You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


_________

KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN LIỆU PHÁP ÂM NHẠC


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KỸ THUẬT TRỊ LIỆU TÂM ĐẮC NHẤT:


KỸ THUẬT HÒA TẤU NHẠC CỤ TÂY NGUYÊN

Sinh viên thực hiện: Lê Kim Kiều My

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thọ

MSSV: 207TL15418 Lớp: K26TL03

TP HỒ CHÍ MINH, ngày 23 tháng 11 năm 2022.


MỤC LỤC
I. Khái niệm...................................................................................................................3

II. Nguyên lý................................................................................................................3

III. Quy trình của kỹ thuật..........................................................................................3

1. Mục tiêu của kỹ thuật:............................................................................................3

2. Quy trình.................................................................................................................4

2
I. Khái niệm

Hoà tấu nhạc cụ Tây nguyên là hình thức trị liệu âm nhạc hoạt động, tích cực,
nằm trong kỹ thuật “hoà tấu nhạc cụ, định hướng sản phẩm”.

Đây là một kỹ thuật sử dụng các kỹ năng âm nhạc hiện có của bệnh nhân hoặc
các kỹ năng vừa học được trong hoạt động âm nhạc trị liệu.

Do kỹ thuật này nhấn mạnh vào kết quả biểu diễn âm nhạc nên gọi là “định
hướng sản phẩm”.

II. Nguyên lý

Hoà tấu nhạc cụ Tây nguyên là là một loại hình trị liệu bằng âm nhạc dựa trên
các nguyên tắc của liệu pháp hành vi (Behavioural Therapy):

Liệu pháp hành vi (Behavioural Therapy) là một thuật ngữ chung chỉ tất cả
các loại trị liệu được sử dụng để điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần.

Liệu pháp này hoạt động dựa trên ý tưởng là tất cả các hành vi đều được học
và những hành vi không lành mạnh có thể được thay đổi.

Do đó, thông qua hoạt động hòa tấu:

 Bệnh nhân biết cách đặt nhu cầu cá nhân trong mục tiêu âm nhạc của
nhóm, thực hành các hành vi tập trung thể hiện trách nhiệm nhóm.
 Tương tác với các bệnh nhân khác để đạt được mục tiêu của nhóm (tức
là hoàn thành buổi biểu diễn âm nhạc).
 Học cách tiếp nhận sự chỉ đạo của lãnh đạo và phản hồi từ xã hội (nghĩa
là sự đóng góp, phản hồi của đồng bệnh).
 Biết cách hướng tới sự tự chủ, chịu trách nhiệm về hành động của mình
và hài lòng với thành công khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc.
III. Quy trình của kỹ thuật
1. Mục tiêu của kỹ thuật:

3
Phục hồi chức năng cảm xúc: Bệnh nhân hào hứng với việc tập luyện và
biểu diễn các tiết mục, qua đó được thể hiện và bày tỏ cảm xúc của mình.

Phục hồi chức năng trí nhớ: Học ghi nhớ giai điệu của bản nhạc, các nốt
nhạc trong bản nhạc.

Phục hồi chức năng chú ý: Mỗi bệnh nhân trong dàn nhạc chỉ chịu trách
nhiệm tạo ra một nốt nhạc thông qua nhạc cụ của mình. Điều này có nghĩa là
nhạc cụ mà mỗi bệnh nhân đang sử dụng chỉ tương ứng với một nốt nhạc. Khi
chơi nhạc, bệnh nhân phải đợi đến khi nốt nhạc của bản nhạc cùng tên với nốt
nhạc của mình thì mới được gõ vào nhạc cụ. Điều này đòi hỏi sự tập trung cao
độ của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân gõ vào nhạc cụ của mình không đúng lúc,
buổi biểu diễn sẽ không hoàn chỉnh.

Điều chỉnh hành vi: Phối hợp với nhóm để hoàn thành tiết mục, nâng cao
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hành động của bản thân.

Điều chỉnh khả năng nhận thức: Bệnh nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm
trước tập thể, biết đặt nhu cầu cá nhân lên trên mục tiêu âm nhạc của nhóm và
hài lòng thành công trong trải nghiệm thẩm mỹ âm nhạc.

2. Quy trình
 Chuẩn bị:

Nhạc cụ: Nhạc cụ được cải tiến từ đàn tơ rưng và krong put. Tháo
rời và sắp xếp lại ống thành 1 nốt hoặc 2 nốt cùng tên cách nhau một
quãng 8. Kết hợp với các lục lạc và mõ, phách để duy trì nhịp điệu và độ
tròn đầy của âm thanh.

Bệnh nhân:

o Số lượng từ 35-42 người, tất cả bệnh nhân đã qua giai đoạn


cấp tính, không còn hành vi kích động (khoảng 3-5 ngày sau

4
khi nhập viện, đã được sử dụng thuốc giải quyết trạng thái
kích động).
o Người bệnh được xếp thành 6-7 hàng dọc, mỗi người tương
ứng với một nốt. (Thang âm nhạc dân tộc Tây nguyên có 6
nốt; âm nhạc phương Tây có 7 nốt).
 Tiến hành tập luyện
o Bước 1: Nhà trị liệu dịch các nốt nhạc trong bản nhạc thành
"Do re mi fa sol la si..." (Vì hầu hết bệnh nhân không hiểu
biết nhiều về âm nhạc) và chép lên bảng hoặc giá nhạc để
bệnh nhân tiện quan sát và theo dõi.
Bệnh nhân tập gõ hoặc sử dụng nhạc cụ của mình để
tạo ra âm thanh rõ nhất có thể.
o Bước 2: Nhà trị liệu hướng dẫn tất cả bệnh nhân trong dàn
nhạc ghi nhớ giai điệu của bản nhạc và xướng âm nó theo tên
nốt nhạc.
o Bước 3: Phối hợp nhóm thực hiện giai điệu bản nhạc. Các
bệnh nhân xếp thành hàng dọc đợi các nốt nhạc của họ trong
bản nhạc xuất hiện, sau đó đánh nhạc cụ của họ một cách
chính xác để phù hợp với nhịp điệu và tiết tấu của bản nhạc.
o Bước 4: Nhà trị liệu giúp dàn nhạc thể hiện trọn vẹn sắc thái,
cảm xúc của bản nhạc.

You might also like