You are on page 1of 22

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN NHÓM


ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MÃ VẠCH

Giảng viên hướng dẫn : GV. Phạm Văn Hưng


Sinh viên thực hiện : Nhóm 2
Lớp : KT2301B
Khoa : Kinh tế vận tải

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2024


A. MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………..…………………………………………………....…...…….………2
1. MÃ VẠCH TRUYỀN THỐNG (BARCODE)……………………………………………3
1.1. Khái niệm …..………..………………….……………………………………….3
1.2. Lịch sử hình thành...………………………………………… …………………..4
1.3. Phân loại và các loại Barcode phổ biến…………………………………………..4
1.3.1. Barcode tuyến tính…….......................…………………………………4
1.3.2. Barcode ma trận ………………………………………………………..5
1.3.3. Các loại Barcode phổ biến…………...…………………………………5
1.4. Ứng dụng của Barcode trong đời sống…………………………………………...6
2. MÃ QR (QR CODE)………………………………………………………………………7
2.1. Khái niệm….……………………………………………………………………..7
2.2. Lịch sử hình thành………………………………………………………………..8
2.3. Cấu trúc…………………………………………………………………………..9
3. SO SÁNH MÃ VẠCH TRUYỀN THỐNG (BARCODE) VÀ MÃ QR…………………10
4. ỨNG DỤNG CỦA MÃ QR………………………………………………………………12
4.1. Ứng dụng của mã QR trong cuộc sống………………………………………….12
4.2. Ứng dụng của mã QR trong quản lý và phân phối hàng hóa……………………15
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….19
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………...20

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là
vấn đề nổi bật trong thời điểm hiện nay. Để có thể tự do hóa mối quan hệ buôn bán ngoại
thương trong cơ chế hội nhập, phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và
đang từng bước thâm nhập vào nền kinh tế các nước, bằng chứng là chúng ta đã có ngày
càng nhiều hàng hoá xuất khẩu đi các nước trên thế giới với những chủng loại hàng hóa vô
cùng phong phú, đa dạng, số lượng ngày một gia tăng.

Để phục vụ cho những nhu cầu thực tế, hàng hoá mua bán ngoại thương được vận
chuyển từ người bán đến tay người mua,... đã dần dần làm cho ngành vận tải hàng hoá nói
chung và vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng đang dần chiếm lĩnh một vai trò rất quan
trọng, chủ yếu trong quá trình phát triển chung của cả nước.

Và việc vận dụng nghiên cứu tìm hiểu những ưu thế của lọai hình này trong điều kiện
đất nước hiện nay là một yêu cầu khách quan. Mã vạch hàng hóa - những dãy kẻ sọc đen
trắng đan xen tưởng chừng đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi
ngành nghề, lĩnh vực hiện nay. Nó không chỉ là công cụ hỗ trợ quản lý hàng hóa hiệu quả
mà còn chứa nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bài tiểu luận này
sẽ tìm hiểu về các loại mã vạch, cách kiểm tra và ứng dụng trong quản lý kho hàng.

2
B. NỘI DUNG

1. Mã vạch truyền thống (Barcode)


1.1. Khái niệm

Mã vạch trên bao bì hàng hóa được tạo thành bởi một nhóm các đường song song đen
trắng, có kèm theo số và có khoảng cách rộng hẹp không bằng nhau hợp thành. Nó là loại
ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt lợi dụng thiết bị quét điện nhập số liệu vào máy tính. Nói một
cách đơn giản hơn thì mã vạch chính là sự thể hiện thông tin dưới hình dạng có thể thấy
được từ mắt thường trên bề mặt sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc hiểu được. [1]

Sau khi kỹ thuật mã vạch ra đời vào năm 1949, nó đã được ứng dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực ngân hàng, điện tín, thư viện, lưu kho, và tự động hóa sản xuất công nghiệp.

Đầu thập kỷ 70, Mỹ đưa kỹ thuật mã vạch ứng dụng vào bán lẻ thực phẩm và hàng
tạp hóa. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đều sử dụng mã vạch trên bao bì hàng hóa, chỉ
cần đưa mã vạch vào máy quét điện, máy tính sẽ tự động nhận biết những thông tin của mã
vạch, xác định tên sản phẩm, chủng loại sản phẩm, số lượng, ngày tháng sản xuất , nhà máy
chế tạo, nơi sản xuất, … Đồng thời tìm ra đơn giá trong kho số liệu, dựa vào chúng tiến hành
thanh toán tiền hàng, làm phiếu thanh toán hàng mua, điều này đã nâng cao hiệu suất và tính
chính xác của việc kết toán, cũng như tiện lợi cho khách hàng.

