You are on page 1of 5

BÀI TẬP HÀNG HÓA- NGUYỄN QUỐC VIỆT

Câu 1:
 Khái niệm mã QR Code: QR code hay được gọi là mã vạch hai chiều là loại
barcode gồm một tập hợp các hình vuông đen nhỏ được sắp xếp ngẫu nhiên
tạo thành một hình vuông lớn. Tất cả nằm trên một ô vuông nền trắng khác
 Cấu tạo:

1.Hoa văn định vị (Finder pattern): Các hoa văn định vị nằm ở 3 góc của mã
QR. Mục đích của chúng là biểu thị hướng cho mã, giúp camera có thể xác
định được phạm vi mã cũng như đọc thông tin ngay trong trường hợp mã bị
biến dạng.

2.Thông tin định dạng (Format Information): Các mẫu định dạng có chức năng
sửa lỗi, quyết định mức độ sửa lỗi của mã QR. Để giúp cho việc cân bằng giữa
các ô đen và trắng trên mã, chức năng Mask được thiết lập. Dựa vào 8 loại
nguyên tắc, các thông tin lưu trên mã QR vẫn đảm bảo sự toàn vẹn cũng như
màu sắc của các ô đen trắng để bảo đảm sự cân bằng. Ngoại trừ vùng thông tin
định dạng và hoa văn định vị, các vùng khác của mã QR có thể tự thiết kế
được.

3.Vùng dữ liệu (Data): Chứa những dữ liệu thực tế.


4.Mô-đun (Module): Các ô đen mã QR chứa các đoạn mã nhị phân và mang
giá trị là 1, các ô trắng có giá trị là 0. Tập hợp các ô chính là các thông tin lưu
trữ vào mã QR.
5.Ký hiệu căn chỉnh (Alignment pattern): Giúp định hướng mã QR, có thể giải
mã từ mọi góc độ. Ngay cả khi mã đang ngược hoặc ở một góc khác, máy vẫn
có thể đọc được mã một cách dễ dàng.

6. Mẫu thời gian (Timing pattern): Khi sử dụng mẫu này, máy quét có thể biết
được độ lớn của ma trận dữ liệu.

7. Thông tin phiên bản (Version pattern): Chỉ định phiên bản của mã QR, được
xác định bởi số lượng mô-đun. Hiện tại, có tất cả 40 phiên bản từ 1 đến 40.
Phiên bản 1 gồm 21 mô-đun, mỗi phiên bản tiếp theo sẽ tăng thêm 4 mô-đun
cho đến khi đạt đến phiên bản 40 với tổng số 177 mô-đun. Càng nhiều mô-đun
bên trong mã QR, nó sẽ có nhiều dung lượng lưu trữ hơn. Đối với mục đích
tiếp thị, thường dũng mã QR với phiên bản từ 1 đến 7.

8.Vùng yên tĩnh (Quiet zone): Đây là không gian trống xung quanh mã, cho
phép bộ đọc mã phân biệt mã QR với môi trường xung quanh.

 So sánh mã QR Code với Barcode:


