You are on page 1of 67

Mục lục

I. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI THÍ NGHIỆM RƠLE BẢO VỆ...................................................4
II. THÍ NGHIỆM RƠLE SO LỆCH MÁY BIẾN ÁP.........................................................................5
1. Nguyên lý làm việc.........................................................................................................................5
2. Các hạng mục thí nghiệm...............................................................................................................8
3. Phương pháp thí nghiệm.................................................................................................................9
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................10
III. THÍ NGHIỆM RƠLE SO LỆCH DỌC ĐƯỜNG DÂY.............................................................11
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................11
2. Các hạng mục thí nghiệm.............................................................................................................12
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................13
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................14
IV. THÍ NGHIỆM RƠLE SO LỆCH THANH CÁI.........................................................................15
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................15
2. Các hạng mục thí nghiệm.............................................................................................................15
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................16
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................17
V. THÍ NGHIỆM RƠLE KHOẢNG CÁCH......................................................................................18
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................18
2. Các hạng mục thí nghiệm.............................................................................................................21
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................22
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................23
VI. THÍ NGHIỆM RƠLE ĐIỆN ÁP...................................................................................................24
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................24
2. Các hạng mục thí nghiệm.............................................................................................................24
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................24
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................24
VII. THÍ NGHIỆM RƠLE BẢO VỆ QUÁ DÒNG KHÔNG HƯỚNG...........................................26
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................26
2. Các hạng mục thí nghiệm.............................................................................................................28
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................28
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................28
VIII. THÍ NGHIỆM RƠLE BẢO VỆ QUÁ DÒNG CÓ HƯỚNG..................................................29
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................29
1
2. Các hạng mục thí nghiệm.............................................................................................................31
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................31
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................31
IX.THÍ NGHIỆM RƠLE CHẠM ĐẤT CÓ HƯỚNG ĐỘ NHẠY CAO.........................................32
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................32
2. Hạng muc thí nghiệm...................................................................................................................34
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................35
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................35
X.THÍ NGHIỆM RƠLE TRUNG GIAN............................................................................................37
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................37
2. Hạng muc thí nghiệm...................................................................................................................37
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................37
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................39
XI.THÍ NGHIỆM RƠLE THỜI GIAN..............................................................................................40
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................40
2. Hạng mục thí nghiệm...................................................................................................................40
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................41
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................43
XII. THÍ NGHIỆM RƠLE TÍN HIỆU...............................................................................................44
1. Giới thiệu chung.......................................................................................................................44
2. Hạng mục thí nghiệm...............................................................................................................45
3. Phương pháp thí nghiệm...........................................................................................................45
4. Tiêu chuẩn đánh giá..................................................................................................................46
XIII.THÍ NGHIỆM RƠLE CÔNG SUẤT, DÒNG VÀ ÁP THỨ TỰ NGHỊCH, THỨ TỰ
KHÔNG.................................................................................................................................................47
1. Nguyên lý làm việc...................................................................................................................47
2. Hạng mục thí nghiệm...............................................................................................................47
3. Phương pháp thí nghiệm...........................................................................................................47
4. Tiêu chuẩn đánh giá..................................................................................................................49
XIV.THÍ NGHIỆM RƠLE TẤN SỐ..................................................................................................50
1. Nguyên lý làm việc...................................................................................................................50
2. Hạng mục thí nghiệm...............................................................................................................50
3. Phương pháp thí nghiệm...........................................................................................................50
4. Tiêu chuẩn đánh giá..................................................................................................................51
XV. THÍ NGHIỆM RƠLE TỰ ĐỘNG ĐÓNG LẠI........................................................................52
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................52
2
2. Hạng mục thí nghiệm...................................................................................................................53
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................54
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................55
XVI. THÍ NGHIỆM RƠLE GIÁM SÁT MẠCH CẮT....................................................................56
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................56
2. Hạng mục thí nghiệm...................................................................................................................56
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................56
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................58
XVII. THÍ NGHIỆM RƠLE CẮT.....................................................................................................59
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................59
2. Hạng muc kiểm tra.......................................................................................................................59
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................59
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................61
XVIII.THÍ NGHIỆM RƠLE HƠI......................................................................................................62
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................62
2. Hạng mục thí nghiệm...................................................................................................................63
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................63
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................64
XIX. THÍ NGHIỆM DÒNG DẦU.......................................................................................................65
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................65
2. Hạng muc kiểm tra.......................................................................................................................65
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................65
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................66
XX. THÍ NGHIỆM RƠLE ÁP LỰC..................................................................................................67
1. Nguyên lý làm việc.......................................................................................................................67
2. Hạng mục kiểm tra.......................................................................................................................67
3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................................................67
4. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................................................67

3
I. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI THÍ NGHIỆM RƠLE BẢO VỆ
Rơle bảo vệ là phần tử quan trọng trong số các thiết bị tự động hóa dùng
trong hệ thống điện. Chúng có vai trò bảo vệ các phần tử của hệ thống điện
trong điều kiện làm việc bất thường bằng cách cô lập các sự cố càng nhanh càng
tốt thông qua các thiết bị đóng cắt. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ các bảo vệ phức tạp đa số đã được sử dụng rơle kỹ thuật số thay
thế cho thế hệ rơle cơ. Với các ưu thế về kích thước nhỏ gọn, tốc độ xử lý số cực
nhanh có khả năng tự giám sát hỏng hóc trong quá trình làm việc rơle kỹ thuật
số góp phần nâng cao độ ổn định, tin cậy, chọn lọc trong cung cấp điện.
Rơle kỹ thuật số thu thập được rất nhiều các tín hiệu trong quá trình làm
việc, có trang bị đèn tín hiệu chỉ thị, cảnh báo sự cố, có bản ghi sự cố giúp người
quản lý phân tích được chính xác nguyên nhân gây sự cố và có các biện pháp
phòng ngừa.
Không chỉ là thiết bị bảo vệ, rơle ngày nay còn tích hợp các chức năng điều
khiển, kiểm soát, giám sát, đo lường, truyền thông hay còn được gọi là thiết bị
điện thông minh IED ( intelligent electronic device ). Chính vì vậy để thí
nghiệm rơle người thí nghiệm ngoài việc kiểm tra các chức năng bảo vệ truyền
thống còn phải lưu tâm cung cấp đủ các tín hiệu đầu vào nhị phân, cài đặt đầu
ra, đèn chỉ thị và các chế độ bản ghi sự cố. Tại các trạm biến áp rơle được kết
nối truyền thông với hệ thống máy tính HMI, khi thí nghiệm rơle cần kiểm tra
tín hiệu trên máy tính HMI được báo phù hợp với đúng cấp sự cố trên rơle.
Các yêu hạng mục thí nghiệm chung tất cả các rơle bảo vệ như sau:
- Kiểm tra bằng mắt bên ngoài.
- Kiểm tra chỉnh định rơle đúng các thông số theo phiếu chỉnh định.
- Kiểm tra cấu hình input, output rơle đúng chức năng theo sơ đồ thiết kế.
- Kiểm tra hệ thống mạch dòng đấu đúng sơ đồ thiết kế, điểm chụm cực tính TI
khuyến cáo hướng về đối tượng được bảo vệ, mạch dòng mỗi phía phải được
đấu đất tại 1 điểm duy nhất. Trường hợp tỉ số TI trong sơ đồ thiết kế và phiếu
chỉnh định khác nhau thì đấu tỉ số TI theo phiếu chỉnh định rơle. Trường hợp
không thể thay đổi hướng chụm cực tính mạch dòng do một mạch dòng được
nối tiếp qua nhiều rơle có hướng bảo vệ khác nhau thì phải khai báo hướng cực
tính mạch dòng bằng phần mềm rơle sao cho phù hợp thực tế.
- Kiểm tra hệ thống mạch áp đấu đúng sơ đồ thiết kế.
- Kiểm tra đấu đất an toàn (vỏ rơle phải được đấu đất).
- Kiểm tra cách điện.
- Kiểm tra điện áp nguồn nuôi phù hợp với thông số của nhà chế tạo rơle.
- Kiểm tra cài đặt đèn báo sự cố trên rơle đúng với cấp sự cố, đèn báo sự cố
phải đặt ở chế độ tự giữ để nhân viên vận hành nhanh chóng xác định được cấp
sự cố sau khi sự cố kết thúc. Đèn báo Alarm đặt chế độ tự giải trừ.
- Kiểm tra chức năng đo lường: Sử dụng hợp bộ thí nghiệm tạo dòng và áp nhị
4
thứ định mức duy trì thời gian dài, đặt lên cổng vào của rơle. Kiểm tra giá trị
hiển thị trên rơle tương ứng với giá trị định mức cài đặt. Tiếp theo thay đổi giá
trị tạo dòng và áp 3 pha với các giá trị khác nhau nhưng nhỏ hơn giá trị định
mức, kiểm tra hiển thị trên rơle tương ứng với giá trị hợp bộ.
- Kiểm tra tín hiệu sự cố trên máy tính HMI phù hợp sự cố trên rơle.
- Kiểm tra chế độ cài đặt bản ghi sự cố đảm bảo kích hoạt bản ghi sự cố dạng
sóng kể cả trong trường hợp rơle Pickup, các cấp bảo vệ theo phiếu chỉnh định
phải được gán biến để hiển thị trong bản ghi sự cố dạng sóng.

Hình 1.1: Gán cấp bảo vệ trong bản ghi sự cố dạng sóng
- Lưu ý trước khi thí nghiệm rơle phải khóa các chức năng bảo vệ 50BF
(chống hư hỏng máy cắt) và F87L (bảo vệ so lệch dọc). Các chức năng này chỉ
được đưa vào khi cần thí nghiệm và sau cùng khi kết thúc các hạng mục thí
nghiệm.

II. THÍ NGHIỆM RƠLE SO LỆCH MÁY BIẾN ÁP


1. Nguyên lý làm việc
Bảo vệ quá dòng không đủ độ nhạy đối với máy biến áp có công suất lớn, vì
vậy thường chỉ làm nhiệm vụ dự phòng. Để bảo vệ cho máy biến áp công suất
lớn người ta sử dụng bảo vệ so lệch là bảo vệ chính vì nó có ưu điểm là tác động
nhanh, nhạy và đảm bảo chọn lọc trong vùng bảo vệ với số nguồn cung cấp tùy
ý. Phạm vi bảo vệ được giới hạn bởi vị trí đặt các bộ TI.
Bảo vệ so lệch máy biến áp sử dụng trên nguyên lý so sánh trực tiếp dòng
điện trên các nhánh của một đối tượng.

Hình 2.1: Dòng điện qua bảo vệ so lệch trong chế độ vận hành bình
5
thường hoặc sự cố ngoài vùng
Theo định luật Kirchoff, tổng vectơ của tất cả các dòng điện đi vào và ra một
đối tượng bảo vệ bằng không trong điều kiện làm việc bình thường.
Như vậy ta thấy dòng điện I1 đi vào “vùng bảo vệ”, dòng điện I2 đi ra khỏi
“vùng bảo vệ” nên dòng điện I1 và I2 có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.
 
I1   I 2 .

Nếu coi tỉ số Ti hai đầu “vùng bảo vệ” là như nhau và các biến dòng điện có
sai số như nhau thì dòng điện thứ cấp i1 và i2 cũng có cùng độ lớn. Tại vị trí đặt
bảo vệ ta có ⃑
id 1=−i⃑
d 2 do vậy theo định luật kirhoff ⃑
id=⃑i 1+ i⃑ 2=0.
Nếu tỉ số Ti hai đầu “vùng bảo vệ” có giá trị khác nhau rơle sẽ tự động tính
toán quy đổi dòng thứ cấp của 1 phía về dòng của phía còn lại để so sánh theo
thông số Ti đã được khai báo trong rơle.
Khi sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ tại điểm đặt bảo vệ ta có ⃑
id=⃑i 1+ i⃑ 2 ≠ 0 nếu
giá trị id lớn hơn giá trị đặt bảo vệ sẽ tác động.

Hình 2.2: Dòng điện qua bảo vệ so lệch trong chế độ sự cố trong vùng
Khi có ngắn mạch trong vùng bảo vệ, tổng dòng điện đi qua Rơle sẽ khác
không và Rơle sẽ tác động. Khi sự cố bên ngoài vùng bảo vệ, tổng dòng điện
qua Rơle vẫn bằng không, Rơle không tác động.
Các máy biến áp ở hai phía sơ cấp và thứ cấp có đặt các máy biến dòng,
dòng thứ cấp của các máy biến dòng ở các phía thường khác nhau. Sự sai khác
này phụ thuộc vào: tỷ số biến đổi, tổ nối dây máy biến áp, dòng điện định mức ở
các máy biến áp, sai số máy biến dòng, sự điều chỉnh điện áp máy biến áp, sự
bão hòa của các máy biến dòng, sự đồng nhất việc chế tạo các máy biến dòng...
Vì những lý do trên, để so sánh dòng điện thứ cấp máy biến dòng ở các phía
máy biến áp về cùng một dạng để tiện so sánh chúng về mặt trị số.

