You are on page 1of 5

1

ĐỊA LÍ THẦY TÙNG x TỔNG ÔN CHUYÊN SÂU 2024


CHUYÊN ĐỀ 5: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

Câu 1: (ĐLTT) Biển Đông không có đặc điểm nào sau đây?
A. Là biển tương đối kín. C. Là biển có diện tích lớn.
B. Nằm ở vùng cận nhiệt. D. Phía bắc, tây là lục địa.
Câu 2: (ĐLTT) Phát biểu nào sau đây đúng về Biển Đông?
A. Trải dài từ chí tuyến Bắc về Xích đạo.
B. Phía bắc được bao bởi vòng cung đảo.
C. Biển rộng, phía đông Thái Bình Dương.
D. Biển nông, thuộc khu vực bán cầu Nam.
Câu 3: (ĐLTT) Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể
hiện qua các yếu tố
A. hải văn và sinh vật. C. hải văn và khoáng sản.
B. địa hình và sinh vật. D. sinh vật và khoáng sản.
Câu 4: (ĐLTT) Đâu không phải là biểu hiện theo mùa của các yếu tố hải văn trên Biển Đông?
A. Dòng biển nóng và lạnh chảy theo mùa.
B. Nhiệt độ nước biển khác nhau theo mùa.
C. Sinh vật biển luôn dịch chuyển theo mùa.
D. Độ mặn nước biển tăng giảm theo mùa.
Câu 5: (ĐLTT) Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông thay đổi theo thời gian chủ yếu do
A. nằm ở vùng nội chí tuyến.
B. ở khu vực châu Á gió mùa.
C. biển có diện tích khá lớn.
D. được bao bọc bởi các đảo.
Câu 6: (ĐLTT) Độ muối của Biển Đông khá cao chủ yếu do
A. biển tương đối kín. C. diện tích biển khá lớn.
B. nằm ở nội chí tuyến. D. bão hoạt động nhiều.
Câu 7: (ĐLTT) Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có
A. nhiều bão lớn, nhiệt độ nước biển cao, biển tương đối kín.
B. nhiệt độ nước biển cao, nhiều ánh sáng, độ muối khá cao.
C. nhiều rừng ngập mặn, độ muối tương đối lớn, mưa nhiều.
D. biển tương đối kín, sinh vật đa dạng, mưa nhiều theo mùa.
Câu 8: (ĐLTT) Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có
A. dòng biển thay đổi trong năm, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới, frông.
B. độ muối khá cao, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, nhiệt độ nước biển cao.
C. loài nhiệt đới đa dạng và phát triển nhanh, biển ấm, mưa theo mùa.
D. biển kín, biên độ nhiệt năm nhỏ, mưa nhiều, gió Tín phong mạnh.
Câu 9: (ĐLTT) Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có
A. khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao, ẩm dồi dào, gió hoạt động theo mùa.
al
ci

B. dải hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng hải lưu, nhiều rừng ngập mặn.
ffi
42 O

C. khí hậu nhiệt đới, mưa theo mùa, sinh vật biển đa dạng và phong phú.
06 T
80 LO

D. bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và độ muối khá lớn.
33 T
03 Trợ

H
lo
Za
2

Câu 10: (ĐLTT) Biển Đông nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên có
A. biển tương đối kín, thềm lục địa nông, nền nhiệt độ cao.
B. nhiệt độ nước biển và dòng biển thay đổi theo thời gian.
C. độ muối tương đối lớn, nhiệt độ nước biển cao, nhiều bão.
D. áp thấp nhiệt đới, nhiều đảo và quần đảo, nhiều ánh sáng.
Câu 11: (ĐLTT) Vị trí trải dài từ xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông

A. các dòng biển hoạt động theo mùa khác nhau, nhiều đảo lớn nhỏ.
B. mưa nhiều theo mùa và khác nhau theo vùng, đường bờ biển dài.
C. nhiệt độ phân hóa, nhiều rừng ngập mặn và sinh vật phong phú.
D. nhiệt độ nước biển cao và tăng từ Bắc đến Nam, nhiều ánh sáng.
Câu 12: (ĐLTT) Vị trí trải dài từ xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông

A. tổng lượng mưa lớn và thay đổi theo mùa, biển tương đối kín.
B. nhiệt độ nước biển cao và thay đổi từ Bắc xuống Nam, biển ấm.
C. các vịnh, nhiệt độ và lượng mưa khác nhau ở các nơi, gió mùa.
D. sóng mạnh và thủy triều đa dạng, các loài sinh vật phong phú.
Câu 13: (ĐLTT) Tính tương đối khép kín của Biển Đông nước ta đã làm cho
A. nhiệt độ nước biển cao và thay đổi rõ rệt theo mùa.
B. độ muối khá cao, nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. hải lưu có tính khép kín và chảy theo hướng gió mùa.
D. chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới; biển rộng.
Câu 14: (ĐLTT) Độ muối giữa các vùng biển nước ta có sự khác nhau chủ yếu do
A. lượng mưa, độ bốc hơi, sông ngòi đổ ra biển.
B. chế độ mưa và chế độ nhiệt, địa hình bờ biển.
C. sông ngòi đổ ra biển, hải lưu, chế độ thủy triều.
D. địa hình bờ biển, các dòng hải lưu, chế độ mưa.

