You are on page 1of 12

Nền kinh tế đang hoạt động dưới mức toàn dụng, nếu áp dụng chính sách gia tăng

tổng cầu sẽ
dẫn đến :

A. Mức giá chung và sản lượng tăng, sản lượng tăng nhanh hơn

B. Mức giá chung và sản lượng tăng, giá tăng nhanh hơn

C. Mức giá chung và sản lượng không đổi

D. Mức giá chung và sản lượng giảm

Khi nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng toàn dụng, việc chính phủ tăng chi tiêu sẽ làm
cho:

A.Nền kinh tế từ ổn định sang lạm phát

B.Nền kinh tế từ ổn định sang suy thoái

C.Nền kinh tế từ suy thoái sang lạm phát

D.Nền kinh tế từ lạm phát sang suy thoái

Phát biểu nào sau đây ĐÚNG ?

A.Khi nền kinh tế hoạt động trên mức toàn dụng thì thất nghiệp ở mức cao

B. Tổng cung dài hạn có thể thay đổi khi chính phủ thay đổi chi tiêu ngân sách

C. Sản lượng tiềm năng có xu hướng tăng theo thời gian

D. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu làm cho nền kinh tế đạt sản lượng tiềm năng

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đo lường:

A.Thu nhập và chi tiêu.

B. Thu nhập nhưng không là chi tiêu.

C. Chi tiêu nhưng không là thu nhập.

D. Không phải thu nhập, cũng không phải chi tiêu, mà là tổng xuất nhập khẩu.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có thể được tính theo các phương pháp, ngoại trừ:

A. Tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ.

B. Tổng thu nhập từ các yếu tố sản suất.

C. Tổng giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất.

D. Tổng giá trị sản phẩm cuối cùng trừ sản phẩm trung gian
Điểm khác nhau giữa GNP và NNP là:

A. GNP là giá trị sản lượng được tạo ra trên lãnh thổ một quốc gia còn NNP là giá trị sản lượng được
sản xuất từ nước ngoài.

B. GNP là giá trị sản lượng do công dân một quốc gia còn NNP là giá trị sản lượng do người nước
ngoài tạo ra.

C. GNP là giá trị sản lượng do công dân một quốc gia tạo ra còn NNP là giá trị sản lượng mới do công
dân quốc gia đó tạo ra

D. GNP là giá trị sản lượng được tạo ra trên lãnh thổ quốc gia bao gồm khấu hao còn NNP là giá trị
sản lượng do công dân một quốc gia tạo ra không bao gồm khấu hao.

Độ dốc của hàm tiêu dùng theo thu nhập khả dụng:

A. Được quyết định bởi khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC).

B. Có thể là số âm.

C. Được quyết định bởi khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC).

D. Được quyết định bởi tổng tiêu dùng tự định.

Tìm câu sai trong những lựa chọn sau đây:

A. Việc gia tăng đầu tư sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng.

B. Khuynh hướng tiêu dùng biên Cm luôn lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 1.

C. Khuynh hướng tiêu dùng biên Cm luôn lớn hơn hoặc bằng 1.

D. Theo mô hình của Keynes, chính phủ tăng tiêu dùng thì sản lượng của nền kinh tế cũng gia tăng.

Lựa chọn nào sau đây là chính sách tài khóa mở rộng?

A. Tăng chi tiêu chính phủ.

B. Tăng thuế.

C. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

D. Ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu chính phủ

Giao điểm của đường đầu tư và đường tiết kiệm cho biết:

A. Mức tiêu dùng vừa đủ.

B. Mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng không có chính phủ.

C. Trạng thái cân bằng ngân sách.


D. Trạng thái cân bằng cán cân thanh toán.

Nhân tố nào sau đây là nhân tố tự ổn định trong chính sách tài khóa

A. Chính sách tăng thuế

B. Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến

C. Số nhân ngân sách

D. Chi mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ

Tỷ lệ nợ công của 1 nước thường được tính toán so với:

A. Thu nhập sau thuế của người dân (DI)

B. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)

C. Sản phẩm quốc gia ròng (NNP)

D. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu chính là gì?

A. Kiểm soát lạm phát và tăng cường tăng trưởng kinh tế

B. Tăng cường nhập khẩu và giảm xuất khẩu

C. Tăng cường lạm phát và kiểm soát tăng trưởng kinh tế

D. Tất cả các phương án trên

Tác động của chính sách tiền tệ mở là gì?