6
Việc phối hợp giữa các đại lượng đo lường ở các phía được thực hiện một
cách thuần túy toán học mà không cần dùng các máy biến dòng trung gian. Như
vậy chúng ta cần khai báo đúng các cấp điện áp, tổ đấu dây của máy biến áp, tỉ
số máy biến dòng để rơle thực hiện các thuật toán quy đổi.
Dòng so lệch về lý thuyết phải bằng không trong điều kiện mang tải bình
thường hay khi sự cố ngoài nếu góc lệch pha được bù đúng. Tuy nhiên vẫn có
vài hiện tượng so lệch khác với lúc sự cố bên trong sẽ gây nên dòng so lệch sai
và không mong muốn. Những nguyên nhân chính, gây nên dòng so lệch không
mong muốn là:
- Do máy biến áp có bộ điều điện áp dưới tải nên tỉ số biến đổi của máy biến áp
thay đổi theo từng nấc.
- Đặc tính so lệch, phụ tải và điều kiện vận hành của các biến dòng.
- Dòng thứ tự không chỉ chạy ở một phía của MBA lực.
- Dòng điện từ hoá bình thường.
- Dòng từ hoá quá kích từ.
Để hạn chế sự tác động không mong muốn trong trường hợp ngắn mạch
ngoài gây nên bão hòa biến dòng điện hoặc xung kích máy biến áp người ta
thường sử dụng nguyên lý so lệch có hãm.
Mặt khác trong các trường hợp đóng điện không tải hoặc quá kích từ máy
biến áp dòng xung kích cũng có thể làm bảo vệ so lệch tác động nhầm vậy nên
bảo vệ so lệch MBA thường được trang bị thêm chức năng hãm sóng hài để
tránh tác động nhầm. Khi đóng điện xung kích MBA thành phần hài bậc 2 chiếm
đa số còn khi MBA quá kích từ thì thành phần hài bậc 5 chiếm đa số.

7
Hình 2.3: Nguyên lý đặc tính cắt của bảo vệ so lệch máy biến áp
Đoạn a: Là giá trị dòng so lệch khởi động của bảo vệ.
Đoạn b: Đoạn đặc tính có kể đến sai số biến đổi của máy biến dòng, các sai số
của bản thân rơle do sự điều chỉnh điện áp dưới tải của máy biến áp tạo nên.
Đoạn c: Đoạn đặc tính có tính đến chức năng khóa bảo vệ khi xuất hiện
hiện tượng bão hòa không giống nhau ở các máy biến dòng.
Đoạn d: Là giá trị dòng so lệch khởi động ngưỡng cao, nếu dòng so lệch đạt
đến ngưỡng này rơle sẽ tác động bỏ qua các thành phần hãm, tăng tối đa độ
nhạy.
2. Các hạng mục thí nghiệm
- Kiểm tra chức năng đo lường.
- Kiểm tra bảo vệ không tác động khi có ngắn mạch ngoài.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ chính.
- Kiểm tra hãm sóng hài.
- Kiểm tra tác động của các bảo vệ khác (bảo vệ công nghệ…) theo thiết kế
mạch.
- Kiểm tra mang tải.

8
3. Phương pháp thí nghiệm

Hình 2.2: Nguyên lý sơ đồ đấu dây rơle so lệch máy biến áp

- Kiểm tra bảo vệ không tác động khi có ngắn mạch ngoài: Mô phỏng chế độ
máy biến áp mang tải định mức bằng cách cùng lúc bơm vào mạch dòng dòng
điện của ít nhất hai phía máy biến áp (có tính đến tỉ số biến dòng và tổ đấu dây)
kiểm tra: bảo vệ không tác động, dòng so lệch xấp xỉ bằng không.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ chính: Lần lượt mô phỏng sự cố trong các cuộn
dây của máy biến áp thử tác động của bảo vệ Id>, Id>>.
- Kiểm tra hãm sóng hài: Tạo dòng sự cố để bảo vệ so lệch cấp 1 tác động, sau
đó giữ nguyên độ lớn dòng sự cố và lần lượt thêm vào thành phần sóng hài bậc
2, bậc 5 vượt ngưỡng cài đặt hãm sóng hài, bảo vệ bị hãm và không tác động.
Có ba chế độ hãm hài thường được sử dụng trong rơle bảo vệ so lệch như sau:
+ Hãm theo pha: Thành phần sóng hài bậc cao trên bất cứ pha nào vượt ngưỡng
cài đặt, bảo vệ so lệch sẽ ngay lập tức bị khóa. Thường sử dụng với các MBA
có chất lượng khung từ tốt, dòng xung kích giảm nhanh.

9
+ Hãm trung bình: Thành phần sóng hài bậc cao được tính trung bình cho cả 3
pha, nếu giá trị trung bình vượt ngưỡng cài đặt bảo vệ mới bị khóa. Thường sử
dụng với các MBA cũ có chất lượng khung từ không tốt, dòng xung kích duy
trì trong thời gian dài.
+ Hãm chéo: Thành phần sóng hài bậc cao trên 2 pha bất kỳ vượt ngưỡng cài
đặt bảo vệ sẽ bị khóa.
- Kiểm tra tác động của các bảo vệ công nghệ theo thiết kế mạch: Bảo vệ tác
động đúng thiết kế mạch khi đầu vào nhị phân được kích hoạt theo thiết kế.
- Kiểm tra mang tải : Sau khi đóng điện mang tải máy biến áp kiểm tra dòng
điện của các cuộn dây máy biến áp và dòng điện so lệch, dòng hãm mà rơle tính
toán được bằng cách kiểm tra trực tiếp trên rơle. Khuyến cáo điều khiện để kiểm
tra là thiết bị phải mang tải từ 20% trở lên.
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Rơle so lệch cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: dòng khởi động, thời gian tác động
đúng giá trị đặt, chỉ thị sự cố đúng pha bị sự cố, rơle ghi được các sự kiện, bản
ghi sự cố tốt.
- Rơle không tác động khi thành phần hài bậc hai/bậc năm vượt quá giá trị đặt.

10
III. THÍ NGHIỆM RƠLE SO LỆCH DỌC ĐƯỜNG DÂY
1. Nguyên lý làm việc
- Bảo vệ so lệch dọc dựa trên nguyên lý so sánh dòng điện giữa hai đầu đường
dây với nhau thông qua kênh truyền tín hiệu. Bảo vệ sẽ tác động khi dòng so
lệch vượt quá ngưỡng đặt.
- So với bảo vệ khoảng cách, bảo vệ so lệch dọc có ưu điểm là tác động nhanh
với vùng bảo vệ là 100% chiều dài đường dây, trong khi bảo vệ khoảng cách
vùng 1 thường chỉ đặt 80% chiều dài đường dây. Vùng bảo vệ của so lệch dọc
không bị ảnh hưởng bởi các điều khiện môi trường, hay sự thay đổi điện trở theo
nhiệt độ đường dây như bảo vệ khoảng cách. Nhược điểm của bảo vệ so lệch
dọc là cần kênh truyền tín hiệu ổn định giữa rơle hai đầu đường dây.
- Dòng điện so lệch cũng có thể được sinh ra trong các điều kiện lỗi bên ngoài
như bão hòa TI, để hạn chế bảo vệ tác động nhầm người ta sử dụng nguyên lý
bảo vệ so lệch có hãm.
- Dòng điện so lệch được tính toán theo từng pha và bằng tổng véc tơ các dòng
điện đi vào vùng được bảo vệ, dòng điện hãm là trung bình cộng độ lớn dòng
điện đi qua các TI.

Hình 3.1: Bảo vệ so lệch với đường dây không rẽ nhánh

I Diff =|⃗
|⃗I 1|+|⃗I 2|
I 2|; I Bias =
I 1 +⃗
2

11
Hình 3.2: Bảo vệ so lệch với đường dây rẽ nhánh

I Diff =|⃗
I 1 +⃗
|⃗I |+|⃗I 2|+|⃗I 3|
I 3|; I Bias = 1
I2 + ⃗
3
- Kênh truyền tín hiệu giữa các rơle có thể sử dụng dạng đơn kênh hoặc 2
kênh, trong trường hợp sử dụng 2 kênh truyền nếu 1 kênh bị hư hỏng rơle sẽ tự
động chuyển sang dùng kênh dự phòng.
- Hiện nay các nhà sản xuất đã sản xuất được bảo vệ so lệch dọc đường dây có
nhiều hơn hai đầu trạm. Trong trường hợp này kênh truyền giữa các rơle thường
có cấu trúc đường vòng.
2. Các hạng mục thí nghiệm
- Kiểm tra kênh truyền.
- Kiểm tra chức năng đo lường.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ chính.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ truyền cắt trực tiếp.
- Kiểm tra bảo vệ không tác động khi có hư hỏng đường truyền kết nối.
- Kiểm tra mang tải.

12
3. Phương pháp thí nghiệm

Hình 3.3: Nguyên lý sơ đồ đấu dây rơle so lệch dọc đường dây

- Kiểm tra kênh truyền : Kiểm tra thông số của kênh truyền, thông số của thiết
bị biến đổi quang điện (nếu có) phù hợp với thông số của rơle. Kiểm tra chất
lượng kênh truyền theo yêu cầu của rơle.
- Kiểm tra chức năng đo lường: Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dòng,
mạch áp của rơle, quan sát và kiểm tra trên rơle: đúng thứ tự pha mạch dòng,
mạch áp; đúng giá trị đo lường I, U, P, Q; rơle phía đầu đường dây đối diện đo
được đúng dòng điện các pha.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ chính: Lần lượt mô phỏng các sự cố một pha,
hai pha và ba pha thử tác động của bảo vệ Id>, Id>>.

Hình 3.4: Nguyên lý đặc tính cắt của bảo vệ so lệch dọc đường dây

13
- Kiểm tra tác động của bảo vệ truyền cắt trực tiếp: Kiểm tra bảo vệ tác động
đúng thiết kế mạch khi đầu vào nhị phân của rơle đầu đối diện được kích hoạt
theo thiết kế và ngược lại.
- Kiểm tra bảo vệ không tác động khi có hư hỏng đường truyền kết nối: mô
phỏng đường dây đang mang tải lớn, sau đó tháo cáp quang kết nối với rơle,
quan sát và kiểm tra trên rơle không có tín hiệu bảo vệ tác động.
- Kiểm tra mang tải : Sau khi đóng điện mang tải đường dây kiểm tra dòng
điện của các pha của hai đầu đường dây và dòng điện so lệch, dòng hãm và góc
lệch pha dòng điện giữa hai đầu trạm(nếu có) mà rơle tính toán được bằng cách
kiểm tra trực tiếp trên rơle.
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Rơle so lệch cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: dòng khởi động, thời gian tác động
đúng giá trị đặt, chỉ thị sự cố đúng pha bị sự cố, rơle ghi được các sự kiện, bản
ghi sự cố tốt.
- Rơle không tác động khi có hỏng đường truyền kết nối.

14
IV. THÍ NGHIỆM RƠLE SO LỆCH THANH CÁI
1. Nguyên lý làm việc
- Cộng tổng dòng điện của tất cả các ngăn lộ nối với thanh cái theo định luật
dòng điện của Kirchhoff.

Hình 4.1: Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch thanh cái

- Ngày nay bảo vệ so lệch tổng trở thấp được dùng rất nhiều do sử dụng đặc
tính cắt của bảo vệ phụ thuộc vào dòng so lệch và dòng hãm nên tránh được tác
động nhầm khi có bảo hòa TI.
- Cộng tổng dòng điện của tất cả các ngăn lộ nối với thanh cái theo định luật
dòng điện của Kirchhoff.
- Ngày nay bảo vệ so lệch tổng trở thấp được dùng rất nhiều do sử dụng đặc
tính cắt của bảo vệ phụ thuộc vào dòng so lệch và dòng hãm nên tránh được tác
động nhầm khi có bảo hòa TI.
- Bảo vệ so lệch tổng trở cao có nhược điểm là tất cả các ngăn lộ phải có cùng
tỉ số biến dòng hoặc phải lắp thêm biến dòng trung gian nên ít được sử dụng.
2. Các hạng mục thí nghiệm
- Kiểm tra cáp quang kết nối với khối chủ(nếu có).
- Kiểm tra chức năng đo lường.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ với sơ đồ kết dây cơ bản.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ với sơ đồ kết dây ở các chế độ vận hành có thể
có của hệ thống thanh cái mà rơle bảo vệ.
- Kiểm tra bảo vệ không tác động khi có hư hỏng cáp quang kết nối.
- Kiểm tra mang tải.

15
3. Phương pháp thí nghiệm
- Kiểm tra cáp quang kết nối với khối chủ: Kiểm tra chủng loại cáp quang phù
hợp với thông số của rơle.
- Kiểm tra chức năng đo lường: Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dòng
của từng ngăn lộ, quan sát và kiểm tra trên rơle: đúng giá trị đo lường, lặp lại
DCL đang ở thanh cái nào thì dòng điện được cộng vào dòng so lệch của đúng
thanh cái đó.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ với sơ đồ kết dây cơ bản: mô phỏng các sự cố
một pha, hai pha và ba pha thử tác động của bảo vệ. Thử lần lượt tất cả các ngăn
lộ theo trạng thái DCL thanh cái của ngăn lộ đó.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ với sơ đồ kết dây ở các chế độ vận hành có thể
có của hệ thống thanh cái: mô phỏng dòng điện và trạng thái DCL ở các chế độ
vận hành có thể có của sơ đồ thanh cái, kiểm tra bảo vệ không tác động khi có
ngắn mạch ngoài và tác động cắt đúng thanh cái bị sự cố khi có sự cố trên thanh
cái đó.
- Kiểm tra bảo vệ không tác động khi có hư hỏng cáp quang kết nối : mô
phỏng một ngăn lộ có dòng làm việc lớn hơn dòng tác động của bảo vệ sau đó
tháo cáp quang kết nối với khối chủ, quan sát và kiểm tra trên rơle không có tín
hiệu bảo vệ tác động.

