You are on page 1of 4

ĐỊA LÍ THẦY TÙNG x TỔNG ÔN CHUYÊN SÂU 2024

CHUYÊN ĐỀ 3: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I. Vị trí địa lí
Câu 1: (ĐLTT) Điểm cực Bắc trên đất liền nước ta
A. nằm ven vịnh Bắc Bộ. C. giáp với Trung Quốc.
B. ở xa nhất về phía tây. D. gần đường Xích đạo.
Câu 2: (ĐLTT) Điểm cực Nam trên đất liền nước ta
A. nằm gần điểm cực Tây. C. giáp với Lào, Campuchia.
B. nằm trong múi giờ thứ 7. D. không tiếp giáp với biển.
Câu 3: (ĐLTT) Vị trí địa lí nước ta
A. nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông. C. gần trung tâm của lục địa Á – Âu.
B. ở phía đông của Thái Bình Dương. D. trên các vành đai sinh khoáng lớn.
Câu 4: (ĐLTT) Vị trí địa lí nước ta
A. nằm trên vành đai sinh khoáng. C. ở giữa trung tâm Đông Nam Á.
B. ở trong vùng có nhiều thiên tai. D. hoàn toàn nằm ở vùng xích đạo.
Câu 5: (ĐLTT) Nước ta có vị trí địa lí
A. trên vành đai sinh khoáng. C. đông nam khu vực châu Á.
B. trung tâm lục địa Á – Âu. D. ở phía đông của Biển Đông.
Câu 6: (ĐLTT) Nước ta không có vị trí địa lí ở
A. bán cầu Đông, vùng nhiệt đới. C. phía đông của Thái Bình Dương.
B. gần xích đạo, trong bán cầu Bắc. D. rìa đông bán đảo Đông Dương.
Câu 7: (ĐLTT) Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
A. Có vị trí gắn liền với lục địa Á – Âu. C. Gần đường xích đạo và chí tuyến Bắc.
B. Trong vùng có nhiều thiên tai xảy ra. D. Lãnh thổ nằm hoàn toàn múi giờ thứ 7.
Câu 8: (ĐLTT) Hệ tọa độ địa lí nước ta quy định lãnh thổ
A. toàn bộ nằm trong múi giờ số 7. C. bao gồm nhiều đảo và quần đảo.
B. trải dài trên các vĩ độ khác nhau. D. hẹp ngang theo chiều bắc – nam.
Câu 9: (ĐLTT) Biển Đông cùng các khối khí di chuyển qua biển đã đem đến cho nước ta
A. lượng mưa lớn, rải đều trong năm. C. cân bằng ẩm luôn dương, mưa nhiều.
B. nhiệt độ biến động, mưa tập trung. D. nhiều thiên tai, hai mùa mưa và khô.
Câu 10: (ĐLTT) Nằm trong khu vực nội chí tuyến nên nước ta có
A. lượng bức xạ Mặt trời lớn. C. lượng mưa lớn, độ ẩm cao.
B. khí hậu thay đổi theo mùa. D. nguồn sinh vật phong phú.
Câu 11: (ĐLTT) Thiên nhiên nước ta xanh tốt và giàu sức sống do
A. địa hình thấp dần về phía biển. C. Tín phong Đông Bắc hoạt động.
B. các khối khí di chuyển qua biển. D. đường bờ biển kéo dài bắc - nam.
Câu 12: (ĐLTT) Nằm trong khu vực châu Á gió mùa nên nước ta có
A. lượng mưa phân hóa theo thời gian. C. chế độ nhiệt biến động, nhiều nắng.
B. nguồn khoáng sản nhiều chủng loại. D. thiên nhiên giàu sức sống, xanh tốt.
al
ci

