You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ


------o0o------

ĐỀ TÀI

MÃ SỐ MÃ VẠCH VÀ ỨNG DỤNG TRONG TRUY


XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM

GVGD: TS. Lê Thanh Long


SVTH: Đoàn Thị Thuỷ Tiên
Mạnh Thị Lan Trinh
Triệu Thị Yêu
Lý Ngọc Thụ

Huế, 2023
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................
PHẦN 1: KHÁI QUÁT MÃ SỐ MÃ VẠCH.............................................................................1
1.1. Lịch sử phát triển mã số mã vạch..........................................................................................1
1.2. Đặc điểm của mã số mã vạch.................................................................................................2
1.3. Phân loại mã số mã vạch........................................................................................................3
PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM..................................4
2.1. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì?........................................................................................4
2.2. Mục đích của truy xuất nguồn gốc thực phẩm..............................................................................5
2.3. Phân loại hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm......................................................................7
2.3.1. Hệ thống truy xuất nguồn gốc nội bộ..........................................................................................................7
2.3.2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc bên ngoài....................................................................................................8
2.4. Các dạng tem truy xuất nguồn gốc...............................................................................................8
2.5. Quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm....................................................................................9
2.6. Tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm.........................................................11
2.6.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất..................................................................................................................11
2.6.2. Đối với người tiêu dùng............................................................................................................................11
2.6.3. Đối với đơn vị quản lí thị trường...............................................................................................................11
PHẦN 3. ỨNG DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC
PHẨM..................................................................................................................................13
3.1. Các nguyên tắc của hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm..................................................13
3.1.1. Nhận diện thực phẩm và kết nối...............................................................................................................13
3.1.2. Ghi lại thông tin.........................................................................................................................................13
3.1.3. Lưu trữ thông tin.......................................................................................................................................14
3.1.4. Thẩm tra hệ thống truy xuất nguồn gốc...................................................................................................15
3.1.5. Truyền và công bố thông tin.....................................................................................................................15
3.1.6. Chọn và bảo quản tài liệu cần thiết...........................................................................................................16
3.2. Ví dụ về ứng dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc của Công ty TNHH Thực Phẩm 3F
Việt..................................................................................................................................................17
KẾT LUẬN...........................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................20
ĐẶT VẤN ĐỀ

Mã số mã vạch đang ngày một được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt
động tại các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Có thể nói, đây là công
nghệ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp hỗ trợ cải thiện, tối ưu hóa các
hoạt động trong doanh nghiệp mình một cách hiệu quả với chi phí đầu tư
tiết kiệm hơn hẳn so với các giải pháp công nghệ khác. Sử dụng mã số
mã vạch trong sản xuất, kinh doanh là một xu hướng tất yếu trong nền
sản xuất công nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay đang trên con đường hội nhập quốc tế và xâm nhập thị trường thế
giới. Do vậy, mã số mã vạch đặc biệt cần thiết cho các doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu.
Các giải pháp mã số mã vạch nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến như:
giải pháp bán lẻ, giải pháp quản lý kho, giải pháp mã vạch trong bệnh
viện, giải pháp mã vạch cho hoạt động mượn - trả sách thư viện,... và
còn rất rất nhiều các giải pháp khác.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh thương mại, hàng hóa Việt
Nam khi ra thế giới đòi hỏi cần phải có xuất xứ rõ ràng hoặc cần phải
truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ
xuất xứ, cũng như các thông tin liên quan tới sản phẩm, đặc biệt là sản
phẩm thực phẩm. Điều này không chỉ tạo được niềm tin của người tiêu
dùng, tăng doanh thu mà còn duy trì uy tín cho doanh nghiệp.
PHẦN 1: KHÁI QUÁT MÃ SỐ MÃ VẠCH

