You are on page 1of 6

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN
Ngành đào tạo: Kỹ thuật điện tử, truyền thông
Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật điện tử máy tính

1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN


1.1. Tên học phần: Cơ sở lý thuyết truyền tin
1.2. Mã học phần: ĐV. ĐT1
1.3. Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
1.4. Thời điểm thực hiện: Học kỳ 5
1.5. Loại môn học: Bắt buộc
1.6. Số tín chỉ: 02
1.7. Phân bổ giờ tín chỉ đối với các hoạt động
 Lý thuyết: 24 tiết
 Bài tập: 6 tiết
 Thảo luận: (nếu có)
 Thí nghiệm/Thực hành: Không
 Tự học: 24 tiết
1.8. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên cần có kiến thức của các môn học: Giải tích toán
học, Đại số tuyến tính, …
1.9. Đơn vị phụ trách: Bộ môn Hệ thống viễn thông, Khoa Điện tử - Viễn thông.
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
2.1. Nội dung của học phần
 CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN là một nhánh thực dụng của Lý thuyết liên
lạc điện. Môn học chỉ xét tới mô hình toán học của việc truyền, nhận, biến đổi
và xử lý tin tức để đạt được những mục tiêu nhất định. Môn học tách rời khỏi
bản chất vật lý của nguồn tin, tín hiệu, kênh truyền...
 Học phần gồm 3 phần cơ bản: Cơ sở lý thuyết thông tin thống kê, cơ sở lý thuyết
mã và cơ sở lý thuyết tín hiệu.
2.2. Mục tiêu của học phần
2.2.1. Kiến thức

1
 Giới thiệu và làm rõ các khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của viẹc truyền,
nhận, biến đổi và xử lý tin tức. Qua đó học viên có thể vận dụng để giải quyết
một số bài toán thực tế, đồng thời có thể đánh giá các hệ thống truyền tin một
cách xác đáng, có cơ sở khoa học. Tạo điều kiện thuận lợi để học viên học tốt
các môn khoa học chuyên nghành.
2.2.2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng tự học, làm việc theo nhóm, thuyết trình và giải quyết các
vấn đề đặt ra cho quá trình truyền tin.
2.2.3. Thái độ, chuyên cần
 Có ý thức chủ động học tập; hoàn thành các nhiệm vụ được giao (làm bài tập,
đọc tài liệu, …).
 Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp.
 Có thái độ nghiêm túc và chăm chỉ trong học tập, mạnh dạn áp dụng các kiến
thức của học phần vào thực tế.
3. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1]. Bùi Minh Tiêu: Cơ sở lý thuyết truyền tin, nxb Đại học và trung học chuyên
nghiệp, 1979.
[2]. Nguyễn Bình, Trần Thông Quế: Cơ sở lý thuyết truyền tin, Học viện Kỹ thuật
Quân sự, 1985.
[3]. Đặng Văn Chuyết, Nguyễn Tuấn Anh: Cơ sở lý thuyết truyền tin, nxb Giáo dục,
1998.
[4]. Nguyễn Bình: Bài giảng Lý thuyết thông tin, Học viện Bưu chính viễn thông, 2006.
[5]. Jonh G, Proakis: Digital Telecommunication, McGrow – Hill International Edition,
1995.
4. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
4.1. Lý thuyết
 Giảng viên cung cấp bài giảng, tài liệu học tập, giao nhiệm vụ cho sinh viên về
nhà chuẩn bị.
 Trên lớp, giảng viên thuyết trình, đặt vấn đề trao đổi với sinh viên; sinh viên
trình bày những nội dung đã chuẩn bị theo yêu cầu của giảng viên. Cuối mỗi
chương, giảng viên hệ thống lại những nội dung cơ bản của chương.
4.2. Bài tập
4.3. Thào luận (Tự thảo luận và trình bày hiểu biết theo gợi ý của giáo viên)
4.4. Thực hành (Không)
5. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

2
5.1. Điều kiện đánh giá kết quả học tập
Để được đánh giá kết quả học tập, sinh viên cần đảm bảo:
 Tham gia giờ học lý thuyết: 75% thời lượng lên lớp trở lên.
 Tham gia giờ bài tập/thực hành: 100% thời lượng
5.2. Cách tính điểm
 Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang
điểm chữ và thang điểm 4 để phục vụ cho việc đánh giá và xếp loại kết quả học
tập của sinh viên.
 Điểm học phần là tổng điểm của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc
học phần nhân với trọng số tương ứng.
 Điểm học phần được tính theo thang điểm 10, làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
5.3. Hình thức kiểm tra - đánh giá
5.3.1. Kiểm tra - đánh giá quá trình
 Điểm đánh giá quá trình có trọng số 30%
 Điểm đánh giá quá trình bao gồm các điểm đánh giá bộ phận sau: Điểm kiểm tra
giữa kỳ (50%); điểm thực hành (30%); điểm chuyên cần, thái độ tham gia thảo
luận (10%); điểm đánh giá khối lượng kiến thức tự học, tự nghiên cứu (10%).
5.3.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ
 Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70%.
 Hình thức thi: Tự luận
 Thời gian thi: 90 phút
 Sinh viên không được sử dụng tài liệu
6. KẾT CẤU HỌC PHẦN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
PHÂN BỔ THEO TIẾT
TT NỘI DUNG
LT BT TL TN/TH Cộng
1 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN CSLTTT 3 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2 9 9
THÔNG TIN

3 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÃ 6 6
CHƯƠNG 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍN
4 6 6
HIỆU

