You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – TIN HỌC 12

BÀI 10: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ


NHẬN BIẾT
Câu 1: CSDL quan hệ được xây dựng dựa trên:
A. Mô hình phân cấp. C. Mô hình hướng đối tượng
B. Mô hình dữ liệu quan hệ D. Mô hình cơ sở quan hệ
Câu 2: Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?
A. CSDL được xây dựng trên mô hình quan hệ
B. CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu khái quát
C. Mô hình dữ liệu quan hệ
D. CSDL chứa dữ liệu có nhiều bảng liên kết nhau
Câu 3: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:
A. Cột (Field) C. Bảng (Table)
B. Hàng (Record) D. Báo cáo (Report)
Câu 4: Mô hình dữ liệu quan hệ được E. F. Codd đề xuất năm nào?
A. 1975 C. 1995
B. 2000 D. 1970
Câu 5: “có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng” có trong nội dung
đặc trưng nào của mô hình dữ liệu quan hệ?
A. Về mặt thao tác trên dữ liệu C. Về mặt cấu trúc
B. Về mặt ràng buộc dữ liệu D. Về mặt phép toán trên dữ liệu
Câu 6: Trong mô hình quan hệ, “không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn”
là ta đang xét :
A. Về mặt cấu trúc C. Về mặt các ràng buộc dữ liệu
B. Về mặt thao tác trên dữ liệu D. Về mặt phép toán trên dữ liệu
Câu 7: Hệ QTCSDL quan hệ là:
A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ.
B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ.
C. Phần mềm Microsoft Access.
D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ?
A. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng.
B. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức tạp.
C. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng
D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau.
Câu 9: Trong hệ CSDL quan hệ, thuật ngữ “bộ” dùng là để chỉ đối tượng:
A. Hàng C. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính
B. Bảng D. Cột
Câu 10: Trong hệ CSDL quan hệ, thuật ngữ “quan hệ” dùng là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu C. Hàng
B. Bảng D. Cột
Câu 11: Trong hệ CSDL quan hệ, thuật ngữ “thuộc tính” dùng là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu C. Hàng
B. Bảng D. Cột
Câu 12: Trong hệ CSDL quan hệ, thuật ngữ “miền” dùng là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính C. Hàng
B. Bảng D. Cột
Câu 13: Trong mô hình dữ liệu quan hệ, miền là:
A. Tập các kiểu dữ liệu C. Tập các thuộc tính trong một bảng
B. Kiểu dữ liệu của một bảng D. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính
Câu 14: Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua:
A. Địa chỉ của các bảng. C. Tên trường
B. Thuộc tính khóa D. Thuộc tính của các trường được chọn.
Câu 15: Mô hình dữ liệu là:
A. mô hình về cấu trúc của dữ liệu
B. mô hình về quan hệ ràng buộc giữa các dữ liệu
1
C. tập các khái niệm để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL
D. là một mô hình toán học trong đó có định nghĩa các đối tượng, các phép toán trên đối tượng
Câu 16: Tập các khái niệm và cú pháp dùng để mô tả dữ liệu, các mối quan hệ của dữ liệu, các
ràng buộc trên dữ liệu của một tổ chức được gọi là:
A. hệ cở sở dữ liệu. B. cơ sở dữ liệu.
C. mô hình dữ liệu. D. ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
HIỂU
Câu 17: Chọn phát biểu SAI, trong một CSDL quan hệ:
A. Hai bảng có thể cùng tên.
B. Khóa chính của các bảng thường không trùng nhau.
C. Hai bảng có chung một hoặc nhiều trường.
D. Khi sắp xếp, trật tự các bản ghi trong hệ thống không thay đổi
Câu 18: Trong CSDL quan hệ …:
A. Mỗi bảng có duy nhất một trường làm khóa chính. B. Không thể xây dựng báo cáo từ truy vấn.
C. Không thể sắp xếp các bản ghi theo thứ tự. D. Mỗi đối tượng được xây dựng thành một bảng,
giữa các đối tượng được liên kết với nhau qua sự
xuất hiện lặp lại của một số thuộc tính.
Câu 19: Khi nhập dữ liệu vào bảng trong CSDL quan hệ, không được bỏ trống khóa chính vì:
A. đảm bảo tính sẵn sàng của dữ liệu. B. nhận diện các đối tượng.
C. Đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu. D. đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.
Câu 20: Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG khi nói về khóa?