1.1. Lịch sử phát triển mã số mã vạch

Mã số mã vạch được phát minh vào năm 1949 bởi N. Jwod Landa
tại Mỹ. Năm 1960, tiểu bang Sylvania đã áp dụng MSMV vào việc
kiểm soát các toa xe lửa, đáp ứng thời kỳ phát triển của kỹ thuật
điện tử và thông tin. Vào năm 1970, Uỷ ban Thực phẩm Mỹ đã
ứng dụng MSMV đầu tiên vào việc mua bán, phân phối, kiểm tra
hàng hoá thực phẩm: đưa máy scanner và máy thu tiền kết hợp,
giảm thiểu số lượng nhân viên phục vụ bán hàng, đem lại hiệu quả
kinh tế cao do quyết toán nhanh và tránh được sai sót nhầm lẫn.
Như thế, MSMV đã được áp dụng và đạt thành công lớn. Năm
1973 Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ thống nhất thành lập
Hiệp hội UCC (Uniform Code Council) có nhiệm vụ chủ yếu là
cung cấp thông tin và điều lệ của UCC, phổ biến áp dụng MSMV
UCC (Universal Product Code). Cho đến nay, mã UPC được sử
dụng chủ yếu ở Mỹ và Canada. Năm 1974 các nhà sản xuất và
cung cấp hàng hoá của 12 nước châu Âu đã cùng nhau thành lập
hội đồng đặc biệt để nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống
MSMV vật phẩm tiêu chuẩn và thống nhất chung châu Âu. Hệ
thống MSMV của châu Âu gọi là EAN (European Article
Numbering) được thiết lập trên cơ sở của MSMV UPC. Tháng 12-
1977 tổ chức EAN chính thức được thành lập và đặt trụ sở tại Bỉ
và do Bỉ làm tổng thư ký. Mục đích chính của tổ chức EAN là phát
triển MSMV tiêu chuẩn toàn cầu và đa ngành để phân định sản
phẩm, dịch vụ và địa điểm, nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho
thương mại quốc tế. Mục đích của tổ chức được ủng hộ nhanh
chóng và mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu đến các châu lúc khác
như Châu Úc, Châu Á. Đến năm 1992, tổ chức EAN trở thành
EAN – Quốc tế (EAN-International). Hiện nay, EAN quốc tế có
thành viên là các tổ chức EAN của các quốc gia, có nhiệm vụ hỗ

1
trợ và thông tin đầy đủ về MSMV của EAN đến các công ty, xí
nghiệp của các quốc gia thành viên.
1.2. Đặc điểm của mã số mã vạch
Mã số mã vạch vật phẩm là loại ký mã (dấu hiệu) để phân định vật
phẩm. Qua mã số mã vạch và hệ thống máy tính có thể biết được
đặc tính, khối lượng, thể tích, loại bao bì, số lượng hàng hóa. Mã
số mã vạch của hàng hóa gồm hai phần: mã số của hàng hóa và mã
vạch để thể hiện các mã số bằng vạch cho máy scanner đọc. Mã số
là một dãy các con số tự nhiên từ 0 đến 9 được sắp xếp theo quy
luật.

Mã số là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng
hóa được nhận diện bằng một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng
với một loại hàng hóa, dãy số đại diện cho hàng hóa và không liên
quan đến đặc điểm của hàng hóa. Nó không phải số phân loại hay
chất lượng của hàng hóa, trên mã số cũng không có giá cả của
hàng hóa. Mã vạch gồm các vạch sáng tối có độ rộng khác nhau
biểu thị cho các con số của mã số. Mã số mã vạch được in trên
nhãn hiệu ở vị trí góc bên phải và gần cạnh đáy của nhãn hiệu bao
bì, người tiêu dùng có thể dùng truy xuất nguồn gốc hoặc dùng
phân định hàng hóa khi mua mà cho hệ thống máy scanner đọc và
máy tính ghi nhận vào bộ nhớ và sao lục đặc tính quy cách hàng
hóa, giá cả, số lượng nhập, xuất, lưu kho và thời gian tương ứng.

