You are on page 1of 39

CHƯƠNG

ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH


QUỐC TÉ

XUÁT KHÁU PIN ĐÂ QUA sử DỤNG SANG MEXICO

Tình huống mở đầu


hì là một kim loại vô cùng độc hại. Nồng độ chì gia tăng trong cơ thể có thể dẫn tới tổn thương

C nhiều bộ phận và các mô, bao gồm cả tim, xương, ruột, thận, cơ quan sinh sản và hệ thống
thần kinh. Tiếp xúc với chì cao ở trẻ nhỏ đặc biệt đáng lo ngại. Điều này có thể dẫn tới suy
giảm trí thông minh và giảm khả năng học tập, suy giảm thính lực, giảm khả năng tập trung, gây ra
hiếu động thái quá, và các hành vi đi ngược lại với xã hội. Do đó không đáng ngạc nhiên khi tiếp
xúc với chì đã được quy định nghiêm ngặt ờ các quốc gia phát triển, ở Hoa Kỳ, Cơ quan Bảo vệ
Môi trường (Environmental Protection Agency - EPA) đã quy định các điều lệ nghiêm ngặt nhằm
hạn chế ô nhiễm chì. Một trong những hệ quả của các điều lệ này là làm gia tăng chi phí tái chế
pin chì. Tuy nhiên, các điều lệ này không nghiêm cấm các công ty xuất khẩu pin đã qua sử
dụng sang các nước khác có tiêu chuẩn thấp hơn và việc thực thi luật pháp lỏng lẻo hơn.
Một nghiên cứu tiến hành bởi các phóng viên của tờ Thời báo New York cho thấy
khoảng 20% các phương tiện và pin công nghiệp đã qua sử dụng tại Hoa Kỳ đã được xuất
khẩu sang Mexico vào năm 2011, tăng 6% so với năm 2007. Chì sau đó được chiết xuất
từ pin và bán lại trên thị trường hàng hóa. Đây là một ngành kinh doanh đang ngày càng
ăn nên làm ra. Giá chì phế liệu đứng ờ mức 0,42$/pound (cân Anh) vào tháng 1 năm
2012, tăng lên từ mức 0,05$/pound mười năm trước đó. Tái chế tại Mexico cũng là
một ngành kinh doanh không “sạch sẽ”. Mặc dù Mexico có một số điều luật quy
định về nấu chảy và tái chế chì nhưng luật pháp lỏng lẻo hơn tiêu chuẩn của Hoa
Kỳ; các nhà máy được phép thải ra hơn gấp 20 lần so với mức tương ứng của
Hoa Kỳ. Vấn đề còn tệ hơn ở chỗ, thực thi luật pháp còn lỏng lẻo hơn do
thiếu ngân sách. Một nghiên cứu gần đây của Chính phủ ở Mexico đã chỉ
ra rằng 19 trong số 20 nhà máy tái chế không được ủy quyền hợp pháp
để nhập khẩu chất thải độc hại, bao gồm pin chì.
Tại một số nhà máy ờ Mexico, pin được tháo dỡ thủ công bằng búa và chì
được nung chảy ra trong lò mà ống khói thải trực tiếp ra không khí. Một mẫu đất thu
thập gần sân trường bên cạnh một nhà máy tái chế như vậy cho thấy hàm lượng chì
là 2000 phần triệu, cao gấp năm lần so với giới hạn dành cho các khu vực sân chơi
cho trẻ em theo quy định của EPA tại Hoa Kỳ. Các phóng viên của Thời báo New
York ghi nhận một số trường hợp trẻ em sống gần nhà máy này có hàm lượng chì
gia tăng trong cơ thể. Một em bé 4 tháng tuổi có 24,8 micro-gram chì trong một đề-
xi-lít máu, gần gấp hai lần rưỡi mức độ thường thấy ờ trẻ thiểu năng nghiêm trọng.
Phần lớn pin chì xuất khẩu sang Mexico được thực hiện bởi các trung gian ở
Hoa Kỳ - những người mua pin cũ và vận chuyển qua biên giới tới xưởng gia công
rẻ nhất, thông thường là một công ty Mexico. Một vài công ty lớn cũng kinh doanh
trong ngành này, mặc dù hầu hết họ có nỗ lực và tuân thủ tiêu chuẩn cao hơn. Một
công ty pin lớn của Hoa Kỳ, Exide, có năm nhà máy tái chế ở Mỹ, nhưng không có
nhà máy tái chế nào ở Mexico. Theo một quan chức của Exide thì công ty không có
ý định lách luật. Một nhà sản xuất pin lớn khác của Hoa Kỳ, Uohnson Controls, có
vận chuyển một số lượng lớn pin sang Mexico, nhưng họ có nhà máy tái chế riêng
tại đó và sẽ khai trương một nhà máy khác vào năm 2013. Uohnson Controls phát
biểu rằng các nhà máy tại Mexico của mình tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt hơn
của Hoa Kỳ chứ không phải theo tiêu chuẩn Mexico, công nhân tiến hành tái chế
tại Mexico có nồng độ máu thấp hơn quy chuẩn của Hoa Kỳ nhưng cao hơn mức
trung bình khá nhiều.

Nguồn: E. Rosenthal, “Used Batteries from u.s. Expose Mexicans to Risk,” , The New York Times, December 9,
2011, pp. A 1, A12; “New Report Detailing Eailures of Mexican Battery Recyclers proves the Exportation of SLABs
Must Be stopped,” Business Wire, June 15, 2011; and “dohnson Controls Announces Planned Investment in Its
Automotive Battery Recycling Center in Mexico," PR Newswire, August 30, 2011.

Mở đầu
Tình huống mở đầu mô tả ngành kinh doanh xuất khẩu pin chì đã qua sử dụng từ
Mỹ sang Mexico ngày càng phát đạt, tại đó chì được chiết xuất và bán kiếm lời. Vì
luật lệ vể môi trường và thực thi pháp luật ở Mexico lỏng lẻo hơn, thông lệ này có
thê’ dẫn tới mức độ ô nhiễm chì cao hơn nhiễu so với mức cho phép tại Mỹ. Tham
gia vào các hoạt động như vậy là có đạo đức hay không? Hầu hết sẽ trả lời không
bất kể việc thông lệ này vẫn diễn ra rộng rãi; 20% số lượng pin chì của Mỹ được
đưa tới điểm cuối cùng là các nhà máy tái chế ở Mexico. Một công ty tham gia vào
ngành kinh doanh tái chế chì nên làm gì? M ột cách tiếp cận, dẫn đầu bởi Exide, là
từ chối xuất khẩu pin đã qua sử dụng sang Mexico, mặc dù điểu này khiến Exide
tốn chi phí cao hơn. M ột nhà sản xuất Hoa Kỳ khác, Johnson Controls, tái chê' ở
Mexico, nhưng có nhà máy riêng tại đó tuân theo tiêu chuẩn môi trường của Mỹ.
Cả Exide và Johnson Controls đểu có vẻ hoạt động hỢp tình hỢp lý trong kinh
doanh, nhưng rõ ràng rất nhiều nhà sản xuất khác thì không như vậy.
Các vấn để vể đạo đức thường nổi lên nhiều hơn trong kinh doanh quốc tế,
thường là do thực hành kinh doanh và luật lệ khác nhau từ nước này sang nước

182 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


khác. Đối với ô nhiễm chì chẳng hạn, những điểu được cho phép ở Mexico thì lại bị
cấm ở Hoa Kỳ. Những khác biệt này có thế tạo ra các tình huống tiến thoái lưỡng
nan trong kinh doanh. Nắm được bản chất của các tình huống khó xử và quyết
định nên theo đuổi hành vi như thế nào khi gặp một vấn đề nan giải như vậy là
trọng tâm của chương này.
Thuật ngữ “đạo đức” đưỢc hiểu là các quy tắc về cái đúng và cái sai được chấp • Đạo đức kinh doanh
nhận rộng rãi, chi phối cách hành xử của một con người, các thành viên của một Các quy lắc về cái đúng và cái
sai được chấp nhận rộng rãi, chi
hiệp hội, hoặc các hoạt động của một tổ chức. Đạo đức kinh doanh là các quy tắc
phối cách hành xử của người
về cái đúng và cái sai đưỢc chấp nhận rộng rãi, chi phối cách hành xử của người làm kinh doanh
kinh doanh, và chiến lược vể đạo đức là một chiến lược hoặc cách hành xử nhâm
không vi phạm những quy tắc đã được chấp nhận nói trên. Chương này nhìn nhận • Chiến lưạc về đạo đức
vấn để đạo đức nên được đưa vào quá trình ra quyết định như thế nào đối với kinh Một chiến lược hoặc cách hành
doanh quỗc tê. Chương này cũng rà soát lại nguyên nhân đằng sau việc ra quyết xử nhằm không vì phạm những
quy tắc đã được chấp nhận
định vể đạo đức yếu kém và thảo luận các tiếp cận triết học khác nhau đối với đạo
đức kinh doanh. Chương này kết thúc với việc xem xét lại các quy trình khác nhau
mà những nhà quản lý cần phải áp dụng để đảm bảo các cân nhắc về đạo đức là một
phần trong tiến trình ra quyết định trong kinh doanh quốc tế.

MỤC TIÊU HỌC TẬP 1


Các Vấn đề đạo đức trong kinh doanh Nắm được các vấn đề về đạo
đức mà các công ty quốc tế
quốc tế đang phải đốl mặt

Nhiều vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế xuất phát từ thực tế là hệ thống
chính trị, luật pháp, phát triển kinh tế, và văn hóa khác nhau rõ rệt từ quốc gia này
sang quốc gia khác. Một thông lệ được coi là bình thường ở một quốc gia này lại có
thể bị coi là vô đạo đức ở một quốc gia khác. Khi làm việc trong các tổ chức xuyên
biên giới và văn hóa, các nhà quản lý ở các công ty đa quốc gia cần phải đặc biệt
nhạy cảm đối với những khác biệt này. Trong bối cảnh kinh doanh quốc tế, các vấn
để đạo đức thường gặp nhất thường xoay quanh thông lệ tuyển dụng, quyển con
người, quy định môi trường, tham nhũng, và nghĩa vụ đạo đức của các tập đoàn đa
quốc gia.

THÔNG LỆ TUYỀN DỤNG Khi các điều kiện làm việc ở nước sở tại rõ ràng
kém hơn so với các điểu kiện này ở nước chủ nhà của một công ty đa quốc gia thì
tiêu chuẩn nào nên đưỢc áp dụng? Các tiêu chuẩn của nước sở tại, của chính quốc
hay một quốc gia thứ ba nên đưỢc lựa chọn? Mặc dù một vài người đề xuất rằng
điểu kiện làm việc và tiển lương nên ngang bằng giữa các quốc gia, chênh lệch bao
nhiêu là chấp nhận được? Ví dụ, trong khi tình trạng công nhân phải làm việc 12
tiếng một ngày, nhận mức lương rẻ mạt và không được bảo vệ khỏi hóa chất độc
hại có thê’ là phổ biến ở một số quốc gia đang phát triển, điểu này có nghĩa là các
công ty đa quốc gia cũng có thể chấp nhận điểu kiện làm việc như vậy ở các chi
nhánh ở nước ngoài hay không hay họ nên bỏ qua điều này bằng cách sử dụng thầu
phụ (tình huống mở đẩu chương đưa ra ví dụ về việc này) ?

Chương 5-. Đạo đức trong kinh doanh guốc tế 183


Vào thập niên 90, Nike thấy mình đang nằm ở tâm điểm của làn sóng phản đối
khi báo chí đưa tin là điểu kiện làm việc ở nhiêu nhà thầu phụ của công ty này rát tổi
tàn. Các cáo buộc điển hình đưỢc thông tin chi tiết trong một chương trình có tên
là 48 giờ phát sóng vào năm 1996. Báo cáo này phác thảo hình ảnh của một phụ nữ
trẻ phải tiếp xúc với vật liệu độc hại sáu ngày một tuần trong điểu kiện tổi tàn chỉ với
lương 20 cent một giờ ở một nhà thầu phụ tại Việt Nam. Báo cáo cũng nói rằng mức
lương đủ sống ở Việt Nam là 3$/ngày - mức thu nhập chỉ có thể đạt được nếu lủiư
tích cực làm thêm ngoài giờ. Nike và các nhà máy gia công đã không vi phạm bất cứ
bộ luật nào, nhưng báo cáo này và các báo cáo tương tự, làm dấy lên câu hỏi về đạo
đức của việc vắt kiệt sức lao động trong các công xưởng tổi tàn để làm ra những phụ
kiện thời trang cơ bản. Điểu đó có thể hỢp pháp, nhưng liệu việc sử dụng các nhà máy
gia công mà theo tiêu chuẩn của phương Tây, rõ ràng đang lạm dụng sức lao động
của nhân công có phải là hỢp đạo lý hay không? Các nhà phê bình Nike cho rằng
không và công ty đã trở thành tâm điểm của một làn sóng phản đối và tẩy chay của
người tiêu dùng. Những phát hiện xung quanh việc sử dụng nhà thầu phụ của Nike
buộc công ty phải đánh giá lại các chính sách của mình. Nhận ra rằng các chính sách
cho nhà thầu phụ dù không phạm luật nhưng vẫn bị coi là vi phạm đạo đức, lãnh đạo
của Nike đã thiết lập một bộ quy tắc ứng xử cho các nhà thầu phụ và thường xuyên
yêu cầu các kiểm toán viên độc lập kiểm tra các nhà thầu phụ hàng năm.'
Dựa trên cầu chuyện của Nike, có thể khẳng định mạnh mẽ rằng các công ty
đa quốc gia không nên nhân nhượng với điểu kiện làm việc tổi tàn khi hoạt động
ở nước ngoài hay điểu kiện làm việc của các nhà thầu phụ. Tuy nhiên, câu hỏi liệu
các tiêu chuẩn nào nên đưỢc áp dụng vẫn còn bỏ ngỏ. Chúng ta sẽ quay trở lại và
xem xét vấn đề này chi tiết ở phần sau của chương. Tại thời điểm này, nên lưu ý
rằng thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được để bảo vệ các quyển
cơ bản và danh dự của nhân công, thanh tra kiểm tra các chi nhánh và nhà thầu phụ
ở nước ngoài thường xuyên đê’ đảm bảo các tiêu chuẩn này đưỢc thực hiện, và có
biện pháp xử lý nếu không đạt chuẩn là một cách hiệu quả để xử lý vi phạm vể đạo
đức. M ột công ty phương Tây khác, Levi Strauss, đã sử dụng cách tiếp cận này từ
láu. Công ty đã chấm dứt hỢp đổng dài hạn với một trong những nhà cung cấp lớn
của mình, gia đình nhà Tan, sau khi khám phá ra râng nhà Tan đã bị cáo buộc bắt
ép 1.200 phụ nữ Trung Quốc và Philippines làm việc 74 giờ một tuần ở những khu
đất biệt lập có canh giữ tại hòn đảo Mariana.^ Để biết một ví dụ khác vể thông lệ
trong công việc của các nhà cung cấp, vui lòng đọc Tiêu điểm Quản trị dưới đầy,
có để cập tới điểu kiện làm việc tại một nhà máy cung cấp iPod cho hãng Apple.

QUYÈN CON NGƯỜI Các câu hỏi vể quyển con người có thể xuất hiện trong
kinh doanh quốc tế. Các quyển cơ bản của con người vẫn còn chưa đưỢc tôn trọng
ở nhiều quốc gia. Các quyển đưỢc cho là hiển nhiên ở các nước phát triển, như là
quyển tự do lập đoàn hội, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do di chuyển, tự do
chống lại áp lực chính trị,... không đưỢc công nhận trên phạm vi toàn cầu (Chi
tiết xem Chương 2). M ột trong những ví dụ điển hình trong lịch sử là Nam Phi vào
thời kì người da trắng làm chủ và chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid) kéo dài
tới tận năm 1994 mới chấm dứt. Chế độ phân biệt chủng tộc không công nhận các
quyền chính trị cơ bản đối với phần đông dân số không phải da trắng của Nam Phi,

184 Phẩn 2: Sự khác biệt quốc gia


i
O m. TIÊU 0IỂM QUẢN TRỊ

ngưỡng 60 giờ một tuần được cho phép ở Apple, và nhà ở của
Sản xuắt iPod cho Apple họ lả không đạt tiêu chuẩn. Dưới áp lực từ phía Apple, quản lý ờ
Hongfujin đồng ý triển khai các thông lệ tuân theo quy định của
Vào giữa năm 2006, các báo cáo đưa tin về nạn lạm dụng lao động
Apple, cam kết xây dựng nhà ờ mới cho công nhân và giới hạn
có hệ thống ờ một nhà máy sản xuất iPod thời thượng ở Trung
thời lượng làm việc ờ mức 60 tiếng một tuần.
Quốc cho hãng máy tính Apple, Theo báo cáo này, công nhân ờ
nhà máy Hongfujin Precision Industries được trả lương ít ỏi chì có Tuy nhiên, Hongfujin đã không rút đơn kiện tội bôi nhọ với
50$ một tháng để làm việc theo ca kéo dài 15 tiếng sản xuất iPod. hai nhà báo. Trong một động thái dũng cảm bất thường tại đất
Cũng có những báo cáo về việc bắt ép làm việc ngoài giờ và điều nước mà việc kiểm duyệt là vô cùng phổ biến như Trung Quốc,
kiện sống nghèo nàn của người lao động, phần nhiều trong số họ tờ Thời báo Kinh tế Trung Hoa đã hỗ trợ vô điều kiện cho Wang
là các cô gái trẻ di dân từ nông thôn lên để làm việc tại nhà máy và và Weng.
sống ờ các khu cư xá của công ty. Bài báo là thành quả cùa hai nhà Hãng tin đặt tại Thưựng Hải này đưa ra một phát ngôn tranh
báo Trung Quốc, Wang Yũu và Weng Bao, làm việc tại tờ Thời báo câi rằng những gl hai nhà báo đã làm là “không vi phạm bất cứ
Kinh tế Trung Hoa (China Business News), một tờ báo của nhà quy định, luật lệ, hay đạo đức nghề báo nào”. Tổ chức Phóng
nước. Đối tượng của báo cáo này, Hongfujin Precision Industries, viên Không Biên giới (Reporters VVithout Borders) đặt tại Paris
được cho là một trong các công ty xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc cũng lấy trường hợp cùa Wang và Weng để viết thư gửi Giám
năm 2005 với doanh thu ờ nước ngoài tổng cộng lên tới 14,5 tỉ $. đốc điều hành của Apple steve Jobs, trong đó nói “Chúng tôi tin
Hongfujin là công ty con của Poxconn, một tập đoàn lớn của Đài tường rằng những gl Wang và Weng đã làm chỉ là báo cáo thực
Loan có khách hàng (ngoài Apple ra) bao gồm Intel, Dell, và Sony. tế và chúng tôi muốn lên án động thái của Poxconn. Do đó chúng
Nhà máy Hongfujin là một thành phố thu nhỏ với những quyền hạn tôi đề nghị ngài can thiệp thay mặt cho hai nhà báo này đẻ gỡ bỏ
riêng của minh, có phòng khám, khu giải trí, xe buýt, và 13 nhà phong tòa tài sản cá nhân của họ và vụ kiện đưực dỡ bỏ.”
hàng phục vụ hơn 200.000 nhân viên. Một lần nữa, Apple đâ hành động nhanh chóng, gây áp lực cho
Khi nghe tin, lãnh đạo Apple đã nhanh chóng phản ứng, cam Poxconn đẳng sau hậu trường để dỡ bỏ vụ kiện. Vào đầu tháng
kết kiểm tra các hoạt động để đảm bảo Hongfujin tuân thủ các 9, Poxconn chấp thuận với một phát ngôn nhằm “giữ thể diện”
quy định của Apple về tiêu chuẩn lao động cho nhà thầu phụ. trong đó nói rằng hai bên đã đồng ý chấm dứt vụ tranh chấp sau
Các quản lý ở Hongfujin lại có cách làm khác, họ khởi kiện tội khi xin lỗi lẫn nhau “vì những phiền phức vụ kiện mang lạl cho cả
bôi nhọ đối với hai nhà báo, buộc họ bồi thường 3,8 triệu $ ờ hai phía”. Mặc dù vụ tranh cãi đã kết thúc, trường hựp này đã
tòa án địa phương, dẫn tới việc các tài sản cá nhân của hai nhà đánh dấu một điểm sáng trong bối cảnh điều kiện lao động hiện
báo đang chờ xét xử ngay lập tức bị phong tỏa. Rõ ràng, quản lý nay ở Trung Quốc. Cùng lúc đó, phản ứng của giới truyền thông
của Hongfujin đang gửi một thông điệp khác tới cộng đồng báo Trung Hoa, và đặc biệt là tờ Thời báo Kinh tế Trung Hoa, đã giúp
chí - chì trích có thể sẽ rất tốn kém. Vụ kiện khiến cho cộng đồng khơi nguồn một số quyền tự do báo chí nhất định ở quốc gia có
báo giới Trung Quốc Tùng mình" vi các tòa án Trung Quốc luôn bề dày lịch sử cho rằng cơ quan báo chí chỉ là người phát ngôn
có xu hướng đứng về phía các công ty có quyền lực và đặt tại địa của Nhà nước.
phương trong thủ tục kiện cáo.
Nguồn: E. Kurtenbach, “The Poreign Pactory Pactor," Seattle Tinnes, August
Trong vòng sáu tuần, Apple đã hoàn tất việc kiểm toán. Báo 31, 2006, pp. C1, C3; Elaine Kurtenbach, “Apple Says lt’s Trying to Resolve
cáo của công ty cho rằng mặc dù các công nhân không bị bắt ép Dispute Over Labor Conditions at Chinese iPod Pactory," Associated Press
làm việc ngoài giờ và ít nhất có mức thu nhập ngang bằng mức Pinancial Wire, August 30, 2006; and “Chinese iPod Supplier Pulls Suit,”
lương tối thiểu tại địa phương, nhiều công nhân đă làm việc hơn Associated Press Pinancial Wire, September 3, 2006.

