You are on page 1of 19

2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 1

CHƯƠNG III
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
& CÁC MỐI LIÊN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 2

Nội dung Chương 3

Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế

Kết cấu Cán cân thanh toán quốc tế

Nguyên tắc hạch toán của cán cân thanh toán quốc tế

Thặng dư và thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế

Các mối liên hệ kinh tế quốc tế

Giải pháp hạn chế thâm hụt cán cân vãng lai

1
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 3

Tài liệu tham khảo

• Chương 3, Giáo trình Tài chính quốc tế; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ

và cộng sự

• Chương 5, Multinational Financial Management; 11th Edition,

Alan C. Shapiro

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 4

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

2
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 5

3.1.1. KHÁI NIỆM CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

• Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of payment - BOP) là một bản

báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao
dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một
thời kỳ nhất định, thường là một năm (Điều 3 Nghị định
16/2014/NĐ-CP)

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 6

3.1.1. KHÁI NIỆM CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

• Người cư trú là các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều kiện về cư

trú theo quy định Pháp luật cụ thể của từng quốc gia.
• Người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam được xác định

theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTV ngày
13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3
năm 2013.

3
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 7

3.1.1. KHÁI NIỆM CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


- Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017);
(ii) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;
(iii) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động
tại Việt Nam;
(iv) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại (i), (ii), (iii);
(v) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở
nước ngoài;
(vi) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng;
công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại (iv), (v) và cá nhân đi theo họ;
(vii) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
(viii) Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ
quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;
(ix) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước
ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước
ngoài tại Việt Nam.
- Người không cư trú là các đối tượng không thuộc các trường hợp của người cư trú.

Nguồn: Khoản 2, 3 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, sửa đổi 2013

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 8

Nguyên tắc lập BP của Việt Nam


Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam thực hiện theo các nguyên tắc được quy
định tại Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP, bao gồm:
- Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực
tiễn của Việt Nam.
- Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).
- Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân
hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
- Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:
+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ
đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp
dụng trong kỳ báo cáo;
+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá
quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP.
- Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa
người cư trú và người không cư trú.
- Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm
giao dịch.

4
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 9

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

• BOP bao gồm các cán cân chủ yếu:

• Cán cân vãng lai (Current Account)

• Cán cân vốn (Capital Account)

• Cán cân tài chính (Financial Account)

• Dự trữ chính thức (Official Reserve)

• Sai số thống kê (Omission & Mistake)

• Cán cân tổng thể (Overall Balance)

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 10

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TÊ


Cán cân vãng lai

• Cán cân vãng lai ghi lại dòng dịch chuyển thuần của hàng hóa,
dịch vụ và chuyển giao một chiều.
• Cán cân vãng lai bao gồm các bộ phận cơ bản:
• Cán cân thương mại (hàng hóa ròng) - Trade balance
• Cán cân dịch vụ (dịch vụ ròng) – Service account.
• Cán cân thu nhập (thu nhập ròng) – Income account.
• Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (ròng) - Unilateral
transfers.

5
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 11

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Cán cân vãng lai

• Cán cân thương mại phản ánh chênh lệch giữa những khoản

thu từ xuất khẩu hàng hóa và các khoản chi cho nhập khẩu
hàng hoá.
• Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hiển thị (visible)

do nó chỉ phản ánh các hàng hóa nhận thấy được bằng mắt
thường khi di chuyển qua biên giới.

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 12

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Cán cân vãng lai

• Cán cân dịch vụ phản ánh các khoản thu, chi từ hoạt động dịch
vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng
không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và các hoạt động dịch vụ
khác giữa những người cư trú và không cư trú.

6
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 13

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Cán cân vãng lai
Cán cân thu nhập
• Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền
thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền hay hiện vật do
người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.
• Thu nhập về đầu tư: Là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực
tiếp, lãi đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải
trả của các khoản vay giữa người cư trú và không cư trú.

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 14

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Cán cân Vãng lai

• Cán cân chuyển giao một chiều ghi lại các khoản viện trợ
không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao
khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không
cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại.
• Cán cân dịch vụ, thu nhập, chuyển giao một chiều không thể
quan sát trực quan được nên được gọi là cán cân không hiển thị
(invisible).

