You are on page 1of 7

Câu 1: Kể tên các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống từ thấp đến cao.

Có 5 cấp độ tổ chức sống cơ bản: tế bào – cơ thể – quần thể – quần xã – hệ sinh thái.
Câu 2: Kể tên 5 giới sinh vật, nêu đại diện và đặc điểm cơ bản nhất của từng giới.
1. Giới khởi sinh (Monera)
- Đặc điểm : là những sinh vật chưa có nhân hoàn chỉnh, sống dị dưỡng hoặc tự
dưỡng, kích thước rất nhỏ bé (1 – 5 ) và xuất hiện từ cách đây rất lâu (khoảng 3,5
tỉ năm trước).
- Đại diện : tất cả các loài vi khuẩn đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
2. Giới Nguyên sinh (Protista)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào và có lối
sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
- Đại diện : tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
3. Giới Nấm (Fungi)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đơn bào hoặc đa bào phức
tạp, sống dị dưỡng hoại sinh và không có khả năng di chuyển.
- Đại diện : tất cả các loài nấm đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
4. Giới Thực vật (Plantae)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đa bào phức tạp, sống tự
dưỡng quang hợp và không có khả năng di chuyển.
- Đại diện : tất cả các loài thực vật đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.
5. Giới Động vật (Animalia)
- Đặc điểm : là những sinh vật nhân thực, có cơ thể đa bào phức tạp, sống dị
dưỡng và hầu hết có khả năng di chuyển.
- Đại diện : tất cả các loài động vật đã và hiện đang sinh sống trên Trái Đất.

Câu 3: Kể tên các nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
C, H, O, P
Câu 4: Kể tên các loại cacbohidrat, trình bày cấu trúc của cacbohidrat.
- Cấu trúc của cacbohiđrat:
+ Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ ba nguyên tố là C, H, O theo
nguyên tắc đa phân với đơn phân chủ yếu là các đường 6C.
+ Dựa theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia cacbohiđrat
thành 3 loại:
* Đường đơn: 1 phân tử đường 6C (glucozơ, fructozơ, galactozơ)
* Đường đôi: 2 phân tử đường 6C liên kết với nhau (saccarôzơ, lactôzơ,
mantôzơ)
* Đường đa: nhiều phân tử đường 6C liên kết với nhau (tinh bột, xenlulozơ)
Câu 5: Nêu nguyên tắc và đơn phân cấu tạo của prôtêin.
- Nguyên tắc tổng hợp protein: nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là axit
amin.
Câu 6: Viết công thức tính số lượng từng loại nu của ADN.
A1=T2 ; T1=A2 ; G1=X2 ; G2=X1; A = T= A1+A2; G = X = G1+G2
Câu 7: Nêu các thành phần chính của tế bào chất ở tế bào nhân sơ.
Tế bào chất ở tế bào nhân sơ gồm 2 thành phần chính là bào tương và
ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Câu 8: Nêu chức năng của các thành phần cầu tạo tế bào nhân sơ.
a. Lông, roi: (Ở một số VK)
- Cấu tạo: bản chất là protein .
- Chức năng lông:
+ Như thụ thể: tiếp nhận các virut.
+ Tiếp hợp: trao đổi plasmit giữa các tế bào nhân sơ.
+ Bám vào bề mặt tế bào: Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng
bám được vào bề mặt tế bào người.
- Chức năng Roi: giúp VK di chuyển.
b. Vỏ nhầy: (Ở một số VK)
- Cấu tạo: Có bản chất là polysaccarit.
- Chức năng: + Giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây
bệnh…
+ Cung cấp dinh dưỡng khi gặp điều kiện bất lợi.
c. Thành tế bào:
- Cấu tạo: peptidoglican
- Chức năng:
+ Giữ cho vi khuẩn có hình dạng ổn định.
+ Bảo vệ, duy trì áp suất nội bào.
+ Dựa vào cấu tạo thành tế bào chia vi khuẩn ra làm hai loại → đề xuất các biện
pháp chữa bệnh.
d. Bào tương: Là một dạng chất keo bán lỏng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô
cơ khác nhau.
c. Các hạt:
- Riboxom: cấu tạo từ protein, rARN và không có màng bao bọc. Là nơi tổng hợp
nên các loại protein của tế bào. Riboxom của vi khuẩn (30S+ 50S) nhỏ hơn
riboxom của tế bào nhân thực (40S+ 60S).
- Các hạt dự trữ: Giọt mỡ (Lipit) và tinh bột.
Câu 9: Nêu 3 thành phần chính của tế bào: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân
(hoặc vùng nhân)
Câu 10: Giải thích lợi thế về kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ.
Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích
của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường
một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với
những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.
Câu 11: Trình bày chức năng của các bào quan như lưới nội chất, riboxom,
bộ máy Gôngi, ti thể, lục lạp...
tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất
Lưới nội chất trơn
độc hại.

Lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp nên prôtêin xuất bào, prôtêin cấu tạo cho tế bào.

Ribôxôm Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.

Là nơi thu nhận một số chất như prôtêin, lipit, đường rồi lắp ráp
Bộ máy Gôngi thành sản phẩm cuối cùng, sau đó đóng gói và gửi đến nơi cần
thiết trong tế bào hay để xuất bào.

Cung cấp năng lượng dưới dạng dễ sử dụng (ATP) cho mọi hoạt
Ti thể
động sống của tế bào.

Thực hiện chức năng quang hợp, chuyển quang năng thành hóa
Lục lạp
năng.

Câu 12: Phân tích được tế bào thực vật với tế bào động vật.
Câu 13: Giải thích được mối liên quan về hoạt động chức năng giữa các cơ quan.
Câu 14: Nêu khái niệm các loại môi trường ưu trương, nhược trương và
Đẳng trương.
- Môi trường ưu trương: là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội bào. Khi
ặt tế bào vào môi trường đó chất tan sẽ đi từ ngoài vào bên trong tế bào.
- Môi trường nhược trương: là môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội
bào. Khi ặt tế bào vào môi trường đó chất tan sẽ đi từ trong ra ngoài tế bào.
- Đẳng trương là môi trường mà nồng độ chất tan bằng với môi trường nội bào.

Câu 15: Lấy ví dụ về hiện tượng khuếch tán, hiện tượng thẩm thấu.

 Ví dụ về thẩm thấu: Ví dụ bao gồm các tế bào hồng cầu sưng lên khi tiếp
xúc với nước ngọt và lông rễ cây hút nước. Để dễ dàng thấy được sự thẩm
thấu, hãy ngâm những viên kẹo dẻo trong nước. Gel của kẹo hoạt động như
một lớp màng bán thấm.
 Ví dụ về sự khuếch tán: bao gồm mùi nước hoa tràn ngập khắp căn phòng
và sự di chuyển của các phân tử nhỏ qua màng tế bào. Một trong những
minh chứng đơn giản nhất về sự khuếch tán là thêm một giọt màu thực phẩm
vào nước. Mặc dù các quá trình vận chuyển khác có xảy ra, nhưng sự
khuếch tán là yếu tố quan trọng.
Câu 16: Trình bày và phân biệt được cơ chế vận chuyển thụ động, chủ động.

Vận chuyển chủ động


Vận chuyển thụ
động
Chiều vận chuyển Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ thấp. nồng độ cao
Nguyên lí Theo nguyên lí khuếch tán Không tuân theo nguyên lí khuếch tán
Con đường - Qua kênh prôtêin đặc hiệu. Qua prôtêin đặc hiệu

