You are on page 1of 11

CẨM NANG

IB ECONOMICS
WESTMINSTER ACADEMY

westminster.edu.vn info@westminster.edu.vn 089 8585 850 WestminsterVN


Giới thiệu
WESTMINSTER ACADEMY

Cô Hoàng Hà Minh - Nhà sáng


lập Westminster Academy luôn
trăn trở xây dựng một môi trường
giáo dục, nơi học sinh trường
Westminster Academy được thành lập năm 2016, bởi những thầy cô
Quốc tế/ Chất lượng cao được
tốt nghiệp từ Trường Kinh tế & Chính trị Luân Đôn (LSE), Vương
phát triển kỹ năng và nuôi dưỡng
Quốc Anh với ước mơ xây dựng một môi trường giáo dục độc đáo và
thái độ tích cực, làm hành trang
sáng tạo nhằm khơi dậy sự tò mò, ham học hỏi và đam mê khám phá
cho các con trở thành công dân
ở mỗi học viên.
toàn cầu thế kỷ 21.
Sau hơn 7 năm hoạt động, Westminster Academy đã trở thành đơn vị
giáo dục tiên phong tại Hà Nội cung cấp chương trình Chương trình
Tutoring - Gia sư học thuật cho học sinh tại các trường quốc tế,
trường song bằng, trường chất lượng cao. Thêm vào đó, trung tâm
cũng xây dựng và phát triển thêm 2 chương trình đào tạo nổi bật là
Chương trình Mentoring - Cố vấn chiến lược phát triển bản thân và
Chương trình College Application - Tư vấn du học/ học bổng.

Đội ngũ giáo viên và quản lý của Westminster Academy đều là


những cá nhân tài năng và có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn.
Hơn 80% giáo viên của chúng tôi là các thầy cô người Việt và người
nước ngoài (Anh, Mỹ, Úc,…) tốt nghiệp Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ
từ các trường đại học danh tiếng như Đại học Cambridge, Đại học
Oxford, Trường Kinh tế & Chính trị Luân Đôn (LSE), King’s
College Luân Đôn…

Westminster Academy xác định mục tiêu và phấn đấu trở thành điểm
đến đáng tin cậy và chuyên nghiệp trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo
tiếng Anh và các môn học thuật bằng tiếng Anh cho mọi lứa tuổi với
những mục tiêu khác nhau của từng học viên.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
MÔN HỌC
Gồm 2 cấp độ Standard Level (SL) và High Level (HL) với yêu cầu
cốt lõi tương tự nhưng số giờ học khác nhau
Hệ số điểm: Kỳ thi IB Economics học sinh phải thi 2 paper. Sự khác biệt
so với A Level là thí sinh có thêm phần IA (đánh giá nội bộ).

SL

HL

Hình thức đánh giá


- Internal assessment (IA)
+ Chiếm 30% tổng số điểm với SL/ 20% HL
+ Giới hạn từ: 800 chữ

- External assessment (bài thi IB)


+ Paper 1 (30% SL, 20% HL)
Nội dung: là toàn bộ chương trình học (bao gồm 4 units) thay vì chỉ 2 units Microeconomics và
Macroeconomics
Học sinh chọn 1 trong 3 câu hỏi để trả lời
Thời gian làm bài: 1 tiếng 15 phút (thay vì 1 tiếng 30 phút như các năm trước)
Yêu cầu phải có ví dụ thực tế trong bài luận câu (b) là yêu cầu bắt buộc trong mọi band điểm, không chỉ
là band điểm cao nhất

+ Paper 2 (40% SL, 30% HL)


Chỉ chọn 1 trong 2 câu để trả lời
Thời gian làm bài tăng lên 1 tiếng 45 phút
Nhiều câu nhỏ hơn trong 1 câu (từ a đến g thay vì từ a đến d)
Có một số câu tính toán (Trước đây câu tính toán chỉ xuất hiện trong Paper 3)

+ Paper 3 (30% HL)