2
1.3. Phân loại mã số mã vạch

3
PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC
PHẨM

2.1. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì?


Những năm qua, Việt Nam đã xảy ra khá nhiều sự cố về an toàn thực
phẩm: sử dụng hàng giả hàng nhái không rõ nguồn gốc sử dụng hóa
chất, lạm dụng chất kháng sinh trong sản xuất thực phẩm hay mới đây là
vụ ngộ độc từ pate Minh Chay gây ra khá nhiều lo ngại cho người tiêu
dùng, bên cạnh đó còn là sự lo ngại về khủng bố sinh học từ thực phẩm,
dịch bệnh từ thực phẩm nên dẫn đến:

Người tiêu dùng


- Lo ngại về an toàn thực phẩm.

- Dùng quyền được sử dụng sản phẩm an toàn và có thông tin nguồn gốc
sản phẩm rõ ràng.

Cơ quan thẩm quyền của các nước nhập khẩu thực phẩm:

- Quy định những yêu cầu và biện pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm
ngặt hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không an
toàn.

- Không cho phép nhập khẩu sản phẩm không an toàn, thậm chí hủy bỏ
khi nhập khẩu.

Các nước xuất khẩu thực phẩm


- Yêu cầu về an toàn thực phẩm của luật pháp và người tiêu dùng.

- Để vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

Các nước xuất khẩu phải thực hiện truy xuất để đảm bảo tuân thủ các
yêu cầu pháp lý của nước nhập khẩu về:
4
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các quy định về nguồn gốc sản phẩm.

- Quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp (Illegal Unreported and
Unregulated fishing, IUU).

Bởi vì những lý do trên nên truy xuất nguồn gốc ra đời và được bắt buộc
áp dụng hầu hết ở các nước.

Vì vậy truy xuất nguồn gốc thực phẩm là phương án cho phép người tiêu
dùng trực tiếp dễ dàng thu thập thông tin ngược dòng từ sản phẩm cuối
cùng về nơi sản xuất ban đầu. Giúp người tiêu dùng nhận được thông tin
xác thực về sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế
biến và phân phối. Tại nhiều quốc gia, truy xuất nguồn gốc là bắt buộc
đối với thực phẩm. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc mới được quan
tâm trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi có chủ trương thực hiện
dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản , rau củ quả, thịt heo…

2.2. Mục đích của truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Hệ thống truy xuất nguồn gốc là hệ thống chuẩn bị cho những sự cố và
sự không tuân thủ liên quan đến an toàn thực phẩm. Hệ thống này cũng
cho phép xác minh tính chính xác, trong trường hợp độ tin cậy của thông
tin chứa trên nhãn hoặc phần tương tự có nguy cơ. Nó không phải là một
5
biện pháp trực tiếp để đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng rất hữu ích
trong việc có được sự tin tưởng của người tiêu dùng và nhà kinh doanh
thực phẩm có liên quan. Khi thiết lập và áp dụng các hệ thống truy xuất
nguồn gốc thực phẩm, cần phải làm rõ các mục tiêu cần đạt được. Sau
đây là các mục tiêu chung của hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm:

Góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm


Trong trường hợp có sự cố về mất an toàn thực phẩm hoặc sự không
tuân thủ về an toàn thực phẩm, hệ thống truy xuất nguồn gốc cho phép
truy xuất ngược lại xuyên suốt chuỗi thực phẩm kịp thời và dễ dàng để
tìm kiếm nguyên nhân của nó. Nếu đã có sẵn hệ thống giám sát dữ liệu
liên quan đến an toàn thực phẩm, việc điều tra về nguyên nhân của vấn
đề sẽ dễ dàng hơn.