3
https://cdn.tgdd.vn//GameApp/-1//barcode-la-gi-ung-dung-cong-nghe-ma-vach-trong-doi-
song-1-800x450.jpg

1.2. Lịch sử hình thành

Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver.
Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, họ đã phát triển ý tưởng
này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn là làm
sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là
sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử
dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản
lý sáng chế Mỹ 2,612,994 ngày 20 tháng 10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and
Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được
phát hành ngày 7 tháng 10 năm 1952.

1.3. Phân loại và các loại Barcode phổ biến


1.3.1. Barcode tuyến tính

Barcode tuyến tính hay còn được gọi với một cái tên khác là Barcode 1 chiều
(1D). Mã vạch này được nhận biết khá đơn giản bởi chúng có hình dạng là các đường
thẳng song song và độ rộng chênh lệch với nhau. Mã vạch này được sử dụng rộng rãi
nhất là loại EAN-UCC - đây là một loại mã vạch được sử dụng phổ biến được in trên
các sản phẩm trên toàn thế giới.
Hình 1: Barcode tuyến tính

4
https://cdn.tgdd.vn//GameApp/-1//barcode-la-gi-ung-dung-cong-nghe-ma-vach-trong-doi-
song-7-800x450.jpg

1.3.2. Barcode ma trận

Barcode ma trận hay còn được gọi là Barcode 2 chiều. Barcode ma trận có ưu điểm là
lưu trữ được nhiều thông tin hơn. Mã vạch này được phổ biến và tiêu biểu kể đến là QR
code.

Hình 2: Barcode ma trận

5
https://cdn.tgdd.vn//GameApp/-1//barcode-la-gi-ung-dung-cong-nghe-ma-vach-trong-doi-
song-8-800x450.jpg

1.3.3. Các loại Barcode phổ biến

Trên thế giới có 2 loại mã vạch trên bao bì thông dụng:

 Một loại do Ủy ban mã vạch thống nhất do Mỹ và Canada tổ chức soạn (Universal
Code Council – UCC), ký hiệu nhận biết hàng hóa mà nó sử dụng là UPC (Universal
Product Code).
 Một loại do Hiệp hội mã hàng hóa Châu Âu thành lập, biên soạn; ký hiệu nhận biết
hàng hóa mà nó sử dụng là EAN.

1.4. Ứng dụng của Barcode trong đời sống


a. Phân loại hàng hóa – quản lý kho

Barcode được dùng để phân loại hàng hóa và quản lý kho vô cùng tiện lợi, bởi hàng
hóa khi được dán tem mã vạch hỗ trợ rất lớn cho con người trong quá trình nhập và xuất
hàng hóa. Đồng thời sử dụng mã vạch để kiểm soát hàng hóa còn tồn đọng trong kho và lúc
này con người có thể đưa ra những quyết định về nhập, xuất hàng một cách hợp lý nhằm
giảm chi phí tồn kho hữu ích.

Hình 3: Phân loại hàng hóa

6
https://cdn.tgdd.vn//GameApp/-1//barcode-la-gi-ung-dung-cong-nghe-ma-vach-trong-doi-
song-3-800x450.jpg
b. Phân biệt hàng thật – hàng giả
Barcode có chuỗi số định danh giúp cho con người hoàn toàn có thể kiểm tra nhanh
chóng nguồn gốc của sản phẩm. Từ đó, có thể nhận diện hàng hóa được nhập về có phải là
hàng thật hay không. Đồng thời, với sự xuất hiện của Barcode cũng giúp cho con người
kiểm tra hàng hóa được nhanh chóng và đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
c. Thanh toán giao dịch
Hiện nay, những siêu thị, cửa hàng tiện lợi hầu như đều trang bị cho mình máy đọc
mã vạch để tiết kiệm thời gian thanh toán sản phẩm cho khách hàng. Đồng thời, mỗi một sản
phẩm bán đi cũng được hệ thống quản lý bán hàng kiểm soát và đối chiếu được. Điều này
giúp cho các công ty, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của việc quản trị và tiết kiệm chi phí
hoạt động, công tác trong quá trình kinh doanh.
Hình 4: Thanh toán giao dịch qua mã vạch

https://cdn.tgdd.vn//GameApp/-1//barcode-la-gi-ung-dung-cong-nghe-ma-vach-trong-doi-
song-5-800x450.jpg