1. Khả năng lưu trữ
– Trước kia, barcode cũng phát triển rất nhiều cho đến khi nó được lên ngôi
nhờ QR code. Tuy nhiên, từ 1D, EAN, Code 39 hoặc 2D đều chỉ có thể lưu trữ
lượng ký tự ít ỏi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mã phổ biến nhất là EAN cũng chỉ
lưu trữ được 20 đến 25 ký tự.
– Với QR code, lượng dữ liệu có thể lưu trữ là thật sự khổng lồ: 7089 dữ liệu
số, 4296 chữ và số và nhiều loại dữ liệu khác nhau. Gấp hàng ngàn lần so với
barcode thế hệ trước.
2. Khả năng xử lý
– Mục đích ban đầu của barcode là để giảm thiểu nhập liệu, sai sót để tiết kiệm
thời gian và công sức. Sử dụng máy quét quang học để quét nhập liệu mã số
mã vạch lên hệ thống. Nhưng bị hạn chế là góc quét phải đúng, hình ảnh phải
rõ và nằm trên mặt phẳng và tốc độ đọc của máy quét quang học vẫn còn
chậm.
– Vì còn được gọi là mã phản hồi nhanh, QR code có thể phản hồi gần như tức
thì khi quét. Điều đặc biệt, QR code còn có thể quét được ở nhiều góc độ khác
nhau, có thể phản hồi ngay cả khi không ở trạng thái tốt nhất như mờ, gấp,
nhăn hay biến dạng…
3. Tiện dụng
– Barcode thông thường chúng có thể hiểu bằng cách nhìn vào dãy số bên
dưới. Nhưng nếu không nhớ quy luật của nó thì chúng ta cũng khó có thể hiểu
được. Chưa kể có những barcode nâng cao dường như chỉ dùng được thiết bị
hoặc phần mềm chuyên dụng mới có thể đọc được như những loại barcode
2D.
– Với các loại QR code, chỉ cần một thao tác đơn giản bằng chiếc điện thoại
thông minh của bạn. Có thể dễ dàng đọc được ý nghĩa của nó mà không cần
phải hiểu biết thêm những quy luật rắc rối như barcode cũng (mã vạch EAN).
4. Bảo mật
– Mã vạch đơn thuần chỉ là sử dụng một ngôn ngữ hình ảnh và số để biểu thị
cho nội dung cần thiết. Chúng rất dễ dàng bị sao chép và thể hiện cho nhiều
sản phẩm cùng lúc mà chúng ta không thể phát hiện ra.
– QR code đã phát triển và có thể sử dụng hệ thống phần mềm quản lý. Mỗi
mã QR là duy nhất và được ghi nhớ khi đã qua sử dụng và những lần quét sau
này điều được cảnh báo đã qua sử dụng. Thông tin mã hóa được thay đổi liên
tục tùy theo thời điểm.
5. Thẩm mỹ
– Thế hệ trước QR code của barcode có hình ảnh dài, ngắn khác nhau. Công
thêm dãy mã số bên dưới khiến cho barcode rất cồng kềnh, chiếm diện tích và
khó trang trí.
– QR code với dạng hình vuông, có thể thu nhỏ phóng to mà vẫn không ảnh
hưởng đến việc quét. Cũng có thể trang trí QR code bằng logo, hình ảnh hoặc
avatar một cách tùy thích…
Câu 2:
-Vai trò :
 Vai trò của mã QR code trong việc phân phối và lưu trữ hàng hoá giúp doanh
nghiệp khắc phục những điểm yếu trong quản lý kho theo cách truyền thống.
Bên cạnh đó, việc sử dụng quản lý kho bằng QR Code cũng giúp cho doanh
nghiệp đc nhiều lợi ích như sau
 Kiểm kho đơn giản với máy quét mã hoặc đầu đọc mã vạch
 Giảm 50% thời gian nhập liệu, giảm 100% các sai sót trong nghiệp vụ quản
lý kho
 Cho phép kiểm soát thông tin hàng hóa theo thời gian thực
 Tiết kiệm thời gian trong định vị khu vực/vị trí của sản phẩm, tiết kiệm
thời gian lấy hàng hóa
 Cho phép quản lý hàng hóa tại nhiều vị trí, định vị sản phẩm chính xác
 Kiểm soát kho nhanh chóng chính xác. Tránh thất thoát, gian lận hàng hóa
 Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tăng hiệu quả vốn lưu động
 Giảm tải công việc nhân viên phụ trách kho
-Ứng dụng của mã QR code trong việc phân phối và lưu trữ hàng hoá:
+ Quản lý hàng tồn kho
+ Theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển
+ Để giúp quá trình phân phối, giao hàng dễ dàng hơn
+ Để lưu trữ chi tiết sản phẩm hoặc lô hàng
VD:
Khi doanh nghiệp nhập một lô sản phẩm mới về kho; lô sản phẩm có thông
số và dữ liệu, ví dụ: tên sản phẩm; mã sản phẩm; ngày sản xuất; lô sản xuất;
số lượng hàng nhập Phần mềm quản lý kho mà doanh nghiệp đang sử dụng
sẽ mã hóa thông tin trên dưới dạng mã QR Code. Nhà sản xuất chỉ việc in
hình có chứa mã QR để dân lên sản phẩm; mã QR này đã chứa đựng đầy đủ
thông tin về sản phẩm.
Khi kiểm tra, vận chuyển hàng hóa trong khi; nhân viên quản lý kho chỉ cần
quét mã QR Code được dần lên từng sản phẩm sẽ biết được thông tin; số
lượng nhập/xuất. Khi hàng hóa được xuất kho, mã QR sẽ tự động điền đầy
đủ thông tin sản phẩm vào hóa đơn chỉ với một lượt quét mã.
Khi đếm số lượng nhà tồn kho; nhân viên quản lý kho chỉ cần quét mã QR
sản phẩm trên thiết bị quét mã hoặc điện thoại thông minh; thông tin sản
phẩm sẽ được hiện thị ngay lập tức; kể cả số lượng hàng hóa còn tồn đọng
trong kho; từ đó việc quản lý kho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đơn giản
hơn và ít gặp rủi ro hơn.

You might also like