A. Khóa là tập hợp tất cả các thuộc tính trong bảng để phân biệt được các cá thể.
B. Khóa là một tập hợp thuộc tính vừa đủ để phân biệt được các bộ.
C. Khóa chỉ là một thuộc tính trong bảng được chọn làm khóa.
D. Khóa phải là các trường STT.
Câu 21: Khẳng định nào là SAI khi nói về khoá chính trong bảng:
A. Khi nhập dữ liệu cho bảng, dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống.
B. Trong một bảng chỉ có một trường làm khoá chính.
C. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được trùng.
D. Nếu ta quên chỉ định khoá chính thì Hệ QTCSDL sẽ tự chỉ định khoá chính cho bảng.
Câu 22: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là SAI khi nói về miền?
A. Các miền của các thuộc tính khác nhau không nhất thiết phải khác nhau.
B. Mỗi một thuộc tính có thể có hai miền trở lên.
C. Hai thuộc tính khác nhau có thể cùng miền.
D. Miền của thuộc tính họ tên thường là kiểu text
Câu 23: Hãy chọn phát biểu ĐÚNG khi nói về liên kết?
A. Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa
B. Các bảng chỉ liên kết được trên khóa chính của mỗi bảng
C. Các bảng chỉ liên kết được trên các thuộc tính có tên giống nhau
D. Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên các bộ trong bảng
Câu 24: Giả sử một quan hệ đã có dữ liệu, thao tác chỉnh sửa cấu trúc nào dưới đây không làm
thay đổi dữ liệu của quan hệ?
A. Thu hẹp kích thước của thuộc tính C. Thay đổi kiểu dữ liệu của thuộc tính
B. Thêm vào quan hệ một số thuộc tính D. Xóa một số thuộc tính
Câu 25: Chọn đáp án SAI. Trong CSDL QH, liên kết giữa các quan hệ cho phép:
A. Nhất quán dữ liệu D. Có thể có được thông tin tổng hợp từ nhiều
B. Tránh được dư thừa dữ liệu bảng
C. Tránh xóa dữ liệu
Câu 26: Trong các mô hình dữ liệu được mô tả sau đây, mô hình nào là mô hình dữ liệu quan hệ ?
A. các bản ghi được sắp xếp theo cấu trúc từ trên xuống theo dạng cây
B. một bản ghi bất kì có thể được kết nối với một số bất kì các bản ghi khác (như sự liên kết giữa các địa
chỉ trên mạng)
C. Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các bảng gồm các bản ghi. Mỗi bản ghi gồm một bộ các thuộc tính
là một hàng của bảng. Giữa các bảng có liên kết.
D. các dữ liệu và thao tác trên dữ liệu được gói trong một cấu trúc chung gọi là cấu trúc của lớp đối tượng
Câu 27: Câu nào SAI trong các câu dưới đây?
2
A. Trong một bảng có thể có nhiều khóa chính
B. Mỗi bảng có ít nhất một khóa
C. Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất
D. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các
dữ liệu
Câu 28: Câu nào ĐÚNG trong các câu dưới đây đối với khóa chính?
A. Các giá trị của nó phải là duy nhất
B. Nó phải được xác định như một trường văn bản
C. Nó phải là trường đầu tiên của bảng
D. Nó không bao giờ được thay đổi
Câu 29: Câu nào SAI trong các câu dưới đây?
A. Sự liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa
B. Trong mối liên kết giữa các bảng, bảng chính thường là bảng chứa nhiều thông tin hơn
C. Trong liên kết giữa các bảng, bảng chính là bảng để thiết lập mối quan hệ giữa các đối tượng
D. Chỉ tạo được liên kết giữa hai bảng khi hai bảng đếu có trường liên kết giống nhau về tên trường
Câu 30: Tiêu chí để chọn một trường làm khóa chính là:
A. một thuộc tính khóa của bảng. B. Nó phải là khóa có ít thuộc tính và kiểu dữ liệu đơn giản
C. trường ở trong bảng. D. có hai tính chất “đầy đủ” và “nhỏ nhất”
VẬN DỤNG
Câu 31: Danh sách của mỗi phòng thi gồm có các trường: STT, Họ Tên, Số Báo Danh, Phòng Thi,
Ta chọn khóa chính là:
A. STT B. Số báo danh C. Phòng thi D. Họ Tên
Câu 32: Giả sử một bảng có các trường SOBH (Số hiệu bảo hiểm) và HOTEN (Họ tên) thì chọn
trường SOBH làm khoá chính vì :
A. Không thể có hai bản ghi có cùng số hiệu bảo hiểm, trong khi đó có thể trùng họ tên.
B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải kiểu số.