Hình 4.2: Nguyên lý đặc tính cắt của bảo vệ so lệch thanh cái

16
- Kiểm tra mang tải : Sau khi đóng điện mang tải kiểm tra dòng điện của tất cả
các ngăn lộ và dòng điện so lệch, dòng hãm mà rơle tính toán được bằng cách
kiểm tra trực tiếp trên rơle.
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Rơle so lệch cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: dòng khởi động, thời gian tác động
đúng giá trị đặt, rơle đưa ra tín hiệu cắt đúng thanh cái bị sự cố, chỉ thị sự cố
đúng pha bị sự cố, rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố tốt.
- Rơle làm việc đúng ở tất cả các chế độ độ vận hành có thể có của hệ thống
thanh cái.
- Rơle không tác động khi có hư hỏng cáp quang kết nối.

17
V. THÍ NGHIỆM RƠLE KHOẢNG CÁCH
1. Nguyên lý làm việc
- Bảo vệ khoảng cách dựa trên các giá trị dòng điện và điện áp tại điểm đặt
rơle để xác định tổng trở sự cố.
- Nếu tổng trở sự cố này nhỏ hơn giá trị tổng trở đã cài đặt trong rơle thì rơle
sẽ tác động, tổng trở thấp Z< (hoặc 21).
- Tổng trở gồm hai thành phần R & X: để thuận tiện phân tích sẽ sử dụng mặt
phẳng tổng trở để biểu diễn sự làm việc của bảo vệ khoảng cách.
- Xét sơ đồ đơn giản:

- Tính toán tổng trở


rơle đo được trong các chế độ:
+ Bình thường:
ZR(bt) = ZD+Zphụ tải ≥ ZD

+ Sự cố: ví dụ tại 50% đường dây


ZR(sc) = ZDsự cố = 50% ZD < ZD
Điểm sự cố di chuyển vào đường tổng
trở đường dây

- Điểm làm việc lúc bình thường và khi


sự cố: Khi sự cố điểm làm việc luôn rơi vào đường tổng trở đường dây. Tuy
nhiên do sai số, sự cố có thể xảy ra qua các tổng trở trung gian nên giá trị rơle
đo được có thể rơi ra lân cận đường tổng trở đường dây. Vậy nên các nhà chế
tạo thường cố ý mở rộng đặc tính tác động về cả hai phía của đường dây tạo
18
thành vùng tác động.

- Thực tế người ta thường sử dụng đặc tính hình tròn Mho và đặc tính đa giác
để mở rộng vùng tác động.

Hình 5.1: Đặc tính cắt hình MHO Hình 5.2: Đặc tính cắt hình đa giác
- Đặc tính Mho: được trang bị cho các rơle thế hệ cũ do vấn đề hạn chế về
công nghệ chế tạo.
- Đặc tính đa giác: được trang bị cho các rơle đời mới, bám sát hơn đặc tính
của đối tượng cần bảo vệ.
- Bảo vệ khoảng cách thường được chỉnh định với 3 vùng tác động, trong đó
vùng 1 chiếm khoảng 80-90% đường dây và bảo vệ cắt tức thời. Vùng 2 và 3 tác
động có trễ theo nguyên tắc phân cấp thời gian, phối hợp với các bảo vệ liền kề.

19
Hình 5.3: Minh họa phối hợp các vùng bảo vệ

Hình 5.4: Đặc tính cắt hình đa giác chia thành nhiều vùng bảo vệ
- Biểu thức tính tổng trở cho sự cố pha-pha thực hiện như sau:

20
Hình 5.5: Nguyên lý đo khoảng cách sự cố pha-pha
- Biểu thức tính tổng trở cho sự cố pha-đất thực hiện như sau:

Hình 5.6: Nguyên lý đo khoảng cách sự cố pha-đất


- Khi khoảng cách rơle đo được nằm trong vùng tác động và đúng hướng tác
động thì khi hết thời gian đặt tương ứng của vùng khoảng cách đó rơle sẽ tác
động cắt máy cắt để loại trừ sự cố.
2. Các hạng mục thí nghiệm
- Kiểm tra chức năng đo lường.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ theo từng vùng khoảng cách.
- Kiểm tra chức năng giám sát hư hỏng mạch áp.
- Kiểm tra chức năng gia tốc bảo vệ khi đóng đường dây vào điểm sự cố.
- Kiểm tra chức năng truyền và tác động khi nhận tín hiệu cho phép từ bảo vệ
khoảng cách đầu đối diện(teleprotection).
- Kiểm tra chức năng bảo vệ nguồn yếu.
- Kiểm tra mang tải.

21
3. Phương pháp thí nghiệm

Hình 5.7: Nguyên lý sơ đồ đấu dây rơle khoảng cách

- Kiểm tra chức năng đo lường: Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dòng,

mạch áp của rơle dòng điện định mức, điện áp định mức, quan sát và kiểm tra
trên rơle: đúng thứ tự pha mạch dòng, mạch áp; đúng giá trị đo lường I, U, P, Q
và chiều công suất; rơle không tác động.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ theo từng vùng khoảng cách : Dùng hợp bộ thử
nghiệm mô phỏng sự cố vùng 1, kiểm tra rơle tác động đúng tổng trở vùng 1,
thời gian tác động vùng 1 và hướng tác động vùng 1. Tiến hành mô phỏng thử
tương tự cho các vùng tổng trở khác.
- Kiểm tra chức năng giám sát hư hỏng mạch áp: Dùng hợp bộ thử nghiệm mô
phỏng đường dây mang tải định mức với dòng điện và điện áp ba pha đầy đủ sau
đó tiến hành lần lượt tách điện áp một pha, hai pha và ba pha kiểm tra rơle
không tác động và có tín hiệu hư hỏng mạch áp.
- Kiểm tra chức năng gia tốc bảo vệ khi đóng đường dây vào điểm sự
cố(SOTF): mô phỏng có tín hiệu đóng máy cắt bằng tay và dòng điện bơm vào
rơle lớn hơn giá trị đặt của chức năng SOTF, rơle tác động không giây đi cắt
máy cắt.
- Kiểm tra chức năng truyền và tác động khi nhận tín hiệu cho phép từ bảo vệ
khoảng cách đầu đối diện: mô phỏng có tín hiệu cho phép từ rơle đầu đối diện
gửi đến và điểm sự cố nằm trong vùng tác động của bảo vệ teleprotection (không
22
mô phỏng sự cố trong vùng 1), rơle tác động không giây đi cắt máy cắt. Mô
phỏng điểm sự cố nằm trong vùng tác động của bảo vệ teleprotection (không mô
phỏng sự cố trong vùng 1) đầu ra của rơle khép tiếp điểm gửi tín hiệu và rơle
khoảng cách đầu đối diện nhận được tín hiệu cho phép cắt.
- Kiểm tra chức năng bảo vệ nguồn yếu: Mô phỏng điểm sự cố nằm trong vùng
tác động của bảo vệ teleprotection (không mô phỏng sự cố trong vùng 1), đầu ra
của rơle khép tiếp điểm gửi tín hiệu và rơle khoảng cách đầu đối diện nhận được
tín hiệu cho phép cắt, rơle đầu đối diện sẽ phản hồi lại tín hiệu vừa nhận được
nếu như ở đầu đối diện chỉ có duy nhất bộ phận phát hiện kém áp tác động.
Trong trường hợp này rơle sẽ tác động không giây bởi chức năng bảo vệ
teleprotection, rơle đầu đối diện cắt do chức năng bảo vệ nguồn yếu.
- Kiểm tra rơle được cấu hình các input, output đúng như chức năng được thiết
kế.
- Kiểm tra mang tải : kiểm tra các giá trị đo lường U,I,P,Q và kiểm tra đúng
hướng tác động theo yêu cầu dựa vào dấu của công suất rơle đo được, kết hợp
với chỉnh định trong rơle và chiều công suất truyền tải thực tế.
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Rơle khoảng cách cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: rơle tác động đúng vùng khoảng cách,
hướng tác động và thời gian tác động tương ứng, chỉ thị sự cố đúng pha bị sự cố,
rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố tốt.

23
VI. THÍ NGHIỆM RƠLE ĐIỆN ÁP
1. Nguyên lý làm việc
- So sánh điện áp rơle đo được với giá trị đặt.
- Rơle quá áp sẽ tác động khi điện áp đo được lớn hơn giá trị đặt trong thời
gian đặt tương ứng.
- Rơle kém áp sẽ tác động khi điện áp đo được nhỏ hơn giá trị đặt trong thời
gian đặt tương ứng.
- Để ngăn không cho rơle kém áp tác động khi mạch áp bị hư hỏng, rơle phải
có chức năng khóa bảo vệ kém áp khi rơle phát hiện hư hỏng mạch áp.
2. Các hạng mục thí nghiệm
- Kiểm tra chức năng đo lường.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ.
- Kiểm tra bảo vệ kém áp không tác động khi có hư hỏng mạch áp.
- Kiểm tra mang tải.
3. Phương pháp thí nghiệm
- Kiểm tra chức năng đo lường: Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch áp
của rơle điện áp định mức, quan sát và kiểm tra trên rơle: đúng giá trị đo lường,
các thành phần áp thứ tự nghịch và thứ tự không không xuất hiện.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ : Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch áp
của rơle với giá trị điện áp lớn hơn giá trị đặt của bảo vệ quá áp và duy trì trong
thời gian đặt tương ứng, rơle tác động do chức năng quá áp. Dùng hợp bộ thử
nghiệm bơm vào mạch áp của rơle giá trị điện áp định mức sau đó giảm giần
đến giá tri nhỏ hơn giá trị đặt của bảo vệ kém áp và duy trì trong thời gian đặt
tương ứng, rơle tác động do chức năng kém áp. Trong trường hợp chức năng
bảo vệ kém áp có giám sát dòng điện thì khi thử tác động phải bơm cả dòng điện
vào rơle.
- Kiểm tra bảo vệ kém áp không tác động khi có hư hỏng mạch áp: Dùng hợp
bộ thử nghiệm bơm vào mạch áp của rơle điện áp định mức sau đó cắt áttômát
nhị thứ cấp điện áp cho mạch điện áp của rơle, quan sát và kiểm tra trên rơle
không có tín hiệu bảo vệ kém áp tác động.
- Kiểm tra mang tải : kiểm tra các giá trị đo lường Udây, Upha.
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Rơle điện áp cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
24
- Tất cả mạch đấu dây phải đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phải phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: điện áp khởi động, thời gian tác động
đúng giá trị đặt, chỉ thị sự cố đúng loại bảo vệ tác động, rơle ghi được các sự
kiện, bản ghi sự cố tốt.

25
VII. THÍ NGHIỆM RƠLE BẢO VỆ QUÁ DÒNG KHÔNG HƯỚNG
1. Nguyên lý làm việc
- Bảo vệ quá dòng không hướng là loại bảo vệ tác động khi dòng điện qua chỗ
đặt thiết bị bảo vệ (rơle bảo vệ quá dòng) tăng quá giá trị định trước (giá trị đặt
của bảo vệ quá dòng). Quá dòng điện có thể xảy ra khi ngắn mạch hoặc do quá
tải.
- Có hai loại đặc tính thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng: đặc tính độc lập
và đặc tính phụ thuộc.
- Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính độc lập không phụ thuộc vào trị số
dòng điện chạy qua bảo vệ, chỉ cần giá trị lớn hơn ngưỡng đặt.
- Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính phụ thuộc thì tỷ lệ nghịch với dòng
điện chạy qua bảo vệ: Dòng điện càng lớn thì thời gian tác động càng nhanh.

