You are on page 1of 2

phát triển trí thông minh nội tâm

A – Trí thông minh nội tâm là gì?


Người có trí thông minh nội tâm cao là người có khả năng hiểu được bản thân cần gì, muốn gì. Đây là một
người có xu hướng hướng nội, thích làm việc một mình.
Nếu bạn mạnh về trí thông minh nội tâm, bạn luôn sống hạnh phúc. Bạn biết mình muốn gì, ghét gì. Bạn
biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Và luôn sống hòa hợp với nó.

B – Đặc điểm của người có trí thông minh nội tâm cao
– Thường dành thời gian một mình để nghiền ngẫm và suy tưởng về những vấn đề quan trọng
– Thường xuyên tham gia vào các cuộc hội thảo để hiểu rõ hơn về bản thân
– Có chính kiến độc lập khác với đám đông. Đôi khi tôi còn bị cho là lập dị
– Thường xuyên xem xét lại bản thân xem đã sống hòa hợp với giá trị sống của mình chưa
– Thường không tiết lộ những điều bí mật của bản thân
– Nhìn nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
– Có ý trí độc lập và mạnh mẽ
– Ghi lại những diễn biến tâm lý của bản thân
– Thích làm chủ thay vì làm theo người khác
– Thích ở nhà vào cuối tuần trong một ngôi nhà nhỏ yên tĩnh vào cuối tuần thay vì đi nghỉ ở đô thị ồn ào
– Có thể diễn giải nôi tâm của mình thông xuốt với người khác
– Thích đọc sách về tâm lý và nghiên cứu về tâm lý
– Thích sống với những triết lý sống đã được kiểm chứng
– Thường hồi tưởng lại những điều mình nói và đánh giá chúng để lần sau làm tốt hơn
– Khi tham gia các khóa học, họ thường thầm nhận xét và so sánh với những chính kiến của mình để tìm ra
điểm khác biệt và điểm chung.

C – Cách phát triển trí thông minh nội tâm


1. Tham gia tư vấn cá nhân hoặc tư vấn tâm lý với tư cách là khách hàng.
2. Nghiên cứu sơ đồ cá nhân trong tâm lý học phương Tây hoặc Triết học phương Đông.
3. Học thiền.
4. Nghe hoặc xem các đoạn băng về các bài phát biểu khuyến khích động cơ phát triển.
5. Tự viết tiểu sử của mình.
6. Tự tạo ra các thói quen, tập tục riêng của mình.
7. Đọc các quyển sách tự giúp đỡ mình.
8. Tự tạo ra một nơi yên tĩnh trong nhà để tự ngẫm mình.
9. Tự dạy mình những điều mới như 1 kỹ năng, ngôn ngữ hoặc 1 phần kiến thức về lĩnh vực mà bạn quan
tâm.
10. Tự kinh doanh.
11. Tự tạo nên 1 mối quan tâm hoặc trò giải trí để cách ly bạn với đám đông.
12. Tham gia lớp học để phát triển tính tự tin.
13. Tham gia trắc nghiệm được thiết kế riêng để xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong 1 số lĩnh
vực nào đó.
14. Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho mình để tuân theo.
15. Tham gia các khóa hội thảo dạy cách để tự tìm hiểu về chính mình (ví dụ: tổng hợp tâm lý, phân tích
thời kỳ chuyển giao, kịch tính tâm lý, phân tích cử chỉ hoặc về các trường phái tư duy tâm lý khác…).
16. Duy trì hàng ngày cách ứng xử để tăng cường tính tự trọng, tự tin (ví dụ: suy nghĩ tích cực, khẳng định
thành công…).
17. Tham gia các buổi tán gẫu theo sở thích của mình.
18. Làm 1 việc gì đó bạn cảm thấy dễ chịu ít nhất 1 lần trong ngày.
19. Tìm hiều xem huyền thoại cá nhân của mình là gì và làm cho nó sống (tồn tại) trên thế giới này.
20. Luôn mang trong mình 1 chiếc gương nhỏ để tự ngắm mình khi có sự thay đổi về tâm trạng hoặc cách
suy nghĩ khác.
21. Mỗi buổi chiều để ra khoảng 10 phút để xem lại các cảm giác và suy nghĩ mà mình có trong ngày.
22. Dành thời gian để tiếp xúc với những người có tư duy khỏe mạnh, sáng suốt về bản thân

You might also like