7
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 15

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Cán cân Vốn
• Cán cân vốn gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và
không cư trú về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài
chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân.
+ Chuyển giao vốn (chuyển giao vốn một chiều): Là các khoản
cho, tặng (bằng tiền hoặc hiện vật) giữa người cư trú và người
không cư trú cho mục đích đầu tư.
+ Mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất: có thể là tài sản
hữu hình (như đất đai, tài sản dưới lòng đất, tài sản tự nhiên…) và
tài sản vô hình (bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu…)

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 16

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Cán cân Tài chính
Cán cân tài chính ghi lại những khoản đầu tư và vay nợ của chính phủ
và các cá nhân. Cán cân tài chính bao gồm:
• Đầu tư trực tiếp: chủ sở hữu vốn trực tiếp điều hành và quản lí quá
trình sử dụng vốn. Mục đích là mang lại lợi nhuận lâu dài cho chủ
đầu tư. NĐT nước ngoài góp từ 10% VĐT trở lên.
• Đầu tư gián tiếp: là hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài
nằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành
và quản lí quá trình sử dụng vốn
• Giao dịch tài chính phái sinh
• Đầu tư khác: Vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và
tiền gửi giữa người cư trú và người không cư trú

8
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 17

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Cán cân Dự trữ chính thức
• Dự trữ chính thức bao gồm:
• Vàng
• Các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi
• Chức năng của cán cân:
• Đo lường sự thay đổi của dự trữ quốc tế của ngân hàng TW
• Phản ánh tình trạng dư thừa/thiếu hụt của cán cân vãng lai và
cán cân tài chính

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 18

3.1.2. KẾT CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Nhầm lẫn, sai sót thống kê

• Nhầm lẫn, sai sót thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế thực
tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép không
chính xác.

9
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 19

3.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN

• BOP được hạch toán theo nguyên tắc bút toán kép:
• Vế thu (receipt): Mỗi khoản thu từ người không cư trú được ghi
có và được biểu hiện bằng dấu (+).
• Vế chi (payment): Mỗi khoản chi cho người không cư trú được
ghi nợ và được biểu hiện bằng dấu (-).
• Do BOP được hạch toán theo nguyên tắc bút toán kép nên BOP
luôn cân bằng về tổng thể.

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 20

3.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN

• Các bút toán ghi có (+) phản ánh cung ngoại tệ (hay cầu nội
tệ).
• Các bút toán ghi nợ (-) phản ánh cầu ngoại tệ (hay cung nội tệ).
• Mọi giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú
làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ đều được ghi có (+)
trong BOP; mọi giao dịch kinh tế làm phát sinh cầu ngoại tệ và
cung nội tệ đều được ghi (-) trong BOP.

10
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 21

3.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN


Hiệu ứng thuần – Net Effect

• Tổng các cán cân


Cán cân vãng lai + Cán cân vốn và tài chính + Dự trữ chính
thức
+ (nhầm lẫn, sai sót thống kê) = 0

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 22

3.1.4. THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP

• Do nguyên tắc hạch toán kép, BOP luôn cân bằng về tổng thể.
• Khi nói đến cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư, các nhà
kinh tế muốn nói đến thặng dư hay thâm hụt của một nhóm hay
các cán cân bộ phận nhất định trong BOP.

11
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 23

Cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam ,QI/2020

ĐVT: triệu USD, Nguồn: SBV

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 24

Cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam ,QI/2020

ĐVT: triệu USD, Nguồn: SBV

12
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 25

CÁC MỐI LIÊN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 26

3.2. CÁC MỐI LIÊN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

• Các mối liên hệ kinh tế quốc tế (Global Linkages) là một tập


hợp các đồng nhất thức cơ bản của kinh tế vĩ mô.
• Những đồng nhất thức này thể hiện mối liên quan giữa tiêu
dùng trong nước và sản xuất trong nước với cán cân vãng lai
và cán cân tài chính.

13
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 27

3.2.1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ, TIẾT KIỆM


TRONG NƯỚC VÀ CÁN CÂN TÀI CHÍNH
• Thu nhập quốc gia – National Income - NI bao gồm tiêu dùng
C và tiết kiệm S
NI = C + S (3.1)
• Chi tiêu quốc gia (National spending NS) được chia thành tiêu
dùng C và đầu tư I:
NS = C + I (3.2)
Lấy (3.1) - (3.2), ta được:
NI - NS = S - I (3.3)

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 28

3.2.1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ, TIẾT KIỆM


TRONG NƯỚC VÀ CÁN CÂN TÀI CHÍNH
• Nếu NI >NS, S > I, có nghĩa là dư thừa vốn. Vốn dư thừa phải
đem đầu tư ở nước ngoài.
• Trong một hệ thống tỷ giá thả nổi thì, tiết kiệm dư thừa
(excess saving) = số dư của cán cân tài chính

14
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 29

3.2.1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ, TIẾT KIỆM


TRONG NƯỚC VÀ CÁN CÂN TÀI CHÍNH
• Điều này có nghĩa:
• Một quốc gia sản xuất nhiều hơn chi tiêu sẽ tiết kiệm nhiều
hơn đầu tư trong nước. Khoản vốn thuần dịch chuyển ra bên
ngoài tạo ra thâm hụt cán cân tài chính.
• Một quốc gia chi tiêu nhiều hơn sản xuất sẽ tạo ra dòng dịch
chuyển vốn thuần vào trong nước. Điều này làm cán cân tài
chính dư thừa.