Hình 7.1: Nguyên lý tác động theo đặc tính độc lập và phụ thuộc
- Công thức tính thời gian tác động của bảo vệ với đặc tính thời gian phụ thuộc
theo tiêu chuẩn IEC60255 như sau:
k
td( I )= α
×TMS
I
( ) −1
Is
- Trong đó:
- I : dòng sự cố
- Is : dòng đặt của bảo vệ
- k : độ dốc đường đặc tuyến
- α: hệ số đường cong phụ thuộc
26
- TMS : hệ số thời gian cài đặt

Đặc tuyến đường cong k α


Độ dốc tiêu chuẩn (inverse time) 0.14 0.02
Rất dốc (very inverse time) 13.5 1
Dốc dài (long time inverse) 120 1
Cực dốc (extremely inverse time) 80 2

- Tính chọn lọc của bảo vệ quá dòng được đảm bảo bằng nguyên tắc phân cấp
việc chọn thời gian tác động: Bảo vệ càng gần nguồn cung cấp thời gian tác
động càng lớn.

tA = tB + Δt
tB = tC + Δt
Trong đó: Δt gọi là cấp chọn lọc về thời gian, nó phụ thuộc vào sai số của bản
thân rơle cũng như thời gian cắt của máy cắt.
Dòng điện khởi động của bảo vệ quá dòng được chọn trên nguyên tắc:
HT A B C
Phụ tải:
tA tB tC
ILV max < Ikđ < IN min
Trong đó:
ILV max: Dòng điện làm việc cực đại đi qua bảo vệ.
IN min: Dòng điện ngắn mạch cực tiểu đi qua bảo vệ.
ILV max < Ikđ: Để đảm bảo bảo vệ không tác động ở chế độ bình thường.
Ikđ < IN min: Để đảm bảo bảo vệ tác động đúng khi có sự cố ngắn mạch.
Độ nhạy của bảo vệ được xác định:
Kn = IN min/Ikđ
*Ưu điểm của bảo vệ quá dòng là điện là đơn giản.
*Nhược điểm: Đối với cấu hình của lưới điện phức tạp bảo vệ quá dòng
với thời gian làm việc chọn theo nguyên tắc phân cấp không đảm bảo được tính
chọn lọc.
*ứng dụng: Do những nhược điểm của bảo vệ quá dòng nói trên mà bảo

27
vệ quá dòng được dùng làm bảo vệ chính trong lưới hình tia. Còn trong lưới
điện phức tạp nó chỉ làm chức năng bảo vệ dự phòng.
Đối với sơ đồ đấu của bảo vệ quá dòng không hướng thì tuỳ theo lưới
điện khác nhau mà có sơ đồ đấu khác nhau như: Sơ đồ đấu Y đủ, sơ đồ đấu Y
thiếu
Đối với lưới điện trung thế thì bảo vệ quá dòng được sử dụng làm bảo vệ
chính. Đối với máy biến áp là bảo vệ dự phòng. Việc phối hợp bảo vệ quá dòng
ngăn lộ tổng trung thế với các ngăn lộ đường dây khi sử dụng đặc tuyến độc lập
là phối hợp bằng thời gian.
2. Các hạng mục thí nghiệm
- Kiểm tra chức năng đo lường.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ.
- Kiểm tra đúng phiếu chỉnh định.
- Kiểm tra mang tải.
3. Phương pháp thí nghiệm
- Kiểm tra chức năng đo lường: Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dòng,

mạch áp của rơle dòng điện định mức, điện áp định mức, quan sát và kiểm tra
trên rơle: đúng thứ tự pha mạch dòng, mạch áp; đúng giá trị đo lường I, U, P, Q
và chiều công suất; rơle không tác động.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ theo từng cấp dòng điện : Dùng hợp bộ thử
nghiệm mô phỏng sự cố pha-pha kiểm tra rơle tác động đúng cấp dòng điện mô
phỏng với thời gian tác động tương ứng như cài đặt. Tiến hành mô phỏng thử
tương tự cho sự cố pha-đất.
- Kiểm tra mang tải : Kiểm tra các giá trị đo lường U,I,P,Q .
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Rơle dòng điện cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây phải đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phải phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: dòng khởi động, thời gian tác động
đúng giá trị đặt, chỉ thị sự cố đúng pha bị sự cố, rơle ghi được các sự kiện, bản
ghi sự cố tốt.

28
VIII. THÍ NGHIỆM RƠLE BẢO VỆ QUÁ DÒNG CÓ HƯỚNG
1. Nguyên lý làm việc
Đối với 1 số cấu hình lưới điện phức tạp bảo vệ quá dòng không hướng
không đảm bảo được tính chọn lọc. Chẳng hạn đối với sơ đồ các đường dây làm
việc song song, nếu sử dụng bảo vệ quá dòng điện thông thường thì thời gian
làm việc của các bảo vệ được chọn như sau:
t2 = t4 = t5 + Δt
t1 = t3 = t5 + 2.Δt

Khi xảy ra sự cố tại điểm N1 thì nếu theo nguyên tắc chọn thời gian như trên
thì bảo vệ tại 1, 2 và 4 phải làm việc.
Khi xảy ra sự cố tại điểm N2 thì nếu theo nguyên tắc chọn thời gian như trên
thì bảo vệ tại 3, 4 và 2 phải làm việc.
Điều này không phù hợp vì khi ngắn mạch N1 để đảm bảo tính chọn lọc thì
chỉ cần cắt máy cắt 1 và 2 là đủ.
Để khắc phục nhược điểm này người ta trang bị thêm bộ phận định hướng
công suất tại các bảo vệ 2 và 4 với chiều công suất tác động ứng với luồng công
suất đi từ phía thanh cái vào đường dây thì không cần phối hợp thời gian tác
động giữa bảo vệ 2 và 4 với bảo vệ 5. Khi xảy ra sự cố tại điểm N1 lúc này
luồng công suất sẽ đi từ 2 thanh cái tới điểm ngắn mạch. Khi đó bảo vệ 1và 2 sẽ
tác động còn bảo vệ tại 4 sẽ không làm việc vì công suất tại bảo vệ 4 đi từ phía
đường dây vào thanh cái.
Tác động của bảo vệ quá dòng có hướng phụ thuộc vào 2 yếu tố: Dòng điện
sự cố(được kiểm tra bằng bộ phận quá dòng điện) và hướng công suất qua chỗ
đặt bảo vệ.
Độ nhậy của bộ phận khởi động quá dòng điện được kiểm tra theo hệ số độ
nhậy còn tác động của bộ phận định hướng công suất được kiểm tra theo đặc
tính góc. Đối với trường hợp sự cố cần khảo sát, xác định véc tơ điện áp đặt vào
rơle, lấy véc tơ này làm chuẩn xác định miền tác động của bộ phận định hướng
công suất theo góc khởi động.
*Ưu điểm: Bảo vệ quá dòng có hướng khắc phục được những nhược điểm
của bảo vệ quá dòng vô hướng.

29
*Nhược điểm: Đối với điện phức tạp nhiều nguồn cung cấp thì bảo vệ quá
dòng có hướng vẫn không đảm bảo. Để khắc phục nhược điểm này người ta
dùng bảo vệ khoảng cách, so lệch dọc.
Bộ phận định hướng công suất được tính toán dựa trên góc giữa dòng pha bị
sự cố và điện áp tham chiếu.
Dạng sự cố ngắn mạch 1 pha rơle sẽ sử dụng điện áp của 2 pha còn lại để xác
định hướng.
Dạng sự cố ngắn mạch pha-pha điện áp tham chiếu được áp dụng cho từng
pha như trường hợp ngắn mạch 1 pha.
Dạng sự cố ngắn mạch ba pha giá trị điện áp ghi nhớ được sử dụng để xác
định hướng nếu điện áp đo lường không đủ. Khi đóng máy cắt vào điểm sự cố
nếu không có giá trị điện áp nào tồn tại trong bộ nhớ đệm thì bảo vệ sẽ đi cắt
bằng chức năng TOC (trip on closed).
Bảng 8.1: Thông số xác định hướng sự cố
GIÁ TRỊ ĐO LƯỜNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HƯỚNG SỰ CỐ
DẠNG
A B C
SỰ CỐ
Dòng điện Điện áp Dòng điện Điện áp Dòng điện Điện áp
A ⃗
IA ⃗
VB−⃗VC
B ⃗
IB ⃗
VC −⃗
VA
C ⃗
IC ⃗
VA −⃗VB
A-B ⃗
IA ⃗ ⃗
VB−VC ⃗
IB ⃗ ⃗
VC −VA
B-C ⃗
IB ⃗
VC −⃗
VA ⃗
IC ⃗
VA −⃗VB
C-A ⃗
IA ⃗
VB−⃗VC ⃗
IC ⃗
VA −⃗VB
A-B-C ⃗
IA ⃗
VB−⃗VC ⃗
IB ⃗
VC −⃗
VA ⃗
IC ⃗
VA −⃗VB

Xác định hướng của bảo vệ quá dòng với dòng rơle Micom:
Hướng thuận: -90o < (angle(I) - angle(V) - RCA) < 90o
Hướng ngược: -90o > (angle(I) - angle(V) - RCA) > 90o
Với RCA là góc đặc tuyến:
Bảo vệ quá dòng có hướng được sử dụng làm bảo vệ dự phòng cho bảo vệ
khoảng cách đối với các đường dây 110kV trở lên.
Sơ đồ đấu mạch dòng điện và mạch điện áp của Rơle bảo vệ quá dòng có
hướng phải được đấu theo sơ đồ Y đủ như bảo vệ khoảng cách và được ứng
dụng chủ yếu cho các đường dây 110kV.
Trong thực tế một số trường hợp bảo vệ quá dòng tác động nhưng bảo vệ
khoảng cách lại không tác động hoặc bảo vệ khoảng cách cấp 1 tác động đồng
thời với bảo vệ quá dòng cắt nhanh tác động do vậy trong trường hợp sử dụng
hệ thống tự động đóng lặp lại thì chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh và có
thời gian nhỏ hơn 0,5s thì sẽ được cài đặt đi cắt trực tiếp còn lại sẽ được cài đặt
đi rơi Rơle lock out.
30
2. Các hạng mục thí nghiệm
- Kiểm tra chức năng đo lường.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ.
- Kiểm tra đúng phiếu chỉnh định.
- Kiểm tra mang tải.
3. Phương pháp thí nghiệm

Hình 8.1: Nguyên lý sơ đồ đấu dây rơle quá dòng có hướng


- Kiểm tra chức năng đo lường: Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dòng,

mạch áp của rơle dòng điện định mức, điện áp định mức, quan sát và kiểm tra
trên rơle: đúng thứ tự pha mạch dòng, mạch áp; đúng giá trị đo lường I, U, P, Q
và chiều công suất; rơle không tác động.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ theo từng cấp dòng điện : Dùng hợp bộ thử
nghiệm mô phỏng sự cố pha-pha kiểm tra rơle tác động đúng cấp dòng điện mô
phỏng với thời gian tác động tương ứng và hướng tác động như cài đặt. Tiến
hành mô phỏng thử tương tự cho sự cố pha-đất.
- Kiểm tra mang tải : kiểm tra các giá trị đo lường U,I,P,Q và kiểm tra đúng
hướng tác động theo yêu cầu dựa vào dấu của công suất rơle đo được, kết hợp
với chỉnh định trong rơle và chiều công suất truyền tải thực tế.
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Tương tự rơle bảo vệ quá dòng không hướng.
31
IX.THÍ NGHIỆM RƠLE CHẠM ĐẤT CÓ HƯỚNG ĐỘ NHẠY CAO
1. Nguyên lý làm việc
Trong các mạng có dòng điện chạm đất bé (trung tính không nối đất hoặc nối đất
qua cuộn dập hồ quang) giá trị dòng điện chạm đất một pha thường không quá
vài chục Ampere. Ví dụ như ở mạng cáp, để chạm đất một pha không chuyển
thành ngắn mạch nhiều pha thì chạm đất lớn nhất cho phép vào khoảng 20÷30A.
Những bảo vệ dùng rơle nối vào dòng điện pha toàn phần không thể làm việc
với dòng điện sơ cấp bé như vậy, vì thế người ta dùng các bảo vệ nối qua bộ lọc
dòng điện thứ tự không. Bảo vệ không được tác động khi chạm đất ngoài hướng
được bảo vệ.

Hình 9.1: Mạng điện trung tính cách ly có dòng chạm đất bé
- Dòng sự cố: If = Icf + Ic1 + Ic2 + Ic3
- Dòng sự cố chạy trở về thông qua điện dung của các xuất tuyến không bị sự
cố
- Bảo vệ chạm đất có hướng bắt buộc phải phân biệt được dòng điện dung trên
xuất tuyến bị sự cố và dòng điện dung trên các xuất tuyến không sự cố.
- Lưới trung tính cách điện – chạm đất một pha A thì điện áp thứ tự không đo
được sẽ là V0 = Vpha A + Vpha B + Vpha C = -3Vpha A
- Giải thích bằng đồ thị véc tơ:

Hình 9.2: Chế độ bình thường và sự cố


32
- Dòng điện dung đo được bởi bảo vệ P f tại xuất tuyến bị sự cố ngược hướng so
với dòng điện dung đo được trên các xuất tuyến không sự cố

Hình 9.3: Vùng làm việc của bảo vệ


- Dòng điện dung IPf trong lưới trung tính cách điện thường có trị số rất nhỏ
nên để đo được chính xác dòng này phải dùng biến dòng thứ tự không. Biến
dòng có một lõi từ hình xuyến ôm cả 3 pha của cáp.

Hình 9.4: Ti xuyến độ nhạy cao


- Đấu đúng: dây nối đất vỏ cáp chạy xuyên qua lõi từ

Hình 9.5: Đấu đất vỏ cáp đúng cách

33
- Ngược lại, đấu sai: dây nối đất vỏ cáp không chạy xuyên qua lõi từ. Dòng
điện chảy qua vỏ cáp có thể triệt tiêu dòng điện sự cố (hoàn toàn hoặc một
phần), rơ le có thể không nhận được thông tin sự cố.

Hình 9.6: Đấu đất vỏ cáp sai cách


- Hướng sự cố được tính toán dựa vào véc tơ dòng điện thứ tự không 3I 0 và véc
tơ điện áp thứ tự không 3V0.