Câu 13: (ĐLTT) Vị trí địa lí tiếp giáp Biển Đông nên nước ta có
ffi
42 O

A. lượng mưa lớn, khí hậu điều hòa hơn. C. biên độ nhiệt năm nhỏ, độ ẩm khá cao.
06 T
80 LO

B. nhiều dầu mỏ, chế độ mưa phân mùa. D. nhiều thiên tai, mưa không đồng đều.
33 T
03 Trợ

H
lo
Za
Câu 14: (ĐLTT) Nằm trong khu vực gió mùa nên nước ta có
A. mùa khô và mưa phân hóa. C. Tín phong hoạt động mạnh.
B. nhiệt ẩm dồi dào, phân mùa. D. thảm thực vật giàu sức sống.
Câu 15: (ĐLTT) Nước ta có nhiều loài động vật khác nhau do
A. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. C. liền kề vành đai sinh khoáng.
B. nằm trong khu vực nhiệt đới. D. nằm trên đường di cư sinh vật.
Câu 16: (ĐLTT) Nằm liền kề với vành đai sinh khoáng nên nước ta có
A. các vùng núi đá vôi trải rộng. C. nhiều khoáng sản khác nhau.
B. thiên tai diễn biến thất thường. D. tiềm năng thủy điện khá lớn.
Câu 17: (ĐLTT) Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ đã làm khí hậu nước ta có
A. có sự phân hóa. C. tính nhiệt đới.
B. hai mùa rõ rệt. D. tính chất ẩm.
Câu 18: (ĐLTT) Nước ta nằm giữa đường Xích đạo và chí tuyến Bắc nên
A. địa hình có nhiều bậc độ cao. C. khí hậu có sự phân hóa rõ rệt.
B. sinh vật nhiệt đới là chủ yếu. D. nằm hoàn toàn ở múi giờ số 7.
Câu 19: (ĐLTT) Nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm gió mùa châu Á nên khí hậu nước
ta có
A. độ ẩm cao và chịu ảnh hưởng bởi Tín phong.
B. bức xạ Mặt trời lớn, cân bằng ẩm luôn dương.
C. lượng mưa lớn và nhiệt độ có sự phân mùa.
D. nhiệt độ cao và có sự phân hóa theo thời gian.
Câu 20: (ĐLTT) Vị trí địa lí ngã tư hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện cho nước ta
A. mở rộng thị trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B. hội nhập thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài.
C. phát triển kinh tế mở, hình thành đô thị mới.
D. chuyển giao công nghệ, khai thác tài nguyên.

II. Phạm vi lãnh thổ


Câu 21: (ĐLTT) Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm
A. vùng biển, vùng trời và quần đảo. C. đất liền, vùng biển và các hải đảo.
B. vùng đất, vùng biển và vùng trời. D. phần đất liền, hải đảo và vùng trời.
Câu 22: (ĐLTT) Vùng đất của nước ta không bao gồm
A. đồi núi. B. sông ngòi. C. đảo xa bờ. D. thềm lục địa.
Câu 23: (ĐLTT) Lãnh thổ nước ta
A. tiếp giáp với năm quốc gia trên đất liền. C. một phần nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời. D. có vị trí phía đông của Thái Bình Dương.
Câu 24: (ĐLTT) Phần đất liền nước ta
A. bao gồm các đảo và quần đảo. C. có đường bờ biển khúc khuỷu.
B. trải dài trên nhiều kinh tuyến. D. mở rộng ở khu vực Trung Bộ.
al
ci

