tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia
đình; tạo môi trường tâm lý, xã hội tích cực thúc đẩy phong trào thực hiện chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng làng, bản, thôn, ấp xây dựng các hương
ước, quy ước nhằm tạo phong trào toàn xã hội thực hiện các mục tiêu của chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Tăng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và
huy động sự đóng góp của nhân dân, bảo đảm đủ kinh phí thực hiện công tác dân số và
kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện phân bổ công khai và sử dụng có hiệu quả các nguồn
kinh phí.

Ưu tiên đầu tư cho các vùng đông dân có mức sinh cao, miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn và các đối tượng là người nghèo, vị thành niên, thanh niên.

3.2.2.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
và kế hoạch hóa gia đình.

Hoàn thiện hệ thống dịch vụ, chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện KHHGĐ,
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng về các biện pháp tránh thai. Chú trọng đầu
tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ cán bộ y tế, tham gia
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích các
tổ chức xã hội và tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ này. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội
và bán rộng rãi các phương tiện tránh thai.

Tập trung triển khai các loại hình cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch
hóa gia đình phù hợp đối với từng vùng. Tăng cường các chiến dịch chăm sóc sức
khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đối với vùng nông thôn, vùng đông dân có
mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Chú ý đúng mức đến việc đáp ứng
nhu cầu dịch vụ đối với vị thành niên, thanh niên. Lồng ghép hoạt động cung cấp dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình với phòng, chống HIV/AIDS.

3.2.2.6. Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà
mẹ, trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Nâng cao năng lực, hướng dẫn tổ chức,
phát động các phong trào rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh và cải
thiện môi trường sống tại cộng đồng.

Triển khai các hoạt động kiểm tra sức khỏe di truyền, tư vấn tiền hôn nhân, đẩy
mạnh phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; giảm tỉ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật
bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, giảm nhanh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; mở rộng các dịch
vụ chăm sóc người già, người tàn tật, tổ chức phục hồi chức năng cho trẻ em và người
khuyết tật.

Ưu tiên triển khai các chương trình, dự án nâng cao chất lượng cuộc sống đối với
các dân tộc thiểu số, vùng nghèo, vùng khó khăn, người di cư và các nhóm đối tượng
thiệt thòi.

Tiến hành nghiên cứu về chất lượng dân số Việt Nam đáp ứng nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.3. Giải pháp thực hiện pháp luật Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới trong việc
quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp thụ hỗ trợ sinh sản

3.3.1. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực
hiện pháp luật về việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản

Thứ nhất, tạo ra chính sách và quy định rõ ràng. Chính phủ cần thiết lập và tự định
rõ chính sách và quy định liên quan đến quyết định giới tính thai nhi bằng các phương
pháp hỗ trợ sinh sản. Chính sách nên được xây dựng trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của
tất cả các bên liên quan và giữ cho quá trình này là một quyết định y tế chứ không phải
là quyết định dựa trên giới tính mong đợi.

Thứ hai, đào tạo và tăng cường kiến thức. Các chuyên gia y tế, bác sĩ và nhân viên
y tế nên được đào tạo về quy định và hệ thống pháp luật liên quan đến việc quyết định
giới tính thai nhi. Điều này giúp đảm bảo rằng họ có hiểu biết sâu sắc và đúng đắn để
hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình quyết định này.

Thứ ba, tạo ra chiến dịch văn hóa và giáo dục. Xã hội cần thông tin đầy đủ và
chính xác về quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Chiến
dịch văn hóa và giáo dục có thể giúp giảm định kiến, tạo ra ý thức về quyền lợi và
trách nhiệm, và khuyến khích sự đồng thuận và bình đẳng giới.

Thứ tư, tạo cơ hội cho thảo luận và tư vấn. Tạo ra môi trường thúc đẩy thảo luận
và tư vấn với bác sĩ và chuyên gia y tế về quyết định giới tính thai nhi. Điều này giúp
bệnh nhân hiểu rõ hơn về quy trình, rủi ro, và quyền lợi của họ.

Thứ năm, thực hiện hỗ trợ tâm lý và tinh thần. Quyết định về giới tính thai nhi có
thể ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của bậc cha mẹ. Do đó, cần cung cấp hỗ trợ tâm
lý và tư vấn để giúp họ hiểu và đối mặt với mọi khía cạnh của quyết định này.

Thứ sáu, giám sát và kiểm tra chất lượng. Tổ chức y tế và chính phủ cần thực hiện
quy trình giám sát và kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng các phương pháp hỗ trợ
sinh sản được thực hiện theo đúng quy định và an toàn. Cần có các cơ quan độc lập
thực hiện giám sát để đảm bảo minh bạch và trách nhiệm.