Hình 9.7: Hướng tác động của bảo vệ


- Rơ le sẽ tác động khi trị số dòng điện thứ tự không 3I0 vượt quá ngưỡng
cài đặt và vecto 3I0 nằm trong vùng hướng thuận.
2. Hạng muc thí nghiệm.
- Kiểm tra chức năng đo lường.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ.
- Kiểm tra đúng phiếu chỉnh định.
- Kiểm tra mang tải.

34
3. Phương pháp thí nghiệm

Hình 9.8: Nguyên lý sơ đồ đấu dây rơle quá dòng, chạm đất có hướng

- Kiểm tra chức năng đo lường: Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dòng,

mạch áp của rơle dòng điện định mức, điện áp định mức, quan sát và kiểm tra
trên rơle: đúng thứ tự pha mạch dòng, mạch áp; đúng giá trị đo lường I, U, P, Q
và chiều công suất; rơle không tác động. Bơm dòng điện 3I 0 và điện áp 3U0,
kiểm tra giá trị đo lường đúng.
- Kiểm tra tác động của bảo vệ theo từng cấp dòng điện : Dùng hợp bộ thử
nghiệm mô phỏng sự cố chạm đất 1 pha. Bằng cách bơm điện áp 3U 0 và dòng
điện 3I0 sao cho vecto dòng 3I0 nằm trong vùng hướng thuận và giá trị dòng 3I 0
vượt ngưỡng cài đặt. Kiểm tra rơ le tác động tốt.
Kiểm tra mang tải : kiểm tra các giá trị đo lường U,I,P,Q và kiểm tra đúng
hướng tác động theo yêu cầu dựa vào dấu của công suất rơle đo được, kết
hợp với chỉnh định trong rơle và chiều công suất truyền tải thực tế, điện áp
3U0 = 0, dòng điện 3I0 = 0.
4. Tiêu chuẩn đánh giá.
- Rơle dòng điện cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây phải đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phải phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
35
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: dòng khởi động, hướng tác động và
thời gian tác động đúng giá trị đặt, chỉ thị sự cố đúng pha bị sự cố, rơle ghi được
các sự kiện, bản ghi sự cố tốt.

36
X.THÍ NGHIỆM RƠLE TRUNG GIAN
1. Nguyên lý làm việc
- Khái niệm: Rơle trung gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển
tự động, cơ cấu kiểu điện từ. Rơle trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian
giữa các thiết bị điều khiển (Contactor, Rơle thời gian...).Rơle trung gian gồm:
Mạch từ của nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ(5A), vỏ
bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.
- Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của Rơle trung gian tương tự như nguyên lý hoạt động
của Contactor. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn
dây của Rơle trung gian ( ghi trên nhãn), lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ
thống tiếpđiểm chuyển đổi trạng thái và duy trì trạng thái này (tiếp điểm thường
đóng hở ra, tiếp điểm thường hở đóng lại). Khi ngưng cấp nguồn,mạch từ hở,
hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Điểm khác biệt giữa Contactor và Rơle có thể tóm lược như sau:
- Trong Rơle chỉ có duy nhất một loại tiếp điểm có khả năng tải dòng điện nhỏ,
sử dụng cho mạch điều khiển (tiếp điểm phụ).
- Trong Rơle cũng có các loại tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường hở,
tuy nhiên các tiếp điểm không có buồng dập hồ quang (khác với hệ thống tiếp
điểm chính trong Contactor hay CB).

2. Hạng muc thí nghiệm.


- Kiểm tra bên ngoài.
- Kiểm tra tiếp điểm của rơle.
- Kiểm tra điện áp tác động và trở về của rơle.
- Kiểm tra điện trở cách điện của các tiếp điểm rơle với đất.
- Kiểm tra cách đấu các tiếp điểm và cuộn dây của rơl trong sơ đồ nguyên lý.

3. Phương pháp thí nghiệm


* Nghiên cứu tài liệu rơle .

37
* Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle: Đây là công đoạn đầu tiên khi tiến
hành các thử nghiệm thiết bị điện. Với công đoạn này ta sẽ biết được các thông
tin liên quan tới tình trạng thiết bị cần thử nghiệm cũng như các thông tin khác
thông qua nhãn mác của thiết bị.
* Kiểm tra hệ thống cơ khí: Thông thường các loại rơle trung gian thường được
chế tạo bao gồm trục chuyển động và các hệ thống lò xo liên quan. Việc kiểm
tra này được tiến hành bằng tay và bằng mắt của người thử nghiệm.
* Kiểm tra phần điện của rơle:
- Kiểm tra cách điện giữa các tiếp điểm của rơle,giữa các tiếp điểm với vỏ ,
trạng thái của các tiếp điểm.Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ...
- Đấu nối rơle vào sơ đồ thí nghiệm như hình 7.1. Trước khi đấu nối rơle vào
sơ đồ thí nghiệm nên kiểm tra tình trạng của cuộn dây rơle ( điện trở cuộn
dây ):
- Khởi động chức năng điện áp (đưa điện áp phù hợp với thông số kỹ thuật
của rơ le).
- Tăng điện áp thí nghiệm cho đến khi rơle làm việc (ghi giá trị điện áp và
kiểm tra các tiếp điểm thường đóng và thường mở), giảm dần điện áp cho đến
khi rơle trở về (ghi giá trị điện áp trở về và kiểm tra các tiếp điểm của rơle).
- Điện áp tác động: Utđ ≥ 70%Uđm.
- Điện áp trở về: Utrở về ≥ 30%Uđm.
Việc thử nghiệm này phải được tiến hành ít nhất ba lần .
* Ghi lại số liệu thử nghiệm , lập biên bản thí nghiệm và kết luận.

38
Rơ le trung gian

Tiếp điểm
Cuộn dây

Đầu ra Hợp bộ thí nghiệm

Đồng hồ đo điện áp

0 V

Bộ tạo áp

Bộ đếm thời gian

Dừng

Hình 10.1: Sơ đồ đấu mạch thí nghiệm rơle trung gian

4. Tiêu chuẩn đánh giá.


- Điện trở tiếp điểm của rơle khi làm việc( khi tiếp điểm khép hoặc khi tiếp điểm
mở ).
- Khả năng chịu dòng của tiếp điểm.
- Điện áp khi rơle làm việc( theo tài liệu của rơle ).

39
XI.THÍ NGHIỆM RƠLE THỜI GIAN
1. Nguyên lý làm việc
- Rơle thời gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động,
cơ cấu kiểu điện từ. Về mặt nguyên lý rơle thời gian lam việc giống như rơle
trung gian nhưng kết hợp thêm bộ phận đo thời gian .Rơle thời gian đóng vai trò
điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển. Rơle thời gian gồm: Mạch từ
của nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ(5A), vỏ bảo vệ và
các chân ra tiếp điểm, cơ cấu đếm thời gian.
- Nguyên lý hoạt động của rơle thời gian tương tự như nguyên lý hoạt động
của Contactor. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn
dây của Rơle ( ghi trên nhãn) kết hợp với thời gian đặt trên rơle, lực điện từ hút
mạch từ kín lại, hệ thống tiếpđiểm chuyển đổi trạng thái và duy trì trạng thái này
(tiếp điểm thường đóng hở ra, tiếp điểm thường hở đóng lại). Khi ngưng cấp
nguồn,mạch từ hở, hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Điểm khác biệt giữa Contactor và Rơle có thể tóm lược như sau:
- Trong Rơle chỉ có duy nhất một loại tiếp điểm có khả năng tải dòng điện
nhỏ, sử dụng cho mạch điều khiển (tiếp điểm phụ).
- Trong Rơle cũng có các loại tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường
hở, tuy nhiên các tiếp điểm không có buồng dập hồ quang (khác với hệ thống
tiếp điểm chính trong Contactor hay CB).

2. Hạng mục thí nghiệm.


- Kiểm tra bên ngoài.
- Kiểm tra điện trở của các tiếp điểm của rơle khi rơle làm việc và khi không
làm việc.
- Kiểm tra điện áp tác động kết hợp với thời gian đặt của rơle
- Kiểm tra đặc tính thời gian của rơle.
- Kiểm tra điện trở cách điện của các tiếp điểm rơle với đất.
- Kiểm tra cách đấu các tiếp điểm và cuộn dây của rơle trong sơ đồ nguyên
lý.

40
3. Phương pháp thí nghiệm
* Nghiên cứu tài liệu rơle .
* Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle : Đây là công đoạn đầu tiên khi
tiến hành các thử nghiệm thiết bị điện . Với công đoạn này ta sẽ biết được các
thông tin liên quan tới tình trạng thiết bị cần thử nghiệm cũng như các thông tin
khác thông qua nhãn mác của thiết bị.
* Kiểm tra hệ thống cơ khí ( với rơle điện từ ): Thông thường các loại rơle
thời gian thường được chế tạo bao gồm trục chuyển động và các hệ thống lò
xo liên quan. Việc kiểm tra này được tiến hành bằng tay và bằng mắt của
người thử nghiệm.
* Kiểm tra phần điện của rơle :
- Kiểm tra cách điện giữa các tiếp điểm của rơle,giữa các tiếp điểm với vỏ
, trạng thái của các tiếp điểm.Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ..Đối với
rơle số kiểm tra các đầu vào và đầu ra.
- Đấu nối rơle vào sơ đồ thí nghiệm như hình 8.1.
* Kiểm tra điện áp và đặc tính thời gian tác động , trở về:
- Khởi động chức năng điện áp (đưa điện áp phù hợp với thông số kỹ
thuật của rơ le)
- Tăng điện áp thí nghiệm cho đến khi rơle khởi động (ghi giá trị điện áp
và kiểm tra các tiếp điểm thường đóng và thường mở tức thời), giảm dần điện
áp cho đến khi rơle trở về (ghi giá trị điện áp trở về và kiểm tra các tiếp điểm
của rơle).
Điện áp tác động: Utđ ≥ 70%Uđm.
Điện áp trở về: Utrở về ≥ 30%Uđm.
Việc thử nghiệm này phải được tiến hành ít nhất ba lần .

41
Rơ le thời gian
Tiếp điểm Tiếp điểm trễ-
thời gian
tức thời

Cuộn dây

Hợp bộ thí nghiệm

Đồng hồ đo điện áp

0 V

Bộ tạo áp

Đầu ra điện áp

Bộ đếm thời gian

Dừng

Hình 11.1: Sơ đồ đấu mạch thí nghiệm rơle thời

* Kiểm tra đặc tính thời gian:


- Tương tự như trên đo thời gian từ lúc rơle khởi động đền khi tiếp điểm
thời gian thường mở đóng tiếp điểm. Ghi lại kết qủa để so sánh với giá trị đặt.
- Mỗi giá trị đặt thực hiện tối thiểu 3 lần. Mỗi đường đặc tuyến thực hiện ít
nhất tại 3 điểm.
* Ghi lại số liệu thử nghiệm , lập biên bản thí nghiệm và kết luận.

42
4. Tiêu chuẩn đánh giá.
- Điện trở tiếp điểm của rơle khi làm việc.( khi tiếp điểm khép hoặc khi tiếp
điểm mở ).
- Khả năng chịu dòng của tiếp điểm.
- Điện áp và thời gian khi rơle làm việc ( theo tài liệu của rơle )..
- Thời gian khi tiếp điểm rơle làm việc.

43
XII. THÍ NGHIỆM RƠLE TÍN HIỆU
1. Giới thiệu chung
- Rơle tín hiệu được sử dụng với mục đích đưa ra các tín hiệu cảnh báo đầu
ra mỗi khi nhận được kích thích đầu vào thông qua các đầu vào nhị phân
(BI).
- Các kích thích đầu vào thường là các tín hiệu từ các bộ phận giám sát
trnagj thái vận hành không bình thường hoặc sự cố của thiết bị trong hệ
thống. Ví dụ tín hiệu nhảy áttômát cấp nguồn, tín hiệu hư hỏng rơle, tín
hiệu rơle tác động, tín hiệu máy cắt chuyển trạng thái,vv…
- Các tín hiệu cảnh báo đầu ra bao gồm:
+ Tín hiệu ánh sáng: thường là các đèn đi-ốt phát quang (LED), mỗi LED
là một ô (kênh) trên mặt rơle tương ứng với mỗi tín hiệu đầu vào riêng
biệt.
+ Tín hiệu âm thanh: thường là chuông hoặc còi nội bộ trong rơle hoặc
đấu ra mạch ngoài thông qua đầu ra của rơle (BO). (có loại rơle phân biệt
chuông đối với tín hiệu đầu vào không khẩn cấp, còi đối với tín hiệu đầu
vào khẩn cấp)
- Khi xuất hiện tín hiệu đầu vào ở kênh nào, rơle đưa ra cảnh báo bằng
LED ở kênh tương ứng đồng thời chuông hoặc còi sẽ làm việc.
- Các nút ấn chức năng của rơle bao gồm:
+ Nút ấn “tắt tín hiệu chuông/còi” - ấn nút này khi muốn tắt tín
chuông/còi.
+ Nút ấn “xác nhận”- ấn nút này sau khi đã xác nhận được loại
cảnh báo, ý nghĩa của cảnh báo.
+ Nút ấn “giải trừ”- ấn nút này để giải trừ đưa rơle về trạng thái làm
việc bình thường. Nếu tín hiệu cảnh báo chưa hết, đèn báo ứng với kênh
tín hiệu đó vẫn sáng duy trì.
+ Nút ấn “thử nghiệm”- ấn nút này để kiểm tra tình trạng làm việc của
tất cả các đèn (sáng hay không sáng) và chuông/còi (kêu hay không kêu).
Ví dụ rơle tín hiệu kiểu SACO16D4 của hãng ABB như trong hình vẽ.