quy định sự phân biệt giữa người da trắng và không phải người da trắng, bảo hộ
một số nghề nghiệp nhất định chỉ dành cho người da trắng, và nghiêm cấm người
da đen giữ những vị trí mà có thể quản lý người da trắng. Bất chấp bản chất ghê
tởm của hệ thống này, các công ty phương Tây vẫn hoạt động tại Nam Phi. Tuy
nhiên, vào những năm 80, rất nhiều người đã đặt câu hỏi về vấn để đạo đức đằng
sau những động thái nói trên. Họ lấy lý do đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia từ
bên ngoài đã thúc đẩy nến kinh tế Nam Phi và từ đó hỗ trỢ cho bộ máy phân biệt
chủng tộc đàn áp con người ở đây.
Một số công ty kinh doanh từ phương Tây đã thay đổi chính sách của mình vào
cuối những năm 1970, và đầu những năm 1980.^ General Motors, có quy mô kinh
doanh đáng kể tại Nam Phi, đã dẫn đầu xu hướng này. GM áp dụng các quy tắc mà

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 185


về sau được gọi là Qụy tắc Sullivan,
MỘT GÓC NHÌN KHÁC
đặt theo tên của Leon Sullivan, một
vị bộ trưởng người da đen theo phái
Baptist và là thành viên ban giám
Hoa Kỳ: Xâm phạm tinh dục và quấy rối nông dân nhập cư đốc của GM. Sullivan tranh luận
Mặc dù nhiều người không liên tường đến các vụ vi phạm nhân quyền với Mỹ, rằng việc GM đã hoạt động ở Nam
nhưng gần đây có nhiều báo cáo từ tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human
Rights VVatch) cho thấy một vài nhà sản xuất nông nghiệp ở Mỹ đã lọt vào Phi trong một thời gian dài như vậy
“tầm ngắm”. Các nữ công nhân trong ngành nông nghiệp nhập cư và làm việc có thể đưỢc coi là hỢp đạo lý miễn
trên đất Mỹ đã tố cáo là họ bị quấy rối và xâm phạm tình dục. Đa phần thủ
phạm thường chinh là ông chủ cùa họ, những người lạm dụng sức mạnh,
là hai điểu kiện sau đưỢc thỏa mãn.
quyền hành và tinh trạng nhập cư để chống lại họ. Những hành vi xấu xa này Đầu tiên, công ty không nên tuân
thường bị báo cáo giảm nhẹ đi vl hầu hết nạn nhân đều cảm thấy bị đe dọa
theo các luật lệ phần biệt chủng tộc
và e ngại rằng những gl họ nói ra sẽ ảnh hường tới tương lai cùa họ. VI theo
luật lao động Mỹ hiện hành, những nạn nhân này không được bảo hộ tương trong các hoạt động của mình ở Nam
tự như đối với một công dân Mỹ. Các vụ việc này chì lộ diện khi có sự hỗ trợ
Phi (m ột hình thức của phản kháng
của các nạn nhân đồng cảnh ngộ và trợ giúp của tư vấn pháp lý.
thụ động). Thứ hai, công ty nên làm
Nguồn: www.hrw.org/news/2012/05/us-sexual-violence-harassment-immigrant-farmworkers.
tất cả những gì có thể trong phạm vi
quyến hạn của mình đê’ tuyên truyển
việc loại bỏ các luật lệ phân biệt chủng tộc. Các quy tắc của Sullivan đã đưỢc các
doanh nghiệp Hoa Kỳ áp dụng rộng rãi khi hoạt động ở Nam Phi. Chính phủ Nam
Phi đã lờ đi việc vi phạm các luật lệ phân biệt chủng tộc nói trên bởi rõ ràng họ
không muốn làm phiền lòng những nhà đầu tư quan trọng.
Sau 10 năm, Leon SuUivan kết luận rằng nếu chi đơn giản tuân theo các quy
tắc đó sẽ không đủ để lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc và bất cứ công ty Hoa Kỳ
nào, ngay cả các công ty đi theo những quy tắc của ông, cũng không thể biện minh
trên cơ sở đạo đức cho hoạt động kinh doanh liên tục của mình tại Nam Phi. Một
vài năm sau đó, vô số các công ty đã rút khỏi Nam Phi, bao gổm Exxon, General
Motors, Kodak, IBM, và Xerox. Cùng lúc đó, rất nhiều quỹ hưu trí của Hoa Kỳ có
dấu hiệu cho thấy họ sẽ không nắm giữ cổ phẩn trong các công ty kinh doanh tại
Nam Phi nữa, khiến cho một số công ty chuyển hướng các hoạt động kinh doanh
tại Nam Phi. Việc chuyển hướng kinh doanh này, cộng với lệnh cấm vận kinh tế
của Mỹ và các chính phủ khác đã giúp dỡ bỏ luật lệ của người da trắng chiếm thiểu
số và chế độ phần biệt chủng tộc ở Nam Phi và dẫn đường cho bầu cử dân chủ vào
năm 1994. Theo đó, việc nhân rộng một quan điểm vể đạo đức đưỢc cho là đã giúp
cải thiện các quyển con người ở Nam Phi.'’
Mặc dù thay đổi đã xuất hiện ở Nam Phi, nhiều bộ máy áp bức vẫn còn tồn
tại trên thế giới. Việc các công ty đa quốc gia hoạt động ở những nước này có đạo
đức hay không? Đẩu tư từ bên ngoài của công ty đa quốc gia đưỢc cho là có thê’
giúp thúc đẩy nền kinh tế, chính trị, và phát triển xã hội mà cuối cùng sẽ giúp cải
thiện quyển con người trong các chế độ áp bức. Điểu này đã được thảo luận trong
Chương 2, khi chúng ta ghi nhận rằng phát triển kinh tế ở một quốc gia sẽ gây ra
sức ép để phát triển chế độ dần chủ. Nhìn chung, quan điểm này cho rằng các công
ty đa quốc gia kinh doanh ở các quốc gia thiếu cơ chế dân chủ và thành tựu thực
thi quyển con người giống như các nước phát triển là hỢp đạo lý. Đấu tư ở Trung
Quốc chẳng hạn, thường xuyên được biện minh trên cơ sở là dù nhân quyển ở
Trung Qụốc thường bị các tổ chức nhân quyển chất vấn, và mặc dù đất nước này
không dân chủ, việc tiếp tục đầu tư vào nước này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh

186 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


r
tế và cải thiện mức sống. Những tiến trình này rốt cục sẽ tạo ra áp lực đối với nhân
dân Trung Quốc để yêu cầu phía chính phủ hỢp tác hơn, đa nguyên chính trị, và tự
do ngôn luận và thể hiện cá nhân.
Luận điểm này cũng có giới hạn nhất định. Như trong trường hợp Nam Phi,
một số bộ máy đàn áp người dân quá mức nên không thề biện minh cho các khoản
đáu tư nói trên từ góc độ đạo đức. Một ví dụ khác có thể kể tới là Myanmar (trước
đây đưỢc biết tới là Miến Điện). Bị cai trị bởi chế độ độc tài quân sự trong vòng
hơn 45 năm, Myanmar nằm trong nhóm có kết quả thực thi nhân quyền tồi tệ nhất
thê giới. Bắt đầu từ giữa những năm 1990, nhiều công ty phương Tây đã rời khỏi
Myanmar do họ đánh giá vi phạm nhân quyển ở nước này cực đoan tới mức không
thê’tiếp tục hoạt động tại đây trên góc độ đạo đức. (NgưỢc lại, Tiêu điểm Quản Trị
có xem xét tranh cãi xoay quanh Unocal - công ty này quyết định ở lại Myanmar).
Tuy nhiên, một số người có thể chi trích là do Myanmar có một nến kinh tê nhỏ
nên việc chuyển hướng đẩu tư khỏi Myanmar sẽ không là mối đe dọa lớn về thương
mại đối với các doanh nghiệp phương Tây, chứ không giống như trường hỢp rút
vốn khỏi Trung Quốc chẳng hạn. M ột điểu thú vị là, sau nhiểu thập ki chịu áp lực
từ phía cộng đổng quốc tế, vào năm 2012 chính phủ quân sự Myanmar cuối cùng
cũng đả chấp nhận và cho phép tổ chức bẩu cử dân chủ hạn chế ở nước này.

1
O m. TIÊU 0IỂM QUẢN TRỊ

Unocal ớ Myanmar không hơn gi nô lệ lao động. Những người từ chối thi bị trả thù.
Báo chí viện dẫn trường hợp một phụ nữ bị ném vào đống lửa,
Vào năm 1995, một công ty dầu mỏ và khí đốt đặt tại Calitornia
cùng với đứa con nhỏ của minh, sau khi chồng cùa bà cố gắng bỏ
tên là Unocal đã mua 29% cổ phần khi liên kết với công ty dầu mỏ
trốn khỏi quân lính bắt ép anh ta làm việc cho dự án. Đứa bé đã
Total - Pháp và các công ty nhà nước từ cả Myanmar vả Thái Lan
chết và người phụ nữ thl bị bỏng. Những người dân làng khác nói
để xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Myanmar tới Thái Lan.
họ bị đánh đập, hành hạ, cưỡng hiếp, hoặc nếu không thl cũng bị
Vào lúc đó, dự án 1 tỷ $ đã được ki vọng là mang lại cho Myanmar
đối xử tàn tệ trong điều kiện lao động như nô lệ nói trên.
khoảng 200 triệu $ doanh thu xuất khẩu hàng năm, chiếm một
phần tư tổng doanh thu xuất khẩu cùa cả nước. Khi đốt sử dụng Vào năm 1996, các nhà hoạt động về nhân quyền đã thay mặt
nội địa sẽ có thể gia tăng sản lượng của Myanmar lên 30 %. Đầu cho 15 người dân làng Myanmar - những người đã chạy trốn tới
tư đã được triển khai trong khi nhiều công ty Mỹ khác đang rời các trại tị nạn ở Thái Lan đẻ khởi kiện Unocal ờ Hoa Kỳ. Họ cáo
khỏi Myanmar. Chính phủ Myanmar, một chính phủ độc tài quân buộc rằng Unocal biết những việc đang xảy ra, mặc dù họ không
sự, khét tiếng vl hay đàn áp tàn bạo các bất đồng chính kiến trong tham gia hoặc dung túng điều đó thi chỉ cần biết đến điều đó cũng
nội bộ. Dựa trên môi trường chính trị, các công ty may mặc Levi đù để Unocal chịu một phần trách nhiệm cho những tội ác bị cáo
Strauss và Eddie Bauer đã rút khỏi nước này. buộc. Quan tòa chủ trl bãi miễn vụ kiện, cho rằng Unocal không
phải chịu trách nhiệm cho những hành ‘động mà một chính phủ
Tuy nhiên, lãnh đạo của Unocal chí quan tâm là dự án cơ sờ hạ
nước ngoài đàn áp chính người dân của họ - mặc dù Quan tòa có
tầng khổng lồ có thể mang lạl lợi nhuận lớn cho công ty, và thông
lưu ý rằng Unocal thực ra có biết những việc xảy ra tại Myanmar.
qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sỗ mang lại cuộcsống tốt hơn
Các nguyên cáo kháng cáo, và vào cuối năm 2003 vụ kiện đã
cho 43 triệu dân Myanmar. Thêm vào đó, trong khi Levi Strauss
được đưa lên tòa án tối cao. Vào năm 2005, vụ kiện đã được dàn
và Eddie Bauer có thể dễ dàng chuyển đổi sản xuất quần áo sang
xếp ngoài tòa án với khoản bồi thường không được công bố. Bản
địa điểm khác có chi phí thấp hơn, Unocal viện dẫn là họ phải hoạt
thân Unocal đã bị Chevron mua lại vào năm 2005.
động ờ nơi nào xác định có dầu mò và khí đốt.
Tuy nhiên, đầu tư của Unocal nhanh chống gây tranh cãi. Theo Nguồn: Jim Carlton, "Unocal Trial for Slave Labor Claims Is Set to start Today,"
The Wall Street dournal, December 9, 2003, p. A19; Seth stern, “Big Business
điều khoản cùa hợp đồng, chinh phù Myanmar cam kết sẽ giải
Targeted for Rights Abuse," Christian Science Monitor, September 4, 2003, p, 2:
tỏa mặt bằng để dẫn đường ống qua các khu rừng nhiệt đới của
“Trouble in the Pipeline," The Economist, danuary 18,1997, p. 39; Irtani Evelyn,
Myanmar và bảo vệ đường ống khỏi sự tấn công từ các kẻ thù “Eeeling the Heat: Unocal Detends Myanmar Gas Pipeline Deal," Los Angeles
cùa chính phủ. Theo các tổ chức nhân quyền, quân đội Myanmar Times, Pebruary 20, 1995, p. D1; and “Unocal Settles Myanmar Human Rights
đã cưỡng chế di chuyển các làng mạc và yêu cầu hàng trăm nông Cases." Business and Environment, Pebruary 16, 2005, pp. 14-16.
dân địa phương tới làm việc ờ đường ống dẫn trong điều kiện

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tê 187


ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Các ván để đạo đức dấy lên khi điểu luật vể môi
trường tại các nước sở tại yếu thế hơn so với luật ở nước chủ nhà (xem tình huống
mở đẩu). Nhiều quốc gia phát triển có nhiểu luật lệ quy định vể mức độ ô nhiễm,
việc xả hóa chất độc hại, việc sử dụng vật liệu độc hại ở nơi làm việc,... Những luật
lệ này thường không tổn tại ở các nước đang phát triển, và một số người chỉ trích là
hậu quả mang lại có thể là mức độ ô nhiễm cao hơn từ hoạt động kinh doanh của
các công ty đa quốc gia so với mức cho phép ở nước chủ nhà.
Liệu một công ty đa quốc gia có đưỢc tự do gây ô nhiễm ở một nước đang
phát triển hay không? (Hành xử như vậy hiếm khi được coi là có đạo đức). Liệu có
một mối nguy hại nào khiến cho nhà quản lý phi đạo đức có thể chuyển sản xuất
tới một nước đang phát triển chỉ \ì không bị áp đặt phải kiểm soát ô nhiễm (gây
tốn kém cho công ty) và công ty theo đó có thể mặc sức hủy hoại môi trường và
gây nguy hiểm cho người dân địa phương trong “hành trình” giảm chi phí sản xuất
nhằm đạt lợi thế cạnh tranh hay không? Điểu gì là đúng và có đạo đức trong những
trường hợp như vậy: gây ô nhiễm để đạt lợi thế cạnh tranh, hay đảm bảo rằng tất cả
các chi nhánh tuân thủ đúng các tiêu chuẩn chung về kiểm soát ô nhiễm?
Những câu hỏi này càng quan trọng hơn vì một bộ phận của môi trường là tài
sản công không của riêng ai, nhưng ai cũng có thể tàn phá. Không ai sở hữu bầu

TIÊU ĐIỂM QUẢN TRỊ

Tham nhũng ờ Daimler bời các quan chức Nga - những người phụ trách thương
Vào năm 1998, Daimler, m ột trong những nhà sản xuất xe vụ này. Trong m ột số trường hợp khác, Daim ler hình thành
hơi lớn nhất thế giới, mua tập đoàn Chrysler. Không lâu “quầy tiền m ặt” để cho phép nhân viên lấy ra số tiền lớn để
sau đó, m ột cựu nhân viên kiểm toán của C hrysler phát chi trả cho các quan chức nước ngoài.
hiện ra những khoản thanh toán đáng ngờ của các công Tổng cộng, cuộc điều tra đã khám phá ra hàng trám
ty con. Ví dụ, năm 2002, chi nhánh Daim ler ờ Trung Q uốc khoản thanh toán như thế ở ít nhất 22 nước liên quan tới
đã trả 25.000$ cho m ột công ty ờ Texas có tên trong một doanh số bán xe lên tới 1,9 tỷ $. SEC tuyên bố, “ Hối lộ đã
khu tổ hợp chung cư ở Houston. Nhân viên kiềm toán nghi trờ nên quá phổ biến trong cơ cấu tổ chức phân quyền của
ngờ răng những khoản thanh toán này là hối lộ và báo cáo Daim ler đến nôi nó đã lan rộng ra ngoài bộ phận bán hàng
vấn đề với ủ y ban Chứng khoán và giao dịch (Securities và lan tới các bộ phận khác như kiểm toán, pháp chế và tài
and Exchange C om m ission - SEC), tổ chức này sau đó chính. Những bộ phận này đáng lẽ nên bắt tận tay và chấm
đã phối hợp với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (US D epartm ent of dứt các thông lệ bán hàng phi pháp này nhưng thay vào đó
dustice - DOJ) và bắt đầu tiến hành điều tra. lại nhắm mắt cho qua hoặc liên đới trự c tiếp trong những
Cuộc điều tra kéo dài 8 năm. Trong suốt khoảng thời hoạt động hối lộ của công ty” .
gian đó, các nhân viên điều tra đã khám phá m ột hình thái Lo ngại về thủ tục tố tụng tòa án ở Mỹ, vào năm 2010
của tham nhũng đã lan tỏa m ạnh mẽ tới m ức m ột quan Daim ler đã đi đến thương lượng với SEC, theo đó công
chức của SEC đă mô tả nó như “m ột thông lệ thực hành ty này đồng ý chi trả 185 triệu $ để nộp phạt cả về hình
tiêu chuẩn ờ Daim ler” . Trong vụ việc thanh toán 25.000$, sự lẫn dân sự. Trong khi các công ty con của Daim ler ờ
công ty Texas là một tổ chức tạo vỏ bọc đư ợc thành lập Đ ứ c và Nga bị buộc tội đưa hối lộ, công ty mẹ và công ty
để rửa tiền, và khoản tiền đẫ được chuyển cho vợ của con ờ Trung Q uốc sẽ còn có thể trốn tránh các cáo trạng
một quan chức chính phủ Trung Q uốc - người đã tham gia này miễn là họ đạt được các thỏa thuận ngăn chặn những
vào việc thương lượng một hợp đồng 1,3 triệu $ mua xe thông lệ này.
thương mại. Trong m ột vụ việc khác, các khoản hối lộ đã
Nguồn: A. R. Sorkin, "Daimler to Pay $185 Million to Settle Corruption
đưực chi trả để đảm bảo thương vụ bán các xe khách và Charges,” The New York Times, March 24, 2010; and “Corruption:
xe thương mại cho các cơ quan chính phủ ở Nga. Daim ler Daimler Settles with DoJ; SEC VVades in: Germany Next,' Chiefofficers.
viết khống giá xe hơi trên hóa đơn và chuyển số tiền thừa net, March 25,2010.
sang các tài khoản ngân hàng ờ Latvia được kiểm soát

188 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


khí quyển hay đại dương, nhưng lại có thể gây ô nhiễm cả hai không cẩn biết là ô
nhiẻm bắt nguồn từ đâu, do đó gây hại cho tất cả mọi người.^ Bầu không khí và đại
dương có thể đưỢc xem như là nguổn lực chung toàn cầu và ai cũng đưỢc hưởng lợi
từ đó nhưng không ai chịu trách nhiệm cụ thể để bảo vệ các nguồn lực đó. Trong
những trường hỢp như vậy, một hiện tượng đưỢc biết tới như là “bị kịch của chung”
(“cha chung không ai khóc” - tragedy of commons) trở nên phổ biến. Bi kịch của
chung xảy ra khi một nguồn lực đưỢc nắm giữ bởi tất cả, nhưng không thuộc quyền
sở hữu của riêng ai, bị lạm dụng bởi các cá nhân, dẫn tới xói mòn và suy giảm. Hiện
tưỢng này đưỢc đặt tên đầu tiên bởi Garrett Hardin khi mô tả một vấn để cụ thê’ ở
nước Anh thế kỷ 16. Các vùng đất mở rộng lớn, gọi là vùng đất chung, đưỢc tự do
sử dụng làm đổng cỏ. Những người nghèo chăn nuôi gia súc ở các vùng đất chung
này và bổ sung cho thu nhập khiêm tốn của mình. Mỗi người thấy càng chăn thả
nhiếu gia súc thì càng có lợi, nhưng hậu quả chung là số gia súc nhiều quá mức so
với giới hạn của đổng cỏ. Kết quả là chăn thả quá mức, xói mòn vùng đất chung, và
nguồn thu nhập bổ sung rất cần thiết đi kèm thì bị mất đi.*
Trong thế giới hiện đại, các tập đoàn có thể đóng góp vào bi kịch của chung
bằng việc chuyển sản xuất tới các địa điểm, nơi họ có thể tự do xả thải vào không
khí hoặc ra biển hay sông hổ, và gây hại tới những nguồn lực chung có giá trị này.
Mặc dù hành động này có thể vẫn tuân thủ luật pháp, liệu nó có hỢp đạo đức hay
không? M ột lần nữa, những hành động này dường như đã vi phạm những quan
điểm đạo đức và trách nhiệm xã hội cơ bản nói chung. Sự việc này ngày càng quan
trọng khi những lo ngại về sự nóng lên của trái đát do con người gây ra đã trở thành
tầm điểm của công chúng. Hầu hết các nhà khoa học vể khí hậu cho rằng các hoạt
động công nghiệp và thương mại của con người đang làm gia tăng lượng carbon
dioxide trong bầu khí quyển; carbon dioxide là một loại khí nhà kính, phản chiếu
khí nóng trở lại mặt đất và làm nóng toàn cẩu; kết quả là, nhiệt độ trung bình trên
trái đất gia tăng. Những bằng chứng khoa học tích lũy từ hàng loạt cơ sở dữ liệu
cũng ủng hộ cho nhận định này.^ Theo đó, các cộng đổng trên toàn thế giới đang
bắt đẩu hạn chế lượng carbon dioxide có thể xả vào không khí đối với sản phẩm
phụ của công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, luật pháp lại khác nhau ở từng
quốc gia. Do vậy, liệu có hỢp đạo lý hay không khi một công ty cố gắng thoát khỏi
định mức xả thải nghiêm ngặt bằng cách chuyển sản xuất sang một đát nước với
luật lệ lỏng lẻo hơn, kể cả làm như thê' sẽ góp phần làm nóng lên toàn cầu? M ột lần
nữa, nhiều người tranh luận rằng làm như thế là vi phạm những quy tắc đạo đức
cơ bản.

