You are on page 1of 4

Bài 2:

2.1 Không có phép màu xuất hiện vì: Bởi lẽ nếu để phép màu xuất hiện thì ta
sẽ không thấy được khao khát chân thật nhất, ước mong giản dị nhất và hơn thế
là cả sự cô độc của cô bé bán diêm. Vì chính vì không có những nhân vật mang
phép màu xuất hiện, cảnh tượng những lần quẹt diêm mới trở nên kì diệu và gây
xúc động lòng người đến thế. Đúng vậy nhân vật phép màu chỉ mang lại cảm
giác an tâm và hạnh phúc trong mỗi lần quẹt diêm,nhưng không có nhân vật đó
thì những lần quẹt diêm mới trở nên kì diệu và gây xúc động lòng người.
2.3 Giá trị đạo đức trong câu truyện Bộ quần áo mới của Hoàng đế
- Tâm lý bầy đàn và sợ hãi sự khác biệt
Thay vì khi thấy nhà vua trần truồng, mọi người phải lên tiếng và cảnh báo với
nhà vua từ lâu nhưng tâm lý bầy đàn đã không cho phép họ làm điều đó - anh
thấy vậy thì tôi cũng thấy vậy.
Bên cạnh đó, câu chuyện còn mang thông điệp rằng hãy tự tin và chắc chắn với
suy nghĩ của mình, đừng bị lay động bởi suy nghĩ của người khác.
- Đừng quá chú trọng vào vẻ bề ngoài
“Chiếc áo không làm nên thầy tu” - Vẻ bề ngoài không bao giờ phản ánh được
nhân cách của người đó. Nhà vua vì quá chú trọng vào y phục mà đánh mất đi
cốt cách, phẩm hạnh của mình. Vì vẻ bề ngoài mà ngài đã quên đi sự cảnh giác
đối với những kẻ nịnh hót, dối trá, lừa lọc.
- Những con người nịnh hót thường không đáng tin
Câu chuyện trên như một lời đả kích đến những kẻ gian dối, thường hay xu
nịnh, giấu dốt để đạt được mục đích xấu xa. Một bài học quý giá mà tác phẩm
đã để lại cho chúng ta là đừng nên quá tin vào những lời lẽ tốt đẹp mà người
khác dành cho mình vì biết đâu họ đang rù quến, lừa gạt bạn đó.

Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh
khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một
căn nhà tồi tàn. m rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một
xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm
được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que
diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi
cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường
nơi mẹ đang ở đó chờ.

Tóm tắt truyện bộ quần áo mới của Hoàng đế

Ở một thành quốc nọ có vị hoàng đế rất thích quần áo mới. Một ngày kia, xuất
hiện hai gã thợ dệt giả mạo đi vào thành; chúng thưa với hoàng đế rằng mình có
thể may cho ngài một bộ quần áo mà nếu là kẻ không đủ năng lực nắm giữ chức
vụ, hoặc vô cùng xuề xòa, thì sẽ không thể nhìn thấy. Hoàng đế ra lệnh cho
chúng may bộ quần áo này cho mình. Hai tên thợ giả vờ dệt quần áo nhưng trên
thực tế chẳng dệt gì cả, rồi bọn chúng đưa bộ quần áo “vô hình” giả mạo này
cho mọi người trong thành ngắm như thể nó thật sự tồn tại. Hoàng đế cùng tất
cả những ai đã nhìn vào bộ quần áo đều đứng ngồi không yên vì không thể thấy
được nó, và vì không biết liệu mình có thiếu năng lực hay không. Điều này
khiến mọi người trong thành, kể cả hoàng đế, nói dối rằng họ có thể nhìn thấy
bộ quần áo dù thực tế là không. Hoàng đế dẫn đoàn diễu hành đi khắp thành
trong bộ quần áo mới mặc dù trên thực tế là ngài đang trần truồng. Một đứa trẻ
đập tan ảo tưởng của mọi người khi hét lên “Đức vua ở truồng!”

