You are on page 1of 7

Câu 1.

Có tài liệu tại một DN như sau:

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm trước Năm nay


Doanh thu bán hàng 2.310 2.420
Vốn hoạt động 550 605
Hiệu suất sử dụng vốn 4,2 4,0

Yêu cầu:

Sử dụng phương pháp liên hoàn, phương pháp số chênh lệch để tính mức ảnh hưởng đến doanh thu
bán hàng

Bài giải

Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Chênh lệch


Mức %
Doanh thu bán 2.310 2.420 +110 +4.76
hàng
Vốn hoạt động 550 605 +55 +10,00
Hiệu suất sử 4,2 4,0 -0,2 -0,76
dụng vốn

Đối tượng phân tích: 2.420 – 2.310 = +110

1. Phương pháp liên hoàn:

Doanh thu = Vốn hoạt động x Hiệu suất sử dụng vốn

Năm trước : 2.310 = 550 x 4,2

Năm nay : 2.420 = 605 x 4,0

Mức ảnh hưởng của các nhân tố:

Vốn hoạt động = 605 x 4,2 – 550 x 4,2 = +231

Hiệu suất = 605 x 4,0 – 605 x 4,2 = -121

2. Phương pháp số chênh lệch:

Vốn hoạt động: (605 – 550) x 4,2 = +231

Hiệu suất: 605 x (4,0 – 4,2) = -121

Câu 2. Tài liệu tại một cửa hàng bán lẻ, về doanh thu thuần và giá trị tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp như sau:

Đvt: 1.000.000đ

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện


Doanh thu thuần 1.260 1.500
Giá trị TSNH 450 500
Hệ số quay vòng tài sản 2,8 3
Sử dụng phương pháp liên hoàn, phương pháp số chênh lệch để tính mức ảnh hưởng đến doanh thu
thuần

Bài giải:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch


Mức %
Doanh thu thuần 1.260 1.500 +240 +1,90
Giá trị TSNH 450 500 +50 +11,11
Hệ số quay vòng 2,8 3 +0,2 +7,14
TS

1. Phân tích các nhân tố

Đối tượng phân tích: 1.500 – 1.260 = +240

a. Phương pháp liên hoàn

Kế hoạch = 450 x 2,8 = 1.260

Thực hiện = 500 x 3 = 1.500

Mức ảnh hưởng của các nhân tố

Giá trị TSNH = 500 x 2,8 – 450 x 2,8 = +140

Hệ số quay vòng TS = 500 x 3 – 500 x 2,8 = +100

b. Phương pháp số chênh lệch

Ảnh hưởng giá trị TSNH = (500 – 450) x 2,8 = +140

Ảnh hưởng hệ số quay vòng TS = 500 x (3 - 2,8) = +100

Bài 3. Có tình hình sử dụng lao động trong tháng của DN như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện


Giá trị sản xuất 1.000đ 800.000 823.680
Số công nhân sx bình Người 100 96
quân
Số ngày làm việc bình Ngày 25 26
quân
Số giờ bình quân trong Giờ 8 7,5
ngày
Giá trị bình quân 1 giờ 1.000đ 40 44

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất

1. Theo phương pháp thay thế liên hoàn

2. Theo phương pháp tính số chênh lệch

Bài giải
Kế hoạch = 100 x 25 x 8 x 40 = 800.000

Thực hiện = 96 x 26 x 7,5 x 44 = 823.680

Đối tượng phân tích

823.680 – 800.000 = +23.680

1. Tính nhân tố theo phương pháp liên hoàn

Ảnh hưởng của CNSX = (96 x 25 x 8 x 40) – 800.000 = -32.000

Ảnh hưởng số ngày = (96 x 26 x 8 x 40) – 768.000 = +30.720

Ảnh hưởng số giờ = (86 x 26 x 7,5 x 40) – 798.720 = -49.920

Ảnh hưởng giá trị 1 giờ = 823.680 – 748.800 = +74.880

2. Tính nhân tố theo phương pháp số chênh lệch

Ảnh hưởng của CNSX = (96 – 100) x 25 x 8 x 40 = -32.000

Ảnh hưởng số ngày = 96 x (26 – 25) x 8 x 40 = +30.720

Ảnh hưởng số giờ = 96 x 26 x (7,5 – 8) x 40 = -49.920

Ảnh hưởng giá trị 1 giờ = 96 x 26 x 7.5 x (44 – 40) = +74.880

Bài 4: Sử dụng phương pháp thích hợp xác định các nhân tố vật liệu đến số lượng sản phẩm sản xuất
theo tài liệu sau:

Đơn vị tính: kg

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện


Vật liệu mua vào 100.500 100.100
Vật liệu tồn đầu kỳ 1.000 1.100
Vật liệu tồn cuối kỳ 1.500 1.450
Mức tiêu hao 1 sản phẩm 10 9,5

Bài giải:

Chỉ tiêu phân tích là số lượng sản phẩm, có 4 nhân tố vật liệu có quan hệ với chỉ tiêu bằng tổng, hiệu
và thương, do đó phương pháp phân tích thích hợp ở đây là phương pháp liên hoàn. Công thức đuợc
tính như sau

Số lượng sản phảm sản xuất =

Vật liệu tồn đầu kỳ + vật liệu mua vào - vật liệu tồn kho cuối kỳ
Mức tiêu hao một sản phẩm

Kế hoạch = 1.000 + 100.500 – 1.500 = 10.000 sản phẩm


10

1.100 + 100.100 – 1.450


Thực hiện = = 10.500 sản phẩm
9,5
Đối tượng phân tích = 10.500 – 10.000 = +500 sản phẩm

Xác định mức ảnh hưởng của 4 nhân tố cho kết quả sau:

Ảnh hưởng vật liệu tồn kho đầu kỳ tăng 10 sản phẩm

1.100 + 100.500 – 1.500 1.000 + 100.500 – 1.500


+10
10 10

Ảnh hưởng vật liệu mua vào giảm 40 sản phẩm

1.100 + 100.100 – 1.500 1.100 + 100.500 – 1.500 - 40


10 10

Ảnh hưởng vật liệu tồn kho cuối kỳ tăng 5 sản phẩm

1.100 + 100.100 – 1.450 1.100 + 100.100 – 1.500 +5


10 10

Ảnh hưởng vật liệu mức tiêu hao tăng 500 sản phẩm

1.100 + 100.100 – 1.450 1.100 + 100.100 – 1.450 +525


9,5 10

Bài 5:

Có tài liệu về lượng và giá chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp của 1 sản
phẩm như sau:

Khoản mục Năm trước Năm nay


Lượng Giá Lượng Giá
Chi phí nguyên 2m 30.000 đ 1,95m 36.000 đ
vật liệu
Chi phí nhân 4 giờ 10.000 đ 3,95 giờ 12.000 đ
công

Yêu cầu: Phân tích nhân tố lượng và giá ảnh hưởng đến:

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2. Chi phí nhân công trực tiếp

Bài giải:
Đvt: 1.000 đ

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = Lượng NVL x Đơn giá

Năm truớc = 2 x 30 = 60

Năm nay = 1,95 x 36 = 70,2

Đối tượng phân tích

70,2 – 60 = + 10,2

Tăng 10,2 là do 2 nhân tố:

Do lượng NVL giảm làm chi phí giảm là: 1,95 x 30 – 2 x 30 = -1,5

Do giá NVL tăng làm chi phí tăng : 1,95 x 36 – 1,95 x 30 = 11,7

2. Chi phí nhân công trực tiếp = Lượng NC x Đơn giá

Năm trước = 4 x 10 = 40

Năm nay = 3,95 x 12 = 47,4

Đối tượng phân tích

47,4 – 40 = +7,4

Tăng 7,4 do 2 nhân tố

Do số giờ CN trực tiếp giảm dẫn tới chi phí giảm là:

3,95 x 10 – 4 x 10 = - 0,5

Do giá tăng làm chi phí tăng

3,95 x 12 – 3,95 x 10 = +7,9

Bài 6:

Năm Quyết toán chi Số học sinh


Năm trước 420 triệu đồng 700 HS
Năm nay 640 triệu đồng 800 HS

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tổng chi ngân sách năm nay so với năm trước và
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Bài giải

Tính được mức chi bình quân 1 hs là:

Năm trước: 420tr/700 = 600.000 đ/ Hs

Năm nay: 640tr/800 = 800.000 đ/ Hs

Đối tượng phân tích

640tr – 420tr = +220tr đ


Dùng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố

Mức ảnh hưởng của số lương học sinh

800 x 600.000 – 700 x 600.000 = + 60.000.000 đ

Mức ảnh hưởng của mức chi phí bình quân cho 1 học sinh

800 x 800.000 – 800 x 600.000 = + 160.000.000 đ

Bài 7: Có tài liệu về kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu Năm trước Năm nay


Tổng doanh thu bán hàng 3.000 3.200
Các khoản giảm trừ doanh thu 200 240
Giá vốn hàng bán 2.200 2.100
Lợi nhuận gộp 600 860

Hãy sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp
của doanh nghiệp

Bài giải

LN gộp = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ - GVHB

Đối tượng phân tích = LN gộp năm nay – LN gộp năm trước = 860 – 600 = + 260

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố

Mức ảnh hưởng của tổng DT

(3.200 – 200 – 2.200) – 600 = + 200

Mức ảnh hưởng của các khoản giảm trừ DT

(3.200 – 240 – 2.200) - (3.200 – 200 – 2.200) = - 40

Mức ảnh hưởng của GVHB

860 - (3.200 – 240 – 2.200) = + 100

Bài 8: Tình hình nguyên vật liệu tại một doanh nghiệp như sau:

- Tồn kho nguyên vật liệu đầu năm Xo là 500.000 mét

- Trong năm Xo

+ Nhập kho nguyên vật liệu theo hợp đồng mua bán với nhà cung cấp là 1.200.000 mét. Nhập kho do
mua từ các nguồn khác 400.000 mét.

+ Xuất kho nguyên vật liệu dùng sản xuất 1.400.000 mét

+ Hao hụt ngoài định mức: 150.000 mét

- Trong năm X1

+ Nhập kho trong kỳ 1.400.000 mét theo hợp đồng và theo các nguồn khác là 250.000 mét
+ Xuất kho dùng sản xuất 1.450.000 mét, hao hụt ngoài định mức 100.000 mét.

Yêu cầu: Hãy dùng phương pháp liên hệ cân đổì để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn
nguyên vật liệu.

Bài giải: (chỗ này các bạn dò kết quả thôi, ko cần trình bày giống như vậy)

Đơn vị tính: 1.000 mét

Cung cấp Xo X1 Chênh Sử dụng X0 X1 Chênh


NVL lệch NVL
lệch
Số tồn kỳ 500 550 +50 Dùng cho sx 1400 1450 +50
trước
Mua theo 1200 1400 +200 Hao hụt 150 100 - 50
hợp đồng ngoài định
mức
Mua nguồn 400 250 -150 Tồn kho 550 650 +100
khác cuối kỳ
Cộng 2100 2200 +100 2100 2200 +100

Dựa vào mức chênh lệch của từng nhân tố ở bảng trên, ta có thể phân loại các nhân tố làm tăng
(giảm) nguồn nguyên vật liệu và lập bảng sau:

Bảng cân đối các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nguyên vật liệu:

Đơn vị tính: 1.000 mét

Nhân tố tăng nguồn Số lượng Nhân tố giảm nguồn Số lượng


Tăng tồn kho đầu kì 50 Giảm mua ngoài 150
Tăng mua theo hợp 200 Tăng chi phí cho sx 50
đồng
Giảm hao hụt ngoài 50 Tăng tồn kho cuối kỳ 100
định mức
Cộng 300 Cộng 300

Qua bảng cân đồi trên ta thấy các nhân tố làm tăng nguồn nguyên vật liệu để đáp ứng tình hình sản
xuất của doanh nghiệp chủ yếu là tăng mua theo hợp đồng với nhà cung cấp, tăng tồn kho đầu kỳ và
giảm hao hụt ngoài định mức.

You might also like