7
2. Mã QR (QR code)

2.1. Khái niệm

Mã QR, viết tắt của Quick response (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh") là dạng mã vạch
có thể đọc được bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức
năng chụp ảnh kèm với ứng dụng chuyên biệt để quét mã. [2]

Hình 5: Mã QR

https:// cdn.tgdd.vn/hoi-
dap/1309185/ma-qr-code-la-gi-dung-de-lam-gi-cach-tao-ma-qr-nhanh-chong%20(1).jpg

QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch
hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép quét mã, vô cùng tiện lợi cho người dùng.

2.2. Lịch sử hình thành

Mã QR (mã phản hồi nhanh) là một mã vạch ma trận (hay mã vạch hai chiều) được
phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ
"Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh hay xử lí nhanh, vì người tạo
ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao.

Ông Masahiro Hara (64 tuổi) là kỹ sư tại Denso Wave Inc., nhà sản xuất thiết bị công
nghiệp thuộc Tập đoàn Toyota. Về việc tạo mã, ông ấy nói: “Ban đầu tôi làm chúng để theo
dõi các bộ phận ô tô tại các nhà máy.”

Đó là năm 1992 khi Hara, khi đó đang ở bộ phận nghiên cứu và phát triển mã vạch
của Denso Wave, công ty mẹ Denso Corp., bắt đầu phát triển mã QR. Sau một số thử

8
nghiệm và sai sót, mã QR của Hara đã ra đời. Nếu bạn nhìn kỹ vào một hình, bạn có thể thấy
các hình vuông nhỏ hơn màu đen ở ba góc của hình vuông. Chúng được gọi là mẫu phát hiện
vị trí, dành riêng cho mã QR. Ý tưởng đến với Hara khi anh nhìn qua cửa tàu điện và thấy
một tòa nhà có các cửa sổ không khớp nhau ở các tầng trên của nó.

Nhờ mô hình phát hiện vị trí, máy quét nhanh chóng nhận ra mã QR và đọc thông tin
có bên trong. Đây là điểm hấp dẫn lớn của mã QR và cũng là một phần trong tên gọi của nó:
“QR” là viết tắt của “phản hồi nhanh” (quick response).

2.3. Cấu trúc của mã QR

Cấu trúc của mã QR bao gồm:


 Cell (1): Mã QR code sẽ chứa nhiều ô trắng đen. Các ô màu đen trắng sẽ chứa những
đoạn mã nhị phân, mang giá trị lần lượt là 0 và 1. Các tập hợp này chính là các thông tin
được lưu trữ vào mã QR code.
 Hoa văn (2): Ở vị trí 4 gốc của mã QR chúng ta sẽ nhận thất được các ô vuông gọi là
hoa văn định vị. Nhờ vào các hoa văn, camera sẻ định vị được phạm vi mã QR cũng như đọc
được các thông tin có trên mã dù cho nó có bị biến dạng. Thêm vào đó, các ô hình vuông
cũng sẽ giúp ngăn cách các ký tự và hình vẽ xung quanh nó.
Hình 6: Cấu trúc mã QR

https://mona.media/wp-content/uploads/2021/12/cau-tao-ma-qr-code.jpg
 Timing pattern (3): Để xác định được tọa độ của mã QR code các kỹ sư đã sáng tạo
các
ô đen trắng được sắp xếp xen kẽ với nhau.
9
 Alignment pattern (4): Nằm ngay vị trí bên phải của mã QR code sẽ có một hình
vuông
nhỏ nằm bên trong. Hoa văn này có nhiệm vụ giúp điều chỉnh lại các chênh lệch phát sinh
nếu bạn quét QR code bị lệch
 Thông tin Format (5): Xung quanh các hoa văn là vị trí chứa thông tin Format, nó sẽ
giúp chúng ta quyết định được mức độ sửa chữa các lỗi của mã QR code.