Câu 15: (ĐLTT) Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là
A. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 16: (ĐLTT) Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở
A. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 17: (ĐLTT) Khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất ở Biển Đông nước ta là
A. vàng. B. titan. C. dầu khí. D. than.
Câu 18: (ĐLTT) Các loại tài nguyên trên Biển Đông nước ta là
A. dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, muối, hải sản.
B. than bùn, cát trắng, dầu khí, sắt, vonphram.
C. khí tự nhiên, than nâu, titan, muối, chì kẽm.
al
ci

D. sinh vật biển, đá vôi, vàng, đồng, thủy triều.


ffi
42 O

Câu 19: (ĐLTT) Tài nguyên khoáng sản vùng biển nước ta là cơ sở để nước ta phát triển ngành
06 T
80 LO

công nghiệp nào sau đây?


33 T
03 Trợ

H
lo
Za
3

A. Công nghiệp đóng tàu. C. Công nghiệp khai thác than.


B. Công nghiệp lọc – hóa dầu. D. Công nghiệp chế biến hải sản.
Câu 20: (ĐLTT) Tài nguyên biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của dân cư vùng ven biển
nước ta hiện nay là
A. tài nguyên du lịch. C. tài nguyên khoáng sản.
B. tài nguyên hải sản. D. tài nguyên điện gió.
Câu 21: (ĐLTT) Dạng địa hình có nhiều giá trị cho ngành trồng trọt nước ta là
A. vịnh cửa sông. C. tam giác châu thổ.
B. cồn cát, đầm phá. D. vũng, vịnh nước sâu.
Câu 22: (ĐLTT) Các thiên tai xảy ra nhiều ở vùng biển nước ta là
A. bão, sạt lở bờ biển, lũ quét. C. bão, sạt lở bờ biển, cát chảy.
B. sạt lở bờ biển, bão, động đất. D. cát bay, cát chảy, động đất.
Câu 23: (ĐLTT) Thiên tai nào sau đây thường xảy ra ở vùng ven biển nước ta khi có bão?
A. Sóng thần. B. Lũ quét. C. Ngập mặn. D. Lũ nguồn.
Câu 24: (ĐLTT) Hệ sinh thái vùng biển của nước ta bao gồm
A. rừng nhiệt đới gió mùa, rừng rậm nhiệt đới, rừng tràm.
B. rừng cận nhiệt đới, rừng kín thường xanh, rừng tre nứa.
C. rừng ngập mặn, rừng tràm trên đất phèn, rừng trên đảo.
D. rừng thưa, rừng trồng ven biển, rừng trên đất mặn phèn.
Câu 25: (ĐLTT) Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu
nước ta?
A. Mùa hạ làm thời tiết bớt nóng hơn. C. Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.
B. Mùa đông làm thời tiết bớt lạnh khô. D. Tăng cường tính đa dạng của sinh vật.
Câu 26: (ĐLTT) Đâu không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến mùa hạ nước ta?
A. Làm tăng độ ẩm không khí. C. Mang đến mưa cho nước ta.
B. Làm giảm tính chất oi bức. D. Làm nền nhiệt độ tăng cao.
Câu 27: (ĐLTT) Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta có đặc điểm là
A. được quan tâm trồng mới, ngăn lũ nguồn.
B. năng suất sinh học thấp, chống sạt lở đất.
C. toàn bộ ở Nam Bộ, rộng lớn nhất thế giới.
D. nhiều loài sinh vật, phòng chống thiên tai.
Câu 28: (ĐLTT) Tài nguyên hải sản nước ta
A. nguồn lợi ven bờ đang suy giảm.
B. có nhiều rạn san hô trên các đảo.
C. kém đa dạng về thành phần loài.
D. tiêu biểu cho hệ sinh vật cận nhiệt.
Câu 29: (ĐLTT) Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp biển, phát triển kinh tế
biển của nước ta không phải là
A. phòng chống ô nhiễm môi trường biển.
B. sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển.
al
ci

C. thực hiện biện pháp phòng tránh thiên tai.


ffi
42 O

D. chú trọng nâng cao trình độ của lao động.


06 T
80 LO
33 T
03 Trợ

H
lo
Za
4

Câu 30: (ĐLTT) Vùng biển nước ta tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành vận tải biển do