C. Trường SOBH là trường ngắn hơn.
D. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN
Câu 33: Xét bảng đăng kí học ngoại ngữ:
Họ và tên Lớp ngoại khóa
Trần Văn Hay Anh văn - nâng cao
Phạm Văn Trung Anh văn - đọc, viết
Lê Quý Pháp văn - đọc, nghe, viết
Hồ Ngọc Nga Nhật, Trung - nâng cao
Cột “Lớp ngoại khóa” vi phạm đặc trưng nào sau đây?
A. Đa trị và phức hợp. B. Phức hợp. C. Đa trị. D. Không có tính chất nào.
Câu 34: Cho các bảng sau:
- DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai)
- LoaiSach(MaLoai, LoaiSach)
- HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia)
Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào ?
A. DanhMucSach, LoaiSach C. DanhMucSach
B. DanhMucSach, HoaDon D. HoaDon, LoaiSach
Câu 35: Cho bảng dữ liệu sau:
Ngày Mượn – Trả
Số thẻ Mã số sách
Ngày Mượn Ngày Trả
TV02 TO-012 5/9/2017 20/9/2017
TV04 TN-103 12/9/2017 17/9/2017
TV02 TN-102 24/9/2017 5/10/2017
TV01 TO-012 12/10/2017 4/11/2017
Bảng này không là một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ, vì:
A. Tên các thuộc tính bằng chữ Việt C. Quan hệ có thuộc tính phức hợp
B. Không có thuộc tính tên người mượn D. Số bản ghi quá ít
Câu 36: Cho bảng dữ liệu sau:
Số Thẻ Mã số sách Ngày Mượn Ngày Trả
3
TV02 TO-012 5/9/2017 30/9/2017
TN-103 22/10/2017 25/10/2017
TV04 TN-103 12/9/2017 15/9/2017
TV02 TN102 24/9/2017 5/10/2017
TV01 TO-012 5/10/2017
Bảng này không là một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ, vì:
A. Độ rộng các cột không bằng nhau
B. Có hai bản ghi có cùng giá trị thuộc tính số thẻ là TV02
C. Quan hệ có thuộc tính có đa trị
D. Có bản ghi chưa đủ các giá trị thuộc tính
Câu 37: Với nội dung thư viện là mỗi bạn đọc trong một ngày chỉ được mượn một cuốn sách nào
đó không quá 1 lần. Cho bảng sau:
Số thẻ Mã số sách Ngày mượn Ngày trả
TV – 02 TO – 012 5 – 9 – 2007 30 – 9 – 2007
TV – 04 TN – 103 12 – 9 – 2007 15 – 9 – 2007
TV – 02 TN – 102 24 – 9 – 2007 5 – 10 – 2007
TV – 01 TO – 012 5 – 10 - 2007
... ... ... ...
Phương án chọn khoá nào sau đây là hợp lí?
A. Khoá = {Số thẻ}
B. Khoá = {Số thẻ , Mã số sách}
C. Khoá = {Số thẻ , Mã số sách , Ngày mượn}
D. Khoá = {Số thẻ , Mã số sách , Ngày mượn, Ngày trả}
Câu 38: Trong bảng sau đây, mỗi học sinh chỉ có một mã số (Mahs), các mã số khác nhau:
Mahs HoTen Ngaysinh Lop Diachi Toan Li Hoa
0001 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12A Nội trú 10 9 8
0002 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12A 20 Lê Lợi 9 10 5
0003 Tran Van Thanh 1 – 2 – 1990 12B Nội trú 7 7 7
Phương án chọn khoá nào sau đây là hợp lí?
A. Khoá = {Mahs} C. Khoá = {HoTen, Ngaysinh, Lop}
B. Khoá = {HoTen, Ngaysinh} D. Khoá = {HoTen, Lop}
Bài 11: CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QH
NHẬN BIẾT
Câu 1: Công việc nào KHÔNG thuộc thao tác tạo lập CSDL quan hệ?
A. Truy vấn CSDL quan hệ
B. Chọn khóa chính cho quan hệ
C. Tạo liên kết giữa các quan hệ
D. Đặt tên cho quan hệ và lưu cấu trúc quan hệ
Câu 2: Công việc nào KHÔNG thuộc thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng C. Thêm bản ghi
B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp D. Nhập dữ liệu ban đầu
Câu 3: Công việc nào KHÔNG thuộc thao tác khai thác CSDLQH?