3. So sánh mã vạch truyền thống (Barcode) và mã QR.

Tiêu chí Mã QR (QR Code) Mã vạch (Barcode)


Khái niệm Mã QR (Quick Response code - Mã Mã vạch (hay mã vạch 1D) là
phản hồi nhanh) hay còn gọi là mã hình thức mã hóa dữ liệu trong
vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng hình dạng dải đường sọc và
mã vạch hai chiều (2D) có thể được khoảng trống song song. Mã
đọc bởi một máy đọc mã vạch, điện vạch được đọc bằng máy quét
thoại có chức năng chụp ảnh hoặc ứng mã vạch hoặc máy đọc mã vạch
dụng chuyên biệt để quét mã QR. để trích xuất thông tin.
Bố cục Các chấm vuông trên ô vuông xen kẽ. Các đường thẳng sắp xếp dọc và
song song với nhau.
Có thêm dãy số bên dưới tùy
trường hợp.
Hình ảnh

Khả năng Chứa tối đa 4269 ký tự chữ và số, hoặc Chứa 8 - 30 ký tự mã hóa ở định
dự trữ dữ 7089 ký tự số, lưu trữ dữ liệu chi tiết dạng số hoặc chữ, lưu trữ dữ liệu
liệu về sản phẩm, đường dẫn tới các đường về mã số sản phẩm, giá sản

10
link hoặc hình ảnh. phẩm, khu vực sản xuất.
Tốc độ xử Quét dễ dàng và nhanh chóng ở mọi Tốc độ đọc khá chậm, mã vạch
lý góc độ theo cả chiều dọc và chiều phải đảm bảo rõ nét và góc quét
ngang, tốc độ phản hồi gần như tức thì. phải được căn chuẩn theo chiều
ngang.
Tính bảo Cao, mỗi QR code được làm ra đều là Thấp, chỉ gồm hình ảnh đường
mật duy nhất và không thể sử dụng cho đối sọc và con số nên dễ bị làm nhái,
tượng khác, ngoài ra thông tin mã hóa sao chép.
cho mã QR có thể thay đổi theo thời
gian.
Độ bền và Mã hóa dữ liệu 2 chiều, có thể tự sửa Truy xuất dữ liệu 1 chiều, nếu có
khả năng lỗi và khôi phục dữ liệu nếu có lỗi bề hỏng hóc, rách hay xước mờ thì
khôi phục mặt, ngoài ra khi bị xước nhẹ vẫn có không thể sử dụng tiếp và không
dữ liệu thể quét, biên độ sai số tối đa chỉ 30% thể khôi phục dữ liệu.
Thiết bị Quét dễ dàng với điện thoại thông Sử dụng máy quét quang học và
quét minh và mọi thiết bị điện tử có camera. các thiết bị chuyên dụng.
Tính ứng - Lưu trữ thông tin chi tiết về nguồn - Kiểm soát lưu thông hàng hóa.
dụng gốc hàng hóa. Quản lý số lượng sản phẩm còn
- Trở thành tem truy xuất nguồn gốc, tồn kho.
chống hàng giả, hàng nhái. - Kiểm tra vị trí của sản phẩm
- Lưu trữ thông tin chi tiết về cá nhân, trong kho, cửa hàng
đối tượng. - Làm vé máy bay, tàu, xe... (chì
- Truy cập các website 1 cách nhanh dành cho dạng barcode 2D).
chóng. - Xác thực nguồn gốc của sản
- Cổng đăng nhập trực tuyến tiện lợi. phẩm, kiểm tra hàng thật/giả.
- Hỗ trợ thanh toán giao dịch nhanh
chóng.
 Mã QR nổi bật hơn mã vạch vì:
 Dung lượng lưu trữ thông tin: Cũng giống như mã vạch mã QR lưu trữ thông

11
tin. Nhưng nó không lưu trữ thông tin hạn chế như mã vạch, mà có thể lưu trữ được nhiều
thông tin trong mã QR. Mã QR có thể lưu trữ đến 4296 ký tự, trong khi mã vạch chỉ lưu trữ
được vài chục ký tự. Bên cạnh chỉ số hoặc mã seri, nó còn cho phép bạn lưu trữ văn bản, liên
kết trang web và nội dung đa phương tiện (chẳng hạn như hình ảnh và video).
 Khả năng chống hư hại: Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa phải chịu nhiều
mài mòn hoặc thậm chí là bụi bẩn. Và điều đó thường làm hỏng các nhãn mã vạch được dán
trên chúng. Thế nhưng mã QR có thể chịu đến 30% hư hại mà vẫn có thể quét hoàn hảo, mã
QR có thuộc tính sửa lỗi. Nó có thêm các hàng và cột và dữ liệu vào mã QR để có thể quét
được ngay cả sau khi bị hỏng.
 Kích thước nhỏ hơn: Là một công ty vận chuyển hoặc hậy cần, vận chuyển
nhiều loại hàng hóa, có thể bao gồm từ các thùng chứa lớn đến các vi mạch nhỏ. Như vậy,
làm thế nào để theo dõi những hàng hóa nhỏ bé như thế. Mã QR nó có thể hiển thị trong một
khuôn khổ nhất định, nhưng vẫn lưu trữ nhiều thông tin hơn mã vạch. Như vậy, mã QR có
thể sử dụng hiệu quả cho cả sản phẩm lớn và nhỏ như nhau.
 Thân thiện với người dùng

4. Ứng dụng của mã QR

4.1. Ứng dụng của mã QR trong cuộc sống [3]

 Thanh toán bằng mã QR: Thanh toán bằng mã QR trên điện thoại di động đang ngày
càng trở nên phổ biến với người dùng. Các nhà bán lẻ hay thậm chí là các quán ăn lề đường
hiện nay đều trang bị phương thức thanh toán QR, thuận tiện cho người dùng thanh toán.
Không cần dùng tiền mặt. Không cần thẻ. Chỉ cần cần quét mã QR bằng camera trên di động
và nhập số tiền cần thanh toán, sau một tiếng “bíp” giao dịch được hoàn tất. Hệ thống sẽ tự
động trừ số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn bằng đúng số tiền cần thanh toán cho
nhân viên thu ngân. Quá
trình giao dịch này được
gọi là thanh toán bằng
QR Code.

12
Hình 7: Thanh toán bằng QR

https://www.sapo.vn/blog/thanh-toan-qr-code-la-gi
 Sử dụng mã QR làm vé điện tử: Mã QR hiện đang ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong lĩnh vực bán vé điện tử. Vé xem phim,
phiếu giảm giá điện tử, thẻ thành viên điện tử,
vv mang lại vô số tiện ích cho cuộc sống hàng
ngày của mọi người. Thậm chí trong lĩnh vực
đường sắt, hàng không,.. , đều đã áp dụng mã
QR vào làm vé điện tử, khách hàng không
phải mang vé giấy nữa, thay vào đó là quét mã
QR để soát vé. Hình 8: mã QR làm vé

máy bay

https://vj-prod-website-cms.s3.ap-southeast-
1.amazonaws.com/
cachkiemtramadatchomaybay1-
1663007677137.png

 Kiểm tra thông tin sản phẩm: Với việc mã QR có thể chứa tới hơn 4000 kí tự ,các nhà
sản xuất có thể gắn mã QR trên sản phẩm để cho phép người tiêu dùng quét mã để truy cập
thông tin chi tiết về sản phẩm, như nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn sử dụng và đánh giá
từ người dùng khác.

13
Hình 9: Quét mã kiểm tra sản phẩm

https://xacthuc.vn/files/qr_code_truy_xuat_thong_tin_san_pham_a890.jpg
 Trao đổi thông tin liên lạc nhanh chóng: QR Code cũng có thể được sử dụng để trao
đổi các thông tin và phương thức liên lạc. Bạn chỉ cần quét mã và xem giới thiệu về một
doanh nghiệp hoặc số điện thoại hay địa chỉ của một người nào đó. Chẳng hạn như bạn hoàn
toàn có thể tìm kiếm bạn bè trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo,... một cách nhanh
chóng thông qua mã QR mà các nhà phát triển nền tảng đó cung cấp cho bạn.
Hình 10: Trao đổi thông tin bằng QR
https://pageloot.com/wp-content/uploads/
images/guides/ht-10-qr-code-for-contact-info/
gallery/share-contact-information-with-qr-
code.jpg

 Tính thẩm mỹ: Nếu so về kích thước thì QR Code chiếm ít không gian hơn rất nhiều
so
với mã vạch truyền thống. Nếu in trên sản phẩm hoặc danh thiếp thì sẽ nhỏ gọn và tăng tính
thẩm mỹ hơn.
Hình 11: Mã vạch truyền thống và mã QR

14
 Sử dụng mã QR trong tiếp thị: Rất lâu trước khi các phương tiện truyền thông kỹ
thuật số và truyền hình thống trị ngành quảng cáo, quảng cáo trên giấy là phương tiện tiếp
cận của các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo. Nhưng bằng cách sử dụng mã QR tiếp thị, bạn có
thể tận dụng các quảng cáo trên phương tiện in ấn của mình, chẳng hạn như tài liệu quảng
cáo, tờ rơi, bảng quảng cáo, tạp chí và các quảng cáo khác bằng cách in mã QR trên bề mặt
của nó.

Hình 12: Hỗ trợ quảng cáo bằng


mã QR

https://bizweb.dktcdn.net/100/241/300/files/qrvvv.jpg?v=1543621384609
4.2. Ứng dụng của mã QR trong quản lý và phân phối hàng hóa

 Tăng hiệu quả quản lý:


 Theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Mã QR Code có thể chứa thông tin chi
tiết
về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần,
v.v. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm
bảo chất lượng sản phẩm và truy xuất trách nhiệm khi cần thiết.
 Quản lý kho hàng hiệu quả: Mã QR Code được gắn trên mỗi sản phẩm giúp việc
kiểm
kê hàng hóa nhanh chóng và chính xác hơn. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi số lượng
hàng hóa trong kho, tình trạng tồn kho, hạn sử dụng, v.v.
 Giảm thiểu sai sót: Việc sử dụng mã QR Code giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình

15
nhập xuất kho, kiểm kê hàng hóa, v.v.
 Tiết kiệm chi phí và thời gian
 Giảm chi phí nhân công: Việc sử dụng mã QR Code giúp tự động hóa một số công
việc
như nhập xuất kho, kiểm kê hàng hóa, v.v.
 Tiết kiệm thời gian: Nhân viên sẽ không cần mất nhiều thời gian để định vị được vị trí
của hàng hóa trong kho
 Giảm chi phí quản lý kho: Việc quản lý kho hàng hiệu quả bằng mã QR Code giúp
doanh nghiệp giảm thiểu chi phí lưu kho, hao hụt hàng hóa, v.v.
 Tăng cường khả năng tương tác với khách hàng:
 Cung cấp thông tin sản phẩm: Khách hàng có thể quét mã QR Code để truy cập
thông
tin chi tiết về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng,
thành phần, v.v.
 Xác minh sản phẩm chính hãng: Mã QR Code giúp khách hàng xác minh sản phẩm
chính hãng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
 Chương trình khuyến mãi và quảng cáo: Mã QR có thể được sử dụng trong các chiến
lược khuyến mãi và quảng cáo bằng cách liên kết với các ưu đãi đặc biệt, thông tin sản phẩm
mới, hoặc nội dung tương tác khác để kích thích người tiêu dùng tham gia.
 Bảo mật thông tin: Mã QR có thể được sử dụng để mã hóa và bảo vệ thông tin
quan trọng như mã vạch sản phẩm, mã số đơn hàng, hoặc thông tin thanh toán. Điều này
giúp ngăn chặn việc sao chép hoặc làm giả thông tin và tăng cường bảo mật.
Một số ví dụ về ứng dụng của mã QR trong quản lý và phân phối hàng hóa
- In mã QR Code trên bao bì sản phẩm: Doanh nghiệp có thể in mã QR Code trên bao
bì sản phẩm để cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm cho khách hàng.Sử dụng mã QR
Code để quản lý kho hàng: Doanh nghiệp có thể sử dụng mã QR Code để gắn trên mỗi sản
phẩm trong kho. Khi nhập xuất kho, nhân viên chỉ cần quét mã QR Code để cập nhật thông
tin vào hệ thống quản lý kho.
Hình 13: Mã QR in trên quả dừa

16
https://cdnmedia.baotintuc.vn/2017/09/15/01/04/img2141w.jpg
- Sử dụng mã QR Code để theo dõi lô hàng: Doanh nghiệp có thể sử dụng mã QR code
để theo dõi lô hàng trong quá trình vận chuyển. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cập nhật vị trí
lô hàng và đảm bảo giao hàng đúng thời hạn. Đây thường là lý do mà nhiều doanh nghiệp sử
dụng mã QR. Với quản lý kho bằng QR code, bạn có thể theo dõi hàng hóa trong kho, vị trí
của hàng hóa (khu vực / thành phố / quốc gia). Bạn sẽ có thông tin chi tiết nhất ngay lập tức,
ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào mà không cần chờ đợi gì cả. Từ đó tránh được những sai sót
trong công việc hoặc tạo sự minh bạch hơn trong công việc nhờ hệ thống quản lý kho.
Hình 15: Báo cáo bằng mã QR

17
http://vzsoft.net/img/barcode/QR-Code.png
- Khả năng hoạt động của mã QR ở mọi nơi:
+ Khi thực hiện các hoạt động quản lý hàng tồn kho, chẳng hạn như trong các kho hàng lớn.
Kết nối vật lý của máy quét mã vạch với máy tính sẽ tương đối khó khăn và rắc rối. Điều
này sẽ làm gián đoạn công việc của nhân viên, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
+ Mặt khác, quản lý kho bằng QR code có thể dễ dàng truy cập thông qua điện thoại di động
và có thể được sử dụng ở bất kỳ khu vực nào. Hơn nữa, sử dụng điện thoại di động có mã
QR, bạn có thể theo dõi tình trạng hàng tồn kho bất cứ lúc nào và ở đâu.

Hình 14
https://
moit.gov.vn/
upload/
2005517/fck/files/ha-noi-yeu-cau-test-ma-qr-tai-toan-bo-cac-diem-ban-hang_c31e6.jpg
- Doanh nghiệp chủ động trong sản xuất:
+ Khi việc quản lý kho tự động và “realtime” thì sẽ luôn có cảnh báo khi các sản phẩm trong
kho sắp hết. Nếu doanh nghiệp tích hợp với bộ phận sản xuất, nhà cung cấp để chuẩn bị
nguyên liệu cần thiết cho kế hoạch sản xuất.
+ Khi quản lý kho bằng QR code, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được rõ tình trạng hàng
hóa ở trong kho. Qua đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất để tránh gây ra
tình trạng hàng tồn hoặc thiếu hàng hóa.
- Tự động tạo phiếu nhập/xuất kho: Khi quét mã QR Code được in trên sản phẩm, ngay
sau đó số lượng nhập/xuất kho sẽ được tích vào máy và gửi về phần mềm tự động lập phiếu
nhập/xuất kho. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ bớt phần nào việc sai sót.
- Báo cáo doanh thu: Quản lý kho bằng QR Code còn giúp doanh nghiệp nắm rõ được
mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào đem lại doanh thu cao/thấp,...

18
19
KẾT LUẬN

Với các doanh nghiệp sản xuất có hệ thống kho hàng với nhiều mã sản phẩm thì việc
quản lý là vô cùng khó khăn với rất nhiều thông tin như: mã hóa sản phẩm, tên sản phẩm, lô
sản xuất, quy trình sản xuất, số lượng sản phẩm/ lô, ngày sản xuất. Khi các doanh nghiệp sử
dụng việc quản lý kho bằng QR Code thì các thông tin này sẽ được tự động mã hóa, người
sản xuất sẽ in ra để dán lên sản phẩm khi xuất kho. Và đương nhiên mã QR code đó đã bao
hàm tất cả thông tin về sản phẩm.

Như vậy, khi xuất kho hoặc nhập kho hàng hóa, nhân viên chỉ cần quét mã QR bằng
các thiết bị chuyên dụng thì mọi thông tin sẽ được hiển thị. Đồng thời hệ thống cũng sẽ ghi
nhận và tự động tạo phiếu xuất, nhập kho, với tất cả các thông tin về sản phẩm. Như vậy,
mọi công việc và quy trình sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Việc quản lý này không chỉ được áp dụng khi xuất hoặc nhập kho mà trong công tác
kiểm kho cũng phát huy hiệu quả.

Quản lý kho bằng QR code là phương pháp quản lý kho hàng thông minh, hiện đại
giúp doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu trong quản lý kho theo cách truyền thống.
Bên cạnh đó, việc sử dụng quản lý kho bằng QR Code cũng giúp cho doanh nghiệp có thể
tiết kiệm chi phí, thời gian, cũng như nhân sự cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo hiệu
quả quản lý kho đạt như mong đợi.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Mã vạch, https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3%_v%E1%BA%A1ch

[2]. Mã QR, https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3%20QR%20

[3]. Ứng dụng của mã QR, https://thegioiinan.com/faq/412/ung-dung-cua-qr-code-trong-


doanh-nghiep-va-trong-cuoc-song.html

21

You might also like