Hình 12.1: Cấu tạo phía trước của bộ SACO16D4


44
2. Hạng mục thí nghiệm
- Thí nghiệm kiểm tra rơle trong điều kiện vận hành bình thường.
- Thí nghiệm kiểm tra tác động của rơle khi xuất hiện tín hiệu đầu vào.
3. Phương pháp thí nghiệm
- Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng, biên bản thử nghiệm xuất
xưởng, các tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà sản xuất công bố.
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình, quy phạm tránh gây nguy hiểm cho người và
thiết bị trong suốt quá trình tiến hành công việc.
3.1. Đối với thí nghiệm trước lắp đặt
Chuẩn bị:
- Rơle tín hiệu (ví dụ: SCACO16D4).
- Máy tính cá nhân, phần mềm giao tiếp, cáp kết nối (nếu có).
- Kiểm tra phụ kiện đi kèm (nếu có).
- Hợp bộ thí nghiệm, đồng hồ vạn năng, dụng cụ cá nhân, sổ ghi chép....

Trình tự thí nghiệm:


- Bước 1: Kiểm tra, ghi sổ thông số kỹ thuật của rơle (ghi trên mác Rơle).
- Bước 2: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle - vỏ rơle phải đảm bảo
không cong, vênh, nứt, vỡ, … do tác động của ngoại lực.
- Bước 3: Kiểm tra điện trở cách điện của khối nguồn với vỏ, kiểm tra cách
điện của các BO.
- Bước 4: Đấu mạch thí nghiệm theo tài liệu rơle.
- Bước 5: Khởi động hợp bộ cấp nguồn nuôi cho rơle.
- Bước 6: Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của rơle. Đảm bảo các
đèn báo giám sát nội bộ tốt. Các BI, BO đúng trạng thái.
- Bước 7: Ấn nút ấn “thử nghiệm” – kiểm tra tất cả các LED sáng nhấp
nháy kèm theo tín hiệu chuông/còi (hoặc BO dành cho mạch chuông/còi
khép tiếp điểm).
- Bước 8: Ấn nút “tắt chuông/còi”- kiểm tra chuông/còi tắt (hoặc BO dành
cho mạch chuông/còi nhả tiếp điểm).
- Bước 9: Ấn nút “xác nhận” – kiểm tra đèn LED sáng ổn định.
- Bước 10: Ấn nút “giải trừ” – kiểm tra rơle trở về trạng thái bình thường.
- Bước 11: Thử nghiệm với từng kênh tín hiệu.
- Tạo tín hiệu đầu vào, lặp lại các bước từ Bước 8 đến Bước 10 đối với mỗi
kênh.
- Bước 12: Duy trì tín hiệu đầu vào, ấn nút “giải trừ” – kiểm tra đèn LED
của kênh tương ứng vẫn sáng ổn định.

45
- Bước 13: Duy trì một số tín hiệu đầu vào, thử nghiệm với các kênh còn
lại- kiểm tra đảm bảo rơle vẫn đưa ra tín hiệu LED và chuông/còi như
bình thường.
- Kết thúc thử nghiệm, xuất biên bản đánh giá tình trạng rơle trước lắp đặt.
3.2. Đối với thí nghiệm sau lắp đặt
Chuẩn bị:
- Sơ đồ mạch nhị thứ liên quan, tài liệu kỹ thuật, sổ ghi chép,…
- Máy tính cá nhân, phần mềm giao tiếp, cáp kết nối (nếu có).
- Đồng hồ vạn năng, dụng cụ cá nhân...

Trình tự thí nghiệm:


- Bước 1: Kiểm tra, ghi sổ thông số kỹ thuật của rơle (ghi trên mác Rơle).
- Bước 2: Kiểm tra rơle đã được lắp đặt đúng, các mạch được đấu dây chắc
chắn. Kiểm tra điện trở cách điện của khối nguồn với vỏ, cách điện của
các BO.
- Bước 3: Kiểm tra không chạm chập ở tất cả các mạch (mạch nguồn nuôi,
mạch BI, mạch BO,…).
- Bước 4: Bật áttômát cấp nguồn cho rơle.
- Bước 5: Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của rơle. Đảm bảo các
đèn báo giám sát nội bộ tốt. Các BI, BO đúng trạng thái.
- Bước 6: Ấn nút ấn “thử nghiệm” – kiểm tra tất cả các LED sáng nhấp
nháy kèm theo tín hiệu chuông/còi.
- Bước 7: Ấn nút “tắt chuông/còi”- kiểm tra chuông/còi tắt.
- Bước 8: Ấn nút “xác nhận” – kiểm tra đèn LED sáng ổn định.
- Bước 9: Ấn nút “giải trừ” – kiểm tra rơle trở về trạng thái bình thường.
- Bước 10: Thử nghiệm với từng kênh tín hiệu.
- Tạo tín hiệu đầu vào theo thiết kế mạch, lặp lại các bước từ Bước 7 đến
Bước 9 đối với mỗi kênh.
- Bước 11: Duy trì tín hiệu đầu vào, ấn nút “giải trừ” – kiểm tra đèn LED
của kênh tương ứng vẫn sáng ổn định.
- Bước 12: Duy trì một số tín hiệu đầu vào, thử nghiệm với các kênh còn
lại- kiểm tra đảm bảo rơle vẫn đưa ra tín hiệu LED và chuông/còi như
bình thường.
- Kết thúc thử nghiệm, xuất biên bản đánh giá tình trạng rơle sau lắp đặt.
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Rơle làm việc đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật được công bố trong tài liệu đi
kèm và thiết kế mạch đã được phê duyệt.

46
XIII.THÍ NGHIỆM RƠLE CÔNG SUẤT, DÒNG VÀ ÁP THỨ TỰ
NGHỊCH, THỨ TỰ KHÔNG
1. Nguyên lý làm việc
- Rơle công suất làm nhiệm vụ của bộ phận định hướng công suất, nó là
một phần tử trong bảo vệ dòng điện có hướng.
- Hướng công suất được xác định theo góc lệch pha giữa dòng điện chạy
qua phần tử được bảo vệ và điện áp trên thanh góp chỗ đặt bảo vệ.
- Rơle công suất thứ tự nghịch, thứ tự không sử dụng trong bảo vệ dòng
điện thứ tự nghịch/không có hướng để chống các dạng ngắn mạch không
đối xứng, ở các rơle này hướng công suất được xác định theo góc lệch pha
của dòng điện thứ tự nghịch/không chạy qua phần tử được bảo vệ và điện
áp thứ tự nghịch/không trên thanh góp chỗ đặt bảo vệ.
- Đối với rơle công suất loại cơ, dòng điện và điện áp sau khi qua mạch lọc
thứ tự nghịch/không tương ứng sẽ được đấu vào rơle.
- Đối với hợp bộ rơle kỹ thuật số, hướng công suất được khai thác như một
chức năng thực sự như dòng rơle SEL (chức năng F32/F32N), các dòng
rơle khác như SIEMENS, ABB, MICOM,…vai trò của hướng công suất
thể hiện trong các bảo vệ F67/76N, F46.
2. Hạng mục thí nghiệm
- Thí nghiệm kiểm tra rơle trong điều kiện vận hành bình.
- Thí nghiệm kiểm tra tác động của rơle đối với các dạng ngắn mạch ứng
với trị số cài đặt (hoặc sơ đồ đấu mạch dòng điện, mạch điện áp đưa vào
rơle).
3. Phương pháp thí nghiệm
- Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng, biên bản thử nghiệm xuất
xưởng, các tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà sản xuất công bố.
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình, quy phạm tránh gây nguy hiểm cho người và
thiết bị trong suốt quá trình tiến hành công việc.

3.1 Đối với thí nghiệm trước lắp đặt


Chuẩn bị:
- Rơle công suất (ví dụ: các loại rơle có khai thác chức năng 67/67N,
32/32N).
- Máy tính cá nhân, phần mềm giao tiếp, cáp kết nối (nếu có).
- Kiểm tra phụ kiện đi kèm (nếu có).
- Hợp bộ thí nghiệm, đồng hồ vạn năng, dụng cụ cá nhân, sổ ghi chép....

Trình tự thí nghiệm:


- Bước 1: Kiểm tra, ghi sổ thông số kỹ thuật của rơle (ghi trên mác Rơle).
47
- Bước 2: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle - vỏ rơle phải đảm bảo
không cong, vênh, nứt, vỡ, … do tác động của ngoại lực.
- Bước 3: Kiểm tra điện trở cách điện của rơle.
- Bước 4: Đấu mạch thí nghiệm theo tài liệu rơle.
- Bước 5: Khởi động hợp bộ cấp nguồn nuôi cho rơle.
- Bước 6: Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của rơle. Đảm bảo các
đèn báo giám sát nội bộ tốt. Các BI, BO đúng trạng thái.
- Bước 7: Kết nối với rơle, đặt chỉnh định, thiết lập cấu hình các LED, đầu
ra dừng hợp bộ.
- Bước 8: Phát dòng điện, điện áp bằng 10% giá trị định mức nhị thứ - kiểm
tra đo lường trên rơle.
- Bước 9: Thử nghiệm đối với từng dạng ngắn mạch – kiểm tra miền tác
động.

3.2 Đối với thí nghiệm sau lắp đặt


Chuẩn bị:
- Sơ đồ mạch nhị thứ liên quan, tài liệu kỹ thuật, sổ ghi chép,…
- Máy tính cá nhân, phần mềm giao tiếp, cáp kết nối (nếu có).
- Đồng hồ vạn năng, dụng cụ cá nhân...

Trình tự thí nghiệm:


- Bước 1: Kiểm tra, ghi sổ thông số kỹ thuật của rơle (ghi trên mác Rơle).
- Bước 2: Kiểm tra rơle đã được lắp đặt đúng, các mạch được đấu dây chắc
chắn. Kiểm tra điện trở cách điện của khối nguồn với vỏ, cách điện của
các BO.
- Bước 3: Kiểm tra không chạm chập ở tất cả các mạch (mạch nguồn nuôi,
mạch BI, mạch BO,…).
- Bước 4: Bật áttômát cấp nguồn cho rơle.
- Bước 5: Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của rơle. Đảm bảo các
đèn báo giám sát nội bộ tốt. Các BI, BO đúng trạng thái.
- Bước 6: Kiểm tra chỉnh định, cấu hình của rơle đúng phiếu và đúng thiết
kế.
- Bước 7: Phát dòng điện, điện áp bằng 10% giá trị định mức nhị thứ - kiểm
tra đo lường trên rơle.
- Bước 8: Thử nghiệm đối với từng dạng ngắn mạch – kiểm tra miền tác
động đúng giá trị đặt.
4. Tiêu chuẩn đánh giá

48
- Rơle làm việc đúng theo giá trị chỉnh định và tiêu chuẩn kỹ thuật được
công bố trong tài liệu đi kèm.

49
XIV.THÍ NGHIỆM RƠLE TẤN SỐ
1. Nguyên lý làm việc
- Rơle tần số làm việc dựa theo nguyên tắc tần số có tính chất hệ thống. Độ
lệch tần số khỏi giá trị danh định chứng tỏ trong hệ thống điện bị mất cân
bằng công suất tác dụng giữa nguồn phát với phụ tải. Tần số quá thấp
chứng tỏ trong hệ thống thiếu công suất tác dụng, ngược lại tần số quá cao
chứng tỏ thừa công suất tác dụng.
- Rơle tần số lấy mẫu tần số từ sóng mang là điện áp.
- Có giá trị điện áp khóa U<BLOCK (thường bằng 60-80%Uđm) để phân biệt
giữa trường hợp ngắn mạch và thiếu/thừa công suất tác dụng.
2. Hạng mục thí nghiệm
- Thí nghiệm kiểm tra rơle trong điều kiện vận hành bình.
- Thí nghiệm kiểm tra tác động của rơle đối với các dạng sự cố.
3. Phương pháp thí nghiệm
- Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng, biên bản thử nghiệm xuất
xưởng, các tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà sản xuất công bố.
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình, quy phạm tránh gây nguy hiểm cho người và
thiết bị trong suốt quá trình tiến hành công việc.
3.1 Đối với thí nghiệm trước lắp đặt
Chuẩn bị:
- Rơle tần số (ví dụ: UFD14, các loại rơle có khai thác chức năng F81).
- Máy tính cá nhân, phần mềm giao tiếp, cáp kết nối (nếu có).
- Kiểm tra phụ kiện đi kèm (nếu có).
- Hợp bộ thí nghiệm, đồng hồ vạn năng, dụng cụ cá nhân, sổ ghi chép....