A. Tạo liên kết giữa các quan hệ C. Sắp xếp các bản ghi
B. Truy vấn CSDLQH D. Kết xuất báo cáo
Câu 4: Khai báo cấu trúc cho một bảng KHÔNG bao gồm công việc nào?
A. Nhập dữ liệu cho bảng C. Khai báo kích thước của trường
B. Đặt tên trường D. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường
Câu 5: Khi muốn thiết lập quan hệ (Relationship) giữa hai bảng thì mỗi bảng phải?
A. Có chung ít nhất một trường C. Có ít nhất một mẫu tin
B. Có ít nhất ba trường D. Có chung ít nhất hai trường
Câu 6: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là việc nào trong các việc dưới đây?
A. Tạo lập một hay nhiều bảng
B. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi
C. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu
4
D. Tạo ra một hay nhiều báo cáo
Câu 7: Trong các mô hình dữ liệu được mô tả sau đây, mô hình nào là mô hình dữ liệu quan hệ?
A. các bản ghi được sắp xếp theo cấu trúc từ trên xuống theo dạng cây
B. một bản ghi bất kì có thể được kết nối với một số bất kì các bản ghi khác ( như sự liên kết giữa các địa
chỉ trên mạng)
C. Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các bảng gồm các bản ghi. Mỗi bản ghi gồm một bộ các thuộc tính
là một hàng của bảng. Giữa các bảng có liên kết.
D. các dữ liệu và thao tác trên dữ liệu được gói trong một cấu trúc chung gọi là cấu trúc của lớp đối tượng
Câu 8: Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ?
A. Chọn khoá chính
B. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng
C. Tạo liên kết giữa các bảng
D. Nhập dữ liệu ban đầu
HIỂU
Câu 9: Phép cập nhật cấu trúc nào nêu dưới đây làm thay đổi giá trị các dữ liệu hiện có trong
bảng?
A. Thêm một trường vào cuối bảng
B. Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường
C. Đổi tên một trường
D. Chèn một trường vào giữa các trường hiện có
Câu 10: Khi tạo bảng ta không cần làm điều gì?
A. Xác định số lượng bản ghi của bảng C. Khai báo kích thước của trường
B. Đặt tên các trường D. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường
Câu 11: Chọn phát biểu ĐÚNG về khai thác CSDL
A. Các bản ghi có thể được sắp xếp theo nội dung của một hay nhiều trường
B. Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người quản trị CSDL
C. Dễ dàng xem toàn bộ bảng có nhiều trường
D. Báo cáo không thể dùng để in theo khuôn mẫu định sẵn
Câu 12: Trong CSDL, tên một học sinh trong trường "Họ Tên" được chỉnh sửa từ "Quan" thành
"Quang". Kích thước của CSDL này thay đổi thế nào khi lưu trữ?
A. Tăng 1 byte C. Không thay đổi
B. Tăng 2 byte D. Giảm 1 byte.
Câu 13: Hãy cho biết ý kiến nào là SAI. Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL cho phép:
A. Xem từng nhóm bản ghi, mỗi bản ghi tương ứng với một hàng
B. Xem từng bản ghi riêng biệt (thông thường mỗi hàng tương ứng với một bản ghi)
C. Xem từng bản ghi hay nhóm bản ghi theo dạng thiết kế (biểu mẫu xem)
D. Xem đồng thời cấu trúc và nội dung bản ghi
Câu 14: Hãy cho biết ý kiến nào là SAI . Với một bảng dữ liệu, hệ QTCSDL cho phép:
A. Xem một số trường của mỗi bản ghi
B. Xem từng bản ghi hay nhóm bản ghi theo dạng thiết kế (biểu mẫu xem)
C. Xem đồng thời cấu trúc và nội dung bản ghi
D. Xem cấu trúc bảng
Câu 15: Khai báo cấu trúc cho một bảng không bao gồm công việc nào?
A. Đặt tên trường
B. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường
C. Nhập dữ liệu cho bảng
D. Khai báo kích thước của trường
Câu 16: Câu nào SAI trong các câu dưới đây?
