You are on page 1of 1

Dặn dò ôn tập:

- Học từ Chương 1 tới Chương 4


- Đề thi có 3 phần: 5 câu nhận định đúng sai 5 điểm, câu lý thuyết 2 điểm, câu bài
tập vi phạm pháp luật 3 điểm.
- Lưu ý 1: Tất cả các câu trả lời đều phải được viết đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
Ví dụ: Chỉ những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tham gia vào các quan hệ
pháp luật. (đúng/sai, giải thích)=> Sai. Vì: Không phải chỉ có những người từ đủ
18 tuổi trở lên mới có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật, mà những người
chưa thành niên cũng có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ví dụ: Người từ
đủ 15 tuổi đã có thể tham gia vào quan hệ pháp luật lao động theo quy định của
pháp luật.
- Lưu ý 2: Khi làm bài tập, phải phân tích dựa trên tình tiết trong bài, không
chỉ đơn thuần là nhắc lại lý thuyết. Ví dụ:

Bài 2: A nhặt được một khẩu súng K54 và một băng đạn. H ( sinh năm 1985) là
em trai của A đã hai lần lấy súng của A để khoe với bạn.
Tối ngày 19/06/2006, H mang súng đến nhà bạn chơi. Trên đường đi H cầm súng- tháo
băng đạn, lên đạn, bóp cò, rồi lại lắp băng đạn vào súng. Ít phút sau, nhìn thấy K đi xe
đạp tới. H nghĩ mình đã tháo băng đạn ra nên đã hướng súng vào K và hô: “Giơ tay lên”
rồi bóp cò làm một viên đạn bắn trúng đầu làm K chết ngay tại chỗ.
Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật của H nếu có?
- Mặt khách quan:
+ Hành vi trái pháp luật: Là hành vi của H, cầm súng bắn vào K
+ Hậu quả: K bị tử vong
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra: Hành vi trái
pháp luật của H là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của K, giữa hành vi trái pháp luật
và hậu qủa xảy ra có mối quan hệ nhân quả trực tiếp.
+ Các yếu tố khác: Thời gian: tối ngày 19/06/2006; công cụ: súng.
- Mặt chủ quan:
Lỗi: Về mặt lý trí: Vì cẩu thả, bỏ qua các nguyên tắc về an toàn khi sử dụng súng,
H đã không nhận thức được hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không
thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra. H tưởng là súng đồ chơi nên chỉ đùa giỡn.
Về mặt ý chí: Ở đây không đặt ra vấn đề về ý chí vì khi thực hiện hành vi.
Lỗi của H trong tình huống này là lỗi vô ý do cẩu thả.
- Khách thể của vi phạm pháp luật: quyền nhân thân, quyền được bảo vệ về tính
mạng của công dân, trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý của nhà nước.
- Chủ thể của vi phạm pháp luật: Là H - đã đủ tuổi thành niên, nhận thức hoàn
toàn bình thường, có đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.

You might also like