8 BÀI TẬP 12 12
Tổng 24 12 36

3
7. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA HỌC PHẦN
7.1. Lý thuyết
Số
Bài Nội dung Tài liệu tham khảo
tiết
CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN CSLTTT (3T) [1], [2], [3], [4], [5]
1 1.1. Sơ lược lịch sử phát triển, đặc điểm, nhiệm vụ của
môn học
1.2. Giới thiệu sơ đồ khối của một hệ thống truyền tin
1.3. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
1.4. Các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của một hệ thống
truyền tin 3
1.5. Giới thiệu một số phương pháp biến đổi thông tin
số
1.6. Giới thiệu một số hệ thống truyền tin
1.7. Xu hướng phát triển của các thiết bị đầu cuối trong
các hệ thống thông tin
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THÔNG TIN (9T) [1], [2], [3], [4]
2 2.1. Lượng thông tin, số đo lượng thông tin
2.1.1. Mối quan hệ giữa thông tin và độ bất định
2.1.2. Mối quan hệ giữa thông tin và xác suất 1
2.1.3. Các tiên đề về thông tin, số đo lượng thông
tin
3 2.2. Entropie và các tính chất
2.2.1. Bản chất thống kê của nguồn rời rạc
2.2.2. Entropie của nguồn rời rạc 1
2.2.3. Một số tính chất của Entropie

4 2.3. Entropie có điều kiện


2.3.1. Entropie có điều kiện về một trường tin khi đã
biết trường tin khác
1
2.3.2. Một số tính chất của Entropie có điều kiện
2.3.3. Entropie hai chiều và nhiều chiều của nguồn
rời rạc
5 2.4. Lượng thông tin tương hỗ, mô hình kênh truyền tin
2.4.1. Lượng thông tin tương hỗ
2.4.2. Mô hình kênh truyền tin
1

4
6 2.5. Các tham số đặc trưng của nguồn và kênh rời rạc
2.4.1. Các tham số đặc trưng của nguồn rời rạc
2.4.2. Các tham số đặc trưng của kênh rời rạc
2.4.3. Lượng thông tin truyền qua kênh rời rạc trong
2
một đơn vị thời gian
2.4.4. Khả năng cho thông qua (Thông lượng) của
kênh rời rạc

7 2.6. Truyền tin từ nguồn liên tục


2.6.1. Tin, tín hiệu liên tục
2.6.2. Các tham số đặc trưng cho kênh liên tục
2.6.3. Entropie của nguồn liên tục
3
2.6.4. Lượng thông tin truyền qua kênh liên tục
không nhớ
2.6.5. Entropie vi phân có điều kiện
2.6.6. Entropie vi phân của nhiễu Gausse
2.6.7. Lượng thông tin truyền qua kênh Gausse
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÃ (6T) [1], [2], [3], [4]
8 3.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản.
3.1.1. Mã hóa, mã hiệu
3.1.2. Phân loại mã. 0,5
3.1.3. Độ dư của bộ mã
3.1.4. Khoảng cách mã
9 3.2. Mã thống kê tối ưu
3.2.1. Các giới hạn tối ưu cho độ dài trung bình của
từ mã 1
3.2.2. Định lý Shannon
3.2.3. Mã Huffman

10 3.3. Một số khái luận về mã khống chế sai


3.3.1. Biểu diễn véc tơ cho tổ hợp mã
3.3.2. Cơ chế phát hiện sai và sửa sai của bộ mã
1,5
3.3.3. Khoảng cách cực tiểu và khả năng sửa sai của
bộ mã
3.3.4. Xây dựng các mã có khả năng sửa sai cho
trước
11 3.4. Mã Cyclic
3.4.1. Biểu diễn đa thức cho tổ hợp mã
3.4.2. Các định nghĩa của mã Cyclic 3
3.4.3. Thiết bị tạo mã
3.4.4. Giải mã cho các mã Cyclic

5
CHƯƠNG 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍN HIỆU (6T) [1], [2], [3], [5]
12 4.1. Biểu diễn phổ cho thể hiện của tín hiệu
4.1.1. Khai triển trực giao
4.1.2. Chuỗi Fourier (biến đổi Fourier của những
hàm tuần hoàn).
2
4.1.3. Chuỗi Fourier dưới dạng phức
4.1.4. Biến đổi Fourier của những hàm không tuần
hòa (Tích phân Fourier)
4.1.5 Các tính chất của biến đổi Fourier
13 4.2. Các đặc trưng thống kê và đặc trưng vật lý của tín
hiệu ngẫu nhiên và nhiễu
4.2.1. Các đặc trưng thống kê 2
4.2.2. Các đặc trưng vật lý
4.2.3. Biến đổi Khichin Wiener
14 4.3. Biểu diễn phức và biểu diễn hình học cho thể hiện
của tín hiệu ngẫu nhiên
4.3.1. Biểu diễn phức và biến đổi Hilbert của tín 2
hiệu
4.3.2. Biểu diễn hình học cho thể hiện của tín hiệu
ngẫu nhiên và nhiễu.

7.2. Bài tập (6 tiết)


7.3. Thảo luận
7.4. Thực hành (Không)
8. TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu, bảng
- Phòng thực hành điện – điện tử
9. YÊU CẦU VỀ GIẢNG VIÊN
- Trình độ: Thạc sỹ, có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên
- Chuyên ngành: Điện tử, truyền thông
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Giảng viên biên soạn Chủ nhiệm bộ môn Chủ nhiệm khoa
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Xuân Đoàn

You might also like