Để thu hồi và triệu hồi các loại thực phẩm có vấn đề một cách chính xác
và nhanh chóng, hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể thu hẹp việc tìm
kiếm các loại thực phẩm nói trên cũng như xác định điểm đến của
chúng. Nếu các hồ sơ thông tin lịch sử thực phẩm được lưu trữ, hệ thống
truy xuất nguồn gốc giúp việc thu thập dữ liệu về các tác động tức thời
và lâu dài lên sức khỏe con người từ lịch sử thực phẩm một cách dễ dàng
hơn. Nó cũng giúp trong việc phát triển các biện pháp quản lý rủi ro.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp làm rõ trách nhiệm của người kinh
doanh thực phẩm. Các vấn đề trên cho phép giảm thiểu thiệt hại cho
người tiêu dùng và thiệt hại kinh tế cho toàn bộ chuỗi thực phẩm.

Tăng độ tin cậy của thông tin


Hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo sự minh bạch của tuyến phân
phối. Hệ thống có thể cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và khách
hàng, chính phủ và các cơ quan thẩm quyền địa phương một cách kịp
thời và chủ động.

Hệ thống này cho phép việc xác minh tính đúng đắn trong ghi nhãn bằng
cách đảm bảo một hệ thống so sánh giữa thực phẩm và ghi chép của nó,
đóng góp vào sự phát triển của thương mại công bằng. Đặc biệt, người
6
tiêu dùng có thể nhận được ghi nhãn thực phẩm đáng tin cậy, cũng như
thông tin về thực phẩm và các nhà cung cấp của nó. Ngoài ra, họ có thể
sử dụng thông tin này trong việc mua, lưu trữ và quản lý các sản phẩm
thực phẩm. Và nếu thông tin thích hợp được cung cấp, họ có thể thực
hiện các bước để ngăn chặn rủi ro của mình. Chính phủ và các cơ quan
thẩm quyền địa phương cũng có thể có được thông tin chính xác. Họ có
thể sử dụng nó trong những hành động ở trường hợp khẩn cấp, cũng như
sử dụng nó trong việc quản lý rủi ro. Điều này cho phép các nhà kinh
doanh thực phẩm đảm bảo độ tin cậy cho các sản phẩm thực phẩm của
họ.

Góp phần năng cao hiệu quả kinh doanh


Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho phép quản lý hàng tồn kho và chất
lượng một cách hiệu quả bằng cách quản lý các sản phẩm thực phẩm với
ID xác định, và bằng cách lưu trữ và trao đổi thông tin về nguồn gốc và
tính chất của sản phẩm. Điều này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí và cải
thiện chất lượng.

Trong hầu hết các trường hợp, cả ba mục ở trên sẽ được đặt ra đồng thời
nhưng mức độ ưu tiên có thể khác nhau tùy theo đặc tính sản phẩm, tình
trạng của chuỗi thực phẩm và yêu cầu của người tiêu dùng. Khi xây
dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc, tổ chức có liên quan phải xác
định mục tiêu trọng tâm.

2.3. Phân loại hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Có 2 loại hệ thống truy xuất nguồn gốc chính: nội bộ và bên ngoài

2.3.1. Hệ thống truy xuất nguồn gốc nội bộ


Hệ thống truy xuất nguồn gốc nội bộ cho phép truy xuất những gì diễn
ra với một sản phẩm bên trong nhà máy sản xuất thực phẩm. Truy xuất
nguồn gốc nội bộ diễn ra khi nhận được thông tin sản phẩm bị sự cố, sau
đó lô sản phẩm có sự cố được xác định và tiến hành thu hồi nhằm giảm
sự ảnh hưởng và bảo vệ người tiêu dùng, từ đó thực hiện giám sát và cải
tiến hệ thống nhằm tránh sự cố lại tiếp tục xảy ra sau này.
7
2.3.2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc bên ngoài
Hệ thống truy xuất nguồn gốc bên ngoài là hệ thống truy xuất theo chuỗi
cung ứng gồm các liên kết về sản phẩm và thông tin vận chuyển giữa
các bên tham gia. Nó tập trung vào các dữ liệu chuyển đi. Mỗi lô có một
mã số nhận diện duy nhất và được tư liệu hóa chính xác, mã số nhận
diện phải được kết nối với nhau và được thể hiện trên hàng hóa cùng các
tài liệu liên quan.