A. Hệ quản trị CSDL quan hệ có công cụ để kiểm soát sự ràng buộc dữ liệu được nhập vào
B. Không thể xóa được vĩnh viễn một bộ của bảng dữ liệu
C. Hệ quản trị CSDL quan hệ cho phép nhập dữ liệu trực tiếp trong bảng hoặc nhập thông qua biểu mẫu
D. Hệ quản trị CSDL có thể tự động chọn khóa
Câu 17: Sau khi thiết lập tính toàn vẹn trong liên kết giữa các bảng, khi cập nhật dữ liệu trong
CSDL quan hệ thì
A. Phải nhập dữ liệu cho bảng chính trước, bảng tham chiếu sau

5
B. Phải nhập dữ liệu cho bảng tham chiếu trước, bảng chính sau
C. Không bắc buộc, có thể nhập cho bảng tùy ý
D. Phải nhập dữ liệu cho bảng có ít thông tin trước
VẬN DỤNG
Câu 18: Quan sát lưới thiết kế sau và cho biết điều kiện lọc dữ liệu của mẫu hỏi:

A. Lọc ra những sinh viên nam ở Q3. B. Lọc ra những sinh viên ở Q3.
C. Đếm số sinh viên nam ở Q3. D. Tính tổng số sinh viên ở Q3.
Câu 19: Quan sát lưới thiết kế sau và cho biết điều kiện lọc dữ liệu của mẫu hỏi:

A. Lọc ra những sinh viên có họ “LÊ” ở khoa AV.


B. Lọc ra những sinh viên có tên “LÊ” ở khoa AV.
C. Lọc ra những sinh viên không phải họ “LÊ” ở khoa AV.
D. Tính tổng số sinh viên ở khoa AV.
Câu 20: Để tăng đơn giá cho bảng MAT_HANG lên 10%, dòng lệnh nào được chọn để thực thi:

A. 1.1*[DON_GIA] B. 0.1*DON_GIA C. 10/100*[DON_GIA] D. 1.1*DON_GIA


BÀI 13 BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG HỆ CSDL
BIẾT
Câu 1: Câu nào trong các câu dưới đây KHÔNG phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL?
A. Ngăn chặn các truy cập không được phép
B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng
C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn
D. Khống chế số người sử dụng CSDL
Câu 2: Bảo mật CSDL là:
A. chỉ quan tâm bảo mật dữ liệu
B. chỉ quan tâm bảo mật chương trình xử lí dữ liệu
C. quan tâm bảo mật cả dữ liệu và chương trình xử lí dữ liệu
D. chỉ là các giải pháp kĩ thuật phần mềm.
Câu 3: Để hệ quản trị CSDL nhận dạng được người dùng nhằm cung cấp đúng các quyền mà họ
có thể làm, hiện nay dùng phổ biến nhất là
A. mật khẩu C. dấu vân tay
B. chữ kí điện tử D. nhận dạng giọng nói
Câu 4: Hãy chọn phương án ghép SAI. Mã hóa thông tin nhằm mục đích:
A. giảm khả năng rò rỉ thông tin trên đường truyền C. tăng cường tính bảo mật khi lưu trữ
B. giảm dung lượng lưu trữ thông tin D. để đọc thông tin được nhanh và thuận tiện hơn
Câu 5: Người có chức năng phân quyền truy cập trong hệ thống là:
A. Người dùng C. Người quản trị hệ CSDL
B. Người viết chương trình ứng dụng D. Lãnh đạo cơ quan
Câu 6: Người đưa ra giải pháp tốt về phần cứng và phần mềm thích hợp để bảo mật thông tin,
bảo vệ hệ thống là:
6
A. Người dùng C. Chính phủ
B. Người phân tích, thiết kế, người quản trị CSDL D. Người đứng đầu tổ chức
Câu 7: Hãy xác định phương án ghép SAI. Lưu biên bản hệ thống là một trong các biện pháp
bảo mật và an toàn hệ thống vì :
A. hỗ trợ khôi phục hệ thống khi có sự cố kĩ thuật
B. cung cấp thông tin đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đối với hệ thống nói chung và với từng
thành phần của hệ thông nói riêng
C. dựa trên biên bản hệ thống, người quản trị phát hiện những truy cập không bình thường, từ đó có biện
pháp phòng ngừa thích hợp
D. lưu lại thông tin cá nhân của người được cập nhật
Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Biên bản hệ thống được lưu trữ dưới dạng tệp thông thường, mọi người đều có thể truy cập, đọc và
hiểu được
B. Biên bản hệ thống thường được lưu trữ dưới dạng nén, có mã hóa và phải có quyền sử dụng ở mức cao
nhất mới có thể truy cập được
C. Biên bản hệ thống được lưu trữ dưới dạng nén và mọi người dùng có thể đọc được nếu biết cách giải
mã.
