You are on page 1of 7

Mã vạch EAN là gì

Định nghĩa
EAN được viết tắt từ cụm Tiếng anh “European Article Number”. Là một loại mã vạch
thuộc quyền quản lý của EAN-UCC (European Article Numbering-Uniform Code
Council) dùng để xác định các sản phẩm của các doanh nghiệp được bày bán tại các hệ
thống cửa hàng phân phối.
Đều thuộc mã số thương phẩm toàn cầu GTIN, nhưng ở mã UPC chỉ có 12 số và chủ yếu
được sử dụng tại Canada và Hoa Kỳ, còn EAN code được ứng dụng trên toàn thế giới.
Các loại mã EAN
Mã EAN chính là mã số mã vạch mà chúng ta vẫn hay thấy trên mỗi sản phẩm khi đi mua
hàng. Có hai loại mã EAN được sử dụng phổ biến trên thế giới là mã EAN 13 và mã
EAN 8, đây cũng là lựa chọn của phần đông doanh nghiệp Việt khi có nhu cầu đăng ký
mã vạch cho sản phẩm.
Đặc trưng của mã EAN
Mã EAN được cấu thành bởi 4 nhóm: Mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và
mã quốc gia.
Mã quốc gia: EAN-13 sử dụng 2 (hoặc 3) ký tự đầu tiên làm mã quốc gia. Các số này
không thay đổi theo từng quốc gia và do tổ chức EAN quốc tế quy định. Trên thực tế, các
loại mã vạch thuộc UPC trên thực tế là một tập con của EAN-13. Các máy quét đọc được
các mã vạch EAN có thể đọc rất tốt các mã vạch UPC. Tuy nhiên, các máy quét UPC
không nhất thiết phải đọc được các mã vạch EAN.
Mã doanh nghiệp: mã doanh nghiệp sẽ có năm (nếu có 2 số chỉ mã quốc gia) hoặc bốn
(nếu có 3 số chỉ mã quốc gia) chữ số tiếp theo chỉ mã của nhà sản xuất. Các số này do tổ
chức EAN tại quốc gia mà mã EAN được in cấp cho nhà sản xuất với một lệ phí nhỏ.
Mã sản phẩm: Năm số tiếp theo đó là mã sản phẩm của nhà sản xuất, do nhà sản xuất tự
điều chỉnh. Thông thường để dễ quản lý, người ta hay đánh mã sản phẩm từ 00000 đến
99999. Như vậy có thể có tới 100.000 chủng loại sản phẩm khác nhau đối với một nhà
sản xuất.
Số kiểm tra: Số cuối cùng là số kiểm tra, phụ thuộc vào 12 số trước nó.
Mã EAN 13
Mã EAN 13 hay DUN -13 là loại mã dùng để đánh số sản phẩm, chúng thuộc quyền quản
lý lý của hệ thống đánh số sản phẩm Châu Âu, ngày nay là EAN-UCC. Trước đây ở Mỹ
người ta sử dụng một hệ thống đánh số sản phẩm cùng nguyên lý như EAN nhưng chỉ có
12 hoặc 8 số, gọi là Mã sản phẩm chung. Nhưng kể từ tháng 1 năm 2005, người Mỹ đã
chuyển sang sử dụng EAN.
Quy tắc tính số kiểm tra
Gọi là EAN-13 vì trong chuỗi mã hóa của nó có đúng 13 số, trong đó số cuối cùng là số
kiểm tra.
Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc vào
12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:
- Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A.
- Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12). Tổng nhân với 3 được một số (B).
- Lấy tổng của A và B được số A+B.
Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số
kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó.
Số kiểm tra được thêm vào cuối chuỗi số có 12 chữ số ban đầu tạo ra chuỗi số EAN-13
có 13 chữ số. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất mã vạch, số này đã được thêm vào cuối
chuỗi, nhưng các phần mềm in ấn mã vạch nên có phần kiểm tra lại số này trước khi in,
nhằm tránh các sai lầm do sai sót dữ liệu.
Ưu điểm
Được sử dụng phổ biến, dễ nhận biết, có thể giải mã nhanh chóng bởi bất kỳ dòng máy
quét mã vạch nào. Có số kiểm tra giúp đảm bảo độ chính xác. Nếu số kiểm tra không
khớp nghĩa là mã vạch này đã bị sai.
Nhược điểm
Bị giới hạn ký tự trong mã hóa nên không có khả năng phát triển mở rộng hơn nữa.
Mã EAN 8
EAN-8 là một loại mã EAN rút gọn, gọi là EAN-8 vì trong chuỗi mã hóa của nó có đúng
8 số, trong đó số cuối cùng cũng là số kiểm tra.
EAN-8 cung cấp một mã vạch có chiều rộng “ngắn” gồm mã quốc gia, số phân định vật
phẩm và một số kiểm tra để sử dụng trên các loại bao bì hàng hóa nhỏ (thuốc lá, kẹo…)
Nếu như giữa mã EAN 13 và UPC – A có sự chuyển đổi tương thích thì EAN 8 không thể
là điều đó, bởi:
Về hình thức, với cùng một mật độ in thì mã vạch do EAN-8 tạo ra dài hơn một chút so
với mã vạch do UPC tạo ra.
Về mặt mã hóa, EAN-8 mã hóa rõ ràng cả tám số còn UPC chỉ mã hóa rõ ràng 6 số.
Chuỗi 8 số của EAN-8 được các tổ chức có thẩm quyền về mã vạch cung cấp trực tiếp.
Điều này có một ưu thế là bất kỳ công ty nào cũng có thể yêu cầu cung cấp bộ mã EAN-8
không phụ thuộc vào mã nhà sản xuất hay mã sản phẩm theo EAN-13.
Mặt khuyết điểm của nó là các chuỗi số EAN-8 phải được lưu trữ trong mỗi cơ sở dữ liệu
như là các mã sản phẩm riêng biệt bởi vì không có một phương thức nào để chuyển chuỗi
số EAN-8 thành chuỗi số EAN-13 tương đương.
EAN-8 được mã hóa bằng cách sử dụng 3 bộ ký tự của EAN-13. EAN-8 cũng có số kiểm
tra được tính theo cùng cách thức như của EAN-13.
Ưu điểm
Được các tổ chức có thẩm quyền về mã vạch cung cấp trực tiếp, không phụ thuộc vào mã
doanh nghiệp, nhà sản xuất hay mã sản phẩm như EAN-13.
Nhược điểm
Phải được lưu trữ trong mỗi cơ sở dữ liệu như là các mã sản phẩm riêng biệt.