Làm tất cả các câu hỏi (2 câu)
Thời gian làm bài tăng lên 1 tiếng 45 phút (thay vì 1 tiếng)
Có thêm phần gợi ý một chính sách để giải quyết vấn đề nêu ra trong câu (10 điểm)
MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG
GIÁO TRÌNH IB ECONOMICS
(TỪ THÁNG 5/2022)

Unit 1: Foundation in Economics (Nền tảng Kinh tế học) được thêm vào thành một unit độc lập thay
vì là 1-2 chương ngắn. Unit này cũng bổ sung thêm phần history of economics (Lịch sử Kinh tế)

Unit 2: Microeconomics (Kinh tế vi mô)


+ Một số nội dung mới:
Behavioural economics (Kinh tế học hành vi)
Nudge theory (Lý thuyết cú hích)
Collective governance (Chính phủ tập thể) trong phần market failure (Thất bại thị trường)
+ Một số nội dung được giảm tải:
Price discrimination (Phân biệt giá)
Shut-down price (Giá ngừng kinh doanh)
SRAC
Diminishing returns, increasing returns and constant returns to scale (Hiệu suất giảm dần, hiệu
suất tăng dần và hiệu suất không đổi theo quy mô)
Implicit / economic costs (Chi phí ẩn / Chi phí kinh tế)
Non-collusive oligopoly (Độc quyền nhóm không hợp tác)
Kinked demand curve (Đường cầu gấp khúc)
XED (Độ co giãn chéo của nhu cầu)

Unit 3: Macroeconomics (Kinh tế vĩ mô)


+ Chú trọng hơn vào monetary policy (chính sách tiền tệ) của central banks (ngân hàng trung ương):
bổ sung chính sách quantitative easing (nới lỏng định lượng) và chính sách external balance (cân bằng
đối ngoại)
+ Nhấn mạnh việc các nhà kinh tế học đang dùng các biện pháp khác thay vì GDP, GNI để so sánh
chất lượng sống giữa các quốc gia
+ Yêu cầu chỉ ra việc nhiều nước phát triển (không chỉ các nước LEDCs) đang có tỉ lệ nợ chính phủ :
GDP cao, dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Unit 4: The Global economy (Kinh tế toàn cầu): Đây là chương mới, kết hợp hai chương cũ
“International economics” (Kinh tế quốc tế) và “Development economics” (Kinh tế phát triển)
+ Một số nội dung mới:
Adverse credit ratings (Xếp hạng tín dụng xấu) trong phần current account deficits (thâm hụt tài
khoản vãng lai):
International poverty rates (Tỉ lệ nghèo quốc tế)
Một số chỉ số mới: energy index, happy planet index, inequality adjusted indexes
+ Một số nội dung được giảm tải:
Terms of trade (Tỉ lệ trao đổi)
Câu a, Paper 1 (10 điểm): Đây là câu hỏi hoàn
toàn chỉ là lý thuyết trong sách giáo khoa,
không cần phải áp dụng vào đời sống thực tế hay
phân tích dữ kiện. Bạn chỉ cần nắm chắc kiến
thức trong SGK là đã ghi 8/10 điểm, đi kèm theo
PHẦN DỄ
ĂN ĐIỂM
1-2 ví dụ ngắn và phù hợp (1 câu) để tăng lên
thang điểm 9-10.
Những câu hỏi định nghĩa trong Paper 2: Chỉ
cần ghi nhớ 2 định nghĩa, bạn đã có được 4 điểm
dễ dàng.
Những câu hỏi tính toán trong Paper 2 và
Paper 3: Paper 3 thường được mệnh danh là
chiếc “phao cứu sinh” cho Paper 1 và 2 của học
sinh, vì Paper 3 có tương đối nhiều câu hỏi tính
toán hay vẽ đồ thị (sử dụng kiến thức toán học
và máy tính rất đơn giản). Chỉ cần bạn bấm máy
tính cẩn thận là ăn điểm rồi!