Ví dụ: Biểu bảng


- Các biểu bảng thường được dùng để ghi chép những thông số quan
trọng trong từng công đoạn sản xuất. Các biểu bảng này thường
được lấy từ các biểu mẫu giám sát chương trình HACCP của nhà
máy. Qua mỗi công đoạn trong quy trình thì người điều hành có
trách nhiệm ghi lại những thông tin về lô nguyên liệu nhập vào,
các thông tin cần thiết trong quá trình chế biến và chuyển sang các
công đoạn tiếp theo cho đến khi ra được sản phẩm hoàn chỉnh.

2.4. Các dạng tem truy xuất nguồn gốc


- Mã vạch mã số

- QR Code

- Chíp điện từ

8
2.5. Quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm

9
– Bước 1: Tiến hành khảo sát về quy trình sản xuất sản phẩm từ trang
trại đến khi sản phẩm ra thị trường.
– Bước 2: Lên quy trình thực hiện truy xuất nguồn gốc sao cho phù hợp
với quy trình hoạt động và các quy chuẩn của doanh nghiệp. Để khi truy
xuất, người tiêu biết được từng công đoạn của quá trình hình thành sản
phẩm.
– Bước 3: Xây dựng biểu mẫu nhập thông tin sản xuất, nguyên liệu,
phân bón, thuốc trừ sâu… Dựa vào biểu mẫu này, nhà cung cấp sẽ xây
dựng sao cho phù hợp với đặc thù sản phẩm của mỗi mỗi khách hàng
doanh nghiệp.
– Bước 4: Thiết lập hệ thống phần mềm theo đúng yêu cầu của mỗi
doanh nghiệp, để người dùng dễ thực hiện đồng thời thể hiện đầy đủ
thông tin mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng.
– Bước 5: Đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc,
các quy chuẩn về nhập liệu thời gian thực giúp người dùng có thể dễ
dàng tiếp cận cũng như sử dụng khi truy xuất nguồn gốc.
– Bước 6: nhà cung cấp triển khai phần mềm sử dụng thực tế, bảo hành
và hỗ trợ trọn đời sử dụng.
2.6. Tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm

2.6.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất


10
– Bảo vệ sản phẩm khỏi những kẻ xấu muốn làm giả hàng hóa và sao
chép thương hiệu.
– Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm và quản lý doanh số bán hàng
chính xác, nhanh chóng.
– Tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng khiến họ luôn chọn mua
sản phẩm của mình khi có nhu cầu.
2.6.2. Đối với người tiêu dùng
– Xác thực thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất một cách
nhanh chóng, chi tiết và chính xác nhất.
– Mua được sản phẩm thật, chính hãng với chất lượng được đảm bảo và
giá thành cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.
2.6.3. Đối với đơn vị quản lí thị trường
– Tiết kiệm chi phí và công sức trong việc chống hàng giả, hàng nhái,
hàng không rõ nguồn gốc và xuất xứ.
– Nhanh chóng phát hiện những loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
– Giảm nhẹ khâu kiểm định chất lượng hàng hóa đầu vào trên thị trường,
giảm thiệt hại cho xã hội về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng.

11
PHẦN 3. ỨNG DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG TRUY XUẤT
NGUỒN GỐC THỰC PHẨM

3.1. Các nguyên tắc của hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Bốn nguyên tắc truy xuất nguồn gốc chính là:
- Nhận diện duy nhất của sản phẩm, đơn vị hậu cần và các địa điểm.
- Thu thập dữ liệu và ghi hồ sơ dữ liệu truy xuất nguồn gốc.
- Quản lý liên kết và lấy/tra cứu (retrieval) dữ liệu truy xuất nguồn gốc. -
Trao đổi thông tin truy xuất nguồn gốc.