Cuối cùng, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. Tổ chức nghiên cứu và chính phủ cần
hỗ trợ các nghiên cứu về các phương pháp hỗ trợ sinh sản và ảnh hưởng của chúng đối
với xã hội và tâm lý của cá nhân. Thông tin từ các nghiên cứu này có thể hỗ trợ quyết
định chính trị và y tế.

3.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
Thiết lập cơ quan giám sát chuyên biệt. Chính phủ nên thành lập hoặc ủy thác cơ
quan giám sát chuyên biệt để theo dõi và đánh giá việc thực hiện các quy định liên
quan đến quyết định giới tính thai nhi. Cơ quan này nên có đội ngũ chuyên gia đa
ngành và được trang bị đầy đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng hệ thống báo cáo và ghi chú. Các cơ sở y tế và tổ chức thực hiện
phương pháp hỗ trợ sinh sản cần phải báo cáo chi tiết về số lượng và kết quả của các
quyết định giới tính thai nhi. Hệ thống này nên được thiết kế để theo dõi các thông tin
quan trọng như giới tính của em bé, lý do chọn lựa giới tính, và tình trạng sức khỏe
của mẹ và em bé.

Kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ. Tổ chức y tế nên chịu sự kiểm tra định
kỳ và đánh giá chất lượng dịch vụ, bao gồm cả các phòng khám và bệnh viện thực hiện
phương pháp hỗ trợ sinh sản. Quá trình này cần xác định liệu các phương pháp được
thực hiện có đúng đắn và an toàn không, và liệu người bệnh có được tư vấn đầy đủ và
chính xác hay không.

Hợp tác với tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự. Cần có sự hợp tác chặt chẽ
giữa các tổ chức y tế và các tổ chức phi chính phủ, cũng như với tổ chức xã hội dân sự
và nhóm quan tâm, để đảm bảo rằng có sự kiểm soát xã hội và chính trị vững chắc đối
với các quyết định về giới tính thai nhi.

Thiết lập cơ chế phản hồi và xử lý vi phạm. Cần xây dựng cơ chế để nhận biết và
xử lý nhanh chóng các trường hợp vi phạm quy định liên quan đến quyết định giới tính
thai nhi. Phản hồi liên tục và quá trình kiểm tra định kỳ có thể giúp nâng cao chất
lượng dịch vụ và tuân thủ.

Thực hiện tăng cường giáo dục và tư vấn. Cần tăng cường giáo dục và tư vấn cho
bác sĩ, nhân viên y tế, và cộng đồng về quy định và quy trình quyết định giới tính thai
nhi. Điều này có thể giúp nâng cao nhận thức và tuân thủ từ phía người tiêu dùng và
nhà cung cấp dịch vụ y tế.

3.3.3. Tăng cường các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật
Về tiến hành chiến dịch Giáo dục Công dân. Tổ chức các chiến dịch giáo dục công
dân để tăng cường hiểu biết của cộng đồng về quyết định giới tính thai nhi và các vấn
đề liên quan. Các hoạt động này có thể bao gồm buổi hội thảo, chiếu phim, tư vấn, và
vật phẩm giáo dục như tờ rơi, poster.
Về các chương trình giáo dục trong trường học. Thúc đẩy tích hợp thông tin về
quyết định giới tính thai nhi vào chương trình giáo dục tình dục và giáo dục giới tính
trong các trường học. Nói về những khía cạnh y tế, tâm lý, và xã hội của quyết định
này giúp học sinh hiểu rõ và có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Về thực hiện hợp tác với truyền thông. Hợp tác với các phương tiện truyền thông
để phổ biến thông điệp tích cực và cung cấp thông tin chính xác về quyết định giới tính
thai nhi. Các bài viết, phóng sự, và talk show có thể giúp tạo ra thảo luận công bằng và
đa chiều về vấn đề này.

Về tài liệu hướng dẫn về pháp luật. Xây dựng tài liệu hướng dẫn về pháp luật và
quy trình liên quan đến quyết định giới tính thai nhi. Tài liệu này có thể được phát
hành cho bác sĩ, nhân viên y tế, và cộng đồng, giúp họ hiểu rõ về quy định và trách
nhiệm của mình.

Về tổ chức các khóa học và đào tạo. Tổ chức các khóa học và đào tạo cho bác sĩ,
nhân viên y tế, và nhân viên xã hội về quyết định giới tính thai nhi, bao gồm cả các
khía cạnh y tế và tâm lý. Điều này giúp nâng cao năng lực và hiểu biết của những
người làm việc trực tiếp với người tiêu dùng.

