You are on page 1of 1

Các bình luận khiếm nhã thường nhắm vào các đối tượng là nữ giới đa phần là những bình

luận
chung vui nhưng xen giữa đó vẫn có không ít bình luận cợt nhả quá đà, nói cách khác là khiếm
nhã, chỉ vì nhân vật chính trong bức ảnh là nữ giới, trẻ em,người khuyết tật hoặc cộng đồng
LGBT. Thông thường những bình luận khiếm nhã thường liên quan nhiều đến các đối tượng yếu
thế,nhưng hầu hết một phần nguyên nhân cũng đến từ chính một số cô gái với cách làm nội dung
táo bạo trên mạng xã hội. Đối với họ, dù có nhiều bình luận khiếm nhã, thậm chí sử dụng ngôn
từ gây shock cũng không thành vấn đề, miễn là thu được thật nhiều tương tác.

Như một cuộc thi khiến các nhà sáng tạo nội dung phải đua nhau đưa ra vô số hình thức độc lạ
để thu hút tương tác: từ hát, nhảy kèm những bộ đồ phá cách hay thậm chí là nhắc đến những từ
ngữ xưa nay vốn ít ai dám nói trực tiếp. "Gió tầng nào, gặp mây tầng đó", những nội dung độc lạ
sẽ thường nhận được những bình luận cũng độc lạ không kém.

Cũng chính vì điều này, mới đây, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử,
thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đã nêu ra 1 trong 6 sai phạm của TikTok Việt Nam là
"Không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những
nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend
để thu lời từ những nội dung này".

Khi việc bình luận khiếm nhã trên những nội dung phản cảm đã trở tạo thành một thói quen xấu
thì khó tránh việc nó sẽ lan ra tới cả những cô gái không muốn đón nhận nó. Ngay cả trên những
trang cá nhân trót chia sẻ công khai hình ảnh có chút sexy cũng có nguy cơ đón nhận những bình
luận từ người lạ mặt vào trêu đùa. Thực tế đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra, để lại những
hậu quả tâm lý khó xóa nhòa.

You might also like