THAM NHUNG Như lưu ý trong Chương 2, tham nhũng đã là một vấn nạn ở hầu
hết các xã hội trong lịch sử, và đây vẫn là một vấn để trong xã hội hiện nay.* Đã và sẽ
luôn luôn có những quan chức chính phủ tham nhũng. Kinh doanh quốc tế có thể
và đã từng làm lợi bằng cách chi tiến cho những quan chức này. M ột ví dụ điển hình
là sự kiện đã từng nổi cộm trên giới báo chí vào những năm 1970. Carl Kotchian,
chủ tịch của Lockheed, chi trả 12,6 triệu $ cho các quan chức của bộ ngành và
chính phủ Nhật Bản để đảm bảo một đơn hàng khổng lổ cho máy bay TriStar của
Lockheed từ Nippon Air. Khi vụ việc này bị phát giác, các quan chức Hoa Kỳ đã
buộc tội Lockheed gian lận chứng từ và vi phạm luật thuế. Mặc dù những khoản

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tê' 189


chi trả này có thể đưỢc coi là thông
MỘT GỐC NHÌN KHÁC lệ kinh doanh chấp nhận được tại
Nhật (chúng có thể đưỢc xem như
một hình thức tặng quà đặc biệt xa
Mỹ: Các công dân niPỚc ngoài đói mặt vói án phạt của FCPA: ánh hirởng xỉ), những tiết lộ này cũng đã gáy ra
tiếp diễn từ vụ việc của Siemens
một vụ scandal ở nước này. Các bộ
Đạo luật về Hành vi Tham nhũng ờ Nước ngoài không chì nhắm tới các còng
ty Mỹ hoạt động ờ nước ngoài mà còn có hiệu lực đối với cả người nước trưởng bị nghi vấn đã bị cáo buộc
ngoài. Vào tháng 12.2011, chính quyền Hoa Kỳ đã phạt còng ty kỹ thuật đặt hình sự, một người đã tự tử, chính
tại Đức, Siemens, vì vi phạm bộ luật FCPA. Kết quả là, Siemens đã phải nộp
phạt 800 triệu $ do đã đưa hối lộ liên quan tới một trong những chi nhánh của
phủ “xấu m ặt” còn người dân Nhật
họ đặt tại Argentina. Trong một vài năm, một số nhà điều hành của Siemens Bản thì phẫn nộ. Rỏ ràng là việc chi
đã chi trả hàng triệu đô-la cho cấc quan chức hàng đầu của Argentina để đảm
trả như vậy không phải là một thông
bảo nhận được hợp đồng trị giá hàng tỉ đôla với chính phù Argentina. Trong
kế hoạch này, các đại diện của Siemens tiến hành gặp gỡ ờ Mỹ để dàn xếp lệ kinh doanh được chấp nhận tại
các khoản thanh toán này, đồng thời sử dụng tài khoản ngân hảng ờ Mỹ để
Nhật Bản! Việc chi trả không khác
chuyển tiền, cơ sờ để án phạt cùa FCPA có hiệu lực trong vụ này.
gì hối lộ cho những quan chức tham
Nguồn: www.mondaq.com/unitedstates/x/159194/Corporate+Crime/Foreign+Citizens+F
ace+FCPA+Charges+The+Siemens+Fallout+Continues. nhũng đê’ đảm bảo một đơn hàng
lớn mà nếu không đã có thể thuộc
về một nhà sản xuất khác, như
Boeing chẳng hạn. Kotchian rõ ràng
• Đạo luật về Hành vi đã hành xử vô đạo đức - và việc biện hộ rằng khoản chi trả là “một thông lệ kinh
tham nhũng ở Nước doanh chấp nhận được ở Nhật Bản” chỉ là tự bao biện và không chính xác.
ngoài
Luật của Mỹ chi phối các
Câu chuyện của Lockheed đã thúc đầy việc thông qua Đạo luật vế Hành vi
hành vi liên quan tới hành xử tham nhũng ở Nước ngoài (Poreign Corrupt Practices Act - FCPA) năm 1977 tại
trong kinh doanh quốc tế khi
Hoa Kỳ, đã thảo luận trong Chương 2. Bộ luật nghiêm cấm hối lộ các quan chức
nhận hối lộ và các hành động
trái đạo đức khác chính phủ nước ngoài nhằm đạt lợi ích kinh doanh. Một số công ty Mỹ ngay lập tức
phản biện rằng bộ luật này sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ bị mát lợi thê cạnh tranh
(không có bằng chứng nào đưa ra sau đó).^ Bộ luật sau đó được điểu chỉnh để cho
phép chi trả các khoản “xúc tiến”. Đôi khi được biết tới như là tiền “thúc đẩy” hay
“bôi trơn”, các khoản “bôi trơn” này không phải là những khoản thanh toán để
đạt đưỢc hỢp đổng mà nếu không chi tiền thì sẽ không đạt đưỢc hoặc cũng không
phải là các khoản chi trả để đạt được ưu đãi đối xử độc quyền. Đây đúng hơn là các
khoản thanh toán nhằm đạt đưỢc những đối xử theo mặt bằng chung mà một công
ty kinh doanh có thể nhận được từ chính phủ nước ngoài, nhưng điểu này không
nhất thiết là do cản trở từ phía quan chức chính phủ. Tiêu điểm quản trị trước đây
xem xét điếu gì xảy ra khi công ty Daimler của Đức vi phạm Đạo luật vế Hành vi
Tham nhũng ở Nước ngoài (PCPA).
• Công ước chống hói Vào năm 1997, các bộ trưởng thương mại và tài chính của các nước thuộc Tồ
lộ các quan chức nước chức HỢp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dưới sự dẫn dắt của Hoa Kỳ đã áp
ngoài trong giao dịch
kinh doanh quốc tế. dụng Công ước chống hối lộ các quan chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh
Công ước của OECD đưa quốc tế.'® Công ước chính thức có hiệu lực từ năm 1999, bát buộc các nước thành
ra chuẩn mực bắt buộc thực viên và các bên đã ký coi hối lộ các quan chức nước ngoài là tội phạm hình sự. Công
hiện để hình sự hóa các
khoản hối lộ quan chức nước
ước này loại trừ các khoản “bôi trơn” nhằm thúc đẩy tiến độ thực thi công ước của
ngoài trong giao dịch kinh các Chính phủ.
doanh quốc tế và kèm theo
một loạt các biện pháp có liên Dù các khoản “xúc tiên” hay còn gọi là tiền “thúc đẩy” đưỢc miễn trừ trong cả
quan nhằm thực thi Công ước
Bộ luật FCPA và Công ước của OECD vể chống tham nhũng, hệ quả về đạo đức

190 Phẩn 2: Sự khác biệt quốc gia


khi chi trả các khoản tiển này vì không rõ ràng, ở nhiểu nước, chi trả cho các quan
chức chính phủ dưới dạng tiến “thúc đẩy” là một phần của cuộc sống. Một người
có thê’ tranh cãi rằng không nên bỏ tiến bởi vì các quan chức chính phủ đòi tiền
thường lờ đi thực tế là các khoản tiến này có thê’ mang lại lọi ích đáng kê’ cho dân
địa phương về mặt thu nhập và công ăn việc làm. Dưới góc độ thực dụng, hối lộ, dù
có thê’hơi tội lỗi, nhưng là cái giá phải trả đê’ mang lại điều tốt hơn (giả định là đầu
tư tạo ra công àn việc làm và giả định rằng thông lệ này không phạm pháp). Một
vài nhà kinh tế ủng hộ lí do này, vì họ cho rằng trong bối cảnh luật pháp cổng kềnh
và phiền phức ở các nước đang phát triển, thì tham nhũng có thê’ cải thiện hiệu quả
và giúp ích cho tăng trưởng! Những nhà kinh tế này đúc kết thành lý thuyết là tại
một đất nước mà trước đó đả tổn tại các cấu trúc chính trị bóp méo hoặc hạn chế
sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, tham nhũng dưới hình thức chợ đen, buôn lậu,
và “lót tay” cho các viên chức quan liêu đê’ “đầy nhanh” tiến độ phê duyệt hồ sơ
xin đẩu tư có thê’ giúp tăng trưởng phúc lợi xã hội." Những tranh luận như vậy đã
thuyết phục đưỢc Quốc hội Hoa Kỳ miễn trừ các khoản chi trả “xúc tiến” ra khỏi
Bộ luật FCPA.
Ngược lại, các nhà kinh tế học khác đã tranh cãi rằng tham nhũng làm giảm lợi
nhuận của đầu tư kinh doanh và kéo lùi tăng trưởng kinh tế." Tại một đất nước mà
tham nhũng tràn lan, các quan chức quan liêu và hoạt động yếu kém đòi hỏi tiến
“lót tay” đê’ cấp phép hoạt động cho doanh nghiệp là hành vi “rút ruột” lợi nhuận
thu đưỢc từ hoạt động kinh doanh. Điểu này sẽ làm giảm động lực kinh tế khi
đáu tư và có thê’ gây ra tinh trạng trì trệ. Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa tham
nhũng và tăng trưởng kinh tế ở 70 nước đã chỉ ra rằng tham nhũng có ảnh hưởng
tiêu cực đáng kê’ đến tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của một nước." Một nghiên cứu khác
chi ra rằng các doanh nghiệp chi trả nhiều tiền hơn cho việc hối lộ thì thường sẽ
dùng nhiểu hơn, chứ không ít hơn, thời gian quản lý của mình đê’ thương lượng các
điều khoản với các quan chức, và điếu này thường có xu hướng gia tăng chi phí của
doanh nghiệp."
Dựa trên cuộc tranh luận và tính chất phức tạp của sự việc, người ta có thê’
một lẩn nữa kết luận rằng rất khó có thê’ khái quát hóa và nhu cẩu “lót tay” đê’ đẩy
nhanh tiên độ tạo ra một tình huống đạo đức thực sự nan giải. Đúng, tham nhũng
là xáu, và cũng đúng, nó có thê’ gầy hại đến tăng trưởng kinh tê của một đất nước,
nhưng cũng đúng, có những trường hỢp mà việc trả tiền “bôi trơn” cho quan chức
chính phủ có thê’ loại bỏ các rào cản quan liêu ngăn cản đầu tư tạo ra công ăn việc
làm. Tuy nhiên, lập trường thực dụng này bỏ qua một thực tế là tham nhũng có thê’
nhũng nhiễu đổi với cả người đưa và nhận hối lộ. Tham nhũng tự nuôi bản thần
nó, và một khi cá nhân đã bắt đẩu con đường tham nhũng, việc quay đầu lại sẽ rất
khó nếu không muốn nói là không thể. Quan điểm này nhấn mạnh tình huống về
đạo đức là không bao giờ dính vào tham nhũng, bất luận là lợi ích mang lại có thê’
hấp dẫn như thế nào.
Các công ty đa quốc gia đã chấp nhận quan điểm này. Tập đoàn dầu khí đa
quốc gia khổng lổ BP chẳng hạn, đã áp dụng chính sách không khoan nhượng với
các khoản tiền “bôi trơn”. Các tập đoàn khác thì có cách tiếp cận khác. 'Ví dụ, hãy
xem xét các quy tắc đạo đức sau đây ở Dow Corning:

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 191


“Các nhân viên Dow Corning sẽ không ủy quyền hoặc chi trả hay tặng quà
cho các quan chức chính phủ hoặc người thụ hưởng của họ hoặc bất cứ ai khác
nhằm đạt đưỢc hay duy trì lợi nhuận kinh doanh. Các khoản “bôi trơn” tạo điểu
kiện để hoàn thành công việc hoàn toàn không đưỢc khuyến khích, ở những nước
mà thông lệ kinh doanh tại địa phương áp đặt là phải chi trả những khoản tiển đó
và không có lựa chọn nào khác, các khoản tiến “bôi trơn” đó chi đưỢc giữ ở mức tối
thiểu cần thiết và phải được ghi chép và lưu lại chính xác.‘^
Tuyên ngôn này cho phép chi trả các khoản tiền “bôi trơn” nếu “không có lựa
chọn nào khác”, mặc dù điểu đó hoàn toàn không đưỢc khuyến khích.

• Trách nhiệm đạo đức TRACH NHIEM ĐAO Đưc Các tập đoàn đa quốc gia có khả năng dịch chuyển
Ý tường cho rằng Doanh sản xuất từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua việc điếu phối các nguồn
nhân cần cân nhắc đến các lực và năng lực sẵn có của họ. Mặc dù không chỉ bị hạn chế bởi luật pháp và quy
hệ quả về mặt xã hội của hoạt
động kinh tế trước khi đưa ra luật thị trường mà còn bị ảnh hưởng bởi quy tắc của thị trường và quá trình cạnh
quyết định kinh doanh. tranh nhưng sức mạnh của các công ty đa quốc gia vẫn rất lớn. Các nhà triết học
đạo đức cho rằng với tiềm lực có đưỢc, các tập đoàn phải có trách nhiệm đóng góp
trở lại cộng đổng nhằm xây dựng một xã hội phồn thịnh và phát triển. Khái niệm
“trách nhiệm xã hội” hàm ý rằng các doanh nhân cẩn cân nhấc các hậu quả xã hội
mà các hoạt động kinh tế có thể gây ra trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh
và vẽ lý thuyết nên nghiêng theo các quyết định mang lại cả lợi ích kinh tế và xã
hội.‘®Khi ở hình thái thuần khiết nhất, trách nhiệm xã hội tự thân nó nên được các
doanh nghiệp hưởng ứng vì đó là cách hành xử đúng đắn mà doanh nghiệp nên
làm. Những người ủng hộ quan điểm này lập luận rằng những doanh nghiệp, đặc
biệt là những doanh nghiệp lớn và thành công, cẩn có những nghĩa cử cao đẹp và
đến đáp cho xã hội - nơi đã giúp họ đi tới thành công. Nghĩa cử cao đẹp là một cụm
từ có nguổn gốc từ tiếng Pháp, nói về các hành vi nhân từ, cao thượng được xem
là trách nhiệm của những người đưỢc sinh ra trong tầng lớp thượng lưu, quý tộc.
Trong bối cảnh kinh doanh, chúng hàm ý hành động cao thượng là trách nhiệm
của những doanh nghiệp thành đạt. Điều này đã được nhiều doanh nhân công
nhận từ lâu, dẫn tới bể dày lịch sử của các doanh nghiệp có đóng góp rộng rãi và
đáng coi trọng về mặt xâ hội và có những khoản đẩu tư vể kinh tế nhằm nâng cao
phúc lợi của cộng đổng nơi họ đang kinh doanh.
Tuy nhiên, cũng có m ột số trường hỢp các tập đoàn đa quốc gia lạm dụng
quyền lực của họ để đạt đưỢc mục đích riêng của mình. Ví dụ kinh điển trong
lịch sử có liên quan đến một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế
giới: công ty British East India. ĐưỢc thành lập vào năm 1600, Công ty này phát
triển mạnh mẽ và tiến tới thống trị toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ vào thế kỷ 19. Khi
ở đỉnh cao quyển lực, Công ty này sở hữu hơn 40 chiến thuyền và nắm trong tay
lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất thế giới. Công ty này nắm quyển thống
trị không chính thức dân số 240 triệu người của Ấn Độ, và thậm chí họ còn thuê
các giáo sĩ thiên chúa giáo riêng nhằm mở rộng ảnh hưởng sang cả lĩnh vực tâm
linh.'’
Xét về khía cạnh đạo đức, thì sức mạnh tự bản thân là trung lập; điều quan
trọng là được sử dụng theo cách nào. Nó có thể được dùng với mục đích tốt nhâm

192 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


tăng phúc lợi xã hội và là hỢp đạo lý hoặc nó cũng có thể được sử dụng theo cách
tiếp cận đáng ngờ về phương diện luân thường, đạo lý. M ột số tập đoàn đa quốc gia
công nhận rằng họ có trách nhiệm đạo đức phải sử dụng tiềm lực của mình nhằm
nâng cao phúc lợi xã hội của cộng đổng nơi họ hoạt động. BP, một trong những
công ty dấu khí lớn nhất thế giới, đâ đưa trách nhiệm “đầu tư xã hội” vào các quốc
gia nơi họ hoạt động vào chính sách của mình.‘* ở Algeria, BP đã và đang đẩu tư
vào các dự án lớn phát triển các mỏ khí gas tại một thị trán sa mạc tên là Salah. Khi
Công ty nhận tháy vùng Salah thiếu nước sạch, họ đã xây dựng tại đây hai nhà máy
khử muối để cung cấp nước sạch cho cộng đổng địa phương và phân phát cả bình
chứa cho cư dân để họ có thể mang nước sạch từ nhà máy về nhà. Không có bất
cứ động cơ nào về mặt kinh tế có thể lý giải cho khoản đầu tư cho xã hội này của
BP, nhưng công ty này tin rằng việc sử dụng khả năng của mình theo phương thức
mang tính xáy dựng là hỢp đạo lý. Dù đầy chỉ là một hành động nhỏ đối với BP,
nhưng là nghĩa cử rất lớn đối với cộng đổng bản xứ.

• ÔN TẬP NHANH
1. Liệt kê các vấn để đạo đức có thể phát sinh do sự khác nhau trong tập quán về
tuyển dụng, thực thi quyển con người, quy định vê' môi trường và tham nhũng.
2. “Bi kịch của chung” ứng dụng vào các tập quán kinh doanh quốc tế như thế
nào?
3. Hiệu ứng của Đạo luật Hành vi hối lộ ở nước ngoài của Hoa Kỳ đối với kinh
doanh quốc tế là gì?
4. Các tập đoàn đa quốc gia có nghĩa vụ đạo đức là phải cư xử có trách nhiệm với
xã hội hay không?

Những tình huống tiến thoái lưỡng nan về MỤC TIÊU HỌC TẬP 2

Nhận ra các tinh huống


đạo đức tiến thoái lưỡng nan về
đạo đức
Trách nhiệm đạo đức của các tập đoàn đa quốc gia vể điểu kiện làm việc, quyển
con người, tham nhũng, ô nhiễm môi trường, và trong việc sử dụng nguồn lực của
mình không phải lúc nào cũng rõ ràng. Không thể thống nhất về các quy tắc đạo
đức có thê’ chấp nhận đưỢc. Từ góc độ kinh doanh quốc tế, một số người cho rằng
việc đánh giá điểu gì là có đạo đức hay không phụ thuộc vào quan điểm văn hóa
của từng người.'^ ở Mỹ, việc hành hình những kẻ sát nhân đưỢc coi là có thể chấp
nhận được. Tuy nhiên, trong nhiều nển văn hóa, điểu này là không thể chấp nhận
được. Đối với họ, hành hình là hành động hủy hoại nhân phẩm và án tử hình phải
bị cấm. Nhiều người Mỹ cho rằng thái độ này rất kỳ lạ, nhưng nhiều người cháu Âu
lại thấy cách làm của người Mỹ như vậy là man rỢ. Lấy ví dụ liên quan tới phương
diện kinh doanh nhiều hơn, chúng ta cùng xem xét thói quen “tặng quà” giữa các
đối tác trong đàm phán kinh doanh. Trong khi với nhiểu nến văn hóa Châu Á, thói

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tê 193


quen được coi là hành động đúng đắn và phù hỢp, thì với người Tây phương thói
quen này được coi là một hình thức hối lộ và vì vậy không hỢp đạo đức, đặc biệt
khi món quà có giá trị lớn.
Các nhà quản lý thường đối mặt với các vấn để nan giải về đạo đức, khi lý do
biện hộ cho các hành động của họ không rõ ràng. Ví dụ như một nhà quản lý người
Mỹ đến thăm một chi nhánh tại một nước kém phát triển và thấy rằng nơi đây thuê
một bé gái 12 tuổi làm việc trong một nhà máy. Cảm thấy bàng hoàng do việc sử
dụng lao động trẻ em là trực tiếp vi phạm những quy tắc đạo đức của công ty, vị
quản lý người Mỹ này đã chỉ thị cho quản lý ở đây phải thay thế đứa bé bằng một
người trưởng thành. Người quản lý ở chi nhánh này đã tuân thủ và thực hiện yêu
cầu đó. Cô bé kia là một đứa trẻ mồ côi và là người kiếm ăn duy nhất trong gia đình
gốm có cô và một em trai 6 tuổi không thể kiếm được việc nào khác và trong lúc
túng quẫn, cô đã trở thành gái mại dâm. Hai năm sau, cô chết bởi căn bệnh AIDS,
còn người em trai phải đi ăn xin. Người em trai này gặp viên quản lý người Mỹ nói
trên, khi đang ăn xin bên ngoài một cửa hiệu McDonald’s. Không hể biết đó là
người đã thay đổi số phận của mình, người em trai xin tiền viên quản lý người Mỹ.
Tuy nhiên, viên quản lý kia bước vội qua cánh tay chìa ra của đứa bé, vào nhà hàng
và gọi một chiếc bánh mỳ kẹp phô mai nặng pound, khoai tây chiên và sinh tố
mát lạnh. M ột năm sau đó, người em trai chết vì bệnh lao phổi.
Nếu viên quản lý người Mỹ kia biết đưỢc gánh nặng của bé gái ấy, liệu ông vẫn
yêu cầu thay thế cô bé ấy không? Có thể không! Liệu tình hình có tốt hơn nếu vẫn
để bé gái tiếp tục làm việc hay không? Có lẽ là không vì hành động đó vi phạm lệnh
cấm thuê lao động trẻ em rất chính đáng trong quy tắc đạo đức của công ty. Vậy
làm thế nào mới là đúng? Nghĩa vụ của người quản lý là gì khi phải đối mặt với các
vấn để đạo đức nan giải như vậy?