PHẦN
"KHÓ NHẰN"
Câu b, Paper 1 (15 điểm): yêu cầu của câu hỏi này
là nêu ra hai phía hoặc nhiều chính sách khác nhau,
đòi hỏi bạn phải ghi nhớ nhiều ví dụ cũng như mối
liên hệ giữa các lý thuyết với nhau. Ngoài ra, 4-5
điểm của câu hỏi này dành cho phần đánh giá
(Evaluation) - phần mà nhiều học sinh thường không
biết viết gì.
Câu g, Paper 2 (15 điểm): Câu hỏi này đòi hỏi học
sinh phải chọn lọc được những dữ liệu trong bài báo
liên quan đến lý thuyết kinh tế. Ngoài ra, rất nhiều
học sinh thường mắc lỗi hiểu sai bài báo, dẫn đến
phân tích và dẫn chứng sai hoàn toàn, hoặc bỏ qua
những chi tiết quan trọng, dẫn đến điểm thấp.
Câu cuối mỗi bài trong Paper 3 (10 điểm) (suggest
a policy - gợi ý đưa ra một chính sách): Đây là một
câu hỏi hoàn toàn mới trong đề thi kể từ tháng 5/2022,
nên nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và không biết cách viết
để ăn điểm. Học sinh cũng không có đề các năm trước
của dạng câu hỏi này để tham khảo.
CÁC TÀI LIỆU/
TRANG THAM KHẢO

TRANG WEB:
HTTPS://WWW.TUTOR2U.NET/
Dù đây là trang web cho hệ Cambridge, có nhiều
phần kiến thức Economics của IB và A Level khá
giống nhau. Ngoài ra, trang web này cũng tổng hợp
kiến thức đầy đủ cho cả môn Economics GCSE, qua
đó giúp các bạn học sinh đang từ hệ IGCSE lên IB
có thể làm quen dễ dàng hơn.

SÁCH "IB ECONOMICS IN A


NUTSHELL" CỦA ELLIE
TRAGAKES
Cuốn sách này luôn là một trong những “cẩm
nang” ôn tập môn Economics yêu thích của các
học sinh IB, vì cuốn sách này tổng hợp lại kiến
thức trong sách giáo khoa một cách ngắn gọn
nhưng vẫn đủ ý dưới hình thức biểu bảng. Đây
là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần ôn tập nhanh
hoặc có cái nhìn tổng quan về một chủ đề nào
đó.

KÊNH YOUTUBE JASON WELKER:


HTTPS://WWW.YOUTUBE.COM/
C/JASONWELKER/FEATURED

Đây là kênh Youtube của người đã viết cuốn sách


IB Economics của nhà xuất bản Pearsons, một
trong những nhà xuất bản với nhiều đầu sách IB
quen thuộc, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về
chất lượng bài giảng trên kênh Youtube này.
Cách học gợi ý / Lời khuyên của
giáo viên

- Hệ thống kiến thức bằng việc tự làm notes/sơ


đồ tư duy…
Một cách đơn giản để kiểm tra xem bạn có thực sự
hiểu bài hay không chính là tự làm các ghi chú của
bản thân. Ví dụ, bạn sẽ phải tự rút gon lại kiến
thức, lược bỏ những ý bạn tự thấy là không cần
thiết, trình bày lại sử dụng từ ngữ của chính mình,
… thay vì chép nguyên si từ sách giáo khoa. Đây
cũng là một cách ôn tập hiệu quả.
- Cố gắng kết nối những lý thuyết đã học với
nhau và với ví dụ thực tế trong cuộc sống
Rất nhiều phần lý thuyết trong môn IB Economics
có mối liên hệ mật thiết với nhau, ví dụ như
inflation (lạm phát) và economic growth (tăng
trưởng kinh tế) hay exchange rates (tỉ lệ chuyển
đổi) và current account balance (số dư của tài
khoản vãng lai). Vì vậy, không nên chỉ tập trung
học một chủ đề mà hãy tìm cách liên kết các chủ đề
với nhau - đây cũng chính là dạng câu hỏi thường
gặp trong Paper 1. Ngoài ra, để đạt điểm cao cho
bài luận, học sinh bắt buộc phải cung cấp những ví
dụ hoặc số liệu thực tế. Ví dụ, với mỗi chính sách,
hãy tìm kiếm trên Google một ví dụ thực tế của
chính sách đó, và dùng đi dùng lại ví dụ đó thật
nhiều lần trong lúc luyện tập viết luận để bạn có
thể ghi nhớ dễ dàng hơn.
- Luyện viết luận nhanh dưới áp lực thời gian
Viết một bài luận hoàn chỉnh trong 20-30 phút là một trong những thử thách lớn nhất của bài thi IB môn
Economics. Bạn hầu như không có nhiều thời gian để nghĩ trong lúc làm bài mà phải ngay lập tức đặt bút
viết không ngừng nghỉ. Vì vậy, hãy rèn luyện khả năng viết luận bằng cách viết mỗi tuần 1 bài luận và
tính giờ bản thân. Ban đầu, bạn hoàn toàn có thể mất 1 tiếng để viết xong 1 bài luận - đừng lo lắng. Thay
vào đó, hãy đọc kĩ lại bài luận của bản thân để tìm cách khắc phục.
Nguyễn
Việt Hà
Mình đã ôn luyện từ 5
lên 7 điểm môn Eco như
thế nào?

