You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC THỂ THAO

MÔN: TIẾP THỊ SỰ KIỆN

MÃ MÔN: D03065

NHÓM: 03

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: VĂN HỮU HIẾU.

MSSV: D2200160

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH

Phân tích SWOT của Thế vận hội Olympic.

1. Strenghs (Điểm mạnh):

- Có lịch sử lâu đời nhất:

- Mang tầm ảnh hưởng toàn cầu: Thế vận hội Olympic là sự kiện thể thao lớn nhất và có
tầm ảnh hưởng toàn cầu. Nó thu hút hàng tỷ người xem trên toàn thế giới. Đặc biệt là Thế
vận hội Olympic mùa Hè còn với mùa Đông thì số lượng có thể ít hơn.

- Kỷ lục thể thao: Olympic là nơi có các vận động viên xuất sắc có thể thi đấu và lặp các
kỷ lục thể thao cao. Điều này nâng tầm vị thế của Thế vận hội Olympic nói chung và các
nước tham gia lập kỷ lục nói riêng. Ngoài ra, việc lập các kỷ lục còn tăng cường hình ảnh
của các nước tham gia.

- Việc tuyển chọn các Vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic gắt gao: Các vận
động viên muốn được tham gia được Thế vận hội Olymic cần phải trải qua nhiều cuộc thi
và cuộc tuyển chọn khó khăn thì mới có được cơ hội tham gia. Việc này cho thấy vị thế
của Thế vận hội Olympic luôn là nơi uy tín hàng đầu về các trận đấu, được nhiều người
biết đến khi nhắc tới.

- Cơ sở hạ tầng luôn được đầu tư mạnh mẽ: Các quốc gia được chọn là nơi đăng cai luôn
là các nước lớn mạnh, có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: sân vận động, khu nghỉ ngơi
cho VĐV, HLV, BTC,…Hệ thống giao thông thuận tiện, tình hình chính trị - văn hóa –
kinh tế - xã hội ổn định, không xảy ra các hiện tượng khủng bố, bạo loạn chính trị, tranh
chấp chính quyền. Ngoài ra, qua việc đăng cai tổ chức có thể giúp phát triển thêm về cở
sở hạ tầng lớn và tang cường phát triển kinh tế.

- Giao lưu văn hóa; Việc đăng cai tổ chức, các quốc gia tham gia thi đấu, người đến xem
có thêm nhiều cơ hội giao lưu văn hóa của từng quốc gia. Điều này tạo ra môi trường đa
văn hóa, trải nghiệm them về văn hóa, ẩm thực,… và hợp tác giữa các quốc gia.

2. Weaknesses (Điểm yếu)

- Chi phí cao: Việc tổ chức một kỳ Thế vận hội Olympic đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn,
Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức các sự kiện có thế gây áp lực tài chính lên
quốc gia đăng cai và có thể dẫn đến thiêu hụt nguồn lực cho các lĩnh vực khác.

- Tiêu cực với môi trường: Để tổ chức một Thế vận hội cần sử dụng nhiều năng lượng vì
vậy gây hao phí một nguồn năng lượng cả nhân tạo và tự nhiên, Gây ra tổn hại lớn đến
nguồn năng lượng của đất nước đăng cai. Ngoài ra, trong một kỳ Thế vận Hội Olympic
lượng rác rải tăng lên với số lượng rất lớn từ đó dẫn đến việc xử lý rác thải cũng gây khó
khăn và tác động xấu đến bầu không khí. Lượng chất thải không khí từ các phương tiện
di chuyển tăng lên khó có thế kiểm soát và xử lý.

3. Opportunities (Cơ hội)

- Phát triển du lịch: Thế vận hội Olympic thu hút lượng khách du lịch quốc tế lớn, tạo ra
cơ hội phát triển ngành du lịch và tang cường thu nhập quốc tế.

- Quảng bá văn hóa nước nhà: Khi lượng khách tham gia vào xem các trận đấu trong Thế
vận hội Olympic có thể sẽ trải nghiệm các văn hóa, lễ hội,… để từ đó có thể giúp người
du khách quốc tế hiểu hơn về bản sắc văn hóa – xã hội của đất nước đăng cai.

- Lượng sản phẩm của đất nước đăng cai được tiêu thu với một lượng lớn, từ đó kinh tế
của nước đăng cai được tăng lên.

- Tăng cường hợp tác quốc tế: Đây là nơi gia tăng thêm cơ hội để các quốc khác có thể
hợp tác và giao luu với nhau. Nó có thể tạo ra các liên kết quốc tế và thúc đẩy các hoạt
động hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tăng cường thể thao và sức khỏe: Thế vận hội Olympic có thể tạo ra cơ hội để tăng
cường thể thao và sức khỏe trong cộng đồng. Qua đó có thể tuyên truyền và khuyến khích
người dân tập thể dục thể thao, tạo ra những đổi mới trong lĩnh vực thể thao và y tế.

4. Theats (Thách thức):


- Quản lý rủi ro an ninh: Thế vận hội Olympic có thể là mục tiêu của các hoạt động
khủng bố hoặc tình huống an ninh phức tạp. Điều này đòi hỏi các biện pháp an ninh chặt
chẽ và quản lý rủi ro hiệu quả.

- Cạnh tranh và tham gia chính trị: Việc đăng cai Olympic có thể gặp cạnh tranh từ các
quốc gia khác và có thể trở thành một lĩnh vực thể hiện sức mạnh chính trị. Điều này có
thể đe dọa tính công bằng và đồng nhất của sự kiện.

- Tác động của dịch bệnh: Như chúng ta đã thấy trong cuộc khủng hoảng COVID-19,
dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức và tham gia vào thế vận hội
Olympic. Nó có thể gây ra hủy bỏ hoặc giới hạn các hoạt động, ảnh hưởng đến kế hoạch
và tài chính.

- Căng thẳng tài chính: Tổ chức một kỳ thế vận hội Olympic đòi hỏi đầu tư tài chính lớn
và có thể tạo ra áp lực tài chính lên quốc gia chủ nhà. Nếu không quản lý tài chính hiệu
quả, nó có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

You might also like