3.1.1. Nhận diện thực phẩm và kết nối


Các nhà kinh doanh thực phẩm ở từng giai đoạn của chuỗi thực phẩm ít
nhất nên thiết lập một quy tắc để nhận diện thực phẩm (sản phẩm và
nguyên liệu), các nhà cung cấp, người mua nó và kết nối với nhau trước.
Đối với xử lý thực phẩm, cần thiết phải nhận diện các thực phẩm, giữ và
lưu trữ các hồ sơ liên kết theo quy tắc.

3.1.2. Ghi lại thông tin


Đối với các thông tin ghi lại trong hệ thống truy xuất nguồn gốc, có
những thông tin cần thiết để đảm bảo truy xuất nguồn gốc và những
thông tin bổ sung cần thiết khác tùy thuộc vào mục tiêu.

12
Các thông tin cần thiết trong việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc bao gồm
các hồ sơ liên kết và kết nối đảm bảo truy xuất nguồn gốc “một bước
trước - một bước sau”, truy xuất nguồn gốc nội bộ (hồ sơ liên quan đến
nguyên tắc 4, 5 và 6), các nhà kinh doanh xử lý các sản phẩm thực phẩm
có liên quan, ngày và thời gian các sản phẩm thực phẩm đã được xử lý,
vị trí nơi các sản phẩm thực phẩm đã được xử lý,... bao gồm cả thông tin
về khối lượng và hồ sơ số lượng cần thiết cho việc xác minh tổng số
lượng sản phẩm.

Thông tin bổ sung là thông tin cần thiết tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra
như là lịch sử quá trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tình trạng quản lý
chất lượng mà mỗi nhà kinh doanh thực phẩm ghi hồ sơ trong quá trình
sản xuất, chế biến và phân phối,... Ngoài ra thông tin lịch sử ở từng giai
đoạn của các đơn vị truy xuất thực phẩm liên quan có thể được thẩm tra.
Khi xem xét những loại thông tin để ghi lại, các nhà kinh doanh nên đưa
ra quyết định dựa trên mục đích của hệ thống truy xuất nguồn gốc và
xem xét các hiệu quả và chi phí cần thiết.

Quyết định về thông tin cần ghi lại nên được xem xét dựa trên nhu cầu
của từng 52

hệ thống quản lý, đặc biệt là các hồ sơ sản xuất, vệ sinh môi trường và
tình trạng quản lý chất lượng. Trong các loại thông tin nêu trên, có thông
tin thu được từ nhà kinh doanh thực phẩm trước đó và sau đó, cũng có
các thông tin tạo ra tại nhà kinh doanh thực phẩm đó. Đối với thông tin
thu được từ các nhà kinh doanh khác, nên thiết lập thỏa thuận với họ về
những thông tin sẽ nhận và ghi lại.

3.1.3. Lưu trữ thông tin


Các tổ chức liên quan nên thiết lập thời gian và phương pháp lưu trữ của
các thông tin ghi lại, cần lưu ý các điểm sau: mục tiêu đặt ra cho áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc, bản chất của sản xuất, chế biến và phân
phối sản phẩm thực phẩm có liên quan. Dữ liệu cần được tổ chức để nó
có thể dễ dàng lấy ra khi truyền thông tin, công khai thông tin cho cộng
đồng và khi thẩm định nội bộ.

13
3.1.4. Thẩm tra hệ thống truy xuất nguồn gốc
Trong nhiều trường hợp, một trong những mục tiêu của một hệ thống
truy xuất nguồn gốc là cải thiện độ tin cậy của thông tin. Vì vậy, có một
hệ thống để thẩm định hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện có là vô cùng
quan trọng.

