You are on page 1of 3

“Ăn khế trả vàng” là một trong những truyện cổ tích rất hay và đặc sắc về

chủ đề cùng với đó là những hình thức nghệ thuật độc đáo, diễn đạt nội dung
gần gũi với người đọc Việt Nam, đặc biệt là các em nhỏ được đánh giá là một
trong những tác phẩm tiêu biểu về chủ đề và hình thức.
Cây khế không có cốt truyện đặc biệt so với những truyện cổ tích khác, song
không thể vì vậy mà cho rằng đây là một câu chuyện nhàm chán, tác phẩm đã rất
thành công khi truyền tải tư tưởng của tác giả đến với bạn đọc, cho đến tận bây
giờ vẫn có sức hút cho riêng mình.Câu chuyện xoay quanh 1 gia đình nọ có hai
anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người
anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây
khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến
mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em
than khóc và chú chim khổng lồ liền bảo người em may túi ba gang để trả ơn.
Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Còn
nguoi anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn
có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn.
Người anh vì tham lam nên đã may túi to để đựng được nhiều vàng. Trên đường
đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.Toàn bộ
câu chuyện, sự việc, câu thoại, sự thật thà của người em và cái chết bi thảm của
người anh nhằm làm rõ chủ đề của câu chuyện.
Qua Tác phẩm “Ăn khế trả vàng”, những lời khuyên sâu sắc đã được gửi
gắm đến các độc giả một cách trọn vẹn: Anh em là thứ tình cảm khăng khít gắn
bó. Bởi thế, trong mọi hoàn cảnh, phải biết đoàn kết, hi sinh, giúp đỡ nhau. Ông
bà ta ngày xưa từng có câu: “Anh em như thể tay chân”. Là một câu chuyện cổ
tích, dù mang những yếu tố kì ảo nhưng tác phẩm đã mang đến chủ đề khái quát:
Hãy lên án những con người tham lam, lười biếng như đôi vợ chồng người anh
và ca ngợi lối sống lương thiện, hiền lành của đôi vợ chồng người em. Từ đó thể
hiện ước muốn của nhân dân ta về một xã hội công bằng, ở hiền thì gặp lành, kẻ
ác sẽ bị trừng trị.
Bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc, tình huống truyện độc đáo cùng
với những nhân vật giàu tính biểu trưng, câu chuyện “Ăn khế trả vàng” đã gửi
đến những giá trị bài học thật hàm súc và trọn vẹn.
Để làm nổi bật tính cách và lối ứng xử, nhân vật đã được đặt trong nhiều tình
huống khác nhau, và nổi bật hơn là tình huống cốt lõi. Tác giả ẩn danh đã đặt hai
nhân vật vào tình huống khi sở hữu được cây khế: Khi người em sở hữu cây khế,
bằng sự ân cần, hết lòng chăm sóc, những quả khế ấy đã trở thành nguồn thu
nhập chính của gia đình. Bởi hương thơm và màu sắc bắt mắt, chú chim khổng
lồ đã bị thu hút và đáp xuống ăn. Để trả ơn, chú chim đã chỉ dẫn người em may
túi ba gang và đi đến đảo lấy vàng. Việc người em chỉ lấy đủ số vàng thể hiện
người em là một người không tham lam, thật thà và bằng lòng với những gì
đang có. Người anh hỏi dò và biết được sự việc nên lòng tham lại trỗi dậy một
lần nữa, tìm mọi cách dụ dỗ người em trao đổi cây khế và túp lều lấy căn nhà to
mà mình đang ở. Với lòng thật thà, tính hiền lành người em và vợ mình liền
đồng ý. Khi đã sỡ hữu cây khế người anh vẫn làm theo chỉ dẫn và con chim một
lần nữa lại ăn và trả công. Chuyện không chỉ dừng lại ở đó khi người anh và
người vợ may một chiếc bao rộng gấp bốn lần, nên họ đã phải trả giá bằng mạng
sống vì lòng tham vô đáy ấy. Qua đó, những bản chất tham lam, ích kỉ, lừa gạt
cả người anh em ruột thịt của mình được thể hiện rõ nên quả báo đến với người
anh và vợ mình là xứng đáng.Ngoài ra nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân
vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện những khát vọng,
những mong ước của nhân dân hướng về những điều tốt đẹp . Đây cũng là kiểu
nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam. Tác giả không danh đã
kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân
vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm
nét.
Ngoài tình huống truyện, nhân vật là yếu tố quan trọng trong tác phẩm. Cặp vợ
chồng người anh là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ ích kỉ, tham lam. Cái chết
của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, sống cạn tình nghĩa. Trái
lại, cặp vợ chồng người em đại diện cho những người tốt bụng, thật thà, lương
thiện. Từng hành động của nhân vật được đặt cạnh nhau trong thế tương phản,
đã làm nổi bật lên những đặc điểm, tính cách đặc trưng của mỗi nhân vật, qua đó
khắc hoạ rõ nét về chủ đề và bài học.
Tình huống truyện được tác giả dân gian xây dựng đã lột tả hết được những
bản chất của mỗi nhân vật trong truyện. Người anh tham lam, ích kỉ. Người em
thật thà, chất phác. Và cuối cùng là con chim biết giữ chữ tín. Việc sử dụng ngôi
kể thứ ba cũng giúp cho chúng ta bao quát được những khung cảnh xảy ra trong
truyện.
Các nhân vật yêu cầu phải đc khắc họa bằng những nét tâm lí, hành động, cử
chỉ, lời nói riêng biệt. Tuy nhiên mọi thứ đều phải đc chọn lọc kĩ càng, ngắn gọn
sao cho người nghe dễ hiểu, dễ nắm bắt đc nét riêng ấy. Trong bài ta thấy rõ đc
việc tác giả đặt ra tình huống hai anh em mất cha mẹ tự chia tài sản, và tác giả
đã xây dựng hình ảnh người anh cùng người vợ của mình với lòng tham vô đáy
đã đẩy gia đình của người em vào cuộc sống khổ cực bên trong căn lều dưới cây
khế. Xây dựng nhân vật cùng hành động tính cách riêng biệt đối lập đã giúp tác
giả vượt qua yêu cầu ấy.
Xuyên suốt tác phẩm ta thấy trong các từ ngữ, cử chỉ, hành động của người em
phần nào đó nhường nhịn người anh. Lúc chia tài sản dù sao người em là người
thân trong nhà nhưng ng anh lại nhẫn tâm lấy hết tài sản chỉ để cho người em
mảnh đất nhỏ với cây khế, dù v ng em với bản tính hiền lành vẫn chấp nhận.
Nếu qua đó ta chưa thấy rõ tính cách của các nhân vật thì đến với tình huống sau
khi người anh biết em đc trả ơn rất nhiều vàng sau khi để con quạ ăn khế trên
cây nhà mình thì ng anh tìm mọi cách dụ dỗ đổi nhà lấy cây khế của ng em. Bởi
thế người ta mới nói “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” dù người em và con
quạ chỉ dẫn may một chiếc bao vừa nhưng người anh và vợ anh ta với lòng tham
vô đáy đã mặc kệ để rồi nhận cái kết đắng cùng người vợ của mình. Như vậy ta
thấy đc khả năng miêu ta tính cách của nhân vật của tác giả trong câu truyện cổ
tích này rất rõ ràng, mọi chi tiết hình ảnh tình huống đều thể hiện rõ. Như vậy
cách miêu ta nhân vật qua cử chỉ hành động từ ngữ đã giúp bài học từ câu truyện
càng thêm phần rõ nét và thấm thía hơn.
Là tác phẩm tiêu biểu cho những câu chuyện cổ tích đặc trưng của nền văn
học dân gian của Việt Nam. Về chủ đề chuyện là lời tố cáo, lên án hành động
tham lam của người anh và tôn vinh, biểu dương cho lối sống nhân đạo, chất
phác, thật thà, không hư vinh của người em. Về hình thức nghệ thuật tác giả đã
tạo được tình huống và nối kết cấu đặc sắc để các nhân vật tự bộc lộ tính cách
thông qua thái độ, hành động và lời nói của mình. Cùng với sự sáng tạo của
nhân dân, qua những yếu tố kì ảo , hoang đường đã làm nổi bật sự đặc sắc của
cốt truyện và tô đậm những nét đặc trưng của nhân vật. Tất cả đã hoà quyện với
nhau tạo nên một tác phẩm mang những giá trị trọn vẹn.
Qua những gì đã phân tích chúng ta đã thấy được truyện xứng đáng là một trong
tác phẩm tuổi thơ ấn dấu sâu đậm trong lòng độc giả. truyện cổ tích “ Ăn khế trả
vàng “ là sự quan trọng của tình anh em trong cuộc sống, lời lên án, phê phán
những người có lối sống tham lam , ích kỉ , chỉ biết đến lợi ích của bản thân. Tác
phẩm mang lại bài học về lối sống đền ơn đáp nghĩa, ở hiền thì sẽ gặp lành và
luôn được may mắn đối với tất cả mọi người.

You might also like