You are on page 1of 5

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN TÍNH TỰ LẬP CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

SVTH: Trần Thị Hường 3T-22, Vũ Hà Vy 3T-22

và Đinh Thị Kim Anh 3T-22

GVHD: ThS Mai Văn Huy

1.Đặt vấn đề.

Sinh viên xa nhà, rời khỏi môi trường quen thuộc, bắt buộc phải tự lập. Hiện
nay còn nhiều sinh viên chưa tự lập. Một trong những yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến tính tự lập của sinh viên là sự giáo dục từ bé của gia đình. Để
nhận thức tầm quan trọng của gia đình đến tính tự lập của sinh viên, tác giả
lựa chọn đề tài nhằm tìm hiểu vấn đề này, từ đó gợi ý một số giải pháp để
nâng cao tính tự lập cho sinh viên.

2.Nội dung chính.

2.1. Khái niệm

a, Gia đình

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy
trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan
hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành
viên trong gia đình.

b, Tự lập

Tự lập là tự giác làm những việc của bản thân mà không đợi ai nhắc nhở,
phàn nàn; tự giải quyết công việc của mình, tự giải quyết công việc của
mình, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm vào gia đình
hay người khác.

Các biểu hiện của tự lập:

+ Quản lý tiền bạc của chính mình


+ Đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống

+ Cân bằng giữa trách nhiệm và giải trí

2.2 . Các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến tính tự lập của sinh viên

2.2.1. Cách giáo dục của cha mẹ

Về mặt tích cực, hiện nay gia đình đã giáo dục thế hệ trẻ những kĩ năng cơ
bản thường liên quan đến hoạt động hộ gia đình.

Về mặt tiêu cực, điểm đầu tiên, gia đình thường bao bọc con cái, không bắt
con phải làm bất cứ điều gì. Điểm thứ hai, con cái thường phải nghe lời cha
mẹ tuyệt đối dẫn đến thiếu sự tự chủ trong suy nghĩ và tự giác trong hành
động, thiếu đi tính tự lập. Điểm thứ ba, cha mẹ thường ít dạy con các kĩ năng
sống cơ bản như kĩ năng bơi lội, kĩ năng sơ cứu, kĩ năng thoát hiểm,...

2.2.2. Lối sống của các thành viên trong gia đình

Lối sống của các thành viên trong gia đình được hiểu là việc sinh hoạt, ứng
xử, giao tiếp của các thành viên. Hơn nữa, gia đình là những ví dụ sống tốt
nhất để trẻ học hỏi và trở thành người mà chúng muốn trưởng thành.

Về mặt tích cực, nếu ông bà, cha mẹ… chủ động làm những việc nhỏ như
tự làm vệ sinh cá nhân, tự nấu ăn, quét nhà, lau nhà để làm mẫu cho con cái,
con cái sẽ học theo và dần dần hình thành tính tự lập.

Về mặt tiêu cực, hiển nhiên nếu các thành viên khác trong gia đình ít hoặc
không có tính tự lập, trẻ em hay lấy người lớn làm khuôn mẫu để bắt chước,
khi làm theo sẽ khó hình thành tính tự lập.

2.2.3. Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, môi trường sống của gia đình

Đầu tiên, về điều kiện kinh tế, có những nhận định cho rằng, “Những đứa trẻ
sinh ra trong gia đình có điều kiện khó khăn thường tự lập hơn.”, “Chỉ có con
nhà giàu mới cần tự lập, con nhà giàu có điều kiện nên không cần phải tự lập
nữa.” Các nhận định trên có thể phù hợp hoặc không phù hợp, nhưng đều
nhấn mạnh sự tác động quan trọng của điều kiện kinh tế đến việc hình thành
tính tự lập của con cái trong gia đình.