1. Giám sát
Giám sát được tiến hành hàng ngày để kiểm tra xem công việc và các
thứ liên quan có được tiến hành theo thủ tục thiết lập khi xây dựng hệ
thống truy xuất nguồn gốc. Nên thiết lập một lịch trình giám sát: khi nào
(tần suất), ai, cái gì, kiểm tra được tiến hành như thế nào.

2. Thẩm định nội bộ


Thẩm định nội bộ được thực hiện trong việc đảm bảo độ tin cậy của hệ
thống truy xuất nguồn gốc và để đánh giá xem hệ thống truy xuất nguồn
gốc có làm tăng hiệu quả của nó đối với các mục tiêu thiết lập.

Giám sát được thực hiện hàng ngày còn thẩm định nội bộ được thực hiện
theo thời gian và tần suất thiết lập cố định. Báo cáo kết quả của việc
giám sát sẽ được sử dụng làm tư liệu cho thẩm định nội bộ.

3.1.5. Truyền và công bố thông tin


1. Truyền thông tin giữa các nhà kinh doanh thực phẩm
Tổ chức liên quan nên thiết lập một hệ thống để truyền tải thông tin giữa
các nhà kinh doanh thực phẩm. Thông tin truyền cơ bản nhất là mã ID
của thực phẩm dịch chuyển giữa các nhà kinh doanh, ngày dịch chuyển,
tên của nhà cung cấp và người mua. Các thông tin trên cần thiết cho quá
trình truy xuất nguồn gốc “một bước trước - một bước sau”. Thông tin
có thể được truyền cùng với các sản phẩm thực tế bằng nhãn hoặc hoá
đơn.

Đối với các thông tin bổ sung khác, có thể truyền các thông tin cần thiết
theo các mục tiêu của hệ thống truy xuất nguồn gốc. Các nhà kinh doanh
14
thực phẩm nên quyết định trước những thông tin cần truyền đi trong
trường hợp nào; khi nào (hàng ngày, theo yêu cầu của người tiêu dùng,
khi sự cố mất an toàn thực phẩm xảy ra,...), đến giai đoạn hay khâu nào
và bằng phương tiện gì. Không cần thiết phải công bố, tiết lộ tất cả các
thông tin (thông tin không cần cho truy xuất nguồn gốc thực phẩm).

2. Cung cấp thông tin cho nhà nước và các cơ quan thẩm quyền
Khi xảy ra sự cố an toàn thực phẩm hay các vấn đề ghi nhãn hoặc khi
nhà nước và các cơ quan thẩm quyền yêu cầu các nhà kinh doanh thực
phẩm cung cấp thông tin theo pháp luật. Các nhà kinh doanh có thể cung
cấp thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách tham khảo
các hồ sơ xử lý và dịch chuyển thực phẩm. Đối với những trường hợp
khẩn cấp, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước và các cơ
quan thẩm quyền trong việc đưa ra những biện pháp cần thiết trong
chuỗi thực phẩm.

3. Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng


Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp thông tin về
hệ thống truy xuất nguồn gốc, chỉ rõ ID trên sản phẩm và các thông tin
yêu cầu tương tự, hoặc cung cấp thông tin lịch sử đáp ứng các mục tiêu.

3.1.6. Chọn và bảo quản tài liệu cần thiết


Điều quan trọng là xác định các tài liệu cần thiết trong việc thực hiện hệ
thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm và duy trì các tài liệu này. Đặc
biệt, các quy tắc và phương pháp xác định trước khi vận hành hệ thống
truy xuất nguồn gốc thực phẩm phải được lưu hồ sơ như một kế hoạch
truy xuất nguồn gốc hoặc như một hướng dẫn thủ tục. Những tài liệu
trên phải bao bao gồm:

- Các giai đoạn trong chuỗi thực phẩm.

- Công việc và quy trình đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

- Kết quả thẩm tra, chẳng hạn như thẩm định nội bộ.