• Tinh huống tiến thoái


Câu hỏi này không dẽ trả lời. Đó chính là bản chất của các tình huống tiến
lưỡng nan về đạo đức thoái lưỡng nan vể đạo đức - là những tình huống mà không có bất cứ giải pháp
Một tình huống mà không nào được coi là chấp nhận được vể mặt đạo đức.“ Trong ví dụ trên, việc thuê mướn
có bất cử một giải pháp nào lao động trẻ em bị cấm, nhưng khi đặt vào bối cảnh em bé đó đang có công ăn việc
có thể coi là hoàn toàn chấp
nhận được về mặt đạo đức. làm thì việc cắt đứt nguổn thu nhập duy nhất của em bé đó cũng không thê’ coi là
chấp nhận đưỢc. Điểu mà viên quản lý người Mỹ kia, cũng như tát cả các nhà quản
lý khác cần đó là một kim chỉ nam đạo đức hoặc có thể là thuật toán đạo đức để
hướng dẫn họ vượt qua những trường hỢp khó xử này với giải pháp có thể chấp
nhận đưỢc. ở phần sau của chương, chúng ta sẽ phác thảo những đặc điểm chính
của kim chỉ nam đạo đức hay thuật toán về đạo đức. Hiện nay, chúng ta có thể
kết luận rằng những vấn để nan giải vể đạo đức có tổn tại bởi vì những quyết định
trong thế giới thực rất phức tạp, khó hệ thống hóa, và luôn kèm theo những hệ quả
theo trình tự số 1, số 2 hay số 3 rất khó định lượng. Thật sự không dẽ dàng để làm
đúng và nhận ra điểu gì là đúng.^'

194 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


1
• ÔN TẠP NHANH
1. Bản chất của tình huống khó xử vể đạo đức là gì?
2. Kim chi nam đạo đức ở đây có nghĩa là gì? Điểu này giúp các nhà quản lý quyết
định xu hướng hành động như thế nào khi đối mặt với các tình huống khó xử về
đạo đức?

Nguồn gốc của các hành vi vô đạo đức MỤC TIÊU HỌC TẬP 3

Xác định căn nguyên của các


Chúng ta thấy có rất nhiều ví dụ vể cách hành xử của các nhà quản lý bị đánh giá
hành vi vô đạo đức của các
là vô đạo đức trong môi trường kinh doanh quốc tế. Tại sao họ lại hành động như nhà quản lý
vậy? Không dễ đưa ra câu trả lời vì căn nguyên của vấn đề rất phức tạp, nhưng ta có
thể đưa ra một số điểm khái quát như sau (xem Biểu đổ 5.1).^^

ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN Đạo đức kinh doanh của xã hội không thể tách biệt với
đạo đức cá nhân. Đạo đức cá nhân là những nguyên tắc về đúng và sai được nhiểu
người thừa nhận và chi phối hành vi của con người. Cá nhân chúng ta thường đưỢc
dạy rằng việc nói dối và gian lận là sai trái, vô đạo đức, và những hành vi liêm chính
và trọng danh dự, dám bảo vệ những gì chúng ta tin rằng là đúng và chán thực mới
đưỢc coi là hỢp lẽ phải. Những điểu này thường là chần lý của tất cả các xã hội.
Những nguyên tắc đạo đức cá nhân định hướng cho các hành động của chúng ta
thường đưỢc lĩnh hội từ nhiều nguồn khác nhau như bố mẹ, trường lớp, tôn giáo,
và truyến thông. Những quy tắc đạo đức cá nhân này có ảnh hưởng sâu sắc đến
cách chúng ta hành xử trong kinh doanh. Một người có ý thức mạnh mẽ về đạo
đức cá nhân thường ít khi làm những việc vô đạo đức trong môi trường kinh doanh.
Như vậy, tiền đề cho việc tạo dựng đưỢc nhận thức mạnh mẽ về đạo đức trong kinh
doanh là xã hội cẩn chú trọng đến đạo đức cá nhân.

Biểu đ ồ ^
Các yếu tố quyết định tới
hành vi có đạo đức

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 195


Các nhà quản lý thuộc các tập đoàn đa quốc gia làm việc ở nước ngoài
(những nhà quản lý làm việc ở nước ngoài) thường chịu nhiều áp lực hơn và buộc
phải vi phạm những quy tắc đạo đức cá nhân hơn bình thường. Họ sống cách biệt
với môi trường xã hội và văn hóa quen thuộc và phải sống xa công ty mẹ về mặt địa
lý và tâm lý. Họ có thể phải sống trong một môi trường văn hóa, mà các quy phạm
vể đạo đức được coi là quan trọng ở quê nhà thì lại không đưỢc coi trọng tương
tự. Họ phải sống chung với những người làm công ăn lương bản xứ - có thể có các
chuẩn mực đạo đức ít khắt khe hơn. Các công ty mẹ thường đòi hỏi những người
quản lý ở nước ngoài phải hoàn thành những mục tiêu phi thực tế, những điếu chỉ
có thể đạt được bằng các hành động gian dối hay vô đạo đức. Ví dụ như để có thể
đạt đưỢc những nhiệm vụ chính mà họ được giao, các nhà quản lý có thế phải hói
lộ để giành đưỢc các hợp đổng hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát điều kiện lao
động và môi trường thấp hơn các tiêu chuẩn tối thiểu cho phép. Những viên quản
lý địa phương cũng khuyến khích họ làm điều đó. Với lý do khoảng cách địa lý, các
công ty mẹ thường không biết đưỢc các viên quản lý ở nước ngoài xoay xở thế nào
để đạt được các chi tiêu để ra, hoặc họ giả vờ như không biết, mặc cho những hành
động như trên xảy ra và cứ thế tiếp diễn.

QUY TRÌNH ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH M ột số nghiên cứu vể các hành vi vô


đạo đức trong môi trường kinh doanh cho thấy rằng những doanh nhân nhiều lúc
không hể biết rằng mình đang hành xử trái với đạo đức, chủ yếu vì họ không tự
hỏi một câu hỏi đơn giản là “Liệu quyết định hay hành động này có hỢp lý hỢp
tình hay không?”. NgưỢc lại, họ áp dụng những phép tính thuần về kinh doanh
để ra các quyết định về kinh tế mà quên rằng những quyết định đó có khía cạnh
đạo đức quan trọng nào đó. Sai lầm ở đây chính là ở chỗ họ không cân nhắc đến
các vấn để đạo đức khi đưa ra quyết định kinh doanh. Chúng ta có thể lấy ví dụ
trường hỢp của Nike khi những nhà quản lý của công ty này đưa ra quyết định sử
dụng các xí nghiệp gia công (đã được để cập ở trên). Những quyết định đó có lẽ
được đưa ra dựa trên những lập luận kinh tế hỢp lý. Những xí nghiệp gia công có
lẽ đưỢc chọn dựa trên các tiêu chí về kinh doanh như giá cả, khả năng giao hàng,
chất lượng sản phẩm nhưng các nhà quản lý chủ chốt lại không tự hỏi đơn giản là
“Những xí nghiệp gia công đó đối xử với nhân công của họ như thế nào?” Ngay cả
nếu có nghĩ đến, có lẽ họ cũng lập luận rằng đó là vấn đề của các nhà thầu phụ, chứ
không phải của họ.

Văn hóa tồ chức VÀN HÓA TỐ CHỨC Môi trường làm việc tại một số doanh nghiệp không
Những giá trị và quy tắc khuyến khích mọi người chú ý đến các hệ quả đạo đức khi đưa ra các quyết định
chung được chia sẻ bời toàn
thể nhân viên cùa một tổ
kinh doanh. Điều này đưa ta đến với nguyên nhân thứ ba của các hành vi trái đạo
chức. đức kinh doanh. Đó là do văn hóa tổ chức làm suy đổi đạo đức kinh doanh, khiến
cho tất cả các quyết định đưa ra chỉ còn thuần túy liên quan đến lợi ích kinh tế.
Cụm từ văn hóa tổ chức nói vế những giá trị và quy tắc chung đưỢc chia sẻ bởi các
nhân viên của một tổ chức. Chúng ta còn nhớ ở chương 4, giá trị là những ý tưởng
trừu tượng mà một tập thể tin là tót đẹp, đúng đắn và mong muốn hướng tới. Còn
quy tắc là những luật lệ và định hướng của xã hội quy định các hành vi ứng xử thích
hỢp trong từng trường hỢp cụ thể. Giống như xã hội, các tổ chức kinh doanh cũng

196 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia



có văn hóa riêng của mình. Các giá trị và quy tắc cùng tồn tại để tạo thành văn hóa
của một tổ chức kinh doanh và văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức của
doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định kinh doanh.
Ví dụ Tiêu điểm quản trị liên quan tới tình huống tham nhũng tại Daimler
cho thấy rõ ràng việc hối lộ để giành các hỢp đổng kinh doanh đã từ lâu được coi
là chấp nhận đưỢc trong công ty. Theo lời của một điểu tra viên thì đó là “thông lệ
kinh doanh chuẩn mực” đã lan tỏa trong toàn bộ tổ chức này, bao gốm các phòng
ban như kiểm toán và tài chính - những bộ phận đáng ra phải phát hiện và ngăn
cản các hành vi đó. Cũng có thế cho rằng thông lệ rộng rãi đó chỉ có thê’ tiếp diễn
một khi các giá trị và quy tắc của tổ chức ngẩm chấp nhận chi trả hối lộ để đảm bảo
quyển lợi kinh doanh.

NHỮNG KỲ VỌNG VÈ CÁC MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG PHI THỰC TÉ


Nguyên nhân thứ tư của hành vi trái đạo đức đã từng đưỢc nhắc đến, đó là áp lực từ
các công ty mẹ buộc phải đạt được những mục tiêu kinh doanh không tưởng và chỉ
có thê’ đạt được bằng các hành vi dối trá hoặc vô đạo đức. Lấy ví dụ trường hỢp tại
Daimler, hối lộ có thê’ coi là một phương thức đê’ đạt được mục tiêu đầy thử thách
trong công việc. Việc kết hỢp giữa văn hóa tổ chức hỢp thức hóa các hành vi vô đạo
đức hoặc ít nhất là cũng mắt nhắm mắt mở với những hành vi đó, cộng thêm các
mục tiêu kinh doanh không tưởng là cực kỳ nguy hại. Trong trường hợp đó, nhiều
khả năng là các nhà quản lý sẽ vi phạm đạo đức cá nhân của bản thân và tham gia
vào các hành vi phi đạo đức nói trên. Ví dụ như tại Hewlett - Packard, Bill Hewlett
và David Packard, hai sáng lập viên đã phổ biến một bộ các giá trị gọi là Con đường
HP (H P Way). Các giá trị này là nền tảng cho phương thức hoạt động diễn ra bên
trong và được thực hiện bởi tập đoàn, đổng thời rất coi trọng yếu tố vẽ đạo đức.
Một trong các nội dung chính là nhấn mạnh nhu cẩu có niềm tin và tôn trọng mọi
người, cởi mở trong giao tiếp và quan tâm tới từng cá nhân người lao động.

LANH ĐẠO Ví dụ về Hewlett-Packard đưa ta đến với nguyên nhân thứ 5 của các
hành vi trái đạo đức - lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo giúp tạo ra văn hóa của một
tổ chức và họ là tấm gương cho mọi người noi theo. Những nhân viên thường bắt
chước lãnh đạo của họ và nếu lãnh đạo của họ không hành xử hỢp đạo đức thì họ
có thê’ cũng sẽ làm như vậy. Những điểu người lãnh đạo nói không quan trọng
bằng những việc họ làm hoặc không làm. Ví dụ như có người băn khoăn không biết
lãnh đạo của Daimler đưa ra thông điệp như thế nào vế tham nhũng. Giả thiết đưa
ra là họ rất ít khi ngăn cản và tập trung vào khuyên khích hành vi tham nhũng.

VAN HOA XA HỌI Văn hóa xã hội có thê’ có ảnh hưởng rõ rệt tới khuynh hướng
của con người và tổ chức khi có hành vi vô đạo đức. Một nghiên cứu diễn ra với
2.700 công ty trên 24 nước đã cho thấy có rất nhiếu điểm khác biệt trong chính
sách đạo đức của các công ty đặt trụ sở tại các nước khác nhau.^‘' Sử dụng các khía
cạnh văn hóa xã hội của Hofstede (xem chương trước), nghiên cứu này đã chỉ ra
rằng các công ty đặt trụ sở ở các nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân và bài xích sự
thay đổi mạnh mẽ thì có xu hướng cổ súy tầm quan trọng của các hành vi đạo đức
hơn là các cồng ty đặt trụ sở ở những nển văn hóa có đặc trưng là nam tính và có

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 197


i;!

khoảng cách vể quyển lực. Phân tích nói trên cho thấy các công ty đặt trụ sở tại các
nước như Nga, nơi có chỉ số cao về nam tính và khoảng cách quyển lực và tham
nhũng tràn lan thì có xu hướng hành động vô đạo đức hơn là các doanh nghiệp đặt
trụ sở tại bán đảo Scandinavia.

• ÔN TẠP NHANH
1. Đạo đức cá nhân có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế nào?
2. Quy trình ra quyết định có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế
nào?
3. Văn hóa tổ chức có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế nào?
4. Kỳ vọng vế các mục tiêu không tưởng có thể gầy ảnh hưởng tới các hành vi đạo
đức như thế nào?
5. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế
nào?
6. Văn hóa xã hội có thể gây ảnh hưởng tới các hành vi đạo đức như thế nào?

Tiếp cận đạo đức từ góc độ triết học


MỤC TIÊU HỌC TẬP 4 ở đây chúng ta sẽ xem xét các cách tiếp cận vấn để đạo đức trong kinh doanh từ
Mô tả được các cách tiếp cận nhiều góc độ khác nhau, bắt đẩu với cách tiếp cận đưỢc mô tả là “bù nhìn - straw
mang tinh triết học khác nhau
men” - không chối bỏ các giá trị về đạo đức kinh doanh hay chỉ áp dụng các giá trị
về đạo đức.
đó một cách hời hợt. Sau khi thảo luận và bác bỏ cách tiếp cận “bù nhìn”, chúng ta
sẽ đi đến cân nhắc những cách tiếp cận khác đưỢc nhiều nhà triết học đạo đức ủng
hộ và đã tạo nên hình mẫu cơ bản cho các hành vi hỢp đạo đức trong kinh doanh
quốc tế.

CÁCH TIẾP CẬN BU NHIN Cách tiếp cận “bù nhìn” đưỢc các học giả về đạo
đức kinh doanh đưa ra để thê’ hiện các chỉ dẫn không thích hỢp khi đưa ra các
quyết định hỢp đạo đức trong các tập đoàn đa quốc gia. Có 4 cách tiếp cận thường
đưỢc thảo luận trong lý thuyết vể đạo đức kinh doanh. Đó là học thuyết Priedman,
thuyết tương đối vãn hóa (cultural relativism), học thuyết về đạo đức công bằng
(righteous moralist), và học thuyết về phi đạo đức ngây thơ (the naive immoralist).
Tất cả các cách tiếp cận này đểu có những giá trị cố hữu nhưng vê các phương diện
quan trọng thì không hoàn toàn đẩy đủ. Tuy vậy, một số công ty vẫn áp dụng các
học thuyết này.

Học thuyết PRIEDMAN Milton Priedman - nhà kinh tế học đã từng đoạt giải
Nobel đã viết một bài báo vào năm 1970 đê’ đưa ra một ví dụ kinh điển của cách
tiếp cận “bù nhìn” thường được các học giả vế đạo đức kinh doanh trích dẫn chỉ
đê’ phản bác lại.^^ Luận điểm chính của Priedman cho rằng trách nhiệm xã hội

198 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


duy nhất của doanh nghiệp là tạo ra
lợi nhuận miễn là không vi phạm luật. MỘT GÓC NHÌN KHÁC

Ong trực tiếp phản đối ý tưởng cho


rằng doanh nghiệp cần gánh vác các
Nigeria: Thảm họa nhiễm độc chi ờ tré em
chi tiêu xã hội, ngoài những khoản
Các mỏ vàng thủ công được tìm thấy dọc theo bang Zamfara ờ tây bắc
pháp luật quy định và cần thiết để Nigeria và mức độ chi cao trong lòng đất cùng với việc sừ dụng các phương
vận hành doanh nghiệp có hiệu quả. pháp khai mỏ thô sơ đã dẫn tới thảm họa nhiễm độc chì ờ trẻ em, theo
báo cáo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền. Nghiên cứu của Tổ chức này
Ví dụ như ông cho rằng việc cải thiện ờ Zamfara vào cuối năm 2011 cho thấy trẻ em tiếp xúc với bụi chi khi xử lý
điều kiện lao động vượt quá các quy quặng trong mỏ. số trẻ em này - nhỏ nhất là 8 tuổi - đã làm việc trong ngành
khai mỏ không công khai tại Zamfara, luồn lách vào các khu mỏ, chế biến
định pháp luật và quá mức cần thiết
quặng, dùng thủy ngân để chiết xuất vàng và bán thành phẩm tạl các điểm
nhằm tối đa hóa năng suất lao động sẽ gia công. Tổ chức theo dõi nhân quyền cho rằng khối lượng lớn các công
làm giảm lợi nhuận và vì vậy là không việc cực kỳ độc hại này được coi là một trong các hlnh thức thuê mướn lao
động trẻ em tồi tệ nhất theo luật quốc tế. Chl có độc tinh cao và có thể gây
thích hỢp. Ông cho rằng một công ty ngưng trệ chức năng hệ thần kinh, sinh học và nhận thức của con người.
cần tìm cách tối đa hóa lợi nhuận vì Trẻ em còn đặc biệt dễ bị tổn thương và theo Tổ chức Y tế thế giới, tiếp xúc
liều lượng cao với chl sẽ dẫn tới phá hủy não, gan, thận, thần kinh và dạ dày
đó là cách tốt nhất để tối đa hóa thu cũng như rối loạn chức năng thần kinh và phát triển vĩnh viễn. Nhiễm độc
nhập cho những người sở hữu công ty chl không gây chết người nhưng các nhân viên y tế ở Nigeria có báo cáo
là hàm lượng chl trong quặng ờ bang Zamfara quá cao nên vào năm 2010
- các cổ đông. Theo Priedman, nếu sau tại một số làng như Abare, Dareta, Duza, Sunke, Tungar Daji, Tungar Guru
đó các cổ đông muốn dùng số tiền đó và Yargalma, tỷ lệ tử vong ước tính lên tới 40% ờ trẻ em có dấu hiệu nhiễm
độc chl.
đê’ đầu tư cho xã hội thì đó là quyển
Nguồn: www.hrw.org/news/2012/02/07/nigeria-child-lead- poisoning-crisis.
của họ nhưng các nhà quản lý công ty
không nên quyết định thay họ.
Tuy rầng Priedman thực chất nói
về trách nhiệm xã hội chứ không phải
đơn thuần là đạo đức kinh doanh, nhiếu học giả vế đạo đức kinh doanh xem hai
vấn đề đó là ngang bằng nhau, do vậy họ cho rằng luận điểm của Priedman đang đi
ngưỢc lại đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, giả định là Priedman đang đi ngưỢc lại
đạo đức là không hoàn toàn chính xác. Vi Priedman từng nói rằng:
Doanh nghiệp có một và chỉ có một trách nhiệm đối với xã hội. Đó là phải sử
dụng nguồn lực của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận
miễn là hoạt động trong khuôn khổ của các luật chơi; nghĩa là họ có quyển
đưỢc cạnh tranh một cách công khai và tự do nhưng không được dổi trá hay
gian lận.^*
Nói cách khác, Priedman cho rằng doanh nghiệp cẩn hành xử một cách hỢp
đạo đức, chứ không được dối trá hay gian lận.
Các nhà phân tích cho rằng các luận điểm của Priedman không thể trụ vững
sau khi xem xét. Điểu đó đặc biệt chính xác trong kinh doanh quốc tế, nơi mà “các
luật chơi” thường không xác lập cụ thể và có sự khác nhau giữa các quốc gia. Chúng
ta có thể xem lại trường hỢp của các xí nghiệp bóc lột lao động. Việc thuê mướn lao
động trẻ em có thể hỢp pháp ở một số nước đang phát triển và yêu cầu vế tối đa hóa
năng suất lao động không cấm các công ty đa quốc gia thuê mướn lao động trẻ em
ở nước đó. Nhưng việc sử dụng lao động trẻ em vẫn bị coi là vô đạo đức vì thông lệ
đó đi ngưỢc lại với những gì mọi người xem là đúng đắn và nên làm. Tương tự như
vậy, có thể không có luật nào cấm gây ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển
và việc bỏ chi phí để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường có thê’ làm giảm tỷ

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 199


suất lợi nhuận tại các xí nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức chung vể đạo đức cho thấy
việc thải các chát độc hại vào sông hổ hoặc thải khí gas vào không khí vẫn bị coi
là hành động vô đạo đức. Điểu đó không chỉ gây ảnh hưởng tới địa phương, bao
gồm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân xung quanh mà còn gây ảnh
hưởng mang tính toàn cẩu do các hóa chất ô nhiễm sẽ gây hại hai nguồn tài nguyên
chung vô cùng quan trọng của nhân loại - các đại dương và bầu khí quyển.