Tóm tắt truyện Bà chúa tuyết

Bà Chúa Tuyết là một trong những truyện tương đối dài và đặc sắc trong kho
tàng truyện kể của Hans Christian Andersen. Truyện này được chia thành bảy
câu chuyện nhỏ và sau đây là nội dung của mỗi phần:

Chuyện thứ nhất: Tấm gương và những mảnh vỡ

Câu chuyện xoay quanh về một con quỷ chế tạo ra tấm gương kì lạ.[13] Nếu
người nào tốt hay vật nào tốt soi vào tấm gương thì đều trở nên méo mó dễ sợ.
Hơn nữa, người hay vật nào xấu thì trở nên xấu hơn. Chính vì đặc điểm kì dị
của tấm gương mà con quỷ mang đi khắp nơi và sau đó mang lên thiên đình để
chế nhạo cả Đức Chúa Trời và các Thánh. Vừa đến cửa nhà trời, tấm gương liền
bị rúm ró, quăn queo, tuột khỏi tay quỷ rơi xuống vỡ ra và tạo thành hàng triệu
triệu mảnh nhỏ li ti. Nguy hại thay trong có vô số mảnh vỡ trong không trung.
Nếu mảnh vỡ bắn vào tim ai thì người đó thì trở nên lạnh lùng và vô cảm với
mọi thứ xung quanh với trái tim đã trở thành băng giá.

Chuyện thứ hai: Hai em bé

Ở giữa một thành phố lớn có hai em bé: Kay (bé trai) và Gerda (bé gái). Nhà
chúng ở cạnh nhau và chúng chơi nhau rất thân thiết ngay từ hồi còn nhỏ: Lúc
thì hai em nghe bà kể chuyện cổ tích, khi thì các em cùng nhau chăm bón cây
trồng, có lúc chúng cùng nhau xem tranh. Nếu em này thiếu em kia và ngược lại
thì chúng rất buồn. Một ngày kia khi hai em đang chơi đùa với nhau thì Kay đau
nhói ở mắt và tim. Thì ra, một mảnh vỡ của tấm gương quỷ bắn vào tim em và
một mảnh khác bắn vào mắt em. Và từ đó câu chuyện bắt đầu xảy đến. Từ khi
hai mảnh gương bắn vào mắt và tim, thái độ của Kay đối với mọi thứ xung
quanh thay đổi rất nhiều.

Chuyện thứ ba: Vườn nhà bà có phép lạ


Từ đó Gerda hỏi thăm khắp nơi về tung tích của Kay. Trong lòng em rất buồn và
em thầm nghĩ rằng Kay đã chết rồi. Sau cùng, em không tin vào điều đó và em
đã xuống một con thuyền. Thuyền trôi dạt từ ngày này sang ngày khác và một
hôm thuyền trôi vào vườn của bà lão biết nhiều phép lạ và có tấm lòng nhân
hậu. Trong lòng bà muốn có cháu gái từ lâu. Em hỏi bà về tung tích của Kay
nhưng bà không biết. Sau khi nghe xong câu chuyện của cô bé, bà lão chải tóc
cho Giecđa dần dần quên cả Kay, người bạn thân nhất của nó. Nhờ bông hồng
kể lại, cô bé biết được Kay chưa chết và điều đó thôi thúc em lên đường tìm
Kay mặc dù trái ý bà lão và các cây hoa trong vườn...