15
- Các biện pháp phải thực hiện khi phát hiện có sự không phù hợp liên
quan đến các hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

- Trách nhiệm trong quản lý dữ liệu.

- Thời gian lưu trữ tài liệu.

3.2. Ví dụ về ứng dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc của
Công ty TNHH Thực Phẩm 3F Việt
Mã số truy xuất nguồn gốc (QR Code) gồm 15 chữ số lập thành 1 dãy số có dạng
như sau:

1 chữ số: Hình thức bảo quản (1: làm mát hay 2: cấp đông)

3 chữ số: Tên SKU

1 chữ số: Ca sản xuất (ca 1, ca 2, ca 3)

2 chữa số: Ngày sản xuất (01, 02, 03, …30, 31)

2 chữ số: Tháng sản xuất (01, 02, 03, …12)

2 chữ số: Năm sản xuất (2 chữ số cuối của năm: 18, 19…)

1 chữ số: Mã số nhà máy giết mổ (xem mục a)

2 chữa số: Mã số trại gà thịt (xem mục b)

1 chữ số: Mã số nhà máy ấp (xem mục c)

Ví dụ:

16
Mã truy xuất: 441718071310891
Nhà máy ấp (4) Nhà máy ấp Xuân Lộc, ấp 2, xã Xuân
Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Trại gà (41) Địa chỉ: Nguyễn Tuấn Hùng, ấp Bưng
Thuộc, xã Long Nguyên, huyện Bàu
Bàng, Bình Dương.
Nhà máy giết mổ Nhà máy sản xuất đóng gói 3F Viet
(7) Food, ấp Kiến An, xã An Lập, huyện
Dầu Tiếng, Bình Dương
Năm-tháng-ngày 13/07/2018
(in date)
Ca (1) Ca ngày
Tên SKU (089) File ức có da
Hình thức bảo Cấp đông
quản (1)

17
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh vấn đề an toàn thực phẩm đang được cả xã hội quan tâm
như hiện nay, các doanh nghiệp cần trang bị cho mình một hệ thống truy
xuất nguồn gốc. Một hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp không chỉ
giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản
xuất, quản lý chất lượng mà từ đó tăng hiệu quả cạnh tranh, thu hút đối
tác và khách hàng đặt niềm tin vào sản phẩm của công ty từ đó nâng cao
thương hiệu và uy tín của công ty.

Đặc thù quy mô sản xuất ở nước ta chủ yếu là các cơ sở sản xuất với quy
mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn nhưng điều kiện cơ sở vật chất, con
người còn chưa đáp ứng đủ để triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc
tại cơ sở. Điều này đặt ra khó khăn cho các cơ sở, doanh nghiệp không
có đủ nguồn nhân lực, tài chính.

Tỷ lệ người tiêu dùng quan tâm đến việc sử dụng mã số mã vạch truy
xuất nguồn gốc để tra cứu thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn
chưa nhiều. Điều này đặt ra vấn đề tuyên truyền và quảng bá cần được
đẩy mạnh để người tiêu dùng có thể tiếp cận với truy xuất nguồn gốc, sử
dụng dễ dàng hơn, giúp người tiêu dùng nắm bắt được rõ thông tin sản
phẩm nhằm nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của
công ty trên thị trường.

18
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình bao gói thực phẩm


2. Mai Thị Tuyết Nga, 2016, Giáo trình truy xuất nguồn gốc thủy
sản, nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Mai Thị Tuyết Nga, Bài giảng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông
nghiệp, Trường Đại học Nha Trang.
4. Bùi Thị Thanh Hiền, 2019, Bài giảng truy xuất nguồn gốc thực
phẩm, Trường Đại học Nha Trang.
5. Hướng dẫn đảm bảo chất lượng mã vạch trên sản phẩm, 1998, Tổ
chức mã số mã vạch Việt Nam.
6. https://3fviet.com/truyxuatnguongoc
7. KLTN-Tuấn-Tài-50A-OK.pdf

You might also like