Thứ hai, về hoàn cảnh, môi trường sống, đây là hai yếu tố quan trọng hình
thành tính tự lập ở thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
2.4.Thực trạng tính tự lập của sinh viên Đại học Hà Nội (khảo sát)

1. Bạn đang là sinh viên năm mấy?


2. Theo bạn, tính tự lập là gì?
A.Tính tự lập là thái độ tự giác,tự tin,khả năng tự đặt mục tiêu,nhiệm vụ,kế
hoạch hành động,tự điều khiển bản thân với sự lực cao về trí thể lực,tình
cảm và ý chí.
B.Tính tự lập là thái độ tự giác,tự tin,tự làm việc của mình mà không cần ai
nhắc nhở.
C.Tính tự lập là không ỷ lại vào người khác.
3. Hiện nay bạn đang sống cùng
A, Gia đình
B, Bạn bè
C, Một mình

4. Gia đình bạn đã giáo dục bạn có được những kỹ năng nào sau đây:

A, Quản lý thời gian (Sắp xếp thời khóa biểu, cân bằng việc học và giải trí)

B, Chăm sóc bản thân (Tự nấu ăn, tự dọn dẹp phòng,…)

C, Tự học

D, Quản lý tiền bạc

E, Tự giải quyết vấn đề (áp lực học tập, công việc, các mối quan hệ,…)

F, Tự đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống (chọn trường, chọn
nghề,…)

H, Khác

5. Bạn hãy đánh giá tầm quan trọng của gia đình đến tính tự lập của sinh
viên:
A, Không quan trọng
B, Quan trọng
C,Khá quan trọng
D, Rất quan trọng
6. Theo bạn, trong những yếu tố sau, yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến việc
hình thành tính tự lập của sinh viên:
A, Cách giáo dục của gia đình
B, Lối sống của các thành viên trong gia đình
C, Điều kiện kinh tế

7. Bạn có chịu ảnh hưởng bởi lối sống tự lập của các thành viên khác trong
gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em..)

A, Rất nhiều

B, Nhiều

C, Bình thường

D, Ít

E, Không

2.5. Một số giải pháp nâng cao tính tự lập của sinh viên

- Đối với sinh viên:

Về nhận thức:. Sinh viên cần nhận ra tự lập là kĩ năng vô cùng quan trọng
trong cuộc sống và có ý thức tự lập trong những hành vi nhỏ nhất của mình.
Đồng thời cần phân biệt sống tự lập khác với lối sống cô lập, tách mình ra
khỏi xã hội.

Về hành động: Bước đầu, sinh viên cần học cách tự chăm sóc bản than, học
các kỹ năng sơ cứu cơ bản trong những trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó
cần học cách quản lý chi tiêu, quản lý thời gian và tự đưa ra quyết định cho
những chuyện trong cuộc sống của mình.

- Đối với gia đình: Gia đình cần chú trọng nâng cao nhận thức và làm gương
cho con em mình. Một số giải pháp được đề xuất như:

Về cách giáo dục của gia đình:

Khuyến khích con làm những việc mà con có thể làm được đề giúp con hình
thành thói quen.Lắng nghe, tâm sự, chia sẻ các kinh nghiệm sống tự lập và
đưa ra lời khuyên cho con .Hiểu tính cách của con cái để hướng dẫn con làm
các công việc một cách tự lập, không nên đánh đồng và so sánh bởi mỗi trẻ là
một bản thể độc lập khác nhau .Dạy con cần có kế hoạch, logic theo từng thời
gian và độ tuổi
Về lối sống của các thành viên trong gia đình:

Luôn nâng cao ý thức tự hoàn thiện và rèn luyện tính tự lập của chính mình

Đoàn kết, làm gương và giúp đỡ lẫn nhau .Luôn phải là những tấm gương
đúng đắn về việc hình thành tính tự lập của con em mình.

- Đối với nhà trường: Tổ chức các buổi thuyết giảng nâng cao nhận thức, tổ
chức các chương trình, hoạt động ngoại khóa để nâng cao tính tự lập cho sinh
viên đồng thời giúp phát triển thêm các kỹ năng khác như thuyết trình, giao
tiếp v.v.

3. Kết luận

Bài nghiên cứu khoa của nhóm tác giả đã đề cập khái quát tới các khái niệm,
các yếu tố của gia đình ảnh hưởng đến tính tự lập của sinh viên, có liên hệ đến
vấn đề phát triển kĩ năng tự lập của sinh viên Hanu và đề ra một số phương
hướng phát huy ảnh hưởng của gia đình trong việc hình thành đức tính tự lập.

4.Tài liệu tham khảo

- Sách Cha mẹ Nhật dạy con tự lập _ Sugahara Yuko

- Giadinh.suckhoedoisong.vn

- Sách Tạo lập môi trường sống định hình nhân cách vị thành niên. Quyển 2,

Phương pháp nuôi dạy giúp trẻ phát triển con người bản ngã và tính tự lập _

Dorothy Law Nolte & Rachel Harris

You might also like