D. Biên bản hệ thống do người sử dụng tạo ra
Câu 9: Biên bản hệ thống KHÔNG cho biết:
A. thông tin về những lần cập nhật cuối. B. cách nén và mã hóa dữ liệu.
C. thời điểm cập nhật. D. số lần truy cập hệ thống.
Câu 10: Thao tác với CSDL quan hệ bao gồm:
A. thêm, xóa, sửa, sắp xếp bản ghi.
B. tạo CSDL, tạo bảng, cập nhật, báo cáo.
C. tạo bảng, cập nhật, sắp xếp bản ghi, truy vấn CSDL, lập báo cáo.
D. tạo bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo.
HIỂU
Câu 11: Để nâng cao hiệu quả của hệ thống bảo vệ, ta phải:
A. ngăn chặn virus cho hệ thống. B. nhận dạng người dùng bằng mã hóa.
C. bảo vệ bằng biên bản hệ thống. D. thường xuyên thay đối tham số bảo vệ.
Câu 12: Câu nào SAI trong các câu dưới đây?
A. Hệ quản trị CSDL không cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu
B. Nên định kì thay đổi mật khẩu
C. Thay đổi mật khẩu để tăng cường khả năng bảo vệ mật khẩu
D. Hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu
Câu 13: Câu nào SAI trong các câu dưới đây?
A. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hóa
B. Mã hóa thông tin để giảm khả năng rò rì thông tin
C. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu
D. Các thông tin được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hóa
Câu 14: Câu nào SAI trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống?
A. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu,

B. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng
C. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật
D. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật
Câu 15: Chọn các phát biểu SAI trong các phát biểu dưới sau:
A. Bảo mật hạn chế được thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn
B. Có thể thực hiện bảo mật bằng giải pháp phần cứng
C. Hiệu quả của bảo mật chỉ phụ thuộc vào hệ QTCSDL và chương trình ứng dụng
D. Hiệu quả bảo mật phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách của chủ sở hữu thông tin và ý
thức của người dùng.
Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào SAI ?
A. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL
B. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau để khai thác dữ liệu cho các đối tượng
người dùng khác nhau
7
C. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền
D Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết
Câu 17: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải:
A. Thường xuyên sao chép dữ liệu
B. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ
C. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm
D. Nhận dạng người dùng bằng mã hoá
Câu 18: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hóa thông tin cần
phải:
A. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán
B. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu
C. Phải thường xuyên thay đổi để tăng cường tính bảo mật
D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập hệ thống lần đầu tiên
Câu 19: Chọn phương án ghép SAI. Người có quyền truy cập cao thì cơ chế nhận dạng phức tạp
hơn vì:
A. Người có quyền truy cập cao có khả năng truy cập tới CSDL với diện rộng hơn, nếu mật khẩu bị lộ
thì gây tác hại nhiều hơn
B. Người có quyền truy cập cao giao tiếp nhiều lần với các người dùng dưới quyền nên dễ bị lộ mật
khẩu
C. Những kẻ tấn công CSDL thường tìm các mật khẩu của những người có quyền truy cập cao để can
thiệp sâu hơn vào CSDL
D. Cơ chế nhận dạng của người có quyền truy cập cao thường là tổ hợp nhiều dạng khác nhau (mật
khẩu, chữ kí điện tử, nhận dạng giọng nói, vân tay, …) nên phức tạp hơn
Câu 20: Hệ QTCSDL không thực hiện biện pháp nào dưới đây đối với mật khẩu truy cập hệ
thống:
A. Người dùng có thể thay đổi mật khẩu
B. Bảo mật có độ dài tùy ý
C. Mật khẩu phải có độ dài ít nhất là n kí tự (thường n 6)
D. Mỗi người dùng có một mật khẩu riêng
VẬN DỤNG
Câu 21: Một cửa hàng thương mại điện tử (bán hàng trên mạng). Người mua hàng truy cập dữ
liệu ở mức nào trong các mức sau:
A. Đọc (xem) mọi dữ liệu C. Xóa, sửa dữ liệu
B. Đọc một phần dữ liệu được phép D. Bổ sung dữ liệu
Câu 22: Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị
CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền
nào dưới đây hợp lý:
A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá.
B. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung.
C. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem.
D. HS: Xem, Xoá; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá.
Câu 23: Bạn A sửa văn bản của cơ quan nhà nước, sau đó đưa lên mạng làm hoang mang dư luận.
Bạn A đã vi phạm luật nào
A. Luật gây rối an ninh xã hội C. Luật làm mất trật tự xã hội
B. Luật an ninh mạng D. Luật an ninh

You might also like