You are on page 1of 6

1

ĐỊA LÍ THẦY TÙNG x TỔNG ÔN CHUYÊN SÂU 2024


CHUYÊN ĐỀ 6: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (PHẦN 1)

Câu 1: (ĐLTT) Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. nằm ở vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
B. tiếp giáp vùng biển nhiệt đới rộng lớn.
C. nằm tại nơi giao tranh của các khối khí.
D. nằm trong hoàn lưu gió mùa châu Á.
Câu 2: (ĐLTT) Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A. Góc nhập xạ trong năm cao. C. Bức xạ Mặt trời nhận được lớn.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao. D. Cân bằng ẩm luôn luôn dương.
Câu 3: (ĐLTT) Vị trí địa lí đã làm cho chế độ nhiệt nước ta
A. cao, phân hóa theo mùa. C. thấp, phân hóa đông – tây.
B. cao, phân hóa theo độ cao. D. ổn định, phân hóa bắc – nam.
Câu 4: (ĐLTT) Ở nước ta, khu vực có lượng mưa có thể đạt đến 3500 - 4000mm/ năm tập trung

A. đồng bằng châu thổ, cao nguyên lớn. C. vùng núi giáp biên giới, đồi trung du.
B. đồng bằng ven biển, quần đảo xa bờ. D. sườn núi đón gió biển, khối núi cao.
Câu 5: (ĐLTT) Nước ta có lượng mưa hàng năm lớn chủ yếu do
A. địa hình có nhiều đồi núi thấp. C. các khối khí di chuyển qua biển.
B. nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn. D. Tín phong hoạt động quanh năm.
Câu 6: (ĐLTT) Các loại gió chính hoạt động ở nước ta là
A. Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa.
B. Tín phong Đông Bắc và gió Đông Nam.
C. gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
D. gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Câu 7: (ĐLTT) Ở miền Bắc nước ta, gió mùa Đông Bắc thổi xen kẽ với
A. gió mùa Tây Nam. C. Tín phong bán cầu Bắc.
B. gió mùa Đông Nam. D. Tín phong bán cầu Nam.
Câu 8: (ĐLTT) Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào Nam loại gió chiếm ưu thế là
A. gió mùa Tây Nam. C. Tín phong bán cầu Nam.
B. gió mùa Đông Bắc. D. Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 9: (ĐLTT) Ở nước ta, gió Tây Nam gây thời tiết khô nóng nhất cho vùng
A. đồng bằng Nam Bộ. C. Tây Nguyên.
B. đồng bằng Bắc Bộ. D. duyên hải miền Trung.
Câu 10: (ĐLTT) Nước ta có sự hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc chủ yếu do
A. vị trí nằm ở bán cầu Bắc. C. nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. vị trí nằm ở bán cầu Đông. D. nằm ở khu vực châu Á gió mùa.
Câu 11: (ĐLTT) Tín phong bán cầu Bắc ở nước ta
A. mạnh vào các tháng cuối năm, khô nóng.
al

B. tạo nên dải hội tụ, đem lại lượng mưa lớn.
ci
ffi

C. hoạt động quanh năm, xen kẽ với gió mùa.


42 O
06 T

D. thổi ở phạm vi cả nước, tính chất nóng ẩm.


80 LO
33 T
03 Trợ

H

INBOX ANH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TÀI LIỆU ÔN THI OFFICIAL


lo

VÀ ĐĂNG KÍ HỌC! HỖ TRỢ HỌC TẬP VỚI CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT
Za
2