Trong kì thi thử của trường (trước kì thi IB thật tầm 3 tháng), mình đã rất sốc khi chỉ được chấp chới
đầu thang điểm 5 của môn Economics, đặc biệt với Paper 1 còn chưa được 50% điểm. Đây lại còn là
môn học trình độ HL, kiến thức rất nặng và khó nên mình lo sợ không thể tiến bộ kịp lên điểm 7.
Hơn nữa, mình không thể chỉ dành thời gian cho môn Economics, mình còn tận 5 môn học cũng cần
cải thiện. May thay, giáo viên bộ môn Economics của mình đã giúp đỡ, chỉ bảo mình tận tình. Vậy
nên bây giờ mình muốn chia sẻ lại những kinh nghiệm và lời khuyên của cô cho những bạn học sinh
cũng đang trong tình trạng như mình từng gặp lúc đó: hoang mang, lo sợ, mất phương hướng.

Câu nói đáng nhớ nhất của cô với mình chính là “Tragakes is
your best friend now” (Tragakes (tác giả cuốn sách giáo khoa
Economics) bây giờ là người bạn thân thiết nhất của các em).
Đúng vậy, trong cả 2 năm học IB, đặc biệt là khoảng thời gian ôn
thi, hãy đọc thật kĩ từng trang sách giáo khoa, từng định nghĩa
được tô xanh, từng hình vẽ, từng công thức. Kì thi IB không đòi
hỏi bạn phải có kiến thức kinh tế quá cao siêu - chỉ cần bạn có
thể sử dụng thành thạo tất cả những lý thuyết trong sách giáo
khoa là đã gần như nắm chắc điểm 6-7. Ngoài ra, cuốn SGK còn
có rất nhiều phần tổng hợp kiến thức hữu ích như “Glossary” (Từ
điển tra định nghĩa của tất cả các thuật ngữ trong sách) hay “Tất
cả các hình vẽ bạn cần nhớ”, cũng như vô vàn các bài thi thử
Paper 1, 2 và 3. Hãy sử dụng SGK thật thông minh nhé.

Economics là một môn học có tính thực tế cao, vì vậy đừng chỉ học lý thuyết suông từ SGK (dù nó
cũng rất quan trọng) mà hãy học cách áp dụng những lý thuyết đó vào cuộc sống. Nghe có vẻ khó,
nhưng thực chất bạn chỉ cần để ý xung quanh hơn một chút thôi. Ví dụ như, khi xem thời sự cùng
bố mẹ, bạn nghe thấy cụm từ “lạm phát” (inflation). Nếu như trước đây khi bạn thấy cụm từ này
thật mơ hồ, nhưng giờ đây, với kiến thức môn Economics, bạn đã có thể phân tích và hiểu được
nguyên nhân dẫn đến lạm phát khi nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục - một cảm giác thật
tuyệt vời phải không?
Mình đã ôn luyện từ điểm
5 lên điểm 7 môn IB
Economics như thế nào?
Ngoài ra, hãy tự tạo cho mình thói quen tiếp cận với những thông tin kinh tế-chính trị nhiều hơn, chẳng
hạn như theo dõi các trang Instagram của BBC, CNN, Bloomberg, The economist, Wall Street Journal,...
vì mỗi một giây đều xảy ra rất nhiều biến động đến nền kinh tế trên khắp thế giới, và bạn không thể viết
những thông tin cũ rích từ 10 năm trước vào trong bài luận của mình được. Đây cũng là một cách rất hiệu
quả để làm quen dần với bài IA (phân tích lý thuyết kinh tế trong một bài báo). Bạn sẽ cảm thấy rất bất
ngờ khi rất nhiều kiến thức mình học lại phổ biến trong các bài báo như vậy.