• Thuyết tương đối Thuyết tương đối văn hóa Một cách tiếp cận “bù nhìn” nữa thường được các học
văn hóa
giả về đạo đức kinh doanh nhắc đến - đó là thuyết tương đối văn hóa. Học thuyết
Tin rằng đạo đức bị quyết này tin rằng đạo đức chẳng qua là sự phản chiếu của nển văn hóa - mỗi nền văn
định bời nền văn hóa và
các công ty cần áp dụng hóa đểu đưỢc quyết định bởi văn hóa - và theo đó các công ty cẩn áp dụng những
những chuẩn mực đạo đức chuẩn mực đạo đức của nến văn hóa nơi họ đang hoạt động.^^ Cách tiếp cận này
của nền văn hóa nơi họ
đang hoạt động. đưỢc tóm tắt bằng cầu châm ngôn: “Khi ở Roma thì hãy làm theo cách của người
Roma”. Giống như cách tiếp cận của Priedman, thuyết tương đối văn hóa không
đưa ra cái nhìn cận cảnh, ở khía cạnh cực đoan, thuyết này cho rằng nếu như nển
văn hóa ủng hộ chế độ nô lệ, thì việc sử dụng lao động nô lệ là chấp nhận được ở
nước đó. Rõ ràng điểu này không đúng. Thuyết tương đối văn hóa ngầm bác bỏ tư
tưởng cho rằng các quy tắc đạo đức chung vượt qua rào cản giữa các nền văn hóa
khác nhau. Tuy nhiên, ở chương sau, ta sẽ thấy có những quy tắc đạo đức chung có
thể tìm thấy ở nhiều nền văn hóa khác nhau trên thê' giới.
Khi bác bỏ hoàn toàn luận điểm chính của thuyết tương đối văn hóa, một số
nhà nghiên cứu đạo đức cho rằng thuyết này vẫn có một số giá trị nhất định.^* Như
đã đưỢc nhắc tới trong chương 3, có những khác biệt vế các chuẩn mực và giá trị
xã hội giữa các nển văn hóa khác nhau. Tập quán khác nhau dẫn đến tình trạng các
thông lệ kinh doanh nhất định có thể là hỢp đạo đức ở nước này nhưng lại là trái
đạo đức ở nước khác. Qụả thật, việc các khoản tiền “bôi trơn” đưỢc cho phép trong
Đạo luật về Hành vi Hỗi lộ ở Nước ngoài cũng là một cách ghi nhận rằng việc đút
lót gọn lẹ các quan chức chính phủ ở một số nước là cần thiết để đạt được một thỏa
thuận kinh doanh dù điểu này vể đạo đức thì không hể mong muốn nhưng ít nhất
là chấp nhận đưỢc.
Tuy nhiên, không phải tát cả các nhà đạo đức học và công ty đểu đồng ý với
cách nhìn thực tế này. Như được để cập ở trên, công ty dầu khí BP đã từng tuyên
bố rằng họ sẽ không bao giờ sử dụng bất kỳ khoản tiến “bôi trơn” nào bất kể quy
tắc văn hóa phổ biến của địa phương là gì. BP đã áp dụng chính sách không khoan
nhượng đối với các khoản chi trả “bôi trơn” cho hoạt động kinh doanh, chủ yếu là
do các khoản tiển đó là một hình thức tham nhũng ở cấp độ thấp, và do đó không
thể biện hộ bằng bất cứ lý do gì vì tham nhũng làm suy đồi đạo đức của cả người
đưa hối lộ và người nhận hối lộ và đổng thời giúp duy trì hệ thống tham nhũng đó.
BP đã từng đế cập trên trang web của mình về chính sách không khoan nhượng
này:
Một số giao dịch bán các sản phẩm dầu mỏ tại “Quỗc gia A” có liên quan đến
những khoản chi hoa hổng không chính đáng cho các nhà quản lý của khách
hàng để đổi các đơn đặt hàng với BP. Tình trạng này đã chấm dứt vào năm
2002, kết quả là BP không đưỢc chọn trong một số gói thầu với tổng lợi nhuận

200 Phẩn 2: Sự khác biệt quốc gia


ước tính là 300.000$. Ngoài ra, 2 giám đốc kinh doanh đã từ chức vì vụ việc
này. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của công ty đã được phục hổi bằng
cách sử dụng các phương pháp kinh doanh truyền thỗng và công ty đã vượt
chỉ tiêu kinh doanh vào cuối năm.^’
Kinh nghiệm của BP cho thấy các công ty không nên dùng thuyết tương đối
văn hóa như một cái cớ để biện hộ cho những hành động rõ ràng dựa trên cơ sở
đáng ngờ vế đạo đức, ngay cả khi các hành động đó có hỢp pháp và đưỢc thừa nhận
rộng rãi ở nơi họ hoạt động kinh doanh đi chăng nữa.

Học thuyết đạo đức công bằng (Righteous Moralists) Học thuyết Đạo đức • Học thuyết Đạo đức
công bằng
công bằng cho rằng các chuấn mực đạo đức tại nước chủ nhà của các tập đoàn
Tin rằng các chuẩn mực đạo
đa quốc gia cũng khá hỢp lý để các tập đoàn này áp dụng ở nước ngoài. Cách tiếp
đức tại nước chủ nhà của các
cận này là điển hình đối với các nhà quản lý từ các nước phát triển. Thoạt nhìn, tập đoàn đa quốc gia cũng là
những tư tưởng này có vẻ hỢp lý nhưng có một số vấn để với cách tiếp cận này. Ví những chuẩn mực hợp lý mà
các công ty nên noi theo khi
dụ như một nhà quản lý của một ngân hàng Mỹ, được cử sang Ý công tác, đã phát kinh doanh ở nước ngoài.
hoảng khi thấy rằng phòng kế toán của chi nhánh tại địa phương để nghị khai man
lợi nhuận gộp của công ty nhằm mục đích trốn thuế thu nhập.^° Viên quản lý nhất
quyết yêu cầu họ phải khai chính xác mức lợi nhuận của ngân hàng, theo đúng
chuẩn mực của Mỹ. Khi được văn phòng thuế Ý yêu cầu đến phiên điểu trẩn vể
thuế của công ty, ông được biết rằng công ty đang nỢ số tiển thuế gấp 3 lần số tiền
thuế họ đã nộp, nghĩa là theo suy đoán thông thường của cục thuế thì ngán hàng đã
khai giảm đi 2/3 lợi nhuận thực của mình. Dù viên quản lý này khàng khăng phản
đối, nhưng cơ quan thuế vẫn giữ nguyên nhận định của minh. Trong trường hỢp
này, người có đạo đức công bằng đã gặp phải vấn để gây ra bởi những quy tắc văn
hóa phổ biến ở quốc gia họ đang hoạt động. Người quản lý này nên hành động như
thế nào trong trường hỢp này? Những người theo thuyết đạo đức công bằng có thể
đưa ra những lý lẽ bảo vệ lập trường của mình, tuy nhiên có một quan điểm thực
dụng hơn cho rằng việc nên làm trong trường hỢp này là tuân theo những quy tắc
xã hội phổ biến vì nếu không, họ sẽ bị trừng phạt.
Đa số các chi trích về thuyết đạo đức công bằng cho rằng những người để
xướng thuyết này đang đi quá xa. Đương nhiên là có những nguyên tắc đạo đức
chung không nên vi phạm, nhưng không có nghĩa là luôn luôn phải tuân thủ các
chuẩn mực ở nước chủ nhà mới là hỢp lý. Ví dụ như Luật pháp Mỹ quy định rất
chặt chẽ về mức lương tối thiểu và điều kiện làm việc. Điểu đó có đồng nghĩa với
việc áp dụng đúng những quy định này ở nước ngoài, nghĩa là trả lương nhân công
ở đây ngang bằng với mức lương ở Mỹ, và đưa ra điếu kiện làm việc và quyến lợi
giống với ở Mỹ mới là có đạo đức hay không? Có lẽ là không, vi làm như thế sẽ hủy
bỏ động cơ đầu tư vào nước đó và vì vậy khiến cho người dân nước đó mất đi cơ • Thuyết phi đạo đức
hội hưởng lợi từ việc tiếp nhận đẩu tư của các công ty đa quốc gia. Rõ ràng là cần ngây thơ
có một phương pháp tiếp cận thực tế hơn. Niềm tin rằng một khi nhà
quản lý của một công ty
đa quốc gia thấy rằng các
Thuyết phi đạo đức ngây thơ Thuyết phi đạo đức ngáy thơ xuất hiện khi một
công ty đến từ các nước
nhà quản lý của một công ty đa quốc gia thấy rằng các công ty đến từ các nước khác khác không tuân thủ các
quy tắc đạo đức ờ nước sờ
không tuân thủ các quy tác đạo đức ở nước sở tại thì họ cũng không cần tuân thủ
tại thl họ cũng không cần
các quy tắc đó. Ví dụ kinh điển minh họa cho cách tiếp cận này là vấn để liên quan tuân thủ các quy tắc đó

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 201


đến một tên trùm ma túy. Một nhà quản lý người Mỹ tại Colombia phải chi tiền
định kỳ cho tên trùm ma túy ở đây để đảm bảo rằng công ty của họ không bị đánh
bom và không nhân công nào bị bắt cóc. Viên quản lý này cho rằng việc chi trả đó
là hỢp đạo lý vì mọi người đều làm thế.
Những người phản đối hành động này còn nhiều hơn gấp bội. Thứ nhất, việc
nói rằng một hành động hỢp với đạo đức vì mọi người đều làm như vậy là không
đẩy đủ. Nếu như các xí nghiệp trong nước đó thường xuyên thuê lao động 12 tuổi
và bắt họ làm việc 10 tiếng một ngày, có thê’ viện cớ đó để nói hành động giống
họ cũng là có đạo đức hay không? Chắc chắn là không, và các công ty rõ ràng có
quyển lựa chọn. Họ không bị ràng buộc bởi những tập quán địa phương và họ có
thể quyết định không đẩu tư vào những nơi đi theo các thông lệ đáng chê trách.
Thứ hai, các công ty đa quốc gia cần nhận tháy râng họ có khả năng thay đổi các
tập quán phổ biến ở một quốc gia. Họ có thể sử dụng sức mạnh của mình vì những
mục đích đạo đức cao đẹp hơn. Đó là những điều mà BP đã làm khi áp dụng chính
sách không khoan nhượng với các khoản “bôi trơn” cho hoạt động kinh doanh. BP
tuyên bố rằng thông lệ chi trả các khoản “bôi trơn” này là trái với đạo đức, và trách
nhiệm của công ty là sử dụng sức mạnh của họ đê’ nõ lực thay đổi các chuẩn mực
này. Dù nhiều người nói rằng cách nhìn nhận này mang nhiểu hơi hướng đạo đức
của chủ nghĩa đế quốc và thiếu nhạy cảm vế văn hóa, cách nhìn nhận này có thê’
được xác minh là hỢp đạo lý nếu nó phù hỢp với những chuẩn mực đạo đức được
cả thế giới chấp nhận.
Quay lại với vấn để vế tên trùm ma túy, một số người cho rằng việc chi trả
đó là hỢp đạo lý. Điểu đó không hẳn vì những người khác đều làm thế, mà vì nếu
không làm như vậy, họ sẽ gánh chịu thiệt hại lớn hơn (những tên trùm ma túy có
thê’ sẽ báo thù bằng cách bắt cóc hay giết người). Một giải pháp khác là từ chối đáu
tư vào những nước có luật pháp yếu kém đến nỗi các trùm ma túy có thê’ ngang
nhiên yêu cầu tiến bảo kê. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không hoàn hảo vì sẽ
tước đi lợi ích mà công dân nước đó đáng được hưởng từ các khoản đầu tư của các
tập đoàn đa quốc gia (ví dụ như việc làm, thu nhập, tăng trưởng kinh tế và phúc lợi
xã hội tốt hơn). Rõ ràng, vấn để liên quan trùm ma túy là một tình huống cực kỳ
nan giải về mặt đạo đức và không có giải pháp nào là hoàn hảo. Vì vậy, những nhà
quản lý cẩn một kim chỉ nam vể đạo đức để giúp họ tìm ra một phương án khả thi
đê’xử lý tình huống nan giải nói trên.

• Cách tiếp cận vị lợi THUYẾT VỊ LỢI VÀ QUAN ĐIỀM ĐẠO ĐỨC CỦA KANT Trái với cách
Theo cách tiếp cận này thi *T)Ù nhìn” ở trên, phẩn lớn các nhà triết học về đạo đức đánh giá cao cách
một hành động hoặc tập quán tiếp cận theo Chủ nghĩa Vị lợi và theo quan điểm của Kant. Các cách tiếp cận này
'^k^hong°tùy thuọc vL^hẹ qua thứ 18 và 1 9 , và dù đã bị thay thế bởi các cách tiếp cận
kỷ
mang lại hiện đại hơn, nhưng chúng vẫn tạo ra nền tảng đê’ xáy dựng các phương pháp tiếp
cận hiện đại hơn.
Những người đầu tiên khởi xướng cách tiếp cận vị lợi trong đạo đức kinh doanh
là David Hume (1711-1776), Jeremy Bentham (1784-1832), vàJohn Stuart M ill
(1806-1873). Phương pháp tiếp cận vị lợi về mặt đạo đức cho rằng cẩn xem xét hệ
quả của một hành động đê’xác định xem hành động đó có hỢp đạo lý hay không.^'

202 Phẩn 2; Sự khác biệt quốc gia


Một hành động đưỢc cho là đáng làm nếu như nó mang lại nhiều lợi ích nhất có
thể so với thiệt hại gây ra. Thuyết vỊ lợi muốn tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa tác
hại. Thuyết vị lợi cho rằng mỗi một hành động đểu mang lại nhiều hệ quả, một số
tổt cho xã hội và một số thì có hại. Là triết lý vể đạo đức kinh doanh, học thuyết
này để cao sự cán thiết phải cân nhắc kỹ tất cả các lợi ích và chi phí xã hội của hoạt
động kinh doanh và chỉ theo đuổi các hoạt động đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ
ra. Theo quan điếm của thuyết vị lợi, thì quyết định tốt nhất là những quyết định
đem lại nhiểu lợi ích nhất đến với nhiều người nhất.
Nhiểu doanh nghiệp đã áp dụng một số công cụ hữu hiệu như phân tích lợi
ích - chi phí và đánh giá rủi ro - đều bắt nguồn từ triết lý vị lợi. Một nhà quản lý
thường cân nhắc lợi ích và chi phí của một hành động trước khi quyết định thực
hiện hành động đó. M ột công ty dầu mỏ khi xem xét việc khai thác dầu tại một khu
bảo tổn động thực vật hoang dã ở Alaska phải cân nhắc các lợi ích kinh tế khi tăng
sản lượng dầu mỏ và tạo thêm công ăn việc làm với cái giá phải trả là thiệt hại môi
trường đối với hệ sinh thái mong manh của Alaska. Một công ty chuyên vể công
nghệ sinh học trong nông nghiệp như Monsanto phải cân nhắc liệu rằng lợi ích của
các cây trổng biến đổi gen tạo ra chất kháng sầu bệnh tự nhiên có lớn hơn rủi ro đi
kèm hay không. Lợi ích ở đây bao gổm việc tăng nàng suất cây trổng và giảm nhu
cầu sử dụng phần bón hóa học. Rủi ro bao gồm việc loại cây trổng kháng sâu bệnh
này có thê’ khiến vấn để trở nên nghiêm trọng hơn nếu sầu bệnh tiến hóa và hình
thành cơ chế tự vệ chống lại các chất kháng sâu bệnh tự nhiên đã được cấy vào các
loại cây giống của Monsanto. Hậu quả là sẽ khiến cây trổng dễ bị tấn công bởi thế
hệ siêu sâu bệnh mới.
Các triết lý của Thuyết vị lợi cũng có một số hạn chế đáng kể khi tiếp cận vấn
để đạo đức kinh doanh. Việc đo lường lợi ích, chi phí và rủi ro của các hành động
cũng không hể dẻ dàng. Như trường hỢp một công ty dầu mỏ xem xét việc khai
thác ở Alaska, làm sao có thê’ đo lường được những tác hại tiếm ẩn có thể phát
sinh đối với hệ sinh thái nơi đáy? Trong trường hỢp của Monsanto, làm sao có thê’
lượng hóa rủi ro là các cây trổng biến đổi gien rốt cục sẽ dẫn tới sự tiến hóa của
các siêu sầu bệnh có kháng thê’ chống lại chất chống rầy tự nhiên đưỢc cấy vào cây
trổng? Nói chung, các nhà triết học theo trường phái vị lợi nhìn nhận rằng việc đo
lường các lợi ích, chi phí và rủi ro thường là bất khả thi do hiểu biết của con người
có hạn.
Vấn đế thứ hai của thuyết này đó là nó đã không tính tới công bằng. Những
hành động mang lại nhiểu lợi ích nhất cho số đông có thê’ dẫn đến cách hành xử
không công bằng cho số ít. Hành động như thế không thê’ xem là hỢp đạo lý vì nó
không công bằng. Giả dụ, vì muốn giảm chi phí bảo hiểm y tế, chính phủ quyết
định kiểm tra và từ chối trả chi phí y tế cho những người bị nhiễm vi rút HIV. Việc
giảm chi phí y tế có lẽ sẽ mang lại lợi ích đáng kê’ cho số đông người dần, nhưng nó
không công bằng khi phân biệt đối xử với số ít người còn lại.
Chuẩn mực đạo đức của Kant đưỢc đưa ra bởi nhà triết học Immanuel Kant
(1724-1804). Quan điểm đạo đức Kant cho rằng con người nên được xem là mục
tiêu cuối cùng hướng đến chứ không bao giờ chi đơn thuần là phương tiện đê’ thực
hiện những mục đích của người khác. Con người không phải là một vật vô tri, như

Chương 5; Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 203


máy móc. Con người có nhân cách riêng và cẩn đưỢc tôn trọng. Theo triết lý của
Kant, việc thuê nhân công trong các xí nghiệp bóc lột lao động và bắt họ làm việc
• Quan điểm đạo đức nhiều giờ với mức lương rẻ mạt và điếu kiện lao động tổi tệ là vi phạm đạo đức.
của Kant Trong trường hỢp này, những công nhân chỉ được coi như các bánh ràng trong một
Niềm tin rằng con người cỗ máy, chứ không phải là những thực thể có đạo đức và nhân cách. Mặc dù, các
nên được xem là mục tiêu
cuối cùng chứ không bao
nhà triết học đạo đức hiện đại có xu hướng cho râng quan điểm của Kant là không
giờ là phương tiện để thực hoàn thiện - ví dụ họ cho rằng quan điểm của ông không có chỗ cho những những
hiện những mục đích của
cảm xúc và tình cảm đạo đức như sự quan tâm hay cảm thông nhưng việc phải tôn
người khác
trọng và coi trọng danh dự cá nhân vẫn là đúng đắn trong thê giới hiện đại.