Câu 12: (ĐLTT) Ở nước ta, Tín phong bán cầu Bắc chỉ hoạt động mạnh vào một số thời kì trong
năm chủ yếu do
A. lãnh thổ đất nước trải dài nhiều vĩ độ.
B. ảnh hưởng của các khối khí theo mùa.
C. lãnh thổ nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. địa hình phân hóa đa dạng theo độ cao.
Câu 13: (ĐLTT) Điều nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc đến
khí hậu nước ta từ tháng XI – IV năm sau?
A. Tạo ra mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Gây mưa phùn ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ.
C. Gây mưa ở ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Xuất hiện những ngày nắng ấm cho miền Bắc.
Câu 14: (ĐLTT) Hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc ở nước ta đã tạo ra
A. thời tiết lạnh ẩm ở miền Bắc, mưa kéo dài cho Nam Trung Bộ.
B. mùa khô sâu sắc cho ven biển Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên.
C. thời tiết lạnh khô ở miền Bắc, ổn định không mưa cho Nam Bộ.
D. thời tiết nắng ấm ở miền Bắc, mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên.
Câu 15: (ĐLTT) Nguyên nhân chủ yếu tạo nên mùa khô sâu sắc cho Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. hầu như không còn đón gió ngoài biển thổi vào.
B. Tín phong Bắc bán cầu hoạt động mạnh ở vùng.
C. gió mùa Đông Bắc biến tính, ít tác động tới vùng.
D. ảnh hưởng của địa hình, hoạt động của gió mùa.
Câu 16: (ĐLTT) Nguyên nhân chủ yếu tạo nên mùa khô ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ
dãy Bạch Mã trở vào) là
A. Tín phong bán cầu Bắc và gió phơn Tây Nam.
B. Tín phong bán cầu Nam và gió phơn Tây Nam.
C. gió đông bắc từ áp cao Xi-bia xuống và gió Tây.
D. gió tây nam từ bán cầu Nam lên và gió đông bắc.
Câu 17: (ĐLTT) Gió mùa Đông Bắc nước ta có đặc điểm là
A. thổi liên tục trong suốt mùa đông. C. hoạt động mạnh nhất ở Đông Bắc.
B. bị chặn hoàn toàn ở dãy Bạch Mã. D. hoạt động quanh năm ở miền Bắc.
Câu 18: (ĐLTT) Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa phùn cho nước ta chủ yếu do
A. thay đổi vị trí xuất phát. C. đi qua vùng biển rộng lớn.
B. đi qua lục địa Trung Hoa. D. gặp sườn núi đón gió biển.
Câu 19: (ĐLTT) Hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta không gây ra
A. mưa cho khu vực Bắc Trung Bộ.
B. một mùa đông lạnh ở miền Bắc.
C. phân hóa bắc - nam cho khí hậu.
D. mùa khô ở Nam Bộ, Tây Nguyên.
Câu 20: (ĐLTT) Gió mùa mùa đông ở nước ta
al

A. gây ra một mùa mưa cho Tây Nguyên.


ci
ffi

B. bị suy yếu khi di chuyển về phía nam.


42 O
06 T

C. hoạt động liên tục trong suốt mùa đông.


80 LO
33 T

D. gây mưa ở cả hai sườn dãy Trường Sơn.


03 Trợ

H

INBOX ANH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TÀI LIỆU ÔN THI OFFICIAL


lo

VÀ ĐĂNG KÍ HỌC! HỖ TRỢ HỌC TẬP VỚI CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT
Za
3

Câu 21: (ĐLTT) Gió mùa Đông Bắc ở nước ta


A. nhìn chung lạnh, gây ra mùa mưa ít trên cả nước.
B. lạnh ẩm vào đầu mùa, xuất phát từ áp cao Xi-bia.
C. không ổn định, có thể gây mưa trong mùa đông.
D. thổi chủ yếu hướng đông bắc, hoạt động liên tục.
Câu 22: (ĐLTT) Khối không khí lạnh hoạt động trong mùa đông ở nước ta
A. có nguồn gốc từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
B. làm hạ thấp nhiệt độ ở đồng bằng Bắc Bộ.
C. không gây mưa ở phần lãnh thổ phía Bắc.
D. hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt mùa.
Câu 23: (ĐLTT) Gió mùa Đông Bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta chủ yếu do
A. vị trí nằm cách xa xích đạo. C. hướng các dãy núi ở Đông Bắc.
B. địa hình chủ yếu đồi núi thấp. D. nằm gần vị trí của áp cao Xibia.
Câu 24: (ĐLTT) Các nhân tố chủ yếu làm cho mùa đông ở vùng khí hậu Đông Bắc Bộ kéo dài

A. gió mùa Đông Bắc, vị trí địa lí, hướng địa hình.
B. gió mùa hạ đến muộn, gió mùa đông đến sớm.
C. gió mùa Đông Bắc, nhiều đồi núi, ít đồng bằng.
D. gió mùa hạ đến muộn, nhiệt độ trung bình thấp.
Câu 25: (ĐLTT) Đâu không phải là ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến chế độ nhiệt nước
ta?
A. Làm tính chất nhiệt đới tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Làm chế độ nhiệt có sự phân hóa theo Đông – Tây.
C. Làm cho biên độ nhiệt năm tăng dần từ Nam ra Bắc.
D. Vượt qua Bạch Mã, gây ra mùa khô cho miền Nam.
Câu 26: (ĐLTT) Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc chủ yếu do
A. Tín phong bán cầu Bắc mạnh, các cao nguyên cao.
B. độ cao địa hình, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu dần.
C. vị trí nằm gần vùng xích đạo, các dãy núi chắn gió.
D. vùng biển phía Nam nóng ẩm, đồng bằng rộng lớn.
Câu 27: (ĐLTT) Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương
A. di chuyển vào nước ta liên tục theo hướng tây nam.
B. gây ra thời tiết khô nóng cho vùng Đông Nam Bộ.
C. hoạt động thành từng đợt vào thời gian đầu mùa hạ.
D. đem lại lượng mưa lớn cho các đồng bằng châu thổ.
Câu 28: (ĐLTT) Gió mùa hoạt động vào đầu mùa hạ ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Gây khô nóng cho ven biển Trung Bộ.
B. Thổi vào nước ta theo hướng tây nam.
C. Có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ Dương.
D. Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ.
al