Cuối cùng, trong giai đoạn “nước rút” (tầm 3 tháng trước kì thi thật), mình chỉ có một cách ôn tập duy
nhất mà mình nghĩ là vô cùng hiệu quả, nhưng lại bị nhiều người cho là cũ rích, nhàm chán. Đó chính là
luyện đề các năm trước. Một số bạn dành quá nhiều thời gian ôn tập lý thuyết và không luyện đề mấy vì
cho rằng “phải chắc lý thuyết trước đã rồi làm gì thì làm”. Đúng vậy, nhưng luyện đề cũng chính là ôn
tập lý thuyết - việc làm đề các năm trước sẽ giúp bạn tự nhận ra phần kiến thức nào mình còn yếu và từ
đó tăng cường ôn luyện. Nhồi cả đống lý thuyết vào đầu thì dễ, nhưng làm thế nào để chắt lọc từ vô vàn
lý thuyết ấy thành những luận điểm phục vụ cho bài luận trong đề thi mới khó. Hơn nữa, bạn không thể
viết một bài luận 3 trang A4 trong 20 phút mà không rèn luyện từ trước đâu. Tin mình đi, không có cảm
giác nào tệ hơn việc bạn có rất nhiều ý hay nhưng không thể viết kịp giờ đâu!

CHIA SẺ CỦA
NGUYỄN VIỆT HÀ
TẦM NHÌN
Westminster Academy xác định mục tiêu và
phấn đấu trở thành điểm đến đáng tin cậy và
chuyên nghiệp trong lĩnh vực giảng dạy và đào
tạo tiếng Anh và các môn học thuật bằng tiếng
Anh cho mọi lứa tuổi với những mục tiêu khác
nhau của từng học viên. Ngoài việc cung cấp
kiến thức, chúng tôi hướng tới phát triển kỹ
năng và nuôi dưỡng thái độ tích cực trong từng
học viên để học viên sẵn sàng hành trang trở
thành công dân toàn cầu thế kỷ 21.

SỨ MỆNH
Sứ mệnh của Westminster Academy là giúp
học viên từng bước xây dựng tư duy phản
biện, tinh thần tự học và khả năng tiếng Anh
thành thạo để “fit in and stand out” – hòa đồng
nhưng vẫn nổi bật và có bản sắc riêng để trở
thành những chủ nhân tương lai của thế giới.

GIÁ TRỊ
CỐT LÕI
Westminster Academy đặt ra cho mình quy tắc “7 chữ C”:
Customer satisfaction – Sự hài lòng của học viên và phụ huynh là giá trị cốt lõi
Code of conduct – Chúng tôi hoạt động dựa trên tính minh bạch và chú trọng đạo
đức kinh doanh
Commitment – Chúng tôi cam kết môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp,
thân thiện, nơi mọi học viên và nhân viên đều có cơ hội phát triển
Creativity – Chúng tôi không ngừng sáng tạo và đổi mới
Cultural appreciation – Chúng tôi trân trọng các khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ,
sắc tộc, giá trị và đức tin
Care – Chúng tôi quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học viên
Community – Chúng tôi đóng góp tích cực cho cộng đồng

HÀNH TRANG TOÀN DIỆN - CÁ NHÂN HOÀN THIỆN

westminster.edu.vn info@westminster.edu.vn 089 8585 850 WestminsterVN

You might also like