A. Kiểm soát tín dụng

B. Kiểm soát lạm phát

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

D. Giảm lãi suất

Chính sách tiền tệ lỏng lẻo thường áp dụng trong tình huống nào?

A. Kinh tế suy thoái

B. Kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ

C. Kinh tế đang gặp vấn đề lạm phát

D. Kinh tế ổn định
Tác động của chính sách tiền tệ lên tỷ lệ lãi suất thị trường thường được thực hiện thông qua cơ
chế nào?

A. Mở cửa thị trường ngoại hối

B. Điều chỉnh lãi suất trái phiếu chính phủ

C. Mua bán trái phiếu chính phủ

D. Thay đổi lượng tiền trong nền kinh tế qua các công cụ chính sách tiền tệ

Khi nào nền kinh tế được xem là đang ở trạng thái suy thoái?

A. Khi GDP tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp.

B. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng.

C. Khi tỷ lệ lạm phát tăng.

D. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm.

Chính sách tài khóa là gì?

A. Chính sách sử dụng các công cụ tiền tệ để điều tiết nền kinh tế.

B. Chính sách sử dụng các công cụ chi tiêu và thuế của chính phủ để điều tiết nền kinh tế.

C. Chính sách sử dụng các công cụ thương mại để điều tiết nền kinh tế.

D. Chính sách sử dụng các công cụ đầu tư để điều tiết nền kinh tế.

Mối liên hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP là gì?

A. Tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.

B. Tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP không có mối liên hệ nào.

C. Tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ tỷ lệ thuận.

D. Mối liên hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau.

Chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để điều tiết lạm phát như thế nào?

A. Chính phủ tăng lãi suất ngân hàng để giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

B. Chính phủ giảm lãi suất ngân hàng để tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

C. Chính phủ mua trái phiếu chính phủ để tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

D. Chính phủ bán trái phiếu chính phủ để giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.
Giải thích lý do tại sao chính sách tài khóa có thể trở nên kém hiệu quả trong việc điều tiết nền
kinh tế trong một số trường hợp.

A. Do chính sách tài khóa thường có tác động chậm trễ đến nền kinh tế.

B. Do chính sách tài khóa có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách và nợ công cao.

C. Do chính sách tài khóa có thể gây ra những tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng và
doanh nghiệp.

D. Do chính sách tài khóa có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị.

Cho các hàm số C=100+0.75Yd , T=40+0,2Y , I=90, G=100, X=150, M=50+0,1Y ,sản lượng tiềm
năng là 1000. Để sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng chính phủ sử dụng chính sách tài
khóa trong trường hợp chỉ sử dụng công cụ G là:

A.140

B.240

C.145

D.245

………..là sự gia tăng liên tục của mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian, ………..là sự giảm đi liên tục của mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa
và dịch vụ theo thời gian, …..… là sự giảm đi của tỷ lệ lạm phát. Điền vào chỗ trống theo thứ tự:

A. Giảm lạm phát/giảm phát/lạm phát.

B. Lạm phát/giảm lạm phát/giảm phát.

C. Lạm phát/giảm phát/giảm lạm phát.

D. Giảm phát/giảm lạm phát/lạm phát

Cho các hàm số C = 300 + 0,2Yd, T = 100 +0.1Y, I = 20+0,02Y , G = 300. Ngân sách thâm hụt
khi sản lượng bằng

A. 750

B. 650

C. 900

D. 800

Phát biểu nào sau đây đúng nhất?

A. Quan hệ giữa tổng cầu và mức giá chung là quan hệ đồng biến

B. Quan hệ giữa tổng cầu và thu nhập của dân chúng là quan hệ đồng biến
C. Quan hệ giữa tổng cầu và lãi suất là quan hệ đồng biến

D. Quan hệ giữa tổng cầu và các khoản trợ cấp là quan hệ nghịch biến

Thành phần nào dưới đây được xếp vào thất nghiệp:
A.Sinh viên hệ tập trung

B.Những người nội trợ

C.Bộ đội xuất ngũ hoàn toàn có khả năng lao động đang đi tìm việc làm

D. A và B đều đúng

Giả sử, hệ thống ngân hàng dự đoán tỷ lạm phát hàng năm là 3% và muốn nhận được lãi suất
thực từ 4% thì mức lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng cho vay là:

