You are on page 1of 2

Theo Nghị định, Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện nợ công thông qua 4

công cụ. Đó là: Chiến lược dài hạn về nợ công; Chương trình quản lý nợ trung
hạn; Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; Các chỉ tiêu an
toàn và giám sát nợ công.

Chiến lược dài hạn về nợ công là một loại kế hoạch của Chính Phủ nhằm điều
hành và đảm bảo khả năng thanh toán nợ công bền vững và dài hạn. Chính sách
nhằnm giảm tỷ lệ nợ công so với GDP trong thời gian dài hạn, giảm thiểu các
rủi ro nợ công cũng như đảm bảo khả năng thanh toán đún kỳ hạn. Nội dung:
a) Đánh giá thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn
thực hiện Chiến lược trước đó;

b) Mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công;

c) Các giải pháp, chính sách quản lý đảm bảo huy động vốn, sử dụng vốn có
hiệu quả và an ninh tài chính;

d) Tổ chức thực hiện chiến lược.

Chiến lược dài hạn về nợ công được triển khai để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội 5/10 năm, tập trung vào các kế hoạch từ các nghị quyết, quyết
định về việc sử dụng vốn vay và quản lý nợ của Đảng, Nhà nước, chính phủ về
việc phát các lĩnh vực, các ngành và vùng lãnh thổ cần tập trung.

Chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về
huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý nợ
trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được
Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và
quản lý nợ công. Mục tiêu của Chương trình là tổ chức huy động vốn vay với
chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước
và phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; đảm bảoviệc phân bổ, sử dụng
vốn vay đúng mục đích, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ
Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ có nội dung gồm: Kế
hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và
kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển); Kế hoạch vay nước ngoài, được
thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay
thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; Kế hoạch trả nợ, được chi
tiết theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trả
nợ nước ngoài.
Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công gồm :Nợ công so với tổng sản phẩm
quốc nội;nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;nghĩa vụ trả nợ trực
tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà
nước hằng năm;nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ.

You might also like