Về hỗ trợ tổ chức xã hội dân sự. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ và tương tác với tổ
chức xã hội dân sự, nhóm quan tâm, và cộng đồng để chia sẻ thông tin, trả lời thắc
mắc, và hỗ trợ trong quyết định giới tính thai nhi.

Về tổ chức diễn đàn và cuộc thảo luận. Tổ chức các sự kiện như diễn đàn, hội
thảo, và cuộc thảo luận cộng đồng để tạo cơ hội cho mọi người thảo luận và chia sẻ
quan điểm về quyết định giới tính thai nhi.

Cuối cùng, về việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Tận dụng sức
mạnh của các nền tảng truyền thông xã hội để chia sẻ thông điệp tích cực, câu chuyện
thành công, và thông tin hữu ích về quyết định giới tính thai nhi.

3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo đảm quyền bình đẳng giới trong việc quyết
định giới tính thai nhi.

Thứ nhất, tổ chức hội nghị và hội thảo quốc tế. Tổ chức các sự kiện quốc tế để
thảo luận về quyền lợi và thách thức liên quan đến quyết định giới tính thai nhi. Hội
nghị và hội thảo có thể tạo ra cơ hội để chia sẻ thông điệp quốc tế và xây dựng mạng
lưới hợp tác.

Thứ hai, hợp tác nghiên cứu quốc tế. Tăng cường hợp tác nghiên cứu giữa các tổ
chức, viện nghiên cứu, và trường đại học trên khắp thế giới để hiểu rõ hơn về các yếu
tố văn hóa, xã hội, và chính trị đang ảnh hưởng đến quyết định giới tính thai nhi.

Thứ ba, chia sẻ tài liệu và nguồn lực. Tạo ra cơ hội để chia sẻ tài liệu, nguồn lực,
và kinh nghiệm giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế. Điều này giúp tăng cường kiến
thức và kỹ năng của các bên liên quan và tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách
và chiến lược hiệu quả.

Thứ tư, hỗ trợ các tổ chức quốc tế và phi chính phủ. Cung cấp hỗ trợ tài chính và
kỹ thuật cho các tổ chức quốc tế và phi chính phủ để thực hiện chính sách và chiến
lược hỗ trợ quyết định giới tính thai nhi. Hợp tác này có thể giúp cải thiện các dịch vụ
và tạo ra môi trường thuận lợi cho quyết định bình đẳng.

Thứ năm, thúc đẩy chuẩn mực quốc tế: Hỗ trợ quá trình phát triển và thúc đẩy
chuẩn mực quốc tế về quyết định giới tính thai nhi. Các chuẩn mực này có thể giúp tạo
ra một cơ sở chung để đánh giá và cải thiện các chiến lược quốc gia và khu vực.

Thứ sáu, thực hiện chiến dịch chống phân biệt đối xử giới: Hợp tác với tổ chức
quốc tế để thực hiện chiến dịch chống phân biệt đối xử giới và tăng cường quyền lợi
của phụ nữ và nhóm cộng đồng khác nhau.

Thứ bảy, hỗ trợ giáo dục và tư vấn: Cung cấp hỗ trợ giáo dục và tư vấn cho các tổ
chức quốc tế, bác sĩ, và nhân viên y tế để họ có thể hiểu rõ về những vấn đề đặc biệt
của từng quốc gia và cộng đồng.