Cấu tạo phần mã số của EAN-8 code:

EAN-8 có phần mã số được cấu thành 3 nhóm: Mã quốc gia, mã sản phẩm và cuối cùng
là số kiểm tra. Thứ tự tính là từ trái sang phải.

- Mã quốc gia: Sử dụng 3 chữ số đầu tiên là mã số quốc gia

- Mã sản phẩm: : Và 4 chữ số tiếp theo là mã số mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất.
- Số kiểm tra: Số cuối cùng được làm số kiểm tra. Số này sẽ phụ thuộc vào 7 chữ số đứng
trước.

Kích thước: (Phải coi lại)


Điều 8, Thông tư 05/2016/TT-BTTTT quy định yêu cầu kỹ thuật thể hiện đối với mã vạch
EAN-13 khi tích hợp với mã số ISBN như sau:
 Kích thước tiêu chuẩn của mã vạch có chiều cao 22,85mm, rộng 31,35mm. Nếu
rút ngắn chiều cao phải đảm bảo để máy đọc mã vạch nhận biết được;
 Trường hợp vị trí đặt mã vạch hẹp cả 2 chiều, có thể thu nhỏ nhưng tỷ lệ thu nhỏ
không dưới 80% so với kích thước tiêu chuẩn;
 Trường hợp phóng to mã vạch, phải đảm bảo tỷ lệ phóng không vượt quá 200% so
với kích thước tiêu chuẩn.
Khoảng trống phía trái mã số ISBN (International Standard Book Number) – Mã số
tiêu chuẩn quốc tế cho sách: tối thiểu là 3,63mm, phía phải tối thiểu là 2,31mm.
Màu sắc:
 Mã vạch tiêu chuẩn được in bằng màu đen trên nền trắng. Ngoài ra, có thể in mã
vạch bằng màu xanh thẫm hoặc nâu thẫm. Không in mã vạch bằng các màu vàng,
da cam, đỏ. Mã vạch được in bằng màu đơn; không được in chồng màu; không in
dạng “t’ram”;
 Nền của mã vạch tiêu chuẩn là màu trắng. Ngoài ra, có thể dùng nền màu vàng,
cam, hồng nhạt.
Đăng ký mã EAN tại Việt Nam
Theo điều 4 quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN:
- Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng
dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Sau khi được cấp tiền tố mã doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai báo, cập nhật và
cung cấp thông tin liên quan về tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch vào cơ
sở dữ liệu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (cơ quan chuyên môn về
mã số, mã vạch quốc gia) quản lý tại địa chỉ http://vnpc.gs1.gov.vn, bao gồm tối
thiểu các nội dung sau:
a) GTIN;
b) Tên sản phẩm, nhãn hiệu;
c) Mô tả sản phẩm;
d) Nhóm sản phẩm (các loại sản phẩm có tính chất giống nhau);
đ) Tên doanh nghiệp;
e) Thị trường mục tiêu;
g) Hình ảnh sản phẩm
Thực hiện ghi/in mã số, mã vạch trên bao bì sản phẩm, hàng hóa bảo đảm phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 15426-1 và ISO/IEC 15426-2 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia
tương ứng.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch, nếu tổ chức, cá nhân
có nhu cầu xác nhận chất lượng mã số, mã vạch phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC
15426-1 và ISO/IEC 15426-2 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng thì tổ chức, cá
nhân thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Tổ chức, cá nhân không sử dụng mã số, mã vạch cho các mục đích làm sai lệch thông tin
với thông tin đã đăng ký.
Các loại mã số GS1 gồm:
– mã địa điểm toàn cầu GLN;
– mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
– mã conenơ vận chuyển theo series SSCC;
– mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
– mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
– mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI và một số loại mã đặc thù khác;
Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:
– mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
– mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
– ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…
Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể
thống nhất thành một được.

Cách đọc mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện
nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái
sang phải theo thứ tự sau:
– Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho
Việt Nam;
– Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1
Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;
– Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ
chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;
– Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo
thuật toán xác định của GS1).

You might also like