A. 3% B. 4% C. 7% D. 8%

Nếu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cùng giảm có thể dự đoán rằng:

A.Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tăng

B. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm

C. Xảy ra chu kỳ kinh tế

D.Kinh tế tăng trưởng nhanh

Tổng đầu tư của khu vực tư nhân, bao gồm

A. Đầu tư của khu vực nước ngoài và thuế trực thu.

B. Đầu tư của khu vực nước ngoài và thuế gián thu.

C. Đầu tư ròng của khu vực tư nhận và thuế trực thu.

D. Đầu tư ròng của khu vực tư nhân và khấu hao.

GDP được đo lường hàng năm thường là

A. GDP danh nghĩa.

В. GDP thực.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Hạn chế của GDP là?

A. Không phản ánh tính công bằng của nền kinh tế.
B. Không tính đến ô nhiễm môi trường.

C. Không phản ánh tính công bằng và sự ô nhiễm của nền kinh tế.

D. Không phản ánh tính công bằng, sự ô nhiễm, các hoạt động kinh tế phi thương mại

Giả sử chính phủ trợ cấp cho hộ gia đình một khoản tiền là 100 triệu đồng, sau đó các hộ gia
đình dùng khoản tiền này để mua thuốc y tế khi hạch toán theo luồng hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính vào GDP

A. Đầu tư của chính phủ

B. Trợ cấp của chính phủ cho hộ gia đình

C. Chi tiêu mua hàng hóa và dịch vị của chính phủ

D. Tiêu dùng của hộ gia đình.

Khi có nhân tố tác động đưa nền kinh tế đến điểm cân bằng mới, lúc đó tổng chi tiêu dự kiến:

a) Thay đổi bằng đúng mức thay đổi của sản lượng thực tế.

b) Thay đổi luôn nhỏ hơn mức thay đổi của sản lượng thực tế.

c) Thay đổi luôn lớn hơn mức thay đổi của sản lượng thực tế.

d) Không thay đổi.

Việc tăng tiết kiệm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho:

a) Tiết kiệm và sản lượng quốc gia đều tăng.

b) Tiết kiệm và sản lượng quốc gia đều giảm.

c) Tiết kiệm tăng nhưng sản lượng quốc gia giảm.

d) Tiết kiệm giảm nhưng sản lượng quốc gia tăng

Điểm khác nhau giữa số nhân của thuế và số nhân trợ cấp là:

A. Số nhân của thuế luôn luôn nhỏ hơn số nhân của trợ cấp

B. Số nhân của thuế thì âm, số nhân của trợ cấp thì dương

C. Số nhân của thuế thì dương, số nhân của trợ cấp thì âm

D. Không có câu nào đúng

Đồng nhất thức thứ nhất thể hiện khoản rò rỉ bằng khoản bơm vào trong nền kinh tế đóng, có
chính phủ là

A. S=I
B. S+I = C+X

C. S+T = I + G

D. S + T = I + G + X - M

Độ dốc của đường tiêu dùng càng thoải khi:

A. Tiêu dùng tự định nhỏ

B. Khuynh hướng tiêu dùng biên càng lớn, nghĩa là sự thay đổi nhỏ trong Yd dẫn đến sự thay đổi lớn
của C

C. Khuynh hướng tiêu dùng biên càng lớn

D. Khuynh hướng tiêu dùng biên càng nhỏ, nghĩa là sự thay đổi lớn trong Yd dẫn đến sự thay đổi nhỏ
của C

Trong nền kinh tế đóng

A. Không có thuế

B. Không có X,M.

C. Không có chi tiêu cho đầu tư

D. Không có tiết kiệm.

Trong nền kinh tế giản đơn (đóng không có chính phủ)