A. nhiều đảo và quần đảo, vùng biển rộng.
B. vịnh cửa sông lớn, bãi triều thấp phẳng.
C. đầm phá, đồng bằng châu thổ rộng lớn.
D. vịnh nước sâu, biển không bị đóng băng.
Câu 31: (ĐLTT) Vùng ven biển nhiều nơi thuận lợi cho nghề làm muối chủ yếu do
A. gió phơn khô nóng, bờ biển dài, mùa mưa ngắn, đất cát pha.
B. ít thiên tai, độ muối cao, thủy triều phức tạp, sông nhỏ, ngắn.
C. nhiệt độ cao, mùa khô sâu sắc, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển.
D. sóng lớn, mưa ít, đồng bằng nhỏ hẹp, thực vật kém phát triển.
Câu 32: (ĐLTT) Diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang bị suy
giảm do
A. phát triển nghề làm muối, cháy rừng. C. chuyển đổi mục đích sử dụng, thiên tai.
B. đẩy mạnh khai thác dầu, sạt lở bờ biển. D. biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm biển.
Câu 33: (ĐLTT) Nhiệt độ nước biển tầng mặt của Biển Đông phân hóa đa dạng chủ yếu do
A. dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa và Tín phong bán cầu Bắc.
B. hoạt động gió mùa, vùng biển trải dài trên nhiều vĩ độ.
C. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, số giờ chiếu sáng cao.
D. dòng biển nóng hoạt động, gió tây nam và gió đông bắc.
Câu 34: (ĐLTT) Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển chủ yếu do
A. hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, bờ biển kéo dài, dải hội tụ nhiệt đới.
B. biển nóng ẩm, các khối khí di chuyển qua biển, hình dạng lãnh thổ.
C. bão và áp thấp nhiệt đới, gió mùa hoạt động, địa hình thấp dần ra biển.
D. địa hình đón gió từ biển thổi vào, biển có nhiệt độ cao, bốc hơi mạnh.
Câu 35: (ĐLTT) Đặc điểm chủ yếu của Biển Đông có ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên vùng đất
liền nước ta là
A. nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. diện tích lớn và có lượng nước rất dồi dào.
C. biển kín, các dòng biển thay đổi theo mùa.
D. diện tích lớn, nhiệt độ tăng dần về phía nam.
Câu 36: (ĐLTT) Yếu tố nào sau đây làm ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu của nước ta sâu
sắc hơn?
A. Lãnh thổ hẹp ngang, cấu trúc địa hình hướng tây bắc – đông nam.
B. Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, nhiều đồng bằng châu thổ rộng.
C. Nhiều rừng ngập mặn và đồng bằng ven biển thấp, nhỏ, hẹp ngang.
D. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, núi cao lan ra sát biển, bờ biển dài.
Câu 37: (ĐLTT) Tài nguyên sinh vật biển của nước ta đa dạng chủ yếu do
A. biển nhiệt đới ẩm gió mùa, dòng biển, vị trí địa lí.
B. diện tích biển rộng lớn, nóng ẩm, nhiều cửa sông.
al
ci

C. nhiều sinh vật phù du, biển rộng, đường biển dài.
ffi
42 O

D. có các vịnh biển, đầm phá và đảo, lượng mưa lớn.


06 T
80 LO
33 T
03 Trợ

H
lo
Za
5

Câu 38: (ĐLTT) Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
A. các dãy núi, áp thấp, bão và vận động Tân kiến tạo.
B. sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực.
C. đồng bằng ở ven biển, đồi núi và vận động kiến tạo.
D. thủy triều, thềm lục địa, các đồng bằng và cồn cát.
Câu 39: (ĐLTT) Đồng bằng ven biển Trung Bộ có nhiều dạng địa hình bồi tụ, mài mòn chủ yếu
do
A. chịu ảnh hưởng của bão, sạt lở bờ biển, cát bay.
B. các dòng biển ven bờ tác động lên các khối núi.
C. hoạt động của sóng biển, thủy triều, sông ngòi.
D. có nhiều lần biển tiến, biến thoái trong lịch sử.
Câu 40: (ĐLTT) Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta có diện tích lớn chủ yếu do
A. nhiệt ẩm dồi dào, các cửa sông, đồng bằng thấp phẳng.
B. đất phèn nhiều, biển nóng ẩm, độ mặn nước biển cao.
C. hai mùa mưa và khô rõ rệt, bốc hơi mạnh, mưa nhiều.
D. nền nhiệt cao quanh năm, độ ẩm cao, vùng biển rộng.

------ HẾT-------

Tài liệu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Không sao chép, chia sẻ mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Địa lí thầy Tùng.
Hãy là người học, người làm giáo dục văn minh.

al
ci
ffi
42 O
06 T
80 LO
33 T
03 Trợ

H
lo
Za

You might also like