Cuối cùng, hợp tác với tổ chức quốc tế nhân quyền: Hợp tác với tổ chức nhân
quyền để giám sát và báo cáo về bất kỳ vi phạm nào đối với quyền lợi và bình đẳng
giới trong quá trình quyết định giới tính thai nhi.
KẾT LUẬN
Việc quyết định giới tính thai nhi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản với mục đích
đảm bảo bình đẳng giới không chỉ ảnh hưởng đến các quyền lợi cá nhân mà còn có tác
động sâu rộng đến phát triển toàn diện của một quốc gia. Sự thúc đẩy bình đẳng giới
trong việc này mở ra cánh cửa cho sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế
và chính trị, từ đó tăng cường sự đa dạng và đổi mới trong quản lý và quyết định. Sự
đóng góp của họ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp cải thiện chất lượng
quản lý và thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia.
Hơn nữa, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong quyết định giới tính thai nhi cũng
góp phần vào việc giảm thiểu các rủi ro và hậu quả của việc ưu tiên một giới tính hơn
giới tính khác. Bằng cách đảm bảo rằng cả nam và nữ đều có quyền lựa chọn giới tính
của con mình một cách tự do và không bị áp đặt, chúng ta giảm thiểu nguy cơ của việc
lạm dụng thai phụ để chọn lựa giới tính, đồng thời tạo ra một môi trường xã hội bình
đẳng và hòa bình hơn.
Cuối cùng, vấn đề bình đẳng giới trong việc quyết định giới tính thai nhi bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản không chỉ là một vấn đề của quyền lợi cá nhân mà còn là
một phần quan trọng của sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Để xây dựng một xã hội
công bằng và hòa bình, chúng ta cần phải đảm bảo rằng mọi quyết định đều được đưa
ra dựa trên sự tự quyết định và đồng thuận của cả nam và nữ, đồng thời tôn trọng và
tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đạo đức và pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bình đẳng giới 2006
2. Luật Hôn nhân và gia đình 2014
3. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
4. Nghị quyết 21 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 và Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 06-3- 1995
của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VII)
6. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
7. Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số
8. Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 quy định xử phạt vi phạm hành
chính về dân số và trẻ em, nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi
9. Pháp lệnh Dân số năm 2003
10. Pháp lệnh dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 9 tháng 1 năm 2003
11. Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 04/01/2012 của Văn phòng Chính phủ - Đạo
luật về Phôi thai và Thụ tinh ở người 2008 - Luật trẻ em 2016 - Nghị định
117/2020 NĐ-CP
12. Đạo Luật hỗ trợ sinh sản ở người của Canada
13. Đạo luật về Phôi thai và Thụ tinh ở người 2008
14. Báo cáo Dân số thế giới năm 2020 của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
15. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 - Chương trình
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015
16. Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm
2020 và gần đây nhất Chính phủ đã cho ban hành Nghị quyết về Chiến lược
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 - Nghị định 55/2009/NĐ-CP
17. Kết quả thực hiện mục tiêu “Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ”
18. Thực hiện bình đẳng giới để giải quyết tận gốc mất cân bằng giới tính khi sinh
19. Giao lưu trực tuyến “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân
bằng giới tính khi sinh”
20. Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
21. Bài viết “Phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi lựa chọn giới tính thai
nhi” đăng trên tạp chí “Sức khỏe & Đời sống”
22. Bài viết “Săn con trai bằng IVF” đăng tải trên báo VNExpress
23. Bài viết “Siết chặt quy định về thụ tinh ống nghiệm và mang thai hộ” đăng trên
Báo Điện tử VOV - Bài viết “Lựa chọn giới tính thai nhi xử lý ra sao?”
24. Bài viết “Lơ lửng luật cấm lựa chọn giới tính thai nhi” đăng tải trên Báo Bình
Phước
25. Bài viết, nghiên cứu cụ thể như sau: “Mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt
Nam” của “Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Việt Nam”; “Thực hiện bình đẳng giới
để giải quyết tận gốc mất cân bằng giới tính khi sinh” đăng tải trên Cổng thông
tin điện tử của Bộ Y tế; “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần kiểm soát mất cân
bằng giới tính khi sinh” đăng trên tạp chí “Sức khỏe & Đời sống”
26. High and growing disapproval of sex-selection technology in Australia” (Sự
phản đối kỹ thuật lựa chọn giới tính ngày càng tăng ở Úc) đăng trên tạp chí
“Reproductive Health” của BMC;
27. “Gender selection rules in different countries” (Quy tắc lựa chọn giới tính ở các
quốc gia khác nhau) đăng trên website TebMed Tourism;
28. “Controversial banned gender selection procedure on the rise again” (Thủ tục
cấm lựa chọn giới tính gây tranh cãi lại gia tăng) đăng trên tạp chí “New Straits
Times”;
29. “British scientists call for urgent IVF regulation as US unveils technique to pick
sex of child” (Các nhà khoa học Anh kêu gọi ban hành quy định khẩn cấp về
IVF sau khi Mỹ công bố kỹ thuật chọn giới tính trẻ em) đăng trên tạp chí “The
Telegraph”.
PHỤ LỤC

Hình ảnh 1. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm


Hình ảnh 2. Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam
Hình ảnh 3. Những hệ luỵ từ mất cân bằng giới tính ở Việt Nam
Hình ảnh 4. Mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam
Hình ảnh 5. Tỷ số dân số, giới tính, và lao động năm 2020
Hình ảnh 6. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam giai đoạn 1999-2020

Hình ảnh 7. Mất cân bẳng giới tính khi sinh

You might also like