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 30

3.2.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁN CÂN VÃNG


LAI VÀ CÁN CÂN TÀI CHÍNH
• Ta có đồng nhất thức sau
NI - NS = X - M (3.4)
Trong đó X = xuất khẩu
M = nhập khẩu
X-M = Cán cân thương mại, dịch vụ = bộ phận của cán cân
vãng lai (current account (CA)).

15
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 31

3.2.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁN CÂN VÃNG


LAI VÀ CÁN CÂN TÀI CHÍNH
• Lấy (3.3) + (3.4)
S - I = X - M (3.5)
• Nếu S - I = Đầu tư nước ngoài thuần (Net Foreign Investment
(NFI)) thì
NFI = X - M (3.6)

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 32

3.2.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁN CÂN VÃNG


LAI VÀ CÁN CÂN TÀI CHÍNH
• Điều này có nghĩa:
• Nếu CA dư thừa, quốc gia phải có xuất khẩu thuần về vốn, FA
thâm hụt.
• Nếu CA thiếu hụt, quốc gia là một nước nhập khẩu vốn, FA
thặng dư.
• Nếu NS > NI, phần vượt trội này là do thương mại quốc tế.

16
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 33

3.2.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁN CÂN VÃNG


LAI VÀ CÁN CÂN TÀI CHÍNH
NI - NS = S – I = X – M

CA = - FA

Một quốc gia không thể giảm thâm hụt cán cân vãng lai hoặc gia
tăng thặng dư cán cân vãng lai trừ khi đáp ứng cả hai điều kiện
sau:

• Nâng cao thu nhập quốc gia (tổng sản phẩm quốc dân) so với

chi tiêu quốc gia;

• Tăng tiết kiệm so với đầu tư trong nước.

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 34

3.2.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁN CÂN VÃNG


LAI VÀ CÁN CÂN TÀI CHÍNH
Tuy nhiên, thâm hụt cán cân vãng lai không thể hiện một nền kinh tế
yếu kém và ngược lại, thặng dư cán cân vãng lai không thể hiện một
nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao.
Cán cân vãng lai thâm hụt có thể phản ánh (1) tỷ lệ tiết kiệm thấp ở một
quốc gia hoặc (2) một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, nhiều
cơ hội đầu tư lợi nhuận cao, thu hút nguồn vốn nước ngoài chảy vào để
đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Cán cân vãng lai thặng dư có thể (1) phản ánh tỷ lệ tiết kiệm cao hoặc
(2) một quốc gia có tốc độ tăng trưởng thấp, dòng vốn chảy ra nước
ngoài để tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn.

17
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 35

3.2.3. NGÂN SÁCH QUỐC GIA VÀ THÂM HỤT


CÁN CÂN VÃNG LAI
• Thu nhập quốc gia = Tiêu dùng tư nhân + tiết kiệm tư nhân
+ Thuế.
• Chi tiêu quốc gia
= Tiêu dùng tư nhân + đầu tư tư nhân + tiêu dùng chính
phủ.
• Thu nhập quốc gia – Chi tiêu quốc gia
= (Tiết kiệm tư nhân - đầu tư tư nhân) - (tiêu dùng
chính phủ - thuế)
NI – NS = − − ( − )
CA = ( − ) − ( − ) ( . )

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 36

3.2.3. NGÂN SÁCH QUỐC GIA VÀ THÂM HỤT


CÁN CÂN VÃNG LAI
CA = Dư thừa tiết kiệm tư nhân (Private Saving Surplus) – thâm
hụt ngân sách quốc gia (Government budget deficit).
• CA thâm hụt có nghĩa là quốc gia đó không tiết kiệm đủ để tài trợ
cho đầu tư và phần thâm hụt ngân sách.
• CA dư thừa có nghĩa là quốc gia đang tiết kiệm nhiều hơn nhu cầu
cần thiết để đầu tư và bù đắp thâm hụt.
• Vì vậy, việc điều chỉnh cán cân vãng lai chỉ có hiệu quả nếu tác động
đến cả tiết kiệm tư nhân, đầu tư tư nhân và/hoặc thâm hụt của chính
phủ.

18
2023

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 37

3.3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT CA

• Phá giá đồng tiền


• Tăng cường bảo hộ trong nước
• Hạn chế vay nợ nước ngoài
• Khuyến khích gia tăng tiết kiệm

2023 Khoa Tài chính - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 38

THANK YOU!

19

You might also like