• Học thuyết về nhân CÁC HỌC THUYÉT VÈ NHÂN QUYÈN Được hình thành vào thế kỷ 20, các
quyền
học thuyết vế nhân quyến công nhận rằng con người có những quyển và đặc
Một học thuyết vào thế kỷ
20 cho rằng con người có
quyển cơ bản vượt ra khỏi biên giới quốc gia và các nền văn hóa. Các quyền này
những quyền và đặc quyền xác lập một giới hạn tối thiểu cho các hành vi được xem là hỢp đạo đức. Một định
cơ bản vượt ra khỏi biên
nghĩa đưỢc nhiều người biết tới về quyển cơ bản giải thích rằng quyền cơ bản là
giới quốc gia và các nền
văn hóa một điểu gì đó được coi trọng hơn cả lợi ích của tập thể. Vì vậy, chúng ta có thê’ nói
rằng quyển tự do ngôn luận là một quyển cơ bản đưỢc ưu tiên hơn tất cả trừ các
mục tiêu cộng đổng có sức thuyết phục nhất và vượt qua cả các yếu tố như lợi ích
của hòa hỢp dân tộc hay sự nhất trí về mặt đạo đức mang lại cho quốc gia.^^ Các lý
thuyết gia vể đạo đức cho rằng những quyển cơ bản của con người là nẽn tảng của
kim chỉ nam đạo đức mà những nhà quản lý cần dõi theo khi đưa ra quyết định có
yếu tố đạo đức. Chính xác hơn thì họ không nên có những hành động xâm phạm
những quyền này. Các lý thuyết gia về đạo đức cho rằng các quyển con người cơ
bản đã tạo nên nền tảng của Kim chi nam đạo đức - công cụ các nhà quản lý nên
tham khảo khi đưa ra các quyết định có liên quan tới đạo đức. Đúng hơn thì họ
không nên ủng hộ những hành động có xu hướng xâm phạm các quyển nói trên.
• Tuyên n^ôn chung về Quan điểm cho rằng có các quyển cơ bản đủ tầm vượt qua các rào cản biên
Quyen con người
giới quốc gia và văn hóa là động lực cơ bản hình thành “Tuyên ngôn chung về
Một tài liệu của Liên Hợp
Quyến con người” của Liên hỢp quốc. Tuyên ngôn này đã được gần như tất cả các
Quốc đã giúp đặt nền móng
cho các quy tắc cơ bản về quốc gia trên thế giới phê chuẩn và đặt nển móng cho các quy tắc cơ bản luôn đưỢc
quyền con người cần phải tuân thủ bất kể việc con người đang kinh doanh trong nển văn hóa như thế nào.-’^
được tuân theo
Đồng tình với quan điểm vế đạo đức của Kant, Điểu 1 của Tuyên ngôn ghi rằng:
“Điếu 1: Tất cả con người sinh ra được tự do và bình đẳng về danh dự và
quyển lợi. Tất cả được ban tặng lý trí và lương tri và nên hành động vì nhau
trong báu không khí hữu hảo.”
Điểu 23 của Tuyên ngôn - có liên hệ trực tiếp với công ăn việc làm - có nội
dung như sau:
“Tất cả mọi người có quyền được làm việc, đưỢc tự do lựa chọn công ăn việc
làm, hưởng các điểu khoản có lợi và thỏa đáng trong công việc và có quyền đưỢc
bảo vệ khỏi tình trạng thất nghiệp.
Tất cả mọi người, không phân biệt đổi xử, có quyển đưỢc hưởng thu nhập
bình đẳng với các công việc tương đương nhau.
Tất cả mọi người khi đi làm đều có quyển đưỢc hưởng chế độ lương thưởng

204 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


thỏa đáng và có lợi đế đảm bảo sự tổn
tại xứng đáng với danh dự con người MỘT GÓC NHÌN KHÁC
đối với cá nhân và gia đình của người
đó, và được trự cáp khi cần thiết bởi
“6 ông lớn” bj buộc tội xâm phạm quyền con người
các công cụ bảo hộ khác của xã hội.
Vào tháng 12 năm 2011, sau phiên xét xử công khai quy mô có liên quan tới
Tất cả mọi người có quyến đưỢc một loạt các xâm phạm nhân quyền, bồi thẩm đoàn đã tuyên phạt rất nghiêm
khắc sáu tập đoàn sản xuất thuốc trừ sâu và hoạt động trong lĩnh vực công
thành lập và tham gia các nghiệp đoàn
nghệ sinh học, từ đó tạo sức ép với các chính phủ, nhất là Chính phủ Hoa
nhằm bảo vệ quyển lợi cá nhân.” Kỳ, Thụy Sĩ và Đức phải hành động ngay để ngăn chặn các hậu quả nghiêm
trọng hơn. Án phạt lần này áp dụng đối với sáu tập đoàn sản xuất thuốc trừ
Rõ ràng, quyển được “hưởng sâu lớn nhất - Monsanto, Syngenta, Bayer, BASF, Dow and Dupont - được
các điểu kiện làm việc thỏa đáng và biết tới với cái tên "6 ông lớn” do vi phạm quyền con người bao gòm các
quyền sinh sống, kiếm sống và sức khỏe được công nhận trên toàn thế giới.
có lợi”, “thu nhập bình đẳng với các Án phạt nhấn mạng rằng ngành hóa chất trong nông nghiệp có doanh thu tới
công việc tương đương”, và chê' độ 42 tỷ $ và được miễn trừ khỏi thiệt hại và các án phạt trong khi hơn 355.000
người tử vong và hàng trăm ngàn người khác bị ốm đau do nhiễm độc thuốc
lương thưởng đảm bảo “sự tổn tại trừ sâu mồi năm. Thêm vào đó, các tập đoàn sản xuất thuốc trừ sâu đã hủy
xứng đáng với danh dự con người” hoại kế sinh nhai và công ăn việc làm của nhiều người bao gồm nông dân,
những người nuôi ong và nuôi tôm hùm. ông Paige Tomaselli, luật sư của
được đề cập trong Điều 23 ngụ ý
Trung tâm An toàn thực phẩm và là bên nguyên trong phiên xét xử nói trên đã
rằng việc thuê mướn lao động trẻ phát biểu: “Các tập đoàn sản xuất thuốc trừ sâu đã trốn tránh các cáo buộc
em trong các xí nghiệp bóc lột nhân xâm phạm quyền con người trong một thời gian quá dài! Chúng tôi đã buộc
họ phải lộ diện tại phiên tòa quốc tế này để hướng sự chú ý của công chúng
công và chi trả mức lương còn tháp vào những hành động xâm phạm trắng trợn quyền sinh sống, sức khỏe và
hơn mức lương tối thiểu đảm bảo kiếm sống của họ.”
Án phạt cũng đã nêu tên ba quốc gia đáng khiển trách cùng với các tập đoàn
sinh hoạt là hoàn toàn phi đạo đức
nói trên. Những nhận định ban đầu của tòa án chỉ ra rằng “Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và
dù điểu này đã trở nên phổ biến ở Đức [nước chủ nhà của các tập đoàn thuốc trừ sâu] đã không làm tròn việc
nhiều quốc gia. Đây là các quyền con tuân thủ nghĩa vụ được toàn thế giới ghi nhận về việc tuyên truyền và bảo hộ
quyền con người... Ba nước này, nơi mà sáu tập đoàn đăng ký kinh doanh và
người cơ bản, đã vượt qua các rào cản đặt trụ sờ chính, đã không điều Chĩnh, giám sát và áp đặt luật và chính sách
biên giới giữa các quốc gia. và quốc gia thích đáng đối với các tập đoàn này". Phiên xét xử này được chủ
tri bời Mạng lưới quốc tế Hành động liên quan tới Thuốc trừ sâu, một tổ chức
Cần hết sức chú ý rằng quyền bao gồm hơn 600 tổ chức phi chính phủ, các định chế và các cá nhân ở hơn
90 nước hiện đang hoạt động nhằm thay thế các chế phẩm thuốc trừ sâu độc
cũng đi liền với nghĩa vụ. Vì chúng hại bằng các chế phẩm khác thân thiện với hệ sinh thái và được xã hội chấp
ta có quyển tự do ngôn luận, chúng nhận rộng rãi hơn.

ta cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng Nguồn: http://www.curezone.com/blogs/fm.asp?i=1890431

quyến tự do ngôn luận của những


người khác. Quan điểm về nghĩa vụ
của con người được để cập trong
Điểu 29 của Tuyên ngôn chung vé
Quyến con người.

“Điểu 29: Mọi người có nghĩa vụ với cộng đổng chỉ khi trong đó họ có thê’
phát triển nhân cách tự do và hoàn thiện.”
Trong khung lý thuyết về quyển lợi, một số cá nhân và định chế nhất định có
nghĩa vụ phải cung cấp quyén lợi hoặc dịch vụ đê’ đảm bảo thực hiện quyến lợi của
người khác. Các nghĩa vụ nói trên thường rơi vào nhiểu giai cấp hoặc tác nhân đạo
đức (một tác nhân đạo đức là bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có thê’hành động có
đạo đức ví dụ như chính phủ hoặc tập đoàn kinh doanh).
Ví dụ, đê’ tránh chi phí xử lý rác thải độc hại tốn kém ở phương Tây, vào cuối
thập niên 80, một vài công ty đã chuyển hàng kiện chất thải tới các nước châu Phi,
nơi xử lý chát thải với chi phí thấp hơn rất nhiều. Vào năm 1987, năm chiếc tàu của

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 205


Châu Âu đã dỡ chất thải độc hại chứa
độc tỗ nguy hiểm ở Nigeria. Công nhân
đi xăng-đan và quần sóc đê’ dỡ các thùng
hàng với tiền công 2,5$/ngày và chuyển
các thùng hàng tới một khu đất bẩn thỉu
ở khu dân cư. Họ không được báo là
trong các thùng đó có chứa cái gì.-’'*Ai là
người chịu trách nhiệm đảm bảo quyển
lợi và sự an toàn của công nhân và người
dân trong trường hỢp đó? Theo các lý
thuyết gia vẽ quyển lợi, thì quyển lợi
không chỉ đặt trên vai của một tác nhân
đạo lý (Moral Agent) mà là tất cả các tác
nhân đạo lý có thể có hành động nhằm
Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Eleanor Roosevelt cầm bản Tuyên phá hoại hoặc góp phẩn gây hại cho công
ngôn chung về Quyền con người, phiên bản tiếng Tây Ban Nha -
được Liên Hợp Q uốc thông qua vào năm 1948. nhân và người dân. Do đó, đây không chi
là nghĩa vụ của riêng chính phủ Nigeria
mà còn thuộc vể các công ty đa quốc gia đã vận chuyển chất thải độc hại tới đây
nhằm đảm bảo không gây hại tới công nhân và người dân. Trong trường hợp này, cả
chính phủ và các công ty đa quốc gia rõ ràng đã không ghi nhận các nghĩa vụ cơ bản
của họ nhằm bảo hộ các quyển con người cơ bản đối với người khác.

• Phân phối còng bằng CÁC LÝ THUYẾT VÈ CÔNG BẰNG Các lý thuyết vể công bằng hướng tới
việc phân phối còng bằng các hàng hóa và dịch vụ kinh tế. Phân phối hỢp lý được
Việc phân phối hàng hóa
và dịch vụ được coi là công coi là công bằng và hỢp tình hỢp lý. Không chi có một lý thuyết vé công bằng mà
bằng và hợp lý
có nhiều lý thuyết đối lập nhau về các quan điểm chủ chốt.’^ ở đây, chúng ta tập
trung vào một lý thuyết công bằng nhất định vừa có ảnh hưởng lại vừa có hệ quả
quan trọng về đạo đức. Lý thuyết này là thành quả của triết giaJohn Rawls.’‘’Rawls
cho rằng hàng hóa và dịch vụ kinh tê nên đưỢc phân phối bình đẳng trừ phi việc
phân phối bất bình đẳng mang lại lợi thế cho tát cả mọi người.

Theo Rawls, các quy tắc công


bằng được coi là hỢp lệ nếu đưỢc mọi
MỘT GÓC NHÌN KHÁC
người đổng ý là họ có thê’ cân nhắc
tình huống tự do và không thiên vị.
Không thiên vị được đảm bảo khi
Phân tích đạo đức: m ột cách nói khác
sử dụng một công cụ nhận thức mà
Bên cạnh quan điểm vị lợi, quan điểm triết học Kant, quan điểm về quyền lợi
và công bằng hướng tới đạo đức trong kinh doanh, Carol Gilligan đã đưa ra Rawls gọi là “tấm màn vô tri”. Dưới
một cách nghĩ khác về hành động đạo đức của chúng ta: trong một chuỗi các tấm màn vô tri, tất cả mọi người đều
mối quan hệ có liên quan với nhau và phát triển theo thời gian, trước tiên tập
trung vào bản thân, sau đó là tới các cá thể phụ thuộc và cuối cùng là việc
đưỢc hình dung là không biết gì về
thiết lập nhu cầu binh đẳng giữa bản thân chúng ta và những người khác để nét đặc trưng của họ, ví dụ như chủng
quan hệ động có thể thay thế các quan hệ phụ thuộc. Cách tiếp cận đó (bản
thân, cá nhân phụ thuộc, binh đẳng động) có thể là một hướng suy nghĩ hữu
tộc, giới tính, trí thông minh, quốc
dụng về tiến trinh đóng góp của các công ty đa quốc gia đối với nước phát tịch, hoàn cảnh gia đình và biệt tài của
triển.
cá nhân. Ravvls sau đó đã phỏng vấn
Nguồn: Carol Gilligan, In a Ditterence Voice (Cambridge, MA; Harvard University Press,
xem mọi người sẽ thiết kế nên một hệ
1982).

206 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


thống như thế nào dưới tấm màn vô tri. Trong hoàn cảnh đó, mọi người đã thống
nhất vế hai nguyên tắc công bằng cơ bản.
Nguyên tắc thứ nhất là mỗi người đưỢc hưởng tự do cơ bản ở mức tối đa tương
ứng với tự do của những người khác. Rawls đã đúc kết thành tự do chính trị (ví dụ
như quyến tự do bầu cử), quyển tự do ngôn luận và thành lập đoàn thể, tự do vể
lương tri và tự do suy nghĩ, tự do về quyển sở hữu tài sản cá nhân và quyển tự do
chống lại việc bắt giữ và tịch biên tài sản tùy tiện.
Nguyên tắc thứ hai là khi các quyển tự do cơ bản được thực hiện thì tình trạng
bất bình đẳng về các hàng hóa xã hội cơ bản - ví dụ như phân phối thu nhập, của
cải và cơ hội - chỉ được cho phép nếu tình trạng bát bình đẳng đó làm lợi cho tất cả
mọi người. Rawls chấp nhận việc bát bình đẳng có thể là hỢp lý trong bối cảnh hệ
thống gây ra bất bình dâng nhằm mang lại lợi thế cho tất cả mọi người. Nói đúng
hơn, ông đã đưa ra quan điểm mà ông gọi là quy tắc khác nhau, trong đó bất bình
đẳng đưỢc coi là hỢp lý trong bối cảnh bất bình đẳng mang lại lợi ích đối với những
người kém ưu thế nhất. Như vậy, giả dụ có chênh lệch lớn vể thu nhập và của cải
đi chăng nữa thì điểu đó có thể được cần nhắc nếu như hệ thống định hướng thị
trường gây ra phân phối bất bình đẳng này có thể làm lợi cho cả những người kém
lợi thế nhất trong xã hội. Có người cho rằng nền kinh tế đưỢc điểu tiết tốt, đi theo
định hướng thị trường và thương mại tự do có thể làm lợi cho những thành viên
kém liu thê nhát của xã hội thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vể nguyên
tắc thì ít nhất, tình trạng bất bình đẳng thừa hưởng từ các hệ thống nói trên có thể
đưỢc coi là hỢp lý (nói cách khác, con sóng của cải ngày càng dâng cao đưỢc tạo ra
bởi kinh tế định hướng thị trường và tự do thương mại có thể giúp nâng tất cả các
con thuyền, bao gồm cả những con thuyên tói tàn nhất).
Từ góc độ đạo đức kinh doanh quốc tế, lý thuyết của Rawl đã đưa ra một cách
nhìn khá thú vị. Các nhà quản lý có thể tự hỏi là các chính sách họ đang đi theo khi
kinh doanh trên thị trường quốc tế có đưỢc coi là công bằng dưới tám màn vô tri của
Rawls hay không. Ví dụ như việc trả cho công nhân nước ngoài ít hơn với nhân công
đến từ nước chủ nhà của doanh nghiệp thì có đưỢc coi là công bằng hay không? Lý
thuyết của Rawls cho rằng điếu đó là chính đáng miễn là tình trạng bất bình đẳng đó
mang lại lợi ích cho những người kém lợi thế nhất trong toàn bộ xã hội (đó cũng là
nội dung đưa ra theo lý thuyết kinh tế). Mặt khác, khó có thể hình dung các nhà quản
lý khi hoạt động dưới tám màn vô tri sẽ thiết kế một hệ thống - trong đó nhân công
nước ngoài chỉ được trả mức lương tối thiểu để làm việc hàng giờ ở các công xưởng
có điếu kiện tổi tàn và phải tiếp xúc với các vật liệu độc hại. Điểu kiện làm việc như
vậy rõ ràng là không hỢp lý hỢp tình theo khung lý thuyết của Rawls, do vậy đưỢc coi
là vô đạo đức. Tương tự, khi hoạt động dưới tám màn vô tri, đa phần mọi người có
thể sẽ thiết kê các hệ thống tiếp thu một số biện pháp bảo vệ từ môi trường cho tới
các nguồn lực chung quan trọng của thế giới, ví dụ như các đại dương, bầu khí quyển
và rừng mưa nhiệt đới. Đến khi nào tình huống đó còn xảy ra thì việc các công ty
hành động theo hướng làm suy giảm các nguồn lực chung của toàn cầu sẽ được coi là
không chính đáng, và nói rộng ra là vô đạo đức. Do vậy, tấm màn vô tri của Rawls là
một công cụ nhận thức có thể được sử dụng trong kún chỉ nam đạo đức để giúp các
nhà quản lý xử lý các tình huống khó xử về mặt đạo đức.

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 207


• ÔN TẬP NHANH
1. Cách tiếp cận nào theo quan điểm đạo đức kinh doanh được các nhà đạo đức
học mô tả với tên gọi “bù nhìn”?
2. Mục đích đưa ra quan điểm về “bù nhìn” là gì?
3. Liệt kê quy tắc cơ bản của trường phái vỊ lợi và quan điểm đạo đức của Kant.
4. Các quy tắc cơ bản của lý thuyết vể quyển là gì?
5. Các quy tắc cơ bản của lý thuyết vể công bằng là gì?
6. Qụan điểm của John Rawls về tám màn vô tri có thể giúp các nhà quản lý xử lý
các tình huống khó xử trong đạo đức như thế nào?

Tiêu điểm ý nghĩa quản trị

Như vậy, cách tốt nhất đảm bảo là các nhà quản lý trong các công ty đa quốc gia
MỤC TIÊU HỌC TẬP 5
sẽ cân nhắc các yếu tố về đạo đức khi đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh
Giải thích làm cách nào các
doanh quốc tế là gì? Làm cách nào các nhà quản lý có thể quyết định dựa trên xu
nhà quản lý có thể đưa khía
cạnh về đạo đức vào quá hướng đạo đức trong hành động của họ khi đối mặt với các quyết định liên quan
trinh ra quyết định tới điểu kiện làm việc, quyển con người, tham nhũng và ô nhiễm môi trường? Từ
góc độ đạo đức, làm cách nào các nhà quản lý có thể quyết định nghĩa vụ vể đạo
đức với xuất phát điểm là tẩm ảnh hưởng của một công ty đa quốc gia? Trong
nhiểu trường hỢp, sẽ không dẻ dàng khi đưa ra câu trả lời do đa phần những ván để
đạo đức đáng lo ngại nhất phát sinh có các tình huống khó xử thực tế đi kèm với
nó và không có biện pháp xử lý nào được coi là đúng đắn hoàn toàn. Tuy nhiên, các
nhà quản lý có thể và nên hành động nhiều hơn nhằm đảm bảo tuân theo các quy
tắc cơ bản vế đạo đức và tạo thành thói quen khi đưa các vấn đề đạo đức vào trong
các quyết định kinh doanh quốc tế.
ở đây, chúng ta tập trung vào năm điểm mà các công ty kinh doanh quốc tế
và nhà quản lý các doanh nghiệp đó có thể làm để đảm bảo vấn để đạo đức cần
được cân nhắc khi đưa ra quyết định kinh doanh: (1) ưu tiên tuyển dụng và để bạt
những nhân viên có nền tảng tốt vể ý thức đạo đức cá nhân; (2) xây dựng văn hóa
tổ chức coi trọng các hành vi đạo đức; (3) đảm bảo các nhà quản lý trong doanh
nghiệp không chỉ phổ biến tinh thẩn của các hành vi đạo đức mà còn phải hành
động theo cách thức phù hỢp với tinh thần đó; ( 4 ) thực hiện quy trình đưa ra
quyết định trong đó yêu cầu mọi người cân nhắc khía cạnh đạo đức trong các quyết
định kinh doanh; và ( 5 ) khuyến khích dũng khí trong vấn để đạo đức.

Tuyển dụng và đề bạt


Hiển nhiên các công ty luôn nỗ lực tuyển dụng những người có ý thức mạnh mẽ về
đạo đức cá nhân và sẽ không tham gia vào các hành vi vô đạo đức hay bất hỢp pháp.

208 Phẩn 2: Sự khác biệt quốc gia


Tương tự, không thể mong đợi một doanh nghiệp sẽ để bạt và có thể sẽ sa thải
những người có hành vi không theo tiêu chuẩn đạo đức thông thường. Tuy nhiên,
làm được điểu đó thực tế cũng vô cùng khó khăn. Làm cách nào có thế biết được
ai đó có ý thức kém vể đạo đức? Trong xã hội này, chúng ta có xu hướng giấu diếm
việc thiếu đạo đức cá nhân trước sự soi mói của công chúng. M ột khi mọi người
nhận tháy ai đó vô đạo đức, họ sẽ không tin tưởng những người đó nữa.
Có cách thức nào đó giúp các công ty đảm bảo rằng họ sẽ không thuê những
người hóa ra lại có ý thức đạo đức kém, đặc biệt là khi mọi người có xu hướng che
đậy trước công chúng hay không (thực chất, những người vô đạo đức có thể nói
dối về bản chất của mình)? Các công ty có thể kiểm tra tâm lý ứng viên của mình
đế nắm đưỢc khuynh hướng vể đạo đức của họ, và họ có thể kiểm tra với nhà tuyển
dụng trước để tìm hiểu vế danh tiếng của ứng viên như thế nào (ví dụ như yêu cầu
thư giới thiệu và trao đổi với những người đã từng làm việc với ứng viên đang xin
việc tại công ty). Cách thức sau thường phổ biến hơn và có thể gây ảnh hưởng tới
toàn bộ quá trình tuyển dụng. Không nên để bạt những người có đạo đức kém
trong các công ty có văn hóa tổ chức để cao hành động có đạo đức và các nhà lãnh
đạo cũng dựa vào đó mà có các hành vi tương ứng.
Các công ty không chỉ nỏ lực đế tìm kiếm và tuyển dụng người có ý thức đạo
đức tốt nhưng ứng viên cũng nên tìm hiểu tối đa về môi trường đạo đức trong một
tổ chức khi đi xin việc vì lợi ích của mình. Có cá nhân nào lại muốn làm việc tại một
công ty đa quốc gia như Enron - công ty này rốt cục đã lâm vào tình trạng phá sản
do ban lãnh đạo với đạo đức yếu kém đã giấu nhẹm các phi vụ liên kết đẩy rủi ro
nhằm góp phẩn làm giàu cho các vị lãnh đạo? Bảng 5.1 đâ liệt kê một số câu hỏi để
các ứng viên khi tìm việc có thê’ trao đổi với nhà tuyển dụng tương lai.