Trình tự thí nghiệm:


- Bước 1: Kiểm tra, ghi sổ thông số kỹ thuật của rơle (ghi trên mác Rơle).
- Bước 2: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle - vỏ rơle phải đảm bảo
không cong, vênh, nứt, vỡ, … do tác động của ngoại lực.
- Bước 3: Kiểm tra điện trở cách điện của rơle.
- Bước 4: Đấu mạch thí nghiệm theo tài liệu rơle.
- Bước 5: Khởi động hợp bộ cấp nguồn nuôi cho rơle.
- Bước 6: Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của rơle. Đảm bảo các
đèn báo giám sát nội bộ tốt. Các BI, BO đúng trạng thái.
- Bước 7: Kết nối với rơle, đặt chỉnh định, thiết lập cấu hình các LED, đầu
ra dừng hợp bộ.
- Bước 8: Phát điện áp bằng 10% giá trị định mức nhị thứ - kiểm tra đo
lường trên rơle.
50
- Bước 9: Phát điện áp ở ngưỡng khóa bảo vệ tấn số, thay đổi tần số - kiểm
tra rơle không tác động.
- Bước 10: Phát điện áp định mức, thay đổi giá trị tần số - kiểm tra rơle tác
động đúng chỉnh định.
3.2 Đối với thí nghiệm sau lắp đặt
Chuẩn bị:
- Sơ đồ mạch nhị thứ liên quan, tài liệu kỹ thuật, sổ ghi chép,…
- Máy tính cá nhân, phần mềm giao tiếp, cáp kết nối (nếu có).
- Đồng hồ vạn năng, dụng cụ cá nhân...

Trình tự thí nghiệm:


- Bước 1: Kiểm tra, ghi sổ thông số kỹ thuật của rơle (ghi trên mác Rơle).
- Bước 2: Kiểm tra rơle đã được lắp đặt đúng, các mạch được đấu dây chắc
chắn. Kiểm tra điện trở cách điện của khối nguồn với vỏ, cách điện của
các BO.
- Bước 3: Kiểm tra không chạm chập ở tất cả các mạch (mạch nguồn nuôi,
mạch BI, mạch BO,…).
- Bước 4: Bật áttômát cấp nguồn cho rơle.
- Bước 5: Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của rơle. Đảm bảo các
đèn báo giám sát nội bộ tốt. Các BI, BO đúng trạng thái.
- Bước 6: Kiểm tra chỉnh định, cấu hình của rơle đúng phiếu và đúng thiết
kế.
- Bước 7: Phát điện áp bằng 10% giá trị định mức nhị thứ - kiểm tra đo
lường trên rơle.
- Bước 8: Phát điện áp ở ngưỡng khóa bảo vệ tấn số U<BLOCK, thay đổi tần số
- kiểm tra rơle không tác động.
- Bước 9: Phát điện áp định mức, thay đổi giá trị tần số - kiểm tra rơle tác
động đúng chỉnh định, tín hiệu báo đúng và đầy đủ.
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Rơle làm việc đúng theo giá trị chỉnh định và tiêu chuẩn kỹ thuật được
công bố trong tài liệu đi kèm.

51
XV. THÍ NGHIỆM RƠLE TỰ ĐỘNG ĐÓNG LẠI
1. Nguyên lý làm việc
- Rơle tự đóng lại là rơle bảo vệ chủ yếu sử dụng trên các đường dây cung
cấp , truyền tải điện . Nhiệm vụ của rơle là dùng để đóng lại máy cắt khi có
sự cố thoáng qua xảy ra trên đường dây đảm bảo độ cung cấp điện liên tục và
ổn định.
- Rơle tự đóng lại hiện nay chủ yếu sử dụng loại kỹ thuật số, rơle được cài
đặt các thông số đầu vào như trạng thái máy cắt, điều kiện sẵn sàng của máy
cắt cho quá trình tự đóng lại ( như điều kiện tích năng , áp lực khí SF6 .. ),
các đầu vào nhị phân để nhận biết tín hiệu cắt từ các bảo vệ, tín hiệu khởi
động để rơle tự đóng lại, các đầu vào giá trị điện áp đường dây, thanh cái v.v.
Ở chế độ vận hành bình thường rơle liên tục giám sát máy cắt, điện áp của
đường dây , thanh cái , khi có sự cố xảy ra trên đường dây rơle bảo vệ đường
dây tác động gửi lệch cắt cắt máy đồng thời gửi tín hiệu kích hoạt chức năng
tự đóng lại tại rơle . Rơle tự đóng lại kiểm tra các điều kiện tự đóng lại ( như
điều kiện về máy cắt , chế độ đóng lại là đồng bộ hay kiểm tra điện áp …) ,
nếu thỏa mãn rơle sẽ phát lệnh đóng lại máy cắt .

52
Hình 15.1: Nguyên lý nối giữa rơle bảo vệ và AR

2. Hạng mục thí nghiệm.


- Kiểm tra bên ngoài rơle.
- Kiểm tra tiếp đất của vỏ rơle.
- Kiểm tra cách điện của các cặp tiếp điểm, input, vỏ.
- Kiểm tra mạch điện nhị thứ đấu vào rơle như các đầu vào input, các mạch
đầu ra output , các mạch tương tự điện áp theo sơ đồ nguyên lý.
- Kiểm tra phiếu chỉnh định đặt trong rơle.

53
- Kiểm tra cấu hình đặt trong rơle như đặt các input, output như thế nào có
đúng với thiết kế mạch ngoài hay không.

3. Phương pháp thí nghiệm


* Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn rơle .
* Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle : Đây là công đoạn đầu tiên khi
tiến hành các thử nghiệm thiết bị điện . Với công đoạn này ta sẽ biết được các
thông tin liên quan tới tình trạng thiết bị cần thử nghiệm cũng như các thông tin
khác thông qua nhãn mác của thiết bị.
* Đấu mạch điện bên ngoài vào rơle như ( nguồn nuôi , mạch áp , các input
đầu vào , các output đầu ra …)
* Tiến hành cài đặt các thông số chỉnh định cho rơle ( liên quan đến chế độ
đóng lặp lại của rơle ), kiểm tra cài đặt cấu hình các đầu vào và đầu ra.
* Kiểm tra phần điện của rơle :
- Kiểm tra cách điện giữa các tiếp điểm của rơle,giữa các tiếp điểm với
vỏ , trạng thái của các tiếp điểm.
- Khởi động chức năng tự đóng lại bằng kích hoạt đầu vào input
- Tăng điện áp thí nghiệm Ubus và Uline theo ngưỡng cài đặt trong rơle
cho đến khi rơle tác động ( các giá trị U được rơle hiểu là khi đường dây và
thanh cái có điện hay không có điện ).
- Tiến hành kiểm tra đầu ra output tự đóng lại khi rơle làm việc theo các
chế độ yêu cầu tự đóng lại trong rơle.

54
Hình 15.2: Sơ đồ đấu dây mạch điện áp

4. Tiêu chuẩn đánh giá.


- Rơle làm việc có đúng với yêu cầu tính toán của phiếu chỉnh định đặt trong
rơle hay không ( chế độ là kiểm tra đồng bộ cả thanh cái và đường dây đều
có điện , hay chế độ là kiểm tra điện áp của đường dây, thanh cái …v.v ).
- Tất cả mạch đấu dây phải đảm bảo chắc chắn.
- Khi rơle làm việc máy cắt có đóng lại được hay không là điều kiện quan
trọng nhất.
- Kiểm tra rơle khi mang tải ( các giá trị điện áp đường dây, thanh cái )

55
XVI. THÍ NGHIỆM RƠLE GIÁM SÁT MẠCH CẮT
1. Nguyên lý làm việc
- Rơle giám sát mạch là rơle dùng để phát hiện có sự cố đối với cơ cấu
mạch cắt của máy cắt hoặc sự cố cấp nguồn cho mạch cắt thì rơ le sẽ phát tín
hiệu cảnh báo. Rơ le liên tục tiến hành giám sát cho dù máy cắt ở trạng thái
mở hay đóng , và có thể áp dụng cho mạch 1 pha hoặc 3 pha.
- Rơle giám sát mạch cắt có thể có một cuộn dây ( giám sát một pha của máy
cắt ) hoặc ba cuộn dây ( giám sát ba pha của máy cắt ). Cuộn dây của rơle
được đấu nối tiếp với cuộn cắt hay cuộn đóng của máy cắt , điện trở của cuộn
dây rơle được tính toán phù hợp với điện trở của cuộn đóng , cuộn cắt . Khi
mạch điện của cuộn cắt hay cuộn đóng bị hư hỏng hay bị đứt thì rơle giám
sat sẽ báo tín hiệu hay khóa mạch đóng .

2. Hạng mục thí nghiệm.


- Kiểm tra bên ngoài rơle các mạch điện tử, cuộn dây , tiếp điểm.
- Kiểm tra điện trở tiếp điểm của rơle khi làm việc.( khi tiếp điểm khép hoặc
khi tiếp điểm mở ).
- Khả năng chịu dòng của tiếp điểm.
- Điện áp khi rơle làm việc.
- Cách điện của các tiếp điểm rơle , cuộn dây rơle với đất.
- Kiểm tra cách đấu các tiếp điểm và cuộn dây của rơle trong sơ đồ nguyên
lý.

3. Phương pháp thí nghiệm


* Nghiên cứu tài liệu rơle .
* Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle : Đây là công đoạn đầu tiên khi
tiến hành các thử nghiệm thiết bị điện . Với công đoạn này ta sẽ biết được các
thông tin liên quan tới tình trạng thiết bị cần thử nghiệm cũng như các thông tin
khác thông qua nhãn mác của thiết bị.
* Kiểm tra phần điện của rơle :
- Kiểm tra cách điện giữa các tiếp điểm của rơle,giữa các tiếp điểm với vỏ,

56
trạng thái của các tiếp điểm.Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ... Đối với
rơle số kiểm tra các đầu vào và đầu ra.
- Đấu nối rơle vào sơ đồ như hình 13.1
* Kiểm tra điện áp tác động và trở về:
- Khởi động chức năng điện áp (đưa điện áp phù hợp với thông số kỹ
thuật của rơ le)
- Tăng điện áp thí nghiệm cho đến khi rơle khởi động (ghi giá trị điện áp
và kiểm tra các tiếp điểm thường đóng và thường mở tức thời), giảm dần điện
áp cho đến khi rơle trở về (ghi giá trị điện áp trở về và kiểm tra các tiếp điểm
của rơle).
Điện áp tác động: Utđ ≥ 70%Uđm.
Điện áp trở về: Utrở về ≥ 30%Uđm.
Việc thử nghiệm này phải được tiến hành ít nhất ba lần .

Hình 16.1: Sơ đồ đấu mạch rơle giám sát

57
4. Tiêu chuẩn đánh giá.
- Điện trở tiếp điểm của rơle khi làm việc.( khi tiếp điểm khép hoặc khi tiếp
điểm mở ).
- Khả năng chịu dòng của tiếp điểm rơle.
- Thời gian khi tiếp điểm rơle làm việc.

58
XVII. THÍ NGHIỆM RƠLE CẮT
1. Nguyên lý làm việc
- Khái niệm : Rơle cắt là một khí cụ điện dùng chủ yếu trong mạch điện bảo
vệ rơle, các tiếp điểm của rơle khi làm việc sẽ cắt máy cắt hay khóa mạch đóng
máy cắt . Rơle cắt về cấu tạo tương tự như rơle trung gian nhưng thường có hai
cuộn dây trong rơle (một cuộn để tác động, một cuộn để giải trừ) các tiếp điểm
được làm chắc chắn chịu được dòng điện lớn hơn và thời gian rơle tác động
nhanh hơn rơle trung gian thông thường ( <10ms ) . Hơn thế nữa khi rơle tác
động các tiếp điểm của rơle luôn luôn giữ cố định muốn các tiếp điểm trở về
trạng thái ban đầu phải giải trừ rơle bằng điện hay bằng cơ khí. Rơle cắt gồm:
Mạch từ của nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ(5A), vỏ
bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.
- Nguyên lý hoạt động của rơle cắt tương tự như nguyên lý hoạt động của
Contactor. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây
tác động của Rơle ( ghi trên nhãn), lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp
điểm chuyển đổi trạng thái và duy trì trạng thái này (tiếp điểm thường đóng hở
ra, tiếp điểm thường hở đóng lại). Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định
mức vào hai đầu cuộn dây giải trừ của Rơle ,lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ
thống tiếp điểm chuyển đổi trạng thái đưa rơle về trạng thái ban đầu.

2. Hạng muc kiểm tra.


- Kiểm tra bên ngoài rơle các mạch điện tử, cuộn dây , tiếp điểm.
- Kiểm tra điện trở tiếp xúc tiếp điểm của rơle khi rơle tác động.
- Kiểm tra điện áp tác động và trở về của rơle.
- Kiểm tra thời gian tác động của rơle.
- Kiểm tra cách điện các tiếp điểm và cuộn dây của rơle với đất.
- Kiểm tra cách đấu các tiếp điểm và cuộn dây của rơle trong sơ đồ nguyên
lý.

3. Phương pháp thí nghiệm


* Nghiên cứu tài liệu rơle .