A. Chỉ tiêu của chính phủ luôn bằng thuế của chính phủ

B. Xuất khẩu luôn bằng nhập khẩu

C. Tiết kiệm luôn bằng đầu tư tại điểm cân bằng.

D. Nhu cầu tiết kiệm luôn bằng nhu cầu đầu tư

Giải pháp nào dùng để giảm thâm hụt ngân sách

A. Tăng chi tiêu của chính phủ

B. Tăng nguồn thu thuế của chính phủ

C. Tăng chi chuyển nhượng

D. Tăng đầu tư quốc phòng

Nhận định nào sau đây về chi chuyển nhượng là sai

A. Là 1 khoản thuế âm
B. Tác động đến sản lượng quốc gia ngược với thuế

C. Là 1 bộ phận trong chi tiêu của chính phủ

D. Tác động đến sản lượng quốc gia cùng chiều với chi tiêu của chính phủ

Nhân tố nào sau đây là nhân tố tự ổn định trong chính sách tài khóa

A. Chính sách tăng thuế

B. Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến

C. Số nhân ngân sách

D. Chi mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ

Nợ công có thể xuất hiện khi

A. Kinh tế suy thoái

B. Ngân sách chính phủ bị thâm hụt

C. Chính phủ chi tiêu quá mức

D. Tất cả đều đúng

Ví dụ nào sau đây đúng về chính sách tài khóa mở rộng

A. Chính phủ cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để kích thích sản xuất

B. Ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất để kích thích đầu tư

C. Tăng trợ cấp cho khu vực chịu thiên tai

D. Tăng cường giám sát việc sử dụng nguồn vốn viện trợ

Các công cụ chính làm thay đổi lượng cung tiền của ngân hàng trung ương là:

A. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động thị trường mở (mua bán chứng khoán).

B. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, hạn chế việc chi tiêu của chính phủ, lãi suất chiết khấu.

C. Các câu trên đều đúng.

D. Các câu trên đều sai

Tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành hiện nay là:

A. Tài sản nợ hợp phát của ngân hàng trung ương được cân đối bằng tài sản có.

B. Tiền giấy được bảo chứng bằng vàng.


C. Tiền giấy được bảo chứng bằng ngoại tệ mạnh.

D. Các câu trên đều sai.

Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:

A. Tiền là công cụ trao đổi, là phương tiện thanh toán, là thước đo giá trị và là phương tiện dự trữ giá
trị.

B. Tiền biểu hiện cho sự giàu có và quyết định sức mua xã hội.

C. Sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái, mức sản lượng và mức
nhân dụng.

D. Mọi nền kinh tế ngày nay đều là nền kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc tốc độ
lưu thông tiền tệ.

Hoạt động thị trường mở là công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để:

A. Thay đổi lượng tiền mạnh (tiền cơ sở).

B. Thay đối số nhân tiền.

C. Thay đối dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại.

D. Các câu trên đều đúng.

Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ:

A. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

B. Tăng lãi suất chiết khấu.

C. Bán chứng khoán của chính phủ.

D. Các câu trên đều đúng

Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng. Khi chính phủ tăng chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch
vụ, thì:

a) Mức giá sẽ giảm.

b) Mức giá sẽ tăng.

c) Nhu cầu đầu tư sẽ giảm.

d) Lượng cung tiền sẽ giảm.

Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì:

a) Lãi suất sẽ giảm.


b) Lượng cung tiền sẽ tăng.

c) Tỷ giá hối đoái sẽ giảm.

d) Nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng.

Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để:

a) Giảm lạm phát.

b) Tăng tỷ lệ thất nghiệp.

c) Kích thích tăng trưởng kinh tế.

d) Giảm mức giá.

Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, thì:

a) Nhu cầu lao động sẽ tăng.

b) Mức lương sẽ tăng.

c) Lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng.

d) Nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm.

Nếu tỷ lệ lạm phát tăng 8%, lãi suất danh nghĩa tăng 6% thì lãi suất thực:

A. Tăng 14%

B. Tăng 2%

C. Giảm 2%

D. Giảm 14%

Đầu tư theo kế hoạch là 100 tỷ đồng, Mọi người quyết định tiết kiệm một tỷ phần

cao hơn trong thu nhập, cụ thể là hàm tiết kiệm thay đổi từ S = 0,3Y đến S = 0,5Y. Khi đó:

A. Thu nhập cân bằng giảm.

B. Tiết kiệm thay đổi.

C. Tiết kiệm giảm.

D. Cả A và B đúng.

Xét một nền kinh tế đóng với các hàm số sau đây

Hàm tiêu dùng C= 4 00+ 0.75 Yd


Hàm đầu tư I= 500

Chỉ tiêu chính phủ G= 400

Thuế ròng T= 400

Theo tình huống trên khi chính phủ tăng thuế 50, thì sản lượng cân bằng

A. Giảm 50

B. Tăng 150

C. Giảm 150

D. Không phải các kết quả trên

You might also like