B ả n g (;
Một số câu hỏi dành cho các nhà tuyển dụng tiềm năng:
Bài kiểm tra đạo đức
dành cho ứng viên đi
1. Có quy tắc đạo đức chính thức hay không? Quy mô phổ biến tài liệu đó? Quy tắc
xin việc
đó có được thường xuyên củng cố bằng các phương thức chính thống như hệ
Nguồn: Linda K. Trevino.
thống đưa ra quyết định hay không? Chair of the Department of
Management and Organization,
2. Có phải nhân viên ở mọi cấp độ đều được đào tạo khi đưa ra quyết định có đạo Smeal College of Business,
Pennsylvania State University.
đức hay không? Họ có được khuyến khích để nhận trách nhiệm với những hành Reported in K. Maher, “Career
dournal VVanted: Ethical
vi của mình hay chất vấn cấp trên khi bị yêu cầu làm những việc mà họ cho là sai
Employer,” The Wall Street
trái hay không? dournál, July 9. 2002, p. B1.
Copyright © 2002. Reproduced
3. Nhân viên có những kênh thông tin chính thức để trao đổi về băn khoăn của họ with permission of Dow Jones
& Company, Inc. vía Copyright
một cách bí mật hay không? Có một ủy ban cao cáp chính thức trong tổ chức Clearance Center..

chịu trách nhiệm cân nhắc các vấn đề đạo đức hay không?

4. Việc kỷ luật sai phạm có diễn ra nhanh chóng và thích đáng trong tổ chức hay
không?

5. Sự liêm khiết có được nhấn mạnh với các nhân viên mới hay không?

6. Mức độ liêm khiết của các nhà quản lý theo nhận định của cấp dưới như thế
nào? Các nhà lãnh đạo có thể làm tấm gương xử sự có đạo đức như thế nào?

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 209


Văn hóa tổ chức và lãnh đạo
Nhằm ủng hộ các hành vi đạo đức, các công ty cần xây dựng vàn hóa tổ chức coi
trọng các hành vi đạo đức. Ba điểu sau đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng
văn hóa để cao các hành vi đạo đức. Đầu tiên, các công ty cần chính thức phổ
biến các giá trị giúp nêu bật hành vi đạo đức. Nhiểu công ty hiện đang làm điểu
• Quy tắc đạo đức này thông qua việc soạn thảo Quy tắc đạo đức - một bản tuyên ngôn chính thức
Tuyên ngôn chính thức của
khẳng định các ưu tiên vể mặt đạo đức mà doanh nghiệp tuân theo. Thông thường,
một doanh nghiệp khẳng quy tắc đạo đức thường dựa trên các tài liệu như Tuyên ngôn chung vể quyền con
định các ưu tiên về đạo đức
người của Liên HỢp Quốc. Tuyên ngôn này cũng đưỢc dựa trên các lý thuyết của
Kant và các lý thuyết dựa trên quyển trong triết học về đạo đức. Một số công ty
khác thì đưa các tuyên ngôn đạo đức vào trong các tài liệu phổ biến giá trị hoặc
sứ mệnh của công ty. Ví dụ, tập đoàn đa quốc gia vể thực phẩm và hàng tiêu dùng
Unilever đã đưa ra Qụy tắc đạo đức bao gồm các điểm sau.^^
“N hân viên: Unilever cam kết đảm bảo tính đa dạng, tin tưởng và tôn trọng
lẫn nhau trong môi trường làm việc và mỗi người đểu cảm thấy có trách nhiệm
đối với kết quả kinh doanh và danh tiếng của công ty. Chúng tôi sẽ tuyển
dụng, tạo công ăn việc làm và để bạt nhân viên trên cơ sở duy nhất là chuyên
môn và năng lực cần thiết để hoàn thành công việc. Chúng tôi cam kết đảm
bảo điểu kiện làm việc an toàn và lành mạnh cho tát cả mọi nhân viên. Chúng
tôi sẽ không ép buộc, bắt buộc người khác làm việc hay sử dụng lao động trẻ
em. Chúng tôi cam kết sẽ làm việc với nhân viên nhằm phát triển và nâng cao
kỹ năng và năng lực của nhân viên. Chúng tôi tôn trọng danh dự cá nhân và
quyển tự do lựa chọn đoàn thể, tổ chức của nhân viên. Chúng tôi sẽ đảm bảo
liên lạc thông suốt với nhân viên dựa trên thông tin của công ty và quy trình
thảo luận.
Liêm khiết trong công việc:
ưnilever không đưa hoặc nhận, trực
tiếp hay gián tiếp, hối hộ hoặc ưu
đãi không chính đáng để đổi lại lợi
MỘT GÓC NHÌN KHÁC ích vể kinh doanh hoặc tài chính.
Không nhân viên nào được chào
mời, cho hoặc nhận quà tặng hoặc
Làm cách nào “Thưvng mại Công bằng” có thể khiến kinh doanh trờ hối lộ hay các khoản chi trả dưới
nên “công bằng”
hình thức, hoặc đưỢc coi là hối lộ.
Giống như nhiều người khác, bạn có thể hay dùng chuối và ngũ cốc trong
bữa sáng. Nhưng bạn đã từng bao giờ nghĩ xem những người trồng chuối đó Phải ngay lập tức từ chối việc đòi
lả ai hay chưa? Người tiêu dùng hiện đang ngày càng quan tâm đến nguồn hỏi hoặc chào mời hối lộ và báo cáo
gốc thực phẩm họ đang sử dụng. Công ty Oké ở Hoa Kỳ có trụ sờ tại bang
Massachusetts hiện đang nhập khẩu chuối hữu cơ có mác “thương mại công cho ban lãnh đạo. Sổ sách kế toán và
bằng” và bán lại cho các chuỗi cửa hàng tạp hóa như Whole Foods Market các tài liệu phụ trỢ của Unilever phải
và stop & Shop. Oké mua sản phẩm từ các hợp tác xã ờ Ecuador, chi trả cho
người nông dân với mức giá hợp lý, được quyết định bời thị trường quốc tế
mô tả chính xác và phản ánh bản
và giúp người nông dân có đủ thu nhập trang trải cuộc sống. Giá chuối cùa chất của các khoản giao dịch ngẩm.
Oké được cơ cấu sao cho phần lớn lợi nhuận sẽ ở lại với nước sở tại và giúp
phát triển nền kinh tế của nước đó.
Không thành lập hay duy trì bát
cứ tài khoản, quỹ hoặc tài sản nào
Nguồn: Robert Knox, “Fair Trade Importer Says lt's Ripe for Success," Boston.com,
January 4, 2010, www.boston.com. không đưỢc thông báo hoặc không
đưỢc ghi chép”.
I I

210 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


Rõ ràng các quy tắc này cho thấy một nội dung quan trọng là Unilever không
chấp nhận việc duy trì điểu kiện làm việc dưới chuẩn, sử dụng lao động là trẻ em
hoặc đút lót trong mọi trường hỢp. Cẩn tham khảo thêm nội dung tôn trọng danh
dự của nhân viên đề thấy bản tuyên ngôn dựa trên quan điểm đạo đức của Kant.
Quy tắc của ưnilever đã đưa ra một thông điệp hết sức rõ ràng vể chuẩn mực đạo
đức đối với nhà quản lý và nhân viên.
Sau khi đã phổ biến giá trị dưới hình thức quy tắc đạo đức hoặc hình thức tư
liệu khác, lãnh đạo các doanh nghiệp cần thổi hổn và làm có ý nghĩa với những từ
ngữ trên giấy thông qua việc liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng và hành động dựa
trên cơ sở đó. Điểu này cũng đổng nghĩa với việc tận dụng mọi cơ hội thích hỢp
nhằm nhấn mạnh tẩm quan trọng của đạo đức kinh doanh và đảm bảo các quyết
định kinh doanh chủ chốt không những phải mang lại lợi ích kinh tế mà còn đảm
bảo yếu tố đạo đức. Nhiều công ty đã đi xa hơn một bước bằng cách thuê các công
ty kiếm toán độc lập đê’ đảm bảo nhân viên đang hành xử nhất quán với quy tắc
đạo đức. Ví dụ, công ty Nike đã thuê công ty kiểm toán độc lập để đảm bảo các nhà
thấu phụ của họ đang thực hiện bộ Qụy tắc ứng xử của Nike.
Cuối cùng, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp coi trọng các hành vi đạo đức
phải đi liền với hệ thống khen thưởng và đãi ngộ, bao gồm việc tưởng thưởng cho
những người có hành vi đạo đức và chế tài với những người vi phạm. Ví dụ như tại
công ty General Electric, ciỊu Giám đốc điểu hànhjack Welch đã mô tả cách thức
xem xét két quả làm việc của cấp quản lý và chia cấp quản lý thành các nhóm khác
nhau. Nhóm này bao gồm những người xuất sắc thể hiện các giá trị đúng đắn và
được tách ra để đề bạt cao hơn và những người xuất sắc nhưng thể hiện các giá trị
sai lầm và không được công ty giữ lại. Welch không sẵn sàng nhân nhượng đối với
các lãnh đạo công ty không tuân thủ các giá trị cốt lõi của công ty, ngay cả khi họ là
những nhà quản lý tài ba trong tất cả các lĩnh vực còn lại.^®

Quá trình ra quyết định


Bên cạnh việc thiết lập loại hình văn hóa đạo đức đúng đắn trong tổ chức, các
doanh nhân cán phải suy nghĩ thấu đáo và có hệ thống vể những hệ quả đạo đức
của các quyết định đưa ra. Để làm được điểu đó, họ cần một kim chỉ nam đạo đức
và cả lý thuyết vể quyển lợi và lý thuyết vể công bằng của Rawls để đưa ra kim chỉ
nam đó. Mở rộng các lý thuyết này, một số chuyên gia về đạo đức đã đé ra hướng
dần thực tiễn khá dẻ hiểu - gọi là thuật toán về đạo đức - đê’ xác định một quyết
định có hỢp với đạo lý hay không.^’ 'Iheo các chuyên gia này, quyết định sẽ chấp
nhận được theo quan điểm đạo đức nếu một doanh nhân có thể trả lời “có” với
từng các cầu hỏi dưới đây:
• Quyết định của tôi có rơi vào một trong các giá trị hoặc chuẩn mực chấp nhận
đưỢc và có áp dụng điển hình trong môi trường tổ chức hay không? (như đâ
phổ biến trong các quy tắc đạo đức và tuyên ngôn khác của doanh nghiệp)
• Tôi có sẵn sàng thông tin các quyết định tới toàn bộ các bên hữu quan chịu
ảnh hưởng bởi quyết định đó hay không - ví dụ như quyết định được đưa ra
báo cáo trên báo chí hoặc truyền hình?

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 2 1 1


• Những người mà tôi có quan hệ cá nhân gần gũi, ví dụ như thành viên gia
đình, bạn bè hoặc thậm chí là giám đốc các bộ phận khác, có đổng ý với quyết
định đó hay không?
M ột số người khác đã đề xuất quy trình có 5 bước đê’ cân nhắc cẩn trọng các
• Các bên hữu quan
nội bộ vấn để đạo đức (đây là một ví dụ khác của thuật toán đạo đ ứ c ) .T r o n g bước 1, các
doanh nhân cần phải nhận định các bên hữu quan nào sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết
Những người làm việc trong
công ty hoặc sở hữu công ty định đó và theo phương thức nào. Các bên hữu quan của một công ty là những cá
ví dụ như nhân viên, giám đốc
thể hoặc nhóm có lợi ích, khiếu nại hoặc phần góp vốn vào công ty liên quan tới
và cổ đông.
công việc cũng như hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Có thể chia thành hai
nhóm gổm các bên hữu quan bên ngoài và các bén hữu quan nội bộ. Các bên
• Các bén hữu quan
bên ngoài
hữu quan nội bộ là các cá nhân hoặc nhóm làm việc trong doanh nghiệp hoặc sở
hữu doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm toàn bộ nhân viên, ban giám đốc và cổ
Các cá nhân hoặc tổ chức có
liên hệ với doanh nghiệp như đông. Các bên hữu quan bên ngoài là những cá nhân và nhóm có liên quan tới công
khách hàng, nhà cung cấp và
ty. Các đối tượng điển hình bao gồm khách hàng, các nhà cung cấp, chủ nỢ , chính
nghiệp đoàn
phủ, nghiệp đoàn, ủy ban địa phương và công chúng nói chung.
Tất cả các bên hữu quan có quan hệ qua lại với công ty. Mỗi nhóm hữu quan
cung cấp cho tổ chức các nguồn lực (hoặc đóng góp) quan trọng và đổi lại, mỗi
nhóm mong đợi là lợi ích của họ cũng sẽ đưỢc thỏa mãn (thông qua việc dẫn dắt
doanh nghiệp đạt tới điếu đó). Ví dụ, nhân viên mang tới sức lao động, kỹ năng,
kiến thức, thời gian và đổi lại, họ hy vọng nhận đưỢc thu nhập thỏa đáng, hài lòng
với công việc, an toàn trong công việc và môi trường làm việc tốt. Khách hàng
mang lại doanh thu cho công ty và đổi lại họ muốn nhận đưỢc sản phẩm chất lượng
và xứng đáng với sỗ tiến bỏ ra. Cộng đổng mang tới cho công ty hạ tầng cơ sở tại
địa phương và đổi lại, họ muốn doanh nghiệp có trách nhiệm với công dân và họ
cũng tìm kiếm khả năng đảm bảo rằng chất lượng cuộc sống sẽ đưỢc cải thiện nhờ
sự tổn tại của công ty.
Phân tích các bên hữu quan đi liền với việc hình dung trong tư tưởng mức độ
cao."*^ Điều này cũng đông nghĩa với việc nhìn vấn để từ góc nhìn của một bên hữu
quan và tự hỏi một quyết định dự kiến có thể sẽ ảnh hưởng tới bên hữu quan như
thế nào. Ví dụ, khi cân nhắc việc thuê ngoài một nhà thẩu phụ, các nhà quản lý cần
tự hỏi cảm giác sẽ như thế nào khi phải làm việc hàng giờ trong điểu kiện vệ sinh
dưới tiêu chuẩn.
Bước 2 bao gổm việc đánh giá khía cạnh đạo đức của một quyết định chiến
lược được để xuất, với các thông tin thu đưỢc từ bước 1. Các nhà quản lý cẩn quyết
định xem một quyết định dự kiến có vi phạm các quyền lợi cơ bản của bên hữu
quan nào hay không. Ví dụ, chúng ta có thể cho rằng quyền tiếp cận thông tin vể
các rủi ro sức khỏe tại nơi làm việc là một trong các quyển cơ bản của nhân viên.
Tương tự, quyển đưỢc biết vể các đặc tính nguy hiểm của một sản phẩm là quyền
cơ bản của khách hàng (điều mà các công ty sản xuất thuốc lá đã vi phạm khi
không công bố với khách hàng những gì các công ty này biết được vể ảnh hưởng
tới sức khỏe khi hút thuốc). Các nhà quản lý cũng có thê’ tự hỏi là họ có muốn đưa
ra các quyết định chiến lược dự kiến nếu như đang thiết kê hệ thống dưới tấm màn
vô tri của Rawls hay không. Ví dụ, nếu đang cân nhắc là có nên thuê ngoài một nhà
thấu phụ với mức lương rẻ mạt và điểu kiện làm việc tồi tàn hay không thì các nhà

212 Phần 2: Sự khác biệt quốc gia


quản lý có thể sẽ tự hỏi là họ có thể cho phép hành động như vậy hay không khi
hành động dưới tấm màn vô tri, trong đó cuối cùng họ có thể lại là những người
làm việc cho nhà thẩu phụ.
Việc quyết định tại thời điểm này nên đưỢc định hướng bởi nhiều quy tắc đạo
đức khác nhau và không nên vi phạm quy tắc nào. Các quy tắc này có thể được phổ
biến trong quy tắc đạo đức hoặc các tài liệu khác của công ty. Thêm vào đó, một
số quy tắc đạo đức nhất định mà chúng ta phải tuân theo với vai trò là thành viên
của xã hội - ví dụ, cấm ăn cắp - thì không được phép xâm phạm. Việc quyết định
tại thời điểm này nên đưỢc dẫn dắt bởi các quy tắc được lựa chọn khi ra quyết định
nhằm đánh giá các quyết định chiến lược để ra. Mặc dù việc tối đa hóa lợi nhuận
dài hạn là quy tấc ra quyết định mà hẫu hết các công ty đểu chú trọng, điều này
nên đưỢc áp dụng dựa trên yêu cầu khắt khe là không có quy tắc đạo đức nào bị vi
phạm - như vậy công ty đó mới gọi là hành xử có đạo đức.
Bước 3 yêu cẩu các nhà quản lý phải đưa ra các mục đích đạo đức. Điếu này
đổng nghĩa với việc các công ty phải hướng tới việc đặt các quan ngại về đạo đức
lên trước các quan ngại khác trong trường hỢp các quyển cơ bản của các bên hữu
quan hoặc các quy tắc đạo đức chủ chốt bị vi phạm. Tại thời điểm này, ý kiến đóng
góp từ cấp quản lý cao nhất có thể sẽ đặc biệt hữu ích. Nếu không có sự động viên
tích cực của cấp quản lý cao nhất thi các nhà quản lý cấp trung có thể sẽ có xu
hướng đặt các lợi ích kinh tế hạn hẹp của công ty lên trước lợi ích của các bên hữu
quan. Họ có thể làm như vậy với niềm tin (thường là sai lẩm) rằng các nhà quản lý
cao nhất thường nghiêng về cách làm đó.
Bước 4 yêu cẩu công ty phải hành động có đạo đức. Bước 5 yêu cẩu các công
ty phải kiểm tra lại quyết định của mình, xem xét và đảm bảo là chúng thống nhất
với các quy tắc đạo đức, giống như nội dung trong quy tắc đạo đức. Bước cuối cùng
rất quan trọng và thường bị coi nhẹ. Nếu không kiểm tra lại các hoạt động trong
quá khứ, người làm kinh doanh có thế sẽ không nấm được quy trình ra quyết định
của họ có hiệu quả hay không và có cần phải thay đổi để đảm bảo tuân thủ quy tắc
đạo đức tốt hơn hay không.

Chuyên viên đạo đức


Để đảm bảo công ty hành xử theo phương thức có đạo đức, một số công ty đã bổ
nhiệm chuyên viên đạo đức. Các cá nhân này chịu trách nhiệm đảm bảo là tất cả
nhân viên đưỢc đào tạo để nhận thức đưỢc là cân nhắc về vấn đề đạo đức cần phải
đưa vào quy trình ra quyết định trong kinh doanh và đảm bảo các quy tắc đạo đức
của công ty đưỢc tuân thủ. Các chuyên viên đạo đức cũng có thể chịu trách nhiệm
để kiểm tra các quyết định nhằm đảm bảo chúng nhất quán với quy tắc nói trên.
Trong nhiều công ty, các chuyên viên đạo đức đóng vai trò là thanh tra viên nội bộ
chịu trách nhiệm giải quyết các thắc mắc bí mật của nhân viên, điểu tra các khiếu
nại của nhân viên hoặc những người khác, báo cáo nhận định và đưa ra để xuất
thay đổi.
Ví dụ, công ty United Technologies, một công ty đa quốc gia trong ngành vũ
trụ với doanh thu toàn cẩu hơn 30 tỷ $, đã ban hành một bộ quy tắc đạo đức chính
thức từ năm 1990.“*^ United Technologies hiện có khoảng 450 chuyên viên thực

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 2 1 3


hành kinh doanh (chức danh công ty này đặt cho các chuyên viên đạo đức). Họ
chịu trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các quy tắc. United Technologies cũng đã
thiết lập chương trình thanh tra vào năm 1986 nhằm cho phép nhân viên có thể
truy vẫn các ván để về đạo đức mà không phải tiết lộ danh tính. Chương trình đã
nhận đưỢc hơn 60.000 truy vấn kể từ năm 1986 và hơn 10.000 trường hỢp được
nhân viên thanh tra xử lý.

Dũng khí đạo đức


Cuối cùng, điểu quan trọng là cần nhận ra rằng nhân viên trong một công ty quốc
tế cần có dũng khí đạo đức đáng kể. Dũng khí đạo đức cho phép nhà quản lý tránh
xa các quyết định có thể mang lại lợi nhuận nhưng lại vồ đạo đức. Dũng khí đạo
đức giúp nhân viên đủ sức mạnh để nói không khi bị những người cấp cao hơn chỉ
thị hành động vô đạo đức. Dũng khí đạo đức giúp nhân viên có ý thức vê sự liêm
chính để xuất hiện trước toàn thể công chúng thông qua các phương tiện truyển
thông và tuýt còi với các hành vi vô đạo đức dai dẳng trong công ty. Dũng khí đạo
đức không xuất hiện một cách dễ dàng; có những trường hỢp nổi tiếng trong đó
các cá nhân đã bị mất việc do họ đã “tuýt còi” các hành vi trong công ty mà họ nghĩ
là vô đạo đức và báo cho các phương tiện thông tin điều gì đang xảy ra."*^
Tuy nhiên, các công ty có thể gia tăng dũng khí đạo đức cho nhân viên bằng
cách cam kết sẽ không trả đũa lại các nhân viên đã thể hiện dũng khí đạo đức, nói
không với cấp trên hoặc phê bình các hành vi vô đạo đức. Ví dụ, xem xét trích đoạn
sau từ quy tắc đạo đức của Unilever;
“Việc vi phạm quy tắc phải được báo cáo dựa theo quy trình quy định bởi Ban Thư
ký chung. Ban Giám đốc của ưnilever sẽ không chỉ trích việc quản lý gây ra thua
lõ trong kinh doanh phát sinh do tuân thủ các quy tắc này và các chính sách và
chỉ dãn bắt buộc khác. Ban giám đốc của Unilever mong rằng các nhàn viên sẽ tự
cảnh tỉnh và đổng thời kêu gọi sự chú ỷ của các cấp trên đối với hành vi vi phạm
hoặc nghi ngờ vi phạm các quy tắc này. Công ty sẽ bảo vệ cho các nhân viên đưa ra
báo cáo chính xác và không nhân viên nào sẽ phải gánh chịu hậu quả phát sinh từ
việc thực hiện điều đó”.*'’
Tuyên bố nói trên đã cho phép nhân viên
có “đất” đê’ thể hiện dũng khí đạo đức. Các
công ty cẩn thiết lập các đường dáy nóng vể
đạo đức để cho phép nhân viên có thể giấu tên
và đưa ra khiếu nại với chuyên viên đạo đức
của công ty.