59
* Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle: Đây là công đoạn đầu tiên khi tiến
hành các thử nghiệm thiết bị điện. Với công đoạn này ta sẽ biết được các thông
tin liên quan tới tình trạng thiết bị cần thử nghiệm cũng như các thông tin khác
thông qua nhãn mác của thiết bị.
* Kiểm tra hệ thống cơ khí: Thông thường các loại rơle đầu ra thường được
chế tạo bao gồm trục chuyển động, cuộn dây và các hệ thống lò xo liên quan.
Việc kiểm tra này được tiến hành bằng tay và bằng mắt của người thử
nghiệm.
* Kiểm tra phần điện của rơle:
- Kiểm tra cách điện giữa các tiếp điểm của rơle, giữa các tiếp điểm với
vỏ , trạng thái của các tiếp điểm.Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ...
- Đấu nối rơle vào sơ đồ thí nghiệm như hình 14.1. Trước khi đấu nối
rơle vào sơ đồ thí nghiệm nên kiểm tra tình trạng của cuộn dây rơle:
- Khởi động chức năng điện áp (đưa điện áp phù hợp với thông số kỹ
thuật của rơ le).
- Tăng điện áp thí nghiệm vào cuộn dây tác động cho đến khi rơle làm
việc (ghi giá trị điện áp và kiểm tra các tiếp điểm thường đóng và thường
mở).
- Bỏ điện áp vào cuộn dây tác động , tăng điện áp thí nghiệm vào cuộn
dây giải trừ cho đến khi rơle làm việc ( ghi giá trị điện áp và kiểm tra các tiếp
điểm thường đóng và thường mở ).
- Điện áp tác động và giải trừ: Utđ ≥ 70%Uđm.
Việc thử nghiệm này phải được tiến hành ít nhất ba lần.
 Ghi lại số liệu thử nghiệm , lập biên bản thí nghiệm và kết luận.

60
Rơ le đầu ra

Tiếp điểm

Cuộn dây

Hợp bộ thí nghiệm

Đồng hồ đo điện áp

0 V

Bộ tạo áp

Đầu ra điện áp

Bộ đếm thời gian

Dừng

Hình 17.1 Sơ đồ đấu mạch thí nghiệm rơle đầu ra

4. Tiêu chuẩn đánh giá.


- Điện trở tiếp điểm của rơle khi làm việc.( khi tiếp điểm khép hoặc khi tiếp
điểm mở ).
- Khả năng chịu dòng của tiếp điểm.
- Điện áp khi rơle làm việc ( theo tài liệu của rơle ).
- Thời gian khi tiếp điểm rơle làm việc.

61
XVIII.THÍ NGHIỆM RƠLE HƠI
1. Nguyên lý làm việc
- Rơle hơi lắp trên đường ống dẫn dầu từ bình dầu phụ xuống thùng máy để
bảo vệ tách máy biến áp ra khỏi vận hành khi có các hư hỏng xảy ra bên trong
thùng máy. Cấu tạo rơle ga có 2 phao gắn với 2 cặp tiếp điểm nằm trong ống
thủy tinh được hút chân không, bình thường 2 phao đều nổi, 2 cặp tiếp điểm hở
mạch. Rơle ga tác động trong các trường hợp:
- Khi có hư hỏng( phóng điện, cháy, chập vòng dây,…) trong thùng máy sẽ
phát sinh hơi, hơi theo ống dẫn dầu lên rơle ga đẩy phao của rơle ga chìm
xuống. Nếu lượng khí thoát ra chậm, vào rơle ít, phao phía trên chím, cặp tiếp
điểm thứ nhất khép mạch đưa tín hiệu đi báo hơi nhẹ.
- Nếu lượng khí thoát ra nhanh, cả 2 phao của rơle ga chìm xuống, 2 cặp tiếp
điểm cùng khép. Cặp thứ nhất phát tín hiệu Alarm. Cặp thứ 2 đưa tín hiệu Trip.
- Trong rơle ga có tấm vách ngăn nhỏ, khi có sự cố nặng lề trong thùng máy
làm phát sinh dòng dầu chạy từ thùng máy lên bình dầu phụ với tốc độ lớn hơn
tốc độ đặt của nhà chế tạo (thông thường V >= 100cm) dòng đầu này đập vào
vách ngăn làm khép tiếp điểm thứ 2 và đi cắt các phía MBA.
- Rơle ga cũng tác động khi mức dầu trong rơle tụt thấp làm các phao trong
rơle chìm xuống.
- Trên rơle có khoang kính để quan sát được vị trí các phao và mức dầu trong
rơle ga.
Binh dầu phụ
Rơle hơi

Góc nghiêng
Thân máy

Hình 18.1: Vị trí đặt rơle hơi

62
Van xả khí Báo tín hiệu ga nhẹ

Tiếp điểm báo ga nặng Phao 1

Tới bình dầu phụ Tới thùng dầu thân máy

Phao 2

34mm

Tiếp điểm mở Tiếp điểm đóng

Hình 18.2: Cấu tạo rơle hơi


2. Hạng mục thí nghiệm.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
- Kiểm tra phần cơ khí.
- Kiểm tra cách điện.
- Kiểm tra độ kín có gia nhiệt.
- Kiểm tra tín hiệu mức Alarm, Trip.
- Kiểm tra tác động theo tốc độ dòng dầu.
- Kiểm tra nút giải trừ tín hiệu.
3. Phương pháp thí nghiệm
- Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và nhiệm vụ của rơle hơi .
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle:
- Lau chùi sạch sẽ bên ngoài rơle, kiểm tra sự nguyên vẹn của các bộ phận
và thông số kỹ thuật bên ngoài rơle theo nhà sản xuất.
- Kiểm tra hệ thống cơ khí: Kiểm tra sự nguyên vẹn của các chi tiết bên
trong rơle hơi và hoạt động của chúng.

63
- Kiểm tra cách điện.
Kiểm tra cách điện của hệ thống tiếp điểm với nhau và tiếp điểm với vỏ.
- Xả hết dầu trong hệ thống về bể chứa dầu, gắn rơle hơi vào hợp bộ thí
nghiệm đúng theo chiều của dòng chảy quy ước trên thân rơle, nối tiếp điểm
Alarm và Trip tương ứng với đèn tín hiệu.
- Kiểm tra độ kín có gia nhiệt.
Kiểm tra độ kín của rơle khi dầu đã điền đầy khi đặt trên hợp bộ thí nghiệm.
- Kiểm tra tín hiệu mức Alarm, Trip.
Xả dầu từ từ xuống bể chứa, theo dõi mức dầu, khi mức dầu giảm đi 200cm3 đến
350 cm3 khi đó tiếp điểm Alarm tác động và đèn tương ứng sáng. Khi mức dầu
tiếp tục cạn đến vạch từ 1 đến 10mm tiếp điểm Trip khép đèn tương ứng sáng,
sau đó đóng van sả để kết thúc quá trình.
- Kiểm tra tốc độ dòng dầu.
Căn cứ theo tiết diện ống dẫn của rơle, cột thoát và tốc độ tác động của rơle theo
nhà sản xuất tính toán ra độ dịch chuyển của cột thoát mong muốn, từ đó theo
kinh nghiệm đưa được áp xuất thích hợ với phép thử.
- Khởi động máy nén khí đến giá trị mong muốn, ấn nút điều khiển van
điện từ (sau thời gian đặt van điện từ tự động đóng lại)
- Xác định độ dịch chuyển của cột dầu và so sánh với kết quả tính toán.
- Thực hiện phép thử nhiều lần và ghi lại kết quả.
- Xác lập số liệu, đối chiếu với tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng rơle.
- Kiểm tra nút giải trừ tín hiệu sau khi rơle tác động.
4. Tiêu chuẩn đánh giá.
- Rơle so ga cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Cách điện của tiếp điểm và tiếp điểm với vỏ thỏa mãn tiêu chuẩn quy
định.
- Rơle tác động đúng trị số của nhà chế tạo.
- Giải trừ được tín hiệu sau khi rơle tác động.
64
XIX. THÍ NGHIỆM DÒNG DẦU
1. Nguyên lý làm việc
- Rơle dòng dầu lắp trên đường ống từ thùng dầu phụ tới thùng dầu chứa
bộ điều áp MBA, là bảo vệ chính chống hư hỏng bên trong thùng dầu chứa bộ
điều áp MBA.
- Khi có hư hỏng xảy ra bên trong bộ điều áp dòng dầu chảy từ thùng
chứa bộ điều áp lên bình dầu phụ. Tốc độ dòng chảy lớn hơn giá trị chế tạo tiếp
điểm sẽ khép.
- Trên rơle có khoang kính để quan sát được vị trí các phao và mức dầu
trong rơle dòng dầu.
- Trên nắp rơle dòng dầu có nút thử tác động của rơle. Nút này dùng để
thử các mạch bảo vệ MBA.
2. Hạng muc kiểm tra.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
- Kiểm tra phần cơ khí.
- Kiểm tra cách điện.
- Kiểm tra độ kín có gia nhiệt.
- Kiểm tra tốc độ dòng dầu.
- Kiểm tra nút giải rừ tín hiệu.
3. Phương pháp thí nghiệm
- Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và nhiệm vụ của rơle dòng dầu.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle:
- Lau chùi sạch sẽ bên ngoài rơle, kiểm tra sự nguyên vẹn của các bộ phận và
thông số kỹ thuật bên ngoài rơle theo nhà sản xuất.
- Kiểm tra hệ thống cơ khí: Kiểm tra sự nguyên vẹn của các chi tiết bên trong
rơle dòng dầu và hoạt động của chúng.
- Kiểm tra cách điện.
- Kiểm tra cách điện của hệ thống tiếp điểm với nhau và tiếp điểm với vỏ.

65
- Xả hết dầu trong hệ thống về bể chứa dầu, gắn rơle dòng dầu vào hợp bộ thí
nghiệm đúng theo chiều của dòng chảy quy ước trên thân rơle, nối tiếp điểm
Trip tương ứng với đèn tín hiệu.
- Kiểm tra độ kín có gia nhiệt.
- Kiểm tra độ kín của rơle khi dầu đã được điền đầy và đặt trên hợp bộ thí
nghiệm.
- Kiểm tra tốc độ dòng dầu.
- Bơm dầu trở lại hệ thống đến khi đạt mức 4cm đến 5cm. Dựa vào tiết diện
của rơle, tiết điện ống thoát và tốc độ dòng chảy tác động của rơle theo nhà
chế tạo để tính toán ra độ dịch chuyển của dòng dầu trong ống thoát trên 1
giây ( đặt thời gian khống chế cho van điện từ là 1 s)
- Căn cứ theo kết quả tính toán và kinh nghiệm đưa ra mức áp xuất thích hợp
với phép thử.
- Khởi động máy nén khí đến giá trị mong muốn, ấn nút điều khiển van điện
từ (sau thời gian đặt nó tự động đóng lại).
- Xác định độ dịch chuyển của cột dầu và so sánh vơi kết quả tính toán.
- Thực hiện phép thử nhiều lần và ghi lại kết quả ở các ngưỡng không tác
động và tác động.
- Xác lập số liệu, đối chiếu với tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng rơle.
- Kiểm tra nút giải trừ tín hiệu sau khi rơle tác động.
4. Tiêu chuẩn đánh giá.
- Rơle so dòng dầu cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Cách điện của tiếp điểm và tiếp điểm với vỏ thỏa mãn tiêu chuẩn quy
định.
- Rơle tác động đúng trị số vận tốc của nhà chế tạo.
- Giải trừ được tín hiệu sau khi rơle tác động.

66
XX. THÍ NGHIỆM RƠLE ÁP LỰC.
1. Nguyên lý làm việc
- Rơle áp lực bảo là thiết bị xả áp lực và cắt máy cắt các phía MBA trong
trường hợp áp xuất trong thùng máy tăng đột biến và lớn hơn giá trị đặt.
2. Hạng mục kiểm tra.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
- Kiểm tra phần cơ khí.
- Kiểm tra cách điện của tiếp điểm.
- Kiểm tra áp lực tác động.
3. Phương pháp thí nghiệm
- Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và nhiệm vụ của rơle áp lực .
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle:
Lau chùi sạch sẽ bên ngoài rơle, kiểm tra sự nguyên vẹn của các bộ phận và
thông số kỹ thuật bên ngoài rơle theo nhà sản xuất.
- Kiểm tra cách điện.
Kiểm tra cách điện của hệ thống tiếp điểm với nhau và tiếp điểm với vỏ.
- Lắp rơle áp lực vào thiết bị thử, đấu tiếp điểm Tríp tương ứng với đèn
tín hiệu, tăng áp xuất từ từ tới giá trị tác động. Ghi lại kết quả và so sánh với giá
trị của nhà sản xuất.
- Căn cứ vào kết quả thí nghiệm đưa ra kết luận về sự làm việc của rơle.
4. Tiêu chuẩn đánh giá.
- Rơle so lệch cần thí nghiệm phải nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận.
- Tất cả mạch đấu dây đảm bảo chắc chắn.
- Sơ đồ đấu dây phù hợp với sơ đồ đấu dây của nhà chế tạo.
- Cách điện của tiếp điểm và tiếp điểm với vỏ thỏa mãn tiêu chuẩn quy
định.
-Rơle tác động đúng trị số áp lực của nhà chế tạo.

67

You might also like