Chuyện thứ tư: Hoàng tử và công chúa

Sau đó, Gerda gặp một con quạ và em kể mọi chuyện của mình cho quạ nghe.
Quạ bảo bây giờ Kay đã thành hoàng tử qua đợt kén chồng của công chúa và
anh ấy lọt vào mắt xanh của nàng. Hiện nay, Kay sống trong hoàng cung cùng
công chúa và cuộc sống rất hạnh phúc. Nhờ quạ và quạ cái (người yêu của quạ
làm việc trong hậu cung), Gerda vào gặp hoàng tử trong hậu cung. Nhưng trớ
trêu thay, hoàng tử không phải là Kay và em òa lên khóc
Chuyện thứ năm: Con gái quân cướp đường

Đoạn, xe đi đến một khu rừng tối om, Gerda bị bọn cướp chặn xe và bắt em về
sào huyệt. May mắn thay, chúng định ăn thịt em thì bị con gái tên tướng cướp
ngăn chặn lại vì nó muốn có bạn để chơi. Từ đó hai đứa trở nên rất thân thiết.
Cô bé đã kể chuyện của mình cho nó nhưng nó không biết Kay ở đâu. Trong khi
nghe Gerda kể chuyện, chim bồ câu của bọn cướp bảo cô bé rằng: Kay đang bị
bà Chúa Tuyết mang về xứ. Sáng hôm sau, con bé thả chim bồ câu và con nai.
Gerda cùng chim bồ câu và nai lên đường đến xứ Lapôli và chia tay người bạn
mới...

Chuyện thứ sáu: Bà lão Lapôli và bà lão người Phần Lan

Thế là cô bé cùng bầy chim bồ câu đã đến xứ Lapôli. Lúc này, Kay bị mê hoặc
và sống trong lâu đài băng giá của bà chúa tuyết. Gerda tiếp tục ra đi và đọc
kinh, cầu nguyện. Em thấy rõ hơi thở của em bốc lên và biến thành những thiên
thần. Chúng giúp em chống lại cái rét và rút ngắn quãng đường đến với lâu đài
của bà Chúa Tuyết...

Chuyện thứ bảy: Việc xảy ra trong lâu đài bà Chúa Tuyết

...Trải qua bao khó khăn và thử thách, cuối cùng hai em bé đã gặp nhau trong
lâu đài của bà Chúa Tuyết. Gerda òa lên khóc làm cho những giọt lệ nóng hổi
rơi vào ngực và thấm vào tim Kay. Nước mắt làm tan nước đá và đánh tan mảnh
gương quỷ trong tim cậu bé. Kay nhìn Gerda và hai em hát lên bài hát các em
thường hát. Kay cảm động quá, khóc nức nở làm mảnh gương trong mắt trôi ra
ngoài. Các em bé đã thoát khỏi lâu đài của bà Chúa Tuyết. Khi về, họ gặp lại
những người bạn cũ để cảm ơn và từ biệt để về nhà.

Kết thúc câu chuyện, chúng mới hiểu ý nghĩa của câu thánh thi mà chúng đã
thường hát hằng ngày:

"Hồng mọc đầy trong thung lũng

Nơi cậu bé Giêsu đang phán bảo ta".

Sau cùng, hai đứa đã lớn nhưng tâm hồn chúng vẫn trẻ con. Mùa hạ vẫn sáng
rực lên, mùa hạ nóng bức và nhân hậu.

Tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo sống sống trong một túp lều rách
nát. Một hôm, ông lão ra biển đánh cá, đến lần thứ ba được một con cá vàng.
Con cá van xin ông lão thả mình ra và hứa sẽ trả ơn. Ông thả nó đi nhưng không
yêu cầu gì. Ông lão kể lại chuyện cho vợ nghe. Mụ vợ bắt ông ra đòi cá vàng
đáp ứng những yêu cầu của mụ. Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng cho lợn ăn
mới. Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà rộng. Lần thứ ba, mụ muốn trở thành nhất
phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ vợ muốn làm một nữ hoàng. Cuối cùng, mụ còn
muốn làm Long Vương để có thể ngự trị biển khơi. Ông lão ra biển xin nhưng
cá vàng chỉ quẫy đuôi rồi lặn xuống biển. Khi về nhà, ông chỉ thấy mụ vợ ngồi
bên cái máng lợn sứt mẻ.

You might also like