Câu 29: (ĐLTT) Gió mùa hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta
ci
ffi

A. gây khô nóng cho ven biển Trung Bộ.


42 O
06 T

B. gây mưa lớn, kết thúc sớm ở Nam Bộ.


80 LO
33 T

C. có bản chất là Tín phong bán cầu Nam.


03 Trợ

H

INBOX ANH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TÀI LIỆU ÔN THI OFFICIAL


lo

VÀ ĐĂNG KÍ HỌC! HỖ TRỢ HỌC TẬP VỚI CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT
Za
4

D. thổi vào Bắc Bộ theo hướng tây nam.


Câu 30: (ĐLTT) Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương hoạt động ở nước ta đã
A. làm xuất hiện gió phơn Tây Nam ở Nam Bộ.
B. gây mưa lớn, kéo dài ven biển Nam Trung Bộ.
C. tạo nên một mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên.
D. làm mùa mưa ở Bắc Trung Bộ đến muộn hơn.
Câu 31: (ĐLTT) Gió mùa Tây Nam ở nước ta
A. thổi vào miền Bắc theo hướng tây bắc.
B. hoạt động kéo dài ở khu vực Nam Bộ.
C. hoạt động liên tục trong suốt mùa hạ.
D. chỉ gây mưa cho phía tây Trường Sơn.
Câu 32: (ĐLTT) Miền Bắc vào mùa hạ có gió hướng đông nam chủ yếu do
A. Tín phong Nam bán cầu, hạ áp Bắc Bộ.
B. gió tây nam từ vịnh Ben-gan, địa hình.
C. Tín phong Bắc bán cầu, hạ áp A-le-ut.
D. cao áp Xi-bia, các cánh cung đón gió.
Câu 33: (ĐLTT) Vào nửa sau mùa hạ, gió mùa Tây Nam không gây hiện tượng phơn cho ven
biển Trung Bộ nước ta do gió này
A. thổi qua vùng Xích đạo, có tầng ẩm dày.
B. hoạt động trên phạm vi rộng, độ ẩm cao.
C. có nguồn gốc từ biển, đổi hướng liên tục.
D. quãng đường đi dài, tốc độ di chuyển lớn.
Câu 34: (ĐLTT) Tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ nước ta đến muộn hơn so với Bắc Bộ chủ yếu
do tác động của
A. vị trí Nam Bộ xa chí tuyến Bắc và gần xích đạo hơn.
B. dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.
C. gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan đến Nam Bộ sớm hơn.
D. gió mùa Tây Nam hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.
Câu 35: (ĐLTT) Sự hình thành gió phơn ở ven biển miền Trung nước ta là do tác động kết hợp
của
A. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương, dãy Trường Sơn.
B. gió mùa Tây Nam, dãy Trường Sơn, dải hội tụ nhiệt.
C. Tín phong Đông Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới.
D. lãnh thổ hẹp ngang, các loại gió mùa hạ, hướng núi.
Câu 36: (ĐLTT) Đặc điểm nào sau đây không phải do tác động của khối khí nhiệt đới ẩm Bắc
Ấn Độ Dương đến khí hậu nước ta?
A. Gây mưa lớn cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Gây phơn nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ.
C. Làm cho mùa mưa ở duyên hải Trung Bộ đến muộn.
D. Tạo ra tháng đỉnh mưa cho các vùng trong cả nước.
al

Câu 37: (ĐLTT) Miền Bắc và miền Nam nước ta có mùa mưa trùng nhau chủ yếu do tác động
ci
ffi

của
42 O
06 T

A. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới.
80 LO
33 T

B. Tín phong, dải hội tụ, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.
03 Trợ

H

INBOX ANH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TÀI LIỆU ÔN THI OFFICIAL


lo

VÀ ĐĂNG KÍ HỌC! HỖ TRỢ HỌC TẬP VỚI CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT
Za
5

