You are on page 1of 2

1.

Thế nào là ô nhiễm ánh sáng:


-Ô nhiễm ánh sáng xảy ra do việc sử dụng sai hướng hoặc quá mức ánh sáng nhân
tạo từ đèn điện. Đây là tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái.
+ Hậu quả của ô nhiễm ánh sáng:
-Ánh sáng chói dẫn đến điều kiện lái xe không an toàn. Tiếp xúc với anh sáng lây sẽ
gây ra đau đầu, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, căng thẳng thần kinh( rối loạn nhịp sinh
học). Ngoài ra, ô nhiễm ánh sáng tác động tiêu cực đến sinh lý động thực vậtt, làm
rối loạn chuyển hướng của động vật, thay đổi tương tác cạnh tranh. Điều đó dẫn đến
mất cân bằng sinh thái. Sử dụng ánh sáng không cần thiết gây lãng phí năng lượng,
tăng chi phí sản xuất và tiêu dùng.
Câu hỏi: trong 4 cách sử dụng đèn đường ở hình 1.3, cách nào ít gây ô nhiễm ánh
sáng nhất? Tại sao?

- cách 4 ít gây ô nhiễm ánh sáng nhất vì lượng ánh sáng đủ dùng chứ không như 3
cách kia chiếu sáng phần không phải mặt đường.
*Tìm hiểu thêm:Ô nhiễm ánh sáng ở các dạng khác nhau như ánh sáng xâm nhập
không mong muốn, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng chói, ánh sáng lộn xộn và ánh sáng
chiếm dụng bầu trời. Bạn hãy tìm hiểu thêm về các dạng ô nhiễm ánh sáng này

- Ánh sáng xâm nhập không mong muốn là ánh sáng xâm nhập vào khu vực sinh sống
của một người khác mà người đó không hề mong muốn.

- Lạm dụng ánh sáng là sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết, ánh sáng sử dụng không
có mục đích.

- Ánh sáng chói là hệ quả đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Điều này
còn khiến cho mắt người cảm thấy khó khăn trong việc nhận dạng những sự khác
biệt trong ánh sáng.

- Ánh sáng lộn xộn là nhóm ánh sáng không có hướng xác định, phát tán lộn xộn.

- Ánh sáng chiếm dụng bầu trời là các quầng sáng, vùng sáng của bầu trời đêm tại
khu vực có người ở.

Dưới đây là bảng độ chói của 1 số nguồn sáng

You might also like