- Qua lỗ màng
Năng lượng Không tiêu tốn năng lượng Tiêu tốn năng lượng ATP

- Quan sát và giải thích được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
Co nguyên sinh là một quá trình diễn ra trong tế bào thực vật, trong đó tế bào
chất bị co rút lại và tách khỏi thành tế bào thông qua quá trình thẩm thấu.
Quá trình ngược lại của, phản co nguyên sinh, xảy ra khi tế bào ở trong môi
trường nhược trương, tức áp suất thẩm thấu của môi trường ngoài cao hơn bên
trong tế bào và điều này khiến nước thấm từ ngoài vào trong tế bào.
Câu 17: Gọi tên các dạng năng lượng trong tế bào.
hóa năng, nhiệt năng, điện năng.
Câu 18: Nêu khái niệm chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng
hóa, dị hóa).
- Chuyển hóa vật chất là tập hợp tất cả các phản ứng hóa sinh xảy ra bên trong tế
bào.
- Đồng hóa: là quá trình tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
- Dị hóa: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản
hơn.
Câu 19: Mô tả cấu trúc và nêu một số chức năng chính của ATP. Tại sao nói
ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào.
+ Cấu trúc hóa học của phân tử ATP (ađênôzintriphôtphat):
- ATP cấu tạo gồm các thành phần : ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.
Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong
ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm
phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzinđiphôtphat) rồi gần như ngay lập
tức ADP lại được gắn thêm một nhóm phôtphat để trở thành ATP.
+ Chức năng của phân tử ATP:
- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng : vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng
lượng.
Sinh công cơ học: sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương.
Câu 20: Nêu khái niệm, cầu trúc và mô tả cơ chể tác động của enzim.
Kể tên các mẫu vật, dụng cụ và hóa chất khi thực hành thí n
1) Khái niệm
- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, xúc tác các
phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống.

2) Cấu trúc

 Enzim có thành phần chủ yếu là protein. Một số enzim có thêm các thành
phần khác liên kết với protein.
 Trung tâm hoạt động của enzim là cấu trúc không gian đặc biết chuyên liên
kết với cơ chất, xúc tác cho phản ứng sinh hóa.

3) Cơ chế tác động

 Phức hệ enzim - cơ chất tạo thành ở trung tâm hoạt động.


 Enzim tương tác với cơ chất tạo ra sản phẩm.
 Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hóa.

Câu 21:
Kể tên các mẫu vật, dụng cụ và hóa chất khi thực hành thí nghiệm về enzim catalaz
a.
 Mẫu vật:
- Một vài củ khoai tây sống
- Một vài củ khoai tây đã luộc chín
 Dụng cụ và hóa chất:
- Dao, ống nhỏ giọt
- Nước đá, dung dịch H2O2
Câu 22: Phân tích vai trò của enzim
trong điều hòa trao đổi chất.
- Enzim xúc tác làm tăng tốc độ các phản ứng, nếu tế bào không có enzim thì các
hoạt động sống không thể duy trì và tốc độ phản ứng xảy ra quá chậm.
- Tế bào có thể điều chỉnh sự chuyển hóa bằng cách điều chỉnh tác động của enzim,
theo hướng ức chế hoặc hoạt hóa. Khi một enzim bị thiếu, cơ chất sẽ tích lũy lại
hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc hại gây nên các triệu
chứng bệnh lí, gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa.
Câu 21: Giải thích cơ chế ức chế ngược của enzim.
Trước tiên chúng ta phải hiểu ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của
con đường chuyển hóa quay lại tác động như 1 chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc
tác cho PƯ ở đầu con đường chuyển hóa
VD: Hình 14.2 (SGK cơ bản trang 59) là sơ đồ minh họa sự điều hòa quá trình
chuyển hóa bằng ức chế ngược: Sản phẩm P được sản xuất dư thừa sẽ liên kết vs
enzim a làm cho enzim này không còn khả năng xúc tác để chuyển chất A thành
chất B và do đó các chất trung gian C,D cũng không đươc tạo thành. Do vậy, sự
tổng hợp chất P sẽ dừng lại =) tăng lên
Câu 22: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyên hóa vật chất bằng cách nào?
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh
hoạt tính của các loại enzim. Có 2 cách điều chỉnh hoạt tính enzim:
* Sử dụng chất ức chế enzim: Làm chậm hoặc dừng phản ứng
+ Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình trung
tâm hoạt động của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất.
+ Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa
quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở
đầu của con đường chuyển hóa.
* Sử dụng chất hoạt hóa enzim: làm tăng hoạt tính của enzim.
+ Sử dụng chất hoạt hóa đặc hiệu
+ Sử dụng sản phẩm của phản ứng để kích thích đẩy nhanh tốc độ của phản ứng.

(Lưu ý: Phần Cấu trúc tế bào và vận chuyển các chất qua màng vẫn ôn tập về câu
hỏi trắc nghiệm theo đề cương cũ)

You might also like