C. gió mùa Đông Nam, Tín phong, dải hội tụ và frông lạnh.
D. hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh, núi, gió phơn Tây Nam.
Câu 38: (ĐLTT) Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ ở nước ta là
A. gió mùa hạ, dải hội tụ, bão và áp thấp nhiệt đới.
B. Tín phong bán cầu Bắc, frông, gió mùa Tây Nam.
C. gió tây nam, gió đông bắc, dải hội tụ, Biển Đông.
D. gió mùa Đông Nam, gió tây nam, bão và áp thấp.
Câu 39: (ĐLTT) Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ nước ta là
A. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, dải hội tụ nhiệt đới và bão.
B. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
C. gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới.
D. gió phơn Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc.
Câu 40: (ĐLTT) Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có mưa nhiều vào tháng IX chủ yếu do
A. dải hội tụ, Tín phong bán cầu Bắc và gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
B. gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
C. gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, bão và áp thấp nhiệt đới.
D. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam kết hợp với gió hướng đông bắc.
Câu 41: (ĐLTT) Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở đồng bằng ven biển
Trung Trung Bộ?
A. Gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
B. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc và bão.
C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây Nam, áp thấp nhiệt đới và bão.
D. Gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, frông và áp thấp.
Câu 42: (ĐLTT) Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho vùng khí hậu Tây Nguyên là
A. gió từ Bắc Ấn Độ Dương, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
B. gió hướng đông bắc, gió mùa Tây Nam, bão và áp thấp nhiệt đới.
C. gió mùa Đông Nam, gió mùa Tây Nam, bão và áp thấp nhiệt đới.
D. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, gió từ Bắc Ấn Độ Dương.
Câu 43: (ĐLTT) Vùng khí hậu Nam Trung Bộ có mưa ít vào đầu mùa hạ chủ yếu do
A. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và hoạt động của gió Mậu dịch.
B. hoạt động của gió hướng tây nam kết hợp với hướng của các dãy núi.
C. hoạt động của gió mùa Tây Nam và địa hình song song với hướng gió.
D. tác động của Tín phong bán cầu Bắc và địa hình thấp trũng, khuất gió.
Câu 44: (ĐLTT) Trong chế độ khí hậu, vùng khí hậu Đông Bắc Bộ nước ta có
A. mùa đông lạnh; cuối mùa hạ khô nóng, mưa ít.
B. mùa đông đến muộn, khô hạn và mùa hạ nóng.
C. mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
D. mùa đông ngắn, mưa khá nhỏ; mùa hạ có mưa lớn.
Câu 45: (ĐLTT) Chế độ nhiệt ở nước ta có sự phân hóa theo thời gian chủ yếu do
A. lãnh thổ kéo dài, giáp biển Đông. C. bức xạ mặt trời, đặc điểm địa hình.
al

B. hoàn lưu gió mùa, bức xạ mặt trời. D. vị trí nội chí tuyến, độ cao địa hình.
ci
ffi

Câu 46: (ĐLTT) Chế độ nhiệt ở nước ta có sự phân hóa theo không gian chủ yếu do
42 O
06 T

A. bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới, các loại gió.


80 LO
33 T

B. gió đông bắc, gió tây nam, vị trí địa lí và địa hình.
03 Trợ

H

INBOX ANH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TÀI LIỆU ÔN THI OFFICIAL


lo

VÀ ĐĂNG KÍ HỌC! HỖ TRỢ HỌC TẬP VỚI CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT
Za
6

C. hình dạng lãnh thổ, gió mùa, dải hội tụ, địa hình.
D. gió mùa hạ, gió mùa đông, Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 47: (ĐLTT) Các vùng trên lãnh thổ nước ta có sự khác nhau về tổng số giờ nắng chủ yếu
do
A. hoạt động gió mùa, vị trí địa lí, bức xạ mặt trời.
B. độ cao địa hình, hướng các dãy núi, vị trí địa lí.
C. bức xạ mặt trời, gió mùa hạ, giáp với Biển Đông.
D. Tín phong Đông Bắc, bức xạ mặt trời, giáp biển.
Câu 48: (ĐLTT) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở
nước ta là
A. sự phân hóa của độ cao địa hình.
B. tác động của hướng các dãy núi.
C. tác động của địa hình và gió mùa.
D. tác động của dòng biển, gió mùa.
Câu 49: (ĐLTT) Phát biểu nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng đồng bằng đều trên 20°C.
B. Nhiệt độ trung bình năm và các mùa đều tăng dần về phía nam.
C. Nơi nào có gió mùa Đông Bắc thì biên độ nhiệt độ năm cao hơn.
D. Nhiệt độ trung bình tháng VII tương đối đồng đều trên cả nước.
Câu 50: (ĐLTT) Khí hậu miền Nam phân thành hai mùa rõ rệt chủ yếu do tác động kết hợp của
A. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc và độ cao địa hình.
B. Tín phong Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới.
C. Tín phong bán cầu Bắc với địa hình dãy núi Trường Sơn Nam.
D. gió hướng tây nam, Tín phong bán cầu Bắc và hướng địa hình.

------ HẾT-------

Tài liệu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Không sao chép, chia sẻ mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Địa lí thầy Tùng.
Hãy là người học, người làm giáo dục văn minh.

al
ci
ffi
42 O
06 T
80 LO
33 T
03 Trợ

H

INBOX ANH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TÀI LIỆU ÔN THI OFFICIAL


lo

VÀ ĐĂNG KÍ HỌC! HỖ TRỢ HỌC TẬP VỚI CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT
Za

You might also like