Câu 25: (ĐLTT) Phần đất liền nước ta


ffi
42 O

A. mở rộng về hai phía đông và tây. C. tiếp giáp với vùng biển nhỏ hẹp.
06 T
80 LO

B. bao gồm nhiều đảo và quần đảo. D. có phía bắc gần đường chí tuyến.
33 T
03 Trợ

H
lo
Za
Câu 26: (ĐLTT) Vùng đất của nước ta
A. có các quần đảo lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ.
B. hẹp ngang, mở rộng đến rìa của thềm lục địa.
C. có bờ biển khúc khuỷu, trong vùng xích đạo.
D. trên vành đai sinh khoáng, giáp nhiều nước.
Câu 27: (ĐLTT) Phát biểu nào sau đây đúng về vùng đất Việt Nam?
A. Gồm toàn bộ phần đất liền, vùng thềm lục địa, các hải đảo.
B. Đường biên giới trên đất liền dài nhất là với Trung Quốc.
C. Phần lớn biên giới trên đất liền nằm ở khu vực miền núi.
D. Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo xa bờ.
Câu 28: (ĐLTT) Vùng biển nước ta
A. chiếm toàn bộ Biển Đông. C. có ít đảo và quần đảo lớn.
B. diện tích nhỏ hơn đất liền. D. tiếp giáp với nhiều nước.
Câu 29: (ĐLTT) Trong vùng biển, bộ phận được xem như lãnh thổ quốc gia trên đất liền là
A. lãnh hải. C. tiếp giáp lãnh hải.
B. nội thủy. D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 30: (ĐLTT) Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí được gọi là
A. nội thủy. C. vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 31: (ĐLTT) Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền các nước
ven biển là
A. nội thủy. C. vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 32: (ĐLTT) Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các
tài nguyên thiên nhiên ở
A. nội thủy. C. thềm lục địa.
B. lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 33: (ĐLTT) Đối với vùng đặc quyền kinh tế, các nước được phép
A. thiết lập các đảo nhân tạo.
B. tổ chức thăm dò tài nguyên.
C. tự do hàng hải, hàng không.
D. thực hiện kiểm soát thuế quan.
Câu 34: (ĐLTT) Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta nằm ở vị trí
A. cách đường cơ sở 12 hải lí về phía biển.
B. phía đông của vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. ranh giới giữa vùng nội thủy và lãnh hải.
D. cách đường bờ biển 24 hải lí về phía nam.
Câu 35: (ĐLTT) Vùng nội thủy của biển nước ta
A. nằm liền kề vùng biển quốc tế. C. là phần nằm ngầm ở dưới biển.
B. kề với vùng tiếp giáp lãnh hải. D. nằm ở phía trong đường cơ sở.
al
ci

Câu 36: (ĐLTT) Vùng nội thủy của biển nước ta


ffi
42 O

A. là một bộ phận của đất liền. C. tiếp giáp với đường bờ biển.
06 T
80 LO

B. nằm phía ngoài đường cơ sở. D. mở rộng 12 hải lí ra phía biển.


33 T
03 Trợ

H
lo
Za
Câu 37: (ĐLTT) Vùng lãnh hải của biển nước ta
A. nằm liền kề với vùng biển quốc tế.
B. rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
C. thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
D. được xem như bộ phận của đất liền.
Câu 38: (ĐLTT) Vùng đặc quyền kinh tế của biển nước ta
A. rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
B. cho phép các nước đặt ống dẫn dầu.
C. hạn chế vận tải đường biển quốc tế.
D. mở rộng đến phía ngoài thềm lục địa.
Câu 39: (ĐLTT) Thềm lục địa của biển nước ta
A. bao gồm nhiều đảo và quần đảo.
B. mở rộng đến bờ ngoài rìa lục địa.
C. nằm ngầm dưới biển và lòng đất.
D. được xem là bộ phận của đất liền.
Câu 40: (ĐLTT) Phát biểu nào sau đây không đúng về các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta?
A. Nhà nước có quyền kiểm soát thuế ở vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. Nội thủy là vùng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
C. Lãnh hải nhằm đảm bảo thực hiện chủ quyền các nước ven biển.
D. Các nước được phép đặt ống dẫn dầu ở vùng đặc quyền kinh tế.

------ HẾT-------

Tài liệu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Không sao chép, chia sẻ mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Địa lí thầy Tùng.
Hãy là người học, người làm giáo dục văn minh.

al
ci
ffi
42 O
06 T
80 LO
33 T
03 Trợ

H
lo
Za

You might also like