Tổng kết các biPỚc ra quyết định


Tất cả các bước đã thảo luận ở đây - tuyển
dụng và để bạt người dựa trên việc cân nhắc vé
đạo đức cũng như các phép đo truyền thống
United Technologies nhà chế tạo trực thăng Sikorsky, cam kết về kết quả công việc giúp thiết lập văn hóa đạo
đạo đức khi có 450 nhân viên thực hành kinh doanh
đức trong tổ chức, đóng góp vào quy trình
đưa ra quyết định, bổ nhiệm chuyên viên đạo

214 Phẩn 2: Sự khác biệt quốc gia


đức và tạo ra môi trường cho phép thể hiện dũng khí đạo đức - có thể giúp đảm
bảo là khi đưa ra quyết định trong kinh doanh, các nhà quản lý có thể nắm rõ hệ
quả vể mặt đạo đức và không vi phạm các quy tắc đạo đức cơ bản. Cùng lúc đó,
cẩn nhận thức rằng không phải tát cả các trường hỢp khó xử liên quan tới đạo đức
đểu có thể đưỢc giải quyết “sạch sẽ” và minh bạch - đó là lý do tại sao chúng ta gọi
đó là trường hỢp khó xử. Có những điếu mà rõ ràng các công ty quốc tế không nên
làm và có những điểu mà họ nên làm nhưng cũng có những hành động đẩy các nhà
quản lý vào các tình huống tiến thoái lưỡng nan thật sự. Trong các trường hỢp này,
khả năng của nhà quản lý là vô cùng quan trọng đê’ “giải mã” các tình huống phức
tạp và đưa ra các quyết định cân bằng và hỢp tình hỢp lý hết mức có thể.

• ÒN TẬP NHANH
1. Những bước mà nhà quản lý nên thực hiện đê’ đảm bảo gắn kết yếu tố đạo đức
vào các quyết định kinh doanh quốc tê là gì?
2. Mô tả quy trình 5 bước đê’ cân nhắc một vấn để đạo đức.
3. Các chuyên viên đạo đức có thê’ giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định có
đạo đức hơn như thế nào?
4. Vai trò của dũng khí đạo đức trong kinh doanh là gì?

Các thuật ngữ chính

Đạo đức kinh doanh Văn hóa tổ chức Tuyên ngôn chung về Quyển Con
người
Chiến lược đạo đức Thuyết tương đổi văn hóa
Phân phối công bằng
Đạo luật vé Hành vi Hối lộ ở Chủ nghĩa Đạo đức công bằng
nước ngoài Chủ nghĩa phi đạo đức ngây thơ
Công ước vể Chống Nạn hối lộ T-u
ihuyẽt vị-i..,-
lợi vẽ' ' đạo
J đức Các bên hữu ^quan
Công chức Nước ngoài trong I_r J đức của Kant Các bên hữu quan nôi bô•
Học thuyết ve đạo ^
Giao dịch Kinh doanh Quốc tế
Các bên hữu quan bên ngoài
Học thuyết vế quyển
Trách nhiệm xã hội
Tình thế tiến thoái lưỡng nan về
đạo đức

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 215


Tóm tắt chương

Chương này bàn vễ nguồn gốc và bản chất của các 6. Các nhà triết học đạo đức nhận tháy rằng
vấn để đạo đức trong kinh doanh quốc tế; các triết các cách tiếp cận về đạo đức kinh doanh như
lý đạo đức kinh doanh quốc tế khác nhau và các học thuyết Priedman, thuyết tương đối văn
bước mà các nhà quản lý nên thực hiện, để đảm hóa, thuyết đạo đức công bằng và thuyết phi
bảo rằng các vấn đạo đức đưỢc tôn trọng khi đưa đạo đức ngây thơ không hoàn toàn xác đáng
ra quyết định kinh doanh quốc tế. Chương này có trong nhiều trường hỢp quan trọng.
đé cập tới những điểm sau: 7. Học thuyết Priedman cho rằng nghĩa vụ xã
1. Cụm từ “đạo đức” chỉ những nguyên tắc hội duy nhất của các doanh nhân là tăng
đưỢc thừa nhận vế những điểu đúng và sai. lợi nhuận miễn là không vi phạm pháp luật.
Chúng chi phối hành vi của một con người, Thuyết tương đối văn hóa cho là một người
những thành viên của một hiệp hội, hoặc cần tuân theo đạo đức trong nển văn hóa nơi
những hành vi của một tổ chức. Đạo đức họ đang kinh doanh. Thuyết đạo đức công
kinh doanh là các nguyên tắc đưỢc thừa bằng cho rằng chi nên áp dụng các tiêu chuẩn
nhận về điểu đúng và sai chi phổi hành vi của đạo đức ở nước chủ nhà của các tập đoàn đa
người làm kinh doanh và chiến lược đạo đức quốc gia khi kinh doanh ở nước khác; trong
là chiến lược không đi ngược lại các nguyên khi đó, thuyết phi đạo đức ngây thơ tin rằng
tắc được thừa nhận nói trên. nếu một nhà quản lý của một tập đoàn nhận
2. Các vấn để và các tình huống khó xử vể đạo thấy các công ty đến từ các nước khác không
tuân theo các giá trị đạo đức ở tại nước sở tại
đức trong kinh doanh quốc tế bắt nguồn từ
tính đa dạng của hệ thống chính trị, pháp thì người quản lý cũng không cần làm như
vậy.
luật, trình độ phát triển kinh tế, và văn hóa
giữa các quốc gia. 8. Cách tiếp cận của thuyết vị lợi vể đạo đức cho
rằng một hành động hoặc tập quán có hỢp
3. Trong mỏi trường kinh doanh quốc tế, các
đạo lý hay không phụ thuộc vào kết quả do
vấn để đạo đức thường gặp nhất bao gốm tập
nó mang lại và quyết định tốt nhất là quyết
quán tuyển dụng, quyển con người, các quy
định mang lại nhiều lợi ích nhất cho nhiều
định vé môi trường, nạn tham nhũng và trách
người nhất.
nhiệm đạo đức của các tập đoàn đa quốc gia.
9. Học thuyết về đạo đức của Kant cho rằng
4. Các tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo
con người cần đưỢc đối xử như là mục tiêu
đức là các tình huống mà không có sẵn bất cứ
cuối cùng chứ không phải là công cụ để thực
giải pháp nào khả dĩ cháp nhận đưỢc về mặt
hiện mục đích của người khác. Con người
đạo đức.
không phải là công cụ, giống như máy móc.
5. Các hành động phi đạo đức bắt nguồn từ đạo Do vậy con người có nhân phẩm và cần đưỢc
đức cá nhân yếu kém, văn hóa xã hội, sự cách tôn trọng.
biệt vể địa lý và tâm lý giữa chi nhánh ở nước
10. Thuyết vể nhân quyển nhìn nhận râng con
ngoài và công ty mẹ, sự thất bại trong việc
người có những quyển cơ bản không bị
đưa vấn để đạo đức vào quy trình ra quyết
giới hạn bởi biên giới quốc gia hay vàn hóa.
định chiến lược hoặc kinh doanh, sự “rối loạn
Những quyển lợi này đã hình thành giới hạn
chức năng” của văn hóa công ty và các nhà
tối thiểu cho những hành vi đưỢc coi là hỢp
lãnh đạo không làm tròn việc tuân thủ các
đạo lý.
quy tắc đạo đức.

216 Phẩn 2: Sự khác biệt quốc gia


11. Khái niệm công bằng được phát triển bởi văn hóa tổ chức coi trọng hành vi có đạo đức,
John Rawls cho rằng một quyết định đưỢc (c) đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo không chỉ
coi là công bằng và hỢp đạo lý nếu mọi người phổ biến tinh thẩn vể đạo đức mà còn hành
chấp nhận nó khi thiết kế hệ thống xã hội động nhất quán với tinh thần đó, (d) triển
dưới “tấm màn vô tri”. khai quy trình ra quyết định, trong đó đòi
12. Để đảm bảo rằng các vấn đề đạo đức đưỢc hỏi mọi người phải cân nhắc khía cạnh đạo
cân nhác trong các quyết định kinh doanh đức trong các quyết định kinh doanh, (e)
quốc tế, các nhà quản lý cần (a) coi trọng có dũng khí đạo đức và khuyến khích những
việc tuyển dụng và để bạt những người có người khác cũng nên làm như thế.
phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, (b) xây dựng

Tư duy phản biện và câu hỏi thảo luận

1. Một viên quản lý người Mỹ phát hiện ra chi 5. M ột nhà quản lý đến từ ở một nước đang phát
nhánh của họ tại một nước nghèo có thuê triển đang giám sát hoạt động của một công ty
một lao động nữ 12 tuổi đê’ làm việc trong xí đa quốc gia đặt tại một quốc gia nơi tình trạng
nghiệp. Điểu này vi phạm luật cấm thuê mướn sống ngoài vòng pháp luật và nạn buôn bán ma
lao động trẻ em của công ty. ô n g ta yêu cầu túy đang hoàng hành. M ột ngày nọ, đại diện
viên quản lý địa phương phải thay thế đứa bé của một “đại ca” trong vùng gặp viên quản lý
và khuyên đứa bé trở lại trường học. Viên quản và yêu cầu “quyên góp” đế vị “đại ca” kia xây
lý địa phương báo lại rằng đứa bé là một đứa nhà cho người nghèo. Người đại diện kia nói
trẻ mó côi không có kê sinh nhai nào khác và với người quản lý rằng đổi lại việc quyên góp
cô bé có thể sẽ trở thành một đứa trẻ bụi đời, ấy, “đại ca” của hắn sẽ bảo kê cho việc kinh
nếu không đưỢc tiếp tục làm việc ở đây. Viên doanh của viên quản lý ở nước này. Dù không
quản lý người Mỹ nên hành động thế nào? có bất cứ sự đe đọa nào, viên quản lý biết rằng
tên “đại ca” kia là kẻ cầm đầu một băng nhóm
2. Dựa theo khái niệm của John Rawls vể “Tấm
tội phạm có liên quan đến buôn bán ma túy.
màn vô tri”, hãy xây dựng các quy tắc đạo đức
Người quản lý cũng biết rằng tên “đại ca” kia
nhằm: (a) định hướng cho một tập đoàn dầu
cũng đang thực sự giúp những người nghèo
mỏ đa quốc gia lớn trong việc bảo vệ môi
khổ ở khu dân cư tổi tàn nơi hắn sinh ra. Viên
trường, và (b) tác động đến các chính sách
quản lý nên hành động ra sao?
của một công ty sản xuất hàng may mặc muốn
thuê ngoài trong quy trình sản xuất. 6. Đọc lại Tiêu điểm quản trị về Unocal và trả lời
các câu hỏi sau:
3. Trong điểu kiện nào thì quyết định sau được
xem là có thể chấp nhận vể mặt đạo đức: việc a. Việc Unocal bắt tay với chế độ độc tài quân
chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đang sự tàn bạo để đạt được lợi ích kinh tế có
phát triển, nơi có chi phí nhân công thấp hơn, phải là hỢp với đạo lý hay không?
tuy nhiên cũng gây ra tình trạng thất nghiệp b. Unocal có thể đã làm gì đế gần như không
dài hạn tại nước chủ nhà của các tập đoàn đa phải đẩu tư gì cả mà vẫn có thể bảo vệ
quốc gia? quyền lợi của những người bị ảnh hưởng
4. Liệu các khoản tiền “bôi trơn” cho công việc bởi dự án đường ống dẫn khí gas?
đưỢc coi là hỢp đạo lý hay không?

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tê' 2 1 7


Bài tập nghiên cứu o globalEDGE http://globalE D G E .m su.edu

cạnh tranh, và thuế. Hãy tìm văn bản hướng


Đạo đức trong kinh doanh quốc tế
dẫn đó và soạn một bản hướng dẫn tóm tắt
Hãy sử dụng nguổn thông tin của globalEDGE trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
(h ttp :// globalEDGE.msu.edu/resoursedesk) đê’
2. Chỉ số liêm chính của một quốc gia nhất định
hoàn thành các bài tập sau:
đóng vai trò quan trọng giúp nắm đưỢc một
1. Ẫn phẩm “Các Hướng dẫn cho Các Công Ty công ty đa quốc gia nên định hướng hoạt động
Đa Quốc Gia” của Tổ chức Hợp Tác và Phát như thê nào trong các môi trường khác nhau
Triển Kinh Tế (gọi tắt là OECD) là một bộ với mức độ tham những khác nhau. Tìm đọc
các quy tắc và tiêu chuẩn mang tính tự nguyện Báo cáo về Liêm chính Toàn cầu để tổng hỢp
vể ứng xử có trách nhiệm trong kinh doanh các khía cạnh khác nhau đưỢc sử dụng để đánh
dành cho các công ty đa quốc gia được nhiểu giá tham nhũng. Sau đó so sánh Colombia, Ấn
chính phủ công nhận. Trong đó cũng cung Độ và Hoa Kỳ. Những điểm khác biệt này ảnh
cấp một số khuyến nghị trong nhiều lĩnh vực hưởng tới hoạt động của một công ty ở một
bao gổm quan hệ lao động, môi trường, hối lộ, trong ba nước này như thế nào?

Tình huống kết thúc

Điều kiện làm việc ở một nhà máy tại Trung Quốc

Vào năm 2008, ủy ban Lao động quốc gia đă cấp kinh đầu lên và nhìn xung quanh. Ai muốn sử dụng phòng
phí cho một cuộc thanh tra điều kiện làm việc tại hai vệ sinh thì phải chờ cho tới lúc nghỉ giải lao. Bảo vệ
nhà máy sản xuất linh kiện máy tính tại Trung Quốc, thì liên tục giám sát công nhân và cấm họ không được
bao gồm bàn phím và hộp đựng máy in cho các công bỏ tay vào túi áo quần và luôn bị lục soát mỗi khi ra
ty như Hevvlett - Packard, Dell, Lenovo và Microsoft. và vào công xưởng. Nhà máy hoạt động 24 tiếng một
Báo cáo này được xuất bản vào đầu năm 2009 và mô ngày chia thành 2 ca, mỗi ca kéo dài 12 tiếng và công
tả điều kiện làm việc tại đó là rất khắc nghiệt theo tiêu nhân được luân chuyển giữa ca sáng và ca tối sau mỗi
chuẩn của phương Tây. tháng. Công nhân tại nhà máy phải làm việc 87 tiếng
Báo cáo cho thấy, tại nhà máy Metai ờ Quảng một tuần và bắt buộc phải làm thêm mỗi khi cần. Có hai
Đông, công nhân phải ngồi trên ghế gỗ mà không có giờ nghỉ nửa tiếng mỗi ca để dùng bữa nhưng sau khi
lưng tựa trong khi 500 bàn phím máy tính di chuyển chạy đua tới quầy tự phục vụ và xếp hàng lấy đồ ăn thì
dọc theo dây chuyền mỗi giờ, 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày công nhân chỉ còn 15 phút để ăn. Mức lương sàn là 64
một tuần và chỉ có 2 ngày được nghỉ trong một tháng. cent một giờ, sau khi trừ đi tiền thuê một căn phòng sơ
Mỗi bàn phím di chuyển qua vị trí của công nhân trong sài và tiền cơm tháng thì họ chỉ mang về được 41 cent
thời gian 7,2 giây và họ phải lắp 6 hoặc 7 phím vào một giờ. Công nhân phải dậy từ 6 giờ sáng. Khi họ trở
chỗ - tương đương 1,1 giây cho mỗi phím. Dây chuyền về cư xá thì đôi khi vào khoảng giữa 9 giờ và 9:30 giờ
không bao giờ ngừng lại. Không khí cực kỳ căng thẳng, đêm và khi tắm phải dùng một cái xô nhựa nhỏ. Nhiệt
nơi làm việc thì đơn điệu, lạnh cóng người và khắc độ mùa hè thường đạt đỉnh vào mức hơn 30oC. Vào
nghiệt. Mỗi công nhân phải lắp 3.250 phím mỗi giờ, mùa đông, công nhân phải leo cầu thang vài bận để lấy
35.750 phím trong một ca làm việc kéo dài 11 tiếng; nước nóng vào xô. Mười cho tới mười hai công nhân ở
250.250 phím một tuần và cho cả tháng là hơn 1 triệu chung trong một phòng tại cư xá, ngủ trên giường tầng
phím. Công nhân được trả 1/50 cent cho mỗi phím chật hẹp xếp dọc theo tường. Công nhân phải xếp các
mà họ lắp được. Trong khi làm việc, công nhân không tờ giấy cũ che khoảng trống quanh giường của minh
được phép nói chuyện, nghe nhạc hay thậm chí ngước để có chút riêng tư.

218 Phẩn 2: Sự khác biệt quốc gia


Một số công nhân tại nhà máy, phần lớn là các cô trạng làm việc tồi tệ trong dây chuyền cung ứng của
gái trẻ trong độ tuổi từ 18 tới 25 đâ đưa ra những bình Dell đang được điều tra và sẽ được xử lý thích đáng.”
luận cho thấy điều kiện làm việc tại đây khắc nghiệt Nguồn: “The Dehumanization of Young VVorkers Producing Our
như thế nào. Một người nói, “Mỗi ngày tôi vào nhà máy Keyboards,” The National Labor Committee, Pebruary 2009,
và lắp bàn phim. Tay tôi phải di động liên tục và tôi accessed at www.nlcnet.org/article.php?id=613#intro; A. Butler,
“29p an Hour Slaves Make Our Cut Price Computers,” Sunday
không thể ngừng một giây nào. Ngón tay, bàn tay và
Mirror, Pebruary 22, 2009, p. 34; and R. Thompson, “Prison-like
cả cánh tay chúng tôi sưng phồng lên và rất đau. Mỗi Conditions for VVorkers Making IBM, Dell, HP, Microsott and
ngày tôi làm việc như thế trong 12 tiếng. Tình trạng còn Lenovo Products,” ComputerWeekly.com, Pebruary 17, 2009.
tồi tệ hơn do áp lực thường xuyên và không khí đơn
điệu tẻ nhạt tại đó.” Một người khác bổ sung: “Quy tắc Câu hỏi thảo luận tinh huống:
của nhà máy giống như luật tự đặt ra vậy. Chúng tôi bị 1. Điều gì khiến cho quản lý nhà máy Metai được
bắt phải tuân theo và phải chịu đựng sự đối xử tàn tệ nhắc đến trong tình huống này có thể tồn tại khi
của những người quản lý ở đây. Một số công nhân trẻ duy trì điều kiện làm việc tồi tệ như vậy?
có bạn trai hay bạn gái ờ bên ngoài và nếu họ muốn đi
2. Các công ty Hoa Kỳ như Microsoữ, Dell và
hẹn hò thì chúng tôi phải năn nỉ ông chủ rủ lòng thương
Hevvlett - Packard có nên chịu trách nhiệm với
cho phép chúng tôi ra khỏi khu vực của nhà máy”. Một
điều kiện làm việc ở các nhà máy ờ nước ngoài
người khác chỉ đơn giản nói rằng: “Chúng tôi cảm thấy tuy họ không sở hữu nhà máy nhưng lại là nơi các
như đang phải chịu án tù vậy”. nhà thầu phụ của họ đang sản xuất hàng để cung
Khi được thông tin về tình trạng này, phát ngôn ứng hay không?
viên của Microsoft đã nói rằng nhà máy này cung cấp 3. Tiêu chuẩn lao động nào liên quan tới an toàn,
linh kiện cho một trong các nhà sản xuất có ký hợp điều kiện làm việc, làm thêm và một số yếu tố
đồng với Microsott nhưng Microsott cũng sẽ tiến hành khác nên được các công ty Hoa Kỳ áp dụng với
điều tra vụ này. Đai diện của Hevvlett - Packard và các nhà máy ở nước ngoài: tiêu chuẩn phổ biến
Lenovo cũng phát biểu là nhà máy này không phải là tại nước đó hay tại Hoa Kỳ?
nhà cung cấp trực tiếp nhưng sản xuất cho các nhà 4. Bạn có nghĩ rằng các công ty Hoa Kỳ được nhắc
cung cấp của họ. Tuy nhiên, họ cũng nói sẽ tìm hiểu tới trong tình huống này cần phải thay đổi chính
vấn đề này. Nữ phát ngốn viên của Dell - nơi nhà máy sách hiện hành của họ hay không? Nếu có thì cần
nói trên trực tiếp cung ứng linh kiện thì nói Dell đang thay đổi những gì? Họ có nên thay đổi ngay cả khi
điều đó có thể cản trờ năng lực cạnh tranh của họ
tích cực điều tra tình trạng này và nói thêm: “Tôi có thể
trên thị trường hay không?
nói với tất cả mọi người rằng bất kỳ báo cáo nào về tình

Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế 2 1 9

You might also like