You are on page 1of 7

Bài tập nhóm

Môn : Thương mại điện tử


Thành viên nhóm
Hoàng Vũ Thùy Linh

Đoàn Thị Minh Phương

Trần Hoài Khả Uyên

Nguyễn Lê Vân Khánh

Trần Ngọc Trinh

Bài tập nhóm :


• Tìm hiểu công nghệ mã vạch và công nghệ RFID.
• Sự khác nhau giữ hai công nghệ .
CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH VÀ CÔNG NGHỆ
RFID LÀ GÌ ?
• Công nghệ mã vạch ( Barcode) Đây là một công nghệ dùng để nhận dạng và thu
thập dữ liệu, dựa vào một mã số hoặc chữ số cho một đối tượng nào đó.
Hay định nghĩa một cách dễ hiểu nhất là mã vạch chính là sự thể hiện thông tin
dưới dạng nhìn thấy được trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà con người
chúng ta có thể nhìn thấy và máy móc có thể đọc được.

• RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng
sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ
thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối
tượng.
Phân loại và tác dụng của Barcode
Hiện nay thì mã vạch chia làm 2 loại :
• Một là mã vạch tuyến tính hay còn biết đến là mã vạch 1 chiều (1D)
Cách để nhận biết mã vạch tuyến tính này là, mã vạch này là các đường thẳng
song song với nhau và có độ rộng chênh lệch với nhau.
Tiêu biểu và được sử dụng rộng rãi nhất mã vạch tuyến tính đó chính là loại
EAN-UCC. Đây là loại mã được sử dụng phổ biến in trên các sản phẩm trên thế
giới.
• Hai là mã vạch ma trận
Barcode ma trận hay còn được gọi là Barcode 2 chiều. Barcode ma trận có ưu
điểm là lưu trữ được nhiều thông tin hơn. Mã vạch này được phổ biến và tiêu
biểu kể đến là QR code.
Phân loại và tác dụng của Barcode
Công dụng của barcode :
1. Phân loại hàng hóa - quản lý kho
Barcode được dùng để phân loại hàng hóa và quản lý kho vô cùng tiện lợi, bởi hàng hóa khi
được dán tem mã vạch hỗ trợ rất lớn cho con người trong quá trình nhập và xuất hàng hóa.
Đồng thời sử dụng mã vạch để kiểm soát hàng hóa còn tồn đọng trong kho .
2. Phân biệt hàng thật - hàng giả
Barcode có chuỗi số định danh giúp cho con người hoàn toàn có thể kiểm tra nhanh chóng
nguồn gốc của sản phẩm. Từ đó, có thể nhận diện hàng hóa được nhập về có phải là hàng
thật hay không. Đồng thời, với sự xuất hiện của Barcode cũng giúp cho con người kiểm tra
hàng hóa được nhanh chóng và đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
3. Thanh toán giao dịch
Hiện nay, những siêu thị, cửa hàng tiện lợi hầu như đều trang bị cho mình máy đọc mã vạch
để tiết kiệm thời gian thanh toán sản phẩm cho khách hàng. Đồng thời, mỗi một sản phẩm
bán đi cũng được hệ thống quản lý bán hàng kiểm soát và đối chiếu được. Điều này giúp cho
các công ty, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của việc quản trị và tiết kiệm chi phí hoạt
động, công tác trong quá trình kinh doanh.
Ứng dụng của công nghệ RFID
• Công nghệ RFID được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý và tồn trữ hàng hóa.
• Ngoài ra còn có thể sử dụng thẻ RFID cấy vào vật nuôi để nhận dạng nguồn gốc và theo dõi vật nuôi tránh thất lạc và bị đánh cắp.
Trong thư viện, các thẻ RFID được gắn với các cuốn sách giúp giảm thời gian tìm kiếm và kiểm kê, chống được tình trạng ăn trộm
sách. Một số lĩnh vực có khả năng sử dụng một số lượng lớn các thẻ RFID như thẻ thông minh, chứng minh nhân dân, hộ chiếu điện
tử, hàng hóa trong siêu thị, quản lý hành lý trong hàng không, hệ thống giao thông công cộng, các ngành may mặc, giày dép…
Phát triển công nghệ RFID qua sáng chế
• Năm 1969, sáng chế đầu tiên liên quan tới công nghệ RFID được Mario Cardullo đăng ký ở Mỹ. Mỹ cũng là quốc gia chiếm đa số các sáng
chế về RFID. Thống kê từ năm 1976-2008, số sáng chế RFID ở Mỹ là 2.822 .sáng chế, kế đến là Nhật: 244.sáng chế,...
Sự khác nhau giữa hai công nghệ
• 1. Nếu mã vạch sử dụng một cảm biến và ánh sáng laser để đọc dữ liệu trên thẻ thì RFID sử dụng sóng vô tuyến, không cần
đường nhìn, để lấy dữ liệu
• 2. Mã vạch sẽ tốn thời gian và khó quét hơn RFID vì người dùng chỉ có thể kiểm tra từng mã vạch một với trong khi RFID có
thể xử lý hàng chục thẻ trong một giây
• 3. So với mức độ bảo mật, mã vạch thực sự đơn giản và có thể dễ dàng sao chép hoặc giả mạo trong khi RFID là duy nhất và
khó có thể sao chép với công nghệ hiện nay.
• 4. Độ bền của thẻ RFID cao hơn mã vạch (barcode), do các mạch chịp của RFID được thiết kế bao bọc bởi một lớp vật liệu
bên ngoài, còn barcode thì phải dán trực tiếp trên bề mặt sản phẩm do đó dễ bị xước, nhèo hoặc rách.
• 5. Mã vạch rất rẻ, trong khi các thẻ RFID thì giá thành cao hơn.
• 7. Lượng dữ liệu và thông tin trong thẻ RFID được lập trình đầy đủ và nhiều hơn Barcode, ví dụ: thông tin bảo trì sản phẩm,
lịch sử vận chuyển và ngày hết hạn…
• 8. Nếu như Barcode là một công nghệ phổ biến xuất hiện hầu hết ở các đại lý và cửa hàng bán lẻ, RFID được đưa vào đa số
lĩnh vực liên quan đến quản lý tự động như là: Quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa vào ra nhà kho, quản